Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở việt nam trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ THỊ THANH BÌNH

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
CỦA VẤN ĐỀ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ
: 62.38.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ
PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA

TP. HỒ CHÍ MINH - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin nêu trong
Luận án là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án
chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các trích dẫn sử dụng
trong Luận án đều được chú thích đầy đủ và chính xác.

Tác giả Luận án

Hà Thị Thanh Bình



(i)

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ HẠN CHẾ
THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ .....................11
1.1

Cơ sở lý luận của vấn đề hạn chế thương mại................................................11

1.1.1

Tính chất hai mặt của tự do hóa thương mại ...............................................12

1.1.1.1 Lợi ích của tự do hóa thương mại............................................................12
1.1.1.2 Mặt trái của tự do hóa thương mại...........................................................13
1.1.2

Hạn chế thương mại.....................................................................................16

1.1.2.1 Khái niệm hạn chế thương mại ................................................................16
1.1.2.2 Dấu hiệu của hạn chế thương mại............................................................18
1.1.3

Cơ sở lý luận của việc duy trì các biện pháp hạn chế thương mại ..............19

1.1.3.1 Dưới góc độ kinh tế .................................................................................20

1.1.3.2 Dưới góc độ chính trị ...............................................................................24
1.2

Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại.......................................29
1.2.1

Cơ sở lý luận của việc duy trì các biện pháp hạn chế thương mại trong hệ

thống pháp luật thương mại quốc tế của WTO.......................................................30
1.2.2 Khái quát về các biện pháp hạn chế thương mại theo quy định của WTO ...33
1.2.3 Cơ sở lý luận của việc duy trì các biện pháp hạn chế thương mại trong hệ
thống pháp luật quốc gia.........................................................................................37
1.2.4 Sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại ở Việt Nam
................................................................................................................................39
Kết luận Chương 1..................................................................................................44
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................46
CƠ SỞ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA Ở VIỆT NAM .....................................................................................................46
2.1

Khái quát về cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào

Việt Nam .......................................................................................................................46
2.1.1

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu..................................................................47


(ii)


2.1.2
2.2

Các biện pháp kiểm soát nhập khẩu chuyên ngành.........................................51
Các quy định của WTO và việc sử dụng một số biện pháp hạn chế thương

mại hàng hóa cụ thể ở Việt Nam.................................................................................55
2.2.1

Biện pháp thuế quan ....................................................................................55

2.2.1.1 Theo quy định của WTO .........................................................................55
2.2.1.2 Việc áp dụng ở Việt Nam ........................................................................58
2.2.2

Các biện pháp phi quan thuế........................................................................60

2.2.2.1 Biện pháp hạn chế định lượng .................................................................61
2.2.2.2 Biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật..................................................................69
2.2.2.3 Biện pháp trợ cấp .....................................................................................79
2.2.2.4 Biện pháp tự vệ ........................................................................................83
2.2.2.5 Các biện pháp mang tính hành chính.......................................................87
2.2.3

Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước

đang phát triển và khả năng áp dụng cho Việt Nam ..................................................93
2.3

Đánh giá chung việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với


hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ............................................................................97
Kết luận Chương 2................................................................................................100
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................102
CƠ SỞ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ Ở VIỆT NAM ......................................................................................................102
3.1

Đặc trưng của thương mại dịch vụ và của các biện pháp hạn chế thương

mại trong lĩnh vực này...............................................................................................102
3.1.1

Đặc trưng của thương mại dịch vụ ............................................................102

3.1.2

Đặc trưng của các biện pháp hạn chế thương mại trong lĩnh vực dịch vụ 104

3.2

Khái quát về tình hình mở của thị trường dịch vụ của Việt Nam với tư cách

là một thành viên WTO .............................................................................................106
3.3

Các quy định của WTO và việc sử dụng một số biện pháp hạn chế thương

mại trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam....................................................................114
3.3.1


Các biện pháp liên quan đến việc gia nhập thị trường ..................................116

3.3.1.1 Theo quy định của WTO/GATS ...................................................................116
3.3.1.2 Mức độ tương thích của pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam .........................119


(iii)

3.3.2

Các biện pháp liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia........124

3.3.2.1 Theo quy định của WTO/GATS ...................................................................124
3.3.2.2 Mức độ tương thích của pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam .........................126
3.3.3

Các biện pháp hình thành do quy định của pháp luật trong nước .................128

3.3.3.1 Theo quy định của WTO/GATS ...................................................................128
3.3.3.2 Mức độ tương thích của pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam .........................132
3.3.4

Các biện pháp hình thành do việc áp dụng ngoại lệ......................................138

3.3.4.1 Theo quy định của WTO/GATS ...................................................................138
3.3.4.2 Việc vận dụng ở Việt Nam............................................................................141
3.3.5

Các biện pháp hình thành do trợ cấp.............................................................142


3.3.5.1 Theo quy định của WTO/GATS ...................................................................142
3.3.5.2 Việc vận dụng ở Việt Nam............................................................................142
3.3.6

Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước

đang phát triển..............................................................................................................143
3.4

Một số quy định khác của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng có tính

chất hạn chế việc cung ứng dịch vụ qua phương thức hiện diện thương mại ......144
3.4.1

Các quy định mang tính thủ tục để thiết lập hiện diện thương mại ..............145

3.4.2

Các quy định về kinh doanh có điều kiện đối với một số ngành, phân ngành

dịch vụ nhất định..........................................................................................................150
3.4.3

Các quy định nhằm mục đích hỗ trợ và hiện thực hóa quyền tiếp cận thị

trường của dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài ............................................156
Kết luận Chương 3................................................................................................159
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................161
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI SAU KHI GIA NHẬP WTO
......................................................................................................................................161
4.1

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật và các nguyên tắc hoàn

thiện pháp luật Việt Nam ..........................................................................................161
4.1.1

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật .................................161

4.1.2

Các nguyên tắc hoàn thiện các quy định của pháp luật .............................162


(iv)

4.2

Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến việc sử dụng

các biện pháp hạn chế thương mại ...........................................................................164
4.2.1

Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế theo quy định

của WTO và vận dụng linh hoạt các ngoại lệ để bảo vệ lợi ích quốc gia. ...............164
4.2.2


Nghiên cứu và vận dụng triệt để các quy định của WTO về đối xử đặc biệt

và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, tranh thủ cơ hội nâng cao khả năng
cạnh tranh của các ngành kinh tế trong nước. ..........................................................166
4.2.3

Nhận thức rõ ràng về vai trò và mục tiêu của việc sử dụng các biện pháp

hạn chế thương mại nhằm duy trì hợp lý việc bảo hộ theo nguyên tắc có chọn lọc 167
4.2.4

Chuyển hóa các cam kết gia nhập WTO vào pháp luật quốc gia ..............170

4.2.4.1 Cơ sở pháp lý của yêu cầu nội luật hóa các cam kết gia nhập WTO........170
4.2.4.2 Yêu cầu của thực tiễn đối với việc chuyển hóa các cam kết gia nhập WTO
vào pháp luật quốc gia ..........................................................................................171
4.3

Những giải pháp cụ thể để sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại một

cách hữu hiệu ở Việt Nam .........................................................................................174
4.3.1

Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa ........................................................174

4.3.1.1 Biện pháp thuế quan ..............................................................................175
4.3.1.2 Các biện pháp phi quan thuế..................................................................177
4.3.2

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ...........................................................186


Kết luận Chương 4................................................................................................200
KẾT LUẬN.................................................................................................................202
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................205
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ...............................................................................................205
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................206
PHỤ LỤC I .................................................................................................................221
CÁC YÊU CẦU VỀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THEO WTO/GATS.221


(v)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACV

:

Hiệp định về Xác định trị giá hải quan

AoA

:

Hiệp định Nông nghiệp

ASEAN

:

Hiệp hội các nước Đông Nam Châu Á


ATC

:

Hiệp định về thương mại hàng dệt may

CPC

:

Hệ thống phân loại các sản phẩm chủ yếu

DNCVĐTNN

:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DSU

:

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

EU

:

Liên minh Châu Âu


GATS

:

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ

GATT

:

Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan

GSP

:

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

ILP

:

Hiệp định về Các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

MFA

:

Hiệp định Đa sợi


MFN

:

Tối huệ quốc

NT

:

Đối xử quốc gia

OECD

:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PSI

:

Hiệp định về Kiểm định hàng hóa trước khi vận
chuyển/đưa xuống tàu

SA

:


Hiệp định về Các biện pháp tự vệ

SCM

:

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

SPS

:

Hiệp định về Các biện pháp kiểm dịch động thực vật

TBT

:

Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

TRIMS

:

Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại

TRIPS

:


Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới

UNCTAC

:

Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển


-1-

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần làm cho thương mại quốc
tế ngày càng phát triển. Tự do hóa thương mại đang là một xu thế của thế giới với
mục tiêu tối đa hóa lợi thế so sánh của các quốc gia, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu
quả sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tự do hóa
thương mại là một vấn đề mang tính hai mặt. Trong quá trình hướng tới thương mại
tự do, nhiều thách thức và khó khăn đòi hỏi các quốc gia phải vượt qua. Đặc điểm cơ
bản của kinh tế thế giới hiện nay là sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia
và vì thế tự do hóa thương mại có thể đem lại lợi ích to lớn cho quốc gia này nhưng
đồng thời có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước của quốc gia khác. Ngay cả

trong nội bộ một nước, tự do hóa thương mại đôi khi mang lại lợi ích cho một ngành
sản xuất này nhưng lại gây thiệt hại cho một ngành sản xuất khác. Vì nhiều lý do
khác nhau, các quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp hạn chế
thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất cũng như các doanh nghiệp trong nước
trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp hạn chế
thương mại phải trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, phù hợp với cam kết của mỗi
quốc gia trong hệ thống thương mại quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề
pháp lý liên quan đến việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại là một vấn đề
được mọi quốc gia quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Đối với Việt Nam, vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng vì nước ta đang nỗ
lực để tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại với mong muốn tranh thủ các cơ
hội mà quá trình này tạo ra cũng như hạn chế những tác động tiêu cực mà quá trình
này có thể đem lại. Thực tiễn sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy, nước ta đang nỗ lực để thực hiện các cam
kết của mình trong đó có việc hoàn thiện các quy định của pháp luật trong nước. Tuy
nhiên, Việt Nam lại chưa chú trọng đúng mức đến việc khai thác các quy định của tổ
chức này, tạo cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng các rào cản hợp pháp trong
thương mại quốc tế nhằm đối phó với những thách thức mà một nước đang phát
triển phải đối mặt trong quá trình tự do hóa thương mại. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ
chú ý đến vấn đề làm thế nào để thực hiện các cam kết quốc tế và làm thế nào để có


-2-

thể vượt qua những quy định có tính rào cản do các nước khác đặt ra đối với hoạt
động xuất khẩu của mình mà chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng những
quy định pháp lý để có thể sử dụng những biện pháp hạn chế sự tham gia thị trường
trong nước của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước, chống lại các tác động bất lợi của quá
trình tự do hóa thương mại. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần tìm ra các giải

pháp pháp lý nhằm xây dựng và sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại theo
hướng vừa bảo hộ được các ngành sản xuất trong nước vừa không vi phạm các “luật
chơi” quốc tế. Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề “Khía cạnh pháp lý
của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài
của Luận án tiến sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề hạn chế thương mại nói chung và đặc biệt là đối với thương mại hàng
hóa thực chất không phải là vấn đề mới trong thương mại quốc tế. Hạn chế thương
mại với ý nghĩa vừa là những biện pháp bảo hộ, vừa là những rào cản trong thương
mại quốc tế cũng đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, trong đó
tiêu biểu là các công trình dưới đây:
2.1 Ở nước ngoài
Trên thế giới đã có một số sách chuyên khảo nghiên cứu các vấn đề có liên
quan đến tự do hóa thương mại và các quy định pháp lý của WTO, trong đó ít nhiều
có đề cập đến các biện pháp hạn chế thương mại. Có thể liệt kê như: các sách
International Trade and Investment của Franklin R. Root (1973), The World
Trading System: Law and Policy of International Economic Relations của John H.
Jackson (1997), Global Political Economy: Theory and Practice của Theodore H.
Cohn (2000), International Trade Law: Theory and Practice của Raj Bhala (2001),
The Political Economy of the World Trading System của Bernard M. Hoekman và
Michel M. Kostecki (2001), Globalisation and Its Discontents của Joseph E. Stiglitz
(2002), Toàn cầu hóa và những hiện thực mới của Mahathir Mohamad (2004),
International business – the challenges of globalization của John J. Wild et al
(2005), the Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Case and
Materials của Peter Van den Bossche (2005), và Making Globalization Work của


-3-

Joseph E. Stiglitz (2006) …; các bài báo như “Services trade: past liberalization and

future challenges” của Gary Hufbauer and Sherry Stephenson (2007) đăng trên tạp
chí Journal of International Economic Law, bài “Determining the necessity of
domestic regulations in services: the best is yet to come” của Panagiotis Delimatsis
(2008), đăng trên tạp chí European Journal of International Law .v.v.
Mặc dù có đề cập ở các mức độ khác nhau đến các biện pháp hạn chế thương
mại với ý nghĩa là các công cụ để bảo hộ một số ngành sản xuất và dịch vụ trong
nước, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa tiếp cận đến các vấn đề pháp lý về
hạn chế thương mại của Việt Nam.
2.2 Ở Việt Nam
Ở trong nước, cũng đã có nhiều sách chuyên khảo và nhiều bài báo đề cập
đến vấn đề hạn chế thương mại ở các mức độ khác nhau như cuốn Lựa chọn bước đi
và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại của GS. TS. Nguyễn Thị
Mơ (2004), cuốn Pháp luật thương mại dịch vụ Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc
tế của PGS. TS. Nguyễn Như Phát và TS. Phan Thảo Nguyên (2006), cuốn Các
ngành dịch vụ Việt Nam: Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế Quốc tế của
PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải và ThS. Vũ Thị Hiền (2007),

cuốn Quản lý hoạt động

xuất nhập khẩu, cơ chế, chính sách và biện pháp của PGS. TS Nguyễn Hữu Khải
(Chủ biên) (2007), cuốn Tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và thông lệ
của TS. Vũ Như Thăng (2007), … Về các bài viết trên các tạp chí, có thể kể đến bài
“Tác động của hội nhập kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO” của Ths. Trần Hồng
Minh (2006) đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, bài “Điều chỉnh các rào cản
thương mại của Việt Nam thời kỳ hậu WTO” của TS. Nguyễn Tiến Thuận (2007)
đăng trên Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, bài “Tự do hóa thương mại và hiện
tượng chảy máu tài chính” của TS. Nguyễn Văn Minh (2007), đăng trên Tạp chí Tia
sáng và bài Necessary reform of insurrance business law in Vietnam after its
accession to the World Trade Organization: Prudential regulatory aspects của TS.
Vũ Như Thăng (2007) đăng trên tạp chí Fordham Journal of Coporate and Finance

Law v.v.v… Liên quan nhiều hơn đến nội dung nghiên cứu của Luận án này có cuốn
“Rào cản trong thương mại quốc tế” của Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương
mại, do PGS. TS. Đinh Văn Thành chủ biên (2005). Tuy nhiên, cuốn sách này đề


-4-

cập đến các rào cản trong thương mại quốc tế nói chung và chỉ dừng lại ở việc mô tả
các rào cản đối với thương mại hàng hóa mà chưa đề cập đến các biện pháp hạn chế
thương mại, từ góc độ pháp lý, của riêng Việt Nam cũng như chưa nghiên cứu về
các hạn chế thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, mặc dù trong công trình
nghiên cứu này, các tác giả cũng ít nhiều để cập đến việc xây dựng các biện pháp để
bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, nhưng mục đích chính của các tác giả của
công trình trên lại là phân tích các biện pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam
vượt qua các rào cản của các nước khác đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Cuốn “Hàng rào phi thuế trong chính sách thương mại quốc tế” của TS Nguyễn
Hữu Khải (2005) cũng chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phi thuế đối với
thương mại hàng hóa, trong đó chủ yếu là các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của các
rào cản phi thuế và một số kiến nghị để doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các rào
cản khi xuất khẩu hàng hóa.
Có thể nhận xét rằng phần lớn các công trình được đề cập ở trên tiếp cận vấn
đề ở khía cạnh đề cao tự do hóa thương mại, hoặc chủ yếu nhìn nhận vấn đề hạn chế
thương mại với ý nghĩa là các rào cản trong thương mại quốc tế cần phải xóa bỏ
hoặc tìm giải pháp để vượt qua. Mặc dù các công trình nghiên cứu đã được công bố
của các tác giả khác là nguồn tham khảo quý giá cho tác giả của Luận án này, chưa
có một luận án hay công trình nào phân tích khía cạnh pháp lý của các biện pháp hạn
chế thương mại với ý nghĩa là các biện pháp vừa phù hợp với luật chơi chung vừa
bảo hộ được các ngành sản xuất và các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, cũng cần
lưu ý rằng, các công trình nghiên cứu nêu trên được thực hiện trước khi Việt Nam
gia nhập WTO. Luận án này được thực hiện trong giai đoạn cuối cùng của quá trình

đàm phán và hoàn thành sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 2 năm nên
tác giả Luận án dựa trên những cam kết đã có của Việt Nam khi gia nhập vào tổ
chức này nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp liên quan đến vấn đề hạn chế thương
mại. Có thể khẳng định rằng Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu khía cạch
pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.


-5-

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về
hạn chế thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, sau khi phân tích khía cạnh
pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập của
pháp luật Việt Nam trong việc quy định về các biện pháp hạn chế thương mại, Luận
án đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở
cho việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại theo hướng vừa phù hợp cam
kết quốc tế của Việt Nam trong WTO vừa có thể bảo hộ hợp pháp và hợp lý các
ngành sản xuất trong nước và các doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực cạnh tranh
quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại
trong thương mại quốc tế thông qua việc phân tích các cơ sở kinh tế, chính trị
và pháp lý của việc duy trì các biện pháp này.

-


Phân tích các quy định của WTO tạo cơ sở cho việc duy trì các biện pháp hạn
chế thương mại đối với việc lưu thông hàng hóa (thương mại hàng hóa), cung
cấp dịch vụ xuyên biên giới (thương mại dịch vụ) cũng như thực tiễn áp dụng
những quy định đó thông qua một số phán quyết của cơ quan giải quyết tranh
chấp của tổ chức này; qua đó đánh giá khả năng mang lại hệ quả hạn chế
thương mại của các biện pháp này.

-

Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn sử
dụng những quy định đó liên quan đến việc áp dụng những biện pháp hạn chế
thương mại, đối chiếu với các quy định tương ứng của WTO và so sánh với
một số quy định liên quan trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.

-

Đề xuất những giải pháp pháp lý để Việt Nam có thể tối đa hóa quyền lợi của
mình với tư cách là một thành viên WTO trong việc sử dụng các biện pháp
hạn chế thương mại được phép nhằm góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và
nhằm thực hiện những mục tiêu quốc gia khác. Bên cạnh đó, Luận án cũng sẽ


-6-

phân tích các biện pháp hạn chế thương mại đang được sử dụng ở Việt Nam
nhưng không còn phù hợp với quy định của WTO nhằm khuyến cáo bãi bỏ
hoặc hạn chế sử dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các biện pháp hạn chế thương mại được
phép sử dụng theo quy định của WTO trong hai lĩnh vực thương mại chủ yếu là
thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Trong Luận án này, đôi lúc tác giả
dùng thuật ngữ “rào cản thương mại” thay cho thuật ngữ “các biện pháp hạn chế
thương mại”. Về bản chất, hai thuật ngữ này đều dùng để chỉ các biện pháp có hệ
quả hạn chế sự di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ qua biên giới các quốc gia.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuật ngữ “các biện pháp hạn chế thương mại”, tác giả tiếp
cận vấn đề từ góc nhìn của quốc gia nhập khẩu. Ngược lại, khi sử dụng thuật ngữ
“rào cản thương mại”, tác giả đứng từ góc nhìn của quốc gia xuất khẩu. Hoạt động
thương mại là đối tượng nghiên cứu của Luận án này là thương mại quốc tế, là sự
trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới quốc gia.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung, Luận án nghiên cứu các biện pháp hạn chế thương mại hợp pháp và
đang được sử dụng phổ biến theo quy định của WTO trong thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ. Luận án sẽ không nghiên cứu các vấn đề về quyền sở hữu
trí tuệ và đầu tư có liên quan đến thương mại. Nếu một đôi chỗ trong luận án có
phân tích những vấn đề về đầu tư trực tiếp thì những phân tích đó là nhằm bổ trợ
và làm rõ thêm các biện pháp hạn chế thương mại trong hai lĩnh vực thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ. Luận án cũng không nghiên cứu việc sử dụng
các biện pháp hạn chế thương mại đối với từng hoặc tất cả các ngành hàng hoặc
tất cả các lĩnh vực mà chỉ nghiên cứu cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện
pháp hạn chế thương mại nói chung và thực tiễn áp dụng các biện pháp đó ở một
số lĩnh vực đáng lưu ý được lấy làm ví dụ minh họa.
Mặc dù WTO còn cho phép các thành viên áp dụng các biện pháp khắc phục
thương mại tạm thời để hạn chế thương mại không công bằng như biện pháp



-7-

chống bán phá giá và biện pháp áp dụng thuế đối kháng nhằm chống lại hàng hóa
nhập khẩu được trợ cấp bởi chính phủ nước xuất khẩu, Luận án sẽ không nghiên
cứu các biện pháp này mà chỉ tập trung vào các biện pháp hạn chế thương mại
đối với hoạt động thương mại hợp pháp và công bằng.
Luận án cũng sẽ không nghiên cứu vấn đề hạn chế thương mại trong nước với tư
cách là một bộ phận của pháp luật quốc gia điều chỉnh hành vi cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước và không nghiên cứu các quy định có tính chất hạn
chế thương mại nói chung áp dụng cho cả hàng hóa và dịch vụ trong nước. Luận
án chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ pháp lý việc áp dụng các biện pháp
mang tính phân biệt đối xử đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài nhập khẩu
vào Việt Nam và đề xuất những giải pháp để có thể sử dụng các biện pháp đó
một cách một cách hợp pháp và hữu hiệu.
-

Về không gian, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp hạn chế thương
mại theo các cam kết của Việt Nam trong WTO, không nghiên cứu các cam kết
song phương và khu vực mà Việt Nam là thành viên vì các quy định của WTO
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án mang tính chuẩn mực, chi phối các
cam kết song phương và đa phương khác.

-

Về thời gian, Luận án phân tích các biện pháp hạn chế thương mại đang được
thừa nhận từ các quy định của pháp luật cũng như một số án lệ liên quan của
WTO (từ ngày 1/1/1995 - ngày WTO chính thức hoạt động), các cam kết của
Việt Nam khi gia nhập tổ chức này và pháp luật hiện hành của Việt Nam. Khi đề
xuất các giải pháp, luận án đưa ra các giải pháp để Việt Nam áp dụng cho giai
đoạn sau khi gia nhập WTO.


-

Bối cảnh hội nhập được nghiên cứu trong Luận án này là hội nhập kinh tế quốc
tế.

5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến đường lối, chính
sách kinh tế, đặc biệt là chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế. Để luận giải và
chứng minh cho các quan điểm của mình, tác giả còn dựa vào các quy định pháp


-8-

luật quốc tế và pháp luật trong nước, quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế, các
nhà nghiên cứu pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác nhau và nhiều lúc sử dụng tổng hợp các phương
pháp nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Ví dụ: để làm rõ cơ sở kinh tế của xu
hướng tự do hóa thương mại cũng như yêu cầu về bảo hộ các ngành kinh tế trong
nước, tác giả đã phân tích và luận giải một số học thuyết kinh tế về thương mại quốc
tế điển hình. Sau đó, dựa trên cơ sở phương pháp luận của học thuyết Mác Lênin về
hình thái kinh tế xã hội nhằm đánh giá một cách khách quan các học thuyết kinh tế,
góp phần luận giải xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu…
Tóm lại, trong Luận án này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp luận giải,
phương pháp phân tích và phương pháp so sánh luật học.
6 Những điểm mới và giá trị thực tiễn của Luận án
6.1 Những điểm mới của Luận án

-

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về khía cạnh pháp
lý của vấn đề hạn chế thương mại đối với thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ theo quy định của WTO tại Việt Nam. Điểm mới đáng lưu ý của Luận án
là đã chú trọng phân tích khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ, vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đó chưa
quan tâm hoặc mới chỉ đề cập ở mức độ khái quát.

-

Luận án đã nghiên cứu và đưa ra những luận cứ khoa học luận giải cho việc duy
trì và áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế hiện
nay trên thế giới và ý nghĩa thiết thực của việc khai thác các biện pháp này ở
mức độ phù hợp đối với Việt Nam.

-

Luận án đã sử dụng các quy định của WTO về vấn đề hạn chế thương mại như
một chuẩn pháp lý để đánh giá sự phù hợp của pháp luật Việt Nam hiện hành về
vấn đề này, qua đó làm rõ những bất cập trong những quy định của pháp luật
Việt Nam.


-9-

-

Luận án cũng nghiên cứu pháp luật và thực tiễn liên quan đến việc sử dụng các
biện pháp hạn chế thương mại của một số nước nhằm so sánh với Việt Nam để

rút ra những bài học cần thiết.

-

Luận án đề xuất những giải pháp pháp lý nhằm giúp Việt Nam khai thác triệt để
các qui định của WTO cho phép duy trì việc áp dụng một số biện pháp hạn chế
thương mại để bảo hộ hợp lý nền kinh tế trong nước và thực hiện những mục tiêu
kinh tế xã hội nhất định. Đồng thời, Luận án cũng chỉ ra những vấn đề cần hoàn
thiện liên quan đến các quy định của pháp luật thực định điều chỉnh vấn đề hạn
chế thương mại để Việt Nam có thể thực hiện tốt các cam kết về vấn đề này
trong WTO. Cần nhấn mạnh rằng do đối tượng nghiên cứu của Luận án mang
tính chất chính sách – luật, các kiến nghị được đề xuất phần lớn không nhằm
hoàn thiện những điều khoản cụ thể của một văn bản pháp luật cụ thể mà là việc
đề xuất các giải pháp mang tính chính sách chi phối việc ban hành những quy
định pháp luật phù hợp để thực hiện mục tiêu khai thác và sử dụng các biện pháp
hạn chế thương mại hợp pháp ở nước ta.

6.2 Giá trị thực tiễn của Luận án
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách hệ thống khía cạnh
pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Đề tài có ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù
hợp với luật pháp quốc tế và là công cụ pháp lý cho việc sử dụng các biện pháp hạn
chế thương mại khi cần thiết ở Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn, tác giả hy vọng rằng
những kiến nghị nêu trong Luận án sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật của Việt Nam tạo cơ sở cho việc sử dụng các
biện pháp hạn chế thương mại nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc
tế, vừa sử dụng được các biện pháp hợp pháp để bảo hộ sản xuất trong nước và việc
cung ứng dịch vụ nội địa, đối phó với thực tiễn cạnh tranh gay gắt của hàng hóa,
dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài. Tác giả tin tưởng rằng kết quả nghiên
cứu của Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu để

hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật có liên
quan cũng như là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập cho giáo viên và sinh
viên ở các cơ sở đào tạo luật. Ngoài ra, những nghiên cứu được trình bày trong


-10-

Luận án này là một kênh thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu đối phó
với các rào cản thương mại của các nước vì Luận án có đối chiếu với việc sử dụng
các biện pháp hạn chế thương mại của một số nước nhằm so sánh và học tập kinh
nghiệm của các nước này.
7 Kết cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của Luận án được trình bày thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong
bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Chương 2: Cơ sở pháp luật quốc tế và vấn đề hạn chế thương mại hàng hóa ở Việt
Nam.
Chương 3: Cơ sở pháp luật quốc tế và vấn đề hạn chế thương mại dịch vụ ở Việt
Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện
pháp hạn chế thương mại sau khi gia nhập WTO.


-11-

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ
HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
HÓA KINH TẾ

Toàn cầu hóa về kinh tế mà trọng tâm là tự do hóa thương mại đã và đang là
một xu thế khách quan chi phối mạnh mẽ chính sách kinh tế của hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Tự do hóa thương mại quốc tế mang lại những lợi ích không thể
phủ nhận, những lợi ích mà sẽ không bao giờ có được nếu tiếp tục duy trì nền kinh
tế đóng cửa, tự cung tự cấp. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại có những mặt trái của
nó. Lịch sử thương mại quốc tế luôn chứng kiến hai xu hướng chính sách thương
mại cùng tồn tại: tự do hóa và bảo hộ, mặc dù trong một số giai đoạn lịch sử nhất
định, một trong hai xu hướng có thể thắng thế hơn. Thực tiễn cho thấy, tự do hóa
thương mại và bảo hộ tồn tại song song như hai mặt của một quá trình, cùng tồn tại
và đấu tranh với nhau, tạo động lực cho sự phát triển của cả thương mại trong nước
và thương mại quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù tự do hóa thương mại vẫn
đang là một xu hướng chiếm ưu thế, không phải là không có những cơ sở cho phép
duy trì các biện pháp bảo hộ. Đặc biệt là trong bối cảnh mà toàn cầu hóa đang chịu
tác động đáng kể của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng, việc sử dụng các biện
pháp hạn chế thương mại có khả năng gia tăng trở lại. Trong những phân tích cụ thể
dưới đây, tác giả Luận án tìm kiếm câu trả lời cho cơ sở lý luận và pháp lý của việc
áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế.
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề hạn chế thương mại
Tự do hóa thương mại là một quá trình mà việc loại bỏ các rào cản diễn ra
dần dần, từng bước. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, mặc dù tiến trình tự do hóa
đang diễn ra với một mức độ tự do cao hơn, chưa lúc nào thương mại quốc tế đạt
đến mức độ tự do hoàn toàn và có lẽ khó có thể dự báo đến một lúc nào đó, mức độ
tự do hóa hoàn toàn có thể đạt được khi mà trình độ phát triển kinh tế của các quốc
gia trên thế giới đang ở các mức độ rất khác nhau và mỗi nước đều đang theo đuổi
các lợi ích khác biệt. Tự do hóa thương mại có mặt trái của nó, bên cạnh những lợi
ích mà quá trình này mang lại cho tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại cũng


-12-


tạo ra những thách thức và những rủi ro không nhỏ cho các quốc gia. Vì vậy, hầu
như không có quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù có nền kinh tế phát triển, đang phát
triển hay chậm phát triển lại không có những chính sách nhằm bảo hộ nền kinh tế
trong nước ở một mức độ nhất định, trong những giai đoạn lịch sử nhất định và đối
với một số ngành, lĩnh vực nhất định.
1.1.1 Tính chất hai mặt của tự do hóa thương mại
1.1.1.1 Lợi ích của tự do hóa thương mại
Thương mại tự do mang tính hai mặt, về cơ bản quá trình tự do hóa thương
mại đem lại những lợi ích sau đây:
Thứ nhất, tự do hóa thương mại hai chiều hỗ trợ cho các quốc gia phát huy
lợi thế so sánh, tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình
có lợi thế và mua từ bên ngoài các sản phẩm mà mình phải sản xuất với chi phí cao
hơn, kém hiệu quả hơn. Tự do hóa thương mại tạo áp lực để các quốc gia chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, từ đó, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất, làm gia tăng
cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo và qua đó làm giảm giá thành sản phẩm [13, tr. 35].
Bằng cách này, tự do hóa thương mại mang lại cơ hội cho người tiêu dùng trong
nước được sử dụng nhiều chủng loại sản phẩm với giá cả thấp. Như vậy, xét dưới
góc độ kinh tế, tự do hóa thương mại nhìn chung đã giúp nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Thứ hai, tự do hóa thương mại làm tăng cường quá trình chuyển giao công
nghệ và tri thức giữa các nước, đặc biệt là giữa những nước phát triển và các nước
đang phát triển, tạo điều kiện để các nước này phát triển nhanh hơn thông qua việc
khai thác có hiệu quả hơn các tài nguyên trong và ngoài nước.
Thứ ba, tự do hóa thương mại giúp các dòng vốn được điều tiết và đưa đến
những nơi đầu tư hiệu quả. Trong quá trình này, nhiều nước đang phát triển biết tận
dụng lợi thế so sánh của mình có thể thu hút được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế nội địa. Thực tiễn cho thấy sự
phát triển của các nước công nghiệp mới (New Industrialized Countries – NICs), các
con rồng châu Á, một số nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Châu Á



-13-

(ASEAN) và Trung quốc cũng nhờ một phần rất quan trọng vào nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài [65, tr. 193].
Thứ tư, tự do hóa thương mại còn giúp các quốc gia tăng cường hiểu biết lẫn
nhau với tư cách là các bạn hàng, là đối tác kinh tế nhờ đó tạo nên “tấm bình phong
vật chất to lớn có khả năng ngăn ngừa xung đột quốc tế, tăng thêm lòng tin và hợp
tác giữa các quốc gia” [31, tr. 6-7], [42, tr. 15].
1.1.1.2 Mặt trái của tự do hóa thương mại
Bên cạnh việc đem lại những cơ hội tốt cho các quốc gia, quá trình tự do hóa
thương mại cũng khiến các nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức lớn do
những tác động tiêu cực mà quá trình này mang lại, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thương mại tự do làm gia tăng sự bất bình đẳng và trầm trọng thêm
sự bất công xã hội trên thế giới và trong nội bộ mỗi quốc gia. Sự phân hóa giàu,
nghèo ngày càng trở nên sâu sắc [125, tr. 13] vì tự do hóa thương mại phần lớn chỉ
mang lại lợi ích cho những ai biết vận dụng lợi thế, vượt qua thách thức. Trong thực
tế, các quốc gia phát triển được lợi nhiều nhất từ tự do hóa thương mại. Sau Vòng
Đàm phán Uruguay, 70% thặng dư thương mại dồn về các nước phát triển, trong khi
các nước đang phát triển với 85% dân số toàn cầu chỉ nhận được 30% thặng dư đó
và chúng chủ yếu đến với các nước có thu nhập trung bình [122, tr. 78]. Số liệu
thống kê cũng cho thấy rằng mặc dù thu nhập bình quân đầu người trên thế giới tăng
2,5% hàng năm, trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, số người nghèo đói với
thu nhập dưới một đô la Mỹ một ngày tăng thêm khoảng 100 triệu người [121, tr.
17]. Như vậy, bản thân tự do hóa thương mại không giải quyết được vấn đề nghèo
đói mà còn có thể làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Đối với mỗi nền kinh
tế, tự do hóa thương mại có thể đem lại sự tăng trưởng và phát triển cho một vài
ngành kinh tế nhưng cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế
khác và có thể gây nên những vấn đề kinh tế xã hội nhất định như tình trạng mất
việc làm, giảm thu nhập của các ngành, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh quốc tế

kém. Một nghiên cứu của WTO trong năm 2003 cho thấy tại Hoa Kỳ, khi nhập khẩu
thép gia tăng, 45.000 công nhân trong ngành thép đã bị thất nghiệp tính từ năm 1997
và 30% năng lực sản xuất thép của nước này đã bị giảm tính từ năm 1998; tại


-14-

Mozambique, tự do hóa thương mại đối với sản phẩm hạt điều đã làm cho từ 8.500
đến 10.000 công nhân chế biến hạt điều bị thất nghiệp [124, tr. 26].
Thứ hai, sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu do kết quả của quá trình tự do hóa
thương mại làm cho các ngành sản xuất và dịch vụ có năng lực canh tranh thấp trong
đó có cả các ngành công nghiệp truyền thống ở các nước đang phát triển bị tác động
mạnh và có nguy cơ bị xóa bỏ. Trong khi xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
quốc gia xuất khẩu thì việc nhập khẩu quá ồ ạt do thiếu các biện pháp hạn chế hợp lý
sẽ có nguy cơ bóp chết sản xuất trong nước của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với
những ngành sản xuất non trẻ và cuối cùng dẫn đến sự phụ thuộc vào sản phẩm nhập
khẩu. Chuyển giao công nghệ nếu thực hiện không có chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng
quốc gia tiếp nhận công nghệ sẽ trở thành nơi tiêu thụ công nghệ cũ và lạc hậu của
các nước khác. Việc cho phép đầu tư nước ngoài một cách tự do và thiếu định
hướng về lĩnh vực và địa bàn có thể dẫn đến mất cân đối nền kinh tế. Điều này ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của những quốc gia đang và kém phát triển.
Thứ ba, tự do hóa thương mại làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước, đặc biệt là sự phụ thuộc của những nước nghèo, những nước đang phát triển
vào những nước giàu, những nước phát triển. Sự phụ thuộc này dẫn đến tình trạng
giảm bớt hoặc hạn chế khả năng hành động độc lập, tự chủ trong chính sách kinh tế
của những quốc gia bị phụ thuộc. Nền kinh tế và đến một mức độ nào đó là cả chế
độ chính trị của các quốc gia bị phụ thuộc sẽ có thể phải chịu ảnh hưởng của những
quyết định và sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và định đoạt của quốc gia đó. Sự phụ
thuộc càng lớn càng làm cho các nước đang phát triển dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự
bất ổn kinh tế của các nước khác [42, tr. 16]. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện

nay bắt đầu từ Hoa Kỳ và dưới sự xúc tác của toàn cầu hóa cũng đã lan rộng và tác
động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thứ tư, một thách thức không kém phần gay gắt nữa là tự do hóa thương mại
đang được điều hành một cách thiếu công bằng [122, tr. 9]. Trong thực tế, các luật lệ
chi phối quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu chủ yếu được thiết lập bởi WTO.
Trong khi đó, WTO là tổ chức quốc tế được vận hành trên cơ sở các quy định đạt
được do thương lượng của các quốc gia thành viên. Vì thế sự đồng thuận có được ở
tổ chức này là sự cân bằng về khả năng đàm phán và nhân nhượng lẫn nhau. Kết quả


-15-

là chính sách bảo hộ của các nước giàu và sức ép của họ buộc các nước đang và kém
phát triển phải tự do hóa hơn nữa để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các
nước công nghiệp phát triển. Điều này góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng về lợi
ích giữa các nước trên thế giới. Mặc dù các quyết định của WTO về thúc đẩy tiến
trình tự do hóa thương mại được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận, các quyết
định này trên thực tế được thông qua một cách không chính thức bởi các cuộc họp
kín giữa những thành viên lớn và áp đặt quyết định đó lên các thành viên còn lại của
tổ chức này, do các thành viên đang và kém phát triển bị đặt dưới nhiều áp lực để
không thể phản đối [97, tr.5].
B.Jordan, trong bài “Yes to Globalization, But Protect the Poor” đăng trên tạp
chí International Herald Tribune, ngày 21/12/2000, cho rằng “toàn cầu hóa không
bao giờ chỉ toàn đem lại lợi ích hay chỉ đem lại những điều có hại. Nó không phải là
một thế lực tự nhiên không thể dừng lại mà nó được định hình bởi những người đặt
ra luật lệ.”1 Thêm vào đó, J. Stiglitz lý luận rất thuyết phục rằng tự do hóa thương
mại có cái giá của nó, chính điều này đã cổ vũ cho việc duy trì các biện pháp hạn
chế thương mại [120, tr. 18]. Ông cho rằng mặc dù các lợi ích mà tự do hóa thương
mại đem lại vượt xa cái giá phải trả, điều đó không cho phép chúng ta bỏ qua cái giá
phải trả đó. Các quốc gia phát triển nhận thức được điều này và bằng chính sách

quốc gia của mình họ chú ý giải quyết chúng. Như vậy, chính sách kinh tế của mỗi
quốc gia phải được xây dựng trên cơ sở chấp nhận và ủng hộ xu thế tự do hóa
thương mại, bên cạnh đó chính sách này phải được thiết kế theo cách thức vẫn duy
trì được tính tự chủ và khả năng hành động độc lập để quản lý nền kinh tế trong
nước. Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế đặt các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển và các nước đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh
tế thị trường (như Việt Nam) trước áp lực cạnh tranh quốc tế. Thách thức đặt ra cho
các quốc gia này yêu cầu phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ chế quản lý nền
kinh tế. Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế như vậy là những cải cách rất lớn và đòi hỏi
phải có thời gian và cần nhiều biện pháp để thực hiện. Trong quá trình đó, việc vận
dụng được các biện pháp hạn chế thương mại được phép theo các cam kết quốc tế là
cách hành xử khôn ngoan và có hiệu quả để có thể tranh thủ thời gian, phát huy nội
Nguyên bản tiếng Anh: “Globalization is never entirely beneficial nor entirely harmful. It is not an
unstoppable force of nature, but is shaped by those who set the rules”. Xem [129, tr.15]

1


-16-

lực, đối phó với cạnh tranh từ bên ngoài, hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế
giới. Đối với các nước đang và chậm phát triển, tự do hóa từng bước và thực hiện có
lộ trình làm giảm bớt tác động bất lợi của sự điều chỉnh nền kinh tế, hạn chế những
tiêu cực nhất thời của tự do hóa thương mại như nạn thất nghiệp hay sự suy giảm
quá đột ngột của một số ngành kinh tế không có lợi thế cạnh tranh v.v. Tính hai mặt
của tự do hóa thương mại đã tạo cơ sở lý luận cho việc sử dụng các biện pháp có
tính chất hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế.
1.1.2 Hạn chế thương mại
1.1.2.1 Khái niệm hạn chế thương mại
Các lý thuyết của thương mại quốc tế chứng minh rằng thương mại tự do sẽ

thúc đẩy việc gia tăng sản lượng hàng hóa và thu nhập của toàn thế giới với hao phí
lao động không đổi [128, tr. 410]. Đồng thời, tự do hóa thương mại cũng giúp cho
các quốc gia tăng năng suất lao động và tăng cường việc tiêu thụ hàng hóa hơn so
với nền kinh tế tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng không thực tế nếu cho rằng tự do
hóa thương mại sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người mà không làm cho một bộ
phận nhất định của xã hội bị đặt vào tình trạng bất lợi hơn [109, tr. 303]. Do trình độ
phát triển về kinh tế của các quốc gia là khác nhau nên việc xóa bỏ biên giới các
quốc gia thông qua tự do hóa thương mại không phải là một việc làm đơn giản và có
thể thực hiện được ngay một lúc. Mặc dù thương mại tự do mang tính hai chiều, do
hạn chế về trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh mà tự do hóa thương mại thực
chất đôi khi chỉ mang lại lợi ích cho các nước lớn, các nước phát triển trong khi lại
có thể gây thiệt hại cho các nước nhỏ và nước có trình độ phát triển thấp. Thực tiễn
toàn cầu hóa kinh tế mà chủ yếu thông qua tự do hóa thương mại trong vài thập niên
gần đây cho thấy quá trình này đã có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia đang phát
triển có chính sách tốt, nhưng lại gây tác hại cho các quốc gia có chính sách tồi [66,
tr. 9]. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy không phải đối với tất cả các quốc gia, tự
do hóa thương mại luôn luôn đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong khi các
công trình nghiên cứu kinh tế đều cho rằng chính sách thương mại mở cửa có chọn
lọc (tức là vấn đề bảo hộ, nhập khẩu và xuất khẩu đều có sự chọn lựa cho phù hợp
với sự phát triển của quốc gia mình) sẽ đem lại kết quả khả quan hơn [55, tr. 38].
Điều này có nghĩa là, bên cạnh những quy định mang tính chất xúc tiến và thúc đẩy


-17-

tự do hóa thương mại, các nước cũng đều đưa ra những quy định có tính chất hạn
chế thương mại trong một chừng mực nhất định và ở một số giai đoạn nhất định. Và
chính những quy định mang tính hạn chế thương mại được sử dụng trong những
điều kiện nhất định, ở một mức độ nhất định và trong những giai đoạn nhất định lại
tạo động lực cho quá trình tự do hóa thương mại.

Khó có thể tìm thấy một định nghĩa bao quát cho thuật ngữ “hạn chế thương
mại (trade restriction)” trong thương mại quốc tế do xuất phát từ các mục tiêu khác
nhau mà cách giải thích về hạn chế thương mại cũng khác nhau. Theo Cơ quan
thông tin Hoa Kỳ (United State Information Agency - USIA), hạn chế thương mại là
“sự phân biệt đối xử thương mại được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu của một số
quốc gia nhất định nhưng lại không áp dụng cho hàng hóa tương tự của các quốc gia
khác”2. Theo từ điển Wikipedia, “hạn chế thương mại được coi là một sự hạn chế
nhân tạo áp đặt cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia. Đó là kết quả của
chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước”3.
Các quan điểm nói trên đều coi hạn chế thương mại là các biện pháp chỉ áp
dụng đối với thương mại hàng hóa, và về bản chất các biện pháp đó là có tính chất
phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu, có thể là sự phân biệt đối xử đối với
hàng hóa tương tự của quốc gia khác (theo định nghĩa của USIA), hay là sự phân
biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa trong nước (như định nghĩa
của Wikipedia).
Hạn chế thương mại với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Luận án này có
nghĩa rộng hơn, đó là những quy định pháp luật của một quốc gia có tính chất
phân biệt đối xử và/hoặc việc thực thi các qui định đó mang lại hậu quả phân biệt
đối xử đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài so với hàng hóa và dịch vụ trong
nước nhằm mục đích hạn chế sự tham gia thị trường trong nước của hàng hóa,
dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Nguyên bản tiếng Anh “Commercial discrimination that applies to the exports of certain countries but not to
similar goods from other countries”. [152]
3 Nguyên bản tiếng Anh “A trade restriction is an artificial restriction on the trade of goods between two
countries. It is the result of protectionism.” [150].
2


-18-


Hạn chế thương mại theo cách tiếp cận này được thể hiện thông qua các biện
pháp hạn chế thương mại cụ thể sẽ được phân tích trong Chương II và Chương III
của Luận án này.
1.1.2.2 Dấu hiệu của hạn chế thương mại
Hạn chế thương mại được nghiên cứu trong Luận án này là hạn chế thương
mại trong thương mại quốc tế. Với tư cách là đối tượng nghiên cứu và phù hợp với
phạm vi nghiên cứu của Luận án này, hạn chế thương mại có những đặc trưng sau
đây:
Thứ nhất, hạn chế thương mại thể hiện thông qua các biện pháp có tính chất
hoặc mang lại hệ quả phân biệt đối xử với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu so với hàng
hóa, dịch vụ được sản xuất và cung cấp bởi pháp nhân và thể nhân trong nước. Như
vậy, hạn chế thương mại thường được biểu hiện cụ thể bằng các rào cản thương mại
(trade barriers) ngăn cản dòng chảy tự nhiên của thương mại từ bên ngoài vào thị
trường nội địa. Đặc điểm này giúp phân biệt các biện pháp hạn chế thương mại được
nghiên cứu trong luận án này với các biện pháp khác nhằm hạn chế kinh doanh đối
với một số ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế nội địa như hạn chế cấp phép kinh
doanh karaoke tại nơi có mật độ dân cư đông, quy định hạn chế loại hình doanh
nghiệp được kinh doanh một số ngành, nghề nhất định như kinh doanh xổ số…
Thứ hai, hạn chế thương mại có thể là kết quả của việc áp dụng những quy
định pháp luật có chủ ý của quốc gia nhập khẩu (pháp luật trong nước) hoặc việc
thực thi chúng (thực tế áp dụng pháp luật) mang lại hệ quả hạn chế việc tiếp cận thị
trường trong nước của hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Thực tế nghiên cứu cho thấy
rằng các quy định pháp luật mang tính chất hạn chế thương mại đối với hàng hóa và
dịch vụ từ nước ngoài một cách trực tiếp ngày càng giảm xuống về số lượng do kết
quả của quá trình tự do hóa thương mại quốc tế. Trong khi đó, hạn chế thương mại
là kết quả của việc thực thi các quy định pháp luật hoặc do chưa có các quy định của
pháp luật điều chỉnh lại ngày càng được các nước sử dụng một cách phổ biến hoặc
tinh vi hơn.
Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế hiện nay, hầu hết các quốc gia

đều tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế ủng hộ và thúc đẩy quá trình tự do hóa


×