Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tín ngưỡng thờ Mẫu nét văn hóa đặc sắc của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.65 KB, 31 trang )

Đề tài : Tín ngưỡng thờ Mẫu - nét văn hóa đặc sắc của người Việt

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đ ời
sống người Việt. Nền văn minh lúa nước rất quan trọng bàn tay
khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành thân
thuộc nhất đối với mỗi chúng ta. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh,
thờ phụng gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ như trời, đất,
mưa, gió,...“Mẫu” là hình tượng, một biểu trưng và là sự kết tinh sống
động của đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam. Người
ta đến với Mẫu để tìm chỗ dựa về tinh thần, tìm được sự ch ở che
của người mẹ. Dẫu biết rằng khi đến với tín ngưỡng này con ng ười
cầu xin từ những cái vơ hình để hy vọng có được những cái h ữu hình.
Song bên cạnh đó cịn có sự đồng cảm về giá tr ị văn hóa và c ủng c ố ý
thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Cứ đời này, qua đời khác các tín ngưỡng phong tục tr ở thành
mảng sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống, nh ững giá
trị tinh thần này đã khẳng định một bản sắc và sự tr ường t ồn của
văn hóa Việt trong văn hóa thế giới.
Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới, văn hóa Việt đ ược ti ếp
cận với nhiều nền văn hóa châu lục, các quốc gia trên thế giới, nh ờ
đó chúng ta có cơ hội giao lưu với các nền văn hóa ti ến b ộ. Tuy nhiên
điều đó cũng đặt ra các vấn đề bảo vệ nền văn hóa truy ền th ống,
giữ gìn và tơn tạo thêm bản sắc văn hóa của đất n ước đ ể phát huy
những phong tục và loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đ ời
nay.
1



2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

 Mục đích:
- Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, đặc điểm và vai trị của tín
ngưỡng thờ Mẫu để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nh ằm
phát huy những giá trị tích cực và khắc phục những h ạn chế trong
tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta hiện nay.
 Ý nghĩa của đề tài:
- Đưa ra các đặc điểm của Tín ngưỡng th ờ Mẫu ở Việt Nam
- Giúp người đọc hiểu thêm về tín ngưỡng thờ Mẫu từ đó nhằm phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức trong Đạo Mẫu. Đồng th ời, hạn
chế những mặt tích cực của loại hình tín ngưỡng này.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng : Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam và những nét văn hóa

-

đặc sắc (đặc điểm, vai trò, ý nghĩa,...)
Phạm vi nghiên cứu:
Khái niệm
Đặc điểm, nguồn gốc và các loại hình
Vai trị, ý nghĩa,...

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Cơ sở lý luận : Dựa trên cơ sở lý luận, các quan điểm, đ ường l ối ,

-


chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng và tơn giáo.
Phương pháp nghiên cứu:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Phương pháp logic
Phương pháp phân tích,....

PHẦN 2. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ CÁC LOẠI HÌNH THỜ MẪU Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm

2


- Tín ngưỡng :
+ Tín ngưỡng, tơn giáo: là một loại hình thái ý th ức xã h ội
phản ánh một cách hoang đường, hư ảo và hiện thực khách quan.
( Chủ nghĩa Mác- Lê Nin)
+ Tín ngưỡng, tơn giáo: là một sức mạnh thần bí, thuộc
lĩnh vực “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh
khí, sức mạnh cho con người. Đại diện cho trường phái này là Platon,
Hêghen,...

(Chủ nghĩa duy tân khách quan)
+ Tín ngưỡng: là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người

vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó và thơng th ường
để chỉ một niềm tin tơn giáo. Cịn tơn giáo thường được hiểu là m ột
trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý th ức, hành vi và

các tổ chức tơn giáo.
( Giáo trình Chủ nghĩa xã hội Khoa học trang 449)
+ Thuật ngữ Tín ngưỡng có thể có 2 nghĩa. Khi nói đến t ự
do tín ngưỡng, người ngoại quốc có thể hiểu đó là niềm tin nói
chung hay niềm tin tơn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có
một phần ở ngồi tơn giáo, nếu hiểu là niềm tin tơn giáo thì tín
ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tơn giáo.
( GS Đặng Nghiêm Vạn)
+ Tín ngưỡng là lịng ngưỡng mộ mê tín đối v ới m ột tôn
giáo hay một chủ nghĩa.
( Theo từ điển Hán- Việt của Đào Duy Anh)
Vậy có thể quan niệm tín ngưỡng như sau: “ Tín ngưỡng là
một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống
tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hình thành bởi quá
trình lịch sử - văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã
hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng c ủa con
người và cộng đồng người trong xã hội”.

3


-

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Là một loại hình tín ngưỡng dân gian, đã

thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên c ứu thu ộc nhi ều
chuyên ngành khác nhau.
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn được hiểu theo một nghĩa hẹp
hơn đó chỉ là một dạng hình thức tín ngưỡng với tên gọi M ẫu Tam
phủ - Tứ


phủ, hình thức thờ cúng những vị Mẫu cai quản trong vũ

trụ.
+ Với tác giả Nguyễn Hữu Thơng thì: Tín ngưỡng th ờ Mẫu
tuy là sản phẩm bản địa chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình tơn
giáo chính thống như Nho, Phật, Lão nhưng các tôn giáo này đ ều đã
bị dân gian hóa rồi mới bồi đắp vào tịa điện Mẫu. Và ơng viết: “ Hình
tượng Mẫu hồn tồn là sản phẩm của loại hình tín ngưỡng dân gian
chứ khơng phải là một tơn giáo chính thống. Xu thế biến Mẫu thành
Tơn giáo chính thống như hiện nay của một số cá nhân là việc làm
trái quy luật, không đúng với tiến trình phát triển,...”
+ GS Đinh Gia Khánh cho rằng: “Thờ Mẫu là một tín ngưỡng
có nguồn gốc dân gian, một tín ngưỡng bản địa, khác v ới các tơn giáo
phổ qt”.
Như vậy có thể hiểu: “Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín
ngưỡng bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần (nhưng khơng phải tất
cả các nữ thần đều là Mẫu) ,là một bộ phận của ý thức xã hội, được
hình thành từ chế độ thị tộc mẫu hệ, để tơn vinh những người phụ
nữ có công với nước, với cộng đồng tiêu biểu cho những giá trị tốt
đẹp về lịch sử, văn hóa, xã hội,... và qua đó người ta gửi gắm niềm tin
vào sự che chở, giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần”.

4


Ban thờ Mẫu tại các Đền, Chùa, Điện

Tín ngưỡng thờ Mẫu – Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc Gia


1.2 Nguồn gốc và các loại hình

5


-

Nguồn gốc : Như chúng ta đã biết thì ở xã hội nguyên thủy,

mầm mống của tôn giáo đã xuất hiện và cụ thể là xuất hiện nghi l ễ
mai táng người chết. Thời kỳ này, ý thức về tổ tiên là một yếu tố của
ý thức công xã nguyên thủy, phản ánh sự bất l ực của con ng ười
trước sức mạnh của thiên nhiên. Từ đó đã nảy sinh ra hàng loạt các
hình thái, đặc điểm của tơn giáo nguyên thủy như: sùng bái ma
thuật, tự nhiên,.. Và ở xã hội nguyên thủy, con người cũng biết tạc
tượng bằng nhiều chất liệu khác nhau như: sừng, ngà voi,.... T ượng ở
đây có thể là những con vật thân thuộc hàng ngày đến con ng ười và
đặc biệt là tượng phụ nữ- tượng trưng cho sự bảo tồn và phát tri ển
của thị tộc và của giống nịi.
Nhờ có sự phát triển của trình độ nhận thức, trình độ tư duy của
con người nguyên thủy do đó mà con người dần có ý thức về thế giới
xung quanh. Như vậy chúng ta biết rằng, không phải ngay khi con
người xuất hiện thì tín ngưỡng cũng xuất hiện, ngược lại tín ngưỡng
chỉ ra đời khi mà khả năng trừu tượng hóa của con người đạt đến
một trình độ nhất định.
Ngồi ra, tâm lý và tình cảm của con người cũng là m ột trong
những nguyên nhân cho sự ra đời hình thức tín ngưỡng. Xét dưới góc
độ triết học thì tâm lý, tình cảm là một bộ phận của ý th ức xã hội; tín
ngưỡng, tơn giáo được hình thành trên cơ s ở của tâm lý, tình cảm con
người và cộng đồng người trong xã hội. Con người luôn t ự hỏi về

nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng cũng như số phận của con
người.
Chúng ta cũng phải nghiên cứu đến một khía cạnh tâm lý khác c ủa
con người đó là lịng biết ơn đến cơng sinh thành, sự kính trọng, tình
u thương... đó chính là điều mà chế độ mẫu hệ tồn tại dai d ẳng
trong đời sống các dân tộc ; hay bắt nguồn từ hình tượng tơn th ờ

6


giới nữ, phản ánh vai trò của người mẹ, người mẹ là biểu tượng cho
sự bảo tồn sinh sôi giống nịi.
Ở nước ta cho tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu chưa biết chính xác có
từ khi nào, nhưng có ý kiến cho rằng: “ Người ta tin mẹ thần linh này
đã xuất hiện từ buổi hồng hoang hay ít nhất là từ lúc người Việt khai
thác đồng bằng Bắc Bộ”.
(Theo: Tơn trọng tự do tín ngưỡng bài trừ mê tín dị đoan- Trương
Thìn. NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội)
Có thể nhận định tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt xuất hiện
vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trước cơng ngun. Bởi vì Phật
giáo là tơn giáo nước ngoài đưa vào Việt Nam sớm nh ất. “Đ ạo Ph ật
vào ta khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên”
(Mai Thanh Hải (2005), Tôn giáo Thế giới và Việt Nam, NXB Cơng an
Nhân dân, Hà Nội).
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở Việt Nam còn xuất phát t ừ nền văn
minh nơng nghiệp lúa nước điển hình, thờ Mẫu n ảy n ở trên m ột
miền đất nhiều đờ trồng cây lúa nước. Đối với dân cư nơng nghiệp
thì hình ảnh một người mẹ từ hái lượm đã tìm ra hạt lúa đ ể t ừ đó
trở thành hồn lúa. “Trong các loại cây trồng, lúa là cây duy nh ất trong
thời kỳ làm đòng được các tộc người Đơng Dương gọi là có ch ửa nh ư

người mẹ; là cây duy nhất được coi là có hồn.
( Theo “ Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và
ngôn ngữ Đông Sơn” của Tạ Đức (1999), NXB Hội Dân tộc học Việt
Nam, Hà Nội).
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng Đơng Nam Á, có đ ồi, núi,
đồng bằng, có sơng, có biển, có khí h ậu nhiệt đ ới ẩm gió mùa,... Vì
vậy có điều kiện để nông nghiệp lúa nước được phát triển. Do vậy
khái niệm Đất, Nước được định hướng và gắn chặt với n ữ th ần (m ẹ)
với tộc người, với quê hương, xứ sở.
Tín ngưỡng thờ “mẹ” bắt nguồn từ thời kỳ Mẫu hệ nh ưng ở Việt
Nam thì người mẹ ln có một vai trị quan trọng. Họ đảm nhận hầu
7


hết những công việc từ nội trợ, chăm lo cấy hái trong cơng vi ệc đ ồng
áng và cịn làm nhiều việc khác lo cung- tiêu cho gia đình. Cũng chính
từ nơi này, để khai thác triệt để tính đa dạng của địa hình và mơi
trường sinh thái, người dân.
Người Việt xưa kia sống nhờ vào thiên nhiên rất nhiều, nh ưng
cũng phải chống chọi nhiều với thiên nhiên. Do đó con người ln
cầu mong sự phù hộ, giúp đỡ của các “Mẹ” thiên nhiên và t ừ đó các
Mẫu cũng ra đời. Cụ thể như:
 Mẫu Thoải (Mẹ của lực lượng sáng tạo ra mọi sơng nước) . Có rất
nhiều dị bản huyền tích về Mẫu Thoải khác nhau nhưng tựu chung
thì đó là “Mẫu” trị vì sơng nước, xuất thân từ dòng dõi Long V ươngThần Long. Hiện nay tại Tuyên Quang người dân đã : “Suy tôn bà là
Mẫu Thoải (Mẹ nước), lập đền thờ ở Tuyên Quang, gọi là Đền Giùm,
nay thuộc Yên Sơn, trên hữu ngạn sông Lô”
(Theo “Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng Việt
Nam” của Nguyễn Minh San (1996), NXB Phụ nữ, Hà Nội ).
 Mẫu Thượng Ngàn cũng có nhiều dị bản và truyền thuyết khác nhau,

nhưng tựu chung lại thì Mẫu Thương Ngàn là con hay cháu Vua Hùng
và đã được hiền thánh làm vị thần bảo hộ cho rừng núi, bản làng.
Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân của Thánh Mẫu trơng coi miền rừng
núi, địa bàn chính sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, đ ền th ờ
Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp nơi. Tuy nhiên có 2 n ơi th ờ ph ụng
chính là :


- Suối Mỡ (Lục Nam- Bắc Giang)
-B ắc L ệ (L ạng S ơn)
Mẫu Địa có những quyền năng to lớn. Đất là nguồn sinh nở

bất tận, nó gắn liền với nền văn minh nông nghiệp lúa n ước. Đ ối v ới
con người từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đất sản xuất ra các hình
thái sinh sống và cũng chính đất là nơi gửi người chết vào khi an
nghỉ..... Chính vì thế Mẫu Địa đương nhiên tồn tại trong vũ tr ụ.
8


Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường được đồng nhất với Mẫu địa –



địa Tiên Thánh Mẫu vì cốt lõi ban đầu, những yếu tố cơ quản của đ ịa
Tiên Thánh Mẫu là người trần lấy vợ tiên. Có nhiều truyền thuy ết
về Mẫu Liễu Hạnh nhưng đa phần cho rằng: Mẫu Liễu H ạnh vốn là
công chúa Quỳnh Hoa bị phạm lỗi do đánh vỡ chén ngọc của Ng ọc
Hoàng Thượng Đế, và bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian và đầu thai
vào nhà vợ chồng Lê Thái Công ở Làng An Thái, xã Vân Cát huy ện
Thiên Bản (nay là Vụ Bản) – Nam Định.

Như vậy các Mẫu được nhập vào một số nhân vật ít nhiều g ắn
bó với các nhân vật nửa lịch sử, nửa huyền thoại của lịch s ử dân tộc
buổi đầu dựng nước và giữ nước, để các Mẫu có tiểu sử.
- Các loại hình :
Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chúng và ở đồng bằng
Bắc Bộ nói riêng rất phong phú và đa dạng. Xét về m ặt tổng th ể, tín
ngưỡng thờ Mẫu bao gồm:
Thứ nhất, dựa vào các thần tích, sử liệu, nguồn gốc,.. để phân lo ại
theo:
- Mẫu huyền thoại như: Mẹ Phù Đổng Thiên Vương tước hiệu là Đồng
Xung Thiên Thần Vương Mẫu (đền thờ chính ở Thị Cầu – Bắc Ninh) ;
Bà chúa Liễu Hạnh tước hiệu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh (được th ờ ở
rất nhiều nơi), ...
- Mẫu lịch sử: Những Mẫu là nhân vật lịch sử có thực sau khi chết vì
nhiều lý do nên được suy tôn lên là thánh thần như: Ý Lan Hoàng
Thái Hậu- nguyên phi của vua Lý Thánh Tơng (đền th ờ chính ở Gia
Lâm – Hà Nội và đề Yên Thái – Hà Nội) ; bà Phạm Thị Ngọc TrầnHoàng Hậu, vợ cả của vua Lý Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông.
Thứ hai, Mẫu trong nước và Mẫu nước ngoài:

9


- Mẫu trong nước như : Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Man
Nương,...
- Mẫu nước ngoài như : Thái Hậu họ Dương và ba cơng chúa của vua
Tống Bình (Trung Quốc), được tôn phong là Quốc Mẫu Vương bà T ứ
vị thánh nương- được thờ ở đền Cờn (Quỳnh Lưu – Nghệ An) ; Thiên
Hậu Thánh Mẫu người Phúc Kiến Trung Quốc được thờ ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Hưng Yên.
Thứ ba, Mẫu nhiên thần và Mẫu nhân thần:

- Mẫu nhiên thần có: Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Thần núi Tam
Đảo được phong là Tam Đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân chi
thần (thờ ở đền Tây Thiên trên núi Tam Đảo)
- Mẫu nhân thần có : Ỷ Lan Hồng Thái Hậu, Phạm Thị Ngọc TrầnHồng Hậu.
Thứ tư là Mẫu có nguồn gốc quyền q và Mẫu có nguồn gốc bình
dân:
- Mẫu có nguồn gốc quyền q như: Các Thái Hậu, Hồng Hậu, Cơng
chúa,... những người này có tài năng, đức độ và có cơng v ới nước nhà.
Sau khi mất được tôn xưng lên Mẫu như: Mẹ của vua Lê Thánh Tống,
Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ của Lý Thần Tơng,
con gái của Vua Hùng Nghị Vương,....
- Mẫu có nguồn gốc bình dân như: Nàng Vũ Thị Khiết- người con gái
nghèo lớn lên ở bến Vũ Điệu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định. Là v ợ
chàng lính thú Trương Sinh, nhưng rồi: “Phải lấy cái chết để ch ứng
minh cho tấm lịng cao cả ấy của mình. Đời sau th ương nàng, lập
đền thờ, tôn là Thánh Mẫu”. (theo “ Những nữ thần danh tiếng trong
văn hóa tín ngưỡng Việt Nam” của Nguyễn Minh San, NXB Phụ nữ,
Hà Nội)
Thứ năm là Mẫu được thờ theo tước hiệu thì có 03 loại:
- Loại 1: Tước hiệu Vương Mẫu có : Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương
mang tước hiệu là Đồng Xung Thiên Thần Vương Mẫu.
- Loại 2: Tước hiệu Quốc Mẫu có: Bà Âu Cơ, là mẹ của tất cả con dân
đất Việt, là Mẫu của cả nước. Bà mang tước hiệu Quốc Mẫu Âu C ơ
10


và được thờ ở đền Quốc Mẫu trong khu vực di tích đề Hùng (Lâm
Thao- Phú Thọ) . Bà Phạm Thị Ngọc Trần, Hoàng hậu, vợ cả của vua
Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông- bà được phong là Cung T ừ
Quốc Thái Mẫu, sau đó năm 1437 lại truy tôn là Cung Từ Quang Mục

Quốc Thái Mẫu và được thờ ở huyện Lơi Dương- Thanh Hóa. Ngồi
ra Quốc Mẫu cịn là vị Thần núi Tam đảo được phong là Tam đảo S ơn
trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân Chi Thần, được thờ ở đền Tây Thiên
(trên núi Tam Đảo),..
- Loại 3: Tước hiệu Thánh Mẫu: Có Thánh Mẫu Man Nương (thờ ở
Chùa Dâu- Bắc Ninh); Thánh Mẫu Ý Lan, Thánh Mẫu Liễu Hạnh; T ứ
vị Thánh Nương (Đại Càn tứ vị thánh Mẫu- Ninh Bình; Đại Càn quốc
gia Nam Hải tam tòa Tứ vị hồng thánh nương đại nương- Nam Định;
Đại Càn quốc gia Nam hải Tam tòa tứ vị thánh nương- Hà Nội; Nam
Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương Càn hải linh từ- Hà
Nam; Tứ thánh miếu sự tích- Bắc Ninh);…
Thứ sáu, Mẫu địa phương và Mẫu cả nước:
- Mẫu địa phương: Một số địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ người ta
cịn tơn vinh một số nữ thần địa phương thành Thánh Mẫu và các Bà
cũng được thờ cúng bên cạnh các vị Thánh Mẫu được th ờ trên cả
nước. Việc thờ các bà chúa, vua bà, Thánh Mẫu là hiện t ượng khá
phổ biến. Trong đó tại tỉnh Bắc Ninh là phổ biến. Có th ể k ể đến
như: Tại huyện Yên Phong có bà Chúa Chóa và đền Chóa (xã Dũng
Liệt) là vị thần Mẫu của 11 lang Chóa ven bờ sơng Cầu. Bên cạnh đó
tại thị xã Bắc Ninh có đền thờ mẹ của Phù Đổng Thiên V ương; t ại
Từ Sơn (Bắc Ninh) có thờ Thánh Mẫu Phạm Thị là mẹ của vua Lý
Công Uẩn,…
- Mẫu được thờ ở cả nước: có Quốc Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh,…

11


Dâng hương hoa lên đề thờ. Vua Bà- Thủy tổ quan họ (Bắc Ninh)
2. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT
NAM


12


2.1 Đặc điểm

Thứ nhất: Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính tiếu nông, dân giã và
quần chúng: Bắt nguồn từ cư dân trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới
gió mùa, cho nên từ quan niệm đến lối nghĩ, nếp sống của người
Việt về cơ bản thể hiện những đặc trưng của người nông dân. Cụ
thể, trong tiềm thức người ta quan niệm việc tôn thờ thần Đất, thần
Lúa,… đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành Nữ tính- Mẹ.
Có thể nói tín ngưỡng Tứ phủ: “Là tín ngưỡng dân dã c ủa ng ười
Việt, lọc bỏ những dòng chảy bên lề làm méo mỏ ý nghĩa kh ởi
nguyên, thì đạo Mẫu thể hiện một phần tư duy nông dân đ ược k ết
tụ lại qua q trình lịch sử ……”(Trích: “ Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền
chùa, miếu truyền thống và hiện đại” , Trương Thìn (2004), NXB Hà
Nội.)
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng yếu tố “ma thuật” thu hút mọi
người bằng nhiều hình thái văn hóa dân gian như nhảy múa, bài trí
điện thờ rực rỡ khơng theo một quy định nào. Nhiều người đi lễ và
đến những nơi thờ Mẫu mà khơng hiểu nơi đó là th ờ nh ững ai và có
những quyền phép gì? Họ đến để cầu xin làm ăn buôn bán, con cháu
được bình an, tai qua nạn khỏi,…. Họ cho rằng Mẫu có thể cứu h ộ đ ộ
trì cho mn vàn chúng sinh, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo,…
với nhiều mong muốn và nỗi niềm khác nhau. Đây là kết quả tất yếu
của nền văn hóa nơng nghiệp ở trình độ thấp.
Ngồi ra nơi thờ tự của tín ngưỡng Thờ Mẫu rất khiêm t ốn, có th ể
chỉ là một gian thờ bên cạnh ngôi đền hay ngôi chùa nhỏ nào đó,
thậm chí chỉ là một ban thờ khiêm tốn tại một góc Chùa.


13


Tuy nhiên, sinh hoạt Tín ngưỡng Thờ Mẫu vẫn là một loại hình
sinh hoạt Văn hóa mang đậm tính dân dã, bình dân. “Có th ể ph ản
ánh đậm nét tâm hồn người Việt, nó có một sức sống mãnh li ệt,
uyển chuyển, tự điều chỉnh đề phù hợp với mọi hồn cảnh l ịch s ử .
( Trích “Mẫu thần điện”, Tạp chí Văn hóa dân gian của Trần Lâm
Biền (1992)
Tính dân dã, quần chúng của tín ngưỡng th ờ Mẫu cịn bi ểu hiện ở
chỗ, khơng phải học thuộc điều răn, cấm kỵ, không c ần nghi lễ c ầu
kỳ, phức tạp, khơng có những giáo lý,.. nên nó dễ đi vào qu ần chúng,
dễ chấp nhận.
Thứ hai tín ngưỡng thờ Mẫu có tính hỗn dung với các tín ngưỡng, tơn
giáo khác:
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng đa thần. Hầu hết các làng, xã
ở đồng bằng Bắc Bộ đều có đền, chùa, miếu, đình,… Gi ữa tam giáo
(Phật, Nho, Lão) và tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ng ưỡng th ờ
Mẫu. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen, thâm nh ập vào nhau,
cùng tồn tại trong quá khứ và trong hiện tại.
Trong các nơi thờ cúng như đền, phủ, miếu, điện th ờ các M ẫu
cịn có cả một hệ thống các vị thần linh vốn xuất thân từ những tơn
giáo, tín ngưỡng khác như Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên… trong đó các Thánh mẫu ln được kh ẳng đ ịnh ở
vị trí quan trọng nhất. “Tại cửa Mẫu những buổi hành lễ như vậy
qua sự hiện diện của các vị giáng đồng, những ch ư v ị thuộc đủ m ọi
dân tộc…” (Trích “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” của Nguyễn
Minh San (1994), NXB Văn hóa dân gian)


14


Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng khơng đóng khung ở
trong một khn hình mà “ Bung ra nhiều cung cách, dáng vẻ, nhiều
khi còn mở toang cửa cho các thần thánh của các tơn giáo, tín
ngưỡng khác ùa vào như một liên kết vui vẻ” (Trích “ Tìm hiểu tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam” của Mai Thanh Hải, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội)
Thứ ba: Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính phổ biến:
Tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian. Vì v ậy nó
có một vai trị và vị trí khá quan trọng, đáp ứng nhu cầu trong đời
sống thường nhật của một bộ phận quần chúng nhân dân. Thờ Mẫu
có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, từ Bắc vào Nam, từ mi ền
xi đến miền núi, có cả ở đơ thị lẫn nông thôn và nhiều tộc người.
Trong cuốn sách “Các nữ thần Việt Nam”, bước đầu đã tập h ợp và
giới thiệu 75 vị thần tiêu biểu của nước ta. Trong đó có nhiều v ị n ữ
thần được phong là Mẫu, Thánh Mẫu và: “Người xưa cũng đã từng
thống kê được các vị Tiên thuần Việt có tới 14/27 vị tiên n ữ” .(Trích
“Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc ”
của Hồng Lương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội)
Hiện nay, các Mẫu được thờ dưới nhiều hình th ức tơn giáo, tín
ngưỡng khác nhau đó là: Mẫu được thờ ở trong Chùa, Đền, Điện,
Miếu.
Thứ tư: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu (nhất là thờ Mẫu Tam phủ- T ứ
phủ), các Mẫu luôn có sự kết hợp đan xen giữa tư duy mang tính vũ
trụ luận như trời- đất- nước; tư duy huyền thoại như thiên thầnsơn thần- thủy thần; tư duy lịch sử Lạc Long Quân- Âu Cơ- Hùng
Vương. Ngoài ra, các Mẫu còn được nhân dân tạo cho m ột lý l ịch,
một quyền năng đối với con người. Thông thường các “Mẫu” đ ược
15



người dân gắn cho những đặc tính siêu nhiên, huy ền bí. Ví d ụ nh ư
Mẫu Liễu Hạnh, bà có thể che chở, giúp đỡ, trừng phạt,… đối v ới
người khi tin và đi theo tín ngưỡng Mẫu này.
Thứ năm: Văn hóa Việt Nam có nhiều ảnh hưởng của văn hóa ngoại
lai như nền văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc,.. Tuy nhiên, tín ngưỡng th ờ
Mẫu lại là một loại hình tín ngưỡng mang bản chất thuần Việt mà
văn hóa Hán (Trung Quốc) và văn hóa Ấn Độ rất mờ nhạt. Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ- Tứ phủ là hình th ức điển hình nhất. Có
thể nói, khơng ở đâu lại có thể thờ Mẫu của bốn miền như thờ Mẫu
của người Việt, trong đó Mẫu Liễu Hạnh là một n ữ th ần nh ững l ại
được xếp trong một “tứ bất tử” của dân gian và nh ờ có s ự xuất hi ện
Mẫu Liễu Hạnh thì tín ngưỡng thờ Mẫu đạt đến trình độ hồn chỉnh
về triết lý tơn thờ Mẫu.
2.2

Vai trị
Việc thờ Mẫu cũng có những vai trị tích cực đối v ới c ộng đồng,

cho dù nhiều Mẫu chỉ là một nhân vật huyền thoại nh ưng vẫn mang
tính chất hiện thực. Thờ Mẫu đã phản ánh được trong lịch sử văn
hóa của tổ tiên ta là những cư dân nông nghiệp lúa n ước và vai trị
quan trọng của người phụ nữ ln có vị trí quan trọng trong giao
đình, xã hội và đời sống cộng đồng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là liên kết tinh th ần giữa nh ững ng ười có
cùng một niềm tin vào các Mẫu. Do vậy nếu tổ chức tốt các sinh
hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu tại các vùng, địa phương thì sẽ làm tăng
cường tình đồn kết, cảm thông lẫn nhau cho dù họ không cùng tầng
lớp, địa vị xã hội.

Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trị quan trọng trong vi ệc dung
nạp các tín ngưỡng, tơn giáo khác ở Việt Nam. Góp phần tạo nên s ự

16


hịa đồng các tơn giáo, tín ngưỡng như Thánh, Thần, Phật,…đều phù
hộ độ trì cho con người.
Tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua các lễ h ội chấn h ưng n ền văn
hóa dân tộc, lưu truyền những tinh hoa văn hóa giàu bản sắc địa
phương, có tính chất vùng miền,… giúp con cháu đời sau nh ớ về cu ội
nguồn lịch sử dân tộc, ca ngợi các Mẹ,…
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là ch ỗ d ựa
tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo tín ng ưỡng
này. Sinh hoạt tín ngưỡng giúp mọi người liên kết lại với nhau, làm
giàu thêm truyền thống văn hóa đạo đức của con người Việt Nam.

17


Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng là nghi lễ mang tính nghệ thu ật
sân khấu. Người lên Đồng sẽ hóa thân thành các vị thánh Mẫu, thể
hiện sắc diện và động thái đặc trưng trong khơng gian văn hóa linh
thiêng.
2.3
Ảnh hưởng của tín ngưỡng Thờ Mẫu
Thực thế cho thấy thì ảnh hưởng của tín ngưỡng th ờ Mẫu cũng
khá là mạnh mẽ. Ở một góc nào đó con người ta coi sinh hoạt tín
ngưỡng thờ Mẫu như một thứ trở lực xã hội gây hao tổn thì giờ, tiền
bạc,... để mà bài trừ, cấm đốn tín ngưỡng dân gian này. Thì đó là vi

18


phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Ngược lại cũng có m ột
phần những phần tử xấu lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng và
tơn giáo của Đảng và Nhà nước để chống lại Đảng, phá hoại s ự
nghiệp đoàn kết của toàn dân, hoạt động mê tín, d ị đoan nh ằm thu
lợi nhuận,.. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn để đời sống của kinh tếxã hội và dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ CÁC LOẠI HÌNH TÍN
NGƯỠNG, TƠN GIÁO KHÁC.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì đạo giáo Trung Quốc cũng có m ặt,

đó là hình ảnh của Mẫu Liễu Hạnh (là tiên trên tr ời phạm l ỗi đánh
vỡ chén ngọc bị đầy xuống trần gian, đầu thai thành người mang tên
Giáng tiên)
Đạo giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu là khá rõ ràng để nhận thấy. Tuy
nhiên cũng chỉ thịnh hành trong một thời gian rồi lại suy thoái. Tuy
nhiên triết lý và pháp thuật của đạo giáo vẫn được lưu hành.
Bên cạnh đó Phật Giáo và tín ng ưỡng Th ờ M ẫu cũng có m ỗi
quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngay từ khi du nhập vào n ước ra,
Phật Giáo đã tự điều chỉnh để phù hợp với nh ững tín ng ưỡng và
phong tục, tập quán truyển thống nước ta. Phật Giáo có mối quan h ệ
gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu cụ thể như câu chuyện : Nhà s ư
Khâu đà La vơ tình bước qua người nàng Man Nương, sau đó Nàng
mang thai, sinh ra bé gái sau thành Thạch Quang Ph ật và sinh ra hiện
tượng Tứ Pháp (nguồn gốc của hiện tượng Tứ Pháp là nữ thần MâyMưa- Sấm- Chớp) và Man Nương trở thành Phật Mẫu Man Nương.
Như vậy tín ngưỡng thờ Mẫu ln có trong s ự tồn tại c ủa các
ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam. Phật- Mẫu có mối quan hệ gắn bó

tương thích, dung hịa, liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát
triển.

Bên cạnh đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên v ới tín ng ưỡng Th ờ

Mẫu cũng tiếp thu và ảnh hưởng lẫn nhau. Điện th ần c ủa tín
19


ngưỡng thờ Mẫu mang tính gia tộc có Mẹ, có Cha, nói cách khác là có
Vua Cha trong tín ngưỡng thờ Mẫu đó là đức Thánh Trần, nh ưng có
khi đức Thánh Trần được đồng nhất với Vua Cha Bát H ải đại v ương
thuộc dòng Long Thần. Ngày giỗ Vua Cha cũng là ngày giỗ đức Thánh
Trần. Mẹ là Mẹ Âu Cơ được gọi là Quốc Mẫu, là mẹ của tất c ả con
dân đất Việt, là Mẫu của cả nước. Mẹ Âu Cơ được thờ cúng theo tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng Mẹ Âu Cơ đ ược đặt ở đền
Quốc Mẫu trên vùng đất Tổ cùng với Vua Hùng. Ngoài ra, gi ỗ mẹ
tháng ba diễn ra ở các ngôi đền thờ Mẫu và trung tâm là Phủ Dầy,
nơi giáng sinh cũng là nơi hóa của Thánh Mẫu Liễu H ạnh vào đúng
ngày 03 tháng 03 hàng năm.

4. THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI VIỆT NAM

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng có chiều dài l ịch s ử cùng

với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Nó đã và đang trở
thành vấn đề trung tâm của nhiều cuộc hội thảo, nhiều cơng trình
nghiên cứu,…

Hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một


tín ngưỡng dân gian bản địa. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Cộng sản Việt Nam mà nhân dân ta đã gìn giữ và phát huy các di s ản
văn hóa q báu mà ơng cha ta để lại. Vì vậy mà các giá tr ị văn hóa
truyền thống đã nhanh chóng được phục hồi và khởi sắc kh ắp n ơi.
Hiện nay, nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã m ở ra h ướng m ới về
chính sách tín ngưỡng, tơn giáo. Tuy nhiên sự phân hóa giàu nghèo,
sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư hiện nay là m ột
trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự công bằng trong v ấn đ ề
hưởng thự những giá trị văn hóa, tinh thần. Từ đó dẫn t ới sự khác
nhau về quan niệm đạo đức, lối sống,..ảnh hưởng đến thuần phong,
mỹ tục, xem thường những giá trị văn hóa truyền thống.
Hiện nay, đất nước Việt Nam ta đang trên đường đổi mới và hòa
nhập. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, tinh th ần thoải
máu hơn và có điều kiện để chăm lo cơng việc tâm linh, tín ng ưỡng.
20


Vì vậy những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tìm đến v ới tín
ngưỡng thờ Mẫu, phần lớn để cầu bình an, cơng danh thành đ ạt, c ầu
thăng quan tiến chức,…Bên cạnh những biểu hiện tích cực thì cịn
xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như: Tệ nạn xem bói, lên đ ồng
giải hạn, đốt vàng mã tràn lan,…
Ngày nay người dân Việt ngoài việc thờ cúng tổ tiên ở gia đình thì
họ cịn đến các đền, phủ, chùa để lễ “Mẫu” nhất là dịp đầu năm.
Trước kia, đến những nơi thờ Mẫu thường chỉ có nh ững người làm
ăn, bn bán nhưng bây giờ cịn có cả đội ngũ tri th ức, công ch ức nhà
nước,.. Bởi quan niệm “có thờ có thiêng” nên h ọ đi cúng l ễ đ ể tho ải
mái về mặt tư tưởng.
Tùy từng địa phương, từng thời điểm khác nhau mà tín ng ưỡng

thờ Mẫu được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những
cơ sở thờ tự phần nghi lễ có phần đơn giản nhưng ý th ức và tâm linh
thì vẫn được đề cao.
Ví dụ: Trung tâm thờ Mẫu tứ phủ rất nổi tiếng là Phủ Tây H ồ (Hà
Nội) đã khơng cịn tổ chức lễ hội rước Thánh Mẫu như Phủ Dầy hay
Đền Sòng . Nhưng mọi người vẫn đến lễ ở Phủ Tây Hồ ngày càng
đông.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt đ ược nh ững
thành tựu nhất định, đã đưa đất nước sang thời kỳ phát tri ển m ới.
Ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, còn chú tr ọng đ ến phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta xem văn hóa là động lực của phát triển kinh tế. Chính
từ những tinh thần ấy, nhiều địa phương đã kết hợp với Bộ văn hóa
thơng tin, Sở văn hóa, Phịng văn hóa và các cấp chính quy ền đã m ở
lại những lễ hội thờ Mẫu và đã tạo ra những nét đặc trưng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân cịn mu ốn
thể hiện một quan điểm sống: Nhắc nhở các thế hệ sau này nhớ về
cội nguồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cộng đồng, tăng
21


thêm lòng tự hào và lòng yêu quê hương, đất nước. Đồng th ời góp
phần bảo vệ an ninh xóm làng. Bởi vì ở n ơi nào đó xây d ựng đ ược
văn hóa tín ngưỡng thì gìn giữ được phong tục tập quán truy ền
thống, tuân thủ đúng phát luật của Nhà nước và kể cả những luật
tục dân gian.
Hiện nay ngoài các đền, phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì cịn
có một ngơi đền được rất nhiều người đến lễ vái và xin l ộc,.. đó là
đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Tuy Bà chưa được tôn Thánh nh ưng
lòng ngưỡng mộ của dân chúng đối với Bà rất lớn. Thêm vào đó là s ự

nghiệp phát triển của nền kinh tế thị trường, đền Bà Chúa Kho đã
trở thành một trung tâm thờ “Mẫu” tầm cỡ Quốc gia, vì đã thu hút
được đơng đảo khách thập phương trên mọi miền đất n ước. Nếu ai
đó tin vào thứ tín ngưỡng này đều có thể đến đây vay tiền Bà ho ặc
xin “lộc rơi lộc vãi”. Đây là một hiện tượng đặc biệt trong tín ngưỡng
thờ “Mẫu” của nhân dân ta.
Một thực tế đang diễn ra tại các cơ sở thờ Mẫu hiện nay đó là l ợi
dụng việc được phép phục hồi và phát triển một số lễ h ội dân gian
truyền thống nên nhiều nơi đã “nhường” nơi thờ Mẫu thành n ơi để
mê tín dị đoan tồn tại. Có nhiều người dựa vào chính sách này mà
mở đền thờ Mẫu để cúng bái với mục đích ngồi tín ngưỡng thơng
thường để mưu lợi cá nhân, làm giàu bất chính với đủ các món
nghề : xem bói, thánh hiển linh, lên đồng, lập ph ủ,… T ại các l ễ h ội,
nhiều nơi do sự thiếu quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng đã gây
ra nạn trộm cắp, lừa đảo, bắt chẹt người đến lễ hội. Hoặc có n ơi đã
biến những khoảng không gian quanh nơi thờ tự thành đ ịa đi ểm
kinh doanh như : trông xe, bán quán,…. Nổi bật hơn là hiện tường
“khấn hộ” trong các cơ sở thờ tự. Hoạt động này th ấy rõ nh ất là ở
đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đội quân “khấn hộ” này có th ể là d ịch

22


vụ “trọn gói” từ sắm sửa lễ vật, viết sớ,… khi có u c ầu của ng ười
đi lễ.
Ngồi ra, còn xuất hiện những đội h ầu đồng, h ầu bóng “chuyên
nghiệp” thành đội “dịch vụ” để đến các nơi xin chầu ở các giá đồng
làm giảm bớt sự linh thiêng của hình thức sân khấu tâm linh đặc thù
vốn có của nó, làm ơ nhiễm mơi trường văn hóa. Mặt khác họ mang
trên người những bộ trang phục với màu sắc tùy ý và không theo

một quy định nào . Hơn nữa khi học thực hiện nghi thức tế hay chầu,
giọng họ giống diễn viên chèo, tuồng nên làm buổi lễ hầu đồng c ủa
tín ngưỡng thờ Mẫu mất đi sự trang nghiêm và khác xa với tín
ngưỡng truyền thống.
Điểm đáng chú ý là các lễ hội thì tính th ương m ại cũng xu ất
hiện. Khi mà các cấp chính quyền và Nhà nước khơng tài tr ợ kinh phí
tổ chức lễ hội mà ngược lại khi tổ chức lễ hội thì phải nộp lại ngân
sách cho xã, phường,.. Mọi chi phí đều do các Ph ủ, Đền t ự lo và cân
đối thu chi,… Vì vậy sẽ khơng tránh kh ỏi việc xuất hiện nh ững hình
thức kinh doanh trong lễ hội.

5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU HIỆN NAY

Tín ngưỡng thờ Mẫu ln gắn liền với truyền thống văn hóa dân
gian của nhân dân ta và ngày càng có sức hấp dẫn đ ối v ới đ ời s ống
tâm linh với mọi người.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ rất lâu và khơng ít nh ững cơng trình
nghiên cứu về tín ngưỡng này, nhưng vẫn ch ưa biết chính xác là có
từ khi nào? Và khi nào thì Tam phủ trở thành T ứ phủ?
Những năm gần đây, tín ngưỡng thờ Mẫu đã tạo ra nh ững lễ hội
của nhiều địa phương. Một nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt trong
sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đó là nghi lễ “h ầu đồng” (h ầu
bóng) ở các đền, phủ, điện,.. Trước kia, các hoạt động này đ ược coi là
23


mê tín, dị đoan nhưng ngày nay hầu đồng (h ầu bóng) di ễn ra cơng
khai cả ban ngày lẫn ban đêm.

Giá Đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu


Tại một số trung tâm thờ Mẫu đã dần bỏ đi nh ững nghi lễ, nghi
thức. Đó là Phủ Tây Hồ đã từ lâu khơng có lên đồng và l ễ h ội nh ư ở
Đền Sòng hay Phủ Dầy. Và nếu ở các trung tâm có ph ần lễ và hội thì
cũng có phần mờ nhạt hơn và đây là cơ hội để các đối tượng, ph ần
tử mê tín, dị đoan có cơ hội phát triển.
Đã có nhà nghiên cứu đã viết về tín ngưỡng th ờ Mẫu nh ư sau: “
Đạo thờ Mẫu mang trên mình nó khơng ít những bụi bẩn, v ấy bẩn,
nhảm nhí,… làm che lấp đi một biểu tượng đẹp của con ng ười Việt
Nam cổ truyền” .
(Theo “ Đạo Mẫu ở Việt Nam” tập 1 – Ngơ Đức Thịnh, NXB Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội)
24


Như vậy chúng ta cần phải làm gì, như thế nào để trả lại những giá
trị văn hóa và giá trị tâm linh đích thực của tín ngưỡng th ờ M ẫu và
loại bỏ những yếu tố tiêu cực nảy sinh từ tín ngưỡng th ờ Mẫu.
3 NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

3.1 Nhận xét
Tín ngưỡng thờ Mẫu khơng những chỉ là tín ngưỡng về m ặt tâm
linh mà cịn là một vấn đề văn hóa – xã hội có cơ s ở v ật chất là đ ền,
chùa, phủ,… và cơ sở xã hội chính là trong tâm th ức của m ỗi ng ười
Việt từ bao đời nay. Do đó tín ngưỡng th ờ Mẫu sẽ cịn tồn tại lâu dài
và sẽ được nuôi dưỡng, lan tỏa trong xã hội. Thêm vào đó đ ược s ự
quan tâm của Đảng và Nhà nước thì tín ngưỡng lại càng có c ơ s ở đ ể
thâm nhập, tồn tại và phát triển trong xã hội.
Thực tiễn xã hội cịn có nhiều hiện tượng mà con ng ười ch ưa
giải thích, khám phá được hết và thế giới là vô hạn mà khả năng của

con người là hữu hạn. Mặc khác, con người ln ph ải tìm cách đ ấu
tranh với những hiểm họa do thiên nhiên mang lại nh ư : động đ ất,
sóng thần,… Cho nên tín ngưỡng càng nảy nở, sinh sôi và đi kèm v ới
nó là mê tín dị đoan.
G.S Đặng Văn Nghiêm có nói : “ S ự may r ủi trong cu ộc s ống ở
một thời đại canh tranh, mạnh được yếu thua.. tất cả nh ững điều
trên hướng con người muốn tìm lại phút thảnh thơi trong cuộc sống
gần thiên nhiên thủa xưa…Trở về với lịch sử để tìm ra một lối thốt
cho tương lai. Đó là một nhu cầu của con người thời hiện đại .
Như vậy chúng ta nên duy trì và phát triển : “ Nh ững ho ạt đ ộng
tín ngưỡng và lễ hội ứng đáp những điều trên: Gi ữ gìn bản s ắc dân
tộc và tạo nên những phút bình thản để tưởng nhớ lại quá kh ứ và tổ
tiên.”
( Theo “Tín ngưỡng mê tín”- Hà Văn Tăng và Trương Thìn, NXB Thanh
niên)

25


×