Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.82 KB, 5 trang )

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng:
- Nêu được mục tiêu GDKNS trong môn Tiếng Việt, khả năng GDKNS qua
môn Tiếng Việt.
- Thống kê được nội dung KNS HS có được qua việc học tập môn Tiếng
Việt.
- Liệt kê những phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để
GDKNS trong môn Tiếng Việt.
- Thực hành soạn trích đoạn có sử dụng PP/KTDHTC để giáo dục KNS
trong môn TNXH
II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN
- Tài liệu “Giáo dục KNS cho HS qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học”
- Giấy A4, bút viết
- Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo
- Máy chiếu đa năng
- File trình chiếu mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục KNS cho
HS qua môn Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khả năng giáo dục KNS qua môn Tiếng Việt
Mục tiêu: HV hiểu được mục tiêu giáo dục KNS cho HS qua môn TV, nêu
được những khả năng GD KNS qua môn TV.
Phương pháp tập huấn: Thảo luận nhóm.
Sản phẩm cần đạt: Một băng rôn ghi lại khả năng GD KNS qua môn TV.
Cách tiến hành:
- GV chia HV thành các nhóm và giao nhiệm vụ : nghiên cứu tài liệu,
trình bày 1 phút.
Dựa vào những vấn đề chung về KNS ( bài 1, bài 2), tài
liệu bồi dưỡng GV dạy học tích hợp GD KNS trong môn
TV, chương trình, SGK môn TV, hãy nhận xét về khả năng
GDKNS qua môn TV.


- HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào giấy A0 ( băng rôn)
- Đại diện một nhóm trình bày
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và hoàn thiện
- GV kết luận về mục tiêu GD KNS cho HS qua môn TV, có sử dụng
File trình chiếu.
Kết luận: Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng
giáo dục kĩ năng sống khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp GD
KNS cho HS ở những mức độ nhất định.
Hoạt động 2: Xây dựng mục tiêu và nội dung GD KNS qua môn TV
Mục tiêu: Nêu được mục tiêu và một số nội dung GD KNS qua môn TV
Phương pháp tập huấn chính : Kĩ thuật chúng tôi biết 3
Sản phẩm cần đạt: Bảng hệ thống nội dung GD KNS qua môn TV theo chủ
đề
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mục tiêu GDKNS trong môn TNXH
- HV đọc mục III trong tài liệu bồi dưỡng và trả lời hai câu hỏi sau:
- Các KNS chủ yếu nào được hình thành cho HS trong môn
TV ?
- Anh / Chị có đồng ý với các KNS của môn TV được viết
trong tài liệu bồi dưỡng không ? Cần thêm hoặc bớt kĩ năng
nào? Lí do?
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 3 thẻ màu và yêu cầu :
Mỗi nhóm sẽ viết 3 nội dung KNS:
- 1 KNS được hình thành qua dạy học kĩ năng nghe - nói.
- 1KNS được hình thành qua dạy học kĩ năng đọc.
- 1KNS được hình thành qua dạy kĩ năng viết.
- HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào thẻ
- Các nhóm lên trình bày và dán vào giấy A0 trên bảng
- GV và cả lớp hoàn thiện : Bảng hệ thống nội dung GD KNS qua môn TV
theo chủ đề ( sản phẩm của các nhóm)

Kết luận: Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của
môn học. Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức;
Knúauy nghĩ sáng tạo; KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân.
Hoạt động 3: Xây dựng ma trận tích hợp GD KNS qua môn TV
Mục tiêu: Biết cách xây dựng ma trận tích hợp GD KNS qua môn TV
Phương pháp tập huấn chính: Làm việc nhóm / KT các mảnh ghép
Sản phẩm cần đạt: Bảng ma trận tích hợp GDKNS theo lớp ( lớp 1, 2, 3 )
Cách tiến hành:
Cách 1: - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ , cụ thể:
Rà soát SGK môn TV và hoàn thành bảng ma trận sau:
Tên bài KNS có trong bài Phương pháp,
kĩ thuật dạy học
Nhóm 1: Rà soát SGK môn TV 1 và TV2 ( tập hai)
Nhóm 2 : Rà soát SGK môn TV3 và TV4 ( tập hai)
Nhóm 3: Rà soát SGK môn TV5 tập hai
- HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào giấy A0
- Đại diện 3 nhóm trình bày ma trận tích hợp của 5 lớp 1, 2, 3, 4, 5
- Các nhóm còn lại bổ sung và hoàn thiện
- Đối chiếu với ma trân nội dung KNS của môn TV ( trong tài liệu bồi
dưỡng )
Cách 2:
* Vòng 1:
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 Nhóm 1: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS ở lớp 1, 2
 Nhóm 2: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS ở lớp 3, 4
 Nhóm 3: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS ở lớp 5
- Từng HV trong nhóm làm việc cá nhân theo yêu cầu:
- Thống kê số bài có tích hợp KNS
- Những kĩ năng sống nào được tích hợp?
- Cần thêm bớt bài nào có tích hợp KNS ? Thêm bớt KNS nào

trong từng bài ?
- Thảo luận nhóm (mỗi cá nhân trong nhóm sẽ ghi lại những ý kiến
chung đã thống nhất trong nhóm về CTTH GD KNS của lớp được phân
công).
* Vòng 2:
+ Thành lập nhóm mới: Mỗi nhóm mới sẽ bao gồm một số thành viên từ 3
nhóm của vòng 1 (1/3 HV của nhóm 1, 1/3 HV của nhóm 2, 1/3 HV của
nhóm 3).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 Một thành viên đại diện của mỗi nhóm sẽ trình bày lại kết quả thảo
luận ở vòng 1
 Xem xét CTTH GD KNS của các lớp và cho ý kiến ở từng lớp, có cần
thêm, bớt bài nào? Những kỹ năng sống có thể thực hiện và PP/KTDHTC
có thể sử dụng GDKNS trong bài đó?
- HV thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận trên giấy A0.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận; các
nhóm khác lắng nghe, góp ý và bổ sung.
Kết luận: Hầu hết các bài trong SGK môn TV đều đều có khả năng GDKNS
cho HS. Tuy nhiên những bài đã đề xuất trong tài liệu bồi dưỡng là những
bài có khả năng GDKNS rõ nét và hiệu quả hơn.
Hoạt động 4 : Vận dụng một số phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực
để GDKNS trong môn TV
Mục tiêu: Biết lựa chọn và sử dụng một số PP/KT để GD KNS qua môn TV.
Phương pháp tập huấn chính: Động não và làm việc theo cặp
Sản phẩm cần đạt: Trích đoạn KHBH được thiết kế theo các PP/ KT khác
nhau.
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi động não : Theo các anh/chị PP/KT DHTC nào có thể
được sử dụng để GDKNS trong môn TV ?
- HV suy nghĩ nhanh và mỗi HV nêu tên một PP/KT và không nói trùng

nhau.
- GV ghi nhanh tất cả các câu trả lời của HV lên bảng
- Cả lớp cùng trao đổi để thống nhất những PP/KT DHTC được sử dụng để
GDKNS trong môn TV.
- GV giao nhiệm vụ cho các cặp như sau:
Mỗi cặp sẽ chọn 1 PP/KT và thiết kế một trích đoạn của môn
học có sử dụng PP/KT đó để GDKNS
- Đại diện một số cặp trình bày trích đoạn bài học
- Các cặp khác nhận xét, sửa chữa và bổ sung
- GV đưa ra nhận xét và đánh giá về kết quả làm việc của các cặp.
IV. PHỤ LỤC
- Khả năng GD KNS qua môn TV.
- Mục tiêu và nội dung GD KNS qua môn TV
- Chương trình (ma trận) tích hợp GD KNS qua môn TV

×