Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.66 KB, 3 trang )

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính hàng đầu trong nền
kinh tế quốc dân. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng
thương mại. Dư nợ tín dụng thường chiếm trên 50% tổng tài sản của ngân
hàng thương mại và thu nhập từ tín dụng thường chiếm từ 50% - 70% tổng
thu nhập của ngân hàng thương mại. Theo đó, rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng cũng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng.
Để kiểm sốt có hiệu quả rủi ro tín dụng, Hiệp định Basel II về đảm bảo
an toàn cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại đòi hỏi các ngân hàng
thương mại phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ.
Nhận thức được vai trò quan trọng trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng
cũng như vai trị của cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại
ngân hàng, để hoạt động quản trị điều hành của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam tiến dần tới chuẩn mực quốc tế, đồng thời thực hiện chỉ đạo
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/4/2005 về việc yêu cầu các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải
có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Ban Lãnh đạo Ngân hàng đã yêu cầu
các bộ phận có liên quan tại ngân hàng nghiên cứu, xây dựng hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ. Sau một thời gian nghiên cứu, xây dựng và trên cơ sở
tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tháng 11 năm 2006,
được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV là ngân hàng
thương mại tại Việt Nam tiên phong áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ.
Đến năm 2008, cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV đã
hoạt động được trên hai năm, có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động tín
dụng, cũng như cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên,
hiện nay, cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV đã bộc lộ một
số hạn chế nhất định.
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao cơng tác quản lý rủi ro tín dụng theo
chuẩn mực quốc tế, và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát



triển Việt Nam, đề tài “ Hồn thiện cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nhằm
tăng cường tính khoa học và thực tiễn trong cơng tác xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và
cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
- Phân tích đánh giá, cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2008.
- Đề xuất giải pháp để hồn thiện cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong trường hợp này là những tổ chức vay
vốn tại Ngân hàng thương mại, không bao gồm các định chế tài chính và
các tổ chức kinh tế khác.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề
tài: phương pháp thống kê, điều tra, chọn mẫu, phân tích, tổng hợp và
phương pháp chuyên gia.
5. Kết cấu của đề tài
Ngồi Lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay
vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2008.



Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay
vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam



×