Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 2004 cho trạm xử lý nước thải bình hưng hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 129 trang )

GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG & CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-----oOo-----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004
CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HỊA

CHUN NGÀNH
MÃ SỐ NGÀNH

: MÔI TRƯỜNG
: 108

GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG
VÂN
SVTH : LÊ TRỌNG QUAN
MSSV : 104108043

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2009


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC
------------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN: LÊ TRỌNG QUAN

MSSV: 104108043

NGÀNH HỌC: MÔI TRƯỜNG

LỚP: 04ĐMT

1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa
2. Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp
- Tìm hiểu về trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa.
- Tổng quan về hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001: 2004.
- Khảo sát hiện trạng môi trường tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa.
- Tìm hiểu về các hệ thống quản lý đang được thực hiện tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng
Hịa.
- Đề xuất mơ hình hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước
thải Bình Hưng Hòa.
- Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa.
3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/04/2009

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 26/06/2009
5. Họ tên người hướng dẫn

Phần hướng dẫn

KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Toàn phần

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thơng qua Bộ mơn.
Ngày

tháng

năm 2009

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ): …………………
Đơn vị:………………………………………
Ngày bảovệ:…………………………………
Điểm tổng kết:………………………………
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:……………….



GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm và hoàn thành đồ án tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ
của các cá nhân và tập thể em xin chân thành cảm ơn.
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn KS. Trần Thị Tường Vân, Cô đã trực tiếp hướng
dẫn em làm đồ án một cách tận tình. Cơ ln đóng góp ý kiến q báu và sửa chữa
những sai sót trong q trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học
trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghệ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức, kinh nghiệm và luôn tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Gia Đình và Bạn bè những người đã ln
sát cánh bên em, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để em có thể học tập cũng như
hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Lê Trọng Quan


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU..............................................................................................................8
A.1. ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................8
A.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................8
A.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................9

A.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................9
A.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................................11
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HỊA............12
1.1 Giới thiệu chung..........................................................................................................12
1.2 Quá trình hoạt động.....................................................................................................12
1.3 Cơ quan chủ quản........................................................................................................13
1.4 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................15
1.5 Sơ đồ mặt bằng............................................................................................................17
1.6 Sơ đồ khối công nghệ xử lý.........................................................................................19
1.7 Thiết bị vận hành.........................................................................................................22
1.8 An toàn lao động – Phòng cháy chữa cháy.................................................................23
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004......................................................................................................25
2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000.......................................................................25
2.1.1. Giới thiệu chung..................................................................................................25
2.1.2. Mục đích của ISO 14000....................................................................................25
2.1.3. Nguyên tắc của ISO 14000.................................................................................26
2.1.4. Lợi ích do áp dụng ISO 14000............................................................................26
2.1.5. Cấu trúc của ISO 14000......................................................................................27
2.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001............................................................................29
2.2.1. Giới thiệu chung..................................................................................................29
2.2.2. Các thuật ngữ của hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001: 2004............29
2.2.3. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001............32
2.3 Yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.............33
2.3.1. Yêu cầu chung.....................................................................................................34
2.3.2. Chính sách mơi trường........................................................................................34
2.3.3. Lập kế hoạch.......................................................................................................35
2.3.4. Thực hiện và điều hành.......................................................................................36
2.3.5. Kiểm tra..............................................................................................................39
2.3.6. Xem xét của lãnh đạo..........................................................................................41

2.4 Quy trình chuẩn bị ISO 14001....................................................................................42
2.5 Sự thay đổi giữa phiên bản 14001: 2004 với 14001: 1996.........................................45
2.5.1. Những thay đổi chính..........................................................................................45
2.5.2. Những ưu điểm của phiên bản mới.....................................................................46
2.6 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới và tại Việt Nam............................47
2.6.1. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới..............................................47
2.6.2. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại Việt Nam.............................................48
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG
HỊA
50


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
3..1 Hiện trạng môi trường tại trạm....................................................................................50
3.1..1 Nước cấp..............................................................................................................50
3.1..2 Nước thải..............................................................................................................50
3.1..3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại.......................................................................51
3.1..4 Khí thải.................................................................................................................51
3.1..5 Tiếng ồn...............................................................................................................52
3..2 Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại trạm........................................................52
3..3 Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 tại trạm.......................................53
3.3.1. Chính sách chất lượng..........................................................................................53
3.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng..............................................54
3.3.3. Hệ thống quản lý chất lượng................................................................................55
3..4 Những thuận lợi của trạm khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14001: 2004........................................................................................................................58
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CỦA
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HỊA..............................................................60
4..1 Mơ hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 của trạm.....................60

4..2 Hệ thống văn bản tài liệu.............................................................................................61
4.2..1 Sổ tay môi trường................................................................................................61
4.2..2 Một số thủ tục của hệ thống quản lý môi trường.................................................86
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................122
5.1. Kết luận....................................................................................................................122
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................A
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ...................................................................................B
CÁC CƠNG TRÌNH XỬ LÝ TẠI TRẠM.............................................................................B
CHƯƠNG MỞ ĐẦU..............................................................................................................8
A.1. ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................8
A.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................8
A.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................9
A.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................9
A.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................................11
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HỊA............12
1.1 Giới thiệu chung..........................................................................................................12
1.2 Quá trình hoạt động.....................................................................................................12
1.3 Cơ quan chủ quản........................................................................................................13
1.4 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................15
1.5 Sơ đồ mặt bằng............................................................................................................17
1.6 Sơ đồ khối cơng nghệ xử lý.........................................................................................19
1.7 Thiết bị vận hành.........................................................................................................22
1.8 An tồn lao động – Phòng cháy chữa cháy.................................................................23
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004......................................................................................................25
2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000.......................................................................25


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

2.1.1. Giới thiệu chung..................................................................................................25
2.1.2. Mục đích của ISO 14000....................................................................................25
2.1.3. Nguyên tắc của ISO 14000.................................................................................26
2.1.4. Lợi ích do áp dụng ISO 14000............................................................................26
2.1.5. Cấu trúc của ISO 14000......................................................................................27
2.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001............................................................................29
2.2.1. Giới thiệu chung..................................................................................................29
2.2.2. Các thuật ngữ của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004............29
2.2.3. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001............32
2.3 Yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.............33
2.3.1. Yêu cầu chung.....................................................................................................34
2.3.2. Chính sách môi trường........................................................................................34
2.3.3. Lập kế hoạch.......................................................................................................35
2.3.4. Thực hiện và điều hành.......................................................................................36
2.3.5. Kiểm tra..............................................................................................................39
2.3.6. Xem xét của lãnh đạo..........................................................................................41
2.4 Quy trình chuẩn bị ISO 14001....................................................................................42
2.5 Sự thay đổi giữa phiên bản 14001: 2004 với 14001: 1996.........................................45
2.5.1. Những thay đổi chính..........................................................................................45
2.5.2. Những ưu điểm của phiên bản mới.....................................................................46
2.6 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới và tại Việt Nam............................47
2.6.1. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới..............................................47
2.6.2. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại Việt Nam.............................................48
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG
HỊA
50
3..1 Hiện trạng mơi trường tại trạm....................................................................................50
3.1..1 Nước cấp..............................................................................................................50
3.1..2 Nước thải..............................................................................................................50

3.1..3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại.......................................................................51
3.1..4 Khí thải.................................................................................................................51
3.1..5 Tiếng ồn...............................................................................................................52
3..2 Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại trạm........................................................52
3..3 Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 tại trạm.......................................53
3.3.1. Chính sách chất lượng..........................................................................................53
3.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng..............................................54
3.3.3. Hệ thống quản lý chất lượng................................................................................55
3..4 Những thuận lợi của trạm khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14001: 2004........................................................................................................................58
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CỦA
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HỊA..............................................................60
4..1 Mơ hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 của trạm.....................60
4..2 Hệ thống văn bản tài liệu.............................................................................................61
4.2..1 Sổ tay môi trường................................................................................................61
4.2..2 Một số thủ tục của hệ thống quản lý môi trường.................................................86
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................122
5.1. Kết luận....................................................................................................................122
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................122


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................A
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ...................................................................................B
CÁC CƠNG TRÌNH XỬ LÝ TẠI TRẠM.............................................................................B


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

CHƯƠNG MỞ ĐẦU


A.1. ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đang là xu hướng phát triển chung đối với
hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó Việt Nam cũng khơng là ngoại lệ.
Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu cần đạt được tuy nhiên song song đó
cũng cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát
triển bền vững. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển
tại Việt Nam, các nhà máy, xí nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Do đó,
các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… càng
phát sinh nhiều hơn và các vấn đề môi trường này hiện chưa được quan tâm
đúng mức. Vì vậy, trong q trình hoạt động các cơng ty, nhà máy cần phải
xây dựng một hệ thống quản lý môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ
tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, trong đó tiêu chuẩn ISO
14001 bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện sẽ là một công cụ giúp
cho việc quản lý các vấn đề về môi trường được hiệu quả hơn.
Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa là trạm xử lý nước thải bằng cơng
nghệ hồ sục khí và hồ ổn định cho kênh Đen, là một phần của dự án cải thiện
vệ sinh và nâng cấp đơ thị lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm. Trong quá trình
vận hành, cần thiết phải áp dụng một hệ thống quản lý môi trường để giúp cho
quá trình hoạt động của trạm ngày càng hồn thiện hơn, góp phần bảo vệ mơi
trường và tiến đến phát triển bền vững. Do đó, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa
học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử
lý nước thải Bình Hưng Hòa” đã được chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
A.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của luận văn là đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa nhằm giúp
cho q trình hoạt động của xí nghiệp được hiệu quả hơn và hướng đến sự
phát triển bền vững.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN


Trang 8


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

A.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống quản lý mơi trường cho
trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa, nội dung nghiêu cứu của luận văn bao
gồm:
-

Tìm hiểu về trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa.

-

Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004.

-

Khảo sát hiện trạng môi trường tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng
Hịa.

-

Tìm hiểu về các hệ thống quản lý đang được thực hiện tại trạm xử lý
nước thải Bình Hưng Hịa.

-


Đề xuất mơ hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa.

-

Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001:2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa.

A.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Phương pháp luận:
Phương pháp luận “Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến” (Plan
– Do – Check – Act = PDCA) do nhà quản lý Deming khởi xướng và được áp
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
ISO để xây dựng mơ hình hệ thống quản lý mơi trường.
PDCA là một q trình đang tiến triển, tương hỗ lẫn nhau giúp một tổ chức
thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách mơi trường của mình dựa trên vai trò
và sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất đối với hệ thống quản lý môi trường.
Sau khi tổ chức này đã đánh giá vị thế hiện tại của mình về mơi trường, các
bước tiếp theo của quá trình đang tiến triển này như sau:
a) Lập kế hoạch (Plan): Thiết lập một quá trình đang tiến triển mang tính
kế hoạch giúp cho tổ chức:
- Xác định các khía cạnh mơi trường và các tác động mơi trường liên
quan.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 9


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN


- Xác định và giám sát các yêu cầu luật pháp phải áp dụng và các yêu
cầu khác mà tổ chức đã chấp thuận tuân thủ, và nếu thích hợp phải
đặt ra chuẩn mực nội bộ và kết quả hoạt động.
-

Định ra các mục tiêu chỉ tiêu và lập các chương trình để đạt được
chúng.

b) Thực hiện (Do): Áp dụng và vận hành hệ thống quản lý môi trường:
- Thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định các vai trò và trách nhiệm với thẩm
quyền đầy đủ.
- Cung cấp nguồn lực phù hợp.
-

Đào tạo những người làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa của
tổ chức bảo đảm nhận thức và năng lực của họ.

- Thiết lập và duy trì tài liệu.
- Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
c) Kiểm tra (Check): Đánh giá các quá trình của hệ thống quản lý môi
trường:
- Tiến hành giám sát và đo lường những gì đang xảy ra.
- Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ.
- Xác định sự không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục,
phòng ngừa.
- Quản lý hồ sơ.
- Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ.
d) Cải tiến liên tục (Act): Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải
tiến HTQLMT:

- Tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống quản lý mơi trường
theo các giai đoạn thích hợp.
- Xác định ra các lĩnh vực cần cải thiện.
2) Phương pháp cụ thể:
-

Thu thập tài liệu về ISO 14001: 2004 qua sách và các tài liệu tham
khảo khác.

-

Khảo sát hiện trạng mơi trường tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng
Hịa, tìm ra các khía cạnh mơi trường ý nghĩa.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 10


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

-

Thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết từ sổ tay vận hành của trạm,
từ nhân viên quản lý môi trường của trạm.

-

Các tài liệu, thơng tin đã có sẽ được phân tích, tổng hợp và so sánh
để đề xuất các kết quả sau cùng.


A.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do đặc thù của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa đã là một quy trình
xử lý nước thải tương đối hồn chỉnh cho nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu
quy trình vận hành này để đề xuất xây dựng hệ thống quản lý mơi trường theo
ISO 14001: 2004 cho tồn trạm. Việc áp dụng một hệ thống quản lý môi
trường sẽ giúp cho quy trình hoạt động của trạm ngày càng hồn thiện hơn.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 11


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BÌNH HƯNG HỊA

1.1 Giới thiệu chung
Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa là trạm xử lý nước thải bằng cơng
nghệ hồ sục khí và hồ ổn định cho kênh Đen, là một phần của dự án cải thiện
vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực kênh Tân Hóa - Lị Gốm. Dự án này do hai
chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ cùng nhau đầu tư xây dựng. Thiết kế
của trạm được dựa trên đề cương của nhóm nghiên cứu trường đại học Ghent
và Liege ở Bỉ. Nhà thầu chính là nhà thầu liên doanh công ty Balteau (Bỉ) và
Tổng công ty thủy lợi 4 (Việt Nam). Giám sát thi công là Trung tâm tư vấn và
chuyển giao công nghệ (CTC) – Trường Đại học thủy lợi (Việt Nam).
Kênh Đen chảy từ Đông sang Tây, qua hai quận Tân Phú và Bình Tân,

khởi từ đường Độc Lập và chấm dứt ở kênh 19-5, hiện nay thu nhận nước thải
từ 120.000 người dân và sẽ tăng lên đến 200.000 người vào năm 2020. Diện
tích của trạm xử lý nước thải là 33,2 ha. Trạm này sẽ xử lý nước thải từ kênh
Đen vào mùa khô bằng cơng nghệ hồ sục khí và hồ ổn định sinh học. Trạm xử
lý được đặt tại xã Bình Hưng Hịa, quận Bình Tân, Tp.HCM, có nhiệm vụ xử
lý nước kênh Đen, nơi tiếp nhận nước thải của lưu vực 785 ha.
Trạm xử lý nước thải bắt đầu vận hành vào tháng 12/2005, do Ban QLDA
415 quản lý. Vào tháng 6/2006 Khu Quản lý Giao Thông Đô Thị Số 1 cùng
với Cơng ty thốt nước đơ thị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo
dưỡng trạm.
1.2 Quá trình hoạt động
Mục tiêu chính
-

Cải thiện chất lượng nước kênh Đen theo tiêu chuẩn TCVN 5945:
2005 loại B.

-

Giảm mùi hôi phát sinh ở khu vực hạ nguồn kênh Đen.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 12


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Địa điểm xây dựng
Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa nằm ở phía Đơng Bắc Tp.HCM, xử

lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp cho một lưu vực rộng 785 ha, với dân
số khoảng 120.000 người thuộc các phường 14, 16, 17, 18 quận Tân Bình và
khu dân cư mới xã Bình Hưng Hịa, huyện Bình Chánh. Khu vực được chọn
để xây dựng hồ sinh học xử lý nước thải là khu ao hồ chứa nước mưa ở cuối
dòng chảy của kênh Đen, hiện nay là trục thốt nước tự nhiên chính cho lưu
vực rộng 785 ha nêu trên.
1.3 Cơ quan chủ quản
Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa hiện nay hoạt động dưới sự quản lý
của cơng ty thốt nước đơ thị Tp.HCM.
Lịch sử hình thành của cơng ty
Từ ngày 26/01/1993 đến nay Cơng ty thốt nước đơ thị thuộc Sở giao
thơng công chánh được thành lập theo quyết định số 34/QĐ-UB ngày
26/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Đến tháng 01/1997 Công ty được bổ sung chức năng theo quyết định số
105/QĐ-UB-KT ngày 09/01/1997 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố về việc
bổ sung chức năng tư vấn khảo sát thiết kế cơng trình chun ngành thốt
nước và xử lý nước thải cho Cơng ty thốt nước đơ thị Tp.HCM.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 13


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Sơ dồ tổ chức của cơng ty
ỦY BAN NHÂN
DÂN TP.HCM

SỞ GIAO THƠNG

CƠNG CHÁNH

CƠNG TY THỐT
NƯỚC ĐƠ THỊ

Hình 1. Sơ đồ tổ chức cơng ty thốt nước đô thị Tp.HCM

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 14


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Các lĩnh vực hoạt động của cơng ty
o Hoạt động cơng ích: Quản lý, duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước,
cửa xả, vớt rác, nạo vét kênh rạch.
o Hoạt động kinh doanh khác: Xây dựng mới hệ thống thoát nước, xử lý
nước thải.
o Sản xuất kinh doanh vật tư chuyên ngành:
- Tư vấn khảo sát thiết kế cơng trình thốt nước và xử lý nước thải.
- Kinh doanh địa ốc.
- Sửa chữa, xây dựng mới mặt đường và vỉa hè.
-

Tư vấn, thiết kế các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ
tầng đơ thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cơng
trình cấp thốt nước.

1.4 Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC XN
(kỹ sư cơ khí/điện)

P. GIÁM ĐỐC XN
(kỹ sư mơi trường)

TỔ CÂY
XANH
Tính theo
định mức
cây xanh

TỔ KẾ
HOẠCH

P. GIÁM ĐỐC XN
(kỷ sư cơ khí/điện)

TỔ CƠNG
NGHỆ MT

TỔ CƠ ĐIỆN
BẢO TRÌ –
SỬA
CHỮA

VẬN
HÀNH

Hình 2. Sơ đồ tổ chức trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa


SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 15

TỔ BẢO
VỆ


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

-

Giám đốc xí nghiệp: chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề của trạm,
xử lý thơng tin có được từ các tổ và có trách nhiệm báo cáo về cơng
ty thốt nước đơ thị.

- Tổ cây xanh: chịu trách nhiệm về chăm sóc và bảo quản cây xanh trong
khuôn viên trạm, phân công nhân sự chăm sóc cây xanh.
- Tổ kế hoạch: phụ trách vấn đề ngân sách của trạm, chi phí cho sản
xuất, bảo dưỡng, tiền lương…
- Tổ công nghệ môi trường: phụ trách về quy trình vận hành hệ thống xử
lý nước thải, các sự cố mơi trường phát sinh trong q trình xử lý.
- Bảo trì – Sửa chữa: có nhiệm vụ bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện
khi có sự cố xảy ra.
- Vận hành: có nhiệm vụ theo dõi và vận hành các thiết bị điện trong
trạm.
- Tổ bảo vệ: bảo vệ an toàn, kiểm tra nhân sự ra vào trạm.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN


Trang 16


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

1.5 Sơ đồ mặt bằng

Hình 3. Sơ đồ bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 17


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

1. Đập dâng – Cửa lấy nước: thu nước thải và dẫn vào trạm bơm.
2. Trạm bơm: bơm nước thải đến bể lắng cát.
3. Bể lắng cát: lắng cát từ nước thải đầu vào.
4. Xưởng sửa chữa: nơi bảo quản và sửa chữa các thiết bị trong trạm.
5. Trạm điều hành: nơi tập trung các văn phịng làm việc của trạm.
6. Hồ sục khí: cung cấp oxi để oxi hóa các chất hữu cơ trong nước thải.
7. Hồ lắng: lắng các chất hữu cơ và bùn.
8. Hồ hòan thiện: giai đoạn lắng nước cuối cùng, diệt vi khuẩn và vi sinh
vật nhờ ánh sáng mặt trời.
9. Sân phơi bùn: chứa bùn và rác thải.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN


Trang 18


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

1.6 Sơ đồ khối công nghệ xử lý
Nước thải từ kênh Đen
Lưới lọc rác
Bơm trục vít

Trạm bơm

Máy nén khí
Cửa chia dịng

Bể lắng cát

Rác

Mương loại cát
Cát, rác

Hồ sục khí (A1, A2)

Máy sục khí

Hồ lắng (S1, S2)
Hồ hồn thiện 1 (M11, M21)

Bùn, các hợp

chất hữu cơ khó
phân hủy

Hồ hoàn thiện 2 (M12, M22)
Hồ hoàn thiện 3 (M13, M23)
Xả thải
Hình 4. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải của trạm
Thuyết minh sơ đồ
Nhà máy xử lý nước thải gồm 10 hồ, được phân thành hai dòng (hay hai
đơn nguyên xử lý nước thải tương ứng : đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2). Mỗi
đơn nguyên có 1 hồ sục khí (A), 1 hồ lắng bùn (S), 3 hồ hoàn thiện xử lý (M).
Một dãy hồ hoạt động hay một đơn nguyên xử lý nước thải gồm một loạt 5
hồ theo tuần tự như vậy: trước tiên nước thải vào hồ sục khí, rồi vào hồ lắng
bùn và cuối cùng kết thúc tuần tự ở 3 hồ hoàn thiện.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 19


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Cả hai dòng được đặt sát nhau và các kết cấu kết nối. Trong một đơn
nguyên xử lý, nước chảy tuần tự từ hồ này sang hồ khác bằng trọng lực (tự
chảy).
Hai đơn nguyên xử lý gồm có:
-

Đơn ngun 1: hồ sục khí A1, hồ lắng S1, hồ hoàn thiện M11, M12,
M13.


-

Đơn nguyên 2: hồ sục khí A2, hồ lắng S2, hồ hồn thiện M21,
M22, M23.

Mỗi đơn nguyên xử lý được thiết kế như sau:
-

Hồ sục khí A1 được nối với S1 cũng với S2. Như vậy, nước có thể
chảy từ A1 đến S1 và/ hay từ A1 đến A2.

-

Vì hồ A1 và A2 nối với nhau nội tại nên nước chỉ được cho phép
chảy từ A1 sang A2 và không chảy ngược lại. Đây là con đường
duy nhất đúng.

-

Hồ sục khí A2 được nối với cả hai hồ S1 và S2. Nước có thể chảy
từ A2 sang S2 và từ A2 sang S1 và S2 cùng lúc.

-

Khơng có mối liên kết nào khả dĩ giữa hai đơn nguyên.

-

Mỗi đơn nguyên nhận được dòng tối đa là 0.355 m3/sec (1 bơm).


Đặc trưng của dòng thải
Dòng thải là nước thải đơ thị có lẫn nước thải công nghiệp nên chủ yếu
chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (COD,
BOD), các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh, dầu mỡ và các chất tẩy rửa.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 20


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Bảng 1. Tải lượng ô nhiễm của nước thải phát sinh từ sinh hoạt và dịch vụ
STT

Chất ô nhiễm

Tải lượng (g/người/ngày)

1

BOD5

45 – 54

2

COD


72 –102

3

SS

70 –145

4

Dầu mỡ phi khoáng

10 –30

5

Tổng N

6 – 12

6

Amoni

2.4 – 4.8

7

Tổng P


0.8 – 4.0
(Nguồn: Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hồ, 2008)

Thành phần chất ơ nhiễm có trong nước thải đầu vào bao gồm: BOD 5,
COD, SS, dầu mỡ, tổng N, tổng P, Amoni (N – NH 4), NO3-, tổng coliform,
trứng giun sán.
Nồng độ COD, BOD của nước thải đầu vào không cao lắm: COD < 300
mg/l, BOD <200 mg/l. Giá trị BOD thay đổi khá lớn từ 69 mg/l đến 169 mg/l.
Đồng thời nước thải chứa nhiều chất tạo bọt, thành phần chính là photpho, là
nguồn dinh dưỡng chủ yếu khiến tảo phát triển. SS đầu vào thấp, nằm dưới
giới hạn cho phép.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 21


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Bảng 2. Nồng độ của nước thải đầu vào
STT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

pH


33

2

DO (mg/l)

6.88

3

EC (mS/cm)

0.2

4

COD (mg/l)

969

5

BOD (mg/l)

264

6

SS (mg/l)


130

7

NO3- (mg/l)

84

8

NH4+ (mg/l)

KPH

9

T_N (mg/l)

13.5

10

T_P (mg/l)

4.82

(Nguồn: Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hồ, 2008)

1.7 Thiết bị vận hành
Bảng 3 . Các thiết bị vận hành của trạm

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Tên thiết bị
Bơm trục vít
Máy sục khí
Cầu cơng tác
Máy nén khí hút cát
Máy tải cát Snoek
Bơm chìm Flygt
Bơm chìm sân phơi bùn
Bơm chìm
Máy rửa áp lực cao
Máy nén khí Puma

Máy bơm Vikyno
Máy bơm Honda
Máy cắt cỏ đẩy tay
Cano Mariner
Máy kéo
Máy cắt cỏ Kuhn
Dàn xúc lật Krabi

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Số lượng
3
16
1
2
2
2
2
5
1
1
1
3
1
1
1
1
1

Công suất/máy

15 kW
37 kW
0.5 kW
4.0 kW
1.5 kW
3.7 kW
1.7 kW
3.7 kW
2.2 kW
1.1 kW
4 kW/5.5 Hp
5.9 kW/8.0 Hp
4.8 kW/6.5 Hp
40Hp
61 kW/81Hp

Lưu lượng
641 m3/giờ
97 m3/giờ

42.6 m3/giờ
72.6 m3/giờ

Trang 22


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
18

Rờ móc 4 tấn


1
(Nguồn: Sổ tay vận hành trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa)

1.8 An tồn lao động – Phịng cháy chữa cháy
An toàn lao động
Tần suất xảy ra rủi ro đối với người lao động trong trạm xử lý nước thải
thường cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. Các rủi ro này có thể làm
cho con người trở thành tàn phế và mất đi nguồn nhân lực. Hơn nữa các tác
động này có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của trạm xử lý, ảnh
hưởng tới tinh thần của người lao động, mối liên hệ cộng đồng để phục hồi
sức khỏe.
Cơng tác an tồn đã được xây dựng cho mỗi cơng trình thiết kế, mỗi loại
máy móc thiết bị và công tác vận hành duy tu bảo dưỡng. Phịng chống rủi ro
được thực hiện thơng qua việc kiểm sốt mơi trường làm việc và hoạt động
của cơng nhân.
Tập huấn bắt đầu khi công nhân mới vào làm việc trong trạm xử lý và khi
có thiết bị mới hay quá trình hoạt động mới được thêm vào trong trạm xử lý.
Tái tập huấn được thực hiện khi số lần lặp lại tai nạn cao, hoặc khi kiểm tra
thấy sự yếu kém về an toàn lao động.
Trong trạm xử lý đã trang bị về y tế và các biện pháp sơ cứu, hồ sơ về tai
nạn và công tác điều tra về tai nạn. Bên cạnh đó là các quy định cụ thể về thao
tác an toàn, an toàn về các thiết bị hiện hành, trách nhiệm của người công
nhân…
Để giữ an toàn lao động và vệ sinh nhà xưởng, trong trạm xử lý đã trang bị
những phương tiện sau:
-

Bơm thổi khí sạch có đường kính lớn, có vịi di động để thơng khí
trong hầm bơm, hệ thống thốt nước, các giếng ướt và các giếng khô,

hoặc những vùng xung quanh.

-

Thiết bị kiểm tra khơng khí để xác định sự thiếu hụt oxy và khả năng
gây nổ, hoặc có tính độc, và các loại khí dễ bắt lửa.

-

Máy dị, máy kiểm tra sự xuất hiện của khí H2S.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 23


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

-

Máy cung cấp oxy để thở và máy hô hấp.

-

Các hộp đựng y tế phục vụ cho việc sơ cứu.

Phòng cháy chữa cháy
Tất cả những nơi có thiết bị và các tịa nhà đều đã được lắp đặt hệ thống
báo cháy tự động. Hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy đủ lớn để xe cứu
hỏa hoạt động.

Các họng nối đặt ở nhiều nơi trong trạm xử lý để công tác vệ sinh mặt
bằng tẩy rửa bụi, làm sạch khu vực xung quanh kho chứa để tránh sự lan
truyền lửa đến khu vực hóa chất độc hại.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những thiết bị sau:
-

Hệ thống báo cháy cho buồng bảng điện, buồng bơm và văn phòng.

-

Máy dập lửa xách tay kiểu dáng phù hợp cho từng khu vực. Mỗi khu
vực được trang bị hai cái.

-

Thiết bị định hướng vào và ra như yêu cầu.

-

Lắp đặt cửa không bắt lửa.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 24


GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

CHƯƠNG 2.


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
2.1.1.

Giới thiệu chung

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mô tả một hệ thống quản lý môi trường cho một
tổ chức và các công cụ để trợ giúp cho hệ thống đó. Hệ thống quản lý môi
trường là một tập hợp các công cụ quản lý, các ngun tắc và quy trình mà
một tổ chức có thể sử dụng để góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi
trường tránh khỏi những tác động tiềm tàng do hoạt động, sản phẩm và dịch
vụ của tổ chức đó gây ra.
Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000. Tương tự như tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9000, tiêu chuần về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào
hệ thống quản lý hơn là các hoạt động kỹ thuật.
ISO 14000 là bộ các tiêu chuẩn do ISO nghiên cứu phát triển để giúp cho
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể quản lý các tác động môi trường do hoạt
động của mình. Các tiêu chuẩn này bao gồm hầu hết các khía cạnh quản lý
mơi trường. Các tiêu chuẩn được chia làm hai loại:
-

Các tiêu chuẩn về tổ chức và thực hiện, bao gồm các lĩnh vực: Hệ
thống quản lý môi trường (EMS), kiểm tốn mơi trường (EA) và
đánh giá tính năng hoạt động môi trường (EPE).

-


Các tiêu chuẩn hướng về sản phẩm, bao gồm các lĩnh vực: Đánh giá
chu kỳ sống của sản phẩm, dán nhãn môi trường, và các khía cạnh
của mơi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm.

2.1.2.

Mục đích của ISO 14000

Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ
môi trường và kiểm sốt ơ nhiễm đáp ứng với u cầu của kinh tế, xã hội.

SVTH: LÊ TRỌNG QUAN

Trang 25


×