Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Gián án Giáo dục BVMT qua môn tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.4 KB, 12 trang )

CÁC VẤN ĐỀ SẼ BÀN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CHUNG VỀ GDBVMT Ở CẤP TIỂU HỌC
II. MỤC TIÊU GDBVMT Ở TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT
III. PHƯƠNG THỨC GDBVMT Ở TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT
IV. NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
1) Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 :
2) Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 :
3) Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 :
4) Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 :
5) Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 :
V. SOẠN & DẠY TIẾT ĐOẠN CÓ PHẦN TÍCH HỢP GDBVMT TRONG TV.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC
(MỤC TIÊU CHUNG Ở CÁC MÔN HỌC & HĐNGLL Ở TIỂU HỌC)
- Về kiến thức:
Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu:
+ Các thành phần của môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước,
không khí, ánh sáng, động thực vật. (vi sinh vật, khoáng chất, tầng ôzôn...)
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp,
trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường.
-Về thái độ- tình cảm:
+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường
lớp, quê hương, đất nước.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường.
+ Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh
thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.
-Về kĩ năng-hành vi:
+ Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.
+ Sống ngăn nắp, vệ sinh.
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi như trồng và


chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.
MỤC TIÊU GDBVMT Ở CẤP TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT
Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp TH nhằm giúp HS :
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình,
nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng
đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói
(Kể chuyện).
- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện
với môi trường xung quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp
qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường
và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước ; bước đầu biết nhắc nhở
mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp.
Trắc nghiệm :
1) Khi nói đến giáo dục bảo vệ môi trường ở tiểu học là ta nói đến :
a) Giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên (thiên nhiên)
b) Giáo dục bảo vệ môi trường xã hội
c) GDBVMT về cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
2) Từ trước đến nay, GV TH :
a) Đã tích hợp GDBVMT b) Chưa thực hiện GDBVMT
c) Chỉ mới giáo dục “tư tưởng, tình cảm, đạo đức” nói chung.
3) Từ trước đến nay, tiết học nào, GVTH cũng chú ý “giáo dục tư tưởng,
đạo đức, tình cảm” cho hs. Việc đó có mối quan hệ gì với “GDBVMT” ?:
Trả lời: .........................................................................................................
3) “Tích hợp” và “lồng ghép” (TH-LG):
a) Xem như là 2 khái niệm giống nhau b) Là 2 khái niệm khác nhau
c) Nếu khác nhau, thì khác nhau thế nào? .................................................
4) Ở tiểu học, hiện có những nội dung nào đang được TH-LG vào quá trình
dạy học các môn văn hoá ?

a) ................................................ b)....................................................
c) ................................................ d)....................................................
e) ................................................ g)....................................................
h) ................................................ i).....................................................
PHƯƠNG THỨC GDBVMT Ở CẤP TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT
+ Khi đưa thêm một nội dung mới vào chương trình Tiểu học (ngoài CT
chính khoá), ta th ường chọn phương thức nào ?
a) ............................................ b)....................................................
c) ............................................ d)....................................................
a) Tích hợp (Lồng ghép) b) Chuyên đề (Xinêma)
c) Thêm một môn học mới (như môn “Sức khoẻ” trước đây, nay môn SK đã
được “hoà nhập = tích hợp = lồng ghép” vào các môn khác)
* Phương thức tích hợp
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và đặc trưng giảng dạy môn
Tiếng Việt ở tiểu học, có thể tích hợp GDBVMT theo hai phương thức sau :
- Phương thức 1. Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài
Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...), GV giúp HS hiểu, cảm
nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ
một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi
trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các
em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có
những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội
dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn
Tiếng Việt.
Ta yêu quê ta
Yêu từng bờ ruộng lối mòn
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
Yêu con sông mặt sóng xao
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca

Yêu hàng ớt đã ra hoa
Luống dưa trổ nụ, luống cà trổ bông
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm
Vd: Bài nầy có nội dung trực tiếp về GDBVMT , GV dùng phương
thức tích hợp trực tiếp. Cụ thể là GV và HS :
Hiểu nội dung. Đọc đúng và có cảm xúc về bài thơ. Thuộc bài thơ.
Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối
với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt. So sánh :
Bài “Không nên phá tổ chim”, (151, TV1/2)
Thấy trên cành cây có một tổ chim chích choè, ba con chim non mới
nở, tôi liền trèo lên cây, bắt chim non xuống để chơi. Chị tôi thấy vậy, nhẹ
nhàng bảo: “Chim non đang sống với mẹ, sao em nở bắt nó? Lát nữa chim
mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ
chết. Hãy đặt lại chim vào tổ. Sau nầy chim lớn, chim sẽ hát ca, ăn sâu bọ
giúp con người”.
Nghe lời chị, tôi đem những chú chim non đặt lại vào tổ.
(Theo “Quốc văn giáo khoa thư”)
Cùng nội dung trên, nếu GV nhằm vào mục tiêu:
a) Giáo dục hs đừng phá tổ chim, đừng bắt chim
b) Giáo dục hs đừng leo trèo lên cây, có thể té ngã
Mục tiêu nào dùng phương thức tích hợp trực tiếp : a b
Mục tiêu nào dùng phương thức tích hợp gián tiếp : a b
Nhắc lại về “đặc trưng” của môn TViệt :
Trong lí luận dạy học, các giáo trình thường nói đến 3 chức năng của
văn học : chức năng phản ánh hiện thực ; chức năng giáo dục & chức năng
thẩm mĩ.
Bài “Không nên phá tổ chim” nới đến việc bảo vệ động vật hoang dã
bằng tư duy lí tính, tức là “nói trắng ra”.
Còn các bài “Con chim chiền chiện”, bài “Con sẻ”, bài “Dế mèn bênh

vực kẻ yếu”, bài “Người đi săn và con vượn” : cũng nói đến việc bảo vệ
động vật hoang dã nhưng bằng tư duy hình tượng . Các bài nầy thể hiện
“đặc trưng văn học” của môn TV rõ hơn.
Bài “Nội quy Đảo Khỉ”: Khách tham quan phải... ; không được.... : là
nói bằng tư duy lí tính
- Phương thức 2. Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung
có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao
ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép”
bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục
HS theo định hướng về GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm
vững những kiến thức về GDBVMT có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo
để có cách liên thích hợp. GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích
hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà
và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép,
khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học. (SGV: Tích hợp phải
có điểm nhấn, nếu không nó sẽ biến tiết TĐ thành tiết Thủ công...)
* Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm :
1. Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học
(môi trường gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng
đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện).
2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch -
Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi
trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
* Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1
1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên
được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện
đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở chủ điểm Thiên
nhiên - Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).
2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói

đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài
Tập đọc – Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ
điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước).
3. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công
viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở
phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở các chủ điểm Thiên nhiên - Đất
nước, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp).
4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang
dã (một số loài vật nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài
Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp).
* Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm :
1. Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội (đặc biệt là
cuộc sống ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua các
ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập
đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS
hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao
chất lượng cuộc sống con người

×