Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cau tao co quan sinh duc cua DVCX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC</b>


<b>CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG</b>


<b>A. LỚP CÁ:</b>


<b>I. Lớp cá sụn:</b>


- Con đực có 2 dịch hồn nằm trên thận (vị trí của Pronephros) ống niệu và ống dẫn
tinh phần trên dính nhau cuộn lại thành phó dịch hồn liên lạc với ống dẫn tinh bên dưới
là ống Wolff- ống Wolff vừa dẫn niệu vừa dẫn tinh (phần bên ngoài con đực có cơ quan
giao hợp là trâm giao hợp).


- Con cái có 2 nỗn sào dính nhau. Hai nỗn quản có miệng loa là vòi Fallope là phần
đầu của ống Muller.


Trứng thụ tinh trong nỗn quản.


<i>Hình 1: Hệ sinh dục ♂ (B) và ♀ (C) của cá sụn.</i>
<b>II. Lớp cá xương:</b>


- Con đực có 2 dịch hồn có ống dẫn tinh đưa xuống sinh hệ đực có ống phóng tinh
vào mở huyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Hình 2: Hệ sinh dục của cá xương</i>
<b>B. LỚP ẾCH NHÁI:</b>


<b>1. Ếch đực:</b>


- Có 2 dịch hồn, trên là thể vàng (mỡ) dùng để nuôi dưỡng dịch hoàn, mùa sinh sản
(mùa hè) dịch hoàn phát triển, thể mỡ nhỏ đi, mùa không sinh sản (mùa đông) thể mỡ to,
dịch hồn bé.



- Dịch hồn có nhiều ống nhỏ dẫn tinh và đổ vào túi chứa tinh sau đó đổ vào
huyệt-vì ống dẫn tinh và ống dẫn tiểu chập lại nên được gọi là ống niệu sinh dục (hay niếu tinh
quản).


<b>2. Ếch cái: </b>


Có 2 buồng trứng phía trên có thể vàng- ống Muller tạo ra ống dẫn trứng phía đầu
loe ra là vịi Fallope nỗn rơi vào xoang được vòi Fallope thu hút đưa vào ống dẫn trứng
rồi xuống huyệt.


[


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>C. LỚP BÒ SÁT:</b>
<b>1. Con đực: </b>


Có 2 dịch hồn có dây treo gắn vào vách ưu xoang- hai ống dẫn tinh từ dịch hồn
ra cuộn lại thành phó dịch hồn (epididymis) tinh dịch theo ống dẫn tinh đến hùng khí
qua 2 rãnh của 2 hùng khí, bình thường cuộn lại trong huyệt. Khi bị kích thích hùng khí
sẽ căng máu và vươn ra khỏi huyệt, phóng tinh trùng vào huyệt cái.


<b>2. Con cái: </b>


Có 2 nỗn sào, hai nỗn quản có miệng loa là vòi Fallope mang nhiều tiêm mao
mở vào xoang rồi dẫn xuống tử cung và sinh hộ cái.




<i>Hình 4: Hệ sinh dục của bị sát</i>
<b>D. LỚP CHIM:</b>



<b>1. Con đực: </b>


Hai dịch hoàn lớn nằm trong xoang bụng, sát vào thận phó dịch hồn nhỏ tiếp
theo là ống dẫn tinh trùng xuống huyệt.


<b>2. Con cái: </b>


Chỉ có nỗn sào trái, một ống dẫn trứng có miệng loa là vòi Fallope dẫn xuống
huyệt. Ống dẫn trứng dài có 5 đoạn:


- Miền loa có nhiều tiêm mao thu hút trứng rụng.


- Đoạn tuyến: có nhiều tuyến nhờn và tuyến sinh albumin.
- Eo nỗn quản: nơi có tuyến tạo ra màng vỏ trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Âm đạo: mở vào huyệt.


Trứng chín sẽ rời khỏi buồng trắng, vịi Fallope thu hút, trứng được thụ tinh ở
đây, trứng sẽ vào đoạn tuyến, sau vài giờ sẽ được bao bọc đầy lịng trắng rối đến eo nỗn
quản, nơi đây một giờ sau hai màng vỏ được hình thành bao bọc lòng trắng. trứng
chuyển xuống tử cung, lòng trắng thấm chất tiết của tế bào tiết chất nhầy sẽ nở gấp đơi,
thời gian ở miến tử cung khoảng 24 giờ.


<i>Hình 5: (A) Bộ máy sinh dục ♂, (B) Bộ máy sinh dục ♀,</i>
<i>(C) Các phần của ống dẫn trứng ở chim</i>


<b>E. LỚP THÚ:</b>
<b>1. Con đực:</b>


- Có 2 dịch hồn nằm trong xoang tới thời kỳ sinh sản cơ quan này to ra và ra khỏi


xoang, lúc đó 2 dịch hồn đặt trong túi nhưng còn liên lạc với xoang nhờ dây treo dính
vào thân.


- Phó dịch hồn là phần đầu của ống dẫn tinh cuộn lại (di tích của trung thận), phó
dịch hồn thơng với ống dẫn tinh (hay ống Wollf) đưa tinh trùng theo ống dẫn niệu nên
gọi là ống niệu sinh dục nằm trong cơ quan giao hợp của con đực.


- Các tuyến phụ có: nhiếp hộ tuyến, tuyến Tyson Cowper (dịch pha loãng tinh dịch
và bảo vệ tinh trùng, điều hòa những chất độc ở đường sinh dục con cái ). Ngồi ra cịn
có túi chứa tinh, giữ tinh trùng.


<b>2. Con cái:</b>


Có 2 nỗn sào sát với thận, 2 ống dẫn trứng (ống Muller) có vịi Fallope- 2 tử
cung, 1 âm đạo, mở ra ngồi là âm hộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Hình 6: (A) Hệ sinh dục ♂ và (B) Bộ máy sinh dục ♀ của chuột.</i>
<b>F. CON NGƯỜI:</b>


<b>I. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam:</b>


<b> </b>Lúc dậy thì là lúc cơ quan sinh dục thay đổi nhiều nhất. Bao tinh hoàn to ra, sẫm
màu hơn, hai tinh hoàn cũng lớn lên theo. Dương vật lớn lên cả bề ngang lẫn bề dài,
thường cũng sẫm màu hơn trước. Cùng với sự phát triển ấy, lông mọc lên quanh cơ quan
sinh dục, lúc đầu lơ thơ vài sợi, sau mọc nhiều hơn, quăn hơn.


<b>1. Dương vật</b>


Dương vật là cơ quan đặc biệt của bộ phận sinh dục nam. Đây là bộ phận đa năng,
vừa dùng để tiểu tiện vừa có chức năng sinh dục. Dương vật rất nhạy cảm, đặc biệt là ở


quy đầu (đầu dương vật) tập trung số dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Bình thường
dương vật chưa cương cứng dài khoảng 5,5 đến 9cm. Khi cương cứng, kích thước trung
bình của dương vật khoảng 9 đến 15cm. Tuy nhiên, có một số người kích thước dương
vật nhỏ hơn hoặc lớn hơn một chút thì cũng là bình thường, hồn tồn khơng ảnh hưởng
đến khả năng sinh hoạt tình dục cũng như khả năng có con.


<b>a. Cấu tạo dương vật:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Giữa dương vật có một đường ống gọi là niệu đạo, cả nước tiểu và tinh dịch đều
thoát ra khỏi cơ thể bằng đường này, nhưng khơng bao giờ thốt ra cùng một lúc. Khi
tinh dịch đang được phóng ra khỏi cơ thể thì lối thốt dành cho nước tiểu bị đóng lại nhờ
một chiếc van "<i>thông minh</i>" và ngược lại, khi nước tiểu đi ra ngồi thì phần đóng sẽ
quay lại phía đường ra của tinh dịch.


Lúc bình thường khi dương vật mềm ở thể hang, các hốc máu có hình chữ V, H,
X, Y. Khi dương vật bị kích thích bởi tác nhân cơ học (sờ, nắn, đụng chạm tại chỗ) hoặc
bởi các yếu tố tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) thì sợi cơ trơn của các tiểu động mạch co lại,
kéo các vòng chung giãn ra làm cho máu từ các tiểu động mạch tràn vào các hốc máu do
vậy dương vật to, dài ra và cứng.


<b>b. Cơ chế cương cứng dương vật:</b>


Cương cứng dương vật là hiện tượng tự nhiên. Khi còn nhỏ, một bé trai đã có
những lúc cương cứng và đến khi bước vào tuổi dậy thì, hiện tượng cương cứng này
xuất hiện dễ dàng vì đủ mọi lý do như: khi thống nghĩ đến bạn gái, khi sợ hãi, lo lắng,
khi muốn đi tiểu, khi ngủ dậy buổi sáng hay bất cứ lúc nào mà chẳng vì lý do gì cả. Bạn
đừng lo lắng quá, khi trưởng thành, dương vật sẽ không “<i><b>bất trị</b></i>” như thế nữa, nó sẽ
nghe theo sự điều khiển của ý thức của bạn và thường chỉ cương cứng khi có ham muốn
tình dục.



Khi dương vật cương cứng có thể có nhiều hình vẻ khác nhau, bạn thì cong vịng
lên, bạn lại cong vịng xuống và mức độ dựng cao, thấp cũng khác nhau.


Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục cho dù có tác động trực tiếp
hay khơng trên dương vật, thì kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu trên não bộ. Từ đó,
tín hiệu này được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống và làm cho nó hoạt động.
Sau đó tín hiệu sẽ gửi tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền của
các sợi thần kinh thể hang. Kết quả là:


- Làm giãn nở các động mạch thể hang, các động mạch nhỏ, kể cả động mạch
xoắn, do đó máu sẽ được bơm dồn vào các hang mạch máu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trong khi dương vật cương, lối thoát của nước tiểu bị đóng lại và một chất dịch
được tiết ra từ 2 tuyến nhỏ đặc biệt (tuyến hành - niệu đạo) được xối vào niệu đạo để
dọn sạch dấu vết nước tiểu cịn đọng lại trước khi phóng tinh.


<b>c. Cơ chế xìu dương vật:</b>


Lượng máu bị ứ lại trong các hang nếu thoát dần ra được sẽ làm dương vật bớt
cứng và xìu xuống. Hiện tượng này là do hoạt động co thắt của hệ thần kinh giao cảm,
hệ này được kích thích sau khi con người đạt được cực khối và xuất tinh.


Khi khoái cảm lên tới cực điểm thì có hiện tượng phóng tinh do các cơ nội hang và
các cơ thành hang co thắt nhịp nhàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>2. Tinh hoàn</b>


Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng. Mỗi cơ thể nam có hai tinh hồn, có
cấu tạo hình trứng, kích thước 4,5 x 2,5 cm. Ở người lớn thể tích của tinh hồn trung
bình là 4,8±18,6 ml. Chúng được bảo vệ ở bên trong một chiếc túi nhỏ bằng da chùng và


nhăn nheo, được treo ở gốc dương vật gọi là bìu (hay bao tinh hồn). Bìu có tính co
giãn, để duy trì nhiệt độ thích hợp với tinh hồn, nếu gặp nhiệt độ nóng thì bìu hạ xuống
xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm.


Cũng giống như dương vật, tinh hoàn của mỗi người mỗi khác, có thể lớn hay nhỏ
hơn kích thước trung bình một chút hoặc có thể ở người này thì sa xuống thấp cịn của
người kia lại dâng lên cao. Thường thì hai bên tinh hồn khơng đều nhau, bên cao bên
thấp hoặc bên lớn bên nhỏ hơn một chút. Điều này hồn tồn bình thường, khơng ảnh
hưởng gì đến chức năng của hai tinh hoàn cả.


Trong mỗi tinh hoàn được chia thành nhiều thuỳ bằng các vách xơ, trong mỗi thuỳ
lại có nhiều ống nhỏ ngoằn nghèo được gọi là ống sinh tinh. Mỗi tinh hồn có khoảng
900 ống sinh tinh, mỗi ống dài 5m, tiếp nối với ống sinh tinh là ống mào tinh hồn. Ống
này có chiều dài 6m và được tiếp nối bởi ống dấn tinh.


Tinh hoàn được coi là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hồn
của một người đàn ơng trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một
lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống
dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối
thiểu là một tháng.


Bên cạnh đó, tinh hồn cịn có một chức năng quan trọng khác là bài tiết hormon
sinh dục nam (chủ yếu là Testosteron), quyết định các đặc tính của giới nam và điều
khiển hoạt động của hệ sinh dục.


<b>3. Mào tinh hoàn</b>


Mào tinh hoàn là một bộ phận nhỏ nằm dọc ở mặt sau bên tinh hoàn. Mào tinh hoàn
bao gồm từ 10-12 ống xuất và ở người trưởng thành, chiều dài tổng cộng của các ống
này lên đến 5-6 cm. Cả về mặt hình thái lẫn chức năng, người ta thường chia mào tinh


hoàn thành ba phần: Đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>



<b> Ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt</b>


Tương ứng với hai bên tinh hồn sẽ có hai ống dẫn tinh. Khi rời khỏi mào tinh,
tinh trùng sẽ theo hai ống dẫn tinh bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trên đường đi, tinh
trùng gặp túi tinh và tuyến tiền liệt.


Túi tinh nằm giữa bàng quang và trực tràng. Các đường ra của túi tinh đổ vào các
ống dẫn tinh, đoạn cuối của ống này đổ vào cổ tuyến tiền liệt, trước khi phóng tinh ra
ngồi.


Tuyến tiền liệt rất nhỏ, chỉ bằng hạt dẻ, nằm ngay cổ bàng quang của nam giới,
bao bọc quanh niệu đạo. Mặt sau tựa lên trực tràng còn mặt trước được cố định với
xương chậu. Có thể dùng tay đưa sâu vào trong hậu môn, sờ ngược lên mặt trước sẽ thấy
một vật hình cầu, đó chính là tuyến tiền liệt.


Túi tinh và tuyến tiền liệt tiết ra các chất dịch để ni dưỡng tinh trùng. Các chất
dịch này hồ với tinh trùng tạo thành chất có tên là tinh dịch. Bình thường tinh dịch có
màu trắng đục như nước vo gạo, khi mới ra khỏi cơ thể thường đặc rồi lỏng dần ra.
Trong thành phần của tinh dịch, dịch tiết của túi tinh chiếm khoảng 50-80% thể tích,
thành phần chính của nó là đường Fructose, có đặc tính nhầy và kiềm.


Một phần tuyến tiền liệt có chức năng của một cơ co thắt, có vai trị quan trọng
trong việc phóng thích dịch tiết của tuyến tiền liệt cũng như kiểm soát nước tiểu. Dịch
tiết của tuyến tiền liệt chiếm khoảng 15-30% thể tích tinh dịch.


<b> Kết luận:</b> <i>Như vậy để có được sự phát triển và hồn thiện về mặt cấu tạo và chức</i>


<i>năng của các cơ quan ở hệ thống sinh dục địi hỏi q trình biệt hố chính xác ngay từ</i>
<i>q trình bào thai và sau khi sinh. Sự điều hồ các q trình này do tác động của cả cơ</i>
<i>chế nội tiết lẫn cơ chế tự tiết và cận tiết.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ
phận như: môi lớn, môi nhỏ âm vật, âm đạo của bạn đều lớn lên, lông mu mọc xung
quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng
lớn lên. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hóc mơn sinh dục và phóng
nỗn (rụng trứng). Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo chu kỳ (hành
kinh).


1. Cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài ở nữ


Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh, đặc biệt là cơ
quan sinh dục ngoài. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo của bạn
gái đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Cũng
như gương mặt có mắt, mũi, miệng … nhưng mỗi người một vẻ, cơ quan sinh dục ngoài
là một phần độc đáo với màu sắc và hình dạng riêng của mỗi người. <b> </b>


<b>a. Âm hộ </b>


Là vùng cơ quan sinh dục bên ngồi, được phủ lơng mu khi đến tuổi dậy thì.
Ban đầu quanh cơ quan sinh dục xuất hiện vài ba sợi, sau nhiều thêm, quăn hơn, có
người chỉ có một dúm lơng nhỏ, nhưng cũng có người lơng dày và mọc lên cả phía bụng
và xuống hai bên đùi, hậu môn.


Bên dưới da, phần phía trên của âm hộ là một lớp đệm bảo vệ bằng mỡ trùm lên
xương mu. Bắt đầu từ bên dưới đệm là một rãnh kép do các nếp da hình vịng cung tạo
thành, đó là các mơi lớn (cịn gọi là mơi ngồi) và mơi bé (cịn gọi là mơi trong). Chúng
che chở tồn bộ hệ sinh dục, trước hết là âm vật, sau đó là lỗ niệu đạo và âm đạo nằm ở


bên dưới lỗ đó.


<b>b. Âm vật</b>


Là cơ quan sinh dục rất đặc biệt, cơ quan này khơng có một chức năng gì khác
ngồi việc cung cấp khối cảm tình dục. Âm vật có kích thước chỉ bằng hạt đậu, nằm
gép trong một nếp mô, ở chỗ hai mơi bé gặp nhau. Nói một cách chính xác thì phần âm
vật nhơ lên mà bạn nhìn thấy chỉ là đầu âm vật, cịn tồn bộ âm vật nằm bên trong cơ
thể, có hình dài. Bào thai nam nữ ở những tuần đầu có cơ quan sinh dục giống nhau, âm
vật và dương vật chỉ là một, sau đó mới phát triển phân biệt thành nam hay nữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ướt vùng xung quanh và phía trong là lỗ âm đạo. Nhờ các chất dịch này giúp cho việc
giao hợp được dễ dàng hơn và không gây đau cho bạn gái.


<b>c. Môi lớn và môi nhỏ:</b>


Chỉ cần một cái gương nhỏ bạn có thể nhìn thấy rõ cơ quan sinh dục của mình.
Khu vực sinh dục bên ngồi gọi là âm hộ. Nhìn vào đây bạn thấy cặp môi lớn, bên trong
là cặp môi nhỏ. Môi lớn và môi nhỏ che chở cho hệ sinh dục.


<b>d. Màng trinh</b>


Màng trinh có nhiều loại hình khác nhau. Nó là một nếp niêm mạc mọc ra từ
chung quanh âm môn, che phủ lỗ ngồi của âm đạo, nhưng khơng phải kín bưng như
tang trống. Màng trinh có lỗ để máu kinh hàng tháng thốt ra. Tùy theo hình dáng của lỗ
mà màng trinh có hình dạng khác nhau (hình vẽ): lỗ hình trịn nhỏ hay trái xoan, lỗ hình
nửa vịng trịn, hoặc lỗ hình lá, hình bầu dục... Ở lớp niêm mạc của màng trinh có những
mao mạch. Hơn 60% trường hợp màng trinh mỏng khi giao hợp lần đầu thì dễ rách và
chảy máu. Cá biệt có loại khá dày giao hợp không được, cần phải nhờ thầy thuốc cắt
rạch màng trinh. Nhưng đáng lưu ý là có gần 30% các loại màng trinh dai và co giãn tốt,


giao hợp không rách nên khơng ra máu. Hoặc màng trinh hình cầu như dải lụa vắt vẻo từ
bên này qua bên kia ở cửa âm đạo, khi giao hợp màng trinh chỉ ép vào một bên chứ
không rách nên cũng không chảy máu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

máu. Một số khác dễ rách khi đi xe đạp, chạy nhảy, tập thể dục thể thao... dù chưa quan
hệ tình dục với ai bao giờ.


Nói tóm lại, khơng có một căn cứ xác đáng nào khẳng định một cô gái là cịn
trinh hay khơng. Nhiều bạn trai đã đánh mất hạnh phúc của mình chỉ vì quanh quẩn với
những câu hỏi "ngớ ngẩn" về màng trinh. Họ căn cứ vào những quan niệm cũ và không
khoa học để nghi ngờ sự không chung thủy hay đánh giá đạo đức của bạn tình. Đây có
thể coi là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà các bạn trai không nên mắc phải.


2.Cấu tạo cơ quan sinh dục trong ở nữ


<b> </b> Cùng với sự thay đổi của các bộ phận sinh dục bên ngoài, bên trong cơ thể, âm
đạo, tử cung cũng lớn lên. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormôn sinh
dục và phóng nỗn (rụng trứng). Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo
chu kỳ (hành kinh).


<b>a. Âm đạo</b>


Phía dưới âm vật và lỗ tiểu là cửa âm đạo. Cửa âm đạo dẫn vào đường sinh dục
trong. Âm đạo là một khoang rỗng, dài, xẹp lép và có dạng đường ống nằm giữa âm hộ
và cổ tử cung giống như một khoang ảo. Bình thường các thành của nó chạm sát vào
nhau và chỉ tách rời nhau ra nhờ một màng dịch ở giữa. Thành âm đạo bao gồm một số
sợi cơ có tính đàn hồi, chúng sẽ giãn ra để chứa dương vật trong lúc giao hợp và giãn
rộng trong lúc sinh để đưa em bé ra ngoài.


Lối vào âm đạo nằm ngay bên dưới niệu đạo, được hai đôi môi lớn và môi bé


che chở và bảo vệ. Chiều dài của âm đạo khác nhau tuỳ theo từng người, trung bình
khoảng 10 cm.


Âm đạo tự làm sạch bằng cách tiết ra một chất dịch nhầy có tác dụng dọn sạch
những tế bào đã chết cũng như máu và các tế bào do tử cung thải ra trong chu kỳ kinh
nguyệt.


<b>b. Dịch tiết âm đạo</b>


Bước vào tuổi dậy thì, bạn gái thấy cơ quan sinh dục nhiều khi ướt át, quần lót
có dịch dính. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Chất dịch này xuất hiện
ở cửa âm đạo nên thường gọi là “dịch tiết âm đạo”, nhưng vì xuất xứ từ cổ tử cung nên
nó cịn có tên gọi là “dịch tiết cổ tử cung”. Dịch thường có màu trắng trong, trắng đục
hoặc hơi ngả vàng, có thể nhiều hay ít tùy từng cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Sau khi hết đợt hành kinh, bạn gái có thể thấy khơ ở âm đạo và khơng có dịch
tiết hoặc có thể thấy một trong hai dạng chất dịch: đặc dính hoặc loãng ướt. Tuy nhiên, ở
khoảng thời gian giữa của một chu kì (giữa hai đợt hành kinh), bạn cũng có thể thấy dịch
tiết nhiều hơn, loãng hơn, ướt át hơn. Nó trong như lịng trắng trứng, có thể hơi hồng.
Cầm giữa hai ngón tay, bạn có thể kéo dài ra được. Trứng thường rụng trong khoảng
thời gian này. Khi thấy dịch tiết nhiều trong khoảng thời gian này, nhiều bạn nghĩ mình
bị bệnh, như vậy là nhầm đấy.


Sau khi rụng trứng, dịch tiết dần mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn
nó biến mất hẳn. Một số bạn có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau. Một số bạn khi sắp
hành kinh lại có dịch lỗng nên cảm thấy ướt át ở âm đạo.


Đó là những thay đổi thơng thường của dịch tiết âm đạo. Còn nếu bạn bị viêm
nhiễm ở đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu
xanh, mùi hơi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan


sinh dục. Lúc đó bạn cần đi khám.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>c. Tử cung</b>


Có cấu tạo gồm hai phần chính là thân và cổ tử cung, nối giữa hai phần này là eo
tử cung.


<i><b>* Cổ tử cung</b></i>


Là một cơ quan sinh sản, có vai trị riêng của mình đối với khả năng sinh sản
của người phụ nữ. Bình thường cổ tử cung là một lỗ rất bé, đường kính chỉ khoảng 1-2
mm, nhưng khi sinh nở có thể mở rất rộng để em bé trong tử cung ra được bên ngoài.
Một số tế bào của cổ tử cung sinh ra dịch nhầy, với liều lượng thay đổi theo sự
lên xuống của tình trạng nội tiết.


Trong một phần thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, chất dịch nhầy này phong toả
không cho tinh trùng đi vào tử cung, cịn trong thời gian có khả năng thụ thai (thời kỳ
rụng trứng) của chu kỳ kinh nguyệt thì dịch nhầy thay đổi để cho tinh trùng đi qua một
cách dễ dàng.


<i><b> * Thân tử cung</b></i>


Là một cơ quan hình quả lê, bên trong rỗng, nằm giữa bàng quang và trực tràng.
Trước lần có thai đầu tiên, thân tử cung có kích thước khoảng 6 x 4 cm, trong
thời kỳ mang thai, thân tử cung tăng dần kích thước để trở thành một ổ nằm thoải mái
cho một thai nhi nặng khoảng 3 kg.


Sau khi sinh con, thân tử cung nhanh chóng co lại, nhưng sẽ to hơn một chút sau
mỗi lần sinh, những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, kích thước của tử cung có thể lên tới 7 – 8
x 5 cm.



Kích thước thân tử cung có thể thay đổi như vậy là do thành tử cung có cấu trúc
cơ khoẻ, có thể đàn hồi. Nó được cung cấp máu rất đầy đủ và có một lớp niêm mạc bên
trong (gọi là nội mạc tử cung), có thể thay đổi vào mỗi kỳ kinh nguyệt cũng như vào lúc
sinh đẻ.


Thân tử cung được gắn chặt với cổ tử cung và âm đạo. Thân tử cung được giữ
nguyên ở một chỗ nhờ giải mô rộng và có tính đàn hồi, treo giữa thành ngồi của tử
cung và thành trong của tiểu khung.


<b>d. Buồng trứng</b>


Mỗi bạn gái đều có hai buồng trứng, là hai cơ quan hình bầu dục nằm ở hai bên,
cạnh tử cung. Các buồng trứng nằm lọt trong các dây chằng rộng (đó là những giải mơ
có tác dụng giữ cho tử cung treo ở đúng vị trí của nó) và nối với tử cung bởi dây chằng
riêng của buồng trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Các buồng trứng không sản xuất ra các tế bào trứng, mà nhiệm vụ của nó là
ni dưỡng trứng. Trứng đã có sẵn ở buồng trứng ngay từ khi bé gái được sinh ra. Mỗi
trứng được lưu giữ trong một túi nhỏ, gọi là nang trứng, bé gái mới sinh có khoảng
400,000 nang trứng. Tuy nhiên, nang trứng ở em bé mới sinh chưa thể thụ thai được mà
phải được ni dưỡng để lớn lên và “chín”. Chỉ có các nang trứng đã “chín” mới có thể
thụ thai. Q trình nang trứng “chín” chỉ xảy ra từ tuổi dậy thì. Các nang trứng khơng
cùng “chín” một lúc. Hàng tháng, sẽ có vài nang trứng được kích hoạt để phát triển đến
gần giai đoạn “chín” nhưng chỉ có duy nhất một nang trứng được cơ thể tự chọn để phát
triển đến “chín” hẳn. Nang này chứa nhiều dịch và một tế bào làm chức năng sinh sản
gọi là nỗn. Khi đường kính của nang này lớn khoảng 20 mm (nang chín), nó tự vỡ để
giải phóng nỗn (được gọi là phóng nỗn hay là rụng trứng). Nỗn được hút vào vịi
trứng, sẵn sàng cho q trình thụ thai. Nếu gặp tinh trùng, chúng sẽ kết hợp với nhau
(gọi là thụ tinh), rồi phát triển thành thai nhi.



Bình thường, sau khi đã phóng nỗn, nang trứng cịn lại lớp vỏ bên ngoài gọi là
hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày lên, sẵn sàng
đón nhận noãn đã được thụ tinh đến làm tổ và phát triển. Nếu nỗn khơng được thụ tinh
thì hồng thể sẽ tự teo đi, làm cho lượng progesteron giảm xuống, lớp niêm mạc tử cung
bong ra, cùng với sự co bóp của tử cung sẽ đẩy chúng ra ngồi, gây ra hiện tượng chảy
máu kinh.


Các nang trứng khơng “chín hẳn” và nỗn đã được phóng vào vịi trứng nếu
khơng được thụ tinh cũng sẽ thối hố dần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>e. Vịi trứng</b>


Là cơ quan nối giữa các buồng trứng với tử cung, nằm ở bên phải và bên trái tử
cung, uốn cong quanh buồng trứng. Một đầu của vòi trứng dẫn vào tử cung, còn đầu kia
để mở, kết thúc bằng những sợi tua có thể di chuyển một cách dễ dàng gọi là loa vịi
trứng.


Khi một nỗn trưởng thành được giải phóng khỏi nang trứng thì các sợi tua có
thể di chuyển ở đầu mở của vịi trứng tóm lấy nó và chuyển vào bên trong vịi trứng. Sự
thụ tinh giữa noãn và tinh trùng diễn ra bên trong vịi trứng (thường ở 1/3 phần ngồi
của loa vịi). Chính tại đây, nỗn được thụ tinh phát triển những bước đầu tiên. Như vậy,
vịi trứng có vai trị quan trọng trong q trình sinh sản, phải "thơng suốt" để tinh trùng
có thể di chuyển vào gặp trứng cũng như đảm bảo q trình thụ tinh của nỗn và sự phát
triển của phôi thai trước khi phôi thai di chuyển vào làm tổ trong tử cung.


</div>

<!--links-->

×