Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ BÀI TẬP KỲ MÔN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.95 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN HỌC LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(VB2 - Kỳ I năm 2020 - 2021)

- Bài tập cá nhân thi vào buổi cuối cùng của môn học.
- Bài tập lớn nộp vào buổi cuối cùng của môn học.

Hà Nội – 2020

1


ĐỀ BÀI TẬP KỲ
MÔN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự.
2. Xác minh trong thi hành án dân sự.
3. Thỏa thuận trong thi hành án dân sự.
4. Quyền và nghĩa vụ của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi
hành án dân sự.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
6. Thông báo trong thi hành án dân sự.
7. Ủy thác thi hành án dân sự.
8. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự.
9. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là nhà ở.
10. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là quyền sử dụng
đất.
11. Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người


phải thi hành án.
12. Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
13. Biện pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án.
14. Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
15. Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất định.
16.Thi hành quyết định về phá sản.
17.Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
18. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trưởng bộ môn

PGS.TS. Bùi Thị Huyền

Bài làm

2


I. Phần mở đầu
Như chúng ta đều biết, tranh chấp dân sự trong những năm gần đây ngày càng trở lên
nhiều hơn với những vụ án hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Chính vì thế hoạt động
thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự cũng tăng dần theo năm, số lượng và giá trị
thi hành án ngày càng nhiều. Rất nhiều vụ việc cơ quan thi hành án khơng thể tự mình thi
hành mà phải có sự phối hợp, ủy thác cho các cơ quan thi hành án ở địa bàn khác thi hành.
Tuy vậy, thủ tục ủy thác trong thi hành án dân sự hiện nay cịn thiếu những quy định
mang tính ngun tắc do vậy gây ra khơng ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên
thực tế. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung đầy đủ các quy định về
hoạt động ủy thác thi hành án dân sự.

II. Phần nội dung

1. Khái niệm ủy thác thi hành án
Uỷ thác thi hành án dân sự thực chất là hoạt động của Thủ trưởng cơ quan thi hành án
bằng một Quyết định để chuyển hồ sơ vụ việc thi hành án thuộc thẩm quyền của mình cho
một cơ quan thi hành án khác có điều kiện để tổ chức thi hành. Xét về mặt bản chất cần
phải thấy rằng việc uỷ thác thi hành án là trách nhiệm của cơ quan thi hành án nơi có thẩm
quyền nhưng khơng có điều kiện để tổ chức thi hành mà phải chuyển hồ vụ việc cho cơ
quan thi hành án khác có điều kiện tổ chức thi hành vụ việc.
2. Căn cứ pháp lý của hoạt động ủy thác thi hành án dân sự
Ủy thác thi hành án dân sự hiện nay được quy định tại:
- Luật Thi hành án dân sự gồm các điều: Điều 55, 56, 57 và khoản 2 Điều 130.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự: Điều 16, 34, 35.
- Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện
một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ
Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi
hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 08/TT-BTP ngày
26/6/2015 của Bộ Tư pháp.
- Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2006 của Bộ Tài chính quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự: Khoản 6 Điều 5.
3


- “Quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự” ban hành kèm
theo Quyết định số 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thi hành án dân sự.
- Công văn số 3089/BTP-TCTHADS ngày 09/9/2016 của Bộ Tư pháp “về việc thi hành
quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản”
-> Chúng ta có thể thấy các quy định luật liên quan đến hoạt động ủy thác thi hành án nằm

rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Tuy số văn bản liên quan đến hoạt động ủy thác thi
hành án là nhiều nhưng chưa có một văn bản quy định một cách cụ thể về trình tự, thủ tục
kỹ lưỡng, chắc chắn về hoạt động ủy thác thi hành án.
3. Phân loại hoạt động ủy thác thi hành án
Có nhiều các khác nhau để phân loại hoạt động ủy thác thi hành án
3.1 Dựa vào thời điểm ra quyết định thi hành án
Căn cứ vào thời điểm ra quyết định thi hành án người ta chia ủy thác thi hành án thành:
ủy thác trước thời điểm ra quyết định thi hành án và ủy thác sau thời điểm ra quyết định
thi hành án.
Uỷ thác trước khi ra quyết định thi hành án còn được gọi là ủy thác thẳng. Đây là
trường hợp khi cơ quan thi hành án nhận được bản án, quyết định thuộc diện chủ động thi
hành án hoặc yêu cầu thi hành án kèm theo bản án, quyết định, nếu xét thấy việc thi hành
án có căn cứ ủy thác thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định uỷ thác cho cơ quan
thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc nơi có trụ sở mà
không ra quyết định thi hành án.
Ủy thác sau khi ra quyết định thi hành án là hoạt động ủy thác đối với bản án, quyết
định đã được cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án nhưng qua xác minh cho thấy
có cơ sở xác định cơ quan thi hành án khác có điều kiện thực hiện việc thi hành án (cơ
quan thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc nơi có trụ sở)
thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án uỷ thác cho cơ quan thi
hành án nơi có điều kiện thi hành quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án.
3.2 Căn cứ vào nội dung ủy thác
Căn cứ vào nội dung được ủy thác thi hành án người ta chia hoạt động ủy thác thi hành
án thành: ủy thác toàn bộ, ủy thác một phần đồng thời thi hành phần còn lại, ủy thác phần
còn lại và khi kết thúc hồ sơ, ủy thác trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ liên đới.

4


4. Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự

4.1 Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ủy thác thi hành các bản án, quyết định sau đây:
- Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác thi hành các bản án, quyết định
về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành
án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên; bản án, quyết định có yếu tố nước ngồi hoặc liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành vụ việc mà đương sự hoặc tài sản
có liên quan đến quân đội trên địa bàn.
- Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện vụ việc khác, trừ những trường hợp
thi hành các bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường
thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên; bản án, quyết
định có yếu tố nước ngồi hoặc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của Trọng
tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh; vụ việc mà đương sự hoặc tài sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn.
4.2 Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án
của mình cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân
khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành.
4.3 Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp quân khu
Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của
mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
hoặc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có điều kiện thi hành.
5. Trình tự, thủ tục ủy thác thi hành án dân sự
5.1 Với Cơ quan ủy thác thi hành án dân sự
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 Luật Thi hành án dân sự quy định “Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi
hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở”. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy địn chi tiết “Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi

hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ
5


chức thi hành”. Như vậy, về nguyên tắc chung bắt buộc Thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án
có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với
loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức
thi hành, tức là cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp thi hành mà không bắt buộc phải ủy
thác.
- Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở nhiều địa
phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác thi hành án từng phần cho cơ
quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành
phần nghĩa vụ của họ.
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài
sản; nếu khơng xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư
trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có
trụ sở của người đó.
-Thứ tự ủy thác thi hành án
Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án
dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
+ Theo thỏa thuận của đương sự.
+ Nơi có tài sản đủ để thi hành án.
+ Trường hợp tài sản khơng đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn
nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.
- Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể
mà tài sản đó ở nơi khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm
cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm. Trường hợp này chỉ áp dụng đối

với bản án, quyết định đã tuyên cụ thể.
- Việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn
cứ ủy thác. Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc ủy thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ
ủy
thác.
- Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong,
khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác. Khi gửi quyết
định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định;
bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong
6


trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án,
quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi
hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
5.2 Với Cơ quan nhận ủy thác thi hành án dân sự
- Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ
quan thi hành án dân sự đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo quy
định của Luật này, trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về
thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án.
- Ra quyết định thi hành án và thông báo về việc nhận được quyết định ủy thác thi hành
án: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản
cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác.
- Xử lý trong trường hợp việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành hoặc người phải thi
hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác như sau:
+ Trường hợp việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành thì thực hiện theo quy định tại
điều 44 Luật Thi hành án dân sự
+ Trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ

sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi
hành.
6. Một số bất cập, hạn chế của pháp luật về ủy thác thi hành án.
- Đầu tiên do nguyên tắc xác định điều kiện ủy thác chưa rõ ràng và thiếu cơ chế ủy thác
trong một số trường hợp đặc biệt. Điều này đã gây ra khơng ít khó khăn, lúng túng cho các
Chấp hành viên khi áp dụng các quy định về ủy thác để giải quyết các vụ việc thi hành án,
đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Cụ thể là tại các Điều 55, 56, 57 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 và
điều 16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các điều luật này
chưa đưa ra được một nguyên tắc chung, đầy đủ để trả lời cho câu hỏi: khi nào thì cơ quan
Thi hành án dân sự được ủy thác cho cơ quan Thi hành án dân sự nơi khác?
- Thứ hai là những vướng mắc liên quan đến thanh toán tiền thi hành án thu theo quyết
định cưỡng chế trong trường hợp phải ủy thác. Hiện nay, do pháp luật thi hành án không
phân biệt người được thi hành án ở địa phương này hay địa phương khác. Từ đó dẫn đến
việc cùng 01 người phải thi hành án, cùng phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án ở nhiều bản
án khác nhau, ở nhiều tỉnh khác nhau là có thể xảy ra trong thời điểm hiện nay. Do đó, khi
7


cơ quan thi hành án tỉnh A ban hành quyết định cưỡng chế thì người được thi hành án
trong hồ sơ thi hành án ở tỉnh B (có cùng 01 người phải thi hành án ở tỉnh A) theo quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án ở
tỉnh B vẫn có quyền được thanh tốn tiền khi được ủy thác đến tỉnh A.
Như vậy sẽ xảy ra trường hợp ra quyết định cưỡng chế thi hành án cho 02 người được thi
hành án, nhưng có người được thi hành án thứ 03 ở tỉnh khác đang ủy thác về. Khi cơ
quan thi hành án nhận được hồ sơ ủy thác thì khi thanh tốn tiền cho người được thi hành
án theo Điều 47 Luật Thị hành án dân sự có thanh tốn cho người thứ 03 hay khơng đang
khiến các địa phương lúng túng.
- Thứ ba là sự chậm trễ, cơ chế phối hợp lỏng lẻo giữa các Tòa án trong hoạt động ủy thác

thi hành án vẫn còn tồn tại dẫn đến một số trường hợp bản án khơng được thi hành bởi
khi ủy thác đi, Tịa án nơi gửi sẽ chuyển các thủ tục cần thiết để Tòa án nơi nhận ủy thác
thi hành án. Trường hợp Tịa án nơi nhận ủy thác khơng nhận được hồ sơ ủy thác Thi hành
án (do Tòa án nơi gửi chậm trễ hoặc để thất lạc hồ sơ, tài liệu trong q trình chuyển giao
giữa các Tịa án), trong khi đó Tịa án nơi gửi đã gạch sổ quản lý đối với người chấp hành
án nên bản án sẽ không được thi hành, để hết thời hiệu thi hành án.
7. Phương hướng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác thi hành án
- Một là, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật đặc biệt là quy định về thời hạn, điều
kiện, trình tự thủ tục ủy thác thi hành án làm cơ sở pháp lý rõ ràng để các tòa án, các cơ
quan thi hành án có căn cứ áp dụng.
- Hai là, cần xây dựng một cơ chế ủy thác “xử lý tài sản thi hành án”. Có nghĩa là, trong
trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi mà tài sản nơi đang thụ lý thi
hành ước tính khơng đủ để thi hành án thì có thể đồng thời ủy thác “xử lý tài sản” cho
những nơi có tài sản để có thể xử lý đồng thời cùng lúc. Trong trường hợp này, nơi nhận
ủy thác căn cứ trên quyết thi hành án và quyết định ủy thác của cơ quan thi hành án nơi ủy
thác để tổ chức xử lý tài sản, kể cả việc cưỡng chế thi hành án mà không phải ra quyết
định thi hành án mới. Điều này đảm bảo số lượng vụ việc thi hành án không bị tăng lên và
khi xử lý xong tài sản, sau khi khấu trừ đi các chi phí cần thiết sẽ chuyển khoản tiền thu
được về cho cơ quan thi hành án nơi ủy thác để xử lý theo quy định.
- Ba là, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quyết định ủy thác thi hành án dân sự
xem có đúng thẩm quyền, đúng thời hạn pháp luật hay không. Hoạt động giám sát này có
thể là từ các cơ quan cấp cao của ngành thi hành án: Tổng cục thi hành án, các cơ quan
thanh tra của Bộ Tư pháp…

8


- Bốn là, tăng cường công tác giáo dục, nâng cao năng lực của đội ngũ chấp hành viên,
của những người làm công tác thi hành án để họ thực sự cơng tâm, khách quan, có năng
lực khi thực thi nhiệm vụ ủy thác thi hành án nói riêng và thi hành án dân sự nói chung.

- Năm là, tăng cường cơ chế phối hợp, tự chịu trách nhiệm giữa cơ quan ủy thác và cơ
quan được ủy thác trong hoạt động thi hành án dân sự. Tránh để xảy ra đùn đẩy trách
nhiệm giữa các cơ quan này trong hoạt động ủy thác thi hành án.

III. Phần kết luận
Có thể thấy, dù đã rất nỗ lực trong công tác cải thiện, nâng cao chất lượng của công tác
thi hành án dân sự nhưng nhìn một cách tổng thể hoạt động thi hành án dân sự nói chung
và hoạt động ủy thác thi hành án dân sự nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Từ những
bất cập và hạn chế được chỉ ra, hy vọng các cơ quan quản lý có những điều chỉnh một
cách kịp thời, sát với thực tế để các phán quyết của cơ quan nhà nước khơng chỉ dừng lại
ở mặt hình thức trên giấy.

Hết.

9


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bài viết : “ Chuyên đề thứ tư: Uỷ thác thi hành án” đăng trên trang web của trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội. ( />2. Bài viết: “Những lưu ý trong thực hiện uỷ thác thi hành án dân sự” của tác giả Lại
Thanh Hà đăng trên website của Tổng cục thi hành án dân sự
( />itemid=830)
3. Bài viết nghiên cứu trao đổi: “Cần có thêm cơ chế Ủy thác xử lý tài sản thi hành án”
của tác giả Hồ Quân Chính đăng trên trang website của Tổng cục thi hành án dân sự.
( />itemid=931)
Mục lục
I. Phần mở đầu..................................................................................................................................1
II. Phần nội dung..............................................................................................................................1
1. Khái niệm ủy thác thi hành án..................................................................................................1
2. Căn cứ pháp lý của hoạt động ủy thác thi hành án dân sự........................................................1

3. Phân loại hoạt động ủy thác thi hành án...................................................................................2
3.1 Dựa vào thời điểm ra quyết định thi hành án......................................................................2
3.2 Căn cứ vào nội dung ủy thác...............................................................................................2
4. Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự...................................................................................3
4.1 Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh........................................................3
4.2 Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện....................................................3
4.3 Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp quân khu..........................................................3
5. Trình tự, thủ tục ủy thác thi hành án dân sự..............................................................................3
5.1 Với Cơ quan ủy thác thi hành án dân sự............................................................................3
5.2 Với Cơ quan nhận ủy thác thi hành án dân sự....................................................................5
6. Một số bất cập, hạn chế của pháp luật về ủy thác thi hành án..................................................5
7. Phương hướng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác thi hành án......................6
III. Phần kết luận..............................................................................................................................7

10


11



×