Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp luật hiện hành và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.65 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................................................1
I. Cơ sở lí luận........................................................................................................................................1
1. Khái niệm đầu tư:.................................................................................................................1
2. Khái niệm bảo đảm đầu tư...................................................................................................1
3. Đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư..............................................................................2
4. Vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư...........................................................................2
II. Quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp bảo đảm đầu tư và một số ví dụ về vi êc
thưc hiên các biên pháp bảo đảm đầu tư ở Viêt Nam.....................................................................3
1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản.............................................................................................3
2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh:...............................................................................4
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.....................................5
4. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng....................................................6
5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật......................................7
6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh...................................................8
III. Đánh giá quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư và một số kiến nghị:.......................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................10


MỞ ĐẦU
Đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào,
dù phát triển hay đang phát triển. Nhà nước ln tìm mọi cách
để thu hút, duy trì và phát triển tốt mơi trường đầu tư của mình.
Để làm tốt điều đó, một trong những phương pháp được đưa ra
là hàng loạt các chính sách để đảm bảo đầu tư, nhằm tạo uy
tín, sự tin tưởng cũng như tạo ra một môi trường đầu tư thật sự
có tiềm lực, thu hút tối đa các dự án đầu tư vào nước mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em xin phép chọn đề bài
“Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp


luật hiện hành và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo
đảm đầu tư ở Việt Nam”.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm đầu tư:
Theo Từ điển Tiếng Việt, đầu tư được hiểu là “bỏ nhân lực,
vật lực, tài lực vào việc gì, trên cơ sở tính hiệu quả kinh tế, xã
hội”.
Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện
hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo
hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”

Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện
hoạt động kinh doanh.”

Từ đó, có thể hiểu đầu tư kinh doanh là những hoạt động
do nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận.
2. Khái niệm bảo đảm đầu tư
Theo Từ điển Luật học, bảo đảm đầu tư là “những cam kết
của Nhà nước nhằm tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý đối với tài
1


sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của nhà đầu tư khi họ tiến hành đầu tư tại Việt Nam”.
Luật đầu tư hiện hành chưa đưa ra khái niệm cụ thể về

bảo đảm đầu tư. Dưới góc độ khoa học pháp lí, có thể hiểu các
biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu
tư với mục đích kinh doanh. Như vậy, bản chất các biện pháp
bảo đảm đầu tư chính là sự cam kết của Nhà nước với mọi nhà
đầu tư nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
3. Đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư
Bảo đảm đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong
các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích
chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt
động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm
đầu tư có các đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm đầu tư là các quy định
của Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Các
quy định này là cơ sở pháp lí cho các chủ thể trong quá trình
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình
đầu tư.
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đầu tư là cam kết của Nhà
nước với các nhà đầu tư. Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền
thực hiện việc đảm bảo quyền, lợi ích cho các nhà đầu tư khi họ
thực hiện hoạt động đầu tư. Việc thực hiện đúng, đủ các biện
pháp bảo đảm đầu tư là trách nhiệm, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ ba, các biện pháp bảo đảm đầu tư nhằm mục đích bảo
vệ các quyền và lợi ích của các nhà đầu tư khi mơi trường đầu
tư có những biến đổi nhất định, đặc biệt là chính sách của Nhà
nước về vấn đề đầu tư. Từ đó giúp tạo niềm tin của các nhà đầu
tư và thu hút đầu tư.

2



Thứ tư, các biện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng với
mọi nhà đầu tư. Không như ưu đãi đầu tư hay hỗ trợ phát triển
đầu tư chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể. Do
bản chất là sự cam kết của nhà nước nên các biện pháp bảo
đảm đầu tư được áp dụng cho mọi nhà đầu tư không kể ngành
nghề, quy mô hay quốc tịch của nhà đầu tư.
4. Vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư
Các biện pháp bảo đảm đầu tư đóng vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho nhà đầu tư để họ có thể an tâm trong suốt quá trình
đầu tư. Đầu tư là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó,
biện pháp bảo đảm đầu tư sẽ là sự cam kết về mặt pháp lí để
bảo đảm những rủi ro ở mức tối thiểu nhất. Ngoài ra, các biện
pháp bảo đảm đầu tư sẽ giúp nhà nước có sự quản lí thống
nhất. Việc ban hành các quy định chung về các biện pháp bảo
đảm đầu tư có ý nghĩa là khung pháp lí cho việc quản lí hoạt
động đầu tư tại từng địa phương.
II. Quy định của pháp luật hiên hành về các biên pháp
bảo đảm đầu tư và một số ví dụ về viêc thực hiên các
biên pháp bảo đảm đầu tư ở Viêt Nam
Theo Luật Đầu tư 2014 thì các biện pháp bảo đảm đầu tư
(được quy định từ Điều 9 đến Điều 14) bao gồm 6 biện pháp:
Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động kinh doanh;
Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngồi ra nước
ngồi; Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng;
Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh. Các biện
pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu

tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam.
1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:

3


“Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà
ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.”

Điều 9 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư khơng bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch
thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc
phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phịng, chống
thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của
pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp
luật có liên quan.”

Khi đầu tư, nhà đầu tư ln có một khối tài sản hợp pháp. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật đầu tư 2014, số tài sản này
khơng bị quốc hữu hóa (đưa các tài sản từ sở hữu tư nhân thành
sở hữu Nhà nước) hay bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Quy định này chính là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp 2013,
theo đó quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được bảo hộ.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 nếu Nhà nước trưng mua,
trưng dụng tài sản vì lý do quốc phịng hoặc vì lợi ích quốc gia,
tình trạng khẩn cấp, phịng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được
thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy,

nhà đầu tư có thể yên tâm sẽ khơng bị trưng thu (đây là quy
định đã có từ Luật Đầu tư 2005, 2014 và tiếp tục có trong Luật
Đầu tư 2020), chỉ có thể bị trưng mua, trưng dụng nhưng sau
đó sẽ được bồi thường.
Có thể thấy, đây là một quy định phù hợp với thông lệ quốc tế.
Với nội dung chính là lời cam kết thỏa đáng đối với nhà đầu tư
về việc khơng quốc hữu hóa, không tịch thu vốn đầu tư và tài
sản hợp pháp của họ bằng biện pháp hành chính, Chính phủ đã
tạo lập được lòng tin cho nhà đầu tư về quyền sở hữu chính
đáng của họ đối với khối tài sản đưa vào hoạt động đầu tư.
2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh:
Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định:
4


“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm.”

Điều 10 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu
sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong
nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số
lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng
trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và
giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất
khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên
cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc
nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại
hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ
quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng
khác.”

a. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận chính thức trong
Hiến pháp năm 1992, tại Điều 57 “Cơng dân có qùn tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Điều 33 Hiến pháp
2013 đã một lần nữa khẳng định lại nguyên tắc này: “Mọi người
có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật khơng cấm”. Mặc dù cịn là hạn chế ở phạm vi quyền tự do
5


kinh doanh do đây chỉ là quyền tự do trong phạm vi đóng (kinh
doanh các ngành nghề pháp luật khơng cấm), đây vẫn được coi
là một bước tiến lớn so với pháp luật thời kỳ trước đó. Luật đầu
tư 2014 cũng được xây dựng với các tiếp cận về quyền tự do
kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp
phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở

rộng quyền tự quyết của doanh nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư có
quyền chủ động lựa chọn theo ý chí của mình và phù hợp với
những quy định pháp luật.
b. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư kinh doanh
Đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư là việc các nhà đầu
tư cùng phải được hưởng các quyền như nhau và cùng thực
hiện các nghĩa vụ như nhau đối với nhà nước trong cùng một
hoàn cảnh, điều kiện giống nhau.
Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, trong các hiệp định
song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên,
nguyên tắc đối xử bình đẳng được thể hiện thơng qua hai
nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đối xử huệ quốc (Most
favoured Nation) và nguyên tắc đối xử quốc gia (National
Treatment). Đây cũng là hai nguyên tắc nền tảng của pháp luật
thương mại của WTO. Việc tôn trọng và thực thi hai nguyên tắc
này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ được đảm bảo rằng
quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ khơng dành cho quốc
gia khác chế độ thương mãi ưu đãi hơn.
Từ đó, nguyên tắc này được luật hóa vào Luật Đầu tư
2014, cụ thể ở khoản 4, khoản 5 Điều 5 Luật Đầu tư 2014. Các
nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tiến hành hoạt động đầu tư
tại Việt Nam đều được đối xử một cách bình đẳng trước pháp
luật. Họ đều được hưởng các quyền lợi và phải gánh chịu các
nghĩa vụ pháp lí mà khơng có sự phân biệt bởi lí do chính trị,
kinh tế, văn hóa,… hay bất kì một lí do nào khác (trừ trường

6


hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ thực

hiện theo cam kết được ghi nhận tại điều ước quốc tế đó).
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra
nước ngoài
Điều 11 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước
ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”

Nhu cầu chuyển tài sản ra nước ngoài của nhà đầu tư nước
ngoài là một nhu cầu tất yếu. Theo đó, sau khi thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư được
chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập hợp pháp. Việc
chuyển thu nhập ra nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc
tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương
mại mà nhà đầu tư lựa chọn.
Chế định này hướng tới một bộ phận riêng, đó là các nhà
đầu tư nước ngoài. Đây là chế định phù hợp với thông lệ quốc
tế, liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực của các nhà đầu
tư nước ngoài, phù hợp với nguyện vọng của họ khi đầu tư vào
Việt Nam. Ngồi ra cịn góp phần thực hiện có hiệu quả biện
pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các nhà đầu
tư.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc này cũng có những
hạn chế nhất định. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
nước ngoài tự do chuyển tiền ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc
gia, nếu không thắt chặt quy định về chuyển tài sản của nhà
đầu tư nước ngoài, nguyên tắc này rất dễ bị lạm dụng để

chuyển những khoản tiền không hợp pháp ra nước ngoài, vượt

7


khỏi sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước dưới hình thức
lợi nhuận đầu tư.
4. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan
trọng
Theo Điều 12 Luật Đầu tư 2014:
“1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp
đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước
tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo đó, những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ và Những
dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác sẽ được Thủ
tướng chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện
hợp đồng. Những chương trình, dự án đầu tư được Chính phủ
xem xét cấp bảo lãnh thường là dự án quan trọng quốc gia do
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư công,
thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư
theo Luật đầu tư, các dự án đặc biệt do Chính phủ quyết định
(Danh mục các chương trình, dự án được ưu tiên xem xét cấp
bảo lãnh Chính phủ- Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg).
Bảo lãnh chính phủ là hình thức bảo lãnh có tính pháp lý
cao nhất tại Việt Nam. Cam kết bảo lãnh chính phủ được thực

hiện dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc văn
bản bảo lãnh. Do đó, khi được Chính phủ bảo lãnh thì nhà đầu
tư nhận được rất nhiều ưu đãi và thuận lợi trong việc triển khai
dự án đầu tư. Vì thế biện pháp này nhằm thu hút các nhà đầu
tư thực hiện các dự án liên quan đến lợi ích cơng cộng, phát
triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2020 đã bỏ nội dung
bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng để
tránh lặp lại quy định khi Luật Quản lý nợ công đã quy định chi
tiết bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng.
8


5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi
pháp luật
Điều 13 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư
được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho
thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu
tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời
gian hưởng ưu đãi cịn lại của dự án.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay
đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ
môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo
quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bàng một hoặc
một số biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà
đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.”

Mặc dù có sự ổn định trong một khoảng thời gian nhất
định nhưng dưới sự vận động không ngừng của đời sống xã hội,
các chính sách pháp luật địi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp. Thông thường, các văn bản pháp luật và chính sách ưu đãi
của pháp luật Việt Nam trung bình thường tồn tại từ 5 đến 10
năm trước khi bị thay thế. Trong khi đó, một dự án đầu tư dài
hơi có thể kéo dài tới 30 năm. Do đó, biện pháp này là một biện
pháp nhằm đảm bảo các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư ít bị
biến động khi có sự thay đổi của pháp luật.

9


Việc bổ sung quy định này cũng đảm bảo Việt Nam thực
hiện đầy đủ cam kết của WTO về việc khơng hồi tố các điều
kiện đầu tư. Bên cạnh đó, biện pháp này cịn thể hiện sự thiện
chí và mong muốn của nhà nước ta trong việc thu hút vốn đầu
tư trong nước và nước ngoài.
6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh
doanh
Theo Điều 14 Luật Đầu tư 2014:
“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
được giải quyết thông qua thương lượng, hịa giải. Trường hợp khơng

thương lượng, hịa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài
hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt
động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thơng qua
Trọng tài Việt Nam hoặc Tịa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu
tư nước ngồi hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật
này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi với cơ quan nhà nước có thẩm
qùn liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tịa án Việt Nam, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Theo như quy định, trong mọi trường hợp chính sách và
pháp luật của nhà nước có sự thay đổi thì quyền lợi tối đa của
các nhà đầu tư đều được bảo đảm. Nhà nước đã nhận phần bất
10


lợi về mình để giao cho nhà đầu tư quyền quyết định lựa chọn
hướng giải quyết sao cho thỏa đáng với nguyện vọng và lợi ích

hợp pháp của họ. Đây là một chế định thể hiện sự ưu đãi và
mềm mỏng của nước ta đối với nhà đầu tư thông qua việc luôn
giành cho họ quyền lợi tối đa.
III. Đánh giá quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư và
một số kiến nghị:
Những quy định về bảo đảm đầu tư theo Luật đầu tư hiện
hành được các nhà đầu tư đánh giá về cơ bản là phù hợp với
thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế về đầu tư mà
Việt Nam tham gia. Sự thay đổi một cách linh hoạt và đúng đắn
của các biện pháp bảo đảm đầu tư sẽ đồng nghĩa với ciệc cải
tạo mơi trường đầu tư một cách tích cực hơn. Điều này còn cho
thấy nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ
thống các biện pháp bảo đảm đầu tư. Tuy vậy, danh mục
nghành nghề cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện vẫn
cịn khá nhiều điểm chưa tương thích các nguyên tắc tại các
Hiệp định như TPP, FTA. Cạnh đó, pháp luật về bảo đảm quyền
chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài đã khá hoàn
chỉnh, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết. Tuy nhiên, để hồn thiện hơn nữa thì cần quy
định thêm một số quyền hạn cho Chính phủ có quyền ngăn cản
một khoản chuyển tiền thơng qua việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn tạm thời để tránh việc các đối tượng xấu lợi dụng để
chuyển tiền trái phép.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy rằng, các biện pháp bảo đảm đầu tư góp
phần tạo nên sự bình ổn trong môi trường đầu tư tại nước ta.
Đây là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối
với các nhà đầu tư và dự án của họ, giúp thu hút vốn đầu tư cả
trong lẫn ngoài nước. Với việc xây dựng một hành lang pháp lí


11


vững chắc, Việt Nam sẽ tạo được niềm tin đáng kể cho các nhà
đầu tư cũng như cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư trong nước.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 2013;
2. Luật Đầu tư 2014;
3. Luật Đầu tư 2020;
Văn bản khác
1. Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2016), Bảo đảm quyền tự do kinh
doanh trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư
2014, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
2. Kiều Thị Thùy Linh (2009), Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư của Việt Nam
theo quy định của WTO, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), Các biện pháp bảo đảm,
ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

13




×