Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Mở rộng hoạt động của một số tập đoàn kinh tế hàn quốc (chaebol) ở việt nam từ 1992 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----o0o-----

TRẦN MẠNH CHIẾN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TẬP
ĐOÀN KINH TẾ HÀN QUỐC (CHAEBOL) Ở VIỆT
NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60.31.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH

TP.HỒ CHÍ MINH - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----o0o-----

TRẦN MẠNH CHIẾN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TẬP


ĐOÀN KINH TẾ HÀN QUỐC (CHAEBOL) Ở VIỆT
NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60.31.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH

TP.HỒ CHÍ MINH - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan :
1. Luận văn là cơng trình do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS
Nguyễn Văn Lịch.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên cơng trình, thời gian, địa điểm cơng bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Học viên:
Trần Mạnh Chiến


LỜI CẢM ƠN
***
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại họcKHXH & NV TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa Đông phương

học của trường đã tạo điều kiện cho em để có nhiều thời gian cho luận văn tốt
nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS NguyễnVăn Lịch đã nhiệt tình
hướng dẫn hướng dẫn em hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Trong q trình thực tập, cũng như là trong q trình hồn thành luận văn, khó tránh
khỏi sai sót .Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp Thầy, Cô trong hội đồng để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và
sẽ hoàn thành tốt hơn luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3.Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
4.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................. 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................... 6
6. Kết cấu của luận văn................................................................................. 7
MỞ RỘNGHOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN ...................................
KINH TẾ HÀN QUỐC(CHAEBOL) Ở VIỆT NAM .......................................
TỪ 1992 ĐẾN NAY ....................................................................................... 8
Chương 1 ........................................................................................................
KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÀN QUỐC (CHAEBOL) ........... 8
1.1.Lịch sử hình thành ................................................................................... 8
1.2.Đặc điểm của Chaebol ........................................................................... 20
1.3. So sánh Chaebol Hàn Quốc với Zaibatsu Nhật Bản .............................. 25
1.4. Tiền đề cho những hoạt động của Chaebol Hàn Quốc ở Việt Nam ........ 31
Chương 2 ...................................................................................................... 40
HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÀN QUỐC

(CHAEBOL) Ở VIỆT NAM ......................................................................... 40
Chương 3 .................................................................................................... 81
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHAEBOL VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM ........................................................................................ 81
3.1. Chaebol - Những vấn đề tồn đọng......................................................... 81


3.2. Định hướng phát triển Chaebol trong thời kỳ hội nhập......................... 94
3.3. Chaebol và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................... 97
3.4. Những kiến nghị cho việc phát triển mơ hình tập đồn ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập ............................................................................ 108
KẾT LUẬN ................................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 118


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Hàn Quốc là một nước nông nghiệp lạc hậu và
bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh đặc biệt là cuộc chiến 1950- 1953. Lúc này, Hàn
Quốc phải khắc phục những tổn thất do chiến tranh để lại đồng thời phát triển kinh
tế để thốt khỏi tình trạng khủng hoảng xã hội.
Khơng chỉ có cơng cuộc cải cách ở Nhật Bản đạt nhiều thành tựu, quá trình phát
triển kinh tế ở Hàn Quốc đạt những thành công rực rỡ đưa đất nước từ một nền
nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp phát triển, củng cố vị thế kinh tế chính trị của mình ở Châu Á và thế giới. Thành cơng của Hàn Quốc để lại những
bài học quý giá cho việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Đó chính là
kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý và phát triển các tập đoàn kinh tế theo mơ
hình tập đồn kinh tế của Hàn Quốc.
Thế giới đang bước vào một giai đoạn cực kì sơi động, đầy cơ hội, song cũng
đầy sự thách thức.Các quá trình liên kết và hợp tác đa phương, song phương của các
nước, các tổ chức trong khu vực cũng đang mở ra, với sự đa dạng về hình thức và

tốc độ rất cao.Đây là một trong những cơ hội phát triển đang đặt ra trước mỗi nước
mỗi nền kinh tế. Việt Nam cũng chịu tác động của xu thế mới đang diễn biễn cực kì
mạnh mẽ.Vì vậy, quan hệ hợp tác song phương là một trong những động lực mới và
vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất trong hợp tác là phát triển kinh tế.
Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc khơng chỉ xem xét trên góc độ kinh tế, nó
cịn được kết tinh từ tầng sâu văn hố lịch sử đã phát triển mạnh mẽ và đạt được
những bước tiến thật đáng khích lệ.
Những năm gần đây, Hàn Quốc ln là nước có đầu tư lớn vào Việt Nam ,các
tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (Chaebol) như SAMSUNG, LG, POSCO… đã và đang
mở rộng hoạt động ở Việt Nam, đem lại những chuyển biến tích cực trong nền kinh

1


tế Chúng ta luôn tin vào một tương lai, một triển vọng tốt đẹp hơn đang chờ đợi hai
nước. Đó cũng là lý do chính của đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ
một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu
mạnh. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.GDP (PPP) bình quân đầu người
của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD
vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ
cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh
chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của
Hàn quốc như là "huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Trong sự phát triển “thần kỳ” đó, hoạt động của các tập đồn kinh tế giữ vai trò
chủ đạo – là “xương sống” của kinh tế Hàn Quốc.Sự ra đời, mở rộng và phát triển
cùng với thành công và bài học kinh ngiệm của các tập đồn kinh tế Hàn Quốc được
nhiều học giả nghiên cứu.Đó là những cơng trình nghiên cứu về sự phát triển của

Chaebol trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn với những cấp độ, quy mô và
phương pháp khác nhau, nhằm phục vụ xây dựng chính sách phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia.
Trên thế giới đã có những dự án, cơng trình nghiên cứu cũng như các tư liệu,
các báo cáo có liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến là sách của nhiều tác giả về
vấn đề này như : “Chaebol- Korea’s new industry might” của Richard M. Streers và
Yoo Keun Shin; Sách chuyên khảo “Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và những bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam”của Vũ Phương Thảo; Hàn Quốc - Câu chuyện
kinh tế về một con rồng” của Hoa Hữu Lân;“Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” của
Ban nghiên cứu Hàn Quốc học ; bài viết“Cải cách khu vực công ở Hàn Quốc sau
khủng hoảng 1997”của Võ Hải Thanh trên tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới hay
2


“Vai trị của các tập đồn kinh doanh (Chaebol) trong quá trình phát triển kinh tế ở
Hàn Quốc và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam”của Phan Thị Anh Thư ;“Cơ
cấu bộ máy tổ chức quản lý ở các Chaebol Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,
số 325, 2005; “Nghiên cứu Chaebol Hàn Quốc” - Cho Dong Song , NXB tin kinh
tế hàng ngày, 1987; “Các công ty xuyên quốc gia với việc nâng cao năng lực công
nghệ của các nước đang phát triển”; “Cải cách khu vực công ở Hàn Quốc sau
khủng hoảng 1997” của Nguyễn Văn Thanh trong tạp chí nghiên cứu những vấn đề
kinh tế thế giới số 9/ 2006. “Khuynh hướng đa dạng hoá ở các Chaebol Hàn Quốc
và các giải pháp điều chỉnh”,Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 4, 2002
; “Tái cơ cấu nợ ở khu vực các tập đồn kinh doanh Hàn Quốc”: Tạp chí kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương, số 2, 2003. “Đầu tư nội bộ giữa các công ty thành viên ở
các Chaebol Hàn Quốc”- Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 310, 2004…
Những cơng trình này đã khái quát quá trình phát triển của các Chaebol, những
thành cơngvà đóng góp của nó trong nền kinh Hàn Quốc. Từ những nghiên cứu về
giai đoạn phát triển thần kỳ của kinh tế - xã hội Hàn Quốc và đưa ra những bài học
kinh nghiệm cho các mơ hình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trong

đó có Việt Nam, đồng thời cũng trình bày những tồn đọng và hạn chế của các
Chaebol.
Bằng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp luận văn đã :
1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của Chaebol Hàn Quốc dưới ba góc độ: Sở
hữu, quản lý và hoạt động kinh doanh.
2. Phân tích có hệ thống thực trạng cải tổ các Chaebol từ sau khủng hoảng tài
chính theo 5 nguyên tắc cải tổ.
3. Những bài học từ thực tiễn cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và khả năng vận
dụng chúng trong việc quản lý ở Việt Nam.

3


Nhưng quá trình mở rộng các Chaebol ở Việt Nam vẫn còn là một đề tài khá
mới lạ và hầu như chưa có một cơng trình khoa học cụ thể. Đề tài Mở rộng hoạt
động của các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (Chaebol) ở Việt Nam từ 1992 đến nay
khái quát quá trình hoạt động của các Chaebol ở Việt Nam, nghiên cứu bản chất, vai
trò và hạn chế cùng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển
kinh tế thời kỳ hội nhập.
3.Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu, để thực hiện được mục đích như trên, chúng tơi xác định
cho mình những nhiệm vụ sau đây:
Một là: giới thiệu khái quát các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (Chaebol) về lịch sử
hình thành trong đó nêu bối cảnh lịch sử, các nguyên nhân khách quan, chủ quan,
định nghĩa, nêu lên những đặc điểm đồng thời so sánh với các Zaibatshu của Nhật
Bản.
Hai là: Hoạt động của các Chaebol Hàn Quốc ở Việt Nam – đây cũng là nội
dung chính của luận văn. Tập trung vào các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như : Công
nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp nặng); xây dựng ; sản xuất thiết bị điện tử và dịch
vụ.

Ba là: Trong quá trình nghiên cứu, trình bày, tác giả phải xác định được sự cần
thiết về tính kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, đồng thời phải
thể hiện được những điểm mới, những nét riêng của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tập trung
nghiên cứu quá trình mở rộng hoạt động của các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc
(Chaebol) từ 1992 – khi quan hệ Việt – Hàn được thiết lập. Đây chính là cơ hội cho
việc mở rộng hoạt động mạnh mẽ của các Chaebol, đặc biệt trong xu thế hợp tác
song phương.

4


Khơng gian mà luận văn tập trung nghiên cứu chính là ở Việt Nam mà chủ thể
của quá trình nghiên cứu gồm những tập đồn, cơng ty của Hàn Quốc ở Việt Nam,
hầu hết là những khu công nghiệp, khu chế xuất – nơi mà các Chaebol hoạt động.
Về thời gian, đề tài được nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn từ 1992 đến nay,
nhưng một tiến trình phát triển lịch sử được đặt với những mối liên hệ với các thời
kỳ trước và sau đó, đặc biệt là từ tháng 12 năm 1992 khi mà quan hệ Việt – Hàn
chính thức được thành lập. Đó cũng là lý do tác giả lấy làm mốc nghiên cho cứu cho
luận văn
4.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi vận dụng tổng hợp phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số phương pháp cụ thể như
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, đồng
thời kết hợp với một số phương pháp liên ngành như phân tích, thống kê, so sánh.
Trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu, các
phương pháp còn lại tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi vận dụng để thực
hiện luận văn.
Để có được cái nhìn thực tế, trong q trình nghiên cứu chúng tơi đi khảo sát thí
điểm một số tập đoàn kinh tế Hàn Quốc đang hoạt động ở Việt Nam nhằm tìm kiếm

những số liệu có giá trị thực tế (Đây không phải là phương pháp chủ đạo để hoàn
thành luận văn), đồng thời so sánh với các giai đoạn phát triển trước đó.
Nguồn tư liệu, để thực hiện được luận văn, chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu
sau đây:
Các cơng trình, các tác phẩm, các luận văn, luận án, các bài báo, kỷ yếu hội
thảo khoa học đã được cơng bố có liên quan đến các Chaebol và hướng phát triển
các Chaebol, đồng thời nghiên cứu những phương pháp nhằm hạn chế những tiêu
cực và tồn đọng của các Chaebol cũng như những bài học cho việc xây dựng các

5


công ty và tổng công ty ở Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo, luận
văn một mặt kế thừa, mặt khác cũng dựa vào đó để xác định cách tiếp cận của mình.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Luận văn tập hợp và hệ thống hóa được một số lượng lớn tư liệu về q trình
thực hiện chính sáchxây dựng kinh tế xã hội Hàn Quốc từ 1960, làm rõ được thực
trạng, nêu rõ đặc điểm và nguyên nhân của bước “nhảy vọt” trong nền kinh tế Hàn
Quốc, cũng như chỉ ra quá trình và kết quả việc mở rộng hoạt động của các tập đoàn
kinh tế Hàn Quốc ở Việt Nam từ 1992 đến nay.
Luận văn đã đã rút ra những thành tựu, kinh nghiệm bước đầu và đề xuất các
giải pháp có tính khả thi có thể đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng
chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là mơ hình tập đồn theo hình thức
của các Chaebol.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm
kiếm những giải pháp khả thi góp phần thúc đẩy chương trình phát triển kinh tế đạt
được kết quả tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài đối với Việt
Nam trong q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Những kết quả, các kết luận trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án về phát triển và xây
dựng các mơ hình cơng ty và tổng cơng ty ở các nước đang phát triển theo mơ hình
tập đồn kinh tế Hàn Quốc. Làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy
những vấn đề có liên quan đến vấn đề này, làm cơ sở dự báo cũng như định hướng
cho việc vận dụng ở một địa phương cụ thể.

6


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 10 mục trong đó:
Chương 1: Trình bày và phân tích những vấn đề cho sự hình thành các
Chaebol, tập trung nghiên cứu bản chất của các tập đồn kinh tế Hàn Quốc để làm
rõ mục đích phát triển và thấy được vai trị, vị trí của nó với kinh tế Hàn Quốc. Ở
chương này, tác giả cũng đã so sánh những đặc điểm của các Chaebol Hàn Quốc
với các Zaibatshu của Nhật nhằm giải thích bước nhảy vọt “thần kỳ” của nền kinh
tế Hàn Quốc.
Chương 2: Trình bày quá trình hoạt động của một sốChaebol hàn Quốc ở Việt
Nam từ 1992 đến nay đồng thời nêu lên vai trị của các tập đồn kinh tế Hàn Quốc
trong việc phát triển kinh tế.
Chương 3: Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình mở
rộng và phát triển các Chaebol ở Việt Nam. Từ đó rút ra những kinh nghiệm đồng
thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế đem lại
hiệu quả hơn.

7



MỞ RỘNGHOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN
KINH TẾ HÀN QUỐC(CHAEBOL) Ở VIỆT NAM
TỪ 1992 ĐẾN NAY

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐỒN KINH TẾ HÀN QUỐC (CHAEBOL)
1.1.Lịch sử hình thành
1.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Hàn Quốc những năm 1950.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Triều Tiên được giải phóng khỏi ách xâm
lược của Nhật Bản, nhưng lại bị chia cắt theo các phe phái của hệ chiến tranh lạnh.
Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) bùng nổ bởi sự đối đầu ý thức hệ giữa hai
miền Nam và Bắc Triều Tiên đã tàn phá cả đất nước.
Có thể khẳng định rằng cuối những năm 1950 xã hội Hàn Quốc đang ở trong
tình trạng khủng hoảng tồn diện và trầm trọng. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình
chiến được ký kết, vĩ tuyến 38 là giới tuyến quân sự giữa hai miền.
Hậu quả chiến tranh rất nặng nề, miền Bắc khoảng 8.700 nhà máy, 20 triệu m2
nhà ở, 5000 trường học, 1000 bệnh viện bị phá hủy1. Sau chiến tranh, CHDCND
Triều Tiên đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, văn hố xã hội. Trong khi đó, Đại
Hàn Dân Quốc cũng bị thiệt hại nặng nề, có khoảng 150.000 người bị chết, 200.000
người bi mất tích, 250.000 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ
USD (thời giá năm 1953)2.

1An Châu. Trung Vinh, Đất Nước Hàn Quốc (2007),Nxb từ điển bách khoa
2

/>
8


Về kinh tế- xã hội: Sản xuất bị đình đốn, thất nghiệp tăng (khoảng 2 triệu

người), giá cả leo thang, nạn đói lan tràn. Chính điều này đã làm gia tăng những khó
khăn trong xã hội Hàn Quốc, Điều kiện sống của công nhân, nông dân và những
người thị dân nghèo, những người di cư từ các khu vực nông nghiệp trong những
năm 50 của thế kỷ XX là hết sức cực khổ – thời gian lao động kéo dài, điều kiện lao
động tồi tệ, lương rất thấp. Những người công nhân thường không đủ ăn, cho dù họ
làm việc đến 14 tiếng mỗi ngày hoặc hơn thế.
Về chính trị: dưới chính sách ngoại giao thân Mỹ, phản dân chủ đã xuất hiện
một vài phong trào tự phát của công nhân, nơng dân hoặc của dân nghèo thành thị
địi hỏi cải thiện điều kiện sống, nhưng chính quyền độc tài Rhee Sung Man thời đó
đã đàn áp những phong trào này một cách không thương tiếc. Thực trạng khốn cùng
ấy thậm chí khơng thể được phản ánh qua báo chí hay các phương tiện truyền thơng
khác do chính sách kiểm duyệt chặt chẽ. Các quyền dân chủ cơ bản, chẳng hạn như
quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến, đều bị đàn áp. Dưới tình
cảnh ấy, sự phát triển của xã hội dân sự với tư cách một lĩnh vực độc lập với nhà
nước là hết sức khó khăn. Năm 1960, Hàn Quốc là một đất nước nơng nghiệp với
thu nhập bình qn vẫn ở mức dưới 100 USD/người.
Từ tháng 3-1960, phong trào đấu tranh địi dân chủ lan rộng, lơi kéo nhiều tầng
lớp tham gia. Cuộc đảo chính của Park Chung Hee thành công ngày 16-05-1961 đã
đưa Hàn Quốc vào một mô hình chính trị mới- Chế độ độc tài. Trong các kế hoạch
5 năm phát triển kinh tế của mình, các tập đồn kinh tế (Chaebol) đã hình thành.
Có thể khẳng định rằng: Lịch sử mơ hình Chaebol gắn liền với tướng Park
Chung Hee. Sau cuộc binh biến năm 1961, chính quyền do ơng lãnh đạo đã sử dụng
các tập đồn nhà nước và tập đồn gia đình trị liên kết với nhà nước nhằm phát triển
kinh tế theo hướng xuất khẩu và làm sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Chính
quyền tổng thống Park Chung Hee đã quốc hữu hố các ngân hàng ở Hàn Quốc và
cấm các Chaebol lập ngân hàng. Chính quyền đã vạch ra các kế hoạch 5 năm và
chiến lược phát triển kinh tế, chọn một số tập đồn gia đình trị lớn để thực hiện
9



chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.Chính mơ hình phù hợp đã đưa Hàn Quốc trở
thành cường quốc kinh tế như ngày nay.
1.1.2. Nguyên nhân cho sự ra đời các Chaebol
Nguyên nhân chủ quan
Chiến tranh Nam – Bắc kết thúc, hai miền phân chia lấy vĩ tuyến 38 làm ranh
giới chia cắt. Bên cạnh nỗi đau mất mát của cả dân tộc về con người,về vật chất thì
hậu quả để lại là bất công,nỗi nhục, vết nhơ trong lịch sử.Chính điều này là quyết
tâm cho nhân dân Hàn Quốc làm tất cả để đứng dậy và sánh cùng các nước phát
triển khác.
Giữa thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế nhỏ và dựa vào nông
nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, vào năm1961, các chính sách của Tổng thống Park
Chung Hee đã thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hố mau lẹ thơng qua hoạt động kinh
doanh quy mơ lớn. Chính sách cơng nghiệp hố của chính phủ đề ra theo hướng đầu
tư mới, nghĩa là Chaebol được bảo đảm vay vốn từ khu vực ngân hàng. Nhờ đó,
Chaebol đã đóng vai trị chủ đạo trong việc phát triển các ngành công nghiệp, thị
trường mới và sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần quan trọng đưa Hàn Quốc trở
thành một trong những con hổ Đông Á.
Mặc dù chương trình cơng nghiệp hố chủ đạo của Hàn Quốc mới bắt đầu từ
đầu những năm 1960 nhưng sự phân biệt đẳng cấp trong các doanh nghiệp đã xuất
hiện trong nền kinh tế- chính trị từ những năm 1950. Trong suốt thời kỳ là thuộc địa
của Nhật, hiếm có người dân Hàn Quốc nào sở hữu hoặc điều hành doanh nghiệp
quy mô lớn. Sau khi quân Nhật rút khỏi Hàn Quốc năm 1945, một số doanh nhân
Hàn Quốc chiếm được tài sản từ các cơ sở sản xuất của Nhật, một số trong đó đã
phát triển thành Chaebol vào những năm 1960.
Khi quân đội lên nắm chính phủ năm 1961, các lãnh đạo quân đội thông báo
rằng họ sẽ nhổ tận gốc nạn tham nhũng từng gây rắc rối cho chính quyền Rhee Sung
Man và loại bỏ những bất cơng trong xã hội.Nhiều nhà tư bản công nghiệp lãnh đạo
10



đã bị bắt và buộc tội tham nhũng song chính phủ mới nhận thấy cần phải có sự giúp
đỡ từ phía các nhà doanh nghiệp để hồn thành các kế hoạch đầy tham vọng về việc
hiện đại hoá nền kinh tế của chính phủ. Chính phủ đã đi đến một sự thoả hiệp mà
theo đó các lãnh đạo doanh nghiệp bị buộc tội phải nộp tiền phạt cho chính phủ. Kể
từ đó, sự hợp tác giữa các lãnh đạo doanh nghiệp và các quan chức chính phủ ngày
càng chặt chẽ trong q trình hiện đại hố nền kinh tế.
Một ngun nhân khác phải đặc biệt quan tâm là vai trò của cá nhân tổng thống
Park Chung Hee quyết định cải tạo tình trạng nghèo nàn của đất nước bằng một
cơng cuộc cơng nghiệp hóa thần tốc thơng qua việc khuyến khích và hỗ trợ các
doanh nghiệp lớn có sẵn – các Chaebol. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển công
nghiệp, Chaebol thực hiện các kế hoạch này.Để các Chaebol yên tâm thực thi nhiệm
vụ, chính phủ chủ động cho các Chaebol vay với lãi suất rất thấp thông qua các
ngân hàng nhà nước.Các ngân hàng quốc doanh còn được lệnh phải bảo lãnh nợ
nước ngoài cho các Chaebol, để họ có thể vừa thoải mái tiếp cận nguồn tín dụng
trong nước, vừa “vơ tư” đi vay nợ nước ngồi.Tổng thống Park cũng giảm thuế
đánh vào các Chaebol, đặc biệt là các cơng ty xây dựng, khi chính phủ bắt đầu xây
dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc.
Sau khi nắm chính quyền (7/1961), tướng Park Chung Hee đã nói trước 20.000
sinh viên đại học Seoul như sau:“Toàn dân Nam Hàn phải thắt lưng buộc bụng
trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm
cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông
Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới.Chúng ta
sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta.Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng
ý kiến với tôi.Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn
quyền lợi cá nhân.Tôi không muốn mỵ dân. Tơi sẽ cương quyết ban hành một chính
sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi

11



sẵn lịng chết cho lý tưởng đã đề ra”.3Chính nhờ những chính sách ưu đãicủa ơng
mà các Chaebol nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới.Cuối
thập niên 1980, Chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt nổi tiếng về
sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng. Các Chaebol được cho đã
giúp nền kinh tế xứ kim chi thoát được cảnh thâm hụt mậu dịch, trở thành nước có
thặng dư mậu dịch lớn kể từ năm 1986. Bước sang thập niên 90 của thế kỉ 20, Hàn
Quốc “lột xác” từ một đất nước nghèo nàn bị chiến tranh tàn phá thành một trong
những nước công nghiệp mới lớn nhất thế giới, người dân được hưởng chất lượng
cuộc sống tương đương với các nước công nghiệp phát triển, thành công rực rỡ của
các Chaebol khơng thể thiếu vai trị của tổng thống Park Chung Hee.
Nguyên nhân khách quan
Sự hình thành các Chaebol bắt đầu từ sau thế chiến II.Sau khi quân Nhật rút
khỏi năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của một số
doanh nghiệp Nhật Bản, một vài trong số này đã phát triển thành các Chaebol. Các
Chaebol được hình thành bao gồm nhiều cơng ty có mối quan hệ liên kết về tài
chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động, ví dụ như
SAMSUNG, Daewoo hay LG. Nét đặc trưng của các Chaebol là tồn bộ các cơng ty
thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi
phối. Chính sự kế thừa có chọn lọc những cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm
kinh doanh của người Nhật là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh và phát
triển mạnh mẽ của các Chaebol.
Chaebol có thể phát triển được là nhờ hai nhân tố: các khoản vay vốn nước
ngoài và các đặc ân. Tiếp cận khoa học cơng nghệ nước ngồi cũng đóng vai trị
quyết định đối với sự phát triển của Chaebol trong suốt thập niên 80. Với chiêu bài

3

Le Roy Jones & Sakong, Government, Business and Entrepreneuship in Economic

Development: The Korean Case, Harvard University Press, 1980, trg. 70


12


“Chủ nghĩa tư bản dẫn đường”, chính phủ chọn ra các công ty đảm nhận dự án và
quỹ dẫn vốn từ các khoản vay nước ngồi. Chính phủ đảm bảo sự đền đáp mà một
công ty nên làm đối với các chủ nợ nước ngồi của mình. Các khoản vốn vay bổ
sung luôn sẵn sàng được huy động từ các ngân hàng trong nước. Vào nửa cuối thập
niên 80, Chaebol đã chi phối ngành công nghiệp và đặc biệt thịnh hành trong các
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và công nghiệp nặng.
Sự phát triển mạnh mẽ của Chaebol bắt đầu từ đầu những năm 1960, gắn liền
với việc mở rộng xuất khẩu của Hàn Quốc. Tính đa dạng hố của sản phẩm là nhân
tố quyết định sự phát triển của Chaebol, các yếu tố như đổi mới, sẵn sàng phát triển
dòng sản phẩm mới giữ vai trò then chốt. Trong những năm 1950-1960, Chaebol
tập trung vào hàng dệt may; đến giữa thập niên 70- 80, cơng nghiệp nặng, hố chất
và quốc phòng chiếm ưu thế, sang thập niên 90, sự phát triển thực sự diễn ra trong
công nghiệp điện tử và công nghiệp kỹ thuật cao.
1.1.3. Định nghĩa Chaebol
Chaebol chính là tên gọi các tập đồn kinh tế của Hàn quốc.Để hiểu rõ các
Chaebol ta phải hiểu thế nào là tập đồn kinh tế.Hiện có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về “Tập đồn kinh tế” nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn
mực.Để có cái nhìn tổng thể về TĐKT, thiết nghĩ cũng cần phải nghiên cứu một
cách khái qt dưới cả góc độ ngơn ngữ lẫn bản chất của nó.
Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “Tập đồn kinh tế” người ta
thường sử dụng các từ: “Consortium”,“Conglomerate”,“Cartel”,“Trust”, “Alliance”,
“Syndicate” hay “Group”.
Ở châu Á, trong khi người Nhật gọi TĐKT là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì
người Hàn Quốc lại gọi là “Cheabol”; cịn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi”
được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng cơng ty).
Chaebol (hay Jaebol) là tên của các tổ hợp công nghiệp có quy mơ lớn thuộc sở

hữu của gia đình hoặc nhóm gia đình ở Hàn Quốc.Đây là một hình thức khối kinh tế
13


tư nhân của Hàn Quốc. Tiếng Hàn Quốc có nghĩa là “khối kinh doanh” thường được
dùng với nghĩa “đại doanh nghiệp”.
Các đại doanh nghiệp kiểu “gia đình trị” này đóng vai trò then chốt trong nền
kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1960, một số đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng
thế giới như SAMSUNG, Hyundai và LG… Mỗi Chaebol bao gồm từ 40-50 cơng
ty khơng có liên quan với nhau về mặt kinh tế kỹ thuật nhưng thuộc sở hữu của một
gia đinh, dịng họ.
Các cơng ty này thuộc quyền sở hữu của một ít cổ đơng và họ thường là xuất
thân từ cùng một gia đình với thành viên sáng lập. Do đó, có thể định nghĩa chung
nhất về Chaebol, đó là những tập đồn cơng nghiệp lớn, nhưng lại mang tầm vóc
gia đình. Thật ra,Chaebolxuất thân từ những doanh nghiệp gia đình nhỏ nhưng đã
biết tận dụng tốt sự phát triển nhanh chóng của đất nước Hàn Quốc trong giai đoạn
nửa sau thế kỷ 20 để vươn lên và vươn xa.
Khác với những các tập đoàn ở các quốc gia khác, khái niệm “công ty mẹ” là
phổ biến trong nhiều chi nhánh của các Chaebol, cho dù hoạt động của nhiều công
ty con thành viên trải rộng ra trên nhiều lĩnh vực, bao trùm nền kinh tế Hàn Quốc.
Chính vì thế tại đất nước này, có thể tìm thấy các cơng ty dịch vụ, siêu thị, ngân
hàng, cho đến các hãng may mặc, sản xuất kem đánh răng, và nhiều vật dụng khác
nhưng đều gắn thương hiệu “LG”. Từ đó, có thể thấy những tập đồn lớn như
SAMSUNG, Hyundai, LG, SK hay Lotte chính là những gương mặt tiêu biểu của
nền kinh tế Hàn Quốc.
Về kết cấu, các Chaebol Hàn Quốc là các khối kinh tế tư nhân, trong đó các
thành viên của một gia đình đóng vai trị chủ đạo. Một nghiên cứu của
Shin(1985) cho thấy: “ 26% chủ tịch của các cơng ty nịng cốt là các nhà sáng
lập, 19% là con cái của họ, 21% là tuyển dụng từ nội bộ công ty và 35% là số
tuyển dụng từ bên ngoài. Mặc dù, hơn 50% CEO khơng phải là thành viên của

gia đình nhưng những vị trí quản lý trọng yếuở tất cả các công ty đều do người
14


sáng lập nắm giữ”4. Về nguồn gốc truyền thống, chúng vẫn là các doanh nghiệp
kiểu gia đình phong kiến di thực lại và phát triển lên dưới chế độ TBCN. Các
dòng họ sáng lập ban đầu là những tộc trưởng tạo dựng cơng ty, do đó cơ cấu tổ
chức của nó mang hình thức tập đồn đẳng cấp.Tuy vậy, nếu xét theo phương
thức tác nghiệp, thì mỗi Chaebol đều có phương thức quản lý kinh doanh riêng.
Ví dụ như Chaebol Hyundai với phương thức kinh doanh “tự thân”: tức là dựa
chủ yếu vào nguồn lực của bản thân tập đoàn để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Cịn Chaebol Daewoo thì theo phương thức liên doanh liên kết với các công ty
nước ngồi thơng qua cung cấp các giấy phép kỹ thuật và các hiệp định hợp tác
kỹ thuật, nên kết cấu sở hữu kiểu Daewoo mang tính đa quốc gia, từ đó mà ảnh
hưởng đến địa vị quản lý và lợi ích phân chia trong tập đồn.
Nhiều Chaebol mà chúng ta biết hiện nay ra đời từ khi Hàn Quốc có vị tổng
thống đầu tiên là Rhee Sungman (Lý Thừa Vãn), ngoại trừ SAMSUNG, Daelim
và Kia đã được thành lập từ thập niên 30. Trong khi đó, Daewoo và Lotte có mặt
trong nền kinh tế Hàn Quốc từ thập niên 1960, dưới thời tổng thống Park Chung
Hee. Trong thời gian này, chính quyền của tướng Park đã đưa ra một chương
trình phát triển chủ yếu dựa vào ngoại thương và đã giúp các doanh nhân như
Chang Ju yung của Hyundai, Lee Byung Chull của SAMSUNG, Kim Woo
Chong của Daewoo liên kết làm ăn với nhau. Họ đã được chính phủ cấp cho
nhiều quyền xuất khẩu quan trọng cùng với các khoản hỗ trợ tài chính lớn để
kinh doanh. Và khi đó, “bánh ít đi, bánh quy lại” các Chaebol sẽ ủng hộ các hoạt
động chính trị của chính quyền đó. Ngay cả trong cuốc chiến tranh tại Việt Nam,
các hợp đồng quân sự của Mỹ trong lĩnh vực xây dựng căn cứ hải quân và phục
vụ chiến trường đã mang lại cho các Chaebol nhiều khoản lợi lớn, đồng thời

4


Nghiên cứu mơ hình Chaebol Hàn Quốc và bài

học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam
15


củng cố vị thế của họ trên “sân nhà” là thị trường Hàn Quốc.
Sự hợp tác giữa Chaebol và chính phủ đóng vai trị thiết yếu đối với sự tăng
trưởng kinh tế về sau. Do áp lực từ yêu cầu cấp bách đưa nền kinh tế từ công nghiệp
nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng sang công nghiệp nặng và hố chất, cơng nghiệp sản
xuất hàng hố thay thế nhập khẩu, các chính khách và các nhà lập kế hoạch của
chính phủ đã dựa vào ý kiến và sự hợp tác với lãnh đạo các Chaebol. Chính phủ
cung cấp kế hoạch chi tiết về việc phát triển cơng nghiệp cịn Chaebol thực hiện các
kế hoạch đó. Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp hố do Chaebol dẫn đầu vơ hình
chung đã thúc đẩy tập trung độc quyền vốn và các hoạt động kinh tế sinh lợi vào tay
của một số hữu hạn các tập đoàn kinh tế. Park đã sử dụng Chaebol như một phương
tiện tăng trưởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, đi ngược lại chính sách của Rhee
là dựa vào nhập khẩu, trên cơ sở đó cũng thiết lập hạn ngạch.
1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của các Chaebol
Mặc dù cho đến những năm 1960 chương trình phát triển công nghiệp quan
trọng của Hàn Quốc vẫn chưa được bắt đầu nhưng trên thực tế đã xuất hiện nguồn
gốc của việc hình thành những doanh nghiệp trong nền kinh tế mang màu sắc chính
trị từ những năm 1950. Đã có một số người Hàn sở hữu và quản lý những cơng ty
khá lớn trong suốt thời kì cai trị của Nhật Bản. Sau khi thốt khỏi sự đơ hộ của Nhật
Bản, có những người Hàn Quốc đã chiếm được những tài sản trong các doanh
nghiệp Nhật Bản và vài người trong số họ đã phát triển nó thành các Chaebol vào
thập niên 90. Các cơng ty đó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và hợp tác hình thành
nên tập đồn bắt đầu từ thời kì tổng thống Park Chung Hee (nhiệm kì 1961-1979).
Ơng đã áp dụng mơ hình tương tự như Zaibatsu – được phát triển ở Nhật Bản trong

suốt thời kì Meiji Era. Tuy vậy mơ hình Chaebol vẫn có những khác biệt với mơ
hình Zaibatsu thể hiện ở những điểm như: Chaebol được điều hành bởi gia đình
trong khi Zaibatsu lại được điều hành bởi những nhóm các nhà quản lý chuyên
nghiệp; trong các Chaebol quyền lực tập trung trong tay chính những người sở hữu,
16


cịn ở Zaibatsu có sự phân quyền và kết hợp chặt chẽ với các cổ đơng; Chaebol
thường hình thành những công ty con để sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu,
trong khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản lại thường thuê các nhà đấu thầu bên
ngoài.
Chaebol đã trải qua thời kì phát triển thần kỳ bắt đầu từ những năm 1960 gắn
chặt với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc. Thập niên 50 và đầu 60 sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là bông và sợi; thập niên 70 và 80 là sản phẩm công nghiệp
nặng và hóa chất; thập niên 90 là các sản phẩm điện lạnh và cơng nghệ cao. Chính
Chaebol đã làm thay đổi thâm hụt thương mại vào năm 1985 sang thặng dư vào
năm 1986. Cán cân thanh toán từ 4 tỷ đôla Mỹ vào năm 1988 đã tăng lên 5 tỷ đôla
Mỹ vào năm 1989. Những năm 1980 là thời kỳ mà các Chaebol phát triển bùng nổ
trên thị trường xuất khẩu.Cuối những năm 1990 họ đã trở thành những tổ chức tài
chính độc lập và dần thốt khỏi sự kiểm sốt cũng như bảo trợ của Chính phủ.
Bảng 1.1 Danh sách các Chaebol hàng đầu Hàn Quốc

stt

1

2

Cuối
1950’s


Giữa 1960s

1974

SAMSUN
SAMSUN
G
SAMSUNG
G

Samho

Samho

1983

1990

1995

2000

Hyundai

Hyundai

Hyundai

Hyundai


LG

SAMSUN SAMSUN
SAMSUNG Daewoo
G
G
SAMSUN
G
Daewoo

3

Gaepung

LG

Hyundai

Daewoo

4

Daehan

Daehan

Hanjin

LG


5

LG

Gaepung

6 Tongyang

Samyang

7 Keukdong Ssangyong

LG

Ssangyong Ssangyong Ssangyong

LG

LG

SK

SK

Hanjin

SK

SK


Hanjin

Ssangyong

Lotte

Hanhwa

Hanhwa

SK

Hanjin

Daewoo

17


8

Hankook
Glass

Hwashin

Daenong

Hanjin


Hanhwa

Kia

Kumho

9

Donglip

Panbon

Dong-Ah
Const

Kukje

Daelim

Hanhwa

Hanhwa

Daelim

Lotte

Lotte


Ssangyong

10 Taechang

Hanil
Tongyang Syn.Textile

.
Stephan Haggard, et al., (eds.), Economic Crisis and Corporate Restructuring
in Korea: Reforming the Chaebol ,page 41.
Khi nói đến nền kinh tế Hàn Quốc không chỉ người Hàn mà ngay cả quan khách
báo chí quốc tế đều đề cập đến ba tập đoàn kinh tế hàng đầu – từ lâu được coi là
“rường cột” của nền kinh tế nước này. Người Hàn Quốc ví bộ ba này là “tam đại
Chaebol” bao gồm: SAMSUNG (Ba ngôi sao), Hyundae ( Hiện đại), Daewoo (Đại
vũ). Lịch sử hình thành của ba Chaebol này có thể trình bày ngắn gọn như sau:
SAMSUNG là tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, được sáng lập bởi Lee Byung
Chul - con trai một địa chủ. Lớn lên trong thời kì mà Hàn Quốc chịu sự chiếm đóng
của Nhật Bản, từ nhỏ Lee được giáo dục theo kiểu truyền thống Nho giáo. Đến năm
10 tuổi Lee được gửi đến học ở trường tiểu học ở Seoul và sau đó theo học đại học
Waseda, Tokyo. Nhưng trước khi tốt nghiệp Lee đã rời trường để trở về Seoul và
khơng làm gì trong vài năm.Năm 26 tuổi Lee được thừa kế xưởng gạo của gia đình
nhưng cơng việc kinh doanh không thuận lợi, Lee đã rời quê đến Daegu.Năm 1938
Lee thành lập công ty tại Daegu lấy tên là SAMSUNG. Cơng ty này đã có lúc rơi
vào nguy cơ phá sản do ảnh hưởng của việc chiếm đóng của Nhật Bản nhưng Lee
vẫn kiên trì theo đuổi cơng việc kinh doanh của mình. Năm 1945 chiến tranh thế
giới II kết thúc,Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, SAMSUNG đã phát triển hưng
thịnh với thị trường được mở rộng cả trong ngồi nước, trở thành một trong mười
Cơng ty thương mại lớn nhất ở Nam Hàn. Năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra,
Lee đã rời Seoul đến Pusan tiếp tục cơng việc kinh doanh của mình. Đến năm 1953
18



Lee thành lập công ty sản xuất đường tinh luyện lấy tên là Cheil Sugar, một năm
sau đó là sự ra đời của Cheil Wool Texttile Company.
SAMSUNG được hưởng lợi rất lớn từ Chính sách thay thế nhập khẩu của Chính
phủ, kết quả là cuối những năm 1950 SAMSUNG đã giành được quyền kiểm soát
một số Ngân hàng thương mại và Công ty bảo hiểm. Đến những năm 1960 Lee đã
chọn điện tử là mặt hàng sản xuất chủ yếu của SAMSUNG. Nếu như vào năm 1977
các kỹ sư của SAMSUNG mới làm công việc là tháo dỡ các tivi màu từ Mỹ, Nhật,
Châu Âu để xem xét và copy lại thì chỉ khơng đầy 3 năm sau đó SAMSUNG đã có
thể tự sản xuất được mặt hàng này. Đến năm 1979 SAMSUNG bắt đầu chế tạo đầu
máy,…
Huyndai là TĐKT lớn thứ hai của Hàn Quốc, được sáng lập bởi Chung Yu Jung
– người mà những năm 30 đã rời quê lên Seoul khi vẫn còn ở độ tuổi thiếu niên.
Khởi đầu với công việc ở bến tàu và xưởng gạo, đến năm 1940 Chung mua lại cơ sở
sửa chữa ôtô sau đó mở rộng sang lĩnh vực xây dựng, đóng tàu. Sau chiến tranh thế
giới thứ hai Chung phát triển quan hệ với Mỹ, với quân đội và giành được những dự
án xây dựng của Chính phủ Syungman Ree. Cơng ty có tên chính thức là Hyundai
từ năm 1976.Với sự mở rộng liên tục cả về quy mô và lĩnh vực thì hiện nay
Hyundai đã trở thành tập đồn kinh doanh lớn hoạt động đa ngành nghề.
Daewoo được thành lập vào những năm 1960, người sáng lập là Kim Woo
Chung – một trong những người trẻ nhất đứng đầu một Chaebol. Trong một thời
gian dài Kim được coi như một nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Hàn Quốc, Kim làm
việc 100 giờ mỗi tuần và mỗi đêm chỉ ngủ 4 giờ. Kim khơng bao giờ có kỳ
nghỉ.Chủ trương của người đứng đầu Daewoo là “Daewoo luôn phải đi đầu trong
các lĩnh vực mới”.
Lĩnh vực ban đầu và chủ yếu của DaeWoo là các ngành cơng nghiệp nặng sau
đó là các sản phẩm về điện máy. DaeWoo luôn được đánh giá là tập đồn đi đầu
trong tính sáng tạo, đổi mới và táo bạo trong kinh doanh.
19



×