Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về con người với việc phát triển nguồn lực hàng không việt nam trong thời kỳ đổi mới luận văn thạc sĩ 60 22 80

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.59 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI NGUYỄN BẢO TRÂM

BÙI NGUYỄN BẢO TRÂM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VỚI
PHÁT
TRIỂNHỒ
NGUỒN
NHÂNVỀ
LỰC
HÀNG
KHƠNG
TƯ TƯỞNG
CHÍ MINH
CON
NGƯỜI
VỚI
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


TP. Hồ Chí Minh, năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI NGUYỄN BẢO TRÂM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VỚI
VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Chuyên ngành triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Hà Thiên Sơn. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về kết quả
nghiên của cơng trình khoa học này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2015
Tác giả


Bùi Nguyễn Bảo Trâm


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................. 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................ 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................ 10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 10
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................. 11
6. Kết cấu của đề tài .............................................................................. 11
NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI......................... 12
1.1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CON NGƯỜI........................................................................................ 12
1.1.1. Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
.................................................................................................................. 12
1.1.2. Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người...... 16
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI............................................................... 27
1.2.1. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.... 27
1.2.2. Đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người ... 50
Kết luận chương 1 ................................................................................. 58


2


Chương 2. HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VỚI VIỆC VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI ĐỂ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ........................... 60
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VÀ VẤN
ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH HÀNG KHỒNG ............ 60
2.1.1. Khái quát về ngành hàng không Việt Nam ............................... 60
2.1.2. Vấn đề nguồn nhân lực trong ngành hàng không Việt Nam .... 71
2.1.3. Những yêu cầu về nguồn nhân lực hàng không trong thời kỳ
đổi mới..................................................................................................... 82
2.2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNG KHÔNG TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI........................................................................................ 88
2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực hàng khơng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ................................................................................................ 88
2.2.2. Một số kiến nghị để phát triển nguồn nhân lực hàng không... 97
Kết luận chương 2 ............................................................................... 116
KẾT LUẬN ........................................................................................... 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 122


3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

HKDD


: Hàng khơng dân dụng

HKVN

: Hàng khơng Việt Nam

HKDDVN

: Hàng không dân dụng Việt Nam

IATA

: Hiệp hội Hàng không thế giới

ICAO

: Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

FIR

: Vùng thơng báo bay ở phía Nam

SkyTeam

: Liên minh hàng khơng lớn thứ hai thế giới

Vietnam Airlines : Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam
đã đi xa nhưng để lại muôn vàn tình u thương cho tồn Đảng, tồn dân.
Người đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc
lập tự do, vì hạnh phúc mn nhà, để lại cho chúng ta một kho tàng lý luận
vô giá, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan
điểm tồn diện sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
trong đó quan điểm về con người là một tư tưởng nhân văn đặc sắc, là sự
kế thừa kết tinh những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc, là sự vận
dụng sáng tạo quan điểm Mác – Lênin về con người vào điều kiện lịch
sử cụ thể của nước ta. Thực tế lịch sử cho thấy, mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam đều gắn liền với việc phát huy có hiệu quả sức mạnh
tồn diện của nguồn lực con người.
Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
đang đi vào chiều sâu. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cấp thiết đang
đặt ra đòi hỏi các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau phải nghiên
cứu và giải quyết, trong đó có vấn đề thiết kế và xây dựng chiến lược về
con người thật sự khoa học, phù hợp với hoàn cảnh nước ta, nhằm phục vụ
cho việc phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đây là cơng việc rất
khó khăn, phức tạp, muốn hồn thành nó trước hết phải có những định
hướng đúng. Trong thực tế, tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người đã,
đang và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn quý báu, sáng suốt để xây dựng
thành công chiến lược con người nhằm đào tạo cho đất nước những con
người mới, đủ tài, đức, sức khỏe, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Do
đó, trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi vấn đề



5

con người là mục tiêu thiêng liêng, cao cả nhất, là trung tâm của chiến lược
phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng –
an ninh.
“Chủ động hội nhập quốc tế” là chủ trương sáng suốt và đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta trước đòi hỏi tất yếu và cấp bách của tồn cầu
hóa, quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ - q trình này đang chi phối tồn bộ
đời sống kinh tế - xã hội của toàn thế giới. Với bước đi quan trọng trong
quá trình hội nhập quốc tế đã được chỉ đạo kịp thời và chặt chẽ của Đảng
và Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực tham gia vào các tổ chức và diễn
đàn kinh tế khu vực, thế giới…
Hiện nay chúng ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), cùng các khối liên kết kinh tế như AFTA, APEC…
Bên cạnh những cơ hội mang lại cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam,
chúng ta cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức trước
xu thế của thời đại. Trong thời kỳ mở cửa và với tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam như hiện nay, việc hội nhập quốc tế, giao thương, hợp tác
kinh tế với các nước trên thế giới được đặt ra vô cùng cấp thiết. Cùng với
sự phát triển đó, giao thơng bằng con đường hàng không đang là cánh cửa
mở ra một chân trời mới, giúp Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong
lịng bạn bè quốc tế.
Hàng khơng Việt Nam (HKVN) là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn, không chỉ phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, có
nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu ngoại tệ, cải
thiện cán cân thanh tốn. Đồng thời cịn đóng vai trị như chiếc cầu nối trong
quan hệ hợp tác kinh tế, mở rộng trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, quảng
bá hình ảnh đất nước Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hoạt



6

động hàng khơng dân dụng (HKDD) khơng chỉ mang tính chất kinh tế đơn
thuần mà liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng, kinh tế đối ngoại.
Ðến nay, ngành hàng khơng dân dụng Việt Nam (HKDDVN) đã có những
bước tiến đáng mừng, có những đổi mới trên con đường hiện đại hoá.
Đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực hàng
khơng nói chung ln là mối quan tâm hàng đầu của cả các nhà quản lý và
các nhà khoa học ở Việt Nam. Trong thực tiễn, các chính sách đào tạo
nguồn nhân lực hàng khơng ở Việt Nam chủ yếu mang tính rời rạc, manh
mún, nặng về xử lý tình huống bằng các giải pháp tình thế. Các chương
trình đào tạo nguồn nhân lực hàng không chủ yếu do các doanh nghiệp vận
tải hàng không tự xây dựng một cách tự phát, thiếu định hướng chiến lược
chung và chủ yếu thực hiện ở nước ngoài bằng các nguồn ưu đãi của các tổ
chức, các đối tác nước ngồi. Cho đến nay, các chương trình đào tạo
chuyên ngành hàng không ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ dừng lại ở trình độ
trung học chuyên nghiệp và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ. Chương trình
đào tạo cán bộ chun mơn hàng khơng đang trong q trình nghiên cứu
soạn thảo kể từ khi cơ sở đào tạo chuyên ngành HKDD duy nhất ở Việt
Nam được nâng cấp thành Học viện hàng khơng. Q trình nghiên cứu này
đang gặp phải những khó khan do thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn vững
chắc để dựa vào đó mà triển khai.
Với vai trị đặc biệt quan trọng như vậy thì việc nghiên cứu, vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào phát triển nguồn nhân lực hàng
không trong q trình hội nhập quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và
cần thiết.


7


Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người với việc phát triển nguồn lực hàng không Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề con người là vấn đề muôn thuở, trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học, bởi thế giới xung quanh con người và bản
thân con người luôn vận động, biến đổi. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã
hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng sâu rộng thì
những vấn đề con người đặt ra cũng ngày càng phức tạp, đa dạng hơn. Vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề con người, giải phóng con người là
một trong những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra.
Tư tưởng về con người là nội dung trọng tâm chi phối toàn bộ cuộc
đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là ngọn đuốc soi đường cho
cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền
vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới. Lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa” – đã trở thành tư tưởng xuyên suốt toàn bộ sự
nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền. Trong sự
nghiệp cách mạng từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã nhiều lần khẳng
định con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người đã được đơng đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý
luận quan tâm với một số lượng cơng trình lớn có giá trị thiết thực.
Trước tiên phải kể đến là tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự
nghiệp xây dựng con người phát triển toàn diện” của PGS.TS. Thành Duy,


8


Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Tác phẩm gồm sáu chương đề cập
đến những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây
dựng con người phát triển toàn diện, nguồn gốc và quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người phát triển toàn diện, về đặc điểm và bản
chất, quan điểm và giải pháp xây dựng con người phát triển toàn diện trong
bối cảnh hiện nay.
Tiếp theo là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hố mới
Việt Nam” của Đỗ Huy, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, 1999; Hoàng Trang
– Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên) “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với
việc giáo dục cán bộ đảng viên hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004. Các tác phẩm đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề về
quyền con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh; cơ sở hình thành và những
nội dung cơ bản tư tưởng của Người về văn hoá, về con người, xây dựng
nền văn hoá mới, con người mới; về nhân tố con người và vận dụng nó
trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó cịn có đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”
của TS. Lê Quang Hoan, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002. Tác giả đã
tiến hành nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy
nhân tố con người, để từ đó vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
vào làm sáng tỏ một số vấn đề có quy luật nhằm phát huy nhân tố con
người trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
Trong luận án tiến sĩ triết học với đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển con người tồn diện”, Học viện Chính trị Quốc gia, 2001, tác giả
Nguyễn Hữu Cơng đã phân tích cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển con người; những vấn đề đang đặt ra đối với


9

thực tiễn phát triển con người hiện nay và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

vào xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Về lĩnh vực hàng khơng các đề tài nghiên cứu tiếp cận nhiều góc độ
khác nhau. Liên quan đến nguồn nhân lực HKVN có thể kể đến các tài liệu
sau: Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường
công tác an ninh hàng không dân dụng Việt Nam” của TS. Đào Thị Hồng
Hạnh, nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích đánh giá dữ liệu về an
ninh hàng khơng, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện phần mền quản
lý dữ liệu an ninh hàng không.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất hệ thống chính sách và xây dựng
chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không giai
đoạn 2008 – 2015” của TS. Dương Cao Thái Nguyên, nghiên cứu đề xuất
hệ thống chính sách và chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận
tải hàng không giai đoạn 2008 – 2015.
Đề tài “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành HKVN đến
năm 2010 và định hướng đến 2020” của Đào Mạnh Nhương, nghiên cứu đề
xuất những giải pháp cơ bản phát triển khoa học cơng nghệ ngành hàng
khơng Việt Nam tầm nhìn đến 2020.
Đề tài “Nghiên cứu phát triển và cơ chế thu hút nguồn nhân lực tại
Tổng công ty cảng hàng không Miền Trung” của Thạc sĩ Tống Quốc Long
đã đánh giá thực trạng phát triển và cơ chế thu hút nguồn nhân lực, chỉ rõ
nguyên nhân đồng thời đề xuất giải pháp phát triển và cơ chế thu hút nguồn
nhân lực tại Tổng cơng ty hàng khơng miền Trung.
Ngồi ra cịn nhiều đề tài khác như “Nghiên cứu nâng cao năng lực
thông qua cảng hàng không Việt Nam” của Ks. Lê Hồng Quân, “Nghiên
cứu phân loại vùng trời và phân công trách nhiệm điều hành bay trong


10

vùng trời Việt Nam” của TS. Nguyễn Đình Cơng, “Nghiên cứu mơ hình

quản lý chất lượng đào tạo tại trường hàng không Việt Nam” của Ks. Ngô
Tuấn Anh…Các đề tài tiếp cận nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa có đề
tài nào nghiên cứu vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát triển
nguồn lực hàng khơng Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người và giải phóng con người, từ đó vận dụng vào việc
phát triển nguồn nhân lực hàng không Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Thứ hai, trên cơ sở làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người, luận văn trình bày khái quát quá trình phát triển, đặc điểm, thực
trạng, phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn
lực hàng không Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nêu trên của luận văn, tác giả dựa
trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, trình bày luận văn của
mình. Đồng thời tác giả cịn sử dụng hệ thống các phương pháp như lịch sử
và logic, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh để trình bày luận văn.


11

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát triển

nguồn nhân lực hàng không Việt Nam trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa
thực tiễn và lý luận sâu sắc.
Về lý luận, luận văn góp phần trình bày một cách có hệ thống cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về đặc điểm, thực trạng và
giải pháp phát triển nguồn nhân lực hàng không Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Về thực tiễn, luận văn có thể dùng làm tài lệu tham khảo trong
nghiên cứu khoa học và giảng dạy hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết.


12

Chương 1

NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƯỜI
1.1.1. Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người
Q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về cách
mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng như những vấn
đề mà nhân loại cùng quan tâm, là một quá trình phát triển từ thấp đến cao,
từng bước hồn thiện, trong thực tế của quê hương đất nước, trong cuộc
đấu tranh của dân tộc ta và các dân tộc khác trên thế giới vì hồ bình, độc
lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh thế giới có nhiều
biến động. Từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã

phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Hầu hết các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh đã trở thành thuộc địa
hoặc phụ thuộc của một số nước đế quốc lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban
Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Nhật. Cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa bị
bóc lột thậm tệ, quyền con người bị xâm phạm thô bạo. Cùng với mâu
thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản đó là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ
nghĩa đế quốc đã làm sản sinh một mâu thuẫn mới ngày càng phát triển là
mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Mặt khác, chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã khoét sâu thêm mâu
thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và làm cho chủ nghĩa tư bản bị suy
yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga 1917


13

do V.I.Lênin và đảng Bơn sê vích lãnh đạo giành được thắng lợi. Tháng 3
năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, Lênin và Quốc tế Cộng sản
chủ trương phong trào cộng sản thế giới cần phải giúp đỡ một cách thiết
thực các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh địi độc lập
của họ. Vì vậy, thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã tạo ra những tiền đề và điều kiện
thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phát triển mạnh mẽ
trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nước có lịch sử và nền văn hiến lâu
đời, có truyền thống chống giặc ngoại xâm vơ cùng oanh liệt. Tuy nhiên,
cũng như nhiều nước phong kiến phương Đông khác, bước sang thế kỷ
XIX, Việt Nam vẫn ở trong tình trạng trì trệ kém phát triển. Năm 1858
trước sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã tiến
hành xâm lược và đặt ách thống trị ở nước ta, biến nước ta thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến. Từ khi thực dân Pháp căn bản hồn thành cơng
cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, chúng đã bắt tay vào công cuộc

khai thác thuộc địa ở Việt Nam nói riêng và ở Đơng Dương nói chung với
quy mơ ngày càng lớn.
Bên cạnh việc tổ chức bộ máy khai thác thuộc địa, chính quyền
thực dân Pháp còn dùng thủ đoạn độc quyền về kinh tế như độc quyền kinh
doanh một số ngành công nghiệp nặng, nắm phương tiện giao thông vận
tải, khai thác những mỏ khống sản có trữ lượng lớn, chiếm đất lập đồn
điền cây công nghiệp, độc quyền xuất nhập khẩu,… Ngồi ra, thực dân
Pháp cịn thiết lập hệ thống ngân hàng, độc quyền phát hành giấy bạc và
cho vay nặng lãi. Ngân hàng Đơng Dương là một tập đồn tư bản tài chính
có thế lực nhất chi phối mọi ngành kinh tế ở Đơng Dương. Chính quyền
thực dân khơng từ bỏ bất kỳ chính sách bóc lột nào kể cả những hình thức
bóc lột kinh tế thời Trung cổ. Đó là chế độ thuế khóa nặng nề và hết sức vô


14

lý như thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế vỉa hè, thuế xe, thuế lưu trú, nộp
thuế cho ngân sách Đơng Dương, thuế nộp cho ngân sách xứ, cho tính phần
trăm nộp cho quan lại, kỳ hào trong thôn xã cùng hàng trăm thứ thuế khác.
Thuế má đè nặng oằn lưng và ln ln thay đổi có lợi cho thực dân và
phong kiến tay sai. Hậu quả của chính sách độc quyền về kinh tế và chính
sách thuế nặng nề làm cho đa số nông dân mất dần ruộng đất. Dưới thời
thuộc Pháp, ước tính khoảng 50% nơng dân Việt Nam khơng có ruộng đất.
Cùng với sự bóc lột nặng nề về mặt kinh tế, thực dân Pháp thực
hiện chính sách khắc nghiệt trên lĩnh vực chính trị, văn hóa. Theo sắc lệnh
17 tháng 10 năm 1887, thực dân Pháp thành lập liên bang Đơng Dương, lúc
đó mới bao gồm có Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Campuchia, trực thuộc
bộ Hải quân và thuộc địa Pháp. Ngày 20 tháng 03 năm 1984, Pháp thành
lập Bộ thuộc địa và Đông Dương trực thuộc Bộ này. Ngày 19 tháng 4 năm
1899, Tổng thống Pháp ra sắc lênh sát nhập Lào vào liên bang Đông

Dương. Để đảm bảo thu được lợi nhuận, thực dân Pháp thực hiện chính
sách chuyên chế về chính trị. Chúng cai trị trực tiếp và thẳng tay đàn áp,
không cho dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào. Mọi quyền hành
không chỉ tập trung trong tay những viên quan cai trị người Pháp mà chúng
còn dùng cả quân đội, cảnh sát, mật thám, tòa án để đàn áp, bắt bớ xét hỏi.
Đồng thời chúng còn sử dụng cả giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư
sản mại bản để làm cơ sở xã hội và chỗ dựa cho chế độ cai trị thuộc địa của
thực dân Pháp. Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị nhằm làm
suy yếu lực lượng dân tộc Việt Nam. Chúng chia nước ta ra làm ba kỳ: Bắc
kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc kỳ và Trung
kỳ là hai xứ bảo hộ vẫn giữ lại chính quyền phong kiến về mặt hình thức,
Nam kỳ là thuộc địa do Pháp trực tiếp nắm. Bên cạnh đó, thực dân Pháp ra
sức ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ tiến bộ Pháp vào


15

Việt Nam, đem văn hóa phản động trụy lạc nhồi vào đầu nhân dân ta. Nhân
dân không được đi học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng.
Do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nước
Pháp, chính quyền thực dân Đơng Dương lúc bấy giờ đã phải điều chỉnh
chính sách cai trị của chúng nhằm huy động tối đa sức người và tài nguyên
của thuộc địa cung cấp cho chính quốc. Chính sách đó đã thúc đẩy quá
trình chuyển biến nền kinh tế Việt Nam nhanh hơn, có lợi cho thực dân
Pháp khai thác. Một số ngành kinh tế Việt Nam trước kia bị nhà nước thực
dân hạn chế, nay có điều kiện phát triển. Trong q trình đó, các lực lượng
tư sản dân tộc và tiểu tư sản có điều kiện tập hợp ngày càng đông đảo. Tuy
nhiên do bị thực dân Pháp bóc lột, vơ vét thậm tệ, đại bộ phận nhân dân lao
động Việt Nam bị lâm vào cảnh cùng quẫn. Dưới sự thống trị dã man
của thực dân Pháp, nhân dân ta khơng ngừng đứng lên đấu tranh địi độc

lập, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam thời kỳ này nổ
ra mạnh mẽ. Phong trào yêu nước diễn ra khắp tồn quốc, từ thành thị đến
nơng thôn, từ miền núi đến đồng bằng, cả miền Nam và miền Bắc, nhưng
hầu hết các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong bể máu. Sau thất bại
của phong trào Cần Vương và những cuộc vận động cứu nước theo
khuynh hướng tư sản đầu thế kỷ XX, nước ta lâm vào tình trạng khủng
hoảng về đường lối cách mạng. Nguyên nhân trước hết là các cuộc khởi
nghĩa đều nổ ra một cách tự phát, lẻ tẻ nên thực dân Pháp dễ dàng tập trung
lực lượng đàn áp. Những người lãnh đạo phong trào là binh lính, nơng dân,
mặc dù có lịng u nước nồng nàn, có tinh thần quả cảm, có sức chiến đấu
dẻo dai nhưng thiếu bộ máy lãnh đạo có khả năng thống nhất các cuộc nổi
dậy riêng lẻ của từng vùng của các dân tộc thành phong trào chung. Đứng
trước tình hình này, nhân dân Việt Nam đang chờ đợi một con đường cứu
nước mới phù hợp với xu thế lịch sử và khai thác một tiềm lực phong phú


16

mạnh mẽ của quần chúng nhân dân để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh
vì độc lập tự do.
Như vậy, thực tiễn của thế giới và Việt Nam vào đầu thế kỷ XX
đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giải phóng con người. Sứ
mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc, cho mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ là
phải tìm ra con đường để cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị của
thực dân Pháp và tay sai. Trong bối cảnh lịch sử đó, Hồ Chi Minh và tư
tưởng của Người đã xuất hiện đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết của dân
tộc và thời đại. Sau nhiều năm bôn ba trên khắp thế giới, thông qua hoạt
động thực tiễn và khảo cứu lý luận chủ nghĩ Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã
trở thành người cộng sản đáp ứng được yêu cầu tất yếu của lịch sử và
nguyện vọng của nhân dân ta. Năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung

Quốc) tiến hành các hoạt động cần thiết, tìm mọi cách để truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin về nước, xây dựng đường lối cách mạng phù hợp với
điều kiện cụ thể của Việt Nam.
1.1.2. Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống quê hương gia đình đối
với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trước hết được bắt nguồn từ
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương và gia đình. Dân
tộc Việt Nam trải qua bao biến cố thăng trầm với hơn bốn ngàn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã hun đúc nên những truyền thống quý
báu, trong đó chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt quá trình lịch sử dân tộc, là tiền đề xuất phát của sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh.


17

Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước, đó chính là nhà dòng chủ lưu chảy xuyên suốt
trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất đứng đầu bảng giá trị
văn hóa – tinh thần Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tơn giáo từ nước
ngồi du nhập vào nước ta đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính u
nước đó. Chủ nghĩa u nước chính là ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc
văn hóa dân tộc, khơng để bị sai nhịp, đồng hóa; là tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc, kiên quyết chống ngoại xâm, lấy yếu thắng mạnh, lấy nhân nghĩa
thắng hung tàn; là tư tưởng hiếu sinh. Tư tưởng yêu nước Việt Nam gắn
liền với dân, với nước. Thời chiến thì thương người, thương dân, dựa vào
sức dân để chiến đấu giành độc lập, bảo vệ nước nhà; thời bình thì kế giữ
nước hay nhất là nuôi dưỡng sức dân, làm cho dân khơng cịn tiếng ốn
hờn, ai ai cũng được an cư lạc nghiệp. Những giá trị truyền thống q báu

đó đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển. Người thường trích dẫn tục
ngữ, ca dao để diễn đạt, nhất là nêu những tấm gương lịch sử, những
chuyện người tốt, việc tốt, rất phong phú trong cuộc sống đời thường để
giáo dục lòng yêu nước, thương dân. Người viết: “Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn
sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước... Chúng ta có quyền tự hào
vì những trang sử vẻ vang thời đại như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh
hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” [35, 171].
Cùng với đó tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức
cố kết cộng đồng cũng hình thành từ địi hỏi của cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Người Việt Nam có truyền


18

thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn,
khó khăn.
Và một trong những nét nổi bật trong truyền thống dân tộc Việt
Nam là tinh thần lạc quan yêu đời, trong khó khăn gian khổ, người Việt
Nam vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Tinh thần
lạc quan đó có sơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào
sự tất thắng của chính nghĩa, chân lý, cho dù trước mắt cịn mn vàn khó
khăn phải chịu đựng vượt qua. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của tinh
thần lạc quan đó.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh,
sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu và là một dân tộc ham học hỏi, khơng
ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. Do điều kiện địa

lý có nhiều thuận lợi, từ rất sớm dân tộc Việt Nam đã giao lưu với các nền
văn hóa lớn trên thế giới. Nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến
những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người khác thành những giá trị riêng của mình.
Quê hương và gia đình cũng là nhân tố góp phần hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người. Nghệ An, nơi sinh thành của Hồ Chí
Minh là mảnh đất giàu truyền thống, đã sản sinh ra nhiều nhân tài lịch sử
kiệt xuất trong suốt bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Thuở
nhỏ, Cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dẫn anh em Nguyễn Sinh Cung đến
những nơi có di tích lịch sử hào hùng của quê hương để giáo dục truyền
thống yêu nước, thương dân như: Núi Chung, nơi tú tài Vương Thúc Mậu
họp nghĩa binh, cắt máu ăn thề, dựng cờ Cần Vương theo hịch Hàm Nghi.
Giếng Cóc, ngay trước nhà Nguyễn Sinh Cung, là nơi Pháp bắt lính tát cạn
nước để tìm vũ khi của Chung nghĩa bình. Ao làng Sen nằm bên đường cậu
Cung đi học, là nơi anh hùng Vương Thúc Mậu tử tiết khi bị Pháp bao vây.


19

Cạnh nhà thờ họ Nguyễn Sinh là nhà của Nguyễn Sinh Quyền, một chiến sĩ
Chung nghĩa quân, sau khi Vương Thúc Mậu tử tiết, đã dẫn quân vào núi
Vũ Quang với Phan Đình Phùng. Đến khi Phan Đình Phùng chết, khởi
nghĩa Hương Sơn thất bại, thì Nguyễn Sinh Quyền bị Pháp bắt đem về
chém ngay tại làng Kim Liên. Về phía tây cách núi Chung bảy cây số, là
núi Đụn, cịn gọi là núi Hùng Sơn, ở đó Mai Hắc Đế xây thành Vạn An sau
khi đã đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường... Quê hương là nơi tập trung rất
nhiều di tích lịch sử cứu nước, vì thế mà những người con sinh ra trên
mảnh đất Nam Đàn này, sớm đã được nung nấu lòng yêu nước chống giặc
ngoại xâm.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Hồ Chí Minh, xuất thân trong một
gia đình nơng dân nghèo, nhưng rất hiếu học và chuyên cần. Năm Người

11 tuổi, ông Nguyên Sinh Sắc đỗ phó bảng, được vua ban áo mão, cờ biển
và cho ngựa trạm đưa về tỉnh đường Nghệ An. Dù đã đỗ phó bảng, gia đình
ơng Sắc vẫn sống cảnh đạm bạc gần gũi với dân làng như xưa. “Ngày ngày
ngồi việc tiếp đón bạn bè đến thăm, ơng phó bảng cùng với các con làm
vườn và lo liệu công việc nội trợ” [3, 26]. Bằng tấm gương của chính mình,
thân phụ và thân mẫu Người đã dạy những bài học đạo đức, nhân cách đầu
tiên, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển tư tưởng, nhân cách Hổ
Chi Minh về sau này.
Quá trình hình thành và phát triển về vấn đề con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là một q trình lâu dài, phải trải qua nhiều giai đoạn
khó khăn nhưng đầy ắp tinh thần tinh thần lạc quan cách mạng ở Người. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người khơng chỉ phản ánh những điều kiện kinh
tế - xã hội hiện thực mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tiến
bộ trong lịch sử và đương thời. Trước hết phải kể đến những tư tưởng tiến
bộ của các nhà Nho yêu nước như Vương Thúc Mậu, Phan Đình Phùng,


20

Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu,… đều tác động mạnh mẽ đến ý chí
đánh đuổi thực dân Pháp, cũng như tinh thần yêu nước của Hồ Chí Minh.
Một trong những người có ảnh hưởng lớn đến Hồ Chí Minh là cụ Phan Bội
Châu. Cụ là bạn thân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Hồ
Chí Minh. Thuở nhỏ Người thường được nghe cụ Phan Bội Châu cùng các
nhà Nho yêu nước đàm đạo chuyện đời, chuyện nước, ngâm thơ,… Chính
qua các buổi gặp gỡ các nhà Nho yêu nước trong thời kỳ này mà Hồ Chí
Minh học tập được tinh thần khẳng khái không chịu khuất phục trước kẻ
thù, tinh thần yêu nước thương nòi,… Tuy nhiên trước những thất bại của
các phong trào yêu nước, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra được sự bế tắc
trong các đường lối ấy.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là biểu hiện sự kết tinh tư
tưởng nhân văn của nhân loại
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đơng với các
thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây - chính là nét đặc sắc trong q
trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh.
Vai trị của yếu tố văn hóa phương Đơng có ảnh hưởng sâu sắc đến
tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong đó có Nho giáo. Nho giáo là một học
thuyết chính trị - xã hội, do Khổng Tử sáng lập vào thời kỳ Trung Quốc cổ
đại. Nội dung cơ bản nhất của học thuyết Nho giáo là chủ trương dùng “đức
trị” để quản lý xã hội, dùng đức nhân để thu phục thiên hạ, thi hành rộng rãi
phương pháp lễ trị nhằm khôi phục chế độ tông pháp nhà Chu, bảo vệ lợi ích
cho giai cấp quý tộc chủ nô. Nho giáo du nhập Việt Nam từ thời kỳ Bắc
thuộc, gắn liền với sự xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc.
Cùng với sự phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã
có những ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến đời sống tinh thần ở nước ta.


21

Trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu như tư tưởng đẳng cấp,
khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ… nhưng Nho giáo cũng có những
mặt tích cực: Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành động, giúp
đời; đó là lý tưởng về một xã hội bình trị, tức là ước vọng về một xã hội an
ninh, hòa mục, một “thế giới đại đồng”; là triết lý nhân sinh tu thân dưỡng
tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân ai cũng phải lấy tu thân làm. Đặc
biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong
dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Hồ Chí
Minh đã phê phán, bác bỏ những mặt hạn chế của Nho giáo đồng thời khai
thác, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ
cách mạng.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, Hồ Chí Minh
sớm tiếp nhận được những nguyên tắc luân lý đạo đức trong tư tưởng Nho
giáo như trung hiếu tiết nghĩa, tam cương, ngũ thường,… Hồ Chí Minh là
một người am hiểu sâu sắc tư tưởng của Khổng giáo. Những phạm trù mang
tính nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, dũng
được Hồ Chí Minh kế thừa và bổ sung những nội dung mới. Hồ Chí Minh
phát triển tư tưởng trung với vua, hiếu với cha mẹ trong học thuyết Nho giáo
thành tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tư
tưởng đại đồng trong tư tưởng Khổng Tử. Khổng Tử vĩ đại khởi xướng
thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Học trị Khổng Tử là
Mạnh Tử tiếp tục tư tưởng của thầy, thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ,
hạnh phúc khơng phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người. Nhận xét
về vai trị của Nho giáo đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét rằng Hồ Chí Minh đã tiếp thu Khổng giáo,
nhưng tiếp thu một cách có phê phán, chọn lấy cái tinh hoa, loại bỏ những
yếu tố thủ cựu tiêu cực, biến đạo đức thủ cựu ấy thành đạo đức cách mạng.


22

Ngoài Nho giáo, Phật giáo là một bộ phận quan trọng trong việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Phật giáo là một trào lưu
triết học tôn giáo, phản ánh sâu sắc chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và
chế độ xã hội mang nặng tính gia trưởng của xã hội Ấn Độ cổ đại. Phật giáo
vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam. Phật giáo
có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, đại từ, cứu khổ, cứu nạn, diệt trừ cái ác, giải
thoát con người,… Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn so với Nho
giáo. Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều
thiện, coi trọng lao động. Đạo Phật được truyền vào Việt Nam đến nay đã
hơn 2000 năm, có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và lối sống của người Việt.

Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa u nước sống gắn bó với
dân, hồ vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực
dân. Đánh giá tư tưởng Phật giáo, Hồ Chí Minh nhận xét rằng Đức Phật là
đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn. Hồ Chí
Minh nhận thức mục đích của đạo Phật là nhằm xây dựng cuộc đời thuần
mỹ, chí thiện, bình đẳng, n vui và ấm no. Rộng hơn nữa, Hồ Chí Minh kế
thừa và đánh giá cao vai trị, ảnh hưởng của văn hóa, triết học, nghệ thuật
của nước Ấn Độ. Theo Hồ Chí Minh thì văn hóa, triết học và nghệ thuật của
nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài
người; nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hịa bình,
bác ái.
Hồ Chí Minh cũng hết sức chú ý nghiên cứu thực tiễn cách mạng
Trung Quốc và những tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn. Tôn Trung
Sơn là nhà dân tộc dân chủ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc. Ông là người
có cơng lớn trong việc lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc hàng ngàn năm,
lập nên Trung Hoa Dân Quốc (1911). Tư tưởng cách mạng của Ông thể hiện
trong chủ nghĩa Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh


×