Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.72 KB, 9 trang )

Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã
hội chủ nghĩa,của dân,do dân,vì dân.Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về
nhân dân.Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là
Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp,trong đó HĐND được xác định là
cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương và có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
Ủy ban nhân dân(UBND) -cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tạo thành
một thể thống nhất.Vậy theo pháp luật hiện hành thì mối quan hệ đó được quy định
như thế nào?Dưới đây là phần tìm hiểu của em về đề tài: “Phân tích mối quan hệ
giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành”Bài
viết không tránh khỏi những sai sót.Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và
các bạn để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
1.Khái quát chung về HĐND và UBND theo pháp luật hiện hành
Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân có quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở
địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan Nhà nước cấp trên.”
Như vậy vị trí tính chất của HĐND được quy định là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương: HĐND sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương
mình và HĐND là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương: do nhân dân bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín, HĐND đại diện và phản ánh ý chí, tâm tư, nguyện vọng của cử tri mà mình đại
diện, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, HĐND chịu sự giám sát của nhân dân và chịu
trách nhiệm trước nhân dân.
Theo đó HĐND có những chức năng cơ bản sau: Thứ nhất Quyết định những
chủ trương, biện pháp quan trọng tại địa phương như kinh tế,xã hội,quốc phòng an
ninh….Thứ 2 Đảm bảo việc thi hành các chủ trương, chính sách, văn bản, quyết
định của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương; Thứ 3 Thực hiện quyền giám sát
1
đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết


của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa
phương.
Về cơ cấu tổ chức HĐND được tổ chức ở 3 cấp tỉnh,huyện, xã. Ở cả ba cấp
tỉnh, huyện, xã HĐND đều thành lập Thường trực hội đồng nhân dân. Các ban của
HĐND được thành lập ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp huyện. Hội đồng nhân dân xã
không thành lập ban.
HĐND hoạt động dưới các hình thức: Các kỳ họp của HĐND; Hoạt động của
Đại biểu HĐND;Hoạt động của các ban thuộc HĐND;Hoạt động của Thường trực
HĐND.
Song song với sự tồn tại của HĐND là UBND –cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương đồng thời là cơ quan chấp hành của HĐND. Điều 123 Hiến pháp năm
1992 và Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy
định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,... chịu trách nhiệm chấp
hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghi quyết
của Hội đồng nhân dân cùng cấp...”.
Qua đó có thể thấy được UBND có vị trí, tính chất như sau: UBND được xác định là
cơ quan chấp hành của HDND: Vì UBND do HĐND cùng cấp bầu ra nên UBND
chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của
HĐND và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp.Thứ 2 UBND
được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND là cơ quan
thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của HĐND
cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.Đó cũng được coi là
hoạt động chủ yếu chức năng quan trọng nhất của UBND.
2
Cơ cấu tổ chức của UBND được quy định tại chương IX Hiến pháp năm 1992
(Từ điều 123 đến điều 125) và được cụ thể hóa tại điều 119 Mục 4 Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003. Theo Điều 119 Luật tổ chức HĐND và UBND thì:
“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ

tịch và Uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành
viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân
dân”.
Về hình thức hoạt động UBND có 3 hình thức hoạt động chủ yếu, đó là: Thông
qua phiên họp của UBND; Thông qua hoạt động của chủ tịch UBND; Thông qua
hoạt động của các ủy viên UBND và các thủ trưởng các ủy ban chuyên môn của
UBND.
2.Mối quan hệ giữa HĐND và UBND theo pháp luật hiện hành
2.1. Khái quát mối quan hệ giữa HĐND và UBND
Trong nhà nước tư sản 1 trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy
nhà nước là nguyên tắc phân chia quyền lực.Theo đó quyền lập pháp,hành pháp,tư
pháp được phân chia cho 3 hệ thống cơ quan: nghị viện,chính phủ,tòa án.Các cơ
quan này độc lập với nhau.Nhưng trong bộ máy nhà xã hội chủ nghĩa được tổ chức
theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất vì thế có sự phân công phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Đó cũng là lí do có mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐND và UBND-
cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Mối quan hệ giữa HĐND và UBND đã được hình thành, phát triển và hoàn
thiện qua từng bản hiến pháp.Trong đó quan hệ giữa HĐND và UBND được hình
thành trong các lĩnh vực về tổ chức,quá trình hình thành,trong các hoạt động giám
sát,quyết định và thi hành các vấn đề quan trọng ở địa phương.Qua đó thấy được sự
vận hành nhịp nhàng, đồng bộ của bộ máy nhà nước trong quá trình thực thi quyền
lực mà nhân dân trao cho nhà nước.
2.2. Mối quan hệ giữa HĐND và UBND theo pháp luật hiện hành
3
2.2.1. trong cách thức tổ chức
HĐND và UBND đều được tổ chức ở 3 cấp tỉnh,huyện xã. HĐND là cơ quan
đại diện quyền lực Nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ – được coi là một
bộ phận hợp thành quyền lực Nhà nước chung của toàn quốc. UBND cũng không
phải là một cơ quan hành chính của cấp trên đặt ra ở địa phương mà là một cơ quan

trực thuộc HĐND với nhiệm vụ chính là “chấp hành” HĐND, đồng thời được giao
thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Vậy cả hai cơ
quan này đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có chức năng
quản lý địa phương theo quy định của pháp luật.
theo Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND thì HĐND và UBND được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. HĐND và UBND thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa... Như vậy mối quan hệ giữa HĐND và UBND là quan hệ giữa các cơ
quan nhà nước ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc
chung nhằm đạt được những mục tiêu thống nhất đặt ra trước nhà nước.
2.2.2. Trong cách thức thành lập
Điêu 119 luật tổ chức HĐND và UBND quy định HĐND sẽ bầu ra UBND cùng cấp
của mình gồm có các chức vụ sau: Chủ tịch, phó Chủ tịch và Ủy viên theo hình thức
bỏ phiếu kín. Chủ tịch UBND được bầu ra trong số đại biểu HĐND theo sự giới
thiệu của Chủ tịch HĐND, các thành viên khác của UBND được bầu ra theo sự giới
thiệu của Chủ tịch UBND và không nhất thiết phải là đại biểu HĐND.Tuy nhiên kết
quả bầu cử các thành viên của UBND phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp
phê chuẩn (Đối với cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thì kết quả đó sẽ
được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). Trong nhiệm kỳ nếu khuyết Chủ tịch UBND
thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND
bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ không nhất thiết
là đại biểu HĐND.
4
Cùng với thẩm quyền thành lập ra UBND thì HĐND cũng có quyền miễn
nhiệm,bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND căn cứ
vào kết quả giám sát.(điều 64 luật tổ chức HĐND và UBND) đồng thời HĐND có
quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong UBND (Theo Khoản 5 Điều
58 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003).
Nhiệm kỳ hoạt động của Ủy ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân

dân cùng cấp (Theo Điều 6 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân).
2.2.3. trong các hoạt động
Chính vì mối quan hệ đặc biệt của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
trong cách thức thành lập nên hoạt động của hai cơ quan này cũng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, thể hiện như sau:
HĐND có quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cùng cấp(điều 1 luật tổ
chức HĐND và UBND). HĐND giám sát thông qua các hoạt đông như xem xét trả
lời chất vấn của chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND; xem xét báo
cáo công tác, các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.Thành lập đoàn
giám sát và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu ra.
(điều 58 luật tổ chức HĐND và UBND).Các hình thức giám sát của HĐND:
Thứ nhất là thông qua kì họp HĐND.Trong đó HĐND xem xét, thảo luận báo
cáo công tác của UBND.
Thứ 2 là thông qua giám sát của thường trực HĐND.Thường trực HĐND đôn
đốc, kiểm tra thực các nghị quyết của HĐND,xem xét và trình HĐND khi phát hiện
có văn bản quy phạm pháp luật của UBND trái với pháp luật.
Thứ 3 là thông qua giám sát của các ban HĐND.Theo đó các ban của HĐND
xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, tổ chức phiên họp
thẩm tra báo cáo của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
Thứ 4 thông qua giám sát của đại biểu HĐND.Theo đó đại biểu HĐND có
quyền chất vấn chủ tịch và các thành viên khác của UBND.Người bị chất vấn phải
trả lời những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn(điều 41 luật tổ chức HĐND và
5

×