Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.77 KB, 56 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Ngày soạn: 15/8/2010
Ngày dạy: …/…/2010 Tiết PPCT: 1 Bài: 1 SỐNG GIẢN DI
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức:</b>
- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không sống giản dị, tại sao cần phải
sống giản dị.
<b>2.Thái độ:</b>
- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa
hoa, hình thức.
<b>3.Kỹ năng:</b>
- HS biết tự đánh giáhành vi của bản thân và của người khácvề lối sống giản dị ở
mọi khía cạnh.: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với
mọi người.
- HS biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản
dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
<b>II.Nội dung:</b>
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được
mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và
XH, biểu hiện ở chỗ: khơng xa hoa, lãng phí, khơng chạy theo nhu cầu vật chất
- Người sống giản dị là người không cầu kỳ, kiểu cách, không khách sáo mà
thẳng thắn và chân thật trong cư xử , gần gũi và hòa hợp với mọi người.
- Phân biệt những hành vi thể hiện lối sống giản dị với các hành vi khác như:
luộm thuộm, cẩu thả, sơ sài, hay nói năng cộc lốc, trống không…
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7
- Tranh ảnh, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.
- Thơ, ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Giới thiệu chủ đề:</b>
GV giới thiệu tình huống:
- Gia đình Hoa có mức sống bình thường, ba mẹ đều làm nông. Nhưng Hoa ăn
mặc rất diện, cịn học tập thì lười biếng.
- Gia đình Hương có cuộc sống sung túc. Nhưng Hương ăn mặc rất giản dị,
chăm học, chăm làm.
? Em hãy nêu suy nghĩ của em về phong cách sống của bạn Hoa và bạn Hương?
HS trao đổi, trả lời.
GV chốt vấn đề, giới thiệu bài mới.
<b>2.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.</b>
- HS đọc diễn cảm phần truyện đọc: “ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”
- GV hướng dẫn HS cả lớp thảo luận câu hỏi gợi ý ở Sgk. GV nhận xét, chốt lại
1. Những chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong, lời nói của Bác:
- Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu, vẫy tay chào đồng bào.
- Thái độ của Bác: “thân mật giản dị như 1 người cha hiền về với đàn con.”
- Câu hỏi đơn giản: “ Tơi nói đồng bào nghe rõ không?”
2. Nhận xét về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc:
- Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ, phù hợp với hồn cảnh đất nước lúc đó.
Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa bác Hồ
-chủ tịch nước với nhân dân.
- Lời nói của bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
<b> I. Truyện đọc: “ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”, Sgk / 3</b>
<b>b.Hoạt động2: Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng,</b>
<b>phong phú của lối sống giản dị.</b>
GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Theo em tính giản dị cịn biểu hiện ở khía
cạnh nào khác trong cuộc sống? Hãy liên hệ với bản thân và cuộc sống để lấy ví
dụ minh họa..
- HS thảo luận và trình bày.
- GV chốt lại: Sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị
chính là cái đẹp – là sự kết hợp hài hịa giữa vẻ đẹp bên ngồi và vẻ đẹp bên
trong.Giản dị khơng chỉ biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn
thể hiện qua suy nghĩ, hành động củ mỗi người trong cuộc sống và trong
những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
<b>c.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm để tìm những biểu hiện của giản dị và</b>
<b>trái với giản dị.</b>
- HS phân làm 4 nhóm theo tổ: ? Tìm 5 biểu hiện của giản dị và 5 biểu hiận trái
với giản dị.
- Nhóm đầu tiên tìm đủ và đúng sẽ được cộng điểm.
- GV bổ sung thêm 1 số hành vi cho HS nhận xé, thảo luận:
Mặc quần áo lao động đi dự các buổi lễ hội
Có những hành vi, cử chỉ, ăn mặc lạc lõng, xalạ với truyền thống dân tộc.
Có nhu cầu địi hỏi vượt quá mức khả năng kinh tế cho phép của bản thân
và gia đình.
Lối sống khơng phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của bản thân, gia đình
và XH.
- GV hướng dẫn HS khái quát các ý chính và kết luận:
Trái với giản dị là sống xa hoa, lãng phí, phơ trương về hình thức, học địi
trong ăn mặc, cầu kỳ trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
Giản dị khơng có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp
sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn,trống
rỗng.
Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện
của gia đình, bản thân và mối trường XH xung quanh.
- GV hướng dẫn HS giải thích câu tục ngữ và danh ngơn trong Sgk.
<b> II. Nội dung bài học: Sgk/4</b>
<b>3.Củng cố luyện tập tại lớp:</b>
- Hướng dẫn HS làm bài a,b tại lớp: a.: 3 ; b: 2,5.
<b>4.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS làm tất cả các bài tập còn lại vào vở
- HS học thuộc bài và soạn bài cho tiết sau. Bài Trung thực
- Sưu tầm những câu chuyện kể và ca dao tục ngữ nói về tính trung thực.
<b>………</b>
Ngày soạn: 18/8/2010
Ngày dạy: …/…/2010 Tiết PPCT: 2 Bài: 2 TRUNG THỰC
<b> I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức:</b>
Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lịng trung thực và vì sao cần
phải trung thực.
<b>2.Thái độ: </b>
Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản
đối những hành vi thiếu trung thực.
<b>3.Kỹ năng: Giúp HS :</b>
- Biết phân biệt được các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực
trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
II.Nội dung:
- Nội dung cốt lõi của tính trung thực là ln tơn trọng sự thật, chân lý, lẽ pjhải,
vì mục đích tốt đẹp. Song, trung thực khơng có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng
nói ra bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đâu.
- Người trung thực luôn sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân
- Trung thực được biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói. Khơng chỉ trung
thực với mọi người mà cịn trung thực với chình bản thân mình.
- Mọi người đều cần phải sống trung thực, vì nhờ đó mà chân lý mới được bảo
vệ, cái xấu bị đẩy lùi và XH sẽ được bình yên, phát triển.
<b> III.Tài liệu và phương tiện dạy học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7
- Bảng thảo luận, bút lơng, bảng phụ.
- Những câu chuyện, tình huống về tính trung thực.
<b> IV.Hoạt động chủ yếu:</b>
<b> 1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị?
2. GV dùng bảng phụ nêu câu hỏi:
? Theo em, sống giản dị là:
b. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân, gia đình và XH.
c. Sống khơng xa hoa, lãng phí, khơng cầu kỳ, kiểu cách, khơng chạy theo những
nhu cầu vật chất và hình thức bên ngồi.
d. Các câu: ……… đúng.
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
- GV kể chuyện : “ Chú bé nói dối” và dẫn dắt HS vào bài mới.
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “ Sự cơng minh chính trực của một nhân</b>
<b>tài.”</b>
HS đọc diễn cảm phần truyện đọc.
GV hướng dẫn HS khai thác nội dung truyện đọc qua các câu hỏi sau:
? Mi – ken – lăng – giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra – man – tơ, một
người vốn kình địch với ơng?
? Vì sao Mi – ken – lăng – giơ lại xử sự như vậy?Điều đó chứng tỏ ông là người
thế nào?
HS thảo luận cả lớp, phát biểu. GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng, nhận xét,
chốt ý.:
- Thái độ của Mi – ken – lăng – giơ đối với Bra – man – tơ:
Rất ốn hận vì Bra – man – tơ ln chơi xấu, kình địch, làm giảm danh
tiếng và làm hại khơng ít đến sự nghiệp của ơng.
Vẫn công khai đánh giá rất cao Bra –man –tơ và khẳng định: “ Với tư
cách là nhà kiến trúc, Bra – man – tơ thực sự vĩ đậi. Không một ai thời
cổ có thể sánh bằng.
- Mi –ken – lăng giơ xử sự như vậy vì:
Vì ơng là người sống thẳng thắn, ln tơn trọng và nói lên sự thật, khơng
để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự
việc.
Điều đó chứng tỏ ơng là người có đức tính trung thực, trọng chân lý và
cơng minh chính trực.
<b> I. Truyện đọc: “ Sự công minh chính trực của một nhân tài”, Sgk / 6</b>
<b>b.Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là trung thực, liên hệ thực tế để thấy được</b>
<b>nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.</b>
? Qua câu chuyện trên, em hiểu thế nào là trung thực? Biểu hiện của trung thực
là gì?
- HS phát biểu, GV nhận xét, hướng dẫn HS nhận biết khái niệm trong Sgk.
? Dựa và thực tiễn quanh em, em hãy tìm hiểu biểu hiện của tính trung thực
trong các lĩnh vực sau:
1. Trong học tập.
2. Trong quan hệ với mọi người.
3. Biểu hiện của tính trung thực trong hành động.
- HS thảo luận cả lớp, phát biểu cá nhân. GV nhận xét , chốt ý.
Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối( khơng quay cóp, khơng
chép bài của bạn hay khơng cho bạn chép bài…)
Trong hành động: bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải và đấu tranh, phê
phán những việc làm sai trái.
- GV yêu cầu HS nhắc lại mục a, phần nội dung bài học và chốt lại: Trung thực
biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ, qua hành
động, qua lời nói của con người, khơng chỉ trung thực với mọi người mà cịn
cần trung thực với bản thân mình.
<b> II. Nội dung bài học: Lồng ghép chủ đề “Truyền thống nhà trường”</b>
<b> 1. Thế nào trung thực? Biểu hiện của tính trung thực? ( Mục a, Sgk/ 7)</b>
<b>c.Hoạt động 3: Xử lý tình huống để tìm hiểu ý nghĩ của tính trung thực:</b>
- GV cho HS cả lớp thảo luận và giải quyết 2 tình huống sau:
Tuấn thường đi đá banh cùng các bạn sau khi tan học, nhưng khi về nhà
lại nói dối mẹ là do họp lớp hoặc phải học phụ đạo nên về trễ.Em nhận
xét gì về việc làm của Tuấn? Nếu là mẹ bạn Tuấn, khi phát hiện được sự
thật đó em sẽ làm gì?
Mai thường kể cho các bạn chung lớp rằng: “ nhà mình rất giàu, ba mình
thường đi cơng tác nước ngoài, mua về rất nhiều quà đắt tiền…”. Nhưng
bạn Lan phát hiện ra ba Mai cũng chỉ là 1 cơng nhân bình thường, chưa
- HS thảo luận cả lớp. GV nhận xét, chốt lại hướng giải quyết:
- TH1: Tuấn khơng trung thực khi nói dối mẹ, việc làm đó sẽ khiến mẹ mất lịng
tin vào Tuấn. Mẹ Tuấn có thể khơng tin vào những gì Tuấn nói nữa và kết hợp
với GV, nhà trường theo dõi Tuấn chắt chẽ hơn…
- TH2: Lan sẽ ccảm thấy thất vọng về Mai, sẽ cho Mai là người không trung
thực và không muốn kết bạn với Mai nữa.
? Qua các tình huống trên, em hãy nêu lên ý nghĩa của tính trung thực đối với mỗi
người?
- HS rút ra nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
<b> 2. Ý nghĩa của tính trung thực? ( mục b, Sgk / 7)</b>
<b>d.Hoạt động 4: Thảo luận nhóm tìm biểu hiện trái với trung thực và phân</b>
<b>biệt sự khác nhau giữa hành vi dối trá, thiếu trung thực với việc có thể khơng</b>
<b>nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết:</b>
- HS chia làm 3 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
1. Tìm biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
2. Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
3. Khơng nói đúng sự thật nhưng vẫn được xem khơng phải là hành vi thiếu
trung thực? Cho ví dụ?
- HS thảo luận theo nhóm, viết kết quả thảo luận lên bảng và cử đại diện trình
bày.
- GV nhận xét, chốt lại các vấn đề:
1. Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thực, ngược lại chân lý.
2. Khơng phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, khơng phải nghĩ gì, biết gì
3. Che dấu sự thật để có lợi cho XH và mọi người xung quanh.Vd: bác sĩ –
bệnh nhân, Khơng nói sự thật với kẻ gian, kẻ địch.
- GV hướng dẫn HS giải thích tục ngữ, danh nggơn.
<b>e. Hoạt động 5: Giáo dục cho học sinh về truyền thống nhà trường (tài liệu do</b>
BGH cung cấp)
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- Hướng dẫn HS làm bài tập d , Sgk / 8
HS cần:
Thật thà, ngay thẳng với cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối
Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi.
Đấu tranh, phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc phần nội dung bài học.
- Làm tất cả những bài tập còn lại trong Sgk vào vở.
- Soạn bài 3 : “ Tự trọng”
- Sưu tầm câu chuyện kể về đức tính tự trọng.
<b>……….</b>
Ngày soạn: 21/8/2010
Ngày dạy: 8 /9/2010 Tiết PPCT: 3 Bài: 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b> 1.Kiến thức:</b>
- Giúp HS hiểu được thế nào là tự trọng và khơng tự trọng; vì sao cần phải có
lịng tự trọng
<b> 2.Thái độ: </b>
- Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện,
hồn cảnh nào trong cuộc sống.
<b> 3.Kỹ năng:</b>
- Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu
hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lịng tự trọng của những
người sống xung quanh.
<b> II.Nội dung:</b>
- Nội dung cốt lõi của tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều
chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH và chỉ rõ
những biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng, nhất là với lứa tuổi của HS.
- Khẳng định tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết, giúp con người
có nghị lực vượt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy
tín cá nhân của mỗi người.
<b> III.Tài liệu và phương tiện:</b>
- SGK và SGV GDCD 7
- Câu chuyện, tình huống thể hiện tính tự trọng.
- Bảng thảo luận và bút lông.
<b> IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b> 1.Kiểm tra bài cũ:</b>
-Thế nào là trung thực? Biểu hiện của trung thực?
Ý nghĩa của tính trung thực?
-Tâm lỡ tay làm vỡ cái bình cổ của Ba. Tâm dự định sẽ nói với Ba Mẹ là con
mèo đã làm vỡ cái bình đó, vì con mèo này đã nhiều lần chạy nhảy làm vỡ
đồ trong nhà. Nhưng khi ba mẹ về, Tâm đã lấy hết can đảm tự nhận mình
làm vỡ. Em nhận xét gì về hành động của Tâm?
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
<b> GV đưa ra tình huống: Ly đang đi chơi vui vẻ với bạn bè, do mải nói </b>
chuyện, Ly va nhẹ vào người phụ nữ gánh hàng rong đi cùng chiều. Người phụ
nữ ấy ăn mặc lam lũ, đội chiếc nón lá cũ rách. Ly bất chợt nhận ra người đó là
mẹ mình. Ly cảm thấy rất xấu hổ, vội vàng kéo bạn đi thật nhanh, thậm chí
khơng dám nhìn mẹ vì sợ các bạn biết và chê cười.
<i><b>a.</b></i> Vì sao Ly kéo bạn mình đi nhanh và khơng dám nhìn mẹ?
<i><b>b.</b></i> Em nhận xét gì về thái độ của Ly?
GV dẫn dắt vào bài thông qua các câu trả lời của HS.
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp tìm hiểu phần truyện đọc: “ Một tâm </b>
<b>hồn cao thượng”.</b>
GV hướng dẫn HS phân vai đọc diễn cảm truyện “ Một tâm hồn cao thượng”
GV hướng dẫn HS phân tích truyện và tìm hiểu khái niệm tự trọng bằng các
câu hỏi sau:
? Rô – be là ai? Đã có những hành động gì?
? Vì sao Rơ – be làm như vậy?
? Em có nhận xét gì về hành động của Rơ – be?
? Việc làm đó của Rơ – be thể hiện đức tính gì?
? Theo em hiểu thế nào là tự trọng? Biểu hiện của tự trọng?
HS thảo luận cả lớp trả lời các câu hỏi, GV nhận xét chốt ý và hướng dẫn
HS nắm phần khái niệm trong Sgk.
<b> I. Truyện đọc: “ Một tâm hồn cao thượng”, Sgk / 8,9.</b>
<i><b> II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b>1. Thế nào là tự trọng? Biểu hiện của tự trọng?( mục a, Sgk / 11)</b></i>
<b>b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu thêm những biểu hiện của </b>
<b>tự trọng và thiếu tự trọng.</b>
- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hồn cảnh,
khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người
đến cách tổ chức cuộc sống cá nhân
<b>c. Hoạt động 3: Giải quyết tình huống để rút ra ý nghĩa của tự trọng và</b>
<b>liên hệ bản thân.</b>
- GV đưa ra tình huống: An là HS giỏi của lớp 7A. Trong mọi giờ kiểm tra An
đều làm bài rất nhanh và đạt điểm cao. Nhưng trong giờ kiểm tra mơn sử ngày
hơm đó, An khơng làm được bài vì tối hơm trước mẹ An bị ốm, An phải chăm
sóc mẹ nên khơng học được bài. Vậy mà trong giờ kiểm tra, An dứt khoát
không giở sách vở và cũng không chép bài của bạn. Sau khi thu bài, An nói An
sẽ gỡ điểm sau.
? Theo em, bạn An làm thế có phải là tự kiêu, là sĩ diện khơng? Vì sao? Nếu là
An, em sẽ làm gì trong trường hợp đó?
? Theo em vì sao cần phải có lịng tự trọng?
- HS trả lời cá nhân, GV nhận xét, chốt lại:
Có lịng tự trọng con người sẽ quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực XH
và hành động phù hợp với chuẩn mực, tránh được việc làm xấu có hại
cho bản thân, gia đình và XH.
Khi có lịng tự trọng, con người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự
hồn thiện mình, ln vươn lên để sống tốt đẹp hơn, cao cả hơn.
Người có lịng tự trọng phải ln trung thực với mọi người và chính bản
thân mình, vì trung thực là biểu hiện của lịng tự trọng. Vì vậy những kẻ
trốn tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt dưới, xun xoe, luồn cúi, không biết
xấu hổ và ăn năn hối hận khi làm điều sai trái…là những kẻ vô liêm sĩ,
khơng có lịng tự trọng.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của lòng tự trọng.
? Theo em, HS cần làm gì để rèn luyện tính tự trọng?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý, giải thích tục ngữ.
<i><b> 2. Ý nghĩa của tính tự trọng? ( mục b, Sgk/ 11)</b></i>
<b> 3. HS cần:</b>
<i><b>Hồn thành tớt bổn phận của mình với gia đình, nhà trường, XH.</b></i>
<i><b>Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.</b></i>
<i><b>Sống trung thực.</b></i>
<i><b>Không a dua với bạn bè xấu.</b></i>
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
Hướng dẫn HS làm bài tập a, Sgk / 11, 12
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học bài và làm các bài tập còn lại vào vở.
- Soạn bài 4: Đạo đức và kỷ luật.
Ngày dạy: …/…/2010 Tiết PPCT: 4 Bài: 4 ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT
<b>I.Muïc tiêu bài học:</b>
<b> 1.Kiến thức: </b>Giúp HS hiểu:
- Khái niệm đạo đức và kỷ luật.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật.
- Ýù nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật.
<b> 2.Thái độ:</b>
- Rèn luyện cho HS tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vơ kỷ luật.
<b> 3.Kỹ năng:</b>
- Giúp HS biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân hoặc một tập thể
theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
<b> II.Nội dung:</b>
- Đạo đức và kỷ luật là 2 vấn đề khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với
nhau:
Đạo đức là những chuẩn mực XH, thể hiện trong ứng xử với bản thân,
với mọi người , với công việc, với đất nước và môi trường sống. Những
chuẩn mực đó phù hợp với yêu cầu của XH, được mọi người thừa nhận
và tự giác thực hiện.
Kỷ luật là những điều quy định của một tập thể, yêu cầu mọi thành viên
phải thực hiện dù muốn hay không nhằm đảm bảo nền nếp, đảm bảo cho
mọi hoạt động của đơn vị được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
- Mọi thành viên của một tập thể cần nhận thưc đúng ý nghĩa của kỷ luật và tự
nguyện chấp hành những quy định đó khơng đợi ai nhắc nhở giám sát. Những
người như vậy gọi là người có tính kỷ luật, tự giác. Những người vi phạm quy
định chung, luôn phải nhắc nhở, phải giám sát là người vô kỷ luật. Người vô kỷ
luật sẽ gây ảnh hưởng đến công việc chung và không được người khác coi trọng.
- Người giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt trong một tập thể, một tổ chức nếu biết
tổ chức tốt giáo dục kỷ luật sẽ đem lại kết quả tốt trong công việc.
- Cần mở rộng thêm hiểu biết về những phẩm chất dạo đức của con người
trong thời kỳ CNH, HĐH đất nướcvà phân tích sâu hơn kỷ luật trong lao động,
trong nếp sống, trong hoạt động tập thể…. Để làm rõ lợi, hại của việc tự giác thực
hiện kỷ luật.
<b> III.Tài liệu và phương tiện dạy học:</b>
- Truyện, tình huống có liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bị bài tập a vào bảng phụ.
<b> IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b> 1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là tự trọng? Biểu hiện của tự trọng? Cho ví dụ?
2. HS cần làm gì để rèn luyện đức tính tự trọng?
<b> 2.Giới thiệu chủ đề:</b>
GV kể chuyện: “ Vương quốc tự do” để dẫn vào bài mới.
<b> 3.Dạy học bài mới:</b>
- HS đọc diễn cảm phần truyện đọc.
- HS chia làm 4 nhóm ngẫu nhiên thảo luận:
Nhóm1: Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỷ luật cao?
Nhóm 2: Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người chăm lo đến
mọi người và có trách nhiệm trong cơng việc?
Nhóm3: Theo em, việc làm của anh Hùng thể hiện anh là người có những đức tính
gì?
Nhóm 4: Để trở thành người sống có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỷ
luật?
- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày., nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
<i><b> I. Truyện đọc: “ Một tấm gương tận tụy vì việc chung”, Sgk/ 12, 13.</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thực tế:</b>
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học từ Sgk.
? Theo em hiểu thế nào là đạo đức? Cho ví dụ.
? Em hiểu kỷ luật là gì? Cho ví dụ?
? Đạo đức và kỷ luật có gì giống và khác nhau?
- Giống: Đều là những quy định của con người.
- Khác:
Đạo đức : tự giác thực hiện.
Yêu cầu mọi người phải tuân theo.
? Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ?
? Thực hiện tốt đạo đức và kỷ luật sẽ có ý nghĩa gì đối với mỗi người?
? Để có sự thống nhất đạo đức với kỷ luật, HS cần làm gì?
<i><b>II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b>1. Đạo đức là gì? ( mục a, Sgk/ 13)</b></i>
<i><b>2. Kỷ luật là gì? ( mục b, Sgk/ 14)</b></i>
<i><b>3. Quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật( mụcc, Sgk/ 14)</b></i>
<i><b>4. Ý nghĩa của việc tự giác thực hiện đạo đức và kỷ luật? ( Sgk/ 14)</b></i>
<i><b>5. Để có sự thớng nhất giữa đạo đức và kỷ luật, HS cần:</b></i>
- <i><b>Kiên trì rèn luyện ý thức tự giác, lòng tự trọng.</b></i>
- <i><b>Thường xuyên đấu tranh nghiêm khắc với bản thân.</b></i>
- <i><b>Tự giác, tự kiểm tra công việc hằng ngày.</b></i>
<b> c.Hoạt động 3: Chơi sắm vai để rèn luyện kỹ năng</b>
- GV nêu tình huống:
Trong giờ sinh hoạt lớp, Tâm lấy truyện ra đọc. Lớp trưởng nhắc Tâm phải tôn
trọng kỷ luật tập thể, Tâm tỏ ý khơng bằng lịng và cho rằng mình bị mất
quyền tự do.
- GV phân cơng cho 2 HS lên sắm vai.
- GV nhận xét vai diễn và nêu câu hỏi:
? Em có đồng ý với Tâm khơng? Vì sao? Nếu là lớp trưởng em sẽ làm gì để bạn
Tâm hiểu?
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV dùng bảng phụ hướng dẫn HS làm bài tập a, Sgk/ 14.
<b> 5.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:</b>
- HS học bài và làm bài tập..
- Tìm ca dao, tục ngữ nói về đạo đức và kỷ luật.
- Soạn bài 5: Yêu thương con người
<b>………..</b>
Ngày soạn: 10/9/2010
Ngày dạy: .../.../2010 Tiết PPCT: 5 Bài: 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
<b> I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức:</b>
Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc đó.
<b>2.Thái độ:</b>
Rèn cho HS quan tâm đến người xung quanh, ghét thới thờ ơ, lạnh nhạt và lên
án những hành vi độc ác đối với con người.
<b>3.Kỹ năng:</b>
- Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lịng u thương con người,
sống có tình người. Biết xây dựng tình đồn kết, u thương từ trong gia đình
đến những người xung quanh.
<b> II.Nội dung:</b>
- Yêu thương con người , sống có lịng nhân ái, vị tha là truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
- Yêu thương con người là sự gần gũi, cảm thông, sẵn sàng chia sẻ, gánh vác,
giúp đỡ người khác khi có khó khăn, hoạn nạn.
- Trong quan hệ giữa con người với con người không phải lúc nào cũng yêu
thương và yêu thương với tất cả. Cần phân biệt có những trường hợp cần phải
căm ghét, căm thù, thậm chí cần phải tiêu diệt. Đó là khi giặc ngoại xâm đến
- Yêu thương là cần phải đấu tranh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Yêu thương gắn với đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau.
- Trái với yêu thương là căm ghét, căm thù, ghét bỏ.
<b> III.Tài liệu và phương tiện dạy học:</b>
- Sgk và Sgv GDCD 7.
- Mẩu chuyện, tình huống liên quan đến bài.
<b> IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b> 1.Kiểm tra bài cũ:</b>
<b> 2.Giới thiệu chủ đề:</b>
? Các em thử tưởng tượng mình sẽ sống như thế nào giữa những con người
không biết u thương nhau, chỉ có lịng thù hận và đố kỵ?
- HS trả lời GV dẫn vào bài mới.
<b> 3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện.</b>
- HS đọc phân vai truyện: “ Bác Hồ dến thăm người nghèo”,Sgk/ 15,16.
? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín trong thời gian nào?
? Em hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác
đối với gia đình chị Chín?
? Thái độ của chị Chín đối với Bác Hồ như thế nào?
? Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, thái độ của Bác như thế nào? Em thử đốn bác
đang nghĩ gì?
? Những chi tiết ấy biểu hiện đức tính gì của Bác Hồ?
GV sơ kết:Dù phải gánh vác việc nước nặng nề, nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan
tâm đến hồn cảnh khó khăn của người dân.Tình cảm yêu thương vô bờ bến của
Bác là tấm gương để chúng ta noi theo.
<i><b>I. Truyện đọc: “ Bác Hồ đến thăm người nghèo”, Sgk/ 15, 16.</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và bản thân tìm những mẩu chuyện thể </b>
<b>hiện lòng yêu thương con người.</b>
<b> ? Em hãy kể những mẩu chuyện nói về lịng u thương con người.?</b>
? Em đã làm những việc gì thể hiện lịng u thương con người?
- HS kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế các phong trào quyên góp: như ủng hộ người
dân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, ủng hộ đồng bào vùng lũ, mua tăm tre
ủng hộ hội người mù Thanh Hóa, mua viết ủng hộ trẻ em khuyết tật…
<b>c.Hoạt động 3: Rút ra nội dung bài học:</b>
- GV hướng dẫn HS rút ra phần nội dung bài học theo hệ thống câu hỏi sau:
? Yêu thương con người là như thế nào?
? Thể hiện của lòng yêu thương con người?
? Vì sao phải yêu thương con người?
- GVchốt lại: Yêu thương con người là:
Quan tâm , đối xử tốt, làm điều tốt với người khác, sẵn sàng giúp đỡ
người khác khi gặp hoạn nạn , khó khăn.
Chia sẻ , cảm thơng với những niềm vui, nỗi buồn và sự khhổ đau của
người khác.
Có yêu thương người khác, người khác mới yêu quý, giúp đỡ ta.
- GV bổ sung thêm: Những kẻ độc ác đi ngược lại lòng người sẽ bị người đời
khinh ghét, xa lánh, phải sống cô độc, và chịu sự dày vò của lương tâm.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa cho phần bổ sung trên.
- GV giải thích câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân”.
<b> II.Nội dung bài học:</b>
<i><b>1.</b></i> <i><b>Thế nào là yêu thương con người? ( mục a, Sgk/ 16)</b></i>
- GV sử dụng bảng phụ nêu câu hỏi:
? Em hãy khoanh tròn vào những biểu hiện của lòng yêu thương con người dưới
đây:
a. Ganh ghét đố kị.
b. Đồng cảm với nỗi đau của người khác.
c. Đem lại niềm vui cho người khác.
d. Giúp bạn làm bài kiểm tra.
e. Thản nhiên trước nỗi buồn của bạn.
f. Giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
g. Biết bạn làm sai nhưng mặc kệ bạn.
( Đáp án: b,c,f )
<b> 5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc bài và làm bài tập.
- Các tổ chuẩn bị xây dựng tình huống để sắm vai về lòng yêu thương con
người.
- Tiếp tục sưu tầm ca dao, tục ngữ về lòng yêu thương con người.
<b>...</b>
Ngày soạn: 09/9/2010
Ngày dạy: .../.../2010 Tiết PPCT: 6 Bài: 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI(tt)
<b>I.Mục tiêu bài học: Xem tiết 5</b>
<b>II.Nội dung: Xem tiết 5</b>
- Trang phục đơn giản để chơi sắm vai.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
- GV yêu cầu 5 HS lên thi xem ai tìm được nhiều ca dao, tục ngữ nói về lòng
yêu thương con người.
- Mỗi HS sẽ lần lượt đọc 1 câu ca dao, tục ngữ mà mình tìm được, cho đến hết.
Ai vẫn cịn đọc được thì được GV cho điểm.
<b>2.Giới thiệu chủ đề: bài cũ → bài mới.</b>
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động1: Thảo luận nhóm giúp HS phân biệt lịng u thương và</b>
<b>thương hại và trái với lịng u thương là gì.</b>
- GV phân HS làm 4 nhóm ngẫu nhiên:
Nhóm 1, 3: Phân biệt lịng u thương và lịng thương hại? Lấy ví dụ minh họa.
Nhóm 2, 4: Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó?
- HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV hướng HS hiểu:
<b>Lòng yêu thương</b> <b>Sự thương hại</b>
- Xuất phát từ tấm lòng vô tư,
trong sáng.
- Nâng cao giá trị con người.
- Động cơ vụ lợi, cá nhân.
- Hạ thấp giá trị con người.
Trái với yêu thương là:
- Căm ghét, căm thù, ghét bỏ.
- Con người sống với nhau mâu thuẫn, thù hận.
<b>b. Hoạt động 2: Chơi sắm vai để rèn luyện kỹ năng ứng xử.</b>
- Các tổ lần lượt lên sắm vai tình huống đã chuẩn bị được GV giao từ tiết trước.
- Tổ khác nhận xét, và cử người lên sắm vai xử lý tình huống mà tổ bạn đưa ra.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động sắm vai bằng cách cho điểm những tổ có
chuẩn bị tốt.
- GV hướng dẫn HS giải thích câu ca dao:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV yêu cầu HS nhắc lại phần nội dung bài học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập a, Sgk/ 16, 17.
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc bài và làm sửa phần bài tập vào vở.
- Xem và soạn bài cho tiết sau: Bài 6: “ Tơn sư trọng đạo”.
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ, chuyện kể về “ tôn sư trọng đạo”
<b>...</b>
Ngày soạn: 17/9/2010
Ngày dạy: .../.../2101 Tiết PPCT: 7 Bài: 7 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức:</b>
- Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu ý nghĩa của tơn sư trọng đạo và
vì sao phải tôn sư trọng đạo.
<b>2.Thái độ:</b>
- Giúp cho HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy, cô
giáo.
<b>3.Kỹ năng:</b>
Giúp cho HS tự rèn luyện để có thái độ tơn sư trọng đạo.
<b>II.Nội dung:</b>
- Tơn sư là thái độ tơn kính, biết ơn những thầy giáo, cơ giáo, những người đã
dạy mình.
- Tơn sư trọng đạo thể hiện ở việc tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng
đáng với cơng ơn dạy dỗ của thầy, cơ giáo. Đó cũng chính là sự đền ơn, đáp
nghĩa đối với người đã dạy mình.
- Tơn sư trọng đạo là truyền thống q báu của dân tộc ta.
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy học:</b>
- Sgv và Sgk GDCD 7.
- Những tấm gương về tôn sư trọng đạo.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là yêu thương con người?
2. Biểu hiện của lòng yêu thương con người?
3. Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người.
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
- GV nêu câu hỏi: Ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày này?
- HS trả lời.
- GV : Vậy để hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, biểu hiện của tôn sư trọng đạo,
tiết học hơm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
<b>3.Dạy học bài mới: Tích hợp chủ đề tháng 11 “Tơn sư trọng đạo”</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu phần truyện đọc:</b>
- HS đọc phần truyện đọc, Sgk/ 17,18.
- GV cho HS tìm hiểu phần truyện đọc thơng qua các câu hỏi sau:
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trị trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian?
? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ tình cảm và lịng kính trọng của lớp 7A
đối với thầy Bình?
? Từng HS kể lại những kỷ niệm thầy trị nói lên điều gì?
- HS thảo luận cả lớp các câu hỏi trên.
- GV nhận xét từng câu trả lời.
<i><b>I. Truyện đọc: “ Bớn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”, Sgk/ 17,18</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: Liên hệ thực tế bản thân HS .</b>
? Hãy kể những kỷ niệm sâu sắc nhất của em với 1 thầy cô giáo cũ.
? Bản thân em đã có những việc làm gì để tỏ lịng biết ơn với các thây cô đã dạy
dỗ em?
- HS lần lượt kể những kỷ niệm và nêu lên những việc làm thể hiện lịng biết ơn
với các thầy cơ đã dạy dỗ mình.
<b>c.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.</b>
? Em hiểu thế nào là tôn sư?
? Em hiểu thế nào là trọng đạo?
? Em hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
- HS phát biểu.
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS về biểu hiện của tôn sư trọng đạo lên bảng, và
nhận xét.
- GV u cầu HS giải thích câu tục ngữ: “ Khơng thầy đố mày làm nên”.
- GV nhận xét.
? Quan niệm của ngày nay về truyền thống tôn sư trọng đạo?
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo?
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học từ Sgk
- GV kết bài: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của đất nước ta. Thể
hiện lịng biết ơn với các thầy giáo, cơ giáo. Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong
tâm hồn mỗi người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày
càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Con người sống có nhân nghĩa, thủy
chung trước sau như một đó là đạo lý của cha ơng ta từ xưa.
Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô
giáo. Các thầy cô giáo không chỉ giúp chúng ta mở mang trí tuệ mà cịn giúp
chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trị, đạo làm người.
Vì vậy chúng ta phải làm tròn bổn phận của HS là chăm học, chăm làm, vâng lời
thầy cô giáo và lễ độ với mọi người.
<i><b>II. Nội dung bài học: Sgk/ 19.</b></i>
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- Cho HS sắm vai tình huống (4) của bài tập a, Sgk/19.
? Em có nhận xét gì về hành vi của bạn An trong tình huống trên?
- Hướng dẫn HS làm bài tập a, Sgk/ 19, bài tập c, Sgk/ 20.
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học bài và sửa bài tập, làm các bài tập vào vở.
- Xem và soạn bài 7: “Đoàn kết tương trợ”.
- Tìm câu ca dao, tục ngữ, danh ngơn, mẩu chuyện về đồn kết tương trợ.
<b>...</b>
Ngày soạn:25/9/2010
Ngày dạy: .../.../2010 Tiết PPCT: 8 Bài: 7 ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRƠ
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:</b>
-Thế nào là đoàn kết tương trợ.
-Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong
cuộc sống.
<b>2.Thái độ:</b>
Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
<b>3.Kỹ năng:</b>
Giúp HS biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đồn kết, tương trợ.
<b>II.Nội dung:</b>
- Cần phân biệt 2 nội dung của khái niệm này: đoàn kết và tương trợ.
- Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành
một việc nào đó.
- Đồn kết, tương trợ cùng với yêu thương mọi người là những phẩm chất truyền
thống của dân tộc. Cần mở rộng: Nhờ có đồn kết, u thương giúp đỡ lẫn
nhau mà dân tộc ta từ nghìn xưa đến nay đã chiến thắng biết bao kẻ thù xâm
lược.
- Trái đoàn kết là chia rẽ, trái với tương trợ là ích kỷ.
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy học:</b>
- Sgk và Sgv GDCD7
- Danh ngôn, ca dao, tục ngữ, câu chuyện về đoàn kết tương trợ.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là tơn sư trọng đạo?
2. Em đã có những việc làm nào thể hiện tôn sư trọng đạo?
- GV kể chuyện “ Bó đũa” để dẫn dắt HS vào chủ đề bài học.
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.</b>
- HS đọc phân vai truyện: “Một buổi lao động”, Sgk/ 20,21.
- GV hướng dẫn HS khai thác truyện đọc bằng các câu hỏi:
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?
? Thấy cơng việc lớp 7A chưa hồn thành, lớp trưởng 7B sang gặp lớp trưởng
7A và đã nói gì?
? Trước câu nói và việc làm của lớp trưởng 7B, lớp trưởng 7A như thế nào?
? Em hãy tìm những câu nói và hình ảnh chứng tỏ hai lớp đoàn kết, giúp đỡ
nhau.
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
- HS trả lời cá nhân và nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt những ý chính.
<b> I. Truyện đọc: “ Một buổi lao động”, Sgk/ 20,21.</b>
<b>b.Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và hướng dẫn HS rút ra nội dung bài</b>
<b>học.</b>
? Qua câu chuyện trên, em hiểu thế nào đồn kết tương trợ?
? Em hãy nêu biểu hiện của sự đoàn kết tương trợ? Liên hệ thực tế và bản thân
em để lấy ví dụ minh họa.
? Theo em, tại sao trong cuộc sống cần có sự đồn kết tương trợ?
- GV yêu cầu HS liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống
để chứng minh đoàn kết tương trợ đã giúp chúng ta thành cơng..
- GV hướng dẫn HS giải thích câu danh ngơn, ca dao.
? Trái với đoàn kết, tương trợ là gì?
- GV giúp HS phân tích trái với đoàn kết tương trợ.
<b> II. Nội dung bài học: </b>
- HS sắm vai, cả lớp nhận xét và đưa ra cách xử lý cho từng tình huống.
- GV nhận xét, hướng HS cách xử lý đúng.
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV dùng bảng phụ nêu câu hỏi:
? Những câu tục ngữ sau, câu nào nói về đồn kêt, tương trợ?
<b>4.</b> Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
<b>5.</b> Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
<b>6.</b> Chung lưng đấu cật.
<b>7.</b> Đồng cam cộng khổ.
<b>8.</b> Cây ngay không sợ chết đứng.
<b>10.Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.</b>
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc bài.
- HS sửa và làm những bài tập còn lại vào vở.
- Xem lại những bài đã học và bài tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
<b>...</b>
Ngày soạn: 01/10/2010
Ngày kiểm tra:.../.../2010 Tiết PPCT: 9 <b>KIỂM TRA 1 TIẾT </b>
<b> I. Mục tiêu bài học</b>:<b> </b>
<b> 1/ Kiến thức</b>:
- Kiểm tra kiến thức đã học từ bài 1 - 7.
- Trình độ nhận thức của HS
<b> 2/ Kỹ năng</b>:<b> </b>
- Làm bài tập thực hành, trắc nghiệm, thống kê lịch sử.
<b> 3/ Tư tưởng: </b>
<b> II. Phương tiện dạy học: </b>
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Bút , thước.
<b> III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: </b>
GV phát đề, hướng dẫn HS, HS tiến hành làm bài.
<b> IV. Kết thúc: </b>
- Nhận xét tiết kiểm tra.
Ngày soạn: 09/10/2010
Ngày dạy:…/…/2010 Tiết PPCT: 10 Bài: 8 KHOAN DUNG
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:</b>
-Thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.
-Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở
thành người có lịng khoan dung.
<b>2.Thái độ:</b>
Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, khơng định kiến
hẹp hịi.
<b>3.Kỹ năng:</b>
-Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư
-Sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
<b>II.Nội dung:</b>
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Nhưng nội dung của phẩm chất
khoan dung trong thời đại hội nhập ngày nay không chỉ là như vậy, mà đã mở
rộng. Nội dung cần khai thác ở bài này là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; là sự
chấp nhận người khác ( cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt đa dạng…),
ngay cả khi họ có lỗi lầm; là thái độ cơng bằng và vô tưđối với người khác, chống
lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người. Lòng khoan dung xuất phát
từ sự hiểu biết và cảm thông, từ lòng yêu thương tin tưởng vào bản chất tốt đẹp
của con người. Người có lịng khoan dung khơng đối xử nghiệt ngã, gay gắt, thô
bạo mà luôn chân thành, cởi mở, thân ái với mọi người. Mặt khác, khoan dung
khơng có nghĩa là thỏa hiệp vơ ngun tắc.với các quan điểm sai trái, tội lỗi.
Khoan dung cũng khơng có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng.
- Khoan dung là một đức tính cao đẹpvà có ý nghĩa to lớn vì nó giúp con người
dễ dàng sống hịa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trị và uy tín cá
nhân trong XH. Mặt khác, khoan dung cịn góp phần làm cho đời sống XH trở nên
lành mạnh, tránh được những va vấp, bất đồng gây xung đột, căng thẳng có hại
cho XH. Liên hợp quốc đã lấy năm1995 là năm Quốc tế của lòng khoan dung trên
cơ sở bđề cao lịng khoan dung, coi đó là nhân tố cần thiết cho Hịa bình Thế giới,
vì khoan dung là phương pháp để thiết lập và giữ gìn hịa bình, chống lại mọi
hành vi bạo lực hoặc phân biệt đối xử với con người.
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy học:</b>
- SGV và SGK GDCD 7.
- Bảng phụ + phiếu học tập.
- Tình huống, câu chuyện về lịng khoan dung.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Giới thiệu chủ đề:</b>
người. Nguyên nhân của điều đó là gì và làm thế nào để tránh được? Để hiểu được
vấn đề này, chúng ta cùng vào bài mới.
<b>2.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: “ Hãy tha lỗi cho em”.</b>
- Cho HS đọc truyện theo cách phân vai.
- GV hướng dẫn cả lớp thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? Về sau có sự thay đổi
như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
? Em có nhận xét gì về việc làm của cơ giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
? Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
? Theo em đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
- GV ghi nhanh các ý kiến trả lời các câu hỏi của HS lên bảng và nhận xét, chốt
ý.
<i><b>I. Truyện đọc: “ Hãy tha lỗi cho em”, Sgk/ 23, 24.</b></i>
<i><b> - Bài học qua câu chuyện: </b></i>
<i><b> * Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác.</b></i>
<i><b> * Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm rèn cách ứng xử thể hiện lịng khoan</b>
<b>đung.</b>
- HS chia làm 4 nhóm thảo luận câu hỏi trên phiếu học tập và trình bày lên bảng
phụ.
Nhóm 1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
Nhóm 2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực
hiện nhiệm vụ ở lớp, ở trường?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột?
Nhóm 4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên sử xự thế nào?
- HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả lên bảng phụ và cử đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV đánh giá, phân tích vấn đề trên cơ sở sự trình bày của HS và chốt ý: Biết
lắng nghe người khác là bước đầu tiên, quan trọng hướng tới lịng khoan dung.
Nhờ có lịng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu.
<b>c.Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học:</b>
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học theo các câu hỏi gợi ý:
? Khoan dung là gì?
? Ý nghĩa của lịng khoan dung?
- Hướng dẫn HS giải thích câu tục ngữ, danh ngơn.
<i><b> II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b>1. Thế nào là khoan dung? ( mục a, Sgk/ 25)</b></i>
<i><b>2. Ý nghĩa và cách rèn luyện lòng khoan dung? ( mục b, Sgk/ 25)</b></i>
<b>3.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
<b>4.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc bài.
- Làm các bài tập còn lại.
- Xem và soạn bài cho tiết sau: bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa.
- Tìm hiểu tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em.
<b>………..</b>
Ngày soạn: 16/10/2010
Ngày dạy:…/…/2010 Tiết PPCT: 11-Bài: 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:</b>
- Nội dung và ý nghĩa của gia đình văn hóa.
- Mối quan hệ giữa quy mơ gia đình và chất lượng đời sống gia đình.
- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
<b> 2.Kỹ năng:</b>
Giúp HS biết giữ gìn hạnh phúc gia đình, biết tránh những thói xấu có hại, thực
hiện bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
<b>3.Thái độ:</b>
Hình thành ở HS tình cảm u thương, gắn bó, q trọng gia đình, mong muốn
tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
<b>II.Nội dung:</b>
Những kiến thức cơ bản:
- Thế nào là gia đình văn hóa.
- Bồn phận và trách nhiệm của các thành viên trong việc xây dựng gia đình văn
hóa.
- Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
- HS phải làm thế nào để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
1. Xây dựng gia đình văn hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Mục tiêu của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa như Báo cáo chính trị tại
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII đã nêu: “ Xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh
của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc
Ngày nay, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa có 4 nội dung tiêu chuẩn,
cơ bản sau:
1. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hóa
lành mạnh.
3. Đồn kết xóm giềng.
4. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Cần chú ý những điểm sau;
kiện của địa phương.Vì vậy , GV phải tìm hiểu nội dung tiêu chuẩn cụ thể của gia
đình văn hóa theo quy định của địa phương để vận dụng vào bài học.
- Nói đến gia đình văn hóa, trước hết là nói đến đời sống văn hóa – tinh thần của
gia đình, thể hiện ở những diểm như:
Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu,
chăm sóc nhau; có nền nếp gia phong, trên kính dưới nhường, con cái ngoan
ngỗn, hiếu thảo, khơng khí gia đình đầm ấm, hịa thuận.
Sinh hoạt văn hóa, tinh thần gia đình lành mạnh, tích cực học tập, không
sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
- Để có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú, không thể khơng có cơ sở của
nó là đời sống vật chất gia đình.. Vì vậy, để xây dựng gia đình văn hóa, mọi
thành viên gia đình phải tích cực lao động, tùy theo khả năng, sức lực của
mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống của gia đình, làm cho đời
sống gia đình ngày càng đầy đủ, no ấm.
2. Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình có mối quan hệ chặt
chẽ. Nhưng cần giúp HS hiểu rằng, không phải cứ đời sống vật chất cao thì đời
sống tinh thần của gia đình cũng cao.
Thực tế cho thấy, có những gia đình giàu có nhưng bất hạnh vì các thành viên
trong gia đình khơng thực hiện tốt bổn phận của mình hoặc ăn chơi đua địi, sa
vào những thói hư tật xấu, làm tổn hại đến danh dự của gia đình. Ngược lại có
những gia đình khơng giàu, thậm chí cịn khó khăn về kinh tế nhưng hạnh phúcvì
mọi người thương yêu nhau, thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình. Vì
vậy, để có một gia đình hạnh phúc, mỗi thành viên phải rèn luyện và nỗ lực trong
hành động.
3. Dạy bài này phải yêu cầu gắn với kế hoạch hóa gia đình. Trước hết, cần giúp
HS hiểu quy mơ gia đình nhỏ ( ít con) mới có điều kiện nâng cao chất lượng đời
sống gia đình, từ đó các em hiểu để xây dựng gia đình văn hóa phải thực hiện kế
hoạch hóa gia đình ( sinh ít con và biết quản lý gia đình).
Trong cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình mà mục tiêu là sinh ít con, thực
hiện quy mơ gia đình nhỏ thì việc xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng
con trai hơn con gái là điều quan trọng vì chính tư tưởng đó là một trở lực lớn.
Cần phải hình thành ở HS cách nhìn đúng đắn đối với vấn đề này và có thể đóng
góp trong việc vận động gia đình và những người xung quanh.
- SGK và SGV GDCD 7.
- Giấy chứng nhận gia đình văn hóa.
- Tranh ảnh về gia đình.
- Tiêu chuẩn về gia đình văn hóa ở địa phương.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là khoan dung?
2. Cách rèn luyện lòng khoan dung?
3. Làm bài tập d, Sgk/ 29
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
- GV giới thiệu giấy chứng nhận gia đình văn hóa.
? Theo em hiểu thế nào là gia đình văn hóa?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài mới: để tìm hiểu rõ hơn thế nàolà gia đình văn hóa, là một
gia đình văn hóa thì cần có những tiêu chuẩn gì, có ý nghĩa ra sao đối với mỗi
người và XH, chúng ta sẽ vào bài mới hôm nay.
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>aHoạt động 1: Tìm hiểu truyện.</b>
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm truyện: “ Một gia đình văn hóa”.
- GV hướng dẫn HS khai thác nội dung câu chuyện thông qua tổ chức thảo luận
cả lớp các câu hỏi:
? Gia đình cơ Hịa có mấy người? Thuộc mơ hình gia đình như thế nào?
? Đời sống tinh thần của gia đình cơ Hịa ra sao?
? Gia đình cơ Hịa đối xử như thế nào đối với bà con làng xóm?
? Gia đình cơ Hịa đã làm tốt nhiệm vụ cơng dân như thế nào?
- Cá nhân phát biểu, cả lớp nhận xét , bổ sung. GV nhận xét, chốt lại lại những
nội dung chính.
<i><b>I. Truyện đọc: “ Một gia đình văn hóa”, Sgk/ 26, 27.</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: Phát triển nhận thức cho HS về quan hệ giữa đời sống vật</b>
<b>chất và đời sống tinh thần.</b>
- GV đưa ra tình huống: Gia đình cơ Mai có 2 đứa con trai. Vợ chồng cô thường
hay gây gỗ, chồng cô Mai khi say rượu thường đập phá, chửi bới, 2 con của cô
không lễ phép trong xưng hô.
? Em hãy nhận xét về gia đình trên?
? Em hãy nêu còn những dạng gia đình nào mà em biết?
- HS nhận xét tình huống và nêu ví dụ các dạng gia đình mình biết dưới sự
hướng dẫn của GV, ví dụ như:
Gia đình khơng giàu, nhưng mọi người yêu thương nhau
Gia đình giàu, nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu, con hư.
- GV nhận xét, phân tích bổ sung.
? Thế nào là một gia đình văn hóa?
- GV khẳng định: Nói đến gia đình văn hóa là nói đến đời sống vật chất và tinh
thần. Đó là sự kết hợp hài hịa tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc
sẽ góp phần tạo nên XH ổn định và văn minh.
? Em hãy nêu tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em?
<i><b>II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b>1. Thế nào là gia đình văn hóa? ( mục a, Sgk/ 28)</b></i>
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV hướng dẫn HS làm bài tập b,d Sgk/ 29.
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học phần nội dung bài đã học và xem lại phần nội dung bài học còn lại.
- Làm tất cả các bài tập vào vở.
- Chia nhóm HS và giao câu hỏi yêu cầu về nhà làm việc theo nhóm.
- Mỗi tổ chuẩn bị sắm vai 1 tình huống về nội dung bài học.
<b>……….</b>
Ngày soạn: 23/10/2010
Ngày dạy:…/…/2010 Tiết PPCT: 12-Bài: 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
<b>II.Nội dung: Xem tiết 11.</b>
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
Bảng thảo luận, bút lông.
Trang phục đơn giản để sắm vai.
<b>III.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào lầ gia đình văn hóa?
2. Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương em?
3. Làm bài tập c, Sgk/ 29.
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
Qua tiết học trước chúng ta đã hiểu như thế nào là gia đình văn hóa. Vậy mỗi
thành viên trong gia đình phải làm thế nào để có thể xây dựng gia đình mình
thành gia đình văn hóa và gia đình văn hóa có ý nghĩa gì đối với cá nhân, gia
đình và XH? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong tiết học hôm nay.
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa</b>
<b>và bổn phận, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, trong đó có trẻ</b>
<b>em.</b>
- GV chia HS làm 6 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa nhhư thế nào đối với mỗi người,
đối với gia đình và tồn XH?
Nhóm 3: Trong gia đình, mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác
nhau. Làm thế nào để có được sự hịa thuận trong gia đình?
Nhóm 4: Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hóa? Nếu có thì tham gia
như thế nào?
Nhóm 5: Vì sao con cái hư hỏng là bất hạnh lớn nhất của gia đình? Lấy ví dụ?
Nhóm 6: Vì sao Xu – khơm – lin – xki nói: “…gia đình có thể phịng ngừa những
đứa con hư như phịng ngừa hỏa hoạn. Điều này không chỉ tùy thuộc vào cha mẹ
các em mà còn tùy thuộc vào các em là những đứa con”?
- HS làm việc theo nhóm, trình bày kết quả vào bảng thảo luận và cử đại diện
trình bày.
- Đại diện nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và phân tích, bổ sung cho từng câu hỏi và hướng dẫn HS rút ra
nội dung bài học.
<i><b>2. Trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa?</b></i>
<i><b>( mục b, Sgk/ 29)</b></i>
<i><b> 3.Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? ( mục c, Sgk/ 29)</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: HS tự liên hệ, đánh giá việc góp phần xây dựng gia đình văn</b>
<b>hóa của bản thân.</b>
- GV u cầu HS ghi ra giấy:
Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
Những việc em dự kiến sẽ làm.
- GV cho HS ( 1 vài em) trình bày bài của mình, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS cả lớp tự hoàn thiện bản kế hoạch tham gia xây dựng gia đình văn hóa của
mình.
- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
<i><b> 4. Trách nhiệm của HS ( mục d, Sgk/29)</b></i>
<b>c.Hoạt động 3: HS chơi sắm vai để rèn luyện cách ứng xử trong gia</b>
<b>đình.</b>
- Mỗi tổ lần lượt lên trình bày phần tình huống đã chuẩn bị.
- Các tổ cịn lại nhận xét và giải quyết tình huống.
- GV theo dõi, nhận xét và cho điểm tổ đã có sự chuẩn bị tốt và giải quyết tình
huống hay.
<b>4.Củng cố luyện tập tại lớp:</b>
- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong Sgk/29
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- Học thuộc phần nội dung bài học.
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy:…/…/2010 Tiết PPCT: 13-Bài: 10 GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY
<b> TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH DÒNG HỌ</b>
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:</b>
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ và ý
nghĩa của nó.
- Hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ.
<b>2.Kỹ năng: Giúp HS:</b>
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình cần phát huy và những tập tục
lạc hậu cần xóa bỏ.
- Phân biệt được hành vi đúng và sai đối với truyền thống của gia đình, dịng
họ.
- Biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ.
<b>3.Thái độ:</b>
- Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dịng họ.
- HS biết ơn các thế hệ đi trước và mong muốn làm rạng rỡ truyền thống gia
đình, dịng họ.
<b>II.Nội dung:</b>
Bài học gồmg 3 nội dung cơ bản:
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ.
- Ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ.
- Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn, phát huy truyền
thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ.
a. Dạy bài này, cần giúp HS hiểu con người ai cũng có cội nguồn, đó là gia đình,
dịng họ, rộng hơn cả là dân tộc. Truyền thống là những giá trị tinh thần được
hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm
những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Truyền thống có thể phân thành nhiều loại như sau:
- Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất, tri thức khoa học như kinh
nghiệm trồng lúa nước, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam…
- Truyền thống đạo đức bao hàm các chuẩn mực trong các mối quan hệ của con
người đối với bản thân, đối với người khác và đối với công việc ( như cần cù
lao động, yêu nước chống giặc ngoại xâm, thương người như thể thương
thân…)
b. Mỗi gia đình, dịng họ có những truyền thống tốt đẹp riêng. Truyền thống là
sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng
rỡ thêm truyền thống đó. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ
là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì
được hưởng. Đó là đạo lý của người Việt Nam. Đồng thời, giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ là góp phần làm phong phú, tăng
thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7.
- Tranh ảnh về các nghề truyền thống
- Phiếu học tập, bảng thảo luận, bút lông.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là gia đình văn hóa? Mỗi người trong gia đình cần làm gì để góp
phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa?
2. HS góp phần xây dựng gia đình gia đình văn hóa bằng cách nào?
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
- GV giới thiệu cho HS quan sát ảnh về làng gốm Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm
Mỹ Nghiệp.
Truyền thống lâu năm.
Có ý nghĩa về kinh tế và văn hóa.
→ Cần giữ gìn và phát huy. → Bài mới.
<b>3.Dạy học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện.</b>
- HS đọc truyện : “ Truyện kể từ trang trại”
- GV hướng dẫn HS khai thác nội dung truyện qua hệ thống câu hỏi:
? Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở
truyện đọc thể hiện như thế nào?
? Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì?
? Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ tơi” đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp
của gia đình?
? Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
- HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi và kết luận phần truyện đọc: Sự lao
động không mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng và của nhân dân
ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại
hay chờ vào người khác mà phải đi lên bằng sức lao động của chính mình.
<i><b> I. Truyện đọc: “ Truyện kể từ trang trại”, Sgk/ 30</b></i>
<b>b.Hoạt động 2: Thông qua liên hệ bản thân để hướng dẫn HS rút ra nội</b>
<b>dung bài học.</b>
- GV giải thích thế nào là truyền thống.
? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dịng họ?
? Gia đình em có những truyền thống tốt đẹp nào? Khi nói về truyền thống tốt
đẹp của gia đình, dịng họ của mình, em có cảm xúc gì?
? Truyền thống của gia đình, dịng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như
thế nào?
? Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dịng họ? Cần phê phán biểu hiện sai trái gì?
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
c. Hoạt động 3: Tích hợp chủ đề “Chăm ngoan học giỏi” <i>(theo tài liệu của</i>
<i>BGH cung cấp)</i>
<b> II. Nội dung bài học:</b>
<i><b>1. Thế nào là giữ gìn và phát huy tr̀n thớng tớt đẹp của gia đình,</b></i>
<i><b>dịng họ? ( mục a, Sgk/ 31)</b></i>
<i><b>2. ý nghĩa của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ</b></i>
<i><b>(mục b, Sgk/ 31)</b></i>
<i><b>3. Trách nhiệm của HS ( mục c, Sgk/ 31)</b></i>
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV phát phiếu học tập cho HS làm bài tập c.
- HS làm bài nhanh vào phiếu. GV thu lại phiếu và sửa bài.
- Đáp án: 1, 2, 5.
- GV cho điểm HS có bài giải nhanh và đúng nhất.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập b và giúp HS phân biệt 1 số tập tục lạc hậu cần
xóa bỏ.
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc phần nội dung bài học.
- Xem và soạn bài cho tiết sau: bài 11: Tự tin.
<b>………</b>
Ngày soạn: 06/11/2010
Ngày dạy:…/…/2010 Tiết PPCT: 14 – Bài: 11 TỰ TIN
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:</b>
- Thế nào là tự tin.
- Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
- Cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin.
- Nhận biết được biểu hiện của tính tự tin của bản thân và ở những người xung
quanh.
- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và những công việc cụ thể của
bản thân.
<b>3.Thái độ:</b>
Cần phân biệt giữa tự tin, tự lực và tự lập là ba khái niệm rất gần nhau để
hướng dẫn HS khai thác chủ đề cho thật sát.
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. Trước một cơng việc, một dự
định nào đó, con người tin rằng mình có thể vượt qua khó khăn, trở lực để đạt đến
mục đích.
- Tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của bản thân.
- Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, khơng sống dựa, sống bám vào
người khác.
Giữa tự tin, tự lực và tự lập có quan hệ chặt chẽ. Người có tính tự tin mới có
thể tự lực, tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, tính tự tin đối với con người là rất quan
trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Tự tin là khởi nguồn của mọi
thành công trong cuộc đời, giúp con người thực hiện được những ước mơ cao
đẹp.
<b>III.Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGV và SGK GDCD7.
- Bảng thảo luận + bút lông.
- Phiếu học tập.
- Những tấm gương thể hiện lòng tự tin.
<b>IV.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>
4. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng
họ?
5. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dịng họ?
6. Trách nhiệm của HS đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình, dịng họ?
<b>2.Giới thiệu chủ đề:</b>
? Em hãy giải thích 2 câu tục ngữ sau:
“ Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo”
- <i>Khuyên chúng ta phải có lịng tự tin trước khó khăn, khơng nản lịng, chùn</i>
<i>bước.</i>
<i> “ Có cứng mới đứng đầu gió”</i>
- <i>Nhờ có lịng tự tin và quyết tâm thì con người mới dám đương đầu với khó</i>
<i>khăn, thử thách.</i>
- HS giải thích.
- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Như vậy lòng tự tin sẽ giúp con
người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì?
Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học hơm
nay.
<b>3.Dạy bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện.</b>
- HS đọc truyện “ Trịnh Hải Hà và chuyến du lịch Xin – ga – po”
- GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận:
Nhóm 3: Em hãy nêu biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà?
Nhóm 4: Vì sao con người cần phải tự tin? Làm thế nào để có thể tự tin trong
cuộc sống?
- HS làm việc theo nhóm, ghi nhanh lên bảng thảo luận và cử đại diện trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung:
<b> Truyện đọc: “ Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin – ga – po”, Sgk/ 33.</b>
<b>b.Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học:</b>
? Qua câu chuyện về bạn Trịnh Hải Hà, em hiểu thế nào là tự tin?
? Em sẽ rèn tính tự tin như thế nào?
- HS trả lời cá nhân, GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
<i><b> II. Nội dung bài học: </b></i>
<i><b>1. Thế nào là tự tin? ( mục a, Sgk/ 34.)</b></i>
<i><b>2. Ý nghĩa của tự tin? ( mục b, Sgk/ Sgk/34)</b></i>
<i><b>3. HS cần rèn luyện tính tự tin như thế nào? ( mụcc, Sgk/ 34).</b></i>
<b>c.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm nhằm phát triển kỹ năng nhận biết những</b>
<b>biểu hiện của tính tự tin và kỹ năng ứng xử trước những tình huống địi hỏi</b>
<b>tính tự tin.</b>
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Tự tin khác với tự cao, tự đại và khác với tự ti như thế nào?
Nhóm 2: Tự tin khác với rụt rè, a dua, ba phải như thế nào?
Nhóm 3: Người tự tin chỉ 1 mình quyết định công việc, không cần nghe ai, không
cần hợp tác với ai. Em có đồng ý với ý kiến như vậy khơng? Vì sao?
Nhóm 4: Trong hồn cảnh nào con người cần có tính tự tin?
Nhóm 5: Để có thể suy nghĩ và hành động 1 cách tự tin, con người cần có những
phẩm chất và những điều kiện gì?
Nhóm 6: Hãy xây dựng một tình huống cần thể hiện tính tự tin và sắm vai tình
huống đó.
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Cả lớp trao đổi, góp ý, bổ sung.
- GV chốt lại đáp án đúng của mỗi câu hỏi.
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV yêu càu mỗi HS làm bài tập b, SGK/ 34, 35.
- Yêu cầu 2, 3 HS lên bảng làm bài tập.
- HS cả lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 8.
- Hướng dẫn HS làm bài tập d, Sgk/ 35.
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- Học thuộc phần nội dung bài học.
- Sửa lại các bài tập và làm những bài tập còn lại vào vở.
Ngày soạn: 13/11/2010
Ngày dạy:…/…/2010 Tiết PPCT: 17+18 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
<b>I. Mục tiêu bài học:</b>
<b>1. Kiến thức: Giúp HS </b>
- Ôn lại các kiến thức về thực hiện trật tựan tồn giao thơng.
- Lịng tự hào về truyền thống của quê hương.
<b> 2. Kỹ năng: Giúp HS:</b>
- Nhận biết tín hiệu, chức năng của các loại biển báo giao thông, hệ thống tín
hiệu đèn giao thơng.
- Nhận biết những hành vi vi phạm luật giao thông.
- Giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
<b>3. Thái độ:</b>
- Có thái độ đúng đắn khi tham gia giao thông.
- Biết phân biệt các hành vi sai của những người tham gia giao thông và lên án,
nhắc nhở.
- Uống nước nhớ nguồn.
<b>II.Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- Bảng thảo luận, bút lông, trang phục đơn giản để sắm vai.
- Cuốc, xô múc nước.
<b>III.Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>*Tiết 17:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là tự tin?
2. ý nghĩa của tự tin?
3. làm thế nào để rèn tính tự tin?
<b> 2. Giới thiệu bài mới:</b>
GV đưa ra một số dữ kiện về tai nạn giao thông để khẳng định vai trị của việc
giữ an tồn giao thơng. Vì vậy chúng ta cần có hiểu biết về luật giao thơng và thực
hiện đúng theo luật.
<b>3. Dạy – học bài mới:</b>
<b> a.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn </b>
<b>giao thông</b>
- GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận.
? Em hãy tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thơng?
- HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả thảo luận và cử đại diện trình bày.
- GV hướng dẫn cả lớp chốt lại những nguyên nhân chính
<b> 1. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thơng:</b>
<b>- Không biết luật.</b>
<b>- Ý thức tham gia giao thơng cịn kém.</b>
<b>b.Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống báo hiệu giao thơng:</b>
? Hệ thống đèn giao thơng có mấy loại? Ý nghĩa của từng cái?
? Có mấy loại biển báo giao thông? Nêu dấu hiệu nhận biết và ý nghĩa của từng
loại biển bào?
<i><b>c.</b></i> <b>2. Tín hiệu đèn giao thơng:</b>
- <i><b>Đèn vàng: đi chậm lại.</b></i>
- <i><b>Đèn đỏ: Dừng lại.</b></i>
- <i><b>Đèn dành cho người đi bộ: xanh hoặc đỏ.</b></i>
<i><b>2. Biển báo giao thông:</b></i>
- <i><b>Biển báo cấm.</b></i>
- <i><b>Biển báo nguy hiểm.</b></i>
- <i><b>Biển chỉ dẫn.</b></i>
- <i><b>Biển báo hiệu lệnh.</b></i>
<b>c.Hoạt động 3: Một số điều luật giao thông đường bộ</b>
- GV hướng dẫn HS ôn lại một số điều luật về giao thông đường bộ. Đặc biệt là
những điều luật đã học ở GDCD 6.
<b>d.Hoạt động 4: Chơi sắm vai tình huống về an toàn giao thông</b>
- GV yêu cầu HS lên diễn tình huống đã chuẩn bị trước.
- HS cả lớp nhận xét và nêu ra cách giải quyết tình huống.
- GV nhận xét, bổ sung.
<b>4.Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- Nêu những nguyên nhân chiinhs đãn đến tai nạn giao thông?
- Biện pháp để khắc phục tình trạng tai nạn giao thơng?
<b>5.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
Chuẩn bị các dụng cụ: cuốc, xơ tưới nước, cây cảnh…Tiết sau chăm sóc Đài
tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.
<b>*Tiết 18: Tiến hành chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ</b>
- Giáo viên nhận lớp, Nhắc nhỡ các cơng việc tiến hành chăm sóc Đài tưởng
niệm các anh hùng liệt sỹ; Phân công từng nhóm học sinh làm từng cơng việc; kiểm
tra số lượng học sinh và các dụng cụ học sinh mang theo.
- Giáo viên dẫn học sinh đi và tiến hành làm.
- Sau buổi làm, giáo viên nhận xét tình hình qua thời gian làm việc và dẫn học
sinh về lớp.
Ngày soạn: 26/11/2010
Ngày dạy:…/…/2101 Tiết PPCT: 15 ÔN TẬP HỌC KÌ 1
<b>I.Mục tiêu bài học:</b>
<b>1.Kiến thức: Giúp HS ôn và hệ thống lại kiến thức đã học</b>
<b>2.Kỹ năng: Giúp HS biết kẻ bảng hệ thống hóa kiến thức và rèn cho HS ký năng</b>
làm các dạng bài tập, xử lý các tình huống.
<b>3.Thái độ: HS ý thức được tầm quan trọng của học tập và thi cử.</b>
<b>II. phương tiện dạy Tài liệu và – học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7.
- Bảng phụ.
<b>III. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>1.Dạy – học bài mới:</b>
<b>a.Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết:</b>
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng liệt kê nội dung đã học
Bài
học Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa Cách rèn, trách
nhiệm
Giản
dị
….
<b>b.Hoạt động 2: Rèn kỹ năng làm các dạng bài tập, xử lý tình huống.</b>
- GV dùng bảng phụ nêu ra tình huống và 1 số dạng bài tập, yêu cầu HS cả lớp
nhận xét, gải quyết.
- GV nhận xét, bổ sung.
<b>I. Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS tiếp tục hoàn chỉnh bảng hệ thống kiến thức.
Ngày soạn: 27/11/2010
Ngày kiển tra: .../.../2010
<b> Tiết PPCT: 16</b> KIỂM TRA HỌC KỲ I
<b>I. MỤC TIÊU: </b>
<b>1. Về kiến thức: </b>
- HS nắm được hệ thống kiến thức đã được học trong chương trình HKI và tự
đánh giá được khả năng học tập của mình.
<b>2. Về kỹ năng: HS trình bày logic, khoa học bài làm.</b>
<b>3.Về giáo dục : Hoàn thiện khả năng tự nhận biết, tự học và tự đánh giá được</b>
hành vi của mình.
<b>II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :</b>
<b>III. PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC ;</b>
<b>1. Kiểm tra Sĩsố lớp:</b>
2. Phát đề kiểm tra học kỳ
3. Thu bài và nhận xét.
Tiết PPCT: 19 Bài 12:<b> SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH.</b>
Ngày soạn: 4/01/09
Ngày dạy: 5/01/09
<b>A.</b> <b>Mục tiêu bài học:</b>
I. <b>Kiến thức:</b> Giúp HS hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Ý nghĩa của việc thực hiện sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả cơng việc, đối với
việc thực hiện dự định, mơ ước của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai
đoạn CNH, HĐH.
<b>II. Kỹ năng:</b>
Hình thành ở HS kỹ năng xây dựng kế hoạch làm việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và
kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch
<b>III. Thái độ:</b>
Rèn cho HS có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu,
thói quen làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tùy tiện ở những người xung
quanh.
<b> B. Nội dung:</b>
Cần giúp HS thực hiện được cả 3 mục tiêu: có nhận thức đúng đắn, có kỹ năng lập kế hoạch
và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, có thái độ đúng, có nhu cầu và thói quen, quyết tâm thực
hiện làm việc theo kế hoạch. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của bài phải đạt được là HS biết lập
kế hoạch và có thói quen, có ý chí làm việc theo kế hoạch đã định.
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>II. Kiểm tra bài cũ: </b>Kiểm tra vở soạn.
<b>III. Giới thiệu chủ đề:</b>
Quân thường dậy muộn và có thói quen làm việc gì cũng rề rà, khơng để ý theo một giờ
giấc nhất định. Vì vậy Quân thường hay bị trễ học hay không kịp học bài, làm bài khi đến
lớp.
? Em có nhận xét gì về bạn Quân?
- HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài mới.
<b>IV. Dạy – học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu thơng tin.</b>
- GV kẻ bảng kế hoạch trong Sgk/36 vào bảng phụ để HS dễ quan sát.
- GV đặt câu hỏi để HS khai thác bảng kế hoạch.
? Em có nhận xét gì về thời gian biểu của bạn Hải Bình?
? Cột dọc của bảng kế hoạch thể hiện điều gì?
- <i>Cột dọc thể hiện thời gian trong ngày và nội dung công việc của một ngày.</i>
? Cột ngang của bảng kế hoạch thể hiện điều gì?
- <i>Cột ngang thể hiện thời gian trong tuần và là nội dung công việc của một tuần.</i>
? Nội dung đã cân đối chưa? ( giữa nội dung giáo dục toàn diện ở nhà trường, gia đình và
XH; học văn hóa với các hoạt động khác.)
- <i>Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi, giải trí.</i>
? Bảng kế hoạch của bạn Bình có hợp lý hay thiếu gì khơng, chỗ nào q thừa?
- <i>Kế hoạch chưa hợp lý và thiếu:</i>
<i> + Thiếu ăn, ngủ, thể dục.</i>
<i> + Xem ti vi nhiều.</i>
? Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
- <i>Có ý thức tự giác và ý thức tự chủ.</i>
- <i>Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở.</i>
? Em thử dự đốn xem với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
- <i>Hải Bình sẽ chủ động trong cơng việc.</i>
- <i>Khơng lãng phí thời gian.</i>
- <i>Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, khơng bỏ sót cơng việc.</i>
<i><b> I. Thông tin: Sgk/ 35, 36.</b></i>
<i><b>II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b>1.Thế nào là làm việc có kế hoạch? ( mục a, Sgk/ 36).</b></i>
<b>2. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để xác định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế một </b>
<b>bản kế hoạch trong một ngày, một tuần.</b>
- GV treo bảng phụ treo kế hoạch của Vân Anh ( bài tập b, Sgk/ 37.)
- GV chia HS làm 2 nhóm thảo luận câu hỏi:
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.?
Nhóm 2: So sánh kế hoạch của hải Bình và Vân Anh.
<i>N1: + Cột dọc là công việc các ngày trong tuần.</i>
<i> + Cột ngang là công việc của công việc và thời gian của công việc trong ngày.</i>
<i> + Quy trình hoạt động từ 5 giờ đến 23 giờ.</i>
<i> + Nội dung công việc đầy đủ, cân đối ( học tập ở trường, lao động giúp gia đình, tự học, </i>
<i>sinh hoạt tập thể…)</i>
<i> N2: So sánh 2 bảng kế hoạch:</i>
- <i>Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối, hợp lý, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn.</i>
- <i>Kế hoạch của Hải Bình: Thiếu nagyf, dài, khó nhoỷ, ghi cơng việc cố định lặp đi, lặp lại.</i>
? GV từ ưu nhược điểm của 2 bảng kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh
các nhược điểm trên?
- <i>Cả 2 bảng kế hoạch cịn thiếu ngày nên có thể nhầm lẫn lịch tuần này với lịch của tuần </i>
<i>khác.</i>
- <i>Cả 2 bảng kế hoạch cịn q dài, khó nhớ, những việc lặp đi, lặp lại vào giờ cố định hằng </i>
- GV dùng bảng phụ giới thiệu bảng kế hoạch mẫu cho HS quan sát và phân tích.
? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
? Yêu cầu của một bảng kế hoạch?
<i><b> 2.Yêu cầu của một bảng kế hoạch? ( mục c, Sgk/36,37.)</b></i>
<b>IV. Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
2. Yêu cầu của một bảng kế hoạch?
<b>V.</b> <b>Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc phần nội dung đã học.
- Làm phần bài tập trong Sgk.
- Mỗi HS lập bảng kế hoạch tuần 20.
Tiết PPCT: 20 Bài 12:<b> SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH. ( tt)</b>
Ngày soạn: 11/01/09
Ngày dạy: 12/01/09
A. <b>Mục tiêu bài học:</b> Xem tiết 19.
B. <b>Nội dung: </b> Xem tiết 19
<b>C.</b> <b>Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- Bảng thảo luận, bút lơng.
- 4 cái bình: 1 cấi trống; 1 cái đựng cát; 1 cái đựng sỏi nhỏ; 1 cái đựng đá lớn.
<b>D.</b> <b>Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
2. Yêu cầu của một bảng kế hoạch?
3. Kiểm tra kế hoạch tuần 20.
II. <b>Giới thiệu chủ đề:</b> liên hệ tiết trước để dẫn dắt vào tiết học mới.
<b>III. Dạy - học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của làm việc có kế hoạch.</b>
- GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận:
Nhóm1: Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc khơng có kế hoạch?
Nhóm 2: Trong q trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
Nhóm 3: Làm thế nào thực hiện được theo kế hoạch đã đặt ra?
Nhóm 4: Giao 4 cái bình mà GV đã chuẩn bị yêu cầu HS tìm cách để cho tất cả cát, sỏi, đá vào
hết trong bình cịn trống.
<i>N1: Những điều có lợi khi thực hiện theo kế hoạch:</i>
- <i>Rèn luyện ý chí, nghị lực.</i>
- <i>Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì.</i>
- <i>Kết quả rèn luyện, học tập tốt.</i>
- <i>Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức, đạt kết quả cao trong công việc…</i>
- <i>Thầy cô, cha mẹ yêu quý…</i>
<i>Những điều có hại khi khơng thực hiện theo kế hoạch:</i>
- <i>Ảnh hưởng đến người khác.</i>
- <i>Việc làm tùy tiện.</i>
- <i>Kết quả kém.</i>
<i>N2: Khó khăn sẽ gặp phải: Phải tự kiềm chế hứng thú, ham muốn, đấu tranh với cám dỗ bên </i>
<i>ngoài.</i>
<i>N3: Vượt khó, kiên trì, sáng tạo; Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi </i>
<i>cần thiết.</i>
<i>N4: lần lượt cho đá, sỏi, rồi đến cát.</i>
- GV: Chiếc bình trống xem như quỹ thời gian của mỗi người; Cát, sỏi đá là những công việc
lớn nhỏ khác nhau.
- Nếu không biết sắp xếp thời gian, kế hoạch cho phù hợp thì ta sẽ để những việc nhỏ nhặt
chiếm hết thời gian của mình mà không kịp làm những việc lớn. Hiệu quả công việc sẽ kém đi.
Vì vậy sống và làm việc theo kế hoạch là một điều rất cần thiết.
? Ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch?
<i><b> 3. Làm thế nào để thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra? ( mục c, Sgk/ 37).</b></i>
<i><b>4. Ý nghĩa của sớng và làm việc có kế hoạch? ( mục d, Sgk/ 37)</b></i>
<b>2. Hoạt động 2 : Chơi sắm vai để liên hệ bản thân, củng cố kiến thức.</b>
- Chọn 2 nhóm HS giao tình huống, các nhóm tự xây dựng lời thoại, cách thể hiện để sắm vai.
- Tình huống 1: Bạn Minh cẩu thả, tùy tiện, tác phong luộm thuộm, khơng có kế hoạch, kết
quả học tập kém.
- Tình huống 2: Bạn Hạnh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được
mọi người quý mến.
- Các nhóm tiến hành sắm vai.
- GV nhận xét các bạn sắm vai, cho điểm nhóm thể hiện tốt.
- GV: kết luận cho bài: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của
mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế
hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập,
rèn luyện thói quen làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng là con
ngoan, trò giỏi.
<b>IV. Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- Hướng dẫn HS làm bài tập: a, d, Sgk/37
<b>V.</b> <b>Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc phần nội dung bài học.
- Sửa và làm các bài tập còn lại trong Sgk.
Tiết PPCT: 21 Bài 13:<b> QUYỀN ĐƯƠC BẢO VỆ, CHĂM SÓC </b>
Ngày soạn: 01/02/09 <b>VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM.</b>
Ngày dạy: 02/02/09
<b>A. Mục tiêu bài học:</b>
I. <b>Kiến thức:</b> Giúp HS hiểu được:
- Biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
<b>II. Kỹ năng:</b>
- HS tự giác rèn luyện bản thân.
- Biết tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
<b>III. Thái độ:</b>
- Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội.
- Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
<b>B. Nội dung:</b>
a. Quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch – Đây là quyền cơ bản, quan trọng không chỉ đối với
trẻ em mà đối với cả mỗi công dân; là tiền đề, điều kiện pháp lý để thiết lập các quyền công
dân khác. ( Điều 5 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Điều 4 Luật Quốc tịch).
- Quyền được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong
gia đình. ( Điều 7 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Điều 37 Bộ Luật dân sự).
- Quyền được học tập, được vui chơi, giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
( Điều 59 Hiến pháp năm 1992; Điều 10 Luật Giáo dục; Điều 10, 11 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em).
- Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. ( Điều 61, 65 Hiến pháp năm 1992;
Điều 9 Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em).
- Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm ( Điều 71 Hiến pháp 1992;
Điều 32, 33 Bộ luật dân sự; Điều 8 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em).
Đây là các quyền cơ bản của cơng dân, nhưng vì trẻ em là đối tượng đặc biệt, là tương lai
của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau nên cần được
quan tâm hơn cả và được ghi nhận trong văn bản pháp luật riêng: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em.
b. Bổn phận của trẻ em:
+ Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ.
+ Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh, chị em.
- Trong xã hội:
+ Yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng
+ Tôn trọng, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn.
+ Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.
c. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật:
+ Quy định các quyền của trẻ em;
+ Quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công
dân trong việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em;
+ Quy định việc xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em;
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.
- Các mẩu chuyện về tấm gương tốt trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Bảng thảo luận, bút lông.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
- GV sửa một số bản kế hoạch chưa hợp lý của HS.
<b>II. Giới thiệu chủ đề:</b>
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong Sgk và nêu các quyền, bổn phận của trẻ em thể hiện
các hình.
? Em hãy nêu tên 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong cơng Cơng ước Liên hợp quốc về
quyền trẻ em ( đã học ở bài 12 lớp 6).
- GV: Đó là những nhóm quyền cơ bản của trẻ em được Quốc tế quy định. Những quyền này
được pháp luật Việt Nam tơn trọng, ghi nhận, và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật
của Quốc gia theo hướng đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Để hiểu thêm những điều
này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở nội dung bài học hơm nay.
<b>III. Dạy - học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm phần tìm hiểu truyện để giải thích vì sao cần thực </b>
<b>hiện tốt các quyền và bổn phận.</b>
- HS đọc phần truyện đọc: “ Một tuổi thơ bất hạnh”.
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các câu hỏi:
Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái đã diến ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái
là gì?
Nhóm 2: Hồn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của Thái? Thái đã khơng được
hưởng những quyền gì?
Nhóm 3: Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
Nhóm 4: Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu ở hoàn cảnh của
Thái em sẽ làm gì để tốt hơn?
- HS làm việc theo nhóm, ghi vào bảng thảo luận và cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và dùng bảng phụ giới thiệu một số điều luật trích trong: Hiến pháp
1992; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Bộ luật dân sự; Luật Hôn nhân, Gia đình
năm 2003.
- Hướng dẫn HS rút ra mục 1, phần nội dung bài học.
<i><b> I. Truyện đọc: “ Một tuổi thơ bất hạnh”, Sgk/ 38.</b></i>
<i><b>II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b> 1. Quyền được Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam. ( mục Sgk/ 41)</b></i>
<b>2. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp để tìm hiểu về bổn phận của trẻ em.</b>
? Hãy nêu bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội?
- Yêu c u c l p trao d i, và m i HS lên đi n vào b ng.ầ ả ớ ổ ờ ề ả
<i>Gia đình</i> <i>Xã hội</i>
- <i>Chăm chỉ, tự giác học tập.</i>
- <i>Vâng lời cha mẹ.</i>
- <i>Yêu quý, kính trọng ông bà, cha </i>
<i>mẹ, anh chị.</i>
- <i>Giúp đỡ gia đình.</i>
- <i>Chăm sóc các em.</i>
- <i>Lễ phép với người lớn.</i>
- <i>Yêu quê hương đất nước.</i>
- <i>Có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ </i>
<i>quốc.</i>
- <i>Tôn trọng và chấp hành pháp luật.</i>
- <i>Thực hiện nếp sống văn minh.</i>
- <i>Bảo vệ tài nguyên, môi trường.</i>
- <i>Không tham gia tệ nạn xã hội.</i>
<i><b> </b></i> <i><b> 2. Bổn phận của trẻ em. ( mục b, Sgk/ 41.)</b></i>
<b>3. Hoạt động 3 : Thông qua liên hẹ thực tế địa phương để nêu lên trách nhiệm của gia </b>
<b>đình, Nhà nước và xã hội.</b>
? Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
- <i>Quỹ khuyến học.</i>
- <i>Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng.</i>
- <i>Dạy phổ cập.</i>
? Em và bạn bè mà em quen biết cịn có quyền nào chưa được hưởng theo quy định của pháp
luật?
? Em có kiến nghị gì với các cơ quan chức năng ở địa phương về biện pháp để bảo đảm thực
hiện quyền trẻ em?
- HS trả lời cá nhân.
- GV giúp HS phân tích, bổ sung.
? Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội như thế nào?
<i><b> 3. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội. ( mục c, Sgk/ 41)</b></i>
<b>IV. Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV hướng dẫn HS làm bài tập a, Sgk.
- <i>Đáp án: 1, 2, 4, 6.</i>
- GV hướng dẫn HS làm bài tập d, Sgk.
<b>V. Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- Học thuộc phần nội dung bài học.
- Làm các bài tập còn lại trong Sgk.
- Xem và soạn bài 14: <i><b>Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.</b></i>
Tiết PPCT: 22 Bài 14:<b> BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ </b>
Ngày soạn: 8/02/09 <b>TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.</b>
Ngày dạy: 9/02/09
<b>A. Mục tiêu bài học:</b>
<b>I.</b> <b>Kiến thức:</b>
Giúp HS hiểu khái niệm mơi trường, vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối
với đời sống và phát triển của con người và xã hội.
<b>II. Kỹ năng:</b>
- Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ mơi trường và
tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi
trường.
<b>III. Thái độ:</b>
Bồi dưỡng cho HS lịng u q mơi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi
trường, tài nguyên thiên nhiên.
<b>B. Nội dung:</b>
Các khái niệm:
- <i>Mơi trường: </i> Khái niệm mơi trường nói đến trong bài học là môi trường sống ( môi trường
sinh thái), là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời
sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên, khác với khái niệm môi trường trong
xã hội học như “ môi trường giáo dục”, “ môi trường học tập”…
- <i>Thành phần môi trường:</i> các yếu tố tạo thành mơi trường như khơng khí, nước, đất, âm
thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,
khu bảo tồn thiên nhiên… và các hình thái vật chất khác.
- <i>Ơ nhiễm mơi trường:</i> là sự làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn mơi
trường.
- <i>Suy thối mơi trường:</i> là sự thay đổi số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây
ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên..
+ Tài nguyên rừng, như: các loài động vật (hươu, nai, hổ, báo, khỉ…), các loài thực vật ( đinh,
lim, sến, táu, cây cổ thụ, cây thuốc…).
+ Tài nguyên đất: quỹ đất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.
+ Tài nguyên nước: sông, hồ, biển, các mạch nước ngầm…
+ Sinh vật biển…
+ Khoáng sản: các khoáng vật, khống chất có ích ở thể lỏng, thể khí, thể rắn…có trên mặt
đất, trong lịng đất, dưới đáy biển…
- <i>Bảo vệ môi trường:</i>
+ Là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái;
+ Không sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường; không vứt
rác bừa bãi.;
+ Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất. và sinh hoạt; xử lý
hiệu quả các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt để không làm ô nhiễm môi trường;
+ Đưa tiêu chí bảo vệ mơi trường vào một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh;
+ Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các
loài động vật, thực vật quý hiếm cần bảo tồn;
+ Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra.
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- Hiến pháp 1992; Luật Bảo vệ môi trường.
- Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tranh ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Em hãy nêu Quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam?
2. Em hãy nêu bổn phận của trẻ em?
<b>II. Giới thiệu chủ đề:</b>
- Cho HS quan sát tranh về rừng, núi, sông, hồ, động vật, thực vật… và yêu cầu HS miêu tả
- GV: Những hình ảnh các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người,
tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người, vì vậy bảo vệ mơi trường, tài
ngun thiên nhiên cũng chính là bảo vệ mơi trường sống của chính chúng ta. Để tìm hiểu rõ
hơn thế nào là tài nguyên thiên nhiên, và làm thế nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
<b>III. Dạy – học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 :Tìm hiểu khái niệm mơi trường và tài nguyên thiên nhiên.</b>
- Tiếp tục cho HS quan sát ảnh về môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
? Em hãy kể tên một số yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
? Em hiểu thế nào là môi trường?
? Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
? Giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào?
- HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, và định hướng vào nội dung bài học.
<i><b> I. Thông tin, sự kiện: Sgk/ 43,44.</b></i>
<i><b>II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b> 1.Mơi trường là gì? ( mục a, Sgk/ 45)</b></i>
<i><b> 2.Tài nguyên thiên nhiên là gì? Mới quan hệ giữa mơi trường và tài nguyên thiên </b></i>
<i><b>nhiên?( mục b, Sgk/ 45)</b></i>
- GV treo bảng phụ giới thiệu: “ Bảng diễn biến tỉ lệ đất có rừng che phủ” ( Sgk)
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin và quan sát bảng.
? Em có nhận xét gì về diễn biến tỉ lệ đất có rừng che phủ qua từng thời kỳ?
- <i>Giảm qua từng thời kỳ.</i>
- <i>2000 – 2001 có dấu hiệu khơi phục.</i>
? Theo em, ngun nhân nào dẫn đến tình trạng tỉ lệ đất có rừng che phủ giảm?
- HS trả lời cá nhân, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV giảng bổ sung:
+ Giải thích: “Biện pháp lâm sinh”: biện pháp sinh học được áp dụng trong nông nghiệp.
+ Liên hệ những vụ cháy rừng, chặt phá rừng lớn trong thời gian gần đây.
? Vì sao giai đoạn 2000 – 2001 tỉ lệ đất có rừng che phủ dần được khơi phục?
- <i>Nhà nước có những giải pháp, chính sách bảo vệ rừng.</i>
<i>+ Giao đất cho nhân dân trồng rừng để tăng diện tích đất rừng.</i>
<i>+ Tăng cường bảo vệ rừng.</i>
- HS đọc phần sự kiện.
- GV treo tranh: “Sau cơn lũ” cho HS quan sát.
? Em có nhận xét gì về hậu quả của những trận lũ lụt ?
- <i>Có sức tàn phá khủng khiếp.</i>
- <i>Thiệt hại về của cải vật chất và tính mạng con người.</i>
- GV giải thích thêm một số khái niệm:
+ <i>Lũ ống</i>: lũ xuất hiện khi mưa với thời gian ngắn trên diện tích hẹp có tốc độ cao, sức tàn phá
mạnh, có hàm lượng bùn cát lớn. Lũ ống thường xảy ra trên địa bàn miền núi, nhất là ở miền
núi phía Tây Bắc, trên các lưu vực con sơng, suối nhỏ.
+ <i>Lũ quét:</i> xuất hiện khi nước mưa không thấm xuống đất, ào ạt chảy xuống triền núi với sức
mạnh khơng gì ngăn cản nổi, kéo theo đất đá, tàn phá và quét sạch nhiều thứ. Lũ quét thường
xảy ra ở vùng đồi núi trọc, có độ dốc cao, ít rừng và khơng có cây.
? Em hãy cho biết những nguyên nhân do con người gây ra dẫn đến hiện tượng lũ lụt?
? Em hãy nêu mối liên quan giữa thông tin và sự kiện trên?
? Hãy nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
? Vậy theo em, môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trị như thế nào đối với đời sống
con người?
<i><b> 3. Ý nghĩa của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? ( mục c, Sgk/ 45)</b></i>
<b>IV. Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
? Thế nào là mơi trường? Cho ví dụ.
? Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ.
? Giữa mơi trường và tài ngun thiên nhiên có quan hệ như thế nào?
? Ý nghĩa, vai trò của tài nguyên thiên nhiên với đời sống con người?
<b>V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:</b>
- HS học thuộc bài.
- Làm những bài tập trong Sgk.
- Tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương em.
Tiết PPCT: 23 Bài 14:<b> BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ </b>
Ngày soạn: 15/02/09 <b>TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. ( tt )</b>
Ngày dạy: 16/02/09
<b>A. Mục tiêu bài học:</b> Xem tiết 22.
<b>B. Nội dung: </b>Xem tiết 22.
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- Tranh ảnh: Rừng bị đốt phá làm nương rẫy; Rừng là tài nguyên của đất nước; Chúng em
tham gia phủ xanh đồi trọc.
- Tư liệu về các biện pháp xử lý nguồn nước đơn giản.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Mơi trường là gì? Cho ví dụ.
2. Thế nào là tài ngun thiên nhiên? Cho ví dụ.
3. Giữa mơi trường và tài nguyên thiên nhiên có quan hệ như thế nào?
4. Ý nghĩa, vai trò của tài nguyên thiên nhiên với đời sống con người?
<b>II. Giới thiệu chủ đề: </b>
- Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về các khái niệm của môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, đồng thời cũng thời cũng hiểu được sự cần thiết của môi trường với đời sống con người.
Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ trách nhiệm của chúng ta đối với môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
<b>III. Dạy – học bài mới:</b>
1. <b>Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên.</b>
- Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con
người.
? Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- HS trả lời các nhân.
- GV giảng giải thêm về các khái niệm: “ ô nhiễm môi trường”, “ sự cố môi trường” và “ bảo
vệ môi trường”.
- Hướng dẫn HS rút ra phần nội dung bài học.
<i><b> 4. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ( mục d, Sgk/ 45).</b></i>
<b>2. Hoạt động 1 : HS tự thảo luận các vấn đề về môi trường ở địa phương .</b>
- GV mời 1 HS lên chủ trì thảo luận theo định hướng của dàn ý đã chuẩn bị: Thực trạng, đề
xuất biện pháp giải quyết.
- Người chủ trì hướng dẫn cả lớp thảo luận theo nội dung đã chuẩn bị. GV chỉ là người dự
thính và ghi chép lại những vấn đề HS đã tìm hiểu được và những biện pháp HS đề xuất.
- Kết thúc phần thảo luận, GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị và tham gia của lớp. GV bổ sung
thêm một số vấn đề “nóng” ở địa phương ( nếu thiếu). Đặc biệt chú trọng việc sử dụng nước ở
mương Nhật .
- GV hướng dẫn HS thực hiện 1 số biện pháp lọc nước và khử trùng nước trong ăn uống khi
sử dụng nước mương.
<b>IV. Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
- GV hướng dẫn HS làm bài tập a, b, c/ Sgk/46,47.
- <i>Đáp án bài tập a, Sgk/46: Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường: 1, 2, 5.</i>
- <i>Đáp án bài tập b, Sgk/ 46: Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường là: 1, 2, 3, 4, 6.</i>
- <i> GV hướng dẫn HS phân tích từng phương án, chú trọng đến cái lợi lâu dài. Chọn phương </i>
<i>án 2.</i>
<b>V. Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- Học thuộc phần nội dung bài học.
- Sửa bài tập và làm các bài tập trong Sgk.
- Sưu tầm những hình ảnh về những cảnh quan đẹp của Việt Nam và thế giới.
Tiết PPCT: 24 Bài 15:<b> BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA.</b>
Ngày soạn: 22/02/09
Ngày dạy: 23/02/09
<b>A. Mục tiêu bài học:</b>
<b>I.</b> <b>Kiến thức:</b> Giúp HS hiểu:
- Khái niệm di sản văn hóa, bao gồm: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, sự
giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ
di sản văn hóa.
<b>II. Kỹ năng:</b> Hình thành ở HS:
- Có những hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa như: khơng phá phách, khơng xâm hại,
di chuyển, chiếm đoạt các di sản văn hóa, tham gia vào việc ngăn ngừa những hành vi tàn phá
di sản văn hóa.
- Biết tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
<b>III. Thái độ:</b>
Giáo dục HS ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động vơ ý
<b>B. Nội dung:</b>
- Cần gợi ý để HS liên hệ thực tế làm rõ về nhận thức và hành vi đúng sai của những người cố
tình hoặc vơ ý xâm hại đến những di sản văn hóa. Giáo dục cho HS có nhận thức đầy đủ về giá
trị của những di sản văn hóa của dân tộc.
- Trong các mục tiêu của bài học, cần chú ý đặc biệt tới trau dồi tình cảm và rèn luyện cho HS
ý thức, thói quen tuyên truyền, nhắc nhở mọi người xung quanh cùng giữ gìn, bảo vệ di sản văn
hóa.
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7.
- 1 số tranh ảnh và tư liệu về di sản văn hóa.
- Bảng thảo luận, bút lông.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?
2. Tại sao phải bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên?
3. Để bảo vệ môi trường em phải làm gì? Nêu những việc cụ thể em đã làm để bảo vệ môi
trường.
<b>II. Giới thiệu chủ đề:</b>
? Các em đã được đến một địa điểm nổi tiếng nào đó để tham quan chưa? ( Tháp Chàm, biển
Ninh Chữ…)
? Đến những nơi ấy các em cảm thấy thế nào?
- Khi đứng trước một cảnh đẹp, được chiêm ngưỡng, khám phá cảnh đẹp ây ta sẽ thấy thật
thích thú, tâm hồn như nhẹ nhàng, thư thái hơn sau những giờ làm việc hoặc học tập căng
thẳng. Những cảnh quan đó chính là di sản văn hóa mà cha ơng chúng ta đã để lại. Chúng ta tự
hào biết bao với những gì chúng ta đang có, được truyền từ cha ơng. Do đó, chúng ta cần bảo
vệ di sản văn hóa. Em hiểu thế nào là di sản văn hóa và phải bảo vệ di sản văn hóa như thế
nào? Để tìm hieieur điều nầy, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ở nội dung bài học hơmnay.
<b>III Dạy – học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Khai thác kênh hình.</b>
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và giải thích từ di sản.
- Di sản là sản vật của thế hệ trước truyền cho thế hệ sau.
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh trong Sgk và nhận xét từng ảnh.
? Tên cảnh quan trong ảnh? Thể hiện điều gì?
- <i>Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là cơng trình kiến trúc, văn hóa do ơng cha ta xây dựng nên, thể hiện</i>
<i>quan điểm kiến trúc, phản ành tư tưởng xã hội.</i>
- <i>Ảnh 2: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đẫ đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra </i>
<i>đi tìm đường cứu nước – 1 sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.</i>
- <i>Ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp của tự nhiên, không phải do con </i>
- Mỗi cảnh quan trong từng bức ảnh đều có một giá trị phục vụ cho đời sống con người.. Đó
chính là di sản văn hóa.
<b>2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu và khắc sâu khái niệm.</b>
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm theo tổ. Trao cho mỗi tổ 1 bảng thảo luận và 1 bút lông.
? Hãy nêu 1 số di sản văn hóa của nước ta và trên thế giới?
- HS làm việc theo nhóm, trình bày lên bảng phụ và cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét và cho điểm nhóm tìm được nhiều di sản văn hóa.
? Theo em hiểu thế nào là di sản văn hóa?
? Có mấy loại di sản văn hóa?
? Di sản văn hóa vật thể bao gồm những loại nào?
? Dựa vào những kết quả thảo luận, hãy phân loại đâu là di tích lịch sử văn hóa, đâu là danh
lam thắng cảnh?
? Ở nước ta có những di sản văn hóa vật thể nào được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa
thế giới?
<i>4. Thánh địa Mỹ Sơn.</i>
<i>5. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng.</i>
? Ở Ninh Thuận có những di sản văn hóa vật thể nào?
- <i>Tỉnh ta có 149 di tích văn hóa vật thể. Trong đó có 11 di tích được cơng nhận là di tích </i>
<i>Quốc gia: 1 di tích lịch sử cách mạng: “ Bẫy đá Pi năng tắc” ( xã Phước Bình, huyện Bác Ái);</i>
<i>10 di tích kiến trúc nghệ thuật, gồm: 3 cụm di tích Tháp Chăm: Pơklongiarai, Hịa lai, Pơ rơ </i>
<i>mê; 7 di tích đình làng( đình Văn Sơn, miếu Xóm Bánh…)</i>
? Những di sản mà chúng ta nêu như Tháp Chăm, Kim Tự Tháp… là những thứ chúng ta có
thể thấy khơng? Có chạm vào được khơng?
- <i>Những di sản nêu trên có thể nhìn thấy được, chạm được vì nó có dạng vật chất.Đó là di </i>
<i>sản văn hóa vật thể.</i>
? Cịn những vật do ông ta truyền lại nhưng không thể thấy được, chạm được, chỉ có thể nhớ
được, biết được, có giá trị về mặt tinh thần. Đó có phải là di sản văn hóa khơng?
- <i>Khơng có hình dạng cụ thể, khơng ở dạng vật chất để có thể thấy được, chạm vào được - di</i>
<i>sản văn hóa phi vật thể.</i>
? Em hãy lấy ví dụ di sản văn hóa vật thể.
? Ở nước ta có những di sản văn hóa phi vật thể nào được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới?
<i>1. Nhã nhạc cung đình Huế.</i>
<i>2. Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.</i>
? Em hãy nêu một số di sản văn hóa phi vật thể của Ninh Thuận?
- <i>Lễ hội Kate.</i>
- <i>Nghề truyền thống : gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.</i>
? Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Di sản văn hóa phi vật thể được truyền lại bằng những
hình thức nào?
<i><b> I. Quan sát ảnh: Sgk.</b></i>
<i><b>II. Nội dung bài học: </b></i>
<i><b>1. Thế nào là di sản văn hóa: ( mục a, Sgk/48,49.)</b></i>
<i><b>- DSVH: + DSVHPVT</b></i>
<i><b> + DSVHVT: + DTLS – VH</b></i>
<i><b> + DLTC.</b></i>
<b>IV. Củng cố, luyện tập tại lớp:</b>
? Di sản văn hóa là gì?
? Có mấy loại di sản văn hóa?
- GV treo ảnh Lễ hội Kate trên tháp Pơklongiarai, u cầu HS phân biệt di sản văn hóa và di
sản văn hóa phi vật thể.
<b>V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:</b>
- HS học thuộc bài.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về di sản văn hóa.
Tiết PPCT: 25 Bài 15:<b> BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA. (tt)</b>
Ngày soạn: 01/03/08
Ngày dạy: 02/03/08
<b>A. Mục tiêu bài học:</b> Xem tiết 24
<b>B. Nội dung:</b> Xem tiết 24
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGV và SGK GDCD 7.
- 1 số tranh ảnh về di sản văn hóa.
- Luật di sản văn hóa năm 2001.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Di sản văn hóa là gì? Có mấy loại di sản văn hóa?
2. Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Cho ví dụ.
3. Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Cho ví dụ.
<b>II. Giới thiệu chủ đề:</b> Liên hệ tiết trước để dẫn dắt vào tiết học.
<b>III. Dạy – học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Giáo dục HS thái độ nâng cao trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn </b>
<b>bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.</b>
- GV nhận xét, chốt lại và giảng giải thêm: Ngoài những ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, về giáo
- GV: Đồng thời qua du lịch sẽ thiết lập những quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng
phát triển. Ngoài ra, bảo vệ di sản văn hóa cịn góp phần bảo vệ mơi trường tự nhiên, môi
trường sống của con người.
? Em hãy lấy ví dụ chứng minh bảo vệ di sản văn hóa cũng là bảo vệ mơi trường?
- Như vậy, bảo vệ di sản văn hóa là hết sức cần thiết, vì vậy Nhà nước ta đã cho ra đời Luật di
sản văn hóa ( 29.6.2001)
? Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa?
<i><b> 2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. ( mục b, Sgk/ 49).</b></i>
<b>2. Hoạt động 2 : Thông qua việc giải qút tình huống để xác định trách nhiệm của </b>
<b>cơng dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.</b>
- Yêu cầu HS đọc tình huống b, Sgk/ 50 và giải quyết tình huống trên.
? Nhà nước đã có những quy định gì để bảo vệ di sản văn hóa?
- HS trả lời cá nhân. GV giới thiệu và giải thích thêm về điều 10 và điều 13 trong Luật Bảo vệ
di sản văn hóa 2001.
? Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
- HS thảo luận cả lớp.
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng và chốt lại:
- <i>Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương.</i>
- <i>Đi tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.</i>
- <i>Tham gia các lễ hội truyền thống.</i>
- <i>Tố giác kẻ ăn cắp di vật, cổ vật.</i>
- <i>Chống mê tín dị đoan.</i>
- <i>Lên án những hành vi phá hoại di sản văn hóa.</i>
- <i>Tuyên truyền cho những người xung quanh có ý thức bảo vệ di sản văn hóa.</i>
<i><b> 3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. ( mục c, Sgk/ 49, 50).</b></i>
<b>IV. Củng cố:</b>
- Hướng dẫn HS làm bài tập a, Sgk/ 49,50
- <i>Hành vi giữ gìn: 3, 7, 8, 9, 11, 12.</i>
- <i>Hành vi phá hoại: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13.</i>
<b>V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:</b>
- HS học thuộc bài mới.
- Về nhà làm những bài tập còn lại.
Tiết PPCT: 26 <b>KIỂM TRA 1 TIẾT</b>
Ngày dạy: 9/03/09
<b>I. Mục tiêu bài học : </b>
<b>1/ Kiến thức: </b>
- Kiểm tra kiến thức đã học từ bài 1 - 15.
- Trình độ nhận thức của HS
<b>2/ Kỹ năng : </b>
- Làm bài tập thực hành, trắc nghiệm, xử lý tình huống.
<b>3/ Tư tưởng: </b>
<b>II. Phương tiện dạy học: </b>
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Bút , thước.
<b>III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: </b>
GV phát đề, hướng dẫn HS, HS tiến hành làm bài.
<b>IV. Kết thúc: </b>
Tiết PPCT: 27 Bài 16:<b> QUYỀN TỰ DO TÌN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.</b>
Ngày soạn: 27/3/08
Ngày dạy: 28/03/08
<b>A. Mục tiêu bài học:</b>
<b>I.</b> <b>Kiến thức:</b> Giúp HS hiểu;
- Tơn giáo là gì, tìn ngưỡng là gì, thế nào là mê tín, tác hại của mê tín.
- Thế nào là quyền tự do tìn ngưỡng và tơn giáo.
- Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
<b>II. Kỹ năng:</b> Giúp HS biết:
- Phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo và mê tín dị đoan.
- Tơn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan,
hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân.
- Tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và
chính sách của Nhà nước.
<b>III. Thái độ:</b>Hình thành ở HS:
- Ý thức tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo.
- Ý thức cảnh giác đối với những hiện tượng mê tín, dị đoan.
<b>B. Nội dung:</b>
- GV cần giúp cho HS phân biệt được giữa tín ngưỡng với tơn giáo; giữa tơn giáo, tín ngưỡng
- GV cần nắm vững nội dung Điều 129 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam năm 1992 và Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm
1992 để phân biệt thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và thế nào là vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo.
- Lưu ý đối với những vùng có tơn giáo lớn, tơn giáo tồn tịng thì Gv cần thận trọng hơn khi
nói đến những phong tục, tập qn cịn mang nặng tính chất tơn giáo. Cần có sự phân biệt rõ
giữa lễ nghi tơn giáo với lợi dụng tự do tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, làm trái chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy – học:</b>
- SGK và SGV GDCD7.
- Bảng thảo luận, bút lông.
- Câu chuyện, câu ca dao về mê tín dị đoan.
- Một số vật dụng đơn giản cho việc sắm vai.
<b>D. các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b> Kiểm tra vở soạn.
<b>II. Giới thiệu chủ đề:</b>
- GV đặt câu hỏi cho 1 số HS.
? Gia đình em có theo đạo nào khơng?
- GV: Tại sao có bạn theo đạo Phật, có loại theo đạo Thiên Chúa, cũng có bạn kkhoong theo
đạo nào cả?
- Đó là quyền tự do tơn giáio, tín ngưỡng của mỗi người. Vậy tơn giáo, tín ngưỡng là gì, thế
nào là quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng? Để tìm hiểu những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài
mới.
<b>III. Dạy – học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Khai thác phần thông tin, sự kiện “ Tình hình tơn giáo ở Việt Nam”.</b>
- HS đọc phần 1, mục tơng tin, sự kiện: “ Tình hình tôn giáo ở Việt Nam”.
? Em hãy nêu tình hình tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam?
? Hãy kể tên những tôn giáo mà em biết? Địa phương em có những tơn giáo gì?
? Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta?
- <i>Tích cực:</i>
<i>+ Đa số là người lao động, có tinh thần yêu nước, cộng đồng.</i>
<i>+ Góp nhiều cơng sức cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước.</i>
<i>+ Thực hiện tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước.</i>
- <i>Tiêu cực: </i>
<i>+ Trình độ văn hóa thấp, còn mê tín dị đoan.</i>
<i>+ Bị kích động và bị lợi dụng vào mục đích xấu.</i>
<i>+ Hành nghề mê tín.</i>
<i>+ Hoạt động trái pháp luật.</i>
<i>+ Ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản, tính mạng công dân.</i>
<i>+ Tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc.</i>
- HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng và sơ kết phần thông tin.
<i><b> I. Thông tin, sự kiện: “ Tình hình tơn giáo Việt nam” ( Sgk/ 51)</b></i>
<b>2. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân HS để tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng, tơn giáo.</b>
- GV đọc câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10.3”
- <i>Thể hiện lòng biết ơn đối với vua Hùng - người có cơng dựng nước.</i>
? Theo đạo Phật sẽ thờ cúng ai, theo đạo Thiên chúa giáo thì thờ ai?
? Gia đình em khơng theo đạo nào thì có thờ cúng tổ tiên khơng?
- GV: Khi ta có lịng tin vào một cái gì đó thần bí thì đó là tín ngưỡng ( như tin vào Chúa,
Phật, thần sông, thần nui, thần rắn…)
? Em hiểu thế nào là tín ngưỡng?
? Theo đạo Thiên chúa, em thường làm gì?
- <i>Đi lễ nhà thờ, rửa tội, xưng tội…</i>
<i>? </i>Người theo đạo Phật thường làm gì?
- <i>Quy y, ăn chay, niệm Phật…</i>
- GV: khẳng định: đạo Thiên chúa hay đạo Phật đều là tôn giáo.
? Tôn giáo khác tín ngưỡng như thế nào?
- <i>Tơn giáo trước hêt phải là một tín ngưỡng ( tin Chúa, tin Phật…), ngoài ra cịn có:</i>
<i>+ Hệ thống tổ chức ( Giáo hoàng, giáo hội, giáo xứ…)</i>
<i>+ Giáo luật. ( Rửa tội, xưng tội; quy y, không sát sanh…)</i>
<i>+ Quan niệm, giáo lý.</i>
<i>+ Hình thức lê nghi.</i>
? Em hiểu thế nào là tôn giáo?
? Theo em, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tơn giáo?
- <i>Tín ngưỡng.</i>
- GV chốt lại: Gia đình các em dù theo tín ngưỡng, tơn giáo nào thì mục đích chung của các
tín ngưỡng , tơn giáo đó đều hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ- là những cái tốt đẹp,
;làm lành, tránh ác; những việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tơn kính, nhớ về nguồn cội, tổ tiên.
Tơn vinh người có cơng với nước.
<i><b>d.</b></i> <i><b>II. Nội dung bài học:</b></i>
<i><b>1. Thế nào là tín ngưỡng? ( mục a, Sgk/ 53)</b></i>
<i><b>2. Thế nào là tôn giáo? ( mụcb, Sgk/ 53)</b></i>
<b>3. Hoạt động 3 : Thông qua săm vai tính huống để tìm hiểu về mê tín dị đoan và tác hại</b>
<b>của nó.</b>
- GV: Tuy các tín ngưỡng, tơn giáo đều hướng con người đến những điều tốt đẹp. Nhưng lại
có một số người đã lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng để làm điều xấu, ảnh hưởng không tốt đến cá
nhân và xã hội.
- GV mời cả lớp theo dõi tình huống đã được phân công sắm vai. Nội dung: người mẹ dẫn
con đến nhà thầy pháp xin chữa bệnh. Thầy pháp nói do bị thần quỏ phạt và cho bùa bảo mang
về đốt uống.
- GV nhận xét HS sắm vai.
? Theo em, người con sẽ chịu hậu quả gì nếu làm đúng theo lời thầy thầy pháp?
? Trong trường hợp đó, để chữa khỏi bệnh cho người con, người mẹ cần làm gì?
? Việc chữa bệnh bằng phù phép như thế được gọi là gì?
? Em hiểu thế nào là mê tín dị đoan? Em hãy nêu tác hại của mê tín dị đoan?
- GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận: Hãy tìm những hành vi biểu hiện mê tín dị đoan?
- HS làm việc theo nhóm, trong vịng 2 ‘, cử đại diện trình bày kết quả lên bảng. GV cộng
điểm.cho nhóm tìm được đúng và nhiều hành vi mê biểu hiện mê tín dị đoan.
<i><b> 3. Thế nào là mê tín dị đoan? Tác hại của nó? ( mục e, Sgk/ 53)</b></i>
<b>IV. Củng cố:</b>
- GV hướng dẫn HS làm bài tập c, Sgk/ 54.
- <i>Hành vi thể hiện sự mê tín là: 1, 2, 3, 4, 5,.</i>
<b>V. Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
- HS học thuộc phần nội dung bài đã tìm hiểu.
- Xem phần nội dung và làm các bài tập còn lại trong Sgk.
Tiết PPCT: 28 Bài 16:<b> QUYỀN TỰ DO TÌN NGƯỠNG </b>
Ngày soạn: 2/4/08 <b>VÀ TÔN GIÁO.(tt)</b>
Ngày dạy: 3/4/08
<b>A. Mục tiêu bài học:</b>Xem tiết 27.
<b>B. Nội dung:</b> Xem tiết 27
<b>C. Tài liệu và phương tiện dạy - học:</b>
- SGK và SGV GDCD 7.
- Các mẩu chuyện, tình huống về quyền tự do,tín ngưỡng và tơn giáo hoặc mê tín đị đoan.
<b>D. Các hoạt động chủ yếu:</b>
<b>I.</b> <b>Kiểm tra bài cũ:</b>
1. Thế nào là tín ngưỡng? Cho ví dụ.
2. Thế nào là tơn giáo? Cho ví dụ.
3. Thế nào là mê tín dị đoan? Cho ví dụ.
Ở tiết trước chúng ta biết, mỗi tín ngưỡng tơn giáo đều hướng con người đến cái đẹp, cái
thiện, nhưng khơng ít người đã lợi dụng lịng tin vào tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc
xấu nhằm trục lợi cho cá nhân, gây ra những hậu quả đáng tiệc cho cá nhân và xã hội. Vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những điều luật để bảo vệ Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo
<b>III. Dạy – học bài mới:</b>
<b>1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo.</b>
- Cho HS đọc và tìm hiểu những thơng tintrong Sgk về chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước ta đối với tôn giáo.
- GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi:
? Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo?
? Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và quy định như thế nào về quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo?
? Những hành vi như thế nào thể hiện tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo?
? Như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo?
- HS thảo luận cả lớp để giải đáp các câu hỏi trên.
- GV nhận xét và chốt lại phần nội dung bài học còn lại.
<i><b> 4. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?</b></i>
<i><b> 5. Pháp luật nghiêm cấm: ( mục đ, Sgk/ 53.)</b></i>
<i><b> 6. Trách nhiệmcủa công dân? ( mục d, Sgk/ 53).</b></i>
<b>2. Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố kiến thức.</b>
- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong Sgk.
- Đáp án bài tập e: 1, 2, 3, 4, 5.
<b> IV. Củng cố:</b>
- GV dùng bảng phụ nêu câu hỏi: Em hãy chọn câu trả lời đúng và khoanh tròn chữ cái đầu
câu: Những hành vi nà sau đây cần phê phán?
a. Nói năng thieus văn hóa khi đi lễ chùa.
b. Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa.
c. Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ.
d. Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi Cha giảng đạo.
e. Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú.
<b>V.Hướng dẫn HS học ở nhà:</b>
<b> - </b>HS học thuộc bài.
- Sửa các bài tập vào vở.