Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của võ thị hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA VÕ THỊ HẢO

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________
NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA VÕ THỊ HẢO

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS PHAN THỊ THU HIIỀN


TP. HỒ CHÍ MINH - 2014


1

MỤC LỤC

DẪN LUẬN ...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 9
5. Cấu trúc luận văn ..............................................................................11
CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO VÀ VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG
VĂN HỌC ......................................................................................................12
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Võ Thị Hảo ..................................12
1.1.1. Cuộc đời .........................................................................................12
1.1.2. Sự nghiệp .......................................................................................14
1.2. Phê bình nữ quyền và văn học nữ trong văn học thế giới......................16
1.2.1. Phê bình nữ quyền. ..........................................................................16
1.2.2. Văn học nữ .......................................................................................18
1.3. Văn học nữ ở Việt Nam ...........................................................................21
1.3.1 Văn học dân gian và văn học trung đại ..............................................21
1.3.2. Văn học hiện đại ..............................................................................23
CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO TỪ
PHƯƠNG DIỆN THỂ TÀI VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT ........................27
2.1. Nhân vật nữ trong các sáng tác với thể tài, cảm hứng lịch sử ..............29
2.1.1. Đề tài lịch sử ....................................................................................29
2.1.2. Đề tài chiến tranh..............................................................................34
2.2. Nhân vật nữ trong các sáng tác với thể tài, cảm hứng thế sự (xã hội) 45

2.2.1. Cảnh nghèo, sự vất vả mưu sinh .......................................................45
2.2.2. Nạn bạo hành gia đình .......................................................................49
2.2.3. Những bất công xã hội .......................................................................52
2.2.4. Định kiến xã hội ...............................................................................55


2

2.3 Nhân vật nữ trong các sáng tác với thể tài, cảm hứng đời tư (cá nhân)..60
2.3.1. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc ......................................................60
2.3.2. Tình dục ...........................................................................................74
CHƯƠNG 3.NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT..........................................82
3. 1. Các phương tiện nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ..............................82
3.1.1. Ngoại hình ............................................................................................82
3.1.2. Ngơn ngữ ............................................................................................92
3.1.3. Hành động ...........................................................................................96
3.1.4. Nội tâm .............................................................................................. 106
3.2. Nhân vật nữ trong quan hệ với thế giới nhân vật .................................112
3.2.1. Quan hệ giữa các nhân vật nữ và các nhân vật nam ............................ 112
3.2.2. Quan hệ giữa các nhân vật nữ qua các thế hệ ......................................118
3.3. Bút pháp huyền thoại và yếu tố kỳ ảo trong thể hiện nhân vật nữ .....122
3.4.Bút pháp biểu tượng, tượng trưng trong thể hiện nhân vật nữ ........... 132
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 139


3

DẪN LUẬN

1.Lí do chọn đề tài
1.1.Một nửa thế giới là phụ nữ. Từ xưa đến nay, hình ảnh người phụ nữ đi vào
trong văn học và trở thành hình tượng đẹp, khơng thể thiếu trong văn học thế giới
nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Trong kho tàng văn học Việt Nam, các
tác phẩm viết về người phụ nữ rất nhiều song hầu hết đều do các nhà văn nam.
“Muốn hiểu về một người phụ nữ thì trước hết phải hiểu được tâm hồn họ”
(Agustin). Vì vậy, nghiên cứu nhân vật nữ từ sáng tác nhà văn nữ nhằm đem lại một
góc nhìn tồn diện hơn về người phụ nữ trên các bình diện lịch sử, xã hội và đời tư.
1.2. Tinh thần nữ quyền đã in dấu đậm nét trong văn học sau 1986, đặc biệt là
trong truyện ngắn, tiểu thuyết. Người phụ nữ mang tư tưởng tự do đã trở thành một
nguồn cảm hứng xuyên suốt tác phẩm. Sự nở rộ về số lượng và chất lượng của văn
học nữ trong thời kỳ này từ Lê Minh Khuê, Lý Lan, Trần Thùy Mai, Đỗ Hoàng
Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… đều tập trung xây dựng trong tác phẩm nhân vật nữ là
trung tâm. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu chun sâu, có hệ thống chưa nhiều. Vì
vậy, nghiên cứu về nhân vật nữ từ một nữ nhà văn một cách chuyên sâu và hệ thống
là điều cần thiết.
1.3 Trong số các nhà văn nữ đương đại, Võ Thị Hảo hiện lên như một đại diện
xuất sắc, giàu cá tính. Tác phẩm của chị ngày càng chiếm được nhiều tình cảm của
độc giả trong và ngồi nước. Tuy thời gian qua, các sáng tác của chị cũng nhận
được sự phản ứng nhiều chiều từ giới nghiên cứu và độc giả. Có cả sự đồng tình,
ủng hộ lẫn sự phản đối. Thế nhưng, phải thừa nhận rằng, với các đề tài rất hấp dẫn,
nội dung phong phú và tính thời sự rất cao, tạo nên độ “hot” trong các sáng tác của
chị. Và đặc biệt, đối với những người phụ nữ, chị luôn dành cho họ sự đồng cảm,
yêu thương, đau xót sâu sắc nhất, thân phận người phụ nữ trở thành tâm niệm
thường xuyên da diết trong những trang viết của chị. Võ Thị Hảo đã thực sự mang
lại cho nhân vật văn học những kinh nghiệm sống từ những trải nghiệm trong cuộc
đời mình. Sáng tác của chị đầy ắp những nỗi lo lắng mơ hồ về cuộc đời mênh mang
bất tận, vừa như thiên đàng, vừa như địa ngục đối với con người, đặc biệt là đối với



4

người phụ nữ. Đặc biệt nữ quyền thể hiện rất rõ trong sáng tác của Võ Thị Hảo ở sự
quyết liệt đấu tranh cho tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định tiếng
nói phái tính mạnh mẽ. Dù rằng, khi cầm bút, Võ Thị Hảo không định khoanh vùng
cho những sáng tác của mình theo khuynh hướng nữ quyền, mà chị muốn viết cho
những con người chịu nhiều thiệt thịi, mất mát, chị muốn cảm thơng, đồng cảm với
họ. Và, viết cho những ai đang chìm trong đau khổ, những ai đang lạc lối, lầm
đường, những ai đang chịu nhiều đau thương là nghĩa vụ của những trang văn của
chị, những điều ấy vơ hình chung tạo nên khuynh hướng sáng tác nữ quyền ở chị.
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Hình tượng người phụ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo, để trước hết có cái nhìn sâu hơn về người phụ nữ trong sáng tác của
chị, sau đó và từ đó đặt vấn đề bước đầu nghiên cứu văn học từ góc nhìn giới tính
tiếp cận một hướng nghiên cứu mới. Đồng thời chúng tôi cũng thể hiện sự yêu quý,
trân trọng và đồng cảm với những tác phẩm của chị khi viết về người phụ nữ.
2.Lịch sử vấn đề
Với quá trình sáng tác hơn hai mươi năm, Võ Thị Hảo đã để lại nhiều dấu ấn
mạnh mẽ trên văn đàn. Đáng chú ý là những bài viết của các tác giả đều khẳng định
về ngòi bút tài hoa, sắc sảo nhưng vẫn giàu nữ tính bởi trái tim nhất mực yêu
thương dành cho những người cùng giới của Võ Thị Hảo.
Trong thời gian qua, những cơng trình nghiên cứu của ngành văn học, có rất
nhiều những bài viết, đánh giá, nhận xét về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị
Hảo.
2.1 Đề tài và nhân vật nữ trong tác phẩm của Võ Thị Hảo
Trong bài “Võ Thị Hảo giữa những trang viết, trang đời”, Lương Thị Bích Ngọc
đã nhận xét: “Truyện ngắn của Võ Thị Hảo phản ánh hiện thực một cách nghiệt ngã
nhưng người đọc lại khơng nhìn thấy sự cay nghiệt của một người viết. Lan tỏa trên
những trang viết là một tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng
yêu cuộc sống và con người” [50].



5

Ở bài viết: “Đã đến lúc người đàn bà nổi loạn”, Ngọc Anh nhận xét: “Trong
những truyện ngắn của Võ Thị Hảo, có những người đàn bà khổ vì u và khổ vì bị
ruồng bỏ” [21].
Trên blog cá nhân, bài viết “Tiểu thuyết và lịch sử”, Lại Nguyên Ân cũng chia
sẻ cảm nhận khi đọc tiểu thuyết Giàn Thiêu: “Gấp sách lại, cảm tưởng chung là
hào hứng. Có lẽ ai đọc chăm chú cũng sẽ ít nhiều bị lây cái nhiệt hứng của tác giả
khi khơi lại những chuyện những người ở trên đất này cách nay bảy tám trăm năm.
Nhưng tựu trung các suy nghĩ của tôi do sách Giàn thiêu khơi lên đều xoay quanh
các vấn đề như đề tài lịch sử và sáng tác văn học, thể loại tiểu thuyết với việc xử lý
chất liệu lịch sử” [42]. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Tiểu thuyết Giàn thiêu
cịn có nhiều mặt khác đáng nói, nhất là xu hướng nữ quyền khá lộ liễu của nó, với
mấy nhân vật nữ đặc sắc: Nhuệ Anh, Lê Thị Ðoan, cung nữ Ngạn La. Cả ba đều là
những nhân vật hư cấu, được cài xen vào một quá khứ lịch sử, được đặt bên cạnh
nhiều nhân vật lịch sử” [42].
Lại Nguyên Ân cũng cho rằng khơng khó để nhận ra rằng tác giả Giàn thiêu đã
đưa vấn đề của thế giới hiện đại vào bối cảnh quá khứ. Đây không phải là điểm yếu,
ngược lại là điểm mạnh, đem lại sức sống cho ngòi bút nhà tiểu thuyết khi nhúng
bút vào “tích xưa chuyện cũ”.
Trong “Đi tìm thân phận người phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo” Trần Thị
Kim Dung viết: “Mỗi thân phận nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo là một
mảnh ghép của một cuộc đời, là một lát cắt của cuộc sống. Tuy không có tính tồn
diện, điển hình và biểu trưng, nhưng hầu hết đấy là những mảnh ghép có sự trau
chuốt tử tế của người thợ vẽ. Và cứ như rằng, sau khi lật từng trang viết của chị,
chúng ta như bắt gặp ở đâu đó nơi người này, kẻ khác hay ở chính mình những điều
cần biện luận và sám hối!” [30].
Trần Viết Thiện trong “Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại Việt Nam”
viết: “Truyện ngắn Võ Thị Hảo là minh chứng cho một điều: huyền thoại là siêu

ngôn ngữ, huyền thoại phát sinh nhiều ý nghĩa cả khi hoàn cảnh nảy sinh ra nó đã
trơi qua từ rất lâu” [62].


6

Đoàn Ánh Dương trong “Võ Thị Hảo đặt lại vấn đề nữ quyền trên quan điểm
giới và tính dục” nhận xét: “ Truyện ngắn Võ Thị Hảo là những phát vấn, tự vấn và
cũng là hành trình diễn giải những thụ cảm và thức nhận ấy”.[ 43]
2.2. Thái độ của nhà văn đối với nhân vật nữ
Nguyễn Lương trong bài viết “Gương mặt Võ Thị Hảo” nêu: “Mỏng manh đến
điệu đà, nhạy cảm đến mức khắt khe, đó là cảm giác ban đầu về nữ văn sĩ xứ Nghệ
khi mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn đằng sau những câu chữ trau chuốt là
những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và về nhân tình
thế thái. Đọc truyện của Võ Thị Hảo người ta thường buồn. Một nỗi buồn có lẫn
ngọt ngào và cay đắng”[26].
Trong bài phỏng vấn “Võ Thị Hảo suốt đời chỉ mơ một giấc”, Nguyễn Hằng
viết: “Chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân
phận đàn bà, những con người nhỏ bé trước bão lũ cuộc đời, những gì rất riêng tư
mà chẳng riêng tư chút nào, là điều mà chị ln trăn trở trên những trang viết của
mình”[25].
Nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ: “Dựng giàn thiêu người trên đảo Âm Hồn, đốt
sách, mổ bụng, moi gan người dưới đoạn đầu đài, hay bất cứ cực hình nào đó cũng
khơng thiêu hủy được sự thật, khát vọng tự do và công lý. Mưa xuống, không phải
do những đàn tràng cầu mưa đồ sộ và rỗng tuếch, mà đến, có khi chỉ bởi một người
đàn bà biết yêu”[53].
Nhà văn Võ Thị Hảo cho biết: “Rất nhiều thông điệp tôi gửi vào Giàn thiêu,
nhưng một trong những thông điệp quan trọng nhất: Khát vọng tự do và tình yêu.
Sự trường tồn, bất tử của sự thật trước bạo lực và cường quyền…những lầm lạc
thật dễ thương và đau đớn của kiếp người. Tôi cũng gửi đến qua Giàn thiêu những

người đàn bà đẹp, mong manh giữa cuộc đời mà khn khổ tình yêu của họ không
khớp với một cái khuôn khổ nào của hiện thực” [44].
Đoàn Ánh Dương trong “Võ Thị Hảo đặt lại vấn đề nữ quyền trên quan điểm
giới và tính dục” viết tiếp về quan điểm của nhà văn Võ Thị Hảo: “Điểm độc đáo
trong quan điểm nữ quyền của Võ Thị Hảo là việc nó khơng có dấu vết của lý thuyết


7

phương Tây. Nó là một nhu cầu tự thân cần được phơi bày. Vì thế, màu sắc nữ tính,
nữ quyền của Võ Thị Hảo cũng rất khác lạ so với các nhà văn nữ đương thời, vốn
đang làm nên một cao trào của văn học nữ”[43].
Đoàn Cầm Thi trong “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam
đương đại” trên VnExpress chuyên mục giải trí ngày 29/03/2003 viết: “Với truyện
ngắn của Võ Thị Hảo, lần đầu tiên văn học Việt đặt câu hỏi trực tiếp về cuộc sống
tâm lý và tình dục của các nữ thanh niên xung phong Trường Sơn trong và sau
chiến tranh. Đâu là những đòi hỏi nhục dục của họ? Ở họ ham muốn, dồn nén,
cuồng loạn được thể hiện như thế nào?” [61].
Trong “Tơi biết mình khơng được phép quay đầu” Võ Thị Hảo chia sẻ khi viết
về nhân vật Nguyên phi Ỷ Lan và những nhân vật khác trong tiểu thuyết Giàn
thiêu: “Tơi bắt đầu đặt tay lên những cuốn chính sử, và tơi nhìn thấy họ. Tơi bèn
đuổi theo họ. Tơi chồng lên họ một lớp ký ức dã sử - trong mờ như nhìn qua những
con sứa. Cộng thêm logic đời sống… Thời Lý - Trần có rất nhiều nhân vật có tính
cách đa diện, đủ để tạo cảm hứng lớn cho tiểu thuyết”[55].
Trong “Tôi nhẹ dạ nhưng nửa vời”, nhà văn chia sẻ khi các nhân vật nữ chính
của chị bao giờ cũng có số phận bi thương, Võ Thị Hảo cho biết: “Dù có chung một
kết cục thì ở mỗi nhân vật, tơi đều có cách xử lý khác nhau. Có người được giải
thốt và cứu rỗi ở kiếp sau. Những số phận bi quan này nhiều khi do chính những
ám ảnh trong tơi ảnh hưởng đến trang viết”[53].
Về thân phận con người, trong đó có người phụ nữ, thời hậu chiến qua tác phẩm

Võ Thị Hảo, Giang Thanh trong bài “Thông điệp của rừng cười” nhận xét: “Chiến
tranh đã gây nên cái “kết” buồn cho muôn vàn số phận. Từ sự hủy diệt của chiến
tranh, có người đã nằm lại nơi rừng thiêng thâm u, có người trở về nhưng thiếu hụt
một phần cơ thể, cũng có người bước ra khỏi chiến trường khi tâm hồn đã bị đâm
toạc, rách nát. Những số phận con người trong thời chiến - thời bình, trong mối
quan hệ tình người - tình u đều được “Người sót lại của rừng cười” ghi lại rất
chân thực, chi tiết, từ đó cất lên những thông điệp về số phận con người trong
guồng quay của xã hội”[59].


8

2.3. Hình thức nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong tác phẩm Võ Thị Hảo
Trên Vietnamnet.vn, tác giả Lương Thị Bích Ngọc trong bài viết “Võ Thị Hảo
giữa những trang viết trang đời” một lần nữa nhận xét: "Đọc truyện chị, thấy cuốn
hút cứ tưởng hình như mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn hút, có duyên và lối
văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ", "một hiện thực nghiệt ngã được chở
đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngọt ngào, dịu nhẹ" [50].
Giàn thiêu một sự bứt phá đầy ngoạn mục của nhà văn Võ Thị Hảo thực sự thu
hút được sự chú ý của độc giả, các nhà phê bình và nghiên cứu. Trong “Giàn thiêu xứ sở của lối văn chương mê hoặc và huyền bí”, nhà phê bình Phạm Xn Ngun
viết: “Văn Võ Thị Hảo khơng chỉ là những dịng chữ, khơng chỉ là truyện ngắn hay
tiểu thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người
đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một tầng lớp ngữ nghĩa khác ẩn mình
sau những câu chữ. Đó là lối văn đã được tác giả thổi linh hồn. Linh hồn đó tạo lên
những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái” [7].
Trong bài giới thiệu tác phẩm Giàn thiêu, trên báo Người đại biểu Nhân dân số
3 năm 2005: “Giàn thiêu mặc dù hấp dẫn nhưng là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc.
Cũng như những truyện ngắn của Võ Thị Hảo cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu đang đi
theo con đường riêng của nó, ngấm dần vào trái tim người ta, và những tầng lớp
ngữ nghĩa cũng như những tầng lớp nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thường trở

đi trở lại và ám ảnh người đọc” [24].
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Võ
Thị Hảo, đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu của Trần Thị Bích Vân, luận văn thạc
sỹ về Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Đại học Thái Nguyên. Tác giả
tập trung khai thác hình tượng người phụ nữ trên bình diện là những bi kịch: bi kịch
tình yêu, bi kịch là nạn nhân của chiến tranh, bi kịch của cái nghèo, bi kịch của sự
tật nguyền. Vấn đề đạo đức và vấn đề giới tính của người phụ nữ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo cũng được tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, cơng trình này được hồn
thành vào năm 2009, thời điểm chưa có thêm những sáng tác mới của Võ Thị Hảo.


9

Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết, khóa luận, luận văn, luận án khác…nghiên cứu
về tác phẩm của Võ Thị Hảo trên nhiều bình diện khác nhau.
Hình tượng về người phụ nữ chưa được nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu trên cơ
sở tư liệu, tác phẩm đầy đủ. Với sự có mặt của những tác phẩm mới và hướng tiếp
cận riêng của mình, tác giả luận văn hy vọng đề tài Hình tượng người phụ nữ
trong sáng tác của Võ Thị Hảo sẽ đem lại cái nhìn mới, thấu đáo hơn về nhân vật
nữ trong các tác phẩm của nữ nhà văn Võ Thị Hảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm của Võ Thị Hảo rất nhiều gồm cả tiểu thuyết, truyện phim và
truyện ngắn. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung chủ yếu trên 10 tập truyện
ngắn, 1 phóng tác và 2 tiểu thuyết đã in của tác giả:
Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hà Nội 1991; Chuông vọng cuối
chiều - tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Lao động, 1993; Truyện ngắn chọn lọc Võ
Thị Hảo, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1995, Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nhà xuất
bản Phụ nữ, 1998; Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Nhà
xuất bản Kim Đồng, 2000; 101 cái dại của đàn ơng - phóng tác, Nhà xuất bản Văn
hố dân tộc, 1994; Những truyện khơng nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn,

Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005;Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ nữ,
2005; Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005; Người sót lại
của rừng cười - tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006; Ngồi hong váy ướt tập truyện ngắn, Tủ sách thi văn Hồng Lĩnh, xuất bản tại Pháp, 2013; Tiểu thuyết
Giàn thiêu, Nhà xuất bản Phụ nữ 2003; Tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ, Tủ sách Quê
Hương, xuất bản tại Mỹ, 2012.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng khảo sát thêm một số truyện ngắn của các tác
giả nữ có liên quan đến đề tài để có cái nhìn sâu sắc, chân thực hơn về hình tượng
người phụ nữ trong văn chương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


10

Hướng tiếp cận thi pháp học: Tác giả luận văn vận dụng hướng tiếp cận thi
pháp học thông qua việc nghiên cứu hình thức nghệ thuật trong quan hệ chặt chẽ
với nội dung thể hiện của tác phẩm, làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật, cái nhìn của
tác giả về con người, về cuộc đời.
Phương pháp so sánh: Tác giả luận văn đã vận dụng phương pháp này để so
sánh dựa trên cơ sở đồng đại và lịch đại một số truyện ngắn viết về người phụ nữ.
Từ đó có cái nhìn tổng quát về những nét chung về hình tượng người phụ nữ của
các tác giả nữ, đồng thời thấy được nét đặc sắc về hình tượng người phụ nữ trong
truyện ngắn của Võ Thị Hảo.
Thao tác khảo sát - thống kê: Chúng tôi chọn thao tác này để khảo sát - thống
kê hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo trên nhiều phương
diện: Thể tài, cảm hứng nghệ thuật, mối quan hệ của nhân vật trong hệ thống nhân
vật… Qua đó, tìm hiểu thấu đáo hơn các đặc điểm của nhân vật nữ và nghệ thuật
xây dựng nhân vật của tác giả.
Phương pháp hệ thống: Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo được xem
xét trong mối tương quan hệ thống về thể tài, cảm hứng nghệ thuật, hệ thống các

phương tiện xây dựng nhân vật qua ngoại hình, tâm lý, ngơn ngữ, hành động, quan
hệ nhân vật trong hệ thống nhân vật…Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm
hiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo được tồn diện hơn.
Thao tác phân tích - tổng hợp: Chúng tơi sử dụng thao tác này nhằm nghiên
cứu hình tượng người phụ nữ từ những đặc trưng riêng lẻ của từng nhân vật, nhóm
nhân vật đi đến những nét khái quát nhất về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị
Hảo nhằm có cái nhìn tồn diện hơn về hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của
nhà văn.
Lý thuyết nữ quyền: Chúng tôi vận dụng lý thuyết nữ quyền thơng qua việc tìm
hiểu các vấn đề về sự phát triển của văn học nữ trên thế giới và Việt Nam, đồng thời
đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan về giới nữ trên các bình diện: tình yêu, tình
dục, định kiến, bạo hành gia đình…. trong sáng tác của Võ Thị Hảo nhằm có cái
nhìn tổng qt và thấu đáo về người phụ nữ trong sáng tác của nhà văn.


11

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục luận văn gồm ba chương
CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO VÀ VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG VĂN
HỌC
Trong chương này, tác giả luận văn giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp
của nhà văn Võ Thị Hảo, đồng thời đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phê bình nữ quyền và văn học nữ trong văn học thế giới; văn học nữ ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO TỪ
PHƯƠNG DIỆN THỂ TÀI VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu nhân vật nữ trong sáng tác của Võ
Thị Hảo trên bình diện thể tài và cảm hứng nghệ thuật: Nhân vật nữ trong các sáng
tác với thể tài, cảm hứng lịch sử; Nhân vật nữ trong các sáng tác với thể tài, cảm
hứng thế sự (xã hội); Nhân vật nữ trong các sáng tác với thể tài, cảm hứng đời tư

(cá nhân).
CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO TỪ
PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
Tác giả luận văn nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ của nhà
văn Võ Thị Hảo qua ngoại hình, tâm lý, ngơn ngữ, hành động, mối quan hệ của
nhân vật trong hệ thống nhân vật, bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong
sáng tác của nhà văn.


12

CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO VÀ VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG
VĂN HỌC
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Võ Thị Hảo
1.1.1 Cuộc đời
Võ Thị Hảo sinh ngày 13/04/1956 tại Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, song
thân đều là Đảng viên lão thành của phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh, dư
âm của vùng đất, của lịch sử gia đình tạo nên một cơ “đồ gàn” trong chị. Đó là bản
tính khó làm lành được với những gì mà chị cho là bất cơng và vận vào trong chị đó
chính là trái tim khơng quen chờ đợi. Trăn trở trước những bất công của xã hội,
đồng cảm trước những mảnh đời, số phận bất hạnh đã thôi thúc chị viết và viết.
Tuổi thơ của chị gắn với những lời ru bằng Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm
… và nhiều khi bằng cả những giọt nước mắt của mẹ. Chính những kí ức tuổi thơ
bước đầu đã tạo nên khí phách nhà văn trong chị. Chị từng nói: “Từ một đến mười
ba tuổi đó là giai đoạn quan trọng nhất để làm nên một người viết văn. Tuổi đó
càng trải qua nhiều ấn tượng, nhiều ám ảnh, càng thôi thúc nhu cầu viết ở một
người sau này” [31].
Thời thiếu nữ của Võ Thị Hảo do những hạn chế của hồn cảnh mà gần như chị
khơng được sống trọn vẹn cái thời đẹp nhất ấy. Chính vì vậy, chị ln tìm thấy cái
thời đẹp đẽ ấy qua hình ảnh các con của mình là Uyên Ly và Hạnh Ly và đơi khi

bản năng trỗi dậy chị muốn tìm về và được sống trong trẻo như thời thanh xuân nhất
của đời người.
Năm 1973, Võ Thị Hảo ra Hà Nội học Đại học Tổng hợp Văn, chuyên ngành
Hán - Nôm (khóa 18). Tốt nghiệp ra trường, chị về làm biên tập viên ở Nhà xuất
bản Văn hóa Dân tộc. Trong quãng thời gian làm việc tại đây, chị đã đi rất nhiều
vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mà thời đó mọi người trong cơ quan và bạn bè
cứ gọi vui với nhau là Hảo hay được đi “tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam
Bộ). Rồi chị lập gia đình với một người học cùng lớp, sau đó anh về công tác ở viện
Hán - Nôm. Lần lượt hai con ra đời, cuộc sống thời bao cấp đầy khó khăn và cam
go, khơng quản cực nhọc, nắng mưa, hình ảnh một Võ Thị Hảo mang bụng bầu bảy


13

tháng đạp xe chở giấy cao ngất đầu là điều bình thường với chị trong những năm
tháng ấy. Cuộc sống với chồng không được suôn sẻ, sau lần ly hôn đầu tiên, chị
quyết định hàn gắn vì các con. Nhưng khi con chị đủ lớn để hiểu mẹ, chị chọn cách
chia tay để giải thốt cho mình và cho người khác.
Sau ly hôn, cô đơn và đau khổ là tất nhiên. Võ Thị Hảo cũng vậy, nhưng là
người mạnh mẽ chị khơng cho phép mình phí phạm nước mắt, khơng cho phép nỗi
buồn tìm đến khi mình trống vắng. Hơn nữa, điều khó khăn lớn nhất mà chị phải đối
diện đó chính là vừa làm một người mẹ, vừa làm một người cha cho các con. Là
người mẹ rất đỗi thương con, chị muốn các con mình được trịn đầy hạnh phúc và
làm tất cả những gì cho con là điều chị cố gắng mỗi giây phút. Mỗi ngày, vượt hơn
hai mươi cây số từ trên quãng đường từ Từ Liêm vào nội thành Hà Nội với công
việc vừa là một người quản lý, vừa là biên tập viên lại kiêm ln chức vụ thủ quỹ và
nhân viên văn phịng trong những năm Cơng ty văn hóa truyền thơng Võ Thị mới
thành lập, thế nhưng chưa bao giờ ở chị có sự mệt mỏi và than vãn. Bận bịu là thế,
nhưng hằng đêm, sau khi các con yên giấc là lúc người đàn bà viết văn lại chăm chỉ,
cặm cụi bên những sáng tác của mình. Những năm sau này (sau 2007), chị quyết

định rút khỏi việc kinh doanh, cũng để mình được nghỉ ngơi, được thanh thản hơn
và có nhiều thời gian cho đam mê văn chương hơn.
Can đảm, thẳng thắn, chân thành, quyết liệt, sắc sảo đó là những cảm nhận
không thể thiếu khi đọc những trang văn của chị. Cịn ở ngồi đời, chị rất dịu dàng,
nhẹ nhàng, nữ tính. Chị tâm niệm những gì khơng thể hoặc chưa nói hết được trong
cuộc sống thì văn chương là nơi để chị gửi gắm. Còn trong ứng xử đời thường, chị
lấy sự ơn hịa làm trọng. Khơng cứ phải quát nạt, đe dọa mới là người có uy. Là một
phụ nữ năng động và xông pha, trong quá trình tác nghiệp và cuộc sống của mình,
Võ Thị Hảo đã chứng kiến rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, những khó khăn
trong mưu sinh cũng như những oan ức diễn ra hằng ngày mà dân lành phải gánh
chịu. Điều đó đọng lại trong chị những ám ảnh khơn ngi, vận vào chị như là
duyên nghiệp thôi thúc chị viết và trở thành đối tượng trong những sáng tác của
chị.


14

1.1.2 Sự nghiệp
Nhà văn Võ Thị Hảo sinh ra và lớn lên tại Nghệ An nhưng lập nghiệp ở Hà
Nội. Từng làm thơ từ rất sớm nhưng chị không tiếp tục theo đuổi công việc này.
Năm 1973, chị tốt nghiệp Đại học khoa Hán Nôm trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội. Ra trường, chị về công tác ở Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Nhưng niềm đam
mê văn chương dường như đã bẩm sinh nơi chị. Những năm tháng đất nước cịn khó
khăn (thập kỷ 80 - 90), việc theo đuổi nghiệp văn chương không đủ để đảm bảo cho
cuộc sống vật chất cho một gia đình có hai con. Thế nhưng, đó cũng là lúc ngọn lửa
văn chương trong chị vẫn âm ỉ cháy. Đó chính là thời gian chị viết văn và nổi tiếng
mà khơng có được sự ủng hộ và đồng thuận của chồng.
Thế rồi chị lại bắt đầu với công việc làm báo, song hành với nghiệp văn chương.
Chị được đi nhiều, biết nhiều và tích lũy được nhiều vốn sống và kỹ năng cho
những trang viết của mình song vẫn là thách thức rất lớn bởi cuộc sống phải luôn di

chuyển, rày đây, mai đó theo cơng việc. Là một nhà báo giỏi, Võ Thị Hảo từng giữ
nhiều trọng trách ở tòa soạn. Thế nhưng chị khơng ổn định cơng việc tại một tịa
soạn nào cả. Đang ở ghế Trưởng phòng đại diện báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí
Minh, chị lại sang làm Trưởng ban thư ký tịa soạn cho báo Gia đình và Xã hội rồi
lại trở về báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại kiên quyết ra đi khi tịa
soạn có Tổng Biên tập mới. Những thay đổi trong công việc và cuộc sống của chị
theo cách nhiều người nghĩ là chị “rồ”. Thế nhưng, với chị, tất thảy những điều đó
để thỏa mãn khát khao là được sống n ổn với cuộc sống riêng mình, hít thở bầu
khơng khí trong lành và thanh khiết và khơng bị vướng vào những hệ lụy của đời
sống hiện đại và sự cạnh tranh khốc liệt của con người.
Giờ đây, sau khi “rút” khỏi công việc kinh doanh ở công ty Văn hóa Truyền
thơng Võ Thị (do chị thành lập). Người đàn bà viết một mình trong căn nhà ngoại ơ
lại có nhiều thời gian hơn cho những sáng tác và tiếp tục cống hiến cho đời những
trang viết đẹp.
Về quan niệm nhân cách, nghĩa vụ của nhà văn và sáng tạo văn chương Võ Thị
Hảo suy nghĩ rất nghiêm túc. Theo chị: : “Độc giả chịu đọc cái gì đó vì họ cịn hy


15

vọng vào tính chân thực, đi đến nơi, đến chốn vấn đề" [24]. Đối tượng trong những
trang viết của chị là nhân tính và sự bất bình trong xã hội. Nói về những điều này,
bao giờ cũng phải đi cho đến cùng. Chị khơng chắc mình dịu dàng hay dữ dội trong
văn chương. Nhưng đó là bút pháp để chị thể hiện tư tưởng của mình. Chị cho rằng
mình khơng có quyền làm mất thời gian quý báu của độc giả bằng sự dơng dài, giả
dối, nửa vời.
Là người có trách nhiệm với từng trang viết của mình, hướng đến người đọc và
tôn trọng người đọc, chị bày tỏ thái độ kiên quyết với những cách viết thị trường,
chạy theo lợi nhuận làm cho chất lượng văn chương ngày càng yếu kém. Chị bày tỏ:
“Có những nhà văn chỉ mượn văn chương để xu phụ, cam lòng lừa dối dân lành,

xui kẻ khác nhảy vào chỗ chết trong khi mình biết rõ điều đó. Viết, biết mình đang
lừa dối mà vẫn viết. Rao giảng đạo đức trong khi mình đang vơ đạo. Đó là những
điều mà tơi ghét” [1].
Là một người rất yêu nghề, khát khao đem đến cho đời những trang viết đẹp là
điều thường trực trong chị: “Tôi khơng thần thánh hóa hoạt động viết văn, coi đó là
một nghề giản dị như bao nghề khác mà thôi. Nhưng tôi coi văn chương như một
thánh đường mà ở đó ta trân trọng sự thiêng liêng trong nỗi đau của sự thật và khát
vọng của con người đến mức không thể viết chỉ để thỏa mãn riêng ta và cũng không
viết để dối trá. … Tôi viết văn như nguyện cầu. Một lời cầu nguyện gửi đến mọi
người để mong thế giới này tốt đẹp hơn [57].
Trong lĩnh vực văn chương, Võ Thị Hảo xuất hiện chính thức và đều đặn vào
thập niên 90 và gây được sự chú ý của người đọc. Với mười tập truyện ngắn, một
phóng tác, hai tiểu thuyết đã in và ba kịch bản phim truyện, sáng tác của Võ Thị
Hảo đang gây ấn tượng mạnh trên văn đàn:
Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn với tập truyện ngắn Biển cứu
rỗi -Nhà xuất bản Hà Nội - 1991.
Giải thưởng 5 năm văn học Hà Nội với Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1995.
Tiểu thuyết Giàn thiêu được trao giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2004.


16

Các tác phẩm của chị ngày càng chiếm được nhiều tình cảm của độc giả khơng
chỉ trong nước mà cả bạn đọc thế giới và thực sự chinh phục được người đọc bằng
ngòi bút sắc sảo, tinh tế, mạnh mẽ và tài hoa.
Có thể thấy rằng cuộc đời của nhà văn Võ Thị từng chịu nhiều thăng trầm trong
cuộc sống và trong cơng việc. Đó là những tháng ngày cam go, cơ cực của cuộc
sống mưu sinh thời bao cấp; Những thách thức trong công việc của một nữ nhà báo
song hành cùng thiên chức làm vợ, làm mẹ; Hôn nhân tan vỡ, thiếu vắng sự sẻ chia
từ người chồng, chị lại phải làm bổn phận của một người mẹ - một người cha cho

các con…Tất thảy những điều ấy đều để lại dấu ấn trong những trang viết của chị.
1.2.Phê bình nữ quyền và văn học nữ trong văn học thế giới
1.2.1. Phê bình nữ quyền
Nữ quyền là quyền và quyền lợi của phụ nữ được công nhận. Các vấn đề
thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm, nhưng khơng giới hạn:
cơ thể tồn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; được trả lương như
nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ
quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hơn, bình đẳng trong gia đình và
tự do tơn giáo.[67]
Như vậy, phê bình nữ quyền chính là hoạt động của trường phái phê bình văn
học phát xuất từ sự phát triển mạnh mẽ của phong trào chính trị xã hội, nhằm xác
lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới.
Chủ nghĩa nữ quyền xuất hiện vào thế kỷ 18 do phong trào tự do lớn mạnh,
người ta đã đưa ra vấn đề nam nữ bình đẳng. Chủ nghĩa nữ quyền ra đời là do sự bất
bình đẳng về giới, vì người phụ nữ từ xưa đến nay về chính trị bị đàn áp, về xã hội
bị chèn ép, về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa thì đàn bà con gái ít được
đi học, tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả trong vấn đề hơn nhân gia đình phụ nữ cũng khơng có quyền định đoạt.
Trong tiến trình của lịch sử nhân loại, người phụ nữ bị lệ thuộc và chịu thiệt thòi
về nhiều mặt: về địa vị thì thấp kém, về kinh tế lại nghèo nàn, khốn khó, về giáo


17

dục thì ít được học hành, trình độ văn hóa yếu kém…Tất cả những điều đó đã tạo
tiền đề cho phong trào nữ quyền bùng phát.
Tác giả tiên phong của phong trào địi nữ quyền là Mary Wollstonecraft, với
cơng trình Vindication of the Rights of Woman (Xác lập các quyền của phụ nữ)
xuất bản 1792, bà được xem là “tổ mẫu” của chủ nghĩa nữ quyền. Bà phản đối thẩm
quyền xác lập nữ tính của các tác giả nam. Bà coi nhà văn nữ là người có lý trí, đạo
đức, nhân hậu, phản đề của thói ủy mị giả tạo.

Tác giả thứ hai của phong trào nữ quyền là Virginia Woolf với tác phẩm A room
of one’s own (Một nơi chốn cho riêng mình), xuất bản năm 1929 của được coi như
“sách vỡ lịng ” của phê bình nữ quyền. Nhờ Virginia Woolf mà các tác giả nữ ngày
nay có những khái niệm gợi mở về ý kiến của đàn bà, và về tinh thần song giới
(dung hoà cả hai giới tính).
Tác giả thứ ba là Simone de Beauvoir nỗi tiếng với tác phẩm The second sex
(Giới tính hạng hai) xuất bản năm 1949. Bằng luận điểm của mình, bà quả quyết:
Phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và vì thế có thể lựa chọn nâng cao vị thế
của mình. Bà chỉ ra rằng phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái tơi của
mình, trước hết bằng cách cho phép người phụ nữ vượt lên bằng những hướng đi tự
do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động giống
như nam giới. Bà để lại cho chủ nghĩa nữ quyền một tự điển phong phú hình tượng
và ý tưởng, đặc biệt là định nghĩa xác quyết “người ta không bẩm sinh là đàn bà,
mà trở thành đàn bà” [13] nhằm cổ xúy sự đấu tranh giành lại những gì đã mất của
nữ giới. Bà cũng đặt ra những đòi hỏi đối với xã hội trong mục tiêu hướng tới bình
đẳng nam nữ. Muốn đạt được điều đó thì các cấu trúc xã hội như luật pháp, giáo
dục, phong tục … cần phải được điều chỉnh.
Rõ ràng những gì Simone de Beauvoir luận giải thách thức khơng ít những quan
điểm về phụ nữ đã tồn tại từ lâu và khơng thể phủ nhận rằng những tư tưởng của
Beauvoir có đủ sức mạnh khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ và làm cho
những người đàn ơng có tư tưởng trọng nam khinh nữ khơng hài lịng.


18

Doris Lessing là tác giả của The Golden Notebook (Cuốn sổ tay vàng) xuất bản
năm 1962. Cơng trình có thể coi là vĩ đại nhất trong sự nghiệp văn học của bà. Tác
phẩm được coi như tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền mặc dù bản thân tác giả
không hề có chủ đích để cuốn sách mang thơng điệp chính trị.
Mary Eagleton trong quyển Feminist literary theory (Lý thuyết văn học nữ

quyền) (Nhà xuất bản Blackwell, tái bản 1996) khảo sát mối quan hệ giữa phụ nữ và
văn chương, giữa giới tính và thể loại, xác định ý nghĩa văn chương nữ, nhận diện
một truyền thống văn chương nữ, đặt vấn đề về có khác biệt trong đọc nữ và viết
nữ.
1.2.2 Văn học nữ
Trong lĩnh vực sáng tác, các nữ nhà văn cũng có một sự bứt phá về số lượng và
nội dung. Các nhà văn viết về người phụ nữ như một cách thể hiện tiếng nói phái
tính của mình với cộng đồng. Trên thế giới, có rất nhiều nhà văn nữ đã có những
sáng tác thành cơng và nổi tiếng về văn học nữ ở các thể loại văn xuôi và thơ. Nhờ
các tác phẩm của các nhà văn nữ mà tư tưởng tiến bộ được truyền bá rộng rãi trong
giới nữ giúp họ có được quyền bình đẳng trong xã hội.
Charlotte Brontë (21/04/1816 - 31/03/1855) là nhà thơ, tiểu thuyết gia người
Anh. Charlotte Brontë là một phụ nữ có tư tưởng tiến bộ, các tác phẩm của bà đã
châm ngòi và mở đường cho phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong văn
học và xã hội. Bà là tác giả của những cuốn tiểu thuyết được xếp vào hàng kinh điển
của văn chương Anh, trong đó có tiểu thuyết Jane Eyre xuất bản vào năm 1847
được viết dưới bút danh Currer Bell.
Jane Eyre là câu chuyện về cô gái nghèo, mồ côi tên là Jane Eyre, cô đã trải qua
những năm tháng tuổi thơ thiếu thốn, nghèo đói và bị sự ghẻ lạnh, hành hạ của
người lớn. Thời thanh xn, Jane Eyre khơng có được hạnh phúc trong tình u bởi
cơ khơng cho phép mình làm kẻ thứ ba. Bằng lòng tự trọng và ý chí kiên cường của
người con gái ln khao khát sống với lý tưởng chân chính, cuối cùng Jane Erye
cũng tìm được hạnh phúc của chính mình.


19

Với Jane Erye, nhà văn khẳng định về những giá trị đáng quý của người phụ nữ.
Sự kiên cường, bất khuất của nhân vật nữ chính trước những nghịch cảnh của cuộc
đời là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến những người phụ nữ nhằm giúp họ

“đứng lên”, “thay đổi” số phận của mình. Tác phẩm mang ý nghĩa nữ quyền mạnh
mẽ.
Sylvia Plath (27/10/1932 - 11/02/1963) là nhà thơ và tiểu thuyết gia nổi tiếng
người Mỹ. Bà được biết đến qua các tập thơ “thơ xưng tội” như: The Colossus and
Other Poems và Ariel. Ngoài các sáng tác thơ, bà còn cho ra đời cuốn tiểu thuyết
duy nhất The Bell Jar (Lọ chng) và đó cũng là tác phẩm thành công nhất của bà
dưới bút danh Victoria Lucas.
The Bell Jar được xem là cuốn “bán tự truyện” của Sylvia Plath. Nhân vật chính
trong truyện cũng trải qua những trầm cảm giống hệt những cơn trầm cảm của bà
khi đối diện với bi kịch gia đình. Tác phẩm kể về nhân vật Synvia phải đối mặt
những quy định hà khắc, gia trưởng trong gia đình đã khiến cơ rơi vào tuyệt vọng,
cô đơn, buồn chán và luôn muốn tự tử để thốt khỏi xiềng xích ấy. Tác phẩm phản
ánh đầy đủ quá trình phát triển tự nhận thức của người phụ nữ sống trong xã hội
phân biệt đối xử với nữ giới. Đồng thời đi đến khẳng định những giá trị của người
phụ nữ về sự độc lập, họ có quyền “nỗi loạn” để đấu tranh chống lại những hủ tục
của xã hội mà gia đình là một đơn vị điển hình. Qua đó, họ bảo vệ mình trước
những bạo lực, bất công.
Sau khi mất (do tự tử), bà nhận được Giải thưởng Pulitzer, một điều hiếm thấy
vì giải thưởng vốn chỉ trao cho những người còn sống. Các tác phẩm của bà có ảnh
hưởng lớn tới phong trào địi quyền bình đẳng cho nữ giới.
Tác giả Elfriede Jelinek với tác phẩm “Tình ơi là tình” đạt giải Nobel năm
2004, tác phẩm là một minh chứng cho một văn phong nữ đầy cá tính. Trong Tình
ơi là tình, phụ nữ đã phải rắp tâm đi tìm số mệnh cho mình. Brigitte và Paula, hai
cơ thợ may đang muốn thốt khỏi cái kiếp may nịt vú trong một nhà máy ở miền
núi nước Áo. Mỗi người một cách, Brigitte thì cho rằng vật chất, tiền bạc sẽ giúp cô
đổi đời. Paula thì lại nghĩ tình yêu đẹp, đầy mộng tưởng sẽ cứu cánh cuộc sống tẻ


20


nhạt của cơ. Họ đã tìm đến hai gã đàn ông chẳng đáng mặt, Heinz béo phị đáng ghét
và Eric đần độn thô thiển, rồi một cô thắng lợi mỹ mãn, một cô bất hạnh cay đắng...
Và câu chuyện nghịch dị của Jelinek, nơi gói ghém những toan tính, bộ dạng, và cả
số phận của mấy người đàn ông đàn bà đó trong một thứ ngơn ngữ thản nhiên bậc
thầy, đã tàn phá hết những mong đợi mê muội của họ về hạnh phúc. Với Tình ơi là
tình, Jelinek đã biết cách nói ra, cuộc sống thực ra có thể đơn giản, dị hợm và tức
cười đến nhường nào.
Không chỉ ở châu Âu, châu Mỹ văn chương nữ quyền phát triển mà ở châu Á,
văn học nữ cũng phát triển rất mạnh mẽ. Phong trào văn chương nữ quyền còn bùng
phát ở Trung Quốc với cách viết táo bạo của một số cây bút nữ trẻ trong dòng văn
học Linglei như Vệ Tuệ, Xuân Thụ, Cửu Đan, Miên Miên…các tác giả với hàng
loạt tác phẩm như: Điên cuồng như Vệ Tuệ, Búp bê Thượng Hải, Qụa đen …
Điên cuồng như Vệ Tuệ là một trong những tác phẩm gây ấn tượng mạnh và để lại
nhiều ấn tượng trong lòng người đọc của nhà văn Vệ Tuệ. Tác phẩm thể hiện cho
lối văn chương trẻ trung của người phụ nữ trong xã hội hiện đại Trung Quốc đó là
họ có quyền chọn lựa những giá trị sống theo cách riêng của mình. Họ sống cởi mở
và hăng hái, họ có những khát vọng riêng của mình và khơng ngần ngại đi tìm
những khát vọng đó. Tác phẩm gồm sáu chương được xem là “Bản tự bạch chân
thành của tuổi trẻ” (Vương Trí Nhàn), các vấn đề tình u và tình dục được thể hiện
trong tác phẩm. Nhưng tình dục được nhấn mạnh hơn thơng qua đó thể hiện những
khát khao cháy bỏng của người phụ nữ khi yêu. Tác phẩm mang tư tưởng mới của
giới trẻ Trung Quốc trong việc thể hiện sự tự do và chọn lựa hạnh phúc theo cảm
quan cá nhân của mình.
Khơng những thế , phong trào văn học nữ quyền còn phát triển mạnh mẽ ở Hàn
Quốc (Oh Jung Hee, Shin Kyung-Sook…), Nhật Bản (Rieko Matsura, Eimi
Yamada, Hitomi Kanehara… )…Sự phát triển dồi dào về đội ngũ các nhà văn nữ và
số lượng các tác phẩm đã tạo nên phong trào nữ quyền trong văn chương.
Chủ nghĩa nữ quyền thực sự diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động văn học. Các nhà
văn nữ tìm đến con đường văn học không chỉ để bày tỏ những tâm tư tình cảm của



21

mình và mong nhận được sự đồng cảm, mà đối với họ văn học còn là cách để các
nhà văn nữ trải lịng mình với thế giới và khẳng định tiếng nói phái tính của mình.
Văn học nữ quyền được biết đến với nhiều tác giả tiêu biểu trên thế giới, được
biểu hiện trên hai phương diện: phê bình văn học nữ quyền và sáng tác văn chương
của những nhà văn nữ. Văn học nữ quyền gắn với quyền sống cơ bản của người phụ
nữ, gắn với thế giới quan về con người của người phụ nữ, đi sâu vào thế giới phức
tạp của người phụ nữ.
Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào tiến bộ trên thế giới. Người phụ nữ trong
lịch sử từ trước đến nay đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi, xã hội gắn cho họ những
điều thuộc về bản năng, gị ép họ trong khn khổ, đã đến lúc người phụ nữ cần
được hưởng quyền bình đẳng về giới. Bình đẳng ở đây là sự tự do thể hiện bản ngã
của mình.
Các nhà văn nữ bằng cảm xúc và thiên hướng của mình đã làm phong phú các
đề tài mà trước đây ít được quan tâm như: Tình u, hơn nhân, con cái, cảm xúc của
người phụ nữ, sinh hoạt của người phụ nữ… những đề tài được cho là vặt vãnh
trước đây lại được làm mới và phong phú bởi văn phong của các nhà văn nữ. Bên
cạnh đó, họ cịn đề cập đến những vấn đề “cấm kị” như đề cao tính dục, đề cao thân
xác, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ và đả kích vào thế giới gia trưởng, nam quyền
nhằm khẳng định tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ
1.3.Văn học nữ ở Việt Nam
1.3.1 Văn học dân gian và văn học trung đại
Trong văn học dân gian, ca dao chính là tiếng nói tâm hồn, của những khát
khao cháy bỏng của con người. Người phụ nữ đi vào ca dao với vẻ đẹp đằm thắm,
dịu dàng. Thế nhưng ẩn chứa trong cái thế giới ấy, người phụ nữ còn phải gánh chịu
biết bao nhiêu sự tủi nhục, cực khổ và cay đắng từ ý thức hệ phong kiến Nho giáo
mang lại. Người phụ nữ xưa thường bị gạt ra lề xã hội. Cuộc sống của họ bị bó hẹp
trong khn khổ gia đình của đời sống gia đình: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng

phu, phu tử tòng tử" (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con
trai). Đã thế, họ còn chịu nhiều bất hạnh từ chế độ đa thê với quan niệm: "Tài trai


22

lấy năm lấy bảy, gái chính chun chỉ có một chồng” đã khiến cho cuộc sống của
họ ln chìm đắm trong buồn tủi và tăm tối. Bao nhiêu tâm sự, sầu đau, phiền muộn
không thể tỏ bày cùng ai, người phụ nữ gửi trọn vào những câu ca dao:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người thô tham dày”.
Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa khơng được coi trọng, khơng có được địa vị
xứng đáng trong gia đình, xã hội. Họ phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất công từ tư
tưởng trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ rất khó có cơ hội để được phát triển
ngang tầm với sự phát triển của xã hội.
Không chỉ trong ca dao, người phụ nữ trong văn học Trung đại cũng khơng
thốt khỏi được những hà khắc, giáo điều của ý thức hệ phong kiến mang lại. Đồng
vọng và chia sẻ với người phụ nữ trong xã hội bấy giờ đã có khơng ít những tác giả
đã đưa vào tác phẩm của mình nhân vật trung tâm là phụ nữ: Thúy Kiều, Đạm
Tiên, nàng Cung nữ, nàng Chinh phụ… đồng thời bày tỏ sự khát vọng phá tan xiềng
xích quy định của xã hội thời bấy giờ. Bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương đã viết:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”(Làm lẽ) và cả sự kiêu ngạo, tự trọng về bản
thân, đồng thời bày tỏ khát vọng về giới: “Ví đây đổi phận làm trai được” (Đề đền
Sầm Nghi Đống).
Trong giai đoạn này những tác phẩm lên án, bênh vực cho phụ nữ cịn có sự góp
mặt của các tác giả nữ: Đồn Thị Điểm (Truyện kì Tân phả, dịch Nơm Chinh Phụ

Ngâm), Công chúa Ngọc Hân (Ai tư vãn)… các nhà văn, nhà thơ đã bày tỏ sự đồng
cảm với người phụ nữ, lên án chế độ nam quyền, lấy phụ nữ làm nhân vật trung tâm
cho các tác phẩm, song đây chỉ là những sáng tác số ít, chưa trở thành trào lưu và
chưa thực sự đủ mạnh để thực sự ảnh hưởng trong xã hội. Điều này cũng là lẻ dĩ
nhiên bởi những hạn chế của thời đại.


23

1.3.2. Văn học hiện đại
Văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX
Người phụ nữ được xây dựng với những tư tưởng mới. Qua các tác phẩm, các
nữ nhà văn khẳng định vai trị, vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Đó là những
người phụ nữ có tư tưởng tiến bộ, khao khát được học hành, được khẳng định tài
năng và trí tuệ của mình với cộng đồng đã mang lại một diện mạo mới về hình
tượng người phụ nữ trong văn chương. Các sáng tác của các nhà văn nữ đáng chú ý
trong thời kỳ là: Đạm Phương nữ sử (Kim Tú Cầu, Hồng phấn tương tri…), Phan
Thị Bạch Vân - bút danh là Hoàng Thị Tuyết Hoa (Nữ anh tài, Giám hồ nữ hiệp,
Kiếp hoa thảm sử, Lâm Kiều Loan…), Huỳnh Anh Thị (Băng tâm ngọc chất)…
Có thể thấy rằng hình tượng người phụ nữ trong văn học thời kỳ này mang
nhiều nét mới, manh nha, cổ xúy cho nữ quyền phát triển. Tuy nhiên, đội ngũ các
nhà văn, nhà thơ nữ thời kỳ này còn hạn chế nên sự ảnh hưởng chỉ giới hạn trong
một nhóm, đội ngũ các tri thức nữ mang tư tưởng tiến bộ.
Văn học giai đoạn 1930 - 1945, với sự ảnh hưởng của nền tri thức Tây học
của các nhà văn nữ, hình tượng người phụ nữ trong thời kỳ này được xây dựng với
tư tưởng tiến bộ, tự do. Trong tình yêu, họ được quyền chọn lựa hạnh phúc. Trong
gia đình, họ được khẳng định là “nội tướng”. Với xã hội, họ có vị trí, tiếng nói riêng
của mình… Các sáng tác nổi bật thời kỳ này là Nguyễn Thị Kiêm với các bài viết
trên Phụ nữ tân văn, Huỳnh Thị Bảo Hịa (Tây phương mỹ nhân, Huyền Trân
cơng chúa…). Giai đoạn này, phong trào nữ quyền trong văn chương có bước phát

triển hơn trước song vẫn chưa ghi được dấu ấn mạnh mẽ trên văn đàn, các sáng tác
của nhà văn nam vẫn ở tư thế thống trị.
Văn học giai đoạn 1945 - 1975, hịa chung với khơng khí hào hùng của cuộc
cách mạng dân tộc, hình ảnh người phụ nữ được xây dựng đó là những nữ quân
nhân trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp. Họ sống và chiến đấu vì tổ quốc và đồng
bào. Đó là Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Phước
trong Hoa rừng của Dương Thị Xuân Quý… Có thể thấy người phụ nữ trong giai


×