Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp muội hại cao lương ngọt cao sản nhập nội từ nhật bản vụ xuân 2015 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.89 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN THẮNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT ĐỐI VỚI RỆP MUỘI HẠI CAO LƢƠNG NGỌT CAO SẢN
NHẬP NỘI TỪ NHẬT BẢN VỤ XUÂN 2015 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN THẮNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT ĐỐI VỚI RỆP MUỘI HẠI CAO LƢƠNG NGỌT CAO SẢN
NHẬP NỘI TỪ NHẬT BẢN VỤ XUÂN 2015 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K43B - Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Phƣơng Oanh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Chương trình thực tập tốt nghiệp là khơng thể thiếu được đối với mỗi
sinh viên trước khi ra trường. Đây là thời gian cho mỗi sinh viên có điều kiện
hệ thống hóa, củng cố lại tồn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên
làm quen với thực tế sản xuất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách sáng
tạo, có hiệu quả để khi ra trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có trình
độ chun mơn cao, góp phần vào việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nơng học và Bộ môn Bảo vệ thực vật – Trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái
Nguyên, chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiệu lực của
một số loại thuốc Bảo vệ thực vật đối với rệp muội hại cao lương ngọt cao
sản nhập nội từ Nhật Bản vụ Xuân 2015 tại Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực tập và hồn thành khóa luận, em ln nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo và các bạn, em rất biết ơn sự giúp đỡ
quý báu này.
Trước hết em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S.
Nguyễn Thị Phƣơng Oanh đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình để em
có được kết quả này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa nông học đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian thực tâ ̣p có ha ̣n và năng lực bản thân còn ha ̣n chế nên đề tài
của em khơng tránh khỏi những thiếu sót . Em rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c những ý

kiến đóng góp của các quý thầy cơ và các ba ̣n để khóa luận của em được hoàn
thiê ̣n hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hà Văn Thắng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần sâu hại cao lương trên thế giới .................................... 15
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những
năm gần đây ................................................................................... 17
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cao lương ở một số châu lục trong
những năm gầ n đây ........................................................................ 18
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2015 ............................... 27
Bảng 4.2: Thành phần, mức đô ̣ của các loài rê ̣p ha ̣i cao lương ngo ̣t
tại Thái Nguyên năm 2015 ............................................................ 29
Bảng 4.3: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với rệp muội
hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2015.............................. 33
Bảng 4.4: Thành phần thiên địch rệp hại trên cao lương ................................. 35


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh rệp xanh hại cao lương và triệu chứng cây bị hại .............. 8

Hình 2.2: Hình ảnh rệp vàng mía hại cao lương. Sâu non (A), sâu trưởng
thành (B) ................................................................................................ 8
Hình 2.3: Hình ảnh rệp ngơ tấn cơng cây cao lương ......................................... 9
Hình 4.1: Một số đặc điểm phân loại của rệp gây hại trên cao lương ngọt
(Rhopalosiphum maidis) ..................................................................... 31
Hình 4.2: Đặc điểm hình thái rệp hại cao lương ngọt (Rhopalosiphum maidis).... 31
Hình 4.3: Diễn biế n mâ ̣t đô ̣ rê ̣p m ̣i ha ̣i cao lương ngo ̣t ............................... 32
Hình 4.5: Một số loài thiên địch của rệp hại cao lương ................................... 37


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

FAO

: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiê ̣p Liên Hợp Quố c)

BVTV

: Bảo vệ thực vật



: Mật độ

NLSH

: Năng lượng sinh học


PB

: Phân bón

SL

: Sản lượng

TTHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TV

: Thời vụ


v

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................... 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ..................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầ u của đề tài ....................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài.................................................................... 4
2.1.1. Tình hình nghiên cứu rệp muội trên thế giới và Việt Nam ......... 4
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp .............................. 6
2.1.3. Mô ̣t số sâu ha ̣i khác trên cao lương........................................... 12
2.1.4. Thành phần sâu ha ̣i cao lương trên thế giới .............................. 14
2.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam .................. 17
2.2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới ............................... 17
2.2.2. Tình hình sản xuất cao lương tại Việt Nam .............................. 20
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
3.1. Đối tượng vật liệu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................ 22
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................... 22
3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 22


vi

3.4.1. Phương pháp điề u tra thành phầ n rê ̣p muô ̣i trên cây cao lương
(Quách Thị Ngọ, 2000) [3].................................................................. 22
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu biế n đô ̣ng số lươ ̣ng rê ̣p muô ̣i (Quách
Thị Ngọ ,2000) [3] .............................................................................. 23
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc Bảo vệ
thực vật đến rệp muội hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm
2015… ................................................................................................. 24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 27

4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ xuân năm
2015 ... ..27
4.2. Thành phần, tầ n suấ t xuấ t hiê ̣n của rê ̣p trên cao lương ngo ̣t ta ̣i Thái
Nguyên vụ xuân năm 2015 ....................................................................... 29
4.3. Diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên
vụ xuân 2015 ............................................................................................ 31
4.4. Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật tới rệp muội hại cao
lương ngọt vụ xuân 2015 .......................................................................... 33
4.5. Thành phần thiên địch trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên
năm 2015 .............................................................................................. 34
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 38
5.1. Kết luận ............................................................................................. 38
5.1.1 Về thành phầ n, tầ n suấ t xuấ t hiê ̣n rê ̣p trên cây cao lương ......... 38
5.1.2 Diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương .......................... 38
5.1.3 Về hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc BVTV................. 38
5.1.4 Về thiên địch .............................................................................. 38
5.2. Đề nghị .............................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 39


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao lương ngọt là một trong những cây “năng lượng sinh học” tiềm năng
ở Việt Nam trong tương lai vì: nó khơng chỉ có năng suất sinh khối lớn (> 60
tấn/ha) mà cịn có hàm lượng đường cao nên cao lương ngọt có hiệu suất
chuyển hóa Ethanol vượt trội hơn so với sắn, mía và ngơ. Ngồi ra, cao lương
ngọt có khả năng chịu hạn tốt, khơng kén đất nên có thể trồng trọt có hiệu quả

ở hầu hết các vùng của nước ta.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó, cao lương ngọt bị nhiều loài sâu
bệnh xuất hiện, phát sinh, phát triển và gây hại trong suốt quá trình sinh
trưởng, phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hàm lượng
đường. Trong số đó, rệp là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm đối
với cây trồng nói chung và cao lương nói riêng (George C. McGavin, 1993)
[36]. Ngồi ra, rệp cịn có mối quan hệ cộng sinh với một số loài kiến
(Detrain C. et al, 2010; Francois J.V. et al., 2012; Verheggen F.J.et al.,
2009) [29], [35], [61], tạo điều kiện cho nấm muội đen phát sinh, phát triển
bao phủ mặt lá làm cản trở khả năng quang hợp của lá, làm cho cây chậm
lớn, giảm năng suất và hàm lượng đường. Rệp cịn có khả năng thích nghi
cao với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh bằng cách liên tục chuyển đổi
giữa sinh sản đơn tính với sinh sản hữu tính (Dubnik H., 1991) [31].
Rê ̣p là loài đa thực vâ ̣t, gây ha ̣i trên 40 loài thực vật khác nhau và là một
trong những đố i tươ ̣ng gây ha ̣i nguy hiể m nhấ t đố i với cây trồ ng

(Blackman

&Eastop, 2000) [20], chúng tâ ̣p trung thành từng đàn hút các chấ t dinh dưỡng ở
bô ̣ phâ ̣n non của cây , đồng thời là môi giới truyề n bê ̣nh virus gây khảm lá và


2

bê ̣nh đố m lá trên cây làm giảm năng suấ t và chấ t lươ ̣ng sản phẩ m

(Ribbands

C.R., 1964) [51].
Rê ̣p muô ̣i ha ̣i cao lương là mô ̣t trong những sâu ha ̣i quan tro ̣ng


. Rê ̣p

muô ̣i hút nhựa cây và tiết chất độc vào trong mô cây làm cho cây sinh trưởng
kém, giảm hàm lượng đường, năng suấ t thấ p.
Trước thực tế đó, để có cơ sở cho việc nghiên cứu biện pháp phịng trừ
rệp đạt hiệu quả cao góp phần phát triển ổn định và bền vững cây cao lương
ngọt làm nguyên liệu sản xuất ethanol sinh học tại Việt Nam, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc Bảo vệ thực vật đối với rệp
muội hại cao lương ngọt cao sản nhập nội từ Nhật Bản vụ Xuân 2015 tại
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật tìm ra được 12 loại thuốc có hiệu lực phịng trừ rệp muội cao
1.2.2. Yêu cầ u của đề tài
- Xác định được diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt tại
Thái Nguyên vu ̣ xuân năm 2015
- Xác định hiệu lực phòng trừ của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với
rệp muội
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Biết triển khai một đề tài nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.


3

- Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu khoa
học đối với sâu ha ̣i cây trờ ng.
- Giúp sinh viên có điều kiện áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế

sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở để xác định hiệu lực cửa từng loại
thuốc bảo vệ thực vật tới việc phòng trừ rệp muội hại cao lương ngọt tại Thái
Nguyên từ đó có biện pháp phòng trừ rệp hiệu quả nhất.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
2.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài
Rệp là loài gây hại rất nhiều cây trồng khác nhau như: cây lương thực,
cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ngắn ngày, cây dược liệu, cây hoa và
cây cảnh. Bởi vậy nó có thể gây hại quanh năm theo chu kỳ trồng cây luân
chuyển khác nhau theo chu kỳ năm. Đây cũng là nguyên nhân rệp gây hại một
số cây thứ yếu nay trở thành chủ yếu, đặc biệt là cây cao lương. Chúng không
chỉ tập trung thành từng đàn hút các chất dinh dưỡng ở nõn, bẹ lá và bông của
cây cao lương ngọt mà cịn là mơi giới truyền bệnh virus gây khảm lá và bệnh
đốm lá trên cây làm giảm năng suất và hàm lượng đường của cao lương ngọt.
Ở nước ta, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các lồi rệp hại cây
trồng như: Quách Thị Ngọ (2000), Nguyễn Viết Tùng (1991), Phạm Văn Lầm
(2002) [4], [9], [6] đều cho rằng tác hại của loài rệp ngày càng to lớn, vì rệp
sinh sản vơ tính. Tuy khả năng sinh sản của rệp khơng lớn, nhưng vịng đời
của rệp ngắn nên chúng có khả năng tích lũy số lượng lớn, mật độ tăng nhanh
và gây hại lớn. Nhiều cơng trình nghiên cứu về rệp đã đề cập tới các đặc điểm
sinh học, đặc tính gây hại của từng lồi, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
đến sức tăng quần thể,... để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp
phịng trừ rệp có hiệu quả.
2.1.1. Tình hình nghiên cứu rệp muội trên thế giới và Viê ̣t Nam

2.1.1.1. Nghiên cứu thành phần rệp muội trên thế giới
Theo Van Emden, H.F.(1972) [60] trên thế giới có 3.805 loài rệp muội
đươ ̣c xế p thành 10 họ phụ , trong đó ho ̣ phu ̣ Aphididae có 2.236 loài chiếm
gầ n 60% tổ ng số các loài rê ̣p muô ̣i . Đế n năm 1976 Ghosh A.K. đã công bố


5

trên thế giới có hơn 4.000 loài rệp muội đã được mô tả và chia thành

8 họ

phụ, trong đó ở vùng Đơng Nam Á có hơn 1.000 lồi. Đứng về phân bố vùng
điạ lý thì tổ ng ho ̣ Aphidoidea có số loài nhiề u nhấ t ở Bắ c Mỹ , châu Âu, miề n
Trung và Đông châu Á , nhưng Đông Nam Á là vùng có đầ y đủ các nhóm
trong tổ ng ho ̣ Aphi doidea (Blackman & Eastop 1984) [19]. Ở từng nước
thành phần rê ̣p muô ̣i trên cây trồ ng cũng khác nhau : Ở Nhật Bản đã thu được
240 loài thuộc tộc Macrosiphini (Masahisa, 1971.) [44]; Ở Triều Tiên đã thu
170 loài rệp muộ i ha ̣i cây trồ ng (Ghosh 1976 ) [37]. Ở Ấn Độ và Tây Bengal
có 397 lồi và lồi phụ rệp muội đã được định tên thuộc

150 giớ ng, 7 tâ ̣p,

song đó cũng chỉ là 70% tổ ng sớ lồi tìm thấy ở Ấn Độ (Raychaudhuri (1980)
[50]. Tác giả cũng đã mơ tả những lồi mới và tầm quan trọng

của chúng .

Waterhouse (1993) [62] đã nêu 9 lồi rệp khá phổ biến và dịch hại chính ở
Viê ̣t Nam cũng như ở Đông Nam Á.

2.1.1.2. Nghiên cứu thành phần rệp muội tại Viê ̣t Nam
Theo kế t quả điề u tra c ôn trùng ở miề n Bắ c Viê ̣t Nam năm 1967 – 1968
đã phát hiê ̣n 9 lồi rệp m ̣i (Viê ̣n bảo vê ̣ thực vâ ̣t , 1976) [13]. Szelgiewicz
(1968) [58] đã thu đươ ̣c 22 loài rệp muội trên một số cây trồng ở Việt Nam .
Theo Nguyễn Văn Cảm (1983) [1], Viê ̣n bảo vê ̣ thực vâ ̣t (1999) [14] điề u tra
sâu bê ̣nh ở miề n Nam năm 1977- 1978 đã thu đươ ̣c 11 lồi rệp muội . Theo
Ngũn Cơng Th ̣t (1977) [11], trên khoai tây có 4 loài rệp muộ i. Nguyễn
Xuân Thành (1992) [10] đã ghi nhâ ̣n đươ ̣c trên rau có

6 loài rệp muội . Hà

Minh Trung, Phạm Văn Lầm (1993) [12] đã cơng bớ có 8 lồi rệp muội là mô
giới truyề n bê ̣nh phổ biế n mô ̣t số cây trồ ng ở ngoa ̣i thành Hà Nơ ̣i , thành phố
Hờ Chí Minh, Khánh Hịa. Nguyễn Thi ̣Kim Oanh (1996) [8] gầ n đây đã phát
hiê ̣n đươ ̣c 14 loài rệp muội ở ngoạ i thành Hà N ội. Quách Thị Ngọ (1996) [5]
đã công bố ở ngoa ̣i thành Hà Nô ̣i có

18 lồi rệp muội . Mơ ̣t sớ tác giả nước


6

ngồi (Ba Lan ,Nga) cũng có những cơng bố về thành phần lồi rệp muội ở
Viê ̣t Nam. Tở ng hơ ̣p các kế t quả đã công bố của nhiề u tác giả thì đế n nay ở
nước ta đã phát hiê ̣n đươ ̣c 28 loài rệp muội. Tuy vâ ̣y còn nhiề u loài chưa đươ ̣c
phát hiện.
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp
Rệp là côn trùng thuộc họ rệp muội (Aphididae), bộ cánh đều
(Homoptera). Đây là lồi cơn trùng đa thực hại trên 40 họ thực vật khác nhau
(Blackman & Eastop, 2000) [20]. Rệp là loại cơn trùng đặc biệt, chúng có 2

loại hình sinh sản (đơn tính và hữu tính). Hình thức sinh sản đơn tính của rệp
diễn ra ở hầu hết các vùng khí hậu nhiệt đới và mùa hè ở các vùng ơn đới; ở
hình thức sinh sản này là rệp cái trưởng thành đẻ ra con. Còn ở hình thức sinh
sản lưỡng tính của rệp chỉ diễn ra ở mùa thu và mùa đông ở những vùng ôn
đới và ở hình thức sinh sản này, rệp cái trưởng thành sau khi giao phối thì đẻ
ra trứng và trứng sẽ nở thành rệp non vào mùa xuân năm sau (Blackman and
Eastop, 2000) [20]. Ở các điều kiện khí hậu khác nhau, loại hình thức ăn và
chất lượng thức ăn khác nhau thì vịng đời của rệp rất khác nhau. Vòng đời
của rệp ở những điều kiện khác nhau dao động từ 15 – 50 ngày (Toba, 1964)
[59]. Các giai đoạn phát triển của cây khác nhau, xuất hiện loại hình rệp khác
nhau. Theo Suarez et al (1991) [57], sau trồng 2 – 3 tuần, rệp cái trưởng thành
có cánh (alate) xuất hiện, sau đó 1-2 tuần rệp cái trưởng thành không cánh
(aptera) mới xuất hiện và gây hại.
2.1.2.1. Thành phần loài rệp muội
*Rê ̣p xanh (Greenbug - Schizaphis graminum (Rondani)
Rệp xanh (Schizaphis graminum (Rondani) hút nhựa cây và tiết chất độc
vào trong mơ cây trong q trình chích hút. Lồi rệp này có màu xanh tím,
chiều dài dao động xung quanh 0,2 cm, có sọc xanh trên lưng, và có thể có


7

cánh hoặc khơng có cánh. Chúng chích hút ở mặt dưới của lá và gây ra các
vết đốm màu đỏ xuất hiện ở mặt trên của lá, và có giọt dịch vị ngọt điển hình
thường xuất hiện ở mặt trên của lá. Mức độ tác hại do rệp xanh gây ra phụ
thuộc vào số lượng rệp, kích thước cây cao lương, giai đoạn sinh trưởng, phát
triển và điều kiện ẩm độ nhiệt độ. Nếu bị nhiễm rệp vào giai đoạn cây con,
khả năng đứng của cây cao lương bị giảm đáng kể. Con cái sinh sản trong
vòng 20 - 30 ngày, trong đó có thể sinh ra từ 50 đến 100 con rệp non
(Studebaker và cs., 2013) [54].

Do tốc độ sinh sản nhanh, nên chúng có thể lây nhiễm và gây hại rất
nặng cho cây cao lương. Tuy nhiên, số lượng cá thể rệp thường bị ảnh hưởng
bởi điều kiện thời tiết bất lợi đặc biệt là mưa lớn, nhiệt độ và do tác động của
một số loài thiên địch có mặt trên đồng ruộng. Trong điều kiện thời tiết mát
mẻ, lồi rệp này có thể gia tăng về số lượng cá thể. Do đó, nhiệt độ là yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến quần thể rệp xanh. Mùa đông ấm áp, và
mùa xuân mát mẻ là điều kiện thích hợp cho rệp sinh trưởng và phát triển
thành dịch.
Một trong số thiên địch của loài rệp này là ong bắp cày ký sinh, loài ong
bắp cày này hoạt động kém hơn so với rệp khi nhiệt độ dưới 18 oC
(Studebaker và cs., 2013) [54]. Côn trùng ăn thịt, đặc biệt là bọ rùa trưởng
thành và sâu non cánh tơ cũng có khả năng làm giảm quần thể rệp trên đồng
ruộng. Để quản lý hiệu quả loài rệp này, cần phải điều tra định kỳ trong suốt
cả mùa vụ, kiểm tra ít nhất 100 cây trên ruộng và xác định mức độ bị hại, số
lượng rệp, hoạt động của thiên địch và độ ẩm của cây. Nếu dự báo rệp có thể
sẽ gia tăng về số lượng quần thể, thì cần áp dụng biện pháp xử lý kịp thời
(Studebaker và cs., 2013) [54].


8

Hình 2.1: Hình ảnh rệp xanh hại cao lương và triệu chứng cây bị hại

* Rệp vàng mía (Yellow Sugarcane Aphid - Sipha flava (Forbes))
Rệp vàng mía (Sipha flava Forbes) có màu vàng chanh và phủ nhiều
lơng (Studebaker và cs., 2013) [54]. Trong q trình chích hút, lồi rệp này
tiết độc tố vào trong mô cây làm cho cây con biến thành màu tím, giống như
triệu chứng thiếu Phosphate, lá trưởng thành sẽ bị chùn và chuyển thành màu
vàng. Cây cao lương có chiều cao dưới 45 cm có thể bị chết khi có từ 5 đến10
cá thể rệp gây hại trên 1 lá; nhưng hiếm khi thấy rệp xuất hiện trong giai

đoạn cây có 5 lá. Lồi rệp này có phổ ký chủ rộng có thể gây hại trên cao
lương, ngơ, mía, v.v. Cần áp dụng biện pháp xử lý khi có triệu chứng mới
xuất hiện hoặc có 1 cá thể/cây con (Studebaker và cs., 2013) [54].

A

B

Hình 2.2: Hình ảnh rệp vàng mía hại cao lương. Sâu non (A), sâu trưởng
thành (B)


9

* Rệp ngô (Corn Leaf Aphid - Rhopalosiphum maidis (Fitch))
Rệp ngơ (Rhopalosiphum maidis Fitch) có màu xanh nhạt, có chân và
râu màu đen. Phần lớn, cây cao lương ở giai đoạn cuối thường có khả năng
chống chịu với mật độ rệp cao và khơng bị gây hại gì đáng kể, nhưng khi
quần thể sâu hại đạt ngưỡng kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn cây con thì
cần áp dụng biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế tác hại của sâu hại. Khác với
lồi rệp xanh, rệp ngơ không tiết độc tố vào trong mô cây. Sau khi bơng chín,
quần thể rệp ngơ sẽ giảm. Năng suất cao lương chỉ giảm khi rệp ngô gây đổ
rạp cây con hoặc khi mật độ rệp cao ngăn cản hoặc ảnh hưởng đến q trình
trổ bơng của cao lương (Studebaker và cs., 2013) [54].

Rhopalosiphum maidis

Hình 2.3: Hình ảnh rệp ngô tấn công cây cao lương
2.1.2.2. Phương thức gây hại và tác hại của rê ̣p
Rê ̣p thường tâ ̣p trung ở các bô ̣ phâ ̣n no n của cây để hút dich

̣ , gây hiê ̣n
tươ ̣ng mấ t nước, làm cho cây bị héo và giảm khả năng sinh trưởng . Cây bi ̣rê ̣p
hại kéo dài, làm giảm năng suất của cây (Petitt and Smilowitz, 1982) [48]. Sự
gây ha ̣i của rê ̣p còn làm biế n da ̣ng lá
quả, thâ ̣m chí mấ t mùa

non và gây hiê ̣n tươ ̣ng ru ̣ng hoa , rụng

(Mau and Kessing, 1991; Karimullah et al. 1995;

Saljoqi and van Emden, 2003; Saljoqi, 2009) [45], [42], [53], [52].


10

Rê ̣p còn là môi giới truyề n bê ̣nh virus cho nhiề u loa ̣i cây trồ ng
(Blackman &Eastop, 2000) [20]. Cả ấu trùng và rệp trưởng thành đều có khả
năng trù n lan virus cho cây trờ ng , nhưng rê ̣p trưởng thành hoa ̣t đô ̣ng nhiề u
hơn nên khả năng lan truyề n bê ̣nh nhanh và nhiề u hơn so với ấ u trùng rê ̣p
(Namba and Sylvester , 1981) [ 46]. Các loại bệnh virus chính do rệp lây
truyề n là : Potato Virus A (PVA), Potato Virus X (PVX), Potato Virus Y
(PVY), Potato Virus S (PVS), Potato Leaf roll Virus (PLRV). Trong đó , hai
loại bệnh virus PVY và PLRV làm giả m ngăng suấ t cây trồ ng từ 7,5 – 15,7%
trong vu ̣ thu và 44,0 – 52,2% và thậm chí đến 60% trong vu ̣ xuân . Nế u ha ̣t
giố ng cây trồ ng bi ̣nhiễm mô ̣t trong hai loa ̣i bê ̣nh virus này có thể làm giảm
năng suấ t trên 50%, thâ ̣m chí còn bi ̣thấ t

thu (Sjekhawat, 1990; Capinera,

2001) [55], [24].

Ngoài ra, rê ̣p còn có mố i quan hê ̣ cô ̣ng sinh với mô ̣t số loài kiế n (Detrain
C., 2010; Flint M.L. et al, 1999; Francois J.V.et al, 2012; Hubbell S., 1993;
Nault L.R. et al, 1976; Verheggen F.J. et al, 2009) [29], [34], [35], [41], [47],
[61], tạo điều kiện cho nấ m muô ̣i đen phát sinh, phát triển bao phủ mặt lá làm
cản trở khả năng quang hợp c ủa lá (Avasthy P.N., 1973) [17] làm cho cây còi
cọc, châ ̣m lớn, giảm năng suất và hàm lượng đường (Cheu S.P.et al, 1946; Flint
M.L., 1999) [25], [34] Rê ̣p còn có khả năng thić h nghi cao với sự biế n đổ i của
điề u kiê ̣n ngoa ̣i cảnh bằ ng cách liên tu ̣c chuyể n đổ i giữa sinh sản đơn tính và
sinh sản hữu tin
́ h, nên chúng có thể có thể biế n đổ i thành nhiề u hiǹ h thái biểu
hiê ̣n khác nhau (Dubnik H., 1991); Hafez S.A., 1975) [31], [39]. Bên ca ̣nh đó,
các chất đường do rệp tiết ra có tác dụng làm giảm hiệu quả của thuốc trừ nấm
bê ̣nh cây trồ ng (Dik A.J. et al, 1992) [30].


11

2.1.2.3. Thành phần thiên địch của rệp
Về thành phầ n thiên đich
̣ của rê ̣p muô ̣i đã đươ ̣c nhiề u tác giả nghiên cứu.
Đối với mỗi loài rệp muội trên từng miền thường đi theo một tập đoàn thiên
đich
̣ riêng biê ̣t. Slabospitskii (1980) [56] chỉ ra rằng thiên địch trên rệp cải ở
Bungari bao gồ m các loài ăn thiṭ chiń h là

Episyphus balteatus (Deg.),

Sphaerophoria rueppellii (Wied.), S. Sarmatica Bank, Syrphus ribesii (L.) và
Metasyrphus corollae (F.). Ở Ấn Độ, Agarwala và công tác viên (1981) [15] đã
công bố rê ̣p A. Fabae, Lipaphis erysimi, A. Gossypii bị ong Ephedrus plagiato

và Diaeretiella rapae ký sinh. Những loài rê ̣p này cũng bi ̣dòi ăn rê ̣pEpisyphus
balteatus (Deg.) tấ n công. Tiế p sau đó tác giả này đã nghiên cứu và đưa ra danh
mục các loài thiên địch của rệp muội ở Ấn Độ gồm 27 loài, trong đó có 2 loài
ong ký sinh Aphidius, 11 loài nhê ̣n lớn bắ t mờ i và 5 lồi ruồi ăn rệp.
2.1.2.4. Biê ̣n pháp phòng trừ rê ̣p
Trong biê ̣n pháp phòng trừ tổ ng hơ ̣p

(IPM) đố i với rê ̣p ha ̣i cây trồ ng ,

người ta khuyế n khić h sử du ̣ng các giố ng kháng rê ̣p hoă ̣c sử du ̣ng các thiên
đich
̣ và biê ̣n pháp sinh ho ̣c là biê ̣n pháp an toàn và bền vững nhất (Boiteau et
al., 1995; Cloutier et al ., 1995; Hapter, 2007) [21], [26], [40]. Các kẻ thù tự
nhiên như: các loài ký sinh (Aphidius, Diaeretiella, Ephedrus, Lysiphlebus, và
Praon) (Pike et al., 2000), loài bắt mồi ăn thịt th
Syrphidfly và ho ̣ Chrysopids

uô ̣c ho ̣ Coccinellids ,

, các vi sinh vật gây bệnh cho rệp

(Entomopathogenic) có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩ n, virus. Những loài này có
tác dụng làm giảm số lượng rệp lên đến

68% (Karley et al., 2003; Hapter,

2007) [ 43], [40]. Cho nên , biê ̣n pháp này sử du ̣ng khi dich
̣ ha ̣i có nguy cơ
bùng phát gây thiệt hại kinh tế . Đối với rệp , ngưỡng gây ha ̣i kinh tế trên cây
khoai tây ở New Brunswick là 25 con/1 lá kép (Edward, 2008) [33].

Viê ̣c dùng thu ốc hóa học để trừ rệp muội ở nước ta đã được một số tác
giả nghiên cứu . Nguyễn Thi ̣Kim Oanh (1992) [7] đã nghiên cứu mô ̣t số loa ̣i
thuố c hóa ho ̣c như Bi58, Primor, Monitor, Nuvacron, CidiM50 để trừ rệp đào
trên thuố c lá. Kế t quả cho thấy hiệu lực trừ rệp sau 3 ngày phun thuốc của các


12

loại thuốc này so với đối chứng tuần tự : 20,15%, 96,9%, 69,27%, 96,63%, và
96,19%. Tác giả cũng đưa ra nhận xét về khả năng phục hồi quần thể của rệp
đào sau phun thuố c phu ̣ thuô ̣c vào từng loa ̣i thuố c.
Theo Trương Xuân Lam , Tạ Huy Thịnh (1992) [3] đã dùng Omethoate
40EC (0,05% và 0,1%), 20EC (0,05% và 0,1%); Darnitol 50EC (0,10% và
0,15%) để trừ rệp trắng cao . Lương Minh Khôi và Nguyễn Văn Hoan (1994)
[2] cũng đã thí nghiệm dùng các loại thuốc Bi 58, Trebon, Bassa trừ rê ̣p miá
(Ceratovacuna lanigera). Hiê ̣u lực trừ rê ̣p của các thuố c thử nghiê ̣m ở ngoài
đồ ng ruô ̣ng rấ t cao , tỷ lệ rệp chết đạt tới 99,9%, 100%, 100% theo thứ tự so
với đớ i chứng.
Có thể sử dụng bảng dính màu vàng để xác định hướng di chuyển và thời
điể m di chuyể n của rê ̣p (County, 2007; Edward, 2008) [28], [33].
Ngoài ra biện pháp canh tác cũng có vai trị quan trọng trong việc hạ

n

chế rê ̣p muô ̣i. Theo Nguyễn Kim Oanh (1996) [8] cho biế t biê ̣n pháp canh tác
như giố ng , thời vu ̣, phân bón có ảnh hưởng khá rõ nét tới mâ ̣t đô ̣ của rê ̣p
muô ̣i. Mâ ̣t đô ̣ rê ̣p muô ̣i trên cây ngô ở nề n phân bón cao (128kgN/ha) cao hơn
ở nề n phân bón thấ p (64kgN/ha).
2.1.3. Một số sâu haị khác trên cao lương
Ngồi rệp muội ra thì cịn có một số sâu hại ở cây cao lương.

+ Bọ cánh cộc (Chinch Bug - Blissus leucopterus leucopterus (Say)
Bọ cánh cộc (Blissus leucopterus leucopterus (Say)) trưởng thành có
màu đen, chân màu vàng đỏ và có cánh hồn chỉnh. Cánh có màu trắng và có
đốm màu đen hình tam giác ở giữa hoặc ở mép cánh. Sâu non giống con
trưởng thành về hình dạng nhưng có màu đỏ, có một vạch trắng chạy dọc ra
phía sau, và khơng có cánh. Cả trưởng thành và sâu non chích hút ở phần
dưới, phía trong của bẹ lá. Chúng hút dịch cây và làm cho lá chuyển thành
màu đỏ. Nếu bị nhiễm nặng ở giai đoạn cây con, cây có thể bị héo và chùn lại.
Điều kiện thời tiết khơ rất thích hợp cho sự hình thành và phát triển quần thể
của lồi sâu hại này.


13

+Sâu khoang (Fall Armyworm - Spodoptera frugiperda (J. E. Smith));
sâu xanh ngô (Corn Earworms - Helicoverpa zea (Boddie)); và ngài cao
lương (Sorghum Webworm - Nola sorghiella Riley)
Sâu khoang (Spodoptera frugiperda (J. E. Smith)) có da trơn, màu nâu,
và có sọc trắng dọc theo cơ thể. Ở phần đầu, có chữ Y ngược ở trên mặt,
thường đẻ trứng trên lá cao lương. Sâu non có màu thay đổi từ màu xanh tím
đến màu nâu, với một số vết đốm rải rác khắp cơ thể. Sâu non thường tấn
công cây cao lương non, gây hiện tượng lá bị rách. Thiệt hại này không nguy
hiểm và không gây thiệt hại lớn về năng suất. Tuy nhiên, nếu có từ 3 đến 6 cá
thể sâu non trên một cây ở giai đoạn ra lá có thể ảnh hưởng đến q trình trổ
bơng của cao lương.
+ Ruồi cao lương (Sorghum Midge - Stenodiplosis sorghicola (Coquillett))
Ruồi cao lương (Stenodiplosis sorghicola (Coquillett)) được xem là loài
sâu hại quan trọng nhất đối với cây cao lương ở vùng Arkansas - Hoa Kỳ.
Ruồi có kích thước nhỏ, con cái có thể đẻ từ 50 đến 250 trứng màu trắng-vàng
trên gié của bơng đang nở hoa trong suốt vịng đời ngắn ngủi của nó chỉ từ 24

đến 48 giờ, làm cho bơng bị khơ lụi và khơng thể hình thành hạt. Ruồi có thể
hồn thành vịng đời trong vịng từ 15 đến 20 ngày, và có thể sinh sống trên
một số loài cỏ dại nhưng cây cao lương vẫn là cây ký chủ được ưa thích nhất.
Mật độ quần thể ruồi cao có thể xuất hiện ở những nơi cao lương đang ra hoa.
Có từ 2 đến 3 lứa sâu được sinh ra trên cây cao lương, và có thể phát triển,
hình thành mật độ quần thể cao trong khoảng từ 30 đến 35 ngày sau khi bông
hoa đầu tiên được nở và vào cuối giai đoạn nở hoa. Vì con trưởng thành yếu
khơng có khả năng bay xa trong vịng đời ngắn ngủi của nó, nên lồi sâu hại
này khơng thể phát tán trên diện rộng. Gió có thể giúp phát tán ruồi, và dẫn
đến làm giảm quần thể ruồi trên đồng ruộng.
+ Bọ xít hơi (Rice Stink Bug - Oebalus pugnax (Fabricius))
Bọ xít hơi (Oebalus pugnax (Fabricius)) thường tấn công cây cao lương
vào giai đoạn sau khi nở hoa và hình thành hạt. Cây cao lương mẫn cảm nhất


14

với loài sâu hại này trong giai đoạn hạt ngậm sữa. Khi hạt đã cứng thì tính
mẫn cảm của cây đối với loài này sẽ giảm.
+ sâu đục thân cao lương (Sugarcane Borer, Diatraea saccharalis
(Fabricius); Neotropical Borer, D. lineolata (Walker); Southwestern Corn
Borer, D. grandiosella Dyar).
Sâu đục thân hại cây trong suốt quá trình sinh trưởng và ở tất cả các
bộ phận thân và lá. Khi cây còn nhỏ sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh
trưởng. Thời kỳ cây con, sâu đục ngang lá gây ra hàng lỗ đục thẳng hàng
cắt ngang mặt lá. Đến khi cây lớn sâu đục vào thân cây làm cho cây bị gãy
khi gặp gió bão. Cần xác định sự có mặt của sâu đục thân bằng cách quan sát
cẩn thận phần thân cây cao lương. Nếu phát hiện thấy lỗ nhỏ gần cuống lá là
triệu chứng điển hình của sâu non đã đục và chui vào trong thân; có thể chẻ
đơi thân cây ra để tìm sâu non. Trứng được đẻ trên lá nhưng rất khó phát hiện.

Một ổ trứng có thể có từ 12 đến 20 trứng nằm trên đỉnh hoặc mặt dưới của lá
phụ thuộc vào từng loài sâu đục thân. Cây bị nhiễm sâu đục thân thường nhỏ,
và có thể bị đổ rạp. Khi bị sâu đục thân, cuống hoa và bơng có thể bị gãy và
rụng, và làm cho cây mẫn cảm hơn các tác nhân gây bệnh thối thân.
( [65].
2.1.4. Thành phần sâu haị cao lương trên thế giới
Cùng với bệnh hại, sâu là tác nhân gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và
chất lượng cao lương. Trên thế giới, đã thu thập được 38 loài sâu hại, 6 loài
thiên địch và 4 loài ký sinh sâu hại cao lương (Bảng 2.1). Một số đối tượng
sâu ăn lá như sâu xanh ngô và sâu khoang gây ra nhiều tổn thương có thể nhìn
thấy bằng mắt thường. Để đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả sâu hại cao
lương, cần kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái, và biến động
quần thể của loài sâu hại đó. Sau đây là một số nghiên cứu về một số đối
tượng sâu hại quan trọng trên cây cao lương.
Sau đây là một số kết quả nghiên cứu về một số sâu hại quan trọng trên
cao lương.


15

Bảng 2.1: Thành phần sâu hại cao lƣơng trên thế giới
Stt

Tên sâu hại
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Khoa học


Sâu hại hạt và rễ
1

Bổ củi

Wireworms

Aeolus spp.; Eleodes spp.; Conoderus
spp.

2

Kiến lửa

Red Imported Fire Ant

Solenopsis invicta Buren

3

Bọ hung

White Grub

Phyllophaga crinita (Burmeister)

Sâu hại cây con
4

Cắn gié


Cutworms

5

Ánh kim

Southern Corn Rootworm

Diabrotica undecimpuncta howardi
Barber

6

Rệp mía vàng

Yellow Sugarcane Aphid

Sipha flava (Forbes)

7

Bọ cánh cộc

Chinch Bug

Blissus leucopterus leucopterus (Say)

Sâu hại trên lá
8


Rệp ngô

Corn Leaf Aphid

Rhopalosiphum maidis (Fitch)

9

Rệp xanh

Greenbug

Schizaphis graminum (Rondani)

Banks Grass Mite

Oligonychus pratensis (Banks)

11 Ruồi cao lương

Sorghum Midge

Stenodiplosis sorghicola (Coquillett)

12 Sâu xanh ngô

Corn Earworm

Helicoverpa zea (Boddie)


13 Sâu khoang

Fall Armyworm

Spodoptera frugiperda (J. E. Smith)

14 Ngài cao lương

Sorghum Webworm,

Nola sorghiella Riley

15 Bọ xít hơi

Rice Stink Bug

Oebalus pugnax (Fabricius)

16 Bọ xít xanh

Southern Green Stink Bug

Nezara viridula (L.)

17 Bọ xít xám

Conchuela

Chlorochroa ligata (Say)


18 Bọ xít

Leaffooted Bug

Leptoglossus phyllopus (L.)

19 Bọ xít dài

False Chinch Bug

Nysius raphanus Howard

20 Sâu đục thân mía

Sugarcane Borer

Diatraea saccharalis (Fabricius)

21 Sâu đục thân

Neotropical Borer

D. lineolata (Walker)

22 Sâu đục thân ngô

Southwestern Corn Borer

D. grandiosella Dyar


10 Nhện
Sâu hại bơng, thân

Tây Nam
23 Sâu đục
Mexico
24 Mọt mía
Stt

thân

lúa Mexican Rice Borer
Sugarcane Weevil
Tên sâu hại

Eoreuma loftini (Dyar)
Anacentrinus deplanatus (Casey)


16

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Khoa học

Sâu hại hạt sau thu hoạch
25 Mọt hạt


Grain Weevils

26 Mọt lúa

Rice Weevil

Sitophilus oryzae (L.)

27 Mọt ngô

Maize Weevil

Sitophilus zeamais Motschulsky

28 Mọt kho

Granary Weevil

S. granarius (L.)

29 Sâu đục hạt

Grain Borers

Rhyzopertha dominica (Fabricius)

30 Ngài đục hạt

Angoumois Grain Moth


Sitotroga cerealella (Olivier)

31 Bọ cánh cứng hại hạt

Flat Grain Beetle

Cryptolestes pusillus (Schnherr)

32 Bọ cánh cứng hạt

Rusty Grain Beetle

C. ferrugineus (Stephens)

33 Bọ cánh cứng đỏ

Red Flour Beetle

Tribolium castaneum (Herbst)

34 Mọt

Confused Flour Beetle

T. confusum (Jacquelin du Val)

35 Mọt

Sawtoothed Grain Beetle


Oryzaephilus surinamenis (Linnaeus)

36 Mọt

Merchant Grain Beetle

O. mercator (Fauvel)

37 Ngài gạo

Rice Moth

Corcyra cephalonica (Stainton)

38 Ngài bột

Indian Meal Moth

Plodia interpunctella (Hubner)

39

Bọ rùa đỏ

Convergent Lady Beetle

Hippodamia
Meneville)


40

Bọ rùa

Scymnus Lady Beetle

Scymnus loewii (Mulsant)

41

Cánh tơ

Green Lacewings

Chrysoperla spp.; Chrysopa spp.

42

Bọ xít bắt mồi

Minute Pirate Bug

Orius tristicolor (White)

43

Bọ xít dài

Common Damsel Bug


Nabis americoferus (Carayon)

44

Bọ xít mắt to

Large Big-eyed Bug

Geocoris bullatus (Say)

convergens

Ký sinh
45

Ong ký sinh

Braconid Wasps,
Braconidae

family

46

Ong đa phôi

Ichneumonid Wasps, family
Ichneumonidae

47


Ong bắp cày

Chalcid Wasps,
Chalcidae

family

58

Ong kén trắng

Tachinid
Flies,
Tachonidae

family

(Nguồn: Teetes and Pendleton, Texas A&M University)
[64].

(Guerin-


17

2.2. Tình hình sản xuất cao lƣơng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới
Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế giới, cung
cấp thực phẩm, thức ăn, chất xơ, nhiên liệu, sợi... Cung cấp lương thực cho

750 triệu người trên hành tinh, đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới của châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh (Borrell, 2000) [23].
Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bố ở cả 6 châu lục tập
trung chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ. Cây cao lương được ví như một cây
trồng đa tác dụng, sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy
vào mục đích sử dụng: hạt là thực phẩm cho người và gia súc, thân lá được sử
dụng làm chất đốt hoặc trong ngành cơng nghiệp sản xuất ethanol.
Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới qua các giai đoạn được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cao lƣơng trên thế giới trong những năm
gần đây
Chỉ tiêu

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất hạt
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2009

40,94

13,91

56,94


2010

41,58

14,44

60,06

2011

42,31

13,77

58,24

2012

38,16

14,95

57,03

2013

42,12

14,57


61,38

Năm

( Nguồn FAOSTAT, 2015) [63]
Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng cao lương có xu
hướng tăng nhẹ giai đoạn 2009 - 2013, thấp nhất 38,16 triệu ha (2012) và cao
nhất 42,31 (2011). Trong vịng 5 năm diện tích trồng cao lương tăng 1,18
triệu ha so với năm 2009.


×