Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.93 KB, 44 trang )

1

ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY
TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
CHUYÊN NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lý do chọn đề tài
Tình hình nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp của đề tài
Kết cấu của luận văn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY VÀ


THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY
1.1.1. Khái niệm nghệ thuật Typography và các thuật ngữ sử dụng trong
Typography
1.1.2. Sự ra đời và quá trình phát triển của nghệ thuật Typography
1.1.2.1. Bảng chữ cái (Alphabets) và sự xuất hiện của kiểu chữ La tinh
1.1.2.2. Sự biến đổi của kiểu chữ La tinh qua các thời kỳ
1.1.3. Phân loại các kiểu Typography tiêu biểu
1.1.4. Những đặc trưng tiêu biểu của Typography
1.2. KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
1.2.1. Khái niệm về nhà hàng và thiết kế nội thất nhà hàng
1.2.2. Phân loại nhà hàng
1.3. SỰ KẾT HỢP CỦA NỘI THẤT NHÀ HÀNG VỚI NGHỆ THUẬT
TYPOGRAPHY


2
1.3.1. Typography từ đồ họa đến nội thất
1.3.2. Typography trong không gian nội thất nhà hàng
1.3.2.1. Trần
1.3.2.2. Tường
1.3.2.3. Sàn
1.3.2.4. Đồ nội thất
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY ỨNG DỤNG TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
2.1. Giá trị của nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng
2.1.1. Giá trị thẩm mỹ và giá trị công năng của nghệ thuật Typography trong
thiết kế nội thất nhà hàng.
2.1.2. Xu hướng của nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng.

2.1.3. Giá trị tôn vinh thương hiệu nhà hàng của nghệ thuật Typography trong
không gian nội thất.
2.2. Ứng dụng nghệ thuật Typography phù hợp với yêu cầu thiết kế nội
thất nhà hàng.
2.2.1. Các phương tiện tạo hình của Typography trong thiết kế nội thất nhà
hàng
2.2.1.1. Tỷ lệ - kích cỡ
2.2.1.2. Bố cục – khoảng cách
2.2.1.3. Tạo hình – phơng chữ
2.2.1.4. Mặt phẳng – khối
2.2.1.5. Bề mặt – hiệu ứng
2.2.2. Các tiêu chí ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế của nhà
hàng.
2.2.2.1. Yêu cầu của chủ nhà hàng
2.2.2.2. Đối tượng khách hàng của nhà hàng.
2.2.2.3. Nhận diện thương hiệu của nhà hàng
2.2.2.4. Kiến trúc hiện trạng của nhà hàng
2.2.2.5. Chức năng, tính chất của nhà hàng
2.3. Các phương pháp ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế
nội thất nhà hàng
2.3.1. Phương pháp về chất liệu
2.3.2. Phương pháp về màu sắc
2.3.3. Phương pháp về ánh sáng
2.3.4. Phương pháp kết hợp đồ nội thất với Typography
2.3.5. Phương pháp tạo hiệu quả không gian của Typography
2.3.6. Phương pháp kết hợp yếu tố hình ảnh với Typography
2.3.7. Phương pháp phối hợp cơng năng sử dụng với Typography
Tiểu kết chương 2



3

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG TẠI VIỆT NAM
3.1 Tình hình thực tế của xu hướng vận dụng nghệ thuật Typography trong
thiết kế nội thất nhà hàng tại một số quốc gia trên thế giới.
3.1.1. Trong không gian nhà hàng trên thế giới.
3.1.2. So sánh nhà hàng với một số loại hình khơng gian khác trên Thế giới
3.2. Tình hình thực tế của xu hướng vận dụng nghệ thuật Typography trong
thiết kế nội thất nhà hàng tại Việt Nam.
3.2.1. Trong không gian nhà hàng tại Việt Nam.
3.2.2. So sánh nhà hàng với một số loại hình khơng gian khác tại Việt Nam
3.3. Nghiên cứu cách vận dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất
nhà hàng từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện tại
Việt Nam.
3.4. Đồ án thiết kế nội thất nhà hàng Domino’s Pizza.
3.4.1. Nhà hàng Domino’s Pizza và mơ hình hoạt động
3.4.2. Các u cầu thiết kế cho một cửa hàng tiêu biểu trong chuỗi nhà hàng
thương hiệu Domino’s Pizza
3.4.3. Ý tưởng thực hiện
3.4.3. Các phương án thiết kế đồ án.
Tiểu kết chương 3

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, rất nhiều xu

hướng và phong cách thiết kế trên thế giới đã xuất hiện trong các không gian
nội thất tại Việt Nam. Nội thất nhà hàng cũng khơng nằm ngồi dịng chảy
đó. Sự phong phú và đa dạng của các xu hướng thiết kế đã tạo nên một bức
tranh nhiều màu sắc cho không gian nhà hàng. Sự mới lạ, độc đáo và hiện đại
trong nội thất sẽ thu hút được khách hàng một cách hiệu quả hơn, góp phần
tạo nên một không gian đô thị hiện đại, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhà
hàng kinh doanh hiệu quả hơn.
Nghệ thuật Typography – hay còn gọi là nghệ thuật chữ, từ trước tới
nay luôn được xem như một phần trong nghệ thuật thiết kế đồ họa.
Typography xuất hiện trong thiết kế logo, quảng cáo, bao bì sản phẩm, bộ
nhận diện thương hiệu, trang trí bìa sách và các tạp chí...Tuy nhiên, trong
những năm gần đây tại Việt Nam, nghệ thuật Typography đã khơng cịn chỉ
bó hẹp trong lĩnh vực thiết kế đồ họa mà cịn trở thành một ngơn ngữ được sử
dụng trong thiết kế nội thất. Nó tạo nên một sự giao thoa giữa nghệ thuật đồ
họa và trang trí nội thất, mang vẻ đẹp của đồ họa thổi hồn vào trong khơng
gian nội thất, khiến nó trở thành một khơng gian nội thất vừa thời thượng,
vừa có nội dung, vừa độc đáo và hấp dẫn. Những khơng gian có khả năng
đưa được phong cách này vào trong thiết kế nội thất là văn phòng, nhà hàng,
triển lãm, showroom, trung tâm thương mại, bảo tàng. Nhà hàng là một loại
hình kiến trúc gắn với nhu cầu ăn uống, là nơi mà nghệ thuật Typography có
thể làm tăng thêm tính sinh động để khiến cho việc thưởng thức ẩm thực của
khách hàng trở nên thú vị hơn. Chính vì thế, tơi lựa chọn đề tài “Ứng dụng
nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng” với mong muốn đào



5
sâu nghiên cứu xu hướng thiết kế độc đáo này trong điều kiện những chuỗi
nhà hàng ăn nhanh đnag phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay.
1.2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nhà hàng, cũng như các chuỗi cửa hàng ăn nhanh đang xuất hiện

nhiều tại Việt Nam, thiết kế nội thất trong các nhà hàng có rất nhiều phong
cách và xu hướng khác nhau được sử dụng tùy theo mong muốn của chủ đầu
tư hoặc đề xuất của nhà thiết kế. Đơi khi, ta có thể bắt gặp phong cách thiết
kế có sử dụng Typography trong một số nhà hàng. Tuy nhiên, nhìn chung
phong cách này chưa được sử dụng nhiều, và nếu có thì cũng được sử dụng
thiếu tinh tế, chưa được hợp lý và chưa đạt hiệu quả cao giá trị của nghệ thuật
chữ trong không gian nội thất.
Do giới hạn phạm vi hiểu biết và nguồn tư liệu, cho đến nay tôi chưa
được biết một đề tài nào tại Việt Nam cũng như trên thế giới có nghiên cứu
về việc ứng dụng Typography trong nội thất nhà hàng. Những tư liệu thuộc
riêng mảng đề tài typography trong thiết kế nội thất nhìn chung cũng rất ít tư
liệu. Điều này lý giải tại sao ở nước ta vẫn rất khó để tìm thấy một nghiên
cứu chuyên biết về vấn đề này. Có chăng cũng chỉ có một số nghiên cứu ở
một số khía cạnh liên quan như: Yếu tố đồ họa trong trưng bày bảo tàng –
luận văn thạc sĩ của Vũ Thu Hồi (Đại học Mỹ thuật cơng nghiệp), Chữ và
nghệ thuật sử dụng chữ Latin trong thiết kế đồ họa – luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Gia Hưng (Đại học Mỹ thuật công nghiệp). Tuy nhiên, những nghiên
cứu trên không hề đề cập sâu đến vai trò của nghệ thuật Typography trong
phương pháp trang trí và thiết kế nội thất, mà cụ thể là thiết kế nội thất nhà
hàng. Đây là những nghiên cứu có phạm vi rộng, nếu là sự liên kết giữa đồ
họa và nội thất thì cũng khơng chuyên biệt về nghệ thuật Typography, nếu là

một nghiên cứu sâu về Typography thì lại có xu hướng xốy sâu về vai trò
của nỏ đối với đồ họa.


6
Trên thế giới, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về nghệ thuật chữ, từ đó làm
cơ sở phương pháp luận để đề tài này có thể tham khảo và nghiên cứu vận
dụng trong thiết kế nội thất nhà hàng: The Fundamentals of Typography (cơ
sở của nghệ thuật chữ) – tác giả Gavin Ambrose (2006), A Real-World Guide
to Using Color in Graphic Design (Hướng dẫn trên thế giới về cách sử dụng
màu sắc trong thiết kế đồ họa) – tác giả Terry Stone Sean Adams và Noreen
Morioka (2006), A Real-World Guide to Using Type in Graphic Design – tác
giả Timothy Samara (2006), Exploring Typography – tác giả Tova
Rabinowitz, Typography Essentials – tác giả Ina Saltz... Hầu hết, những đề
tài kể trên là những phân tích, tập hợp của các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế
trên thế giới về phương pháp vận dụng nghệ thuật Typography trong đồ họa,
hoặc trong thiết kế nói chung, chứ khơng đi sâu vào mảng nội thất.
Bên cạnh đó, trên các trang web nước ngồi cũng xuất hiện một số bài
viết gợi ý về phương pháp vận dụng Typography trong thiết kế nội thất. Tuy
nhiên đây vẫn chưa phải là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về mảng này
mà chỉ đơn thuần là những bài báo đưa ra hướng dẫn chung và ngắn gọn
mang tính chất gợi ý.
- Typography Inspiration: Using Typography For Interior Design
/>- Combining interior designer and Typography: 6 reasons to do it.
/>Đồng thời, tại Việt Nam và trên thế giới, cũng có nhiều cơng trình thực
tế vận dụng xu hướng này vào trong không gian nội thất không chỉ ở nhà
hàng, mà còn xuất hiện cả trong văn phòng, triển lãm, bảo tàng, showroom
(hình ảnh minh họa)



7
Như vậy, ta có thể thấy mặc dù các nhà thiết kế tại Việt Nam và trên
thế giới đã có những nghiên cứu ứng dụng nghệ thuật Typography vào trong
thiết kế nói chung và thiết kế nội thất riêng, nhưng vẫn chưa có một nghiên
cứu cụ thể, trực tiếp đề cập tới “vận dụng nghệ thuật Typography trong thiết
kế nội thất nhà hàng tại Việt Nam” để đưa ra những nhận định về tiêu chí
thẩm mỹ, phương pháp sử dụng và thi cơng vào loại hình cơng trình này.
1.3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu sâu về những giá trị của Typography trong thiết kế

nội thất như một thành phần ngôn ngữ thiết kế cho không gian nội thất, chứ
không đơn thuần chỉ là một phạm trù trong lĩnh vực đồ họa. Khi nghệ thuật
Typography chuyển hóa vào thiết kế nội thất, nó trở nên đa dạng và sinh
động hơn rất nhiều. Hiệu quả thị giác của Typography cũng khơng cịn nằm
trên mặt phẳng hai chiều, mà đã có sự biến đổi trong khơng gian ba chiều,
dưới nhiều góc nhìn, được thể hiện bằng nhiều chất liệu, có giá trị cho nhiều
mục đích cơng năng khác nhau, cũng như những cách thể hiện, thi công kĩ
thuật theo nhiều cách khác nhau. Nghệ thuật chữ trong nội thất nhà hàng thực
sự là một vấn đề có giá trị, nó cho ta thấy nếu chữ tồn tại trong nội thất nhà
hàng, nó sẽ tạo ra nhiều giá trị nghệ thuật bất ngờ khiến chúng ta phải ngạc
nhiên, đồng thời tác động của nó đến loại hình khơng gian phục vụ kinh
doanh ăn uống cũng còn nhiều giá trị tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Đồng
thời, tôi mong muốn đề tài của mình sẽ góp một đề xuất mới bổ sung vào
chương trình giảng dạy của chuyên ngành thiết kế nội thất những nội dung có
liên quan đến việc ứng dụng nghệ thuật chữ trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất

nhà hàng


8
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá những giá trị
của nghệ thuật Typography trong nội thất nhà hàng, đồng thời đề xuất những
phương pháp ứng dụng loại nghệ thuật này vào không gian nhà hàng sao cho
hiệu quả
+ Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực
nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên tôi xin nghiên cứu trong địa bàn các
nhà hàng, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh tại khu vực Hà Nội thơng qua việc đi
khảo sát. Bên cạnh đó, tơi có thêm một số tham khảo nguồn tư liệu về một số
nhà hàng có sử dụng nghệ thuật Typography ở các địa phương khác và các
nước trên Thế giới.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá xu hướng
thiết kế nội thất nhà hàng có sử dụng nghệ thuật Typography trong khoảng 5
năm trở lại đây.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát những tư liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp và so sánh những nguồn tư liệu về các nhà sách,

trung tâm văn hóa, thư viện trường, thư viện thành phố cũng như những thư
viện tư nhân… , rút ra những phân tích, tổng hợp và cách thức ứng dụng
nghệ thuật Typography vào nội thất nhà hàng.
- Đi thực tế, điền dã để thu thập tư liệu ảnh và tư liệu thơng tin từ những

thiết kế có thật để việc phân tích trở nên có cơ sở thực tế.
1.6. Đóng góp của đề tài


9
Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho những nhà thiết kế,
các giảng viên, các sinh viên, những người nghiên cứu trong lĩnh vực nội thất
cũng như đồ họa.
Luận văn góp thêm một cách tiếp cận, cách nhìn và đánh giá về phong
cách thiết kế nội thất nhà hàng có ứng dụng nghệ thuật Typography, từ đó
đưa ra những giải pháp cho các nhà thiết kế Việt Nam để vận dụng trong thực
tế trên cơ sở những sáng tạo của từng cá nhân.
Luận văn có đóng góp về mặt lý luận,và có thể làm tiền đề cho những
nghiên cứu chi tiết và quy mô hơn sau này.

1.7.

Kết cấu của luận văn

Đề tài dự kiến có các phần: phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham
khảo và nội dung chính gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY VÀ THIẾT
KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY
TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG TẠI VIỆT NAM


10


A.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY VÀ
THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY

1.1.1. Khái niệm nghệ thuật Typography và các thuật ngữ sử dụng rong
Typography.
Typography là từ ghép bởi "Typo" "và graphic" để mô tả nghệ thuật
sắp đặt và kỹ thuật ghép chữ trong in ấn. Về cơ bản Typography là sự kết hợp
khéo léo nghệ thuật giữa typefaces, point size, line length, leading (line
spacing), letter-spacing (tracking). Nhằm đem lại cho người xem cảm giác dễ
đọc nhất, nổi bật nội dung, và truyền tải được ý đồ của người thiết kế tới
người đọc. Nói cách khác, Typography là loại hình thiết kế lấy các chữ cái
làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không chỉ là công cụ truyền đạt
thông tin bình thường nữa mà con mang tinh nghệ thuật cao cùng với sự thể
hiện có tính khoa học.
Có thể nói cách thức thể hiện một tác phẩm typography vô cùng phong
phú và đa dạng, với các kĩ thuật bao gồm việc sử dụng các kiểu chữ khác
nhau, các cỡ chữ to nhỏ kết hợp, sự sắp xếp vị trí, màu sắc, độ tương phản
của các chữ cái cùng sự kết hợp với những hình ảnh, hình học, v.v… để tạo
ra một tác phẩm Typography.
Trong đó, tổng hợp các Kerning tạo nên một khoảng cách trung bình
giữa các đối tượng chữ cái riêng rẽ, quy định tổng thể trong cả một dòng chữ
gọi là Tracking.


11

Ngoài ra, để hiểu sâu hơn về Typography, chúng ta cần hiểu về ba khái
niệm cơ bản: Family – Họ chữ, Tyface – Mặt chữ, Font – chữ:
Family là một kiểu chữ gồm có nhiều đặc tính như: thường (Regular),
đậm (Bold), nghiêng (Italic)... Có kiểu chữ in hoa (Capital), in thường và bộ
số (Lowercase figures)
Typeface là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ, và mỗi một kiểu chữ
khác nhau là một typeface riêng biệt. Ví dụ như Arial là một kiểu chữ, Gill
Sans là một kiểu chữ, Adobe Caslon Pro là một kiểu chữ v.v…
Font là một kiểu chữ cho typeface. Chúng ta có thể lấy ví dụ cho dễ
hiểu đó là Arial cỡ chữ 9pt là một font, Arial cỡ 12pt là một font, Arial in
nghiêng (Arial Italic) là một font, v.v. Mỗi sự thay đổi dù là nhỏ của typeface
là một font khác nhau.
(Nguồn tổng hợp:
1/ />2/ />1.1.2. Sự ra đời và quá trình phát triển của nghệ thuật Typography
Khái niệm về Typography đã có từ rất lâu với cách trình bày bản in của
người châu Âu hay cách viết thư pháp của người Trung Hoa. Typography
xuất hiện ở nhiều loại hình ngơn ngữ khác nhau, từ tiếng Thái, tiếng Ả Rập,
tiếng Nhật, tiếng Nga... và được thiết kế những bộ font riêng tùy theo từng
ngôn ngữ.
Loại hình nghệ thuật Typography ra đời lần đầu tiên vào thế kỷ XV tại
Đông Âu. Dạng nguyên bản đầu tiên được phát minh bởi một thợ kim hồn
người Đức có tên là Johannes Gutenberg, typography mới chỉ là những con
chữ bằng kim loại nhằm giúp cho việc in ấn đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể


12
hơn, những người thợ in sẽ thực hiện các thao tác sắp xếp các chữ cái dưới
dạng bản đúc chì vào một cái khuôn để tạo nên văn bản của một trang giấy
Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu hướng đến ứng dụng Typography
ở tại đất nước Việt Nam – nơi mà hệ chữ La tinh như tiếng Việt, tiếng Anh và

một phần ít hơn là tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi, nên tôi sẽ tập trung
nghiên cứu về chữ La tinh.
1.1.2.1. Bảng chữ cái (Alphabets) và sự xuất hiện của kiểu chữ La tinh
Bảng chữ cái Latin là hệ thống văn bản chính được sử dụng trong thế
giới phương Tây và được sử dụng rộng rãi nhất hệ thống chữ viết chữ cái trên
thế giới. Đây là hệ thống chuẩn của ngôn ngữ tiếng Anh và thường được gọi
đơn giản là "bảng chữ cái" bằng tiếng Anh. Nó là một bảng chữ cái có nguồn
gốc từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên tại Ý và đã thay đổi liên tục trong
vịng 2.500 năm qua. Nó có nguồn gốc trong bảng chữ cái Semitic và bảng
chữ cái nhánh của nó, là Phoenician, Hy Lạp, và Etruscan. Các yếu tố ngữ
âm của một số chữ cái thay đổi, một số chữ đã bị mất và đã giữ được, nhiều
loại văn bản dưới dạng viết tay cũng đã được phát triển. Hai phong cách như
vậy, chữ viết tay nhỏ và chữ viết tay in hoa được kết hợp thành một chỉnh thể
với hình thức thay thế cho các chữ cái trường hợp trước đây. Do tính chất cổ
điển, chữ hoa hiện đại này chỉ khác nhau chút ít so với các kiểu mẫu cổ điển
tương tự của chúng. Có vài biến thể tùy theo từng khu vực.
Typography là một phát minh tương đối gần đây, nhằm mục đích để
khai quật nguồn gốc của bảng chữ cái, ta sẽ cần phải đi xa hơn nhiều để quay
trở lại một khoảng thời gian 5000 năm trước, đến một thời đại cùng thời với
sự xuất hiện của nền văn minh nông nghiệp. Bảng chữ cái Latin mà chúng ta
vẫn sử dụng ngày hôm nay được tạo ra bởi người Etruscan và La Mã, và có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Bảng chữ cái đó đã từng chỉ có 23 chữ cái: chữ J,


13
U và W là những chữ bị khuyết. Chữ J được đại diện bởi chữ I. Chữ U được
viết như chữ V, bảng chữ cái lúc này cũng chưa cần đến sự xuất hiện của chữ
W. Câu chuyện của Z là đặc biệt thú vị.
Trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, chữ G (một biến thể của C) đã
được thêm vào; chữ Z đã được mượn từ tiếng Hy Lạp, sau đó đã giảm đi khi

bảng chữ cái Latin khơng cần sự xuất hiện của nó – dựa trên sự lựa chọn của
người La Mã. Chữ G đã tồn tại như vậy trong đội hình của bảng chữ cái, cho
đến thế kỷ đầu tiên của Công nguyên, khi người La Mã quyết định họ cần
vay mượn những Z cho các từ tiếng Hy Lạp sang (khi văn học Hy Lạp đnag
thời kỳ thịnh). Họ đã giới thiệu lại nó trong bảng chữ cái Latin, và đặt nó ở
cuối của bảng chữ cái, chữ Z vẫn tồn tại ở đó cho đến tận ngày nay đó vẫn
cịn cho đến ngày nay.
1.1.2.2. Sự biến đổi của kiểu chữ La tinh qua các thời kỳ
Sự vận động và biến đổi của các kiểu chữ La tinh là một tiền đề tạo nên sự
đa dạng trong phong cách Typography được ứng dụng cho trang trí kiến trúc
và nội thất về sau này. Tuy nhiên, lịch sử của kiến trúc và nội thất cũng tác
động ngược trở lại đến sự phát triển của nghệ thuật Typography.
- Giai đoạn khởi nguyên
- Thời kỳ nghệ thuật cổ Hy Lạp và La Mã
- Thời kỳ Tôn giáo
- Thời kỳ Phục Hưng (1460 – 1650)
- Thời kỳ Cận đại (1650 – 1790)
- Thời kỳ Cổ điển (1770 – 1830)
- Thời kỳ Hiện đại


14
1.1.3. Phân loại các kiểu Typography tiêu biểu
Có rất nhiều kiểu chữ, nhưng chúng chỉ được chia ra thành 5 nhóm
chính đó là : Serif, San Serif, Monoface, Script, Fantasy Decoration.
Serif là loại chữ có chân (Cambria, Adobe Caslon Pro…), ví dụ như các kiểu
chữ dưới đây

San Serif là loại chữ không chân. (arial, walkway…)


Monospace: là loại chữ mà độ rộng của các con chữ là bằng nhau, nhìn
chúng ta thường có cảm giác trịn và đều (monospace, lucida… )


15
Script: là dạng chữ như chữ được viết tay (Script, Palace Script … )

Fantasy Decoration: là loại chữ có hình thù đặc biệt, thường là các hình
dạng như đồ vật, con người, hoa văn, nhân vật hoạt hình ,v.v.. (windesign…)

(Nguồn tổng hợp: />1.1.4. Những đặc trưng tiêu biểu của Typography
Typography là nghệ thuật sắp xếp kiểu chữ, lựa chọn phong cách,
khoảng cách dịng, cách bố trí và thiết kế như một phương tiện củng cố ngơn
ngữ. Có rất nhiều khía cạnh để chọn hoặc tạo ra các kiểu chữ.
Dù nhà thiết kế nội thất không đi quá sâu vào quá trình tạo ra các kiểu chữ
như chun mơn của nhà thiết kế đồ họa, nhưng khi họa sĩ nội thất vận dụng
typography như một phương tiện tạo hình trong nội thất, anh ta cũng cần phải
hiểu được những cấu trúc và nguyên tắc tổ hợp cơ bản của chữ để chủ động
trong việc đưa ra các phương án thiết kế. Đơi khi, họa sĩ thiết kế cịn phải


16
nắm rõ được cấu trúc của chữ để sáng tạo ra các đồ nội thất mang phom
dáng, hình ảnh của chữ. Biết được cấu trúc của chữ là điều cần thiết để hiểu
được cách kiểu chữ khác nhau và cho phép các nhà thiết kế để đưa ra quyết
định về việc chọn lựa và sử dụng vô số các kiểu chữ. Dưới đây là những tổng
hợp mang tính khái quát và tóm tắt về những đặc trưng tiêu biểu cần có của
Typography.

- Hệ thống nét

* Nét chính :
Stem: là nét chính của chữ, đó là những nét quan trọng nhất tạo nên
cấu trúc chữ, nhằm phân biệt chữ này với chữ khác, có thể là những nét thẳng
hoặc mơt phần của nét cong
* Nét phụ và nét trang trí :


17
Serif: là chân các con chữ, mà tuỳ từng lại chữ có và loại chữ khơng có
chân. Chân chữ có thể ở vị trí đầu hay kết thúc của một trong những nét
chính của một chữ.
Descender: là phần của con chữ ở phía dưới đường baseline nó có trong
các chữ như (p,g,y,q…)
Ascender: là phần của con chữ nằm ở trên đường mean line, nó có ở
trong các bộ chữ như (h,l,k,…)
Spur: là một nét nhỏ đánh kết thúc của các con chữ khác nhau.
Bowl: là vòng elip hoặc các bộ phận của một hình dạng chữ.
Counter: Khơng gian trắng bao quanh bởi một hình dạng chính của chữ,
cho dù hồn tồn hay khơng hồn tồn.
Extender: là các bộ phận của các chữ cái đó, hoặc kéo dài dưới đường
ranh giới (baseline) gọi là descenders, hoặc phía trên đường thẳng ở giữa
(mean line) gọi là ascenders.
Cross bar : là nét hoặc thanh sổ ngang của các chữ như T, H, F, E, A, Z
Trong tiếng Việt, xuất hiện thêm những nét tạo nên đặc trưng của phiên
âm tiếng Việt, gọi là nét dấu, nét dấu có thể nằm trên hoặc dưới chữ (hệ
thống dấu của thanh điệu và dấu của chữ cái).

- Hệ thống đường
Cap line: là đường thẳng thể hiện cho chiều cao của đỉnh cao nhất mà
chữ cái có thể tạo ra, như các chữ cái (h,t,k,l,….). Đây cũng là các đường

chặn trên đỉnh của chữ hoa.


18
Mean line: là đường thẳng ở giữa của một dòng chữ, có thể nói đó là
chiều cao của các chữ bình thường như (a,e,r,o,….)
Baseline: là đường gốc, nó là đường thẳng nối các phần chân chữ định
hình trên một dịng kẻ, và bất kì một chữ nào cũng nằm trên một đường gốc.
Descent line: là điểm nối các điểm thấp nhất mà các chữ có thể tạo ra
trên một dịng,có ở bộ chữ (p,g,y,…)
Bên cạnh nét dấu, trong tiếng Việt cịn có đường dấu, nhằm xác định vị
trí của dấu đó so với chữ, dù là ở trên, hay ở dưới chữ cái.
- Hệ thống thông số
X-Height: là khoảng cách giữa Mean Line và Baseline, là chiều cao cơ
bản của một dòng chữ. X-height thường là chiều cao của một chữ thường.
Cap height: là khoảng cách giữa Cap line và Base line, phản ánh chiều
cao cơ bản của một chữ hoa.
Set Width: là thuật ngữ chỉ chiều rộng của không gian có thể đặt một
con chữ khác nhau vào.
Width : là thuật ngữ chỉ chiều rộng của một chữ cái.
Kerning: là khoảng cách của từng con chữ đơn lẻ với nhau theo cặp,
kerning làm tăng không gian dựa trên các cặp chữ. Có kerning mạnh mẽ giữa
V và A, và khơng có kerning giữa S và T. Kerning rất quan trọng và cải thiện
khả năng đọc.
(Nguồn tổng hợp :
/> )


19
1.2.


KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG

1.2.1. Khái niệm về nhà hàng và thiết kế nội thất nhà hàng
Một nhà hàng là một loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ẩm thực, là
nơi chuẩn bị và phục vụ thức ăn và thức uống cho khách hàng để thực hiện
cho mục đích thương mại.
Hình thức thanh tốn có thể trả trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Các bữa
ăn thường được phục vụ và khách hàng có thể thưởng thức các mặt hàng ẩm
thực tại chính nhà hàng, nhưng nhiều nhà hàng cũng cung cấp đóng gói đồ ăn
và phân phối thực phẩm đến tận tay khách hàng dựa trên các gói dịch vụ.
Nhà hàng khác nhau rất nhiều về loại hình và các dịch vụ, bao gồm
một loạt các món ăn và mơ hình dịch vụ khác nhau, từ các nhà hàng thức ăn
nhanh không tốn kém cho các cơ sở sang trọng giá cao. Ở các nước phương
Tây, phổ biến nhất là các nhà hàng cao cấp phục vụ đồ uống có cồn như bia
và rượu vang. Một số nhà hàng phục vụ tất cả các bữa ăn chính, chẳng hạn
như ăn sáng, ăn trưa và ăn tối (ví dụ, chuỗi thức ăn nhanh lớn, nhà hàng
khách sạn và nhà hàng sân bay). Nhà hàng khác chỉ có thể phục vụ một bữa
ăn đơn (ví dụ, một nhà làm bánh chỉ có thể phục vụ bữa ăn sáng) hoặc họ có
thể phục vụ hai bữa ăn (ví dụ, ăn trưa và ăn tối).
1.2.3. Phân loại nhà hàng
Nhà hàng có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Tùy
theo quy mô, cách tổ chức hoặc sản phẩm đặc thù của từng loại nhà hàng,
dưới đây là các tiêu chí cơ bản để phân loại nhà hàng:
- Phân loại dựa trên loại đồ ăn
Loại thức ăn chính là một trong những phương thức để phân loại nhà
hàng (ví dụ như đồ ăn chay, hải sản, thịt bị); đối với các nhà hàng chuyên về


20

đồ ăn mặn sẽ có đặc thù hoạt động khác với nhà hàng chuyên phục vụ đồ
chay, các nhà hàng chuyên về thủy hải sản sẽ có đặc thù vận hành và tổ chức,
quy trình chế biến khác với nhà hàng chuyên về các món ăn gia súc, gia cầm.
Từ đó sẽ dẫn đến cơng tác thiết kế cho từng loại nhà hàng cũng phải phù hợp
vả về công năng lẫn thẩm mỹ.
- Phân loại dựa trên văn hóa ẩm thực của quốc gia và vùng lãnh thổ
Các loại hình ẩm thực thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế
giới (ví dụ như Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Mexico, Thái Lan),
hoặc các phong cách thuộc về văn hóa ẩm thực đặc trưng theo vùng miền (ví
dụ như tapas bar, một tàu sushi, nhà hàng tastet, nhà hàng buffet hoặc một
nhà hàng cha yum). Tại Việt Nam, các nhà hàng dân tộc và cung cấp các đồ
ăn đặc sản vùng miền và mang phong vị đặc trưng của các tỉnh – thành phố
khác nhau cũng là khá phổ biến (nhà hàng Huế, nhà hàng chè và các đồ ăn
Sài Gòn, nhà hàng đặc sản Tây Nguyên, phở Hà Nội). Bên cạnh đó, các nhà
hàng có yếu tố văn hóa nước ngồi cũng ngày càng trở nên phong phú, mang
đến sự đa dạng cho thực khách tại Việt Nam (nhà hàng Mizuchi – Nhật Bản,
nhà hàng Domino’s piza – Ý, nhà hàng Xing – Hồng Kông, nhà hàng Thái
Express).
Điều này đặt ra cho các nhà thiết kế bài tốn về việc làm sao vận dụng
các ngơn ngữ thiết kế thổi vào không gian nội thất màu sắc đặc trưng của văn
hóa, trong đó chữ có vai trị như một phương tiện hữu hiệu để nhà thiết kế
truyền tải các thông điệp cả bằng thị giác lẫn nội dung ngơn từ đến cho khách
hàng, giúp họ nhanh chóng nhận biết được đặc trưng này.
- Phân loại dựa trên phương thức phục vụ của nhà hàng
Ngoài ra, nhà hàng cũng có thể được phân biệt dựa vào các yếu tố bao
gồm : nhu cầu ăn uống nhanh để đáp ứng công việc (thức ăn nhanh), nhu cầu


21
ăn uống thưởng thức (thức ăn đặc sản), hình thức, địa điểm, chi phí, dịch vụ,

hoặc các chủ đề mới lạ (như nhà hàng tự động).
Nhà hàng phục vụ trong khoảng thời gian từ ăn trưa đến ăn tối, hoặc ăn
uống ở những nơi có chi phí rẻ và khơng chính thức phục vụ cho những
người làm việc gần đó, với thực phẩm đơn giản phục vụ trong các quy mô và
cách thức đơn giản với giá thấp. Các cơ sở đắt tiền thường phục vụ thức ăn
tinh chế, qua nhiều cơng đoạn cầu kỳ, địi hỏi tay nghề người đầu bếp phải
cao và các loại đồ uống cao cấp trong một menu chính thức. Thơng thường,
khách hàng ngồi tại bàn, các đơn đặt hàng của họ được thực hiện bởi một
người phục vụ, người mang thức ăn khi nó đã sẵn sàng. Sau khi ăn, các khách
hàng sau đó trả tiền theo hóa đơn.
Đối với những khách hàng đi du lịch, họ sẽ được phục vụ các mặt hàng
ẩm thực trong lúc chờ chuyến tàu. Nhiều đường sắt trên toàn thế giới cũng
phục vụ cho các nhu cầu của du khách bằng cách cung cấp một loại hình thức
của nhà hàng tại các nhà ga. Trong thời gian gần đây đã có xu hướng xuất
hiện một số nhà hàng đi du lịch, được thiết kế đặc biệt dành cho khách du
lịch. Nhà hàng đi kèm có thể được tìm thấy trên những nơi khác nhau như: xe
điện, tàu thuyền, xe buýt, vv…

1.3. SỰ KẾT HỢP CỦA NỘI THẤT NHÀ HÀNG VỚI NGHỆ THUẬT
TYPOGRAPHY
1.3.1. Typography từ đồ họa đến nội thất
Với các nhà thiết kế, Typography luôn là một công cụ hữu hiệu của các
sản phẩm đồ họa, từ thiết kế các sản phẩm in ấn như tạp chí, broacher,
banner, áp phích, poster, sách, lịch, catolouge ; bên cạnh đó là đồ họa đa


22
phương tiện như quảng cáo, website, các software, ứng dụng cơng nghệ… Có
thể nói, chữ là linh hồn của đồ họa, là một đối tượng tạo nguồn cảm hứng cho
các nhà thiết kế sáng tạo và biến hóa khơng ngừng để trở nên ngày một

truyền cảm, có sức hấp dẫn và tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của
lĩnh vực thiết kế đồ họa.
Có một lý do mà các nhà thiết kế có xu hướng ln ưa thích việc tìm
tịi nghiên cứu với kiểu chữ, cho dù họ đang tham gia vào ngành công nghiệp
thiết kế đồ họa hay trang trí nội thất, đó là sự kết hợp của các chữ có tác dụng
truyền tải nội dung bằng ngơn từ và phương tiện hình ảnh tạo nên những hiệu
ứng về mặt thị giác, có thể là một trong những hiệu quả đắc lực góp phần tạo
nên sự hấp dẫn và tính truyền cảm của cơng trình thiết kế. Vì lý do đó, nhiều
người sẽ tìm ra nguồn cảm hứng bằng cách sử dụng kiểu chữ cho các thiết kế
của mình, bao gồm cả nội thất.
Đặc biệt hơn nữa, trong đồ họa chữ thường tồn tại dưới dạng mặt
phẳng 2D, nhưng khi chữ có mặt trong nội thất, hiệu quả thị giác của nó cịn
trở nên đa dạng hơn. Chữ bị biến đổi dưới không gian ba chiều trong một
khoảng cách rộng lớn: chiều cao – chiều rộng – chiều sâu, do đó tạo độ hút
của một nhóm Typography trong không gian sẽ gây ấn tượng mạnh đến thị
giác, nhiều nhà thiết kế nội thất đã tận dụng điều này để tạo ra hiệu ứng ảo
giác (xem hình …., trang….). Chữ cũng có thể chuyển hóa thành các dạng
hình khối 3D có độ dày: đặc – rỗng, dày – mỏng, to – nhỏ (xem hình ….,
trang….).
Khi typography từ lĩnh vực đồ họa bước vào trong thế giới của nội
thất, typography đã mang lại những giá trị cơ bản mà vốn dĩ nó đã có trong
đồ họa. Tuy nhiên, cũng có những ưu điểm mà chỉ khi typography bước vào
nội thất, những ưu điểm đó mới được bộc lộ và phát huy.


23
- Truyền thơng và xây dựng thương hiệu :
Điểm chính của Typography là để tăng hiệu quả truyền thông và sự
công nhận rộng rãi về giá trị của thương hiệu đang tồn tại trên thị trường. Sử
dụng hệ thống typography trong nhận diện thương hiệu thông qua hệ thống

thiết lập của đồ họa hoặc các yếu tố trang trí trong nội thất là cách để doanh
nghiệp chuyền tải thông tin đồng thời để nói chuyện với khách hàng một
cách có nghệ thuật. Một điều bắt buộc nếu một chủ nhà hàng sở hữu một cửa
hàng hoặc quầy bar là họ phải khuyếch trương và lưu được dấu ấn của mình
trong trí nhớ của khách hàng, và những cách truyền tải thông qua typography
không chỉ trong thiết kế đồ họa (bộ poster, menu, bao bì, website…) mà cịn
trong nội thất (hệ thống tường trang trí, đồ nội thất, đèn, vách…) cũng có tác
dụng đến với những người khách hàng một cách nhanh chóng và hữu hiệu.
Thậm chí, có những nhà hàng còn đưa cả bộ nhận diện thương hiệu của thiết
kế đồ họa lên thành những mảng trang trí trong tồn bộ không gian nội thất,
như trường hợp của nhà hàng the belle isle (xem hình….trang…..). Hay có
những nhà hàng cịn sử dụng các slogan và các trích dẫn câu văn có nội dung
biến thành các mảng trang trí trong nội thất như một cách để nói cho khách
hàng biết về những thông điệp họ muốn gửi gắm, những giá trị mà họ mong
muốn mang đến cho khách hàng, những sứ mệnh cũng như chất lượng mà họ
muốn nhấn mạnh và khẳng định trong các sản phẩm đồ ăn thức uống của nhà
hàng, một ví dụ tiêu biểu là nhà hàng Popeyes. (xem hình…trang)
- Trang trí và tạo cảm xúc trong khơng gian
Typography có thể đến từ các phơng chữ có hình dạng đẹp và bắt mắt,
nó có một yếu tố trang trí nội tại có tác dụng khiến chúng ta có thể tị mị và
mong muốn được khám phá sâu vào trong thiết kế nội thất của không gian
nhà hàng. Bên cạnh các giá trị về mặt thị giác, một từ hoặc một cụm từ thậm
chí chỉ là những tổ hợp chữ đều có một ý nghĩa trừu tượng khơi gợi cảm xúc


24
và những kỷ niệm của bản thân đến từ không gian nội thất. Ví dụ nếu nhà
thiết kế muốn tạo dựng một khơng gian hồi cổ, họ có thể đưa vào đã đưa
vào trong không gian những kiểu chữ vintage, những bộ chữ từ những thập
niên 50, 60 nhằm đánh thức những kí ức của khách hàng về những giai đoạn

nhất định trong quá khứ. Những quán ăn kinh doanh các sản phẩm ẩm thực
đến từ nền văn hóa nước ngồi ở tại Việt Nam cũng có thể sử dụng những
font chữ tại quốc gia bản địa nhằm làm cho các khách hàng cảm nhận như
bước vào trong không gian ở ngay chính đất nước đó, cho dù đơi khi thực
khách ở nước sở tại không hiểu ý nghĩa nội dung của những dòng chữ này.
Xing wang Hong Kong ở tại Việt Nam cũng là một nhà hàng sử dụng
Typography của Trung Quốc để tạo nên hiệu ứng đặc biệt này để đưa vào các
mảng trang trí trên các bức tường hoặc các khung treo trần. (xem
hình….trang….)
- Tín hiệu nhận biết trên đường phố
Tùy theo góc nhìn và bối cảnh xung quanh khu phố mà một nhà hngf
tọa lạc, nhà thiết kế có thể khéo léo có thể sử dụng typography để báo hiệu vị
trí của nhà hàng đó để giúp cho khách hàng dễ dàng nhận ra được vị trí cũng
như hình ảnh thương hiệu của nhà hàng giữa một khu phố bạt ngàn những
cơng trình kiến trúc khác, thậm chí là vơ số những nhà hàng khác xung quang
cũng đang kinh doanh để cạnh tranh. Điều này còn giảm bớt những nỗ lực
của thực khách để nhận diện những gì họ đang tìm kiếm. Đa phần khách
hàng có thể tìm ra nhà hàng một cách dễ dàng hơn thông qua hệ thống bảng
biểu ở mặt tiền nhà hàng. Nhưng cũng có thể có trường hợp, mặt tiền rất khó
nhìn khi bị che lấp bởi hàng cây hoặc sự hạn chế tầm nhìn đến từ việc đi lại
trên một con phố q nhỏ, khách hàng cịn có một phương tiện hình ảnh
khác, đó là nhìn vào nội thất của nhà hàng và nhìn thấy những hàng chữ ấn
tượng mang đặc trưng thương hiệu đập vào mắt và dừng lại để phát hiện ra


25
những tín hiệu của nhà hàng mà mình cần tìm kiếm. Ví dụ như trường hợp
của nhà hàng the belle isle ở Anh, nhà thiết kế đã chủ động đưa một mảng
chữ có tên của nhà hàng lên một mảng tường rất lớn, với cách làm như vậy,
chỉ cần khách hàng nhìn từ bên ngồi khung cửa kính cũng có thể dễ dàng

phát hiện ra địa điểm tọa lạc của nhà hàng. (xem hình….trang….)
- Ánh sáng
Typography trên đèn là một xu hướng hợp thời trang, bằng một cách
nào đó, chữ đã trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết khi chúng được hóa thân vào
vai trị của ánh sáng hoặc một đối tượng bị ánh sáng tác động trong không
gian thực của mơi trường thực, điều đó có lẽ là một điểm đặc biệt khi
typography đi lên từ đồ họa để bước vào khơng gian kiến trúc. Chúng ta có
thể thắp sáng một căn phịng hay một khơng gian thương mại để thu hút sự
chú ý nhiều đến thông qua việc sử dụng typography như một công cụ chiếu
sáng, hoặc chữ trở thành những miếng đậm ngược sáng làm họa tiết trang trí
trên hình những chiếc đèn (xem hình… trang…nhà hàng Lotteria). Chữ có
thể hóa thân thành bản thân ánh sáng bằng cách trổ thủng các mảng đặc để
tạo hiệu ứng ánh sáng có hình chữ, chúng ta cũng có thể biến chữ thành một
công cụ bắt sáng hoặc chắn sáng để tạo hiệu quả ánh sáng gián tiếp, thông
qua đó làm cho chữ trở nên nổi bật và huyền ảo (xem hình…trang…).
- Thể hiện hình ảnh riêng biệt của thương hiệu
Sử dụng typography trong thiết kế nội thất nội thất chỉ là một trong vô
vàn các cách để thiết kế khơng gian một nhà hàng. Có rất nhiều con đường
khác nhau để nhà thiết kế có thể vận dụng vào trong ý tưởng sáng tạo của
mình. Ở Việt Nam, hiện nay chưa nhiều nhà hàng có sử dụng thủ pháp này
vào thiết kế nội thất, nên khi chủ đầu tư sở hữu một nhà hàng có sử dụng một
trong những ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa như Typography vào trong


×