Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.02 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì phải nâng cao khả năng quản lý của mình ở tất cả các khâu trong
quá trình sản xuất. Hệ thống kế toán Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý
kinh tế - tài chính đã không ngừng đổi mới hoàn thiện và phát triển góp phần
tích cực vào việc quản lý tài chính Nhà nước nói chung và quản lý tài chính
doanh nghiệp nói riêng.
Với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới thì cơ hội kinh doanh mở ra cho
doanh nghiệp rất rộng lớn nhưng mặt khác cũng đầy thách thức. Vậy muốn đứng vững và
phát triển doanh nghiệp phải tìm ra phương hướng để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.
Một trong những yếu tố quan trọng là doanh nghiệp phải tổ chức được bộ máy kế toán làm
việc hiệu quả. Căn cứ vào thông tin kế toán, các nhà quản lý định ra các kế hoạch, dự án và
kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, các dự án nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản
lý tài chính, có vai trò tích cực trong điều hành hoạt động kinh tế.
Sau thời gian thực tập em đã tìm hiểu những vấn đề chung và viết bản
báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Bảo Lâm. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tình hình chung của công ty TNHH Bảo Lâm
Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Bảo Lâm
Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
công ty.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự
góp ý của thầy giáo.
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
PHẦN 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH BẢO LÂM
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY TNHH BẢO LÂM


Trước những năm 1996, công ty TNHH Bảo Lâm có tiền thân là Hợp
tác xã Bà Triệu. Trong những năm đầu mới thành lập từ năm 1991 đến năm
1996, mặt hàng mà hợp tác xã Bà Triệu chuyên kinh doanh đó là các vật liệu
như: cót ép, gỗ dán …phụ vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân có mức
thu nhập trung bình và thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
nhu cầu của người dân về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng gia tăng.
Nhất là các mặt hàng trang trí nội thất cao cấp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người dân, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường trong nước và
hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Đòi hỏi ban lãnh đạo của hợp tác xã phải
mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng máy móc
thiết bị hiện đại nhằm tạo ra các mặt hàng có giá trị, đem lại lợi nhuận cao
hơn. Chính vì vậy cơ chế quản lý theo mô hình hợp tác xã không còn phụ hợp
trong nền kinh tế thị trường. Được sự đồng ý của ban lãnh đạo Hợp tác xã,
Hợp tác xã Bà Triệu đã tổ chức lại mô hình quản lý tiến lên trở thành Tổ hợp
Bảo Lâm chuyên kinh doanh các mặt hàng: Gỗ dán, trang trí nội thất, cùng
với các mặt hàng như: bàn ghế sắt, trang thiết bị trường học…
Cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, Luật Thương Mại… Đảng
và Nhà Nước ta tạo mọi điều kiện về pháp lý thông thoáng cho các loại hình
doanh nghiệp chuyển đổi, thành lập và hoạt động. Chính vì thế đầu năm
2001, nhằm tuân thủ theo các quy định của Nhà Nước và các quy định của
Luật doanh nghiệp, Ban lãnh đạo Tổ hợp Bảo Lâm đã chuyển đổi Tổ hợp Bảo
Lâm thành công ty TNHH Bảo Lâm.
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
* Công ty có tên là : Công ty TNHH Bảo Lâm
* Tên giao dịch quốc tế: BaoLam Company Limited
* ĐKKD số : 0102001591 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp ngày 11 tháng 12 năm 2000.
* Năm thành lập : 2001

* Vốn điều lệ: 5.500.000.000 Đồng
* Địa chỉ đăng ký: 13 Hàn Thuyên - Hai Bà Trưng - Hà Nội
* Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp sản xuất – Thanh trì –
Hà Nội
* Mã số thuế : 0101090384
Ngoài ra công ty còn có 2 cơ sở là 2 xưởng sản xuất :
* Xưởng sản xuất 1:
Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Thanh Trì – Hà Nội
Tổng diện tích : 5800m2 nhà xưởng
* Xưởng sản xuất 2: Xã Biên Giang, Quốc Oai- Hà Nội
Tổng diện tích : 10.000m2 nhà xưởng
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY BẢO LÂM
1.2. 1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, Công ty TNHH Bảo Lâm
có các chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng:
- Khai thác và sản xuất kinh doanh các mặt hàng gỗ dán, hàng trang trí,
bàn ghế sắt, ván ép nhân tạo, bao bì cao cấp…sản xuất và cung cấp các nhu
cầu khác phục vụ thị trường trong nước như : trang thiết bị trường học, mặt
bàn composite,…
- Mua bán, gia công, chế biến mặt hàng cót ép
- Kinh doanh các ngành nghề mà Pháp luật không cấm: vận tải
* Nhiệm vụ
- Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phân
phối sản phẩm và tìm kiếm khách hàng
- Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh đạt

chất lượng cao và hiệu quả cao
- Chủ động nghiên cứu phương án mở rộng quy mô sản xuất theo quy
định của pháp luật
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước
- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền
lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký. Thực hiện khen thưởng cho các cá
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cải thiện điều kiện làm
việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế
độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay
nghề cho cán bộ công nhân viên.
- Phối hợp với tổ chức quần chúng: Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn
thanh niên trong Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy
quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh
thần của CBCNV.
- Xây dựng và huấn luyện lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng
chống cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, đảm bỏa an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công
ty. Làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân.
1.2. 2. Một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của công ty qua 3 năm
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.753.069.000 12.502.750.000 13.172.700.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.753.069.000 12.502.750.000 13.172.700.000
4. Giá vốn hàng bán 11.253.241.080 11.917.241.050 12.572.161.111
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 499.827.920 585.508.950 600.538.889
8. Chi phí bán hàng 50.730.075 61.800.142 53.423.008
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 101.009.904 137.091.131 101.976.992
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 348.087.941 386.617.647 445.138.889
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 348.087.941 386.617.647 445.138.889
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 111.388.141 123.717.624 124.638.875
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 236.699.800 262.900.023 320.500.014
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
- Nhìn vào các chỉ tiêu kinh tế trên ta thấy doanh nghiệp đang trên đà
phát triển. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm, lợi nhuận sau thuế
năm 2007 tăng so với năm 2006 về số tuyệt đối khoảng 26 triệu tương ứng với
tốc độ tăng 11%, năm 2008 tăng so với năm 2007 khoảng 57 triệu tương ứng
nghiệp đang rất tốt và qui mô của doanh nghiệp đang được mở rộng.
Hiện tại doanh nghiệp có tổng số lao động khoảng trên 300 người trong
đó số lượng cán bộ quản lý 21 người, bộ phận sản xuất chế tạo 285 người và bộ
phận cung ứng lắp đặt 25 người. Thu nhập bình quân khoảng 1. 700.000
đồng/tháng, công ty luôn quan tâm để cải thiện thu nhập cho người lao động để
họ yên tâm gắn bó với công ty.
1.2.3. Đặc điểm qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm
1.2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí của công ty TNHH Bảo
Lâm được chia làm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm đặc thù

riêng. Qui trình sản xuất được khái quát qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ BẢO LÂM
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ BẢO LÂM
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
VẬT TƯ
PHÂN XƯỞNG
TẠO PHÔI
CÁC P.X
GIA CÔNG CƠ I
P.X RÈN GÒ
HÀN – ĐỘT DẬP
K.C.S
BÁN SẢN PHẨM
PHÂN XƯỞNG
NHIỆT LUYỆN
PHÂN XƯỞNG
SƠN TĨNH ĐIỆN
PHÂN XƯỞNG
TẠO PHÔI
P.X BAO GÓI
BẢO QUẢN
K.C.S SP
HOÀN CHỈNH
P.X LẮP RÁP
HOÀN CHỈNH
K.C.S
BÁN SẢN PHẨM

KHO SP
HOÀN CHỈNH
TIÊU THỤ
SẢN PHẨM
ĐỘI BẢO HÀNH
BẢO TRÌ SP
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
Giai đoạn 1: Giai đoạn sản xuất sản phẩm cơ khí
* Phương pháp lựa chọn vật tư để sản xuất:
- Thép định hình được nhập từ Công ty liên doanh Đài Nam
- Đảm bảo yêu cần kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Đúng chủng loại theo mẫu mã đã thiết kế
- Thép định hình nhập về từ Bảo Lâm không bị han rỉ, cong vênh, bẹp méo,
rạn nứt, không bị vỡ mạch hàn khi uốn.
- Thép ống định hình: tròn, vuông, chữ nhật đều được bảo quản tốt cả trong
lòng ống lẫn ngoài, không bị han rỉ, rỗ, xước, nứt, tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu
kỹ thuật.
* Phương án công nghệ ưu việt của cơ khí Bảo Lâm
Với dây chuyền cấp phôi tự động, thép định hình được đưa vào máy đo – cắt
– đếm phôi sản phẩm. Theo băng chuyền được chuyển sang máy tiện đầu ống
rồi máy uốn đơn, uốn kép của Đài Loan để định hình sản phẩm theo thiết kế.
Qua máy uốn định hình, đảm bảo chất lượng thép định hình không bị bẹp,
méo, xước, vặn vỏ đỗ tạo nên sản phẩm hoàn mỹ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
Sau đó bán sản phẩm theo băng chuyền qua các nguyên công với đồ gá
chuyên dùng để gia công: tiện, phay, bào, khoan, hàn, mài,…với thiết bị hàn:
hàn điểm, hàn đứng, hàn trong lớp khí bảo vệ,…Với thiết bị chuyên dùng
được nhập từ Đài Loan và Italy tạo mối hàn liên kết vững chắc, bền, đẹp. Qua
mỗi nguyên công đều được phòng KCS kiểm định chất lượng bán sản phẩm.
Theo băng chuyền bán sản phẩm được chuyển đến phân xưởng lắp ráp và

hoàn chỉnh sản phẩm. Ở phân xưởng lắp ráp đều được sử dụng súng hơi của
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
Japan với tiêu chuẩn kỹ thuật. Sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh được băng
chuyền dẫn đến bộ phận KCS của cơ khí Bảo Lâm để kiểm định chất lượng.
Giai đoạn 2: Giai đoạn sơn tĩnh điện các sản phẩm bằng thép
Sơ đồ sơn tĩnh điện các sản phẩm bằng thép
Từ sơ đồ cho thấy để đảm bảo sơn tĩnh điện có độ bền đẹp theo ý
muốn thi công việc cần phải thực hiện trong giai đoạn này như sau:
Bước 1: Cho vật cần sơn vào bồn chứa dung dịch xút ở nhiệt độ 80-100 độ C
với thời gian 25- 35 phút. Dùng bàn chải sắt đánh sạch dầu mỡ do bảo quản
để trên bề mặt vật cần sơn
Bước 2: Rửa sạch bằng nước lả có áp lực cao
Bước 3: Sản phẩm sau khi rửa sạch đưa vào dung dịch H2SO4 để tẩy rửa các
vết bẩn và làm sạch các vết oxy hoá trên bề mặt chi tiết với thời gian 30 phút
Bước 4: Đưa sản phẩm ra ngoài và rửa sạch bằng nước có áp lực mạnh
Bước 5: Ngâm sản phẩm vào bể phốt phát hoá với thời gian 30 phút để tạo ra
lớp màng mỏng để bảo vệ kim loại
Bước 6: Sản phẩm được đưa sang bể định hình để tạo nên bề mặt có độ nhám,
nhằm tăng khả năng kết bám của sơn
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
Bể rửa
chứa xút
Bể rửa
nước
Bể tẩy có
chứa H2SO4
Bể rửa H2O
Bể chứa

fốt fát hoá
Ra lò
Lò sấy
180-200 độ
Buồng sơn
tự động
Lò sấy khô
ga 150 độ
Bể định
hình
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
Bước 7: Đưa sản phẩm vào lò sấy ở nhiệt độ 180-200 độ C với thời gian
25-35 phút tuỳ theo chiều dày của sản phẩm
Bước 8: Đưa vào buồng sơn dùng máy điều hoà tự động của Nhật để phun
sơn 220 độ C vời thời gian 25-35 phút, tắt ga để nguội trong lò từ 15-20 phút
rồi cho ra lò
1.2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ
Quy trình sản xuất đồ gỗ của công ty TNHH Bảo Lâm là một chu trình sản
xuất tuần hoàn, được diễn ra theo trình tự sau đây:
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐỒ GỖ BẢO LÂM
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh

SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
VẬT TƯ
GỖ HỘP
PHÂN XƯỞNG
XẺ GỖ

PHẨN XƯỞNG
CHẾ BIẾN I
K.C.S
CÔNG ĐOẠN
LÒ SẤY XỬ
LÝ MỐI MỌT
PHÂN XƯỞNG
VÉCNI – PHUN SƠN
CÁC P.X
LẮP RÁP
K.C.S
CÔNG ĐOẠN
CÁC P.X
CHẾ BIẾN II
K.C.S
HOÀN CHỈNH SP
PHÂN XƯỞNG BAO GÓI
BẢO QUẢN – VẬN CHUYỂN – XẾP KHO
ĐỘI BẢO HÀNH
BẢO TRÌ SP
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
VẬT TƯ
GỖ HỘP
PHÂN XƯỞNG
XẺ GỖ
PHẨN XƯỞNG
CHẾ BIẾN I
K.C.S

CÔNG ĐOẠN
LÒ SẤY XỬ
LÝ MỐI MỌT
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:GV. Trần Đức Vinh
- Từ gỗ tấm theo từng chủng loại gỗ riêng biệt như: gỗ không mục ải, biến
màu, biến chất, gỗ không cong vênh
- Phân xưởng xẻ: gỗ được đưa vào xẻ thành ván theo yêu cầu của thiết kế,
công nhân chọn những tấm đạt yêu cầu chuyển sang xưởng chế biến
- Phân xưởng chế biến I: Gỗ từ phân xưỏng xẻ chuyến sang đưa vào máy
chế biến xẻ ra thành các phôi có bề dày 2mm, chiều dài là 5mm.
- Lò sấy: Gỗ từ phân xưởng chế biến I sau khi loại bỏ những phôi không
đạt yêu cầu, được đưa vào lò sấy làm cho gỗ khô, đạt độ ẩm thấp nhất là
12-15% nhằm chống cong vênh do sự thay đổi của thời tiết
- Xưởng chế biến II: Tất cả các phôi đạt yêu cầu đưa vào gia công như:
khoan, phay, đục, đột, cắt má mộng…Công việc gia công này phải đạt yêu
cầu kỹ thuật (VD: lỗ mộng xuyên sâu hơn chiều dài vai mộng 1-3mm, vai
mộng phải từ 1-2mm…).
- Phân xưởng lắp ráp : Các chi tiết gia công tinh đưa sang được sắp xếp
từng bộ phận để lắp ráp theo thiết kế.
- Phân xưởng bả ma tít và phun PU: Sản phẩm sau khi lắp ráp xong được
bả ma tít đều khắp các bề mặt, bịt kín các kẽ nứt, khe hở, rồi đưa vào lò sấy
khô với nhiệt độ thích hợp rồi sau đó phun PU lên bề mặt sản phẩm
- Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: Sản phẩm gỗ sau khi hoàn thành các
công đoạn trên được đưa vào đóng gói, bảo quản, và vận chuyển tới nơi tiêu
thụ, quá trình đóng gói phải được đánh số theo từng chủng loại quy định.
Hàng xếp vào kệ có mặt phẳng và độ cao từ 30-40 cm, chú ý khi vận chuyển
phải vận chuyển bằng hộp xốp.
SVTH: Đoàn Thị Hồng Anh Lớp Kế Toán VBII K20
14

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×