Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vai trò của cán bộ quản lý giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.64 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM </b>


<b>TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0</b>



NCS. Lê Thị Thanh Trà1


Ths. Phạm Thị Thanh Thủy2


<b>Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục </b>
địi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
(CBQL). Đội ngũ CBQL giáo dục có vai trị quan trọng quyết định chất lượng,
hiệu quả của hệ thống giáo dục. Bài viết tập trung làm rõ những tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục, vai trò của cán bộ quản
lý giáo dục từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của CBQL
giáo dục trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0.


<b>Từ khóa: Giáo dục, quản lý giáo dục, cách mạng công nghiệp 4.0.</b>
<b>Đặt vấn đề</b>


Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, giáo dục và đào tạo đang đứng trước
những thách thức, chính vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trị đặc
biệt quan trọng trong vai trò “đầu tầu”, quyết định hướng đi và tốc độ đổi mới của
cả hệ thống giáo dục. Do đó, để phát huy vai trị của cán bộ quản lý giáo dục Việt
Nam thích ứng với thời công nghệ số, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục là vấn đề cấp bách hiện nay.


<b>Nội dung</b>


<i><b>1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục</b></i>


Cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất,
cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.



1,2.Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương;
Email: ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nền sản xuất “tự động” đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sẽ sớm
chuyển sang nền sản xuất “thơng minh”, trong đó các máy móc được kết nối internet
và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự vận hành tồn bộ q trình sản xuất
theo một kế hoạch đã được xác lập từ trước.


Làn sóng cơng nghệ mới với sản xuất thông minh sẽ giúp công nghệ phát triển
và kéo theo năng suất tăng cao. Nhưng để có thể áp dụng được “sản xuất thơng
minh” vào thực tiễn thì không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy,
nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục là cần phải có định hướng cụ thể để thích
ứng với thời cuộc, để đào tạo ra nguồn nhân lực tốt, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi
của thị trường lao động.


Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đều có chung một thách thức, đó là cần có đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục có trình độ và kỹ năng lãnh đạo tốt để điều hành hệ thống giáo dục
của quốc gia.


Như vậy, có thể thấy sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục là rất
lớn, vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức ngày càng nhiều hơn
cho các cơ sở giáo dục. Cơ hội và thách thức đối với các cơ sở giáo dục trước sự
tác động của cuộc cách mạng 4.0 ln có sự đan xen lẫn nhau.


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo
dục. Trong mọi lĩnh vực ngành nghề, những bước đi có tính đột phá về cơng nghệ
mới như trí thơng minh nhân tạo, robot, mạng internet, phương tiện độc lập, in 3D,
công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và


tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới đời sống xã hội. Trong cuộc cách
mạng 4.0, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động rất mạnh và toàn diện, danh
mục nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh
vực rất mỏng manh. Theo đó, sẽ là sự liên kết giữa các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện
tử - sinh, từ đó hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự
phát triển của những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự tương
tác giữa con người và máy móc. Trên cơ sở đó, người thầy phải xác định được “dạy
cái gì” để từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy kích thích được tư duy sáng tạo, kỹ
năng học tương tác, học cộng tác và học độc lập của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy, không thể chỉ tồn tại mơ hình thư viện
truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử. Hoặc chúng ta sẽ
có những mơ hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, không
cần giáo viên đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng. Những lớp
học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mơ phỏng, bài giảng được số hóa và chia
sẻ qua những nền tảng như Facebook, YouTube, Grab, Uber... sẽ trở thành xu thế
phát triển trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới. Khi đó, kiến
thức khơng thể bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức.
Người học có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay, có nhiều
cơ hội để trở thành một cơng dân tồn cầu - người lao động tương lai có khả năng
làm việc trong mơi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh. Như vậy, các cơ sở giáo
dục sẽ phải chuyển đổi mạnh mẽ sang mơ hình chỉ đào tạo “những gì thị trường
cần”, những nội dung của các môn cơ bản sẽ phải được rút ngắn và thay thế vào
đó là những nội dung cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của nền
kinh tế nói chung và đảm bảo để người học thực hiện được phương châm “học
tập suốt đời”. Theo mơ hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo với
doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu để bổ sung cho nhau. Đồng thời, đẩy mạnh việc
hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để phân chia các nguồn lực chung,
làm cho các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu hơn. Điều này sẽ tác động
đến việc bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáo dục


nghề nghiệp. Khi đó, tại các cơ sở giáo dục, tất cả các dữ liệu của người học từ mã
số, điểm số, thông tin cá nhân... đều đã được số hóa tại một nơi lưu trữ. Trong nhiều
trường hợp, người dạy chỉ cần “vứt” tài liệu lên “mây” (Cloud), tất cả mọi người
tranh luận trên “mây” mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư, hiệu quả và tính đồng bộ.
Trước thực tế này, nếu các trường khơng thay đổi thì sẽ khơng có người học. Doanh
nghiệp nói riêng và thị trường nói chung có nhu cầu như thế nào, thì người học sẽ
càng hướng tới tìm học những nơi đáp ứng được nhu cầu đó. Đây thực sự là một
thách thức vì hầu như các trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên
giảng dạy bằng máy chiếu, video, chia sẻ tài liệu trên mạng.


<i><b>2. Vai trò của cán bộ quản lý giáo dục trong thời kỳ cách mạng </b></i>
<i><b>công nghiệp 4.0</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

theo hướng lấy người học làm trung tâm và ưu tiên phát triển cách phương tiện
công nghệ để hỗ trợ giảng dạy. Trong khi đó nguồn kinh phí eo hẹp cũng là một
trong những điểm chính khiến việc ứng dụng khoa học cơng nghệ trong các trường
học chưa phát triển. Do đó, cán bộ quản lý giáo dục cần có tầm nhìn toàn cảnh và
hệ thống để đảm bảo các chương trình chuyển đổi của nhà trường phải bám sát
mục tiêu phát triển, tạo điều kiện cho người học giải quyết được các vấn đề trong
cuộc sống, có kỹ năng định hướng nghề nghiệp trong tương lai, kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao của đất
nước trong giai đoạn hội nhập. Đồng thời để thực hiện thành cơng sự đổi mới đó,
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phải là những người đi tiên phong, phá bỏ mọi rào
cản trong tư duy để lôi cuốn được sự tham gia của đông đảo cá nhân trong xã hội.


Giáo dục luôn được coi là lĩnh vực mà sự thay đổi diễn ra chậm hơn mọi lĩnh
vực khác trong xã hội, khoa học công nghệ, thông tin và truyền thông lại thay đổi
vô cùng nhanh chóng. Nên cán bộ quản lý giáo dục phải là người tiếp nhận nhanh
với sự thay đổi đó nhưng quan trọng hơn là tiếp nhận sự thay đổi đó như thế nào và
quyết định sự thay đổi trong cơ sở giáo dục của mình và chịu trách nhiệm với sự


thay đổi đó. Từ đó, muốn có được quyết định chính xác thì họ phải biết cách xây
dựng và phát triển nhà trường.


Cán bộ quản lý giáo dục là người đại diện cho nhà nước, là hạt nhân chính tạo
động lực, là chủ sự điều hành, là tác nhân tạo lập và phát huy vai trị mơi trường
giáo dục, là nhân tố thiết lập và vận hành hệ thống thông tin.


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn việc thành cơng hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém”. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã
đặt lên vai các nhà giáo quản lý giáo dục rất nhiều thách thức và cơ hội mới. Đó là
môi trường làm việc trong bối cảnh công nghệ và số hóa với trí tuệ nhân tạo; Nguồn
nhân lực xã hội thay đổi; Sự phân hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các trường
đại học cao đẳng dẫn đến sự thay đổi trong phương thức quản lý trong các cơ sở
giáo dục. Vì vậy, các nhà quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục phải thay đổi
nhận thức về vai trò quản lý, phải tự đào tạo, bồi dưỡng các nhóm năng lực để đáp
ứng yêu cầu kết nối mới trên nền tảng kiến thức và công nghệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xã hội thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ có được sự phát triển mạnh mẽ.
Quản lý giáo dục được xem là khâu đột phá, then chốt quyết định tới chất lượng
giáo dục và đào tạo. Cho nên, người cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng
hàng đầu, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Bước vào thế kỷ XXI, nền
kinh tế tri thức phát triển, đòi hỏi giáo dục cần có những thay đổi, đổi mới để đáp
ứng những kỳ vọng của xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người cán bộ quản
lý giáo dục cần có những thay đổi về mọi mặt để có thể đảm đương trách nhiệm và
sứ mệnh của mình.


Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi
dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng
cơng nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn


nhất là cơng nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ
tự động hóa, người máy... bao gồm các hệ thống không gian mạng, internet vạn
vật và điện tốn đám mây. Qua đó, tạo ra những nhà máy thơng minh với hệ
thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lý. Chính sự thay đổi này
đòi hỏi nhà quản lý giáo dục cần xây dựng chiến lược, mục tiêu giáo dục cung
cấp cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo,
thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục
truyền thống không thể đáp ứng.


<i><b>3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của cán bộ quản lý trong bối cảnh </b></i>
<i><b>cách mạng 4.0</b></i>


<i>Một là: Đổi mới nội dung trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.</i>


Các cơ sở đào tạo cán bộ QLGD của trung ương, địa phương, khoa giáo dục
của các trường đại học, các trường phổ thông liên kết chặt chẽ với nhau trong đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và
kiểm tra, đánh giá. Sự liên kết của các tổ chức này sẽ phát huy hiệu quả của những
quan điểm khác nhau liên quan đến nội dung chương trình, chiến lược dạy học,
phương pháp học tập trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD ở cấp vĩ mô và vi mơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

và tự học. Đây chính là năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0.


Nội dung chương trình đào tạo cần đi sâu các kỹ năng về quản lý và thích ứng
với sự thay đổi trong bối cảnh đổi mới ngành giáo dục, quản lý mục tiêu đào tạo,
quản lý nhân sự (tổ chức, phân công chuyên môn, đào tạo, đào tạo lại, v.v. ) quản
lý việc đánh giá, kiểm tra chất lượng học tập, giảng dạy, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ
năng ra quyết định, v.v...



Các chương trình trên phải phù hợp với CBQL ở từng cấp học; đáp ứng yêu
cầu, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của từng cấp học, vì tính đặc thù của từng cấp
học theo chương trình mới có nhiều khác biệt giữa các cấp học với nhau. Cần tổ
chức đánh giá, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các chương trình bồi dưỡng cho phù
hợp; đẩy mạnh việc phát triển chương trình theo đơn đặt hàng của các địa phương,
cơ sở giáo dục để đáp ứng tốt yêu cầu bồi dưỡng cụ thể của từng đơn vị.


<i>Hai là: Chú trọng phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý </i>
<i>giáo dục. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

học viên có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong phát triển chun mơn của mình.
Các nội dung trong chương trình định hướng theo nhiệm vụ cải tiến, hoàn thiện và
phát triển cơ sở giáo dục trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều
chủ đề/khái niệm phản ánh tác động của phát triển kinh tế, xã hội đến phát triển cơ
sở giáo dục cần được giới thiệu hoặc đưa vào chương trình giảng dạy.


<i>Ba là: Cần có chính sách khuyến khích thực sự đối với cán bộ quản lý giáo dục </i>
<i>tại những vùng khó khăn thơng qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. </i>


Nghề giáo là một nghề địi hỏi rất cao, khơng chỉ về chun mơn, nghiệp vụ
mà còn về đạo đức, tư cách, sự đầu tư thời gian, công sức. Lao động sư phạm là lao
động đặc biệt, vừa là lao động khoa học vừa là lao động nghệ thuật.


Thế nhưng, nhiều năm nay, các nhà giáo phải xoay xở đủ kiểu làm thêm để
tăng thu nhập. Do đó, phát huy vai trò của cán bộ quản lý giáo dục để đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải thực sự chú trọng giải quyết vấn
đề này. Nhà nước và xã hội phải đánh giá đúng và trả công xứng đáng với công sức
lao động và những cống hiến của nhà giáo. Phải dựa vào trình độ và hiệu quả cơng
tác của giáo viên, tránh cào bằng. Nếu không, mọi đổi mới, cải cách của nền giáo
dục sẽ không thể đi đến đâu.



<b>Kết luận</b>


Trong xu thế hội nhập quốc tế cán bộ QLGD đã và đang thay đổi để dẫn dắt cơ
sở giáo dục tồn tại và phát triển liên tục. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm
thay đổi nhanh chóng đến kinh tế - cơng nghệ, xã hội và văn hóa và tác động mạnh
mẽ đến giáo dục - đào tạo. Tư duy của người quản lý cũng dần thay đổi từ việc duy
trì sang đổi mới và cải tiến liên tục. Do vậy, các nhà lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo
dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển một tổ chức giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


Vương Thanh Hương, “Những thách thức trong phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục giai đoạn hiện nay”. Tạp chí <i>Khoa học Giáo dục</i>, 2009 (số 43, tr.48-51).


TS. Nguyễn Hồng Minh, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn
đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí <i>Lao động và Xã hội</i>, số
tháng 2/2017.


Nghị quyết 29/NQ-TW (2013) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>THE ROLE OF EDUCATIONAL MANAGEMENT STAFF </b>


<b>IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIAL </b>



<b>REVOLUTION 4.0</b>



Ph.D.Student. Tra Le Thi Thanh1



MA. Thuy Pham Thi Thanh2


Abstract: In the context of international integration today, the need for


education reform requires radical changes in the development of management


staff. Educational management staff plays an important role in determining


the quality and effectiveness of the education system. The article focuses on


the effects of the 4.0 industrial revolution on education, the role of educational
administrators, and suggests some solutions to promote the role of educational
management staff in the context of the Industrial Revolution 4.0.


<b>Keywords:</b> education, education management, industrial revolution 4.0.


1,2.Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương;
Email: ;


</div>

<!--links-->

×