Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tài liệu Bạo lực học đường-THCS Quang Trung, Tân phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.76 KB, 26 trang )

1
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
XỬ LÍ CỦA NHÀ TRƯỜNG
GV thực hiện: Trần Thị Vân Anh
2

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
NGĂN CHẶN XỬ LÍ CỦA NHÀ TRƯỜNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
NGĂN CHẶN XỬ LÍ CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, một vấn đề được mọi quốc gia quan tâm, đó là đào tạo và
cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có
phẩm chất và những kĩ năng sống vững vàng.
Một điều đáng tự hào là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã bắt kịp nhịp
sống hối hả của nền kinh tế tri thức và tự trang bị cho mình vốn kiến
thức, vốn sống để đáp ứng yêu cầu xã hội.
Với đề tài này, Trường THCS Quang Trung qua thực tế giáo dục của
trường và những vấn đề của địa phương, xin góp một tiếng nói vào công
việc chung trong cuộc chiến ngăn chặn Bạo lực học đường.

Tuy nhiên, một vấn đề nóng đang ngày một gia tăng, gây hoang
mang, bất bình trong dư luận xã hội, đó là BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
3
Một số hình
ảnh về bạo lực
học đường
4
5
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP


CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của
toàn xã hội.
- Ngoài sự hợp tác của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của PHHS
còn có sự đồng thuận của tập thể GV – CBCNV nhà trường.
2. Khó khăn:
- Hiện tượng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt
là giữa các nữ sinh.
- Tại trường THCS Quang Trung, hiện tượng học sinh đánh nhau khá
phổ biến, lí do dẫn đến hiện tượng này là: học sinh đánh nhau, phụ
huynh đến lớp đánh học sinh đã gây mâu thuẫn với con mình, phụ
huynh đến trường gây sự với giáo viên…đã ảnh hưởng đến không khí
học tập của trường.
6
1. BIỂU HIỆN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. NHỮNG CÁCH NHÌN NHẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
- Học sinh tổ chức các nhóm hoặc cá nhân xúc phạm, lăng
nhục, chà đạp nhân phẩm, gây tổn thương về thể xác hoặc tinh
thần bạn bè, thậm chí cả thầy cô.
- Phụ huynh cũng hành xử như vậy với bạn bè con hoặc với
“đối thủ” của con chính là bạn học cùng lớp, cùng trường của
con, em mình.
- Phụ huynh sử dụng bạo lực đối với giáo viên khi giáo viên
đại diện nhà trường xử lý mâu thuẫn của học sinh.
- Thầy giáo, cô giáo đánh đập, xúc phạm tới thân thể, nhân
phẩm HS trong quá trình giáo dục.
Trong các biểu hiện trên thì vấn đề học sinh gây tổn thương
lẫn nhau đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội.

7
2. 2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
- Nguyên nhân từ gia đình.
- Do tâm lí lứa tuổi chưa ổn định.
- Trẻ thiếu kĩ năng sống.
- Do các em chưa hiểu trách nhiệm pháp lí khi xâm phạm quyền tự
do về thân thể người khác.
- Đi vào thực tế của trường THCS Quang Trung, có những nguyên
nhân sau:
+ Đối với học sinh nam: lỡ tay làm bạn đau rồi dẫn đến đánh nhau;
do mâu thuẫn ở bên ngoài; bị kích động bởi hành vi, lời nói của bạn
+ Đối với học sinh nữ: do tâm lí lứa tuổi và những thay đổi trong
tình cảm nên có tình trạng ghen tuông; ganh ghét vì ngoại hình của bạn.
8
2. 1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
2. NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
+ Do các em bắt chước hình mẫu trong các game đen
- Nguyên nhân xã hội:
+ Do ảnh hưởng của bạo lực trong xã hội.
+ Ở lớp, sĩ số học sinh khá đông khiến giáo viên khó theo sát, khó
can thiệp để kịp thời ngăn chặn mâu thuẫn.
- Nguyên nhân từ nhà trường:
+ Định kiến của thầy cô, bạn bè đối với những học sinh đã từng
phạm lỗi.
+ Nhà trường giải quyết vụ việc chưa triệt để.
+ Có các băng nhóm từ bên ngoài lôi kéo học sinh vào các vụ việc
xấu, gây rối trong trường.
9
3. HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
- Đối với nạn nhân: Các em bị ảnh hưởng cả về thể xác lẫn tinh thần,

mặc cảm với bạn bè, ảnh hưởng đến quá trình định hình nhân cách.
- Đối với gia đình nạn nhân: Bố hoặc mẹ phải nghỉ việc để đưa đón,
theo dõi con trong suốt thời gian đi học. Giải pháp này có thể là tối ưu
đối với một gia đình nào đó nhưng ảnh hưởng không tốt về mặt xã
hội.
B. CÁC BIỆN PHÁP VIỆC NGĂN CHẶN VÀ XỬ LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Trường THCS Quang Trung nằm trên khu vực thị trấn, tốc độ phát
triển kinh tế khá nhanh nhưng cũng khá phức tạp về thành phần dân
cư, nhạy cảm với những tác động xã hội. Hàng năm nhà trường phải
giải quyết khá nhiều vụ việc học sinh đánh nhau, vì vậy đã rút ra một
số kinh nghiệm và biện pháp ứng phó với vấn nạn này, cụ thể như sau:
10
1. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN:
1.1. CÁC BIỆN PHÁP CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG:
- Phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm và trách
nhiệm.
- Phát huy tối đa tình thương và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm.
- Huy động sự kết hợp chặt chẽ của ba môi trường giáo dục: Gia
đình- nhà trường- xã hội. Qui định những biện pháp phối hợp giữa
GVCN với quản sinh, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn và Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
- Cách biên chế lớp.
- Giáo dục pháp luật cho HS (lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng
sống vào các buổi dạy Ngoài giờ lên lớp đối với các giáo viên được
phân công.
- Nâng cao ý thức cho giáo viên .

×