Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của tập đoàn hazama ando văn phòng đại diện tại hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.06 KB, 6 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung cơ bản của luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư của Tập
đồn Hazama Ando - Văn phịng đại diện tại Hà Nội” gồm có 4 chương:
- Chương I: Tổng quan nghiên cứu
- Chương II: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư
- Chương III: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư của Tập đoàn Hazama
Ando- Văn phòng đại diện tại Hà Nội
- Chương IV: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư của Tập
đoàn Hazama Ando - Văn phịng đại diện tại Hà Nội.
Tồn luận văn đã thể hiện được đầy đủ nội dung của đề tài nghiên cứu. Bước đầu từ
tổng quan nghiên cứu đề tài, về lý do chọn đề tài, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
phương pháp, mục đích nghiên cứu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài đó là
công tác quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi của Tập đồn Hazama Ando - Văn
phịng đại diện tại Hà Nội. Để có được số liệu phân tích và các thơng tin liên quan đến đề
tài, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, sau đó bằng cách
so sánh, phân tích tổng hợp, suy luận để đưa ra những dữ liệu, thơng tin cho đề tài của
mình.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi nói
riêng đang đóng vai trị ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Việc
quản lý dự án để đảm bảo có thể đạt được các mục tiêu dự án đã đề ra cũng ngày càng
được quan tâm và chú ý hơn. Đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với những đặc
điểm riêng như thời gian thực hiện tương đối dài, quy mơ đầu tư lớn, có sự tham gia của
nhiều chủ thể trong quá trình thực hiện dự án… nên vấn đề quản lý dự án càng quan
trọng và cần thiết hơn, cần được tinh chỉnh từng bước và coi trọng từ những bước ban
đầu. Quá trình quản lý dự án là quá trình quản lý mọi lĩnh vực của một dự án đặc biệt là 3
lĩnh vực chính: thời gian thực hiện, chi phí thực hiện và chất lượng của dự án. Việc quản
lý dự án để đảm bảo thời gian thực hiện đúng tiến độ, trong phạm vi chi phí cho phép và


đạt yêu cầu về chất lượng là mục tiêu mà bất cứ dự án nào cũng đặt ra. Đặc biệt đối với
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong trường hợp phải điều chỉnh dự án, phải lựa chọn


đánh đổi giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và chất lượng thì thời gian và chất lượng
thường sẽ được ưu tiên, sau đó mới đến chi phí.
Mơ hình quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được áp dụng hiện nay là
mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Chủ đầu tư có thể thông qua việc ký hợp
đồng với các nhà thầu về xây dựng, tư vấn giám sát, cung cấp lắp đặt thiết bị… để thực
hiện dự án và trực tiếp giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện này để đảm bảo dự án được
triển khai đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn chất lượng và nằm trong kế hoạch chi phí cho
phép.
Nội dung quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi gồm có: Quản lý phạm vi dự án,
Quản lý thời gian thực hiện dự án, Quản lý chi phí dự án, Quản lý chất lượng dự án,
Quản lý đấu thầu và một số nội dung khác. Quá trình quản lý dự án là việc quản lý đầy đủ
những nội dung trên, chỉ khi những nội dung trên được quản lý tốt, đạt hiệu quả tốt thì
một dự án mới được coi là quản lý tốt.
Các công cụ thường được sử dụng trong quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngồi có thể kể đến: các tuyên ngôn dự án; các chủ trương và nội dung đầu tư; ước lượng
chi phí, dự tốn; các bộ tiêu chuẩn chất lượng, các phần mềm chuyên dụng và các công
cụ quản lý thời gian như biểu đồ Gantt, sơ đồ mạng…
Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là thành công khi đảm bảo đúng tiến
độ, trong phạm vi ngân sách được duyệt, chất lượng đạt tiêu chuẩn, thêm vào đó là sử
dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Tuy nhiên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công của một dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhân tố khách quan có thể kể đến
như thủ tục hành chính, cấp giấy phép đầu tư, chính sách tiền tệ và những quy định về
ngoại hối, hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài,
thực trạng cơ sở hạ tầng…Trong khí đó, những nhân tố chủ quan chủ yếu đến từ trình độ
của cán bộ quản lý dự án, mơ hình quản lý, cơng cụ quản lý và việc xử lý các thông tin
liên quan đến dự án.


Tập đoàn Hazama Ando được ra đời từ năm 1873 thơng qua việc sát nhập của hai
tập đồn lớn là Tập đoàn Hazama và Tập đoàn Ando tại Nhật Bản. Với bề dày lịch sử

trong lĩnh vực công nghệ xây dựng hàng đầu Nhật Bản, Tập đoàn Hazama Ando đang
ngày càng lớn mạnh và vươn ra tầm thế giới. Tập đồn Hazama Ando có trụ sở chính và
11 chi nhánh lớn ở Nhật Bản, Văn phòng đại diện được mở ở hầu hết các nước Đông
Nam Á và một số nước như Nepan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Mỹ,…
Năm 1994 Văn phịng đại diện của Tập đồn Hazama Ando tại Hà Nội được thành
lập đánh dấu bằng dự án Cải tạo Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, là dự án đầu tiên của
Tập đoàn tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Qua hơn 20 năm phát triển, đến nay VPDD
Hazama Ando tại Hà Nội đã thực hiện hàng chục dự án đầu tư xây dựng nhà máy tại các
khu công nghiệp sản xuất với đặc điểm quy mô lớn hàng chục nghìn m2, thời gian thực
hiện từ 6 tháng đến 1 năm. Các dự án được thực hiện theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp
quản lý dự án, với những yêu cầu hết sức chặt chẽ về tiến độ và chất lượng dự án, chi phí
dự án được tính tốn chặt chẽ, hợp lý, việc để xảy ra tình trạng thất thốt, vượt dự tốn rất
ít khi được phép xảy ra.
Công tác quản lý dự án của VPDD Hazama Ando tại Hà Nội có liên quan đến rất
nhiều chủ thể, đó là: Chủ đầu tư - người thành lập kế hoạch đầu tư, cung cấp vốn, kí hợp
đồng nhà thầu xây dựng với Tập đoàn Hazama Ando; Tập đoàn Hazama Ando: Chịu
trách nhiệm trước chủ đầu tư về hợp đồng đã kí, giao cho VPDD Hazama Ando tại Hà
Nội thực hiện việc thi công và giám sát công trình; VPDD Hazama Ando tại Hà Nội:
Thực hiện việc thi cơng và có trách nhiệm báo cáo với Tập đồn và chủ đầu tư về tiến
trình thi cơng, kí hợp đồng thi công và quản lý các nhà thầu phụ; Các nhà thầu phụ: Trực
tiếp thi cơng cơng trình theo hợp đồng đã ký với VPDD Hazama Ando Hà Nội.
Bộ máy quản lý dự án của VPDD gồm có 42 người, đứng đầu là Giám đốc VPDD,
là người Nhật Bản, đóng vai trị là đầu mối trong việc chuyển các dự án từ Tập đoàn về
thực hiện tại VPDD. Trong công tác quản lý dự án, VPDD chia ra làm các Nhóm dự án,
đứng đầu là Giám đốc dự án. Mỗi Nhóm phụ trách một dự án cụ thể, thường có 2-3 kỹ sư


dự án quản lý trực tiếp việc thi công trên công trường của các nhà thầu phụ và 1-2 kế tốn
dự án chịu trách nhiệm theo dõi chi phí thực hiện dự án.
Quá trình quản lý dự án của VPDD Hazama Ando tại Hà Nội được xem xét thông

qua quá trình quản lý các nội dung. Những nội dung chính được xem xét đến trong quá
trình quản lý dự án gồm có: Quản lý phạm vi dự án: Lập Bảng danh mục các cơng việc
chính, Bảng Tóm tắt trình tự thi công, đối chiếu và so sánh giữa thực tế và kế hoạch để
điều chỉnh phạm vi; Quản lý tiến độ dự án: Lập tiến độ với thời gian ngắn, kiểm tra việc
thực hiện tiến độ, điều chỉnh tiến độ thông qua công cụ là biểu đồ Gantt; Quản lý chi phí:
Lập kế hoạch chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, quản lý và điều chỉnh chi phí thơng
qua cơng cụ là phương pháp gía trị đạt được; Quản lý chất lượng: quản lý chất lượng tại
cơng trình thông qua các Bảng Danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu, Danh mục tiêu
chuẩn kỹ thuật của nguyên vật liệu đầu vào, biên bản kiểm tra…; Quản lý đấu thầu: quản
lý qua 2 hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu, trong đó hình thức chỉ định thầu
chiếm gần 80%. Tác giả đã phân tích rõ quá trình thực hiện từng nội dung, đưa ra những
nhận xét cụ thể và lấy ví dụ minh họa cho cơng tác quản lý đối với những nội dung đó.
Từ những nghiên cứu thực trạng, tác giả đã có những đánh giá về kết quả, hạn chế
và những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư của Tập đoàn
Hazama Ando - VPDD tại Hà Nội. Các kết quả đạt được đó là: Số lượng dự án tăng qua
từng năm, trong giai đoạn sau đã có sự tham gia của chủ đầu tư đến từ Đài Loan và
Singapore; 100% số dự án thực hiện trong giai đoạn 2010-2014 đạt yêu cầu về tiến độ đề
ra, trong đó có 28,6% số dự án vượt tiến độ; Khơng có dự án nào có tổng chi phí thực
hiện lớn hơn kế hoạch đề ra, chi phí gián tiếp tiết kiệm được giai đoạn 2010-2014 là
406.381 USD, chiếm 0,88% tổng chi phí; Chất lượng dự án được đảm bảo, sau khi
nghiệm thu đi vào hoạt động hầu như không có rủi ro đáng kể nào xảy ra.
Bên cạnh đó, công tác quản lý dự án tại VPDD Hazama Ando Hà Nội vẫn còn tồn
tại một số hạn chế như: Phân cơng cơng việc đơi lúc cịn q tải, chưa kết hợp hài hòa
được giữa hai yếu tố kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý; nội dung
quản lý còn hạn chế về chức năng giám sát, kiểm tra, chính sách thưởng phạt, quản lý


nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; Công cụ quản lý dự án cịn tồn tại tình trạng áp
dụng máy móc, chưa cụ thể, một số nội dung dựa vào đánh giá chủ quan, định tính mà
thiếu định lượng nên chưa chính xác, chưa xây dựng hệ thống phần mềm chuyên dụng.

Những hạn chế này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ
quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm các nguyên nhân như chính sách, chế độ của
nhà nước về xây dựng cơ bản chậm, khơng đồng bộ, khơng nhất qn giữa các tỉnh
thành, tình trạng quan liêu, tiêu cực trong thủ tục hành chính…Trong khi đó, nguyên
nhân chủ quan có thể xem xét đến như nhân lực thực hiện dự án còn thiếu; bị động trong
việc bố trí nhân sự cho dự án; đội ngũ cán bộ chưa thành thạo về mặt quản lý; nhiều chủ
thể tham gia vào quản lý dự án và sự phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng.
Nội dung tiếp theo của luận văn đó là nêu rõ những định hướng và mục tiêu phát
triển của Tập đoàn Hazama Ando nói chung và VPDD tại Hà Nội nói riêng. Định hướng
phát triển của Tập đoàn Hazama Ando đến năm 2020 là xây dựng thương hiệu Hazama
Ando - một Tập đoàn có nền tảng quản trị mạnh mẽ, khả năng mang lại lợi nhuận cao và
có mặt trong thị trường đầy triển vọng. Các mục tiêu cụ thể được Tập đoàn đặt ra trong
lĩnh vực xây dựng như xây dựng dân dụng, thiết kế xây dựng…Với vai trò là đại diện của
Tập đoàn Hazama Ando tại Hà Nội, VPDD tiếp tục thực hiện những dự án tại miền Bắc
và miền Trung Việt Nam, hướng tới mục tiêu mỗi năm thực hiện trung bình 13 dự án,
hồn thiện tốt cơng tác quản lý dự án của mình, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của
Tập đồn Hazama Ando với chủ đầu tư và các bên liên quan trong và ngoài nước.
Để đạt được điều này, tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác
quản lý dự án của VPDD Hazama Ando tại Hà Nội như sau:
- Kiện toàn bộ máy quản lý thực hiện dự án
- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý dự án
- Tăng cường áp dụng các công cụ quản lý, hiện đại hóa cơng tác quản lý dự án với
các phần mềm chuyên dụng
- Hoàn thiện quản lý nội dung dự án


Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, tác giả
đưa ra một số kiến nghị về việc Đảm bảo tính ổn định, thống nhất và chặt chẽ của hệ
thống các chính sách pháp luật về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng cường cơng
tác thanh tra kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án. Về phía Tập đoàn Hazama Ando

Nhật Bản, các kiến nghị được đưa ra gồm tăng cường hơn mối liên hệ giữa VPDD và Tập
đồn, tổ chức các khóa học, lịch cơng tác thường xuyên hơn để tạo cơ hội cho nhân viên
VPDD được tìm hiểu, nắm bắt những thành tựu của Tập đồn trong công tác quản lý dự
án; ban hành vă bản hướng dẫn cụ thể hơn đối với từng dự án.
Hạn chế của luận văn:
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng tuy nhiên luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định.
Luận văn chưa phân tích được cụ thể, chi tiết tất cả các lĩnh vực quản lý dự án. Nguồn số
liệu về công tác quản lý chất lượng dự án còn hạn chế. Với kết quả nghiên cứu như trên,
đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học đề đề tài hoàn
thiện hơn.



×