Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.93 KB, 10 trang )

Mục lục
A.Đặt vấn đề……………………………………………………..1
B.Giải quyết vấn đề
I.Vị trí,tính chất,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
1.Vị trí,tính chất của Hội đồng nhân dân……………………………...1
2.Chức năng.nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng nhân dân…………...1
3.Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
a.Cơ cấu tổ chức…………………………………………………….2
b.Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân………................3
II.Vị trí,tính chất,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
1.Vị trí,tính chất của Ủy ban nhân dân………………………………..3
2.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân……………...4
3.Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
a.Cơ cấu tổ chức…………………………………………………….4
b.Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân…………………...5
III.Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo
quy định của pháp luật hiện hành
1.Trong cách thức tổ chức …………………………………………….1
2.Trong cách thức thành lập…………………………………………...6
3.Trong hoạt động……………………………………………………..6
C.Kết thúc vấn đề………………………………………………...8
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương,Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân là một mắt xích quan trọng,bởi lẽ đây là
những cơ quan trực tiếp tiếp xúc hằng ngày,hàng giờ với nhân dân,trực tiếp
liên quan tới việc đáp ứng nhu cầu,nguyện vọng và lợi ích của nhân dân
song cũng có thể trực tiếp xâm hại tới quyền,tự do và lợi ích của nhân dân
nếu như những cơ quan này vi phạm pháp luật trong khi thực hiện chức
năng,thẩm quyền của mình.Hai cơ quan này có mối quan hệ mật thiết với


nhau,vậy theo pháp luật hiện hành thì biểu hiện,tính chất,...của mối quan hệ
đó như thế nào?Và dưới đây là phần tìm hiểu của em về đề tài: “Phân tích
mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo
pháp luật hiện hành”.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Vị trí,tính chất,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu tổ chức và các
tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
1.Vị trí,tính chất của Hội đồng nhân dân
Điều 119 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân có quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ
của nhân dân,do nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.
Qua đó có thể thấy được Hội đồng nhân dan co vị trí,tính chất như sau:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương:Hội
đồng nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước
trong phạm vi địa phương mình.
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương:Hội
đồng nhân dân bầu,miễn nhiệm,bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông,bình
đẳng,trực tiếp và bỏ phiếu kín.Hội đồng nhân dân trong Nhà nước ta là cơ
quan gần gũi dân nhất nên có thể hiểu rõ tâm tư,nguyện vọng và yêu cầu của
nhân dân,nắm vững đặc điểm địa phương.Hội đồng nhân dân còn là một tổ
chức mang tính chất quần chúng,bao gồm nhiều đại biểu của mọi tầng lớp
nhân dân,dân tộc,tôn giáo…
2.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng nhân dân
2
Về chức năng của Hội đồng nhân dân,căn cứ vào những quy định của
Luật Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003,có thể thấy Hội đồng nhân dân có 3 chức năng cơ bản nhất là:
Thứ nhất,ngoài quyền quyết định những chủ trương,biện pháp quan

trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,xây dựng và phát triển địa
phương về mọi mặt,không ngừng cải thiện đời sống cho nhân dân địa
phương,làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước như trước
đây,Hội đồng nhân dân có thêm quyền quyết định dự toán thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn;dự toán thu chi ngân sách địa phương và phân bổ dự
toán ngân sách cấp mình,phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;quyết
định các chủ trương,biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa
phương;điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần
thiết;giám sát việc thự hiện ngân sách đã được hội đồng nhân dân quyết
định;quyết định việc phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân
sách ở địa phương;quyết định thu phí,lệ phí và các khoản đóng góp của nhân
dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.
Thứ hai,trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương,ngoài những
nhiệm vụ quyền hạn như trước đây,Hội đồng nhân dân còn có thêm quyền
bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu,Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa
phương phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng ngân sách của địa
phương;thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình
cấp có thẩm quyền quyết định…
Thứ 3,thực hiện các quyền giám sát đối với các hoạt động của Thường
trực hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân,Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp,giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà
nước,tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân và của công
dân ở các địa phương,giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân.
Và các chức năng này đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân đầu năm 2003(Các Điều 11,12,13,14,15,16,17 – đối với Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh;các Điều 19,20,21,22,23,24,25 – đối với Hội đồng nhân
dân cấp huyện;các Điều 29,30,31,32,33,34 – đối với Hội đồng nhân dân cấp

xã).
3.Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
a.Cơ cấu tổ chức
Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau thì tổ chức khác nhau.Ở cả ba
cấp tỉnh,huyện,xã Hội đồng nhân dân đều thành lập Thường trực hội đồng
nhân dân.Các ban của Hội đồng nhân dân được thành lập ở hai cấp là cấp
3
tỉnh và cấp huyện(số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định.Thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không
thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp;Trưởng ban của
Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,Chánh án Tòa
án nhân dân cùng cấp) còn Hội đồng nhân dân xã không thành lập ban.
b.Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
Để thực hiên nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy
định,Hội đồng nhân dân có các hình thức hoạt động sau:
Các kì họp của Hội đồng nhân dân:Các kì họp chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân,vì đó là hình thức hoạt
động chủ yếu và quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân.
Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân:Thường trực hội đồng
nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân,hoạt động của Tòa án nhân dân,Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp;giám sát cơ quan Nhà nước,tổ chức kinh tế,tổ
chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến
pháp,luật,các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân:là một cơ quan của
Hội đồng nhân dân,do Hội đồng nhân dân thành lập,các ban của Hội đồng
nhân dân sẽ giúp Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình trên các
lĩnh vực khác nhau.

Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân:Hoạt động của đại biểu Hội
đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện các chủ
trương,công tác của Hội đồng nhân dân.Đại biểu Hội đồng nhân dân không
chỉ hoạt động hạn chế trong các kì họp,trong các cơ quan thường trực Hội
đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân mà còn có những nhiệm
vụ và quyền hạn với tư cách là đại biểu của nhân dân địa phương.
II.Vị trí,tính chất,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
1.Vị trí,tính chất của Ủy ban nhân dân
Điều 23 Hiến pháp 1992 và Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân
dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,cơ quan hành chính
Nhà nước ở địa phương…chịu chấp hành Hiến pháp,luật,các văn bản của
các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp…”
Qua đó,có thể thấy được Ủy ban nhân dân có vị trí,tính chất như sau:
4
Ủy ban nhân dân được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân vì Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra nên Ủy ban
nhân dân chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai tổ chức thực hiện
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chịu trách nhiệm báo cáo công tác
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Ủy ban nhân dân được xác định là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa
phương:Ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính
Nhà nước,chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như
các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên.
2.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân
Về chức năng:Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lí
Nhà nước,vì quản lí Nhà nước là hoạt động chủ yếu,bao trùm lên toàn bộ
hoạt động của Ủy ban nhân dân.Như vậy,chức năng của Ủy ban nhân dân

giống Chính phủ.Tuy nhiên,khác với Chính phủ ở phạm vi và hiệu lực.
Về nhiệm vụ,quyền hạn:Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân
được quy định tại Điều 123,124,125 Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể
hóa trong chương IV Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
năm 2003.Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm
trong các lĩnh vực:kinh tế;nông – lâm – ngư nghiệp.thủy lợi và đât đai;công
nghiệp,tiểu thủ công nghiệp;giao thông vận tải;xây dựng,quản lí và phát
triển đô thị;thương mại,du lịch và dịch vụ;giáo dục và đào tạo;văn hóa,thông
tin,thể dục thể thao,y tế và xã hội;khoa học công nghệ tài nguyên và môi
trường;quốc phòng,an ninh trật tự,an toàn xã hội;dân tộc và tôn giáo;thi hành
pháp luật;….
3.Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
a.Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân được quy định tại chương IX
Hiến pháp 1992( từ điều 123 đến điều 125) và được cụ thể hóa tại điều 119
Mục 4 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.Theo
điều 119 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì: “Ủy ban
nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch,Phó Chủ
tịch và Ủy viên.Chủ tịch Ủy ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân
dân.Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là đại
biểu Hội đồng nhân dân”.Và theo quy định tại Điều 122 Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: “Số lượng thành viên của Ủy ban nhân
dân các cấp được quy định như sau:
1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên;Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
có không quá mười ba thành viên;
2.Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên.
5

×