Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.26 KB, 13 trang )

Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
Rice export in Vietnam at the present time

ThS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phịng

TĨM TẮT
Xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho
nƣớc ta trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, với
sản lƣợng gạo sản xuất và xuất khẩu từ năm 2010 đến 2018 năm sau
cao hơn năm trƣớc nhƣng thu nhập của ngƣời nông dân sản xuất lúa
không tăng cùng tỷ lệ, thậm chí có năm cịn giảm, cuộc sống ngƣời
nơng dân sản xuất lúa Việt Nam chƣa đƣợc cải thiện. Bài viết phân tích
tình hình xuất khẩu gạo tại Việt Nam, nêu rõ một số vấn đề chính mà
thị trƣờng gạo thế giới ảnh hƣởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt
Nam. Bài viết cũng đánh giá toàn diện về thực trạng xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong thời gian gần đây, nêu rõ những thách thức mà hoạt
động xuất khẩu gạo gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
Từ khóa: Xuất khẩu gạo, Việt Nam, TPP, FTA, kho dự trữ, kim ngạch
xuất khẩu
315


International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3


ABTRACT
Rice exports have long brought a significant source of foreign currency
for our country in the process of industrialization and modernization.
However, with the production and export of rice from 2010 to 2018
next year was higher than the previous year, the income of rice farmers
did not increase at the same rate, even in some years, the life of farmers
was reduced. Vietnamese rice farmers have not improved. The article
analyzes the situation of rice export in Vietnam, highlighting some key
issues that the world rice market affects Vietnam's rice export. The article also provides a comprehensive review of the current situation of Vietnam's rice exports, highlighting the challenges that rice export activities face in the process of international economic integration, from
which to propose solutions for rice exports remedy.
Keywords: Rice exports, Vietnam, TPP, FTA,warehouse, export turnover
1.MỞ ĐẦU

Năm 2015 Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc 10,72 triệu tấn đứng thứ hai
thế giới. Tuy nhiên, với sản lƣợng gạo sản xuất và xuất khẩu từ năm
2015 đến 2018 năm sau cao hơn năm trƣớc nhƣng thu nhập của ngƣời
nông dân sản xuất lúa không tăng cùng tỷ lệ, thậm chí có năm cịn
giảm, ngƣời nơng dân sản xuất lúa Việt Nam chƣa thực sự cải thiện
đƣợc chất lƣợng cuộc sống. Theo dự báo của VFA, với tình hình sản
xuất lúa gạo nhƣ hiện nay, năm 2018 và những năm tiếp theo xuất khẩu
gạo Việt Nam cịn gặp khó khăn và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Trong phạm vi bài viết này tác giả phân tích và có một số gợi ý
nhằm bảo đảm lợi ích của ngƣời nông dân sản xuất lúa cũng nhƣ mong
muốn tạo thƣơng hiệu cho gạo Việt Nam để khẳng định và duy trì vị thế
trên thị trƣờng thế giới.
316


Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3


2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CUNG CẦU GẠO TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Tình hình cung gạo trên thế giới
Trong niên vụ 2015/2016, sản lƣợng gạo tại nhiều quốc gia tăng
đáng kể, đặc biệt là những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu nhƣ Trung
Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Sản lƣợng gạo niên vụ 2015/16
của Trung Quốc vào khoảng 140,5 triệu tấn; tăng 3,5 triệu tấn (2,55%)
so với niên vụ 2014/15 [1]. Tƣơng tự, tại Ấn Độ và Pakistan, sản lƣợng
gạo trong niên vụ 2016/17 tăng với mức tƣơng ứng 7,42 triệu tấn (tăng
7,73%) và 6,5 triệu tấn (tăng 30%). Ngoài ra, đối với Thái Lan - nƣớc
sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - mặc dù chịu ảnh hƣởng
nặng nề bởi trận lũ lịch sử năm 2015, nhƣng sản lƣợng gạo vẫn tăng
nhẹ. Sự gia tăng này một mặt do diện tích thu hoạch tăng 2,2% lên
164,6 triệu ha, mặt khác do năng suất tăng 0,8%,tƣơng đƣơng
4,38tấn/ha. gia có nguồn cung gạo cịn lại.

(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 2015)
Hình 1.Tình hình sản lƣợng gạo thế giới đến hết năm 2020

Xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nƣớc xuất khẩu hàng đầu
thế giới, chiếm trên 46% tổng mậu dịch gạo thế giới và trên 58% tổng
mức tăng xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập kỷ tới. Tại Thái Lan, diện
tích và năng suất lúa dự báo sẽ tăng. Sản lƣợng tăng cộng với việc rút
từ kho tồn trữ sẽ khiến xuất khẩu tăng khoảng 4,2 triệu tấn lên khoảng
317


International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3


13 triệu tấn vào năm 2022. Việt Nam sẽ xuất khẩu ít hơn một chút, tăng
từ khoảng 7 triệu tấn lên 8,7 triệu tấn vào năm 2022. Tiêu thụ gạo trung
bình ở cả 2 nƣớc này sẽ đều giảm nhẹ trong bối cảnh thu nhập tăng. Ấn
Độ thƣờng giữ vị trí nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập
niên 90 của thế kỷ trƣớc, song xuất khẩu của nƣớc này dao động khá
mạnh, bởi chính phủ có chính sách kiểm sốt chặt mức dự trữ. Tháng
9/2011 chính phủ đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và
sau đó xuất khẩu đã tăng từ dƣới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở
thành nƣớc xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2012. Mặc dù trong 10 năm
tới xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ khó lặp lại kỷ lục đó, song sẽ vẫn ở
mức cao trong vài năm tới bởi kho dự trữ còn rất nhiều.

2.2. Nhu cầu gạo trên thế giới
Năm 2015 các nƣớc châu Phi nhập khẩu 10,5 triệu tấn, giảm 2% so
với năm 2014. Nguồn cung dồ dào là nguyên nhân khiến một số nƣớc
nhƣ Benin, Guinea, Sierra Leone và Tanzania cắt giảm lƣợng gạo nhập
khẩu. Tổ chức FAO cũng cho biết lƣợng gạo nhập khẩu của Ai Cập
năm 2015 là 100 nghìn tấn, giảm so với mức 350 nghìn tấn năm 2014.
Nigeria, quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất tại châu Phi, cũng giảm
lƣợng gạo nhập khẩu 8%, ở mức 1,9 triệu tấn.
Ngoài lý do sản lƣợng năm 2015 tăng thì việc chính phủ áp đặt các
biện pháp bảo vệ hoạt động sản xuất trong nƣớc cũng là nguyên nhân
khiến nhập khẩu tại quốc gia này suy giảm. Nằm trong mục tiêu đến
năm 2022 trở thành quốc gia tự cung về gạo, Chính phủ Nigeria sẽ áp
dụng mức thuế suất 25% đối với lúa gạo nhập khẩu bắt đầu từ ngày 1
318


Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,

ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

tháng 7 năm 2015. Ngồi ra, chính phủ có kế hoạch nâng thuế nhập
khẩu gạo từ 20% lên 40%. Điều này có nghĩa là mặt hàng sẽ có mức
thuế nhập khẩu 50% và đến 31 tháng 12 năm 2015 sẽ tăng lên 100%.
Trong khi đó, sản lƣợng tại Colombia có những dấu hiệu phục hồi sẽ
là yếu tố khiến lƣợng gạo nhập khẩu năm 2015 nƣớc này trở về mức
bình thƣờng (khoảng 20 nghìn tấn). Đất nƣớc Cuba, với sản lƣợng giảm
5% nên lƣợng gạo nhập khẩu năm 2015 là 570 nghìn tấn. Phù hợp với
mục tiêu tự cung tự cấp, giới quan chức Cuba thông báo nƣớc này đang
hƣớng tới việc thay thế 117 nghìn tấn gạo nhập khẩu bằng lƣợng gạo
sản xuất trong nƣớc. Tại các nƣớc châu Âu, lƣợng gạo nhập khẩu của
27 nƣớc EU khoảng 1,7 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2015. Tuy
nhiên, kể từ tháng 1 năm 2014, châu Âu đã tăng cƣờng các biện pháp
nghiêm ngặt hơn đối với gạo và các sản phẩm làm từ gạo có nguồn gốc
từ Trung Quốc, sau hàng loạt vụ phát hiện các loại gạo biến đổi gen
(GMO) kể từ năm 2012.
3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
3.1. Sản lƣợng gạo Việt Nam
Do sản lƣợng lúa tăng nên sản lƣợng gạo của Việt Nam năm 2018
đạt mức trên 8.5 triệu tấn; tăng 0,065 triệu tấn so với niên vụ 2017/2016
[2]. Nhƣ vậy, trong nhiều năm gần đây mặc dù diện tích trồng lúa có
biến động, nhƣng do năng suất lúa tăng nên sản lƣợng gạo đƣợc duy trì
ổn định. Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn, khối lƣợng
xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 đạt 6,61 triệu tấn; trị giá FOB
đạt 2,95 tỷ USD, giảm 17,4% về số lƣợng và giảm 19,7% về giá trị so
với năm 2016[3]. Gạo Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang 10 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Bờ biển ngà , Indonesia,
Angola và Nga. Trung Quốc vẫn là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về xuất khẩu gạo năm

2017 là do sự giảm mạnh về nhu cầu từ các thị trƣờng truyền thống nhƣ
Indonesia, Philippines… . Với sản lƣợng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị
trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan. Mùa vụ
319


International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

2018/2017, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo trên 7 triệu tấn và
đã đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,45 tỷ USD.
3.2. Xuất khẩu gạo Việt Nam
Bảng 1. Kim ngạch XK và tỷ trọng của XK gạo của Việt Nam
giai đoạn 2010-2019
STT

Năm

1

2014

2015

2016

2017

2018


Kim ngạch XK cả
62.685
nƣớc (Tỷ USD)

57.096

72.236

96.300

114,6

2

Số lƣợng XK gạo
4.679
(ngàn tấn)

6.052

6,754

7,105

7.335

3

Kim ngạch XK
2.663

gạo (Triệu USD)

2.464

2.912

3.507

3.271

4

Tỷ trọng đóng
góp của XK gạo
4,25
trong kim ngạch
XK

4,32

4,03

3,64

2,85

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2018)

3.3. Giá gạo xuất khẩu
Xuất khẩu gạo của Việt Nam khơng nằm ngồi diễn biến của thị

trƣờng gạo thế giới. Giá gạo xuất khẩu giảm do vào thời điểm này xuất
khẩu bị chững lại, giá bình quân đạt 430,80 USD/tấn, giảm 14,04% so
với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 447
USD/tấn.Theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam (VFA), tình hình giá gạo
thế giới có xu hƣớng giảm do chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và
Pakistan - hai quốc gia có nguồn cung gạo rẻ nhất so với các quốc gia
xuất khẩu gạo khác nhƣ Ấn Độ, Việt Nam…Giá gạo xuất khẩu của
Thái Lan thƣờng cao hơn các nƣớc nhƣ Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan,
Myanmar… Nếu so sánh giá gạo xuất khẩu cùng chủng loại của Việt

320


Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

Nam và Thái Lan trong thời gian qua, giá gạo Việt Nam có dấu hiệu thu
hẹp đáng kể khoảng cách trong những năm gần đây.
Năm 2018, sản lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,79 triệu tấn,
trị giá FOP đạt 3,45 tỷ USD. Theo VFA năm 2017 lƣợng gạo xuất khẩu
gạo của Việt Nam vƣợt năm 2016 nhƣng thua về giá trị. Nguyên nhân
căn bản đƣợc lý giải là do giá gạo xuất khẩu giảm. Năm 2016 cả nƣớc
xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn, nhƣng giá FOP là 3,507 tỷ USD. Khoảng
70% lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp (gạo
25% tấm), gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) thì vẫn chƣa cạnh tranh đƣợc
với gạo của Thái Lan. Gạo có phẩm cấp thấp thị trƣờng tiêu thụ ngày
càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nƣớc Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Giá gạo xuất khẩu trung bình theo giá FOP năm
2017 khoảng 435 USD/tấn. Mặc dù quý I/2018 giá xuất khẩu gạo trung
bình tăng đạt 468 USD/tấn (tăng 2% so với năm 2012). Mức giá này
thấp hơn mức giá xuất khẩu trung bình năm 2016 là 39USD/tấn (giá

trung bình năm 2016 là 495 USD/tấn).
3.4. Chủng loại gạo xuất khẩu
Ở Việt Nam, gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo tẻ hạt dài, chất lƣợng
trung bình, đƣợc sản xuất hầu hết từ Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong
cơ cấu xuất khẩ ẫn chƣa chú trọng nhiều tới gạo đặc sản truyền thống,
nhƣ gạo Thơm Lài, Nàng Hƣơng, Nàng Thơm, Jasmine… Hiện nay,
trên thế giới, ở những nƣớc phát triển, loại gạo này rất đƣợc ƣa chuộng
và trong tƣơng lai, nhu cầu về loại gạo này sẽ ngày càng tăng, đem lại
nguồn thu lớn cho các nƣớc xuất khẩu.
3.5. Thị trƣờng xuất khẩu gạo
Năm 2015, châu Á là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,
chiếm 58,93% (thị trƣờng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia…), kế đến là châu Phi chiếm 29,32%, châu Mỹ 6,7% và châu Âu
chiếm 3,6% [4]. So với cùng kỳ năm 2016 lƣợng gạo xuất khẩu sang
khu vực châu Phi tăng 5,7%; châu Mỹ tăng 25,90%; châu Âu tăng
321


International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

161,12%; nhƣng khu vực châu Á giảm 22,78%. Thị trƣờng xuất khẩu
các năm gần đây có nhiều thay đổi. Trung Quốc là thị trƣờng xuất khẩu
gạo lớn nhất của Việt Nam, thị trƣờng Malaysia khơng thay đổi nhiều
Ngun nhân chính khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại các thị
trƣờng này là do ảnh hƣởng nặng nề từ thiên tai. Theo thông tin từ Cục
Chế biến và Phát triển thị trƣờng nông sản, xuất khẩu các mặt hàng gạo,
tiêu, thủy sản, đồ gỗ... sẽ rất thuận lợi trong năm mới, đặc biệt mặt hàng
gạo đã có nhiều đơn hàng từ Philippines và Indonesia ngay từ những
ngày đầu năm.
Sau khi Philippines gỡ bỏ chính sách hạn chế nhập khẩu, đã có 166

cơng ty Philippines nộp đơn xin mua 1 triệu tấn gạo, trong đó có nhiều
đơn hàng xin mua gạo Việt Nam. Theo chính sách mới của Philippines,
tất cả gạo nhập khẩu sẽ đƣợc đánh thuế ở mức 35% nếu có nguồn gốc
từ ASEAN và 50% với các nƣớc ngoài ASEAN.
Mặc dù tăng đƣợc đơn hàng xuất khẩu sang Philippines, nhƣng Việt
Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nƣớc xuất khẩu khác trong khu
vực nhƣ Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Nhu cầu nhập khẩu gạo
của Trung Quốc, thị trƣờng truyền thống của Việt Nam, có thể có nhiều
áp lực lớn do Trung Quốc thay đổi chính sách quản lý biên mậu, tăng
cƣờng nhập khẩu chính ngạch; tăng cƣờng đầu tƣ sản xuất gạo tại các
nƣớc trong khu vực nhƣ Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Châu Á
đang trải qua một cuộc đua về xuất khẩu gạo khi các nhà sản xuất lớn
nhƣ Ấn Độ và Việt Nam tăng cƣờng nỗ lực thúc đẩy kim ngạch xuất
khẩu gạo ra nƣớc ngoài để hỗ trợ nơng dân, khuyến khích đẩy mạnh sản
xuất. Nhƣng sự cạnh tranh này có thể làm giảm giá cả tồn cầu, và có
thể gây hiệu ứng ngƣợc lại.
4. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ XUẤT KHẨU GẠO CUẢ VIỆT NAM
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
Qua phân tích thực trạng và triển vọng thị trƣờng lúa gạo của thế
giới và Việt Nam thì tác giả để xuất một vài các giải pháp sau nhằm
nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo:
322


Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

4.1. Hoàn thiện hệ thống xuất khẩu gạo

- Duy trì số lƣợng doanh nghiệp có đủ khả năng về trữ lƣợng kho,

năng suất chế biến gạo xuất khẩu tham gia xuất khẩu; hạn chế sự ồ ạt
quá mức của các doanh nghiệp còn non kém về kinh nghiệm, yếu về tài
chính. Tránh xuất khẩu thiếu kiểm sốt, bán phá giá, tránh tình trạng
hủy hợp đồng đã ký kết với khách hàng khi giá cả biến động, tạo ấn
tƣợng xấu về nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.
- Đối với hợp đồng mua bán gạo cấp Chính phủ (hợp đồng tập
trung), nên duy trì cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia đấu thầu
và chỉ định tham gia đấu thầu.
- Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam cần quản lý tích cực hơn trong
đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo; phải là nơi cung cấp thông tin về giá
xuất khẩu và chi phí chế biến - xuất khẩu; phối hợp các ngành có liên
quan nhƣ hải quan, thuế… nhằm ngăn chặn gian lận giá bán trong đăng
ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
- Tham gia liên minh lúa gạo(Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia
và Myanmar), tạo thƣơng hiệu gạo chung để ―cùng nhau tiến‖. Khi liên
minh lúa gạo đƣợc thành lập với một thƣơng hiệu chung, những vấn đề
về giá trị hạt gạo sẽ đƣợc giải quyết.
Bảng 2: Dự báo cung cầu gạo thế giới 2020-2023
(Đơn vị tính: 1.000 tấn)
STT

Năm

2020

2021

2022

2023


1

Sản lượng

449.448

452.270

456.647

460.213

2

Dự trữ đầu kz

96.672

94.732

90.913

87.728

3

Cung tiêu
trong nước


546.120

547.002

547.56

547.941

4

Tiêu dùng

451.388

456.089

459.832

464.063

dùng

323


International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

5


Dự trữ cuối kz

94.732

90.912

87.728

83.878

6

Thương mại

33.208

33.608

34.058

34.416

7

Dự trữ (%)

20,99

19,93


19,08

18,07

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Chính sách và Thực phẩm Hoa Kỳ (FARPRI), 2019) [6].

4.2. Xây dựng thƣơng hiệu cho gạo Việt Nam
Năm 2015 giá gạo Việt Nam rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh
nên hiệu quả xuất khẩu và đời sống của ngƣời trồng lúa không đƣợc cải
thiện là mấy. Chúng ta sản xuất ra lúa, gạo nhƣng cái chúng ta cần bán
là thƣơng hiệu gạo. Có thƣơng hiệu khơng chỉ là việc bán đƣợc giá cao
mà còn ghi dấu ấn vào thị trƣờng với những sản lƣợng và giá trị ổn
định. Thƣơng hiệu khơng chỉ là nhãn hiệu, tên gọi mà nó cịn hàm chứa
sở hữu trí tuệ khác nhƣ bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, quảng bá, tiếp thị
giới thiệu sản phẩm… chúng ta chƣa có đƣợc loại gạo nào mà khi nhắc
đến tên gạo là nhắc đến Việt Nam. Trong khi đó, nhắc đến Thái Lan, ai
cũng có thể kể tên những giống gạo ngon nổi tiếng của nƣớc này, nhƣ
gạo Jasmine, gạo Homali. Những sản phẩm này của Thái Lan có mặt ở
nhiều quầy kệ của các siêu thị, nhà bán lẻ trên khắp các châu lục. Nhƣ
vậy, để có thƣơng hiệu gạo Việt Nam ngồi việc khuyến cáo nơng dân
quan tâm hơn đến giống lúa có chất lƣợng cao, chúng ta còn phải tổ
chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố
gắng ký đƣợc các hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các nƣớc có tiềm năng.
Mặc khác, chúng ta phải sắp xếp và quy hoạch lại sản xuất nông
nghiệp, nhất là vùng trồng lúa. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp kinh doanh về xuất khẩu gạo cũng phải tham gia tích cực hơn
vào việc quảng bá và giúp cho ngƣời nông dân nhận thức đƣợc những
chủng loại gạo nào đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng để hƣớng dẫn nông
dân trồng và giúp nông dân tiêu thụ.
4.3. Đẩy mạnh công tác Marketing

Để nâng cao vị thế hạt gạo, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt
khe của thị trƣờng quốc tế, Việt Nam cần có giải pháp cụ thể cho các
324


Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Cụ thể:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Để thực hiện đƣợc chính sách này, trong thời gian tới, cần tiến hành
một số giải pháp sau: Một là, xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa với
quy mơ lớn, phát triển nguồn nguyên liệu một cách bền vững. Trên thực
tế, thực hiện tích cực vai trị liên kết 4 nhà: ―Nhà nƣớc, nhà khoa học,
nhà doanh nghiệp và nhà nông‖.
+ Nhà nƣớc: Quy hoạch đầu tƣ phát triển sản xuất lúa cho từng tiểu
vùng và toàn vùng; phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi;
thông tin, dự báo thị trƣờng lúa gạo; đầu tƣ ngân sách cho công tác
nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới, hỗ trợ về vốn cho nông dân và các
doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.
+ Nhà khoa học: Lai tạo và chọn lọc giống lúa cho năng suất cao,
chất lƣợng tốt, chống chịu sâu bệnh; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lai tạo các giống lúa mới; nghiên cứu các giải
pháp kỹ thuật để giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lƣợng.
+ Nhà doanh nghiệp: Đặt hàng với chính quyền địa phƣơng, các nhà
khoa học, tổ chức nông dân để sản xuất theo nhu cầu nhƣ ―đúng giống,
đủ số lƣợng‖ và ký hợp đồng bao tiêu với nông dân. Từ đó, các doanh
nghiệp sẽ chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu, đảm bảo đƣợc chất lƣợng
sản phẩm.

+ Nhà nông: Ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất lúa vào đồng ruộng, sản xuất theo đúng nhu cầu của các doanh
nghiệp và nâng cao ý thức, giữ chữ tín trong việc hợp tác, ký kết hợp
đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.
Thứ hai: Thống nhất việc xác định giá xuất khẩu
Định giá cho hàng bán nội địa đã khó, định giá cho hàng xuất khẩu,
đặc biệt là hàng nông sản luôn biến động nhƣ gạo lại càng khó hơn. Để
nâng cao giá trị xuất khẩu, cần thực hiện:
325


International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

+ Giảm thiểu chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất gạo phụ thuộc vào
nhiều yếu tố nhƣ phân bón, giống, nhân cơng, năng suất lúa... Hiện nay,
chi phí sản xuất lúa gạo Việt Nam nhìn chung thấp hơn so với các nƣớc
chân Á, đặc biệt là so với Thái Lan - đối thủ cạnh tranh chính của
chúng ta do điều kiện tự nhiên thuận lợi, mức độ đầu tƣ phân bón thấp
nhƣng có năng suất tƣơng tự nhƣ các nƣớc khác, chi phí nhân cơng rẻ...
Chính vì vậy, trong những năm tới, chúng ta cần phát huy lợi thế
này, tiếp tục giảm thiểu chi phí sản xuất - yếu tố quyết định tính cạnh
tranh và giá gạo xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới.
+ Chính sách giá mua: Gạo Việt Nam đƣợc sản xuất theo thời vụ
trong khi nhu cầu của các nƣớc nhập khẩu thƣờng không đổi trong suốt
cả năm. Do đó, giá gạo trong khâu mua thƣờng xuyên biến động, tăng
cao khi khan hiếm và giảm vào vụ thu hoạch. Sự không ổn định về giá
kéo theo nguy cơ mất lợi nhuận, gây tâm lý lo lắng cho ngƣời nơng dân.
Vì vậy, cần có biện pháp ổn định giá thu mua, trong đó có mơ hình giá
bảo hộ gián tiếp (chính sách hỗ trợ Chính phủ mua tạm trữ và đảm bảo

30-40% lợi nhuận cho nông dân).
+ Thống nhất giá xuất khẩu giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên giá gạo Việt Nam xuất khẩu
giảm đáng kể so với gạo cùng chất lƣợng của các nƣớc xuất khẩu khác.
Do đó, cần phải có một chính sách giá chung giữa các nhà xuất khẩu
Việt Nam. Hơn nữa, lúa gạo là một sản phẩm sản xuất theo thời vụ, phụ
thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong khi nhu cầu ln ổn định. Vì
vậy, Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam cần đƣa ra mức giá sàn hợp lý cho
từng thời điểm dựa trên những thơng tin chính.
5 . KẾT LUẬN

Để có thƣơng hiệu gạo Việt Nam phát triển mạnh và có chỗ đứng
vững vàng trên thị trƣờng xuất khẩu quốc tế, ngoài việc khuyến cáo
nông dân quan tâm đúng định hƣớng hơn đến những giống lúa có chất
lƣợng cao, chúng ta cịn phải tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại
giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký đƣợc các hợp đồng tiêu thụ dài
326


Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3

hạn với các nƣớc có tiềm năng. Mặc khác, chúng ta phải sắp xếp và quy
hoạch lại sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng trồng lúa. Các doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh về xuất khẩu gạo cũng
phải tham gia tích cực hơn vào việc quảng bá và giúp cho ngƣời nông
dân nhận thức đƣợc những chủng loại gạo nào đáp ứng yêu cầu của thị
trƣờng để hƣớng dẫn nông dân trồng và giúp nơng dân tiêu thụ. Bên
cạnh đó, Cũng nhƣ tất cả các ngành nghề khác trong nền kinh tế, ngành
sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam muốn phát triển cần có chính sách

đầu tƣ đáng cho khoa học công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Ban thƣ ký ASEAN (2011), Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh
tế ASEAN, Jakarta, tháng 11/2015.
(2) Hiệp định về thƣơng mại hàng hóa ASEAN/ATIGA năm 2009.
(3) Trần Thị Tuyết Minh (2013), “Hướng tới hình thành Cộng đồng Kinh
tế ASEAN‖, />(4) Trần Văn Thọ (2011), “Bẫy Thương mại tự do, ai chịu trách nhiệm”,
/>(5) Vũ Huy Hoàng(2014), ―Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Ưu tiên hội nhập
kinh tế ASEAN‖, />(6) Xuất khẩu gạo thời kỳ hội nhập, />(7) Nguyễn Hải Phong(2013),― Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2015 &
định hướng năm 2016”,nhà XB Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
(8) Tạp chí Phát triển và hội nhập, tháng 3-4/2018
(9) />(10) />
327



×