Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

QUY HOẠCH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 201 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH
QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quảng Ninh, năm 2016
i


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------------------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH
QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ:
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh
Địa chỉ: Cột 8 - Phường Hồng Hà - TP.Hạ Long - Quảng Ninh
Điện thoại: 033.3835661; Fax: 033.3835074

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
Công ty Cổ phần tư vấn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: 138 Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84) 04.2240 6549 - Fax: (84) 04.37868 995

ii



Quảng Ninh, năm 2016

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ Viết tắt

Nội dung viết tắt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTC

Bán thâm canh

BQ

Bình qn

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

CBTS


Chế biến thủy sản

CV

Đơn vị đo mã lực tàu cá

CN

Cơng nghiệp

CN-XD

Cơng nghiệp – Xây dựng

CBXK

Chế biến xuất khẩu

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa

CB&DVTS

Chế biến và dịch vụ thủy sản

COD

Nhu cầu oxy hóa học


DVHCNC

Dịch vụ hậu cần nghề cá

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

GDP
GRDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)
Tổng sản phẩm của nội Tỉnh

GTXK

Giá trị xuất khẩu

GTT

Giá thực tế


GSS

Giá so sánh

GTTS

Gía trị thủy sản

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HST

Hệ sinh thái

KT-XH

Kinh tế-xã hội

KT&BVNLTS

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

KTHS


Khai thác hải sản

KTTS

Khai thác thủy sản

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

NN

Nông nghiệp
iv


Từ Viết tắt

Nội dung viết tắt

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NBD


Nước biển dâng

PA

Phương án

PPP

Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư

QC

Quảng canh

QHTS

Quy hoạch thủy sản

QCCT

Quảng canh cải tiến

RNM

Rừng ngập mặn

SL

Sản lượng


TP

Thành phố

TX

Thị xã

TĐTBQ

Tốc độ tăng bình quân

TC

Thâm canh

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TS

Thủy sản

UBND

Ủy ban Nhân dân

VietGAP


Quy chuẩn thực hành nuôi tốt của Việt Nam

VN

Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức Thương Mại thế giới (World Trade Organization)

v


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH.....................................................................1
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ................................................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH...........................................5
PHẦN II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.....................................7
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN...............7
1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................7
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.................................................................................7
1.3. Điều kiện môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.......................................13
1.4. Đánh giá tiềm năng phát triển thủy sản.............................................................15
1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển ngành thủy sản 17
2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

TỈNH QUẢNG NINH...............................................................................................18
2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh.....................................18
2.2. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh...................22
2.3. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế..................................26
2.4. Đánh giá tác động của hoạt động các ngành kinh tế đến phát triển ngành thủy
sản............................................................................................................................28
2.5. Đánh giá chung về KT - XH tác động đến ngành thủy sản................................30
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN..........33
1. HIỆN TRẠNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN...................................................33
1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất ni trồng thuỷ sản.........................................33
1.2. Hiện trạng đối tượng và công nghệ nuôi trồng thủy sản.......................................34
1.3. Tổ chức quản lý sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản..............................38
1.4. Hiện trạng về công tác khuyến ngư, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ......39
1.5. Đánh giá tác động nuôi trồng thủy sản lên môi trường......................................43
1.6. Hiện trạng về môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản....................45
1.7. Hiện trạng về lao động trong nuôi trồng thủy sản..............................................54
1.8. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển NTTS.................................................55
2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN................56
2.1. Hiện trạng khai thác thủy sản............................................................................56
2.2. Tổ chức sản xuất trong KTTS............................................................................63
2.3. Ngư trường, mùa vụ khai thác thủy sản.............................................................65
2.4. Nguồn lợi thủy sản các khu bảo tồn...................................................................66
2.5. Kết quả thực hiện chương trình công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

..................................................................................................................................71
2.6. Lao động trong lĩnh vực khai thác.....................................................................73
vi


2.7. Đánh giá chung về lĩnh vực khai thác thủy sản..................................................73

3. HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN...............................74
3.1. Nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản...........................................................76
3.2. Năng lực cơ sở chế biến thủy sản.......................................................................77
3.3. Sản lượng, chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản............................................78
3.4. Môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................................79
3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản..............................................................79
3.6. Lao động trong lĩnh vực CBTS..........................................................................80
3.7. Tổ chức sản xuất trong CBTS............................................................................80
3.8. Đánh giá chung..................................................................................................80
4. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, DỊCH VỤ SẢN XUẤT THỦY SẢN..............81
4.1. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho khai thác thủy sản...............................................81
4.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản......................................86
4.3. Sản xuất và cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản..........................................92
4.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho chế biến thủy sản.................................................95
5. HIỆN TRẠNG VỀ THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ........96
5.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động ngành thủy sản...........................................96
5.2. Hiện trạng về thể chế, chính sách thủy sản........................................................98
6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN .......104
7. HIỆN TRẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC THỦY SẢN...............106
8. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH.........................................110
9. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2015.......................................................114
9.1. Những thành tựu đạt được....................................................................................114
9.2. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân........................................................................116
PHẦN IV: DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN THỦY SẢN..................121
1. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI..........................................................121
2. DỰ BÁO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN...........124
3. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN...........................................127
4. DỰ BÁO VỀ NGUỒN LỢI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI THỦY SINH.............128
5. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG...........130

PHẦN V: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG
ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030...................................................................132
1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH...........................132
1.1. Quan điểm phát triển.............................................................................................132
1.2. Mục tiêu phát triển................................................................................................132
1.3. Định hướng phát triển...........................................................................................133
2. NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH....................................................135
vii


2.1. Phương án I:...........................................................................................................135
2.2. Phương án II:.........................................................................................................137
2.3. Phương án III:........................................................................................................138
2.4. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển........................................................141
3. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH.............................................................142
3.1. Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản.................................................................142
3.2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.............................................149
3.3. Quy hoạch lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản........................................154
3.4. Quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá.........................................157
3.5. Lao động ngành thủy sản......................................................................................160
4. DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ......................................................................................161
4.1. Các dự án ưu tiên đầu tư.......................................................................................161
4.2. Khái toán vốn đầu tư.............................................................................................161
5. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH.....................................................162
5.1. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................162
5.2. Hiệu quả xã hội......................................................................................................162
5.3. Hiệu quả môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.........................................163
5.4. Hiệu quả an ninh quốc phòng...............................................................................163
PHẦN VI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.........................................................164
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách...............................................................................164
2. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực........................................................165
3. Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản..........................................................165
4. Giải pháp hợp tác quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ..................................166
5. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư...................................................166
6. Giải pháp môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản..............................................168
7. Giải pháp vốn đầu tư................................................................................................169
8. Tổ chức thực hiện quy hoạch...................................................................................171
PHẦN VII: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................175
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................177
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 179

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Quảng Ninh.................9
Bảng 2: Hiện trạng dân số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015....................................19
Bảng 3: Hiện trạng lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015................................19
Bảng 4: Hiện trạng GRDP tỉnh Quảng Ninh qua các năm (theo giá SS: 2010).................20
Bảng 5: Đóng góp của ngành thủy sản vào tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Ninh.............22
Bảng 6: Cơ cấu GRDP khu vực nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh........................................23
Bảng 7: Tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người các sản phẩm......................................25
Bảng 8: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải hoạt động NTTS.......................26
Bảng 9: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh qua các năm.........................27
Bảng 10: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đất ni trồng thủy sản.........................27
Bảng 11: Diện tích và sản lượng, năng suất nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh...........33
Bảng 12: Diện tích, sản lượng và năng suất NTTS mặn, lợ theo đối tượng .....................34
Bảng 13: Diện tích và sản lượng NTTS nước ngọt tỉnh Quảng Ninh................................36

Bảng 14: Hiện trạng NTTS nước ngọt phân theo địa phương tỉnh Quảng Ninh...............37
Bảng 15: Lao động tham gia thủy sản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015..................54
Bảng 16: Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm cơng suất giai đoạn 2010-2015...........................56
Bảng 17: Cơng suất tàu thuyền giai đoạn 2010-2015........................................................57
Bảng 18: Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo địa phương .......................57
Bảng 19: Cơ cấu các nghề khai thác thủy sản tại Quảng Ninh năm 2015.........................58
Bảng 20: Sản lượng khai thác phân theo địa phương giai đoạn 2010-2015......................61
Bảng 21: Năng suất KTTS tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015...................................61
Bảng 22: Hiện trạng chế biến thủy sản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015................74
Bảng 23: Danh mục cảng có chức năng ngư nghiệp tỉnh Quảng Ninh.............................81
Bảng 24: Các khu neo đậu tránh trú bão tỉnh Quảng Ninh................................................83
Bảng 25: Hiện trạng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá..................................................84
Bảng 26: Thống kê nhà máy sản xuất nước đá và cơ sở cung cấp lưới ngư cụ.................85
Bảng 27: Hiện trạng sản xuất giống tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015..................88
Bảng 28: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đã đạt được với các chỉ tiêu đề ra
theo Quyết định số 2770/2010/QĐ-UBND.....................................................................111
Bảng 29: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh......................128
Bảng 30: Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 theo Phương án I.......................................................................135
Bảng 31: Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 theo Phương án II.....................................................................137
Bảng 32: Chỉ tiêu Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 theo Phương án III....................................................................139
Bảng 33: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030..........................................................................................................143

ix


Bảng 34: Quy hoạch phát triển NTTS nước ngọt tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030..........................................................................................................143
Bảng 35: Quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030..................................................................................................................146
Bảng 36: Quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ phân theo các đơn vị trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030......................................................148
Bảng 37: Quy hoạch sản xuất giống các giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.................................................................................149
Bảng 38: Quy hoạch phát triển KTTS tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030................................................................................................................................ 150
Bảng 39: Chỉ tiêu phát triển cơ cấu tàu KTTS tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030..................................................................................................................151
Bảng 40: Các chỉ tiêu phát triển chế biến thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030..........................................................................................................154

x


xi


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích vùng biển trên 6.000 km 2,
có trên 43.000 ha rừng ngập mặn, chương bãi và bãi triều có điều kiện phát triển
ni các lồi thủy đặc sản; có Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long với diện tích trên
1.500 km2 được tạo bởi gần 2.070 hịn đảo, có nhiều eo vịnh kín gió là mơi
trường thích hợp để ni trồng, khai thác các lồi hải sản có giá trị kinh tế cao;
có nhiều sơng ngịi, ao đầm nước ngọt phù hợp ni trồng thủy sản nước ngọt.
Vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng được xác định là một trong bốn ngư trường
trọng điểm của cả nước, có nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Là tỉnh có vị

trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phịng - an ninh và đối ngoại, nằm trong
Khu vực hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt- Trung”, hợp tác liên
vùng Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, cầu nối quan trọng
của hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Đây là những tiềm năng, lợi thế nổi
trội của tỉnh Quảng Ninh, tạo tiền đề để kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế
quan trọng, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia [3].
Quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế thủy sản của Đảng và Nhà
nước về Chiến lược Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam
đến năm 2020, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số
2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng
thể ngành Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch
tổng thể ngành Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2015 đã đạt
được những kết quả nhất định: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản đã tăng
liên tục, các sản phẩm thủy sản phong phú cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội
địa và xuất khẩu; nhiều sản phẩm là đặc sản đáp ứng nhu cầu khách du lịch
trong và ngoài nước. Đến năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 103.407 tấn,
trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt 46.287 tấn, sản lượng khai
thác thủy sản (KTTS) đạt 57.120 tấn; tổng giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so
sánh 2010) đạt 3.471 tỷ đồng, đóng góp gần 50% GRDP trong khối nông, lâm,
ngư nghiệp; tạo việc làm và thu nhập cho khoảng trên 59.000 lao động, tốc độ
tăng trưởng giải quyết việc làm của lao động thủy sản hiện nay đạt khoảng
4,4%/năm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên chưa tương xứng với
tiềm năng của ngành; phát triển thủy sản còn gặp một số tồn tại, hạn chế như:
Năng suất NTTS còn thấp, sản xuất giống thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu;
Cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác chưa cân đối, KTTS chủ yếu tập trung
ở khu vực ven bờ; Các sản phẩm chế biến xuất khẩu (CBXK) chủ yếu ở dạng
thô, giá trị kim ngạch CBXK thấp; Kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng, dịch vụ hậu
cần nghề cá còn hạn chế, chưa đồng bộ, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư trực
tiếp cho thủy sản thấp; nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thủy sản của

tỉnh còn thiếu,....Ngành thủy sản của tỉnh cũng đang phải đối mặt với khơng ít
thách thức liên quan tới những rủi ro về môi trường, thị trường, thiên tai; tác
1


động của biến đối khí hậu và q trình phát triển kinh tế xã hội, q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành thủy sản
Việt Nam nói chung và ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh nói riêng có những cơ
hội mới để phát triển song cũng đặt ra nhiều thách thức mới: Chất lượng sản
phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản
trong nước và thị trường thế giới, những trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp,
thủy sản cần được điều chỉnh để phù hợp với luật thương mại quốc tế.
Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và điều kiện phát triển
ngành thủy sản trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã tích cực nghiên cứu,
xây dựng cơ chế chính sách và các Quy hoạch, Chương trình, Đề án hỗ trợ phát
triển ngành thủy sản, trong đó có: Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS
ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt
“Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững”; Nghị Quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”.
Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, cần thiết phải
xây dựng “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng,
lợi thế và các nguồn lực phát triển để phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng
Ninh; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị Quyết số 13-NQ/TU
ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra và Chiến lược
và Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020, định hướng 2030 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Thủy sản năm 2003;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày
25/6/2015;
- Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 của Ban chấp hành Trung ương
về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
2


của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 67/2014/NQ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 và Nghị định
89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi Nghị định 67/NĐ-CP ngày 07/7/2014
của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản;
- Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Chính phủ "Về việc phê
duyệt Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2020;

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt "Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến 2020";
- Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 07/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 38/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành một số chính sách khuyến khích khai thác, ni trồng
hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa;
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn 2030;
- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
tỉnh Quảng Ninh;


3


- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chỉnh phủ
về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu
bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy
sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Quyết định số 2770/2010/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020;
- Quyết định số 3047/QĐ-UBND ngày 27/09/2011 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Dự án quy hoạch các khu bảo tồn, các vùng cấm khai thác
thủy sản có thời hạn và phân vùng, phân tuyến khai thác thủy sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 3501/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giống thuỷ sản tỉnh đến năm 2020;
- Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển NTTS nước ngọt tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của Uỷ ban nhân dân

tỉnh về phê duyệt Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ
Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1714/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế
thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc quy định mức hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi thuỷ sản
để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
4


- Quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030”;
- Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay
cho các tổ chức, cá nhân vay vốn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng
để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 2734/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển ngành thủy
sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH
3.1. Phương pháp chung
- Kế thừa các thông tin tư liệu, tài liệu hiện có từ các cơ quan ban ngành ở
Trung ưng và địa phương, các báo cáo, tài liệu nghiên cứu liên quan đến điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh;
Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh và của các huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; báo cáo của các đơn vị quản lý ngành
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin của các huyện, thị xã, thành phố
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; và quy hoạch các lĩnh vực, các ngành khác trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và so sánh, phân tích mơ hình
và dự báo, phân tích kinh tế - xã hội - mơi trường, phân tích hiện trạng phát triển
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngồi ra, một số phương pháp phân tích
chun ngành cũng được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch; phương pháp
hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và các bên liên quan là những phương pháp chính
được sử dụng trong quá trình triển khai xây dựng quy hoạch phát triển ngành
thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2. Các bước tiến hành triển khai lập quy hoạch
Về cơ bản phương pháp Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được tiến hành theo các bước sau.
- Bước 1: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, các quyết định và các
chính sách liên quan đến phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh; các cơng
trình nghiên cứu khoa học; các báo cáo tổng kết hàng năm của các huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; báo cáo của các đơn vị quản lý ngành
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
5



- Bước 2: Tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung thu thập các số liệu, thông
tin về tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển thủy sản của các huyện, thị
xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; và các đơn vị quản lý ngành thủy
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Bước 3: Tổng hợp các tư liệu, số liệu điều tra khảo sát, đánh giá hiện
trạng và so sánh đánh giá với các chỉ tiêu quy hoạch theo Quyết định số
2770/2010/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Dự báo
các điều kiện phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh và xây dựng các phương án
quy hoạch phù hợp với: Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp
hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển thủy sản phù hợp với Quy
hoạch tổng thể ngành thủy sản Việt Nam, Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, và các
quy hoạch khác của tỉnh Quảng Ninh.
- Bước 4: Hội thảo xin ý kiến chuyên gia, các đơn vị quản lý ngành thủy
sản tỉnh Quảng Ninh; và gửi công văn xin ý kiến các sở, ban, ngành, địa phương
của tỉnh Quảng Ninh và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.
Hồn thiện báo cáo quy hoạch theo ý kiến góp ý của cơ quan quản lý, các
chuyên gia và của các địa phương.
- Bước 5: Hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch, bản Dự thảo Quyết định và báo
cáo Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt.

6



PHẦN II:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh), có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của
cả nước [11]. Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược kết nối với hai trung tâm
kinh tế của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phịng) và với khu vực phía Nam Trung
Quốc. Thành phố Hạ Long cách Thủ đô Hà Nội 150 km, cách Sân bay Quốc tế
Nội Bài 120 km và cách hệ thống cảng biển Hải Phòng và sân bay Cát Bi
khoảng 80 km. Quảng Ninh có đường bờ biển dài 250 km; có biên giới cả trên
đất liền và trên biển với Trung Quốc (khoảng 120 km trên đất liền, 191 km trên
biển), có cửa khẩu Quốc Tế Móng Cái, 3 khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hồnh
Mơ, Bắc Phong Sinh), 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn
Gia)... giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá xuất khẩu của
Miền Bắc sang thị trường Quốc tế, đặc biệt với Trung Quốc, trong đó có mặt hàng
thuỷ sản; tạo cơ hội hợp tác sâu rộng về kinh tế thuỷ sản với Trung Quốc (nước có
sản lượng thuỷ sản lớn nhất thế giới); đồng thời là tỉnh công nghiệp – dịch vụ,
hoạt động dịch vụ và du lịch phát triển. Đây là những tiềm năng, lợi thế nổi trội
của tỉnh Quảng Ninh, tạo tiền đề để kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế
quan trọng, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng thị
trường tiêu thụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an
ninh quốc gia.
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải; hơn 80% đất đai là đồi núi. Địa
hình Quảng Ninh được chia làm các loại địa hình chính: Địa hình quần đảo ven

biển, vùng đồi núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sơng và bờ biển. Đó là vùng Đơng Triều, ng Bí, bắc Quảng n, nam
Tiên n, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Vùng trung du và đồng bằng
ven biển thuận tiện cho nông nghiệp, thủy sản.
Địa hình quần đảo ven biển: Có trên hai nghìn hịn đảo trải dài theo đường
ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp, đã tạo ra nhiều vũng, vịnh,... là điều
kiện thuận lợi cho các loài thủy sinh vật trú ngụ và sinh sống; là nơi neo đậu tự
nhiên để tránh, trú bão cho tàu thuyền khai thác hải sản; nhờ những hành lang
đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng phát triển thủy sản rất lớn.
1.2.2. Khí hậu
7


Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa trong năm. Nền
nhiệt độ trung bình khoảng 21-23oC, lượng mưa bình quân 1.995 mm và độ ẩm
trung bình 82-85%; có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đơng lạnh, ít
mưa. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm như sau:

Hình 1: Nhiệt độ trung bình các tháng tại
tỉnh Quảng Ninh

Hình 2: Lượng mưa trung bình các tháng giai
đoạn 2005 – 2015 tỉnh Quảng Ninh

Nắng: Ở tỉnh Quảng Ninh có số giờ nắng trong năm là 1.433,6 giờ/năm.
Nắng tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là
tháng 3 và tháng 4.
Lượng mưa: Theo số liệu của 10 trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh trong

giai đoạn 2005 – 2015 cho thấy lượng mưa trung bình năm của tỉnh vào khoảng
1.926 mm/năm, biến động lượng mưa giữa các trạm quan trắc trong địa bàn tỉnh
tương đối lớn khoảng 1.749mm. Mưa nhiều nhất tại Móng Cái với lượng mưa
trung bình năm khoảng 3.174 mm; nơi có lượng mưa ít nhất tại Bến Triều
(huyện Đông Triều) với lượng mưa trung bình năm là 1.176 mm. Mưa tại tỉnh
Quảng Ninh phân bố khơng đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa:
mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa thấp nhất là vào tháng 1 (lượng mưa trung bình là 2,3 mm). Mùa mưa
thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 trong đó tháng có lượng mưa lớn nhất là
tháng 7 (420,3 mm). Vào mùa mưa do lượng mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày
cộng với địa hình miền núi dốc, hệ thống sơng, suối của tỉnh ngắn, nhỏ nên trên
địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ quét, sạt lở gây thiệt hại không nhỏ đến hoạt động
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình của tỉnh là 82-85%, cao
nhất vào tháng 3 đạt tới 91%, thấp nhất vào tháng 12 đạt 74%. Sự chênh lệch độ
ẩm khơng khí phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa
mưa có độ ẩm khơng khí cao hơn mùa khơ.
Gió: Tỉnh Quảng Ninh có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió đơng bắc
và gió đơng nam. Gió đơng bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió
mùa đơng bắc tràn về theo đợt, và thường lạnh, giá rét ảnh hưởng đến mùa
8


màng, các hoạt động và sức khỏe của con người. Gió đơng nam hoạt động từ
tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước.
Bão: Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 10, trong vùng Quảng Ninh thường
có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung
bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra
vào tháng 7, 8, 9. Các cơn bão này ngoài gây thiệt hại về người, tài sản ở vùng
ven biển còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động ni trồng, khai thác thuỷ sản.

Biến đổi khí hậu nước biển dâng: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ
có những tác động trái chiều đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung
và của ngành thủy sản nói riêng. Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam” dưới tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, đến năm 2030
nhiệt độ trung bình ở Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,70C so với nhiệt độ trung
bình giai đoạn 1980 – 1999. Đến năm 2030, lượng mưa trung bình hàng năm có
thể tăng 2,0% so với trung bình năm 1989 – 1999, đồng thời lượng mưa phân bố
ngày càng tập trung vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khơ. Do là địa phương ít
chịu ảnh hưởng của nước biển dâng so với cả nước, đến năm 2020, mực nước
biển ở Quảng Ninh tăng lên từ 7 – 8 cm và 11 – 12 cm (năm 2030) so với giai
đoạn 1980 – 1999. Những thay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên
ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 1: Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Quảng Ninh
Trung bình XII - II
III - V
VI - VIII
IX - XI
Mức tăng nhiệt độ (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
Năm 2020

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


Năm 2030

0,7

0,8

0,8

0,6

0,7

Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 -1999
Năm 2020

1,3

0,4

-0,4

2,3

0,6

Năm 2030

2

0,6


-0,5

3,3

0,8

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012.
Đối với khai thác thủy sản: Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ
sinh thái biển, làm biến động nguồn lợi thủy sản vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của cộng đồng ngư dân khai thác khu vực ven biển. BĐKH làm
cho số lượng các cơn bão tăng lên, với cường độ ngày càng mạnh, các đợt gió
mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động
đáng kể đến hoạt động khai thác thuỷ sản, gây thiệt hại về người và tàu cá hoạt
động trên biển.
Đối với Nuôi trồng thủy sản: BĐKH gây ảnh hưởng đến nhiệt độ: Nhiệt
độ đóng vai trị quan trọng cho q trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật
nói chung và các lồi thủy sản nói riêng. Mỗi lồi có khoảng nhiệt độ thích ứng
riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định.
Nhiệt độ nước trong các ao nuôi tăng lên do hiện tượng nắng nóng kéo dài, đã
9


làm cho tôm, cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ
sâu nhỏ. Ngồi ra, thay đổi nhiệt độ tạo điều kiện phát sinh nhiều loại dịch bệnh
trên các đối tượng nuôi, gây hiện tượng chết hàng loạt, làm giảm sản lượng
NTTS, gây thiệt hại cho người nuôi.
Đối với nghề nuôi trồng thủy sản mặn lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lồi ni. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn
trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho

tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước
gần bờ như các cửa sông giảm xuống đột ngột, gây tác động tiêu cực đến nghề
nuôi trồng thủy sản mặn, lợ vùng cửa sơng, ven biển.
1.2.3. Sơng ngịi và chế độ thuỷ văn
Quảng Ninh có đến 30 con sơng, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều
đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km 2, trong đó có 4 con
sơng lớn là hạ lưu sơng Thái Bình, sơng Ka Long, sơng Tiên n và sơng Ba
Chẽ. Ngồi 4 sơng lớn trên, Quảng Ninh cịn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông
từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km 2, chúng được phân bố
dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng
Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn
Vọng, sơng Man, sơng Trới, sơng Míp. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều
ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa
đơng, các sơng cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ,
nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500
m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
Thủy triều: Thuỷ triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều đều,
phần lớn các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có một lần nước lên và một
lần nước xuống. Số ngày cịn lại có hai lần nước lên và xuống trong một ngày.
Biên độ triều thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5-4,5m vào kỳ nước cường.
1.2.4. Tài nguyên đất
a. Các nhóm đất chính
Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất [25],
diện tích, chất lượng thổ nhưỡng gồm các nhóm đất chính như sau:
(1) Nhóm đất cát: Diện tích 1.955,6 ha = 3,4% diện tích đất tự nhiên tồn
tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện, thị ven biển và hải đảo. Nhóm đất cát được
hình thành ven biển, ven các sơng chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô
với sự hoạt động trầm tích phù sa của hệ thống sơng và biển. Có 3 đơn vị đất
như sau:
- Bãi cát ven sơng biển: Diện tích 15.660,8 ha chiếm 2,68% diện tích đất

tự nhiên tồn tỉnh. Phân bố tập trung ở Vân Đồn, Quảng Yên, Hạ Long, Móng
Cái, Đầm Hà, Hải Hà.
- Cồn cát trắng vàng: Diện tích 1.236,4 ha, chiếm 6,2% diện tích nhóm
đất, phân bố chủ yếu ở Cơ Tơ, Vân Đồn, Móng Cái, thành phần cơ giới là cát, ở
địa hình cao, tạo thành những cồn cát dài dọc bờ biển.
10


- Đất cát biển: Diện tích 3.058,4 ha chiếm 15,33% diện tích nhóm đất,
phân bố ở các huyện ven biển. Được chia thành 6 đơn vị đất phụ:
Đất cát biển điển hình, đất cát biển glây nơng, đất cát biển glây sâu, đất cát
biển glây nông đá lẫn sâu, đất cát biển đá lẫn sâu, đất cát biển giàu mùn.
(2) Nhóm đất mặn: Diện tích 33.922,33 ha = 6,37% diện tích đất tự
nhiên, có 3 đơn vị đất:
- Đất mặn sú vẹt đước: Diện tích 30.074,22 ha, chiếm 88,66% diện tích
nhóm đất, phân bố ở các bãi ngồi đê biển thuộc Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí,
Móng Cái, Quảng n, Đầm Hà, Vân Đồn và Hoành Bồ.
- Đất mặn nhiều: Diện tích 812,95 ha, chiếm 2,4% diện tích nhóm đất,
phân bố tập trung chủ yếu ở Đầm Hà, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Hải Hà,
Hạ Long. Địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn do thủy triều.
- Đất mặn trung bình và ít: Diện tích 3.035,2 ha, chiếm 8,95% diện tích
nhóm đất, phân bố ở các huyện ven biển. Đất được hình thành từ những sản
phẩm phù sa sông biển và ảnh hưởng của môi trường nước biển. Thành phần cơ
giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất có mầu nâu, xám đen, nâu tím.
(3) Nhóm đất phèn: Diện tích 7.456,42 ha = 1,62% diện tích tự nhiên, có
2 đơn vị đất:
- Đất phèn hoạt động: Diện tích 6.369,2 ha. Đất có tầng phèn, q trình
hình thành và phát triển của đất phèn từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là
khoáng Jarosite dưới dạng đốm, vệt vàng rơm, có pH thường dưới 3,5.
- Đất phèn tiềm tàng: Diện tích 1.087,3 ha, chiếm 18,83% diện tích

nhóm đất. Phân bố ở Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. Đất thường hình
thành dưới rừng ngập mặn và ở các vùng đầm trũng chứa tỉ lệ hữu cơ cao.
(4) Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.170,2 ha = 2,6% diện tích đất tự
nhiên, được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn
trong vùng. Có 2 đơn vị đất: Đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi.
(5) Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Diện tích 4.553 ha = 0,77% diện tích
đất tự nhiên, thường phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở Cẩm Phả, Móng
Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Quảng Yên. Có 2 đơn vị đất:
- Đất có tầng sét loang lổ chua: diện tích 3.466,08 ha chiếm 76,13% diện
tích nhóm đất. Phân bố ở Đơng Triều, Quảng n, Tiên Yên, Đầm Hà, Cẩm Phả
và Móng Cái.
(6) Nhóm đất glây: Diện tích 562,8 ha, đất glây hình thành từ các vật liệu
khơng gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thơ và trầm tích phù sa có
đặc tính phù sa. Phân bố tập trung tại những khu vực thấp trũng hoặc những
vùng thốt nước kém ở Cơ Tơ, Đầm Hà, Bình Liêu, Cẩm Phả, Hạ Long.
(7) Nhóm đất xám: Diện tích 5.075,39 ha = 0,86% diện tích đất tự nhiên,
đất xám hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở
địa hình cao, thốt nước tốt. Thành phần khống trong đất phổ biến là thạch anh,
kaolinit, halozit, gowtit.
11


(8) Nhóm đất nâu tím: diện tích 16.719,07 ha, chiếm 2,83% diện tích đất
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở một số xã vùng núi thuộc Vân Đồn, Tiên Yên, Hải
Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Móng Cái. Đất hình thành và phát triển trên đá phiến
thạch tím hạt mịn. Có 01 đơn vị đất nâu tím chua đá sâu.
(9) Nhóm đất vàng đỏ: diện tích 387.526,84 ha = 64,2% diện tích đất tự
nhiên, phân bố ở Hồnh Bồ, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Cơ Tơ, ng Bí,
Quảng n, Đơng Triều, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hải Hà, Hạ Long, Bình Liêu và
Tiên Yên.

(10) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 17.727,1 ha, chiếm 3%
diện tích đất tự nhiên, được hình thành ở độ cao tuyệt đối >700m thuộc cánh
cung Đơng Triều – Nam Mẫu – Bình Liêu.
(11) Nhóm đất tầng mỏng: Đất tầng mỏng hình thành trong điều kiện địa
hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị tàn phá
nặng nề và do hậu quả của nhiều năm canh tác không trú trọng đến việc bảo vệ
đất. Phân bố rải rác ở Đơng Triều và Móng Cái. Đất tầng mỏng chua điển hình:
diện tích 299,34 ha, chiếm 0,05% diện tích. Đất tầng mỏng chua hình thành và
phát triển trên đá sét và sa phiến thạch, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.
(12) Nhóm đất nhân tác: Diện tích 13.201,3 ha, chiếm 2% diện tích đất
tự nhiên. Đất nhân tác hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo
trộn mạnh bởi các hoạt động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn
dày trên 50cm. Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều
nhất ở các huyện miền núi.
b. Tiềm năng đất, mặt nước phát triển nuôi trồng thủy sản
Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai cho thấy khả năng sử dụng đất vào
mục đích đất thuỷ sản chiếm khoảng 10%.
- Ni trồng thuỷ sản nước ngọt: Quảng Ninh có 12.990 ha diện tích ao
hồ, đầm, ruộng trũng để phát triển ni các loại thuỷ sản. Quảng Ninh cịn có
mạng lưới sơng, suối khá dầy, nhiều loại địa hình thung lũng do đồi núi tạo ra đã
xây dựng thành một hệ thống hồ chứa nước lớn là điều kiện rất thuận lợi phát
triển nuôi trồng thuỷ sản trong các ao hồ chứa, sông, suối chảy ở miền núi,
nguồn nước cấp cho nuôi tôm thâm canh, khu nuôi tôm công nghiệp ở ven biển
sau này. Nguồn lợi thuỷ sản vùng nước ngọt có nhiều loại giá trị kinh tế như cá
trắm, chép, ba ba, lươn, ếch… phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn: Có khả năng thích nghi tối đa
53.213 ha, phân bố ở các đơn vị đất mặn, phèn ven biển.
+ Vùng sinh thái cửa sông, ven biển: Quảng Ninh có diện tích rừng ngập
mặn rộng khoảng 43.093 ha nằm dọc bờ biển từ Quảng Yên đến Móng Cái, là
khu hệ sinh thái đa dạng sinh học, nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải

sản, một tiềm năng lớn để khai hoang lấn biển, phát triển nuôi trồng thuỷ sản có
đê cống và tổ chức khu dân cư mới. Bên cạnh diện tích rừng ngập mặn phân bố
ở tuyến trung triều Quảng Ninh cịn có 5.300 ha nằm ở tuyến cao triều và trên
cao triều, một tiềm năng đáng kể để phát triển nuôi tôm công nghiệp trong
những năm tới. Ngồi ra, vùng biển Quảng Ninh có diện tích chương bãi trên hai
12


chục ngàn hecta. Hình thái của các chương bãi rất đa dạng, chất đáy thuần tuý là
cát bùn, bùn cát hoặc xen kẽ nhau trên cùng một bãi. Tuỳ thuộc vào địa hình
thường phân bố theo hai loại, kiểu bãi cát chạy dọc bờ biển hoặc quanh chân đảo
và các chương bãi xa bờ. Đặc trưng sinh vật phân bố ở đây là các loại nhuyễn
thể 2 mảnh vỏ như ngao, sị, vạng và họ giun biển như: bơng thùa, sá sùng…
Đây là một tiềm năng lớn có thể phát triển nuôi hải đặc sản không phải đắp đê
xây cống, chi phí đầu tư ít, bảo vệ mơi trường sinh thái tự nhiên. Đối tượng nuôi
và khai thác chủ yếu là các loại ngao, sò huyết, vạng, sá sùng….
+ Vùng sinh thái nước mặn: Trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, huyện
Vân Đồn, Tiên n và Cơ Tơ có trên 10.000 hecta mặt nước thuộc các tùng,
vùng, áng có độ sâu và mơi trường thích hợp để phát triển ni cá lồng bè, ni
trai ngọc. Trên các vịnh cịn có nhiều cồn rạn đá và san hơ, thảm cỏ biển khu hệ
sinh thái đa dạng sinh học là nơi cư trú sinh sản của nhiều loài hải sản như cá
song, tôm hùm, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, ....
- Các địa phương có tiềm năng diện tích ni trồng thuỷ sản lớn chủ yếu
nằm ở ven biển như: Thị xã Quảng Yên 8.200 ha, huyện Vân Đồn 4.300 ha, TP.
Móng Cái 3.800 ha, huyện Đầm Hà 2.800 ha, huyện Hải Hà 2.400 ha, huyện
Tiên Yên 3.500 ha, TP. Uông Bí 1.500 ha, TX. Đơng Triều 1.000 ha. Các địa
phương khác cịn lại có từ 100 - 1.000 ha.
Với kết quả trên, cho thấy Quảng Ninh có đủ tiềm năng đất đai, mặt nước
để phát triển nuôi trồng thủy hải sản.
1.3. Điều kiện môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản

1.3.1. Nguồn lợi thủy sản
1.3.1.1. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt
Nguồn lợi thủy sản nước ngọt (một số là sinh sản tự nhiên ở các sông suối
và ao nuôi thả tự nhiên ở khu dân cư) chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là
các đối tượng nuôi truyền thống như: cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép và các đối
tượng khác như cá rôphi, cá chim trắng, cá rô đồng, cá trê đồng, cá chuối... đặc
biệt phát triển ni đối tượng có khả năng xuất khẩu là cá rơ phi đơn tính.
1.3.1.2. Nguồn lợi biển
Vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy nên có nhiều hệ sinh
thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gồm hệ sinh thái vùng cửa sông, hệ sinh
thái vùng bãi triều, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô...
Đến nay đã thống kê được khoảng 750 loài sinh vật biển tại vùng ven biển
Quảng Ninh. Chúng bao gồm thực vật ngập mặn 30 loài, rong cỏ biển 69 loài,
thực vật phù du và tảo độc hại 213 loài, động vật phù du 97 loài, động vật đáy
208 lồi thuộc 128 giống, 63 họ, San hơ 102 lồi san hơ cứng thuộc 13 họ và 37
giống, cá biển 133 loài.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Thực vật ngập mặn ở Quảng Ninh có vai trị
to lớn như: tham gia vào hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, điều hồ khí hậu, tham
gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mịn, hạn chế bão gió, bảo vệ
đê ven biển... Đặc biệt, rừng ngập mặn góp phần làm sạch mơi trường do có thể
làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa
13


sơng, ven biển, đồng thời giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng
đất bị ngập nước.
Hệ sinh thái vùng triều: Là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng của
tỉnh Quảng Ninh được phân bố hầu hết trên các vùng ven biển các huyện, thị,
nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Quảng Yên.
Một trong những hệ sinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải

sản phong phú và có giá trị kinh tế cao như: vùng bãi triều xã Minh Châu, Quan
Lạn huyện Vân Đồn, xã Đại Bình huyện Đầm Hà.
1.3.2. Mơi trường sinh thái thủy vực
1.3.2.1. Môi trường nước mặt
- Nước sông: Chất lượng nước sơng tại khu vực miền Đơng nhìn chung
cịn khá tốt. Các sơng miền Tây ít bị ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, do khai thác khống sản nên thường xun có độ đục cao song vẫn
nằm trong giới hạn cho phép. Các sông suối tại Cẩm Phả, Hạ Long vào mùa
mưa vẫn bị ảnh hưởng của nước thải mỏ, gây bồi lấp bởi bùn đất và than rửa
trơi. Các sơng tại ng Bí độ đục và BOD thường cao do nước thải nhà máy
điện, nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ các sông, khai thác than trên
thượng nguồn sông.
- Nước hồ: Chất lượng nước tại các hồ tỉnh Quảng Ninh vẫn chịu tác động
mạnh của hoạt động khai thác than phía thượng nguồn và ngay cạnh các hồ làm
cho nước bị a xít hố (pH < 4), nhiều hồ bị thu hẹp do đất đá thải than trôi lấp.
Chất lượng nước tại các hồ khu vực phía đơng Quảng Ninh vào mùa khơ khi
mực nước cạn kiệt, gió mạnh, nước hồ bị xáo trộn khiến gia tăng hàm lượng
TSS vượt quá giới hạn A của QCVN 08:2008/BTNMT cho phép.
1.3.2.2. Chất lượng nước ven bờ
Hiện nay, vùng ven biển Quảng Ninh đang chịu sức ép về ô nhiễm môi
trường do tác động của các nguồn thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, các hoạt
động vận tải thuỷ, cảng biển và do tác động từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
ven biển gây ra. Hiện trạng nước biển ven bờ như sau:
- Chất lượng nước dải ven bờ thị xã Quảng Yên: chất lượng nước tốt, thích
hợp với ni trồng thủy sản mặn, lợ.
- Khu vực ven bờ thành phố Hạ Long: môi trường nước vẫn có những biểu
hiện ơ nhiễm cục bộ, hàm lượng TSS cao do ảnh hưởng của các khu vực dân cư
gần bờ và các cảng than ven bờ.
- Khu vực ngồi vịnh Hạ Long: nguồn gây ơ nhiễm đến chất lượng nước
biển chủ yếu từ lục địa đưa ra, nước thải sinh hoạt và các phao nổi từ các nhà bè.

Ngoài ra do hoạt động của các phương tiện trên vịnh nên hàm lượng váng dầu
mỡ trong nước ở mức cao.
- Chất lượng nước tại khu vực Cẩm Phả - Mông Dương chịu tác động của
các hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển than gây độ đục cao, hàm lượng
TSS và dầu loang nhiều khi vượt TCCP tại các cảng than.
- Chất lượng nước biển ven bờ khu vực Vân Đồn: hàm lượng TSS mùa
mưa cao hơn mùa khô, đã xuất hiện hiện tượng váng dầu.
14


×