Tải bản đầy đủ (.pdf) (444 trang)

Xây dựng từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích và đối chiếu anh việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 444 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC GIẢI THÍCH
VÀ ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT

Chủ nhiệm đề tài: Trần Thủy Vịnh

Tp. Hồ Chí Minh, 2013


MỤC LỤC

A ........................................................................................................................... 1
B.......................................................................................................................... 44
C ......................................................................................................................... 60
D ....................................................................................................................... 132
E........................................................................................................................ 165
F ........................................................................................................................ 186
G ....................................................................................................................... 201
H ....................................................................................................................... 217
I......................................................................................................................... 228
J ........................................................................................................................ 252
K ....................................................................................................................... 253
L........................................................................................................................ 255
M ...................................................................................................................... 281
N ....................................................................................................................... 305
O ....................................................................................................................... 318
P ........................................................................................................................ 326


Q ....................................................................................................................... 360
R ....................................................................................................................... 363
S ........................................................................................................................ 380
T........................................................................................................................ 414
U ....................................................................................................................... 427
V ....................................................................................................................... 431
W ...................................................................................................................... 435
X ....................................................................................................................... 437
Y ....................................................................................................................... 438
Z........................................................................................................................ 439
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 441


1

A
abbreviation (n) dạng viết tắt/dạng rút gọn
Phương thức tạo ra đơn vị/tổ hợp từ vựng mới bằng cách lược bớt một phần
đơn vị đã có với nhiều dạng phân biệt khác nhau. Dạng tắt giữ lại chữ cái đầu
từ của các từ cấu thành, đồng thời phát âm riêng lẻ những chữ cái này
(initialism/alphabetisms): BBC (British Broadcasting Corporation), EU
(European Union); dạng tắt giữ lại chữ cái đầu từ của các từ cấu thành, đồng
thời phát âm những chữ cái này như từ đơn (acronyms): NATO (North
Atlantic Treaty Organisation), laser (Light Amplification by Stimulated
Emission of Radiation); dạng tắt bằng cách lượt bớt một phần đơn vị từ vựng
đã có (clipped form/clippings), thường là phần cuối: ad (advertisement), math
(mathemactics), thỉnh thoảng là phần đầu: plane (airplane), hoặc cả phần đầu
lẫn phần cuối: flu (influenza); dạng tắt được kết hợp từ hai phần của hai từ
khác nhau (blends): sitcom (situation comedy), motel (motor hotel).
abessive (adj/n) (nh. abessive case) vô cách

Thuật ngữ được sử dụng trong miêu tả ngữ pháp nhằm chỉ một loại biến tố
(inflection) biểu đạt nghĩa “thiếu vắng” (absence); trong tiếng Anh, cách diễn
đạt như vậy chủ yếu bằng giới từ without. Vơ cách (the abessive case/ the
abessive) được tìm thấy trong những ngôn ngữ như tiếng Phần Lan, cùng với
cách kế cận (adessive), cách định vị (inessive) và một số cách khác diễn đạt
nghĩa không gian và thời gian “cục bộ”.
ablative (adj/n) công cụ cách; ly cách
Trong một số ngôn ngữ diễn đạt mối quan hệ ngữ pháp bằng phương tiện biến
tố, thuật ngữ này nhằm chỉ một hình thái được diễn đạt trong một danh ngữ
(thường là một danh từ hoặc một đại từ đơn lẻ), sử dụng trong những biểu đạt
mang nghĩa định vị/vị trí hoặc cơng cụ. Tiếng Anh khơng có cách cơng cụ
như tiếng Latin, nhưng sử dụng phương tiện khác (chẳng hạn như giới từ
with, from và by) để diễn đạt khái niệm này, vd. He did it with his hand.


2

abrupt (adj) đột ngột
Thuật ngữ chỉ một nét khu biệt trong âm vị học. Đây là hình thức viết tắt của
cụm từ “abrupt release” (buông đột ngột), chỉ hiện tượng âm thanh bị buông
một cách đột ngột sau khi phá vỡ chỗ tạo ra sự ách tắc (gọi là vị trí cấu âm
của âm vị) trên đường thốt của luồng hơi từ phổi ra ngoài, giống như trong
các phụ âm bật hơi; đối lập với “delayed release” – buông dần, thường dùng
để mô tả hiện tượng luồng hơi buông đều, dần dần qua khe hẹp khi phát âm
các âm xát.
absolutive (adj/n) (nh. absolute case) tuyệt (đối) cách
Thuật ngữ được sử dụng trong miêu tả ngữ pháp ở một số ngôn ngữ có hệ
thống khiển cách (ergative) như tiếng Eskimo và tiếng Georgia. Trong hệ
thống này, có sự giống nhau về mặt hình thức giữa bổ ngữ của một động từ
ngoại động (transitive verb) và chủ ngữ của một động từ nội động (intranstive

verb) (nghĩa là chúng thể hiện cùng một cách giống nhau), và chúng được
xem như ở dạng “tuyệt đối cách”: chủ ngữ của động từ ngoại động sau đó
được xem như ở dạng “khiển cách”.
absorption (n) sự hút vào
Thuật ngữ âm vị học chỉ sự hút vào của khơng khí vào phía trong họng trong
q trình phát âm một âm tố. Đây được xem là một đặc điểm trong phát âm
của các ngơn ngữ có thanh điệu.
abstract (n) danh từ trừu tượng
Danh từ biểu thị khái niệm, xác định hành động hoặc đặc tính trong trạng thái
trừu tượng hóa khỏi thực tế, đối lập với danh từ cụ thể.
academic style phong cách kinh viện
Phong cách có đặc điểm sử dụng những từ ngữ trừu tượng và cấu trúc có tính
chất sách vở của lời nói.
accent (n) giọng; trọng âm
1. Giọng: dấu hiệu âm học của cách phát âm giúp nhận diện người phát âm
đến từ địa phương hay tầng lớp xã hội nào.


3

2. Trọng âm: sự nhấn mạnh một âm tiết nào đó trong chuỗi âm thanh hay lời
nói. Trọng âm khơng chỉ thể hiện bằng cường độ mà còn thể hiện bởi cao độ
và trường độ của âm thanh.
acceptability (n) (phạm vi) chấp nhận được/(phạm vi) khả chấp
Phạm vi của một ngữ liệu ngôn ngữ được người bản ngữ xem như là chấp
nhận được trong ngơn ngữ của mình. Phát ngơn khả chấp (acceptable
utterance) là phát ngơn được xem là bình thường hoặc chấp nhận được. Trên
thực tế, việc xác định tính khả chấp của một phát ngơn là rất khó. Người bản
ngữ nhiều khi không đồng ý với nhau về một phát ngơn có vẻ bình thường,
thậm chí là chuẩn mực. Một lý do cho điều này là vì họ có sự khác biệt theo

vùng miền, bối cảnh xã hội, tuổi tác, sự ưa thích mang tính cá nhân, v.v.. Một
phát ngơn dường như bình thường trong phương ngữ này nhưng lại không
chấp nhận được trong phương ngữ khác, vd. I ain’t, I be, I am. Nhiều khi điều
này phụ thuộc vào việc mà mọi người được dạy dỗ để tin rằng hình thức nào
đó của ngơn ngữ là đúng và hình thức khác là sai. Chẳng hạn, có nhiều người
không chấp nhận, không xem là chuẩn tắc loại câu như I will go tomorrow
(thay cho I shall go tomorrow), hoặc This is the man I spoke to (thay cho This
is the man to whom I spoke). Theo các nhà ngơn ngữ học, tất cả phát ngơn
như vậy có thể chấp nhận được vì từ trước đến nay có một bộ phận của cộng
đồng luôn sử dụng chúng trong lời nói và văn viết. Vấn đề cần được xem xét
là việc xác định bộ phận nào của cộng đồng sử dụng phát ngơn cụ thể nào và
ở trong tình huống nào. Trong cùng một phương ngữ, một phát ngơn có thể
chấp nhận được trong một ngữ cảnh này nhưng lại không thể chấp nhận trong
một ngữ cảnh khác.
Các nhà ngôn ngữ học phân định rất nhiều loại kỹ thuật khác nhau để khảo sát
tính khả chấp của ngơn ngữ. Các loại kỹ thuật này thường có hình thức u
cầu người bản ngữ đánh giá đặc tính ngơn ngữ của phát ngơn mà tính khả
chấp của chúng là đáng ngờ. Chẳng hạn phát ngôn I think it’s the money
they’re charging is one thing được nhiều người cho là có vấn đề. Công việc
của nhà ngôn ngữ học là xác định cái gì là lỗi thuộc về người nói và cái gì là


4

đặc tính thơng thường của một hệ thống ngơn ngữ. Nếu thuộc về cái sau (đặc
tính thơng thường của một hệ thống ngơn ngữ) thì đặc tính nào do phong cách
riêng hoặc do đặc trưng của một nhóm xã hội v.v.. Những khảo sát liên quan
bản chất ngôn ngữ như vậy thì hiển nhiên có thang độ đánh giá rất rộng, bao
gồm nhiều tư liệu viên cũng như số lượng ngữ liệu câu rất lớn; vì vậy tốn rất
nhiều thời gian và thường thì khơng thể nào xử lý hết được.

Một phát ngôn “bất khả chấp” được đánh dấu hoa thị (*); cịn nếu khơng thể
xác định tính khả chấp của nó thì được đánh dấu hỏi (?), như sau:
*The wall was arriveed before
?The wall was arrived before the army sent by the king
Quy ước này cũng được sử dụng để biểu thị tính khơng đúng hoặc tính khơng
thể xác định đúng sai về ngữ pháp của câu. Trong lý thuyết ngơn ngữ học, sự
khác biệt về tính khả chấp và tính đúng của câu rất quan trọng. Một câu có thể
đúng về phương diện ngữ pháp, nghĩa là theo đúng các quy tắc ngữ pháp của
ngôn ngữ, nhưng lại có khả năng khơng chấp nhận được do nhiều lý do khác
nhau. Chẳng hạn như do việc áp dụng lặp đi lặp lại một quy tắc nên cấu trúc
nội tại của một câu trở nên rất phức tạp và vượt quá khả năng truy cập của
người nghe/người đọc: những giới hạn về việc áp dụng quy tắc ngữ pháp như
vậy có thể được minh họa bằng cách lồng những câu phức hợp như This is the
malt (mạch nha) that the rat that the cat killed ate; câu này ít được chấp nhận
hơn rất nhiều so với câu This is the malt that the rat ate, cho dù chúng đều
được thiết lập bằng cùng một phương tiện ngữ pháp giống nhau. Trong Lý
thuyết ngôn ngữ học tạo sinh (Generative Linguistic Theory), sự đa dạng của
tính khả chấp được phân tích trên bình diện sự thực hiện/sử dụng ngữ pháp
(performance), tính đúng ngữ pháp (grammaticality), tương phản với bình
diện thẩm năng/kiến thức ngữ pháp (competence).
accessibility (n) khả năng truy cập
Thuật ngữ phái sinh từ tâm lý học và được sử dụng trong ngôn ngữ học tâm lý
để chỉ mức độ mà người nói có thể lục tìm trong trí nhớ một đơn vị ngôn ngữ.
Một bằng chứng cho khả năng truy cập “có vấn đề” là việc khơng thể nhớ


5

được một điều gì đó, chẳng hạn tên một người, một vật mà mình biết, rồi
chẳng bao lâu sau lại nhớ ra (tongue-slip phenomena); hoặc cũng có bằng

chứng khác, thể hiện ở những lần mà người nói tốn nhiều hay ít thời gian để
truy cập cấu trúc ở mức độ phức tạp khác nhau.
accessibility hierarchy tôn ty truy cập
Thuật ngữ trong Ngữ pháp quan hệ (Relational Grammar) để chỉ những quan
hệ phụ thuộc tuyến tính được xem là đúng (định đề) giữa những thực thể hữu
danh (nominal entities) mà nó kiểm định khả năng áp dụng của các quy tắc
ngữ pháp. Trong hệ tôn ty này mỗi thực thể trong chuỗi tuân thủ quy tắc ngữ
pháp tự do hơn so với đơn vị bên phải. Chẳng hạn danh từ có chức năng định
danh như chủ ngữ có khả năng truy cập (accessible) dễ dàng hơn đơn vị có
chức năng bổ ngữ trực tiếp; cịn bổ ngữ trực tiếp thì dễ dàng truy cập hơn bổ
ngữ gián tiếp, v.v.. Khái niệm này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực ngữ
pháp khác nhau, vd. việc thành lập cú quan hệ (relative clause), sử dụng từ
phản chỉ (reflexives) và lượng từ (quantifiers). Tuy nhiên việc sử dụng quy
tắc này một cách đầy đủ thì vẫn cịn đang được tìm hiểu.
accessible (adj) có khả năng truy cập x. accessibility hierarchy
accessory meaning nghĩa bổ sung
Ý nghĩa phụ kèm theo ý nghĩa cơ bản.
accidence (n) vĩ tố/biến tố
Hầu hết ngữ pháp truyền thống đều thừa nhận biến tố như là một trong những
tiểu loại chính cùng với cú pháp (syntax) nhằm chỉ những biến thể biểu thị
ngữ pháp trong cấu tạo từ như cách (case), thì (tense), số (number), giống
(gender). Trong tiếng Anh, có sự khác biệt giữa walk, walks, walking và
walked hoặc giữa boy, boys, boy’s và boys’. Sự khác biệt này được xem như
thuộc về một bộ phận của hình thái học (accidence) thuộc ngữ pháp. Trong
ngôn ngữ học, thuật ngữ này rất hiếm khi sử dụng vì hiện tượng này được
luận bàn dưới tiêu đề hình thái học và được xem như là một trong những cách
thức cấu tạo từ.


6


accommodation (n) (nh. convergence) (lý thuyết) thích nghi; (giả định)
thích nghi
1. (Lý thuyết) thích nghi: một lý thuyết ngơn ngữ học xã hội có mục đích giải
thích lý do tại sao con người có thể thay đổi phong cách nói của mình
(accommodate) để trở nên giống (hoặc ít giống) hơn người đối thoại. Chẳng
hạn, một trong số lý do tại sao người nói biến đổi cho giống với kiểu mẫu lời
nói của người nghe là mong muốn được đồng nhất, gần gũi hơn với người
nghe, nhằm có được sự đồng thuận xã hội hoặc đơn giản là gia tăng tính hiệu
quả trong tương tác giao tiếp.
2. (Giả định) thích nghi: Trong nghĩa học (semantics) và dụng học
(pragmatics), thuật ngữ dùng chỉ sự chấp nhận của người nghe về tiền giả
định (presupposition) của riêng người nói, khơng thuộc về phần “nền tảng”
hiểu biết chung có từ trước giữa hai người. Chẳng hạn khi nghe “All Mary’s
children” người nghe chấp nhận giả định rằng Mary đã có con, cho dù trước
đây chưa từng biết gì về việc này. Sự chấp thuận này nhờ vào những quy tắc
được mơ hình hóa, sao chép tiền giả định vào trong trình hiện (representation)
của diễn ngơn trước đó.
accomplishment (n) sự tình/q trình đoạn tính hữu đích
Một phạm trù được nhà triết học người Mỹ Zeno Vendler (sn.1900) sử dụng
trong phân loại vị từ (predicate) theo bình diện đặc tính của thể (aspect). Vị từ
đoạn tính hữu đích biểu thị một loại sự tình có tính q trình, có thời đoạn
nhưng rồi cũng đạt tới tột điểm; vd. vị từ build thuộc loại này, có thời lượng
(durative) và hữu đích (telic). Trong cùng hệ thống, vị từ đoạn tính hữu đích
tương phản với hai loại vị từ chỉ q trình (gồm vị từ điểm tính hữu đích
(achievement) và vị từ hoạt động (activity)) và với vị từ chỉ trạng thái (state
predicate).
accusative (adj/n) đối cách
Ở các ngôn ngữ có mối quan hệ ngữ pháp được diễn đạt bằng phương tiện
biến tố (inflection), thuật ngữ nhằm chỉ hình thức cụ thể của một danh ngữ

(thường là một danh từ hoặc một đại từ) khi nó là bổ ngữ của một động từ.


7

Chẳng hạn trong tiếng Latin, I see the man sẽ là “Video hominem” chứ không
phải là “Video homo”, đồng thời và “hominem” được chia theo đối cách. Các
nhà ngôn ngữ học nhấn mạnh rằng điều này có thể dẫn đến hiểu lầm việc sử
dụng thuật ngữ này như là “đối cách” ở những ngơn ngữ khơng có từ biến
hình theo cách này. Chẳng hạn như trong tiếng Anh, một từ là bổ ngữ của
động từ hoặc thường không phụ thuộc vào trật tự từ (word-order), như câu
Dog bites postman có tiếp thể/bị thể (recipient) của hành động hiển nhiên là
postman. Vì vậy một số ngữ pháp truyền thống cho rằng postman được xem
như là đối cách, nhưng ở đây lại khơng có sự thay đổi về mặt hình thức giữa
việc sử dụng từ này như chủ ngữ hoặc bổ ngữ (Postman bites dog). Nhiều nhà
ngôn ngữ học cho rằng việc sử dụng thuật ngữ này như vậy dễ gây nhầm lẫn
và tránh sử dụng nó trong những bối cảnh như thế. Trong tiếng Anh, có một
ví dụ duy nhất về hình thức “đối cách” thực sự ở một vài đại từ, vd. He saw
him, She saw her, The man whom I saw; dù vậy, ở trường hợp này nhiều nhà
ngôn ngữ học thích sử dụng một thuật ngữ trung hịa hơn, như “cách bổ ngữ”
(“objective case”), để tránh liên tưởng đến ngữ pháp truyền thống. Sự phân
biệt này được chỉ rõ ở giữa ngơn ngữ có đối cách (ở đây chủ ngữ và vị ngữ có
thể được phân biệt với nhau bằng phương tiện hình thái học) và những ngơn
ngữ có khiển cách (ergative languages); đơi khi động từ khiển cách được gọi
là động từ phi đối cách (unaccusative verb).
achievement (n) sự tình/q trình điểm tính hữu đích
Phạm trù được nhà triết học người Mỹ Zeno Vendler (sn.1900) sử dụng trong
phân loại vị từ (predicate) theo bình diện đặc tính của thể (aspect). Vị từ đoạn
tính hữu đích biểu hiện một loại sự tình chỉ quá trình diễn ra ngay lập tức;
chẳng hạn arrive là vị từ thuộc loại này và có đặc tính điểm tính (punctual).

Trong cùng hệ thống, vị từ đoạn tính hữu đích tương phản với hai vị từ chỉ
q trình (vị từ đoạn tính hữu đích (accomplishment) và vị từ hoạt động
(activity)) và với vị từ chỉ trạng thái (state predicate).
acoustic cue x. acoustic feature
acoustic feature đặc trưng âm học


8

Đặc trưng của âm thanh lời nói được mơ tả dưới góc độ vật lý học; chẳng hạn
tần số, biên độ, âm vực, cao độ, trường độ, sự hoà âm,... Trong lý thuyết về
nét khu biệt âm vị học của Jakobson và Halle, đặc trưng âm học là những tiêu
chí chủ yếu xác định các cặp đối lập nhằm xây dựng hệ thống ngữ âm của
một ngôn ngữ.
acoustic phonetics ngữ âm học âm học
Một phân ngành của ngữ âm học chuyên nghiên cứu những đặc trưng vật lý
của âm thanh lời nói. Phân ngành này thường sử dụng các dụng cụ, phần mềm
chuyên dụng để khảo sát âm thanh ngôn ngữ; cũng như còn dựa trên một số
kiến thức nền của vật lý học và tốn học.
acquisition (n) (q trình) thụ đắc
1. Thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
nhằm chỉ quá trình hoặc kết quả việc học (thụ đắc - acquiring) một lĩnh vực
cụ thể của ngôn ngữ và cuối cùng là tồn bộ ngơn ngữ. Thuật ngữ “thụ đắc
ngơn ngữ ở trẻ em” (‘child language acquisition’) dùng chỉ lĩnh vực nghiên
cứu có liên quan. Q trình thụ đắc này bao gồm giả định thừa nhận những
“giai đoạn” thụ đắc được xác định theo thời gian hoặc liên quan đến những
khía cạnh khác nhau của hành vi thường được áp dụng cho trẻ em; và hiện có
nhiều tranh luận rất đáng quan tâm về bản chất của “chiến lược” học tập đang
được sử dụng trong q trình thụ đắc ngơn ngữ. Một số nhà lý luận phân biệt
quá trình thụ đắc (acquisition) và phát triển (development). Thụ đắc nhằm chỉ

việc học ngơn ngữ (âm vị học, ngữ pháp, nghĩa học), cịn phát triển thì chỉ
việc sử dụng cụ thể hơn nữa quy tắc này trong tình huống ngơn ngữ và xã hội
được gia tăng không ngừng. Một số nhà nghiên cứu khác lại không phân biệt
rõ hai thuật ngữ này và xem chúng có thể thay thế cho nhau.
Trong Ngơn ngữ học tạo sinh (Generative Linguistics), thuật ngữ cách thức
thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition device) được dùng để chỉ một mơ
hình thụ đắc ngơn ngữ mà trong đó trẻ em được xem như có khả năng bẩm
sinh để thụ đắc cấu trúc ngôn ngữ. Quan điểm này đối lập với quan điểm xem
thụ đắc ngơn ngữ là một q trình học-bắt chước hoặc là quá trình “phản xạ”


9

sự phát triển nhận thức.
2. Thụ đắc cũng được sử dụng trong bối cảnh của quá trình học ngoại ngữ:
Thụ đắc “ngoại ngữ” hoặc “ngơn ngữ thứ hai”, và vì thế nó phân biệt với việc
thụ đắc “ngơn ngữ đầu tiên” (first language) hoặc “tiếng mẹ đẻ” (mothertongue). Theo nghĩa này, thụ đắc (aquisition) đôi khi đối lập với học tập
(learning). Thụ đắc được xem như một quá trình tự nhiên, thuộc tiềm thức và
là nguồn lực chính yếu cho tính mạch lạc của ngoại ngữ; cịn hiểu biết
(learning) được xem như q trình có ý thức, giám sát q trình thụ đắc và
định hướng cho việc thực hiện ngơn ngữ (performance) của người nói.
acrolect (n) tiếng á chuẩn/tiếng có uy tín x. basilect, lect, mesolect, paralect
Thuật ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ học xã hội, trong nghiên cứu sự phát
triển của ngôn ngữ lai (creole language), để chỉ những biến thể chuẩn mực
hoặc có uy tín nhất (nếu so sánh với những biến thể ngôn ngữ khác). Biến thể
có uy tín (acrolectal variety) tương phản với tiếng có uy tín nhất (mesolect) và
tiếng cơ sở (basilect).
acronym (n) tên gọi tắt x. abbreviation
actant (n) diễn tố
Đơn vị chức năng trong Ngữ pháp diễn trị (Valency Grammar), được xác định

bằng ngữ trị của động từ; đối lập với chu tố/phụ ngữ tự do (circonstant hoặc
free modifier). Diễn tố, chẳng hạn như chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp, là những
tham số thường bắt buộc phải có và tổng số các diễn tố của một động từ làm
thành diễn trị (hay khung diễn tố) của nó.
Có vị từ vơ trị (avalent) tức là vị từ có diễn trị zero; chẳng hạn: vị từ rain,
trong câu It rains. Có những vị từ chỉ có một diễn tố, gọi là đơn trị
(monovalent); chẳng hạn: vị từ dance trong câu She dances. Có vị từ có hai
diễn tố gọi là song trị (bivalent) như từ read trong câu Ben reads the book. Có
những vị từ có ba diễn tố, gọi là tam trị (trivalent) như vị từ gave trong câu
Ben's mother gave me a present.


10

active vocabulary vốn từ tích cực
Tồn bộ từ có tần số sử dụng cao trong đời sống hàng ngày, được mọi thành
viên của một cộng đồng ngôn ngữ hiểu và sử dụng. Cách phân chia vốn từ
tích cực và vốn từ tiêu cực nhằm chỉ khả năng của từ trong hoạt động giao
tiếp. Sự phân chia này có tính tương đối: có từ là tích cực đối với nhóm người
này, nhưng lại nằm trong vốn từ tiêu cực của nhóm người khác.
active voice dạng chủ động
Hình thái phạm trù của động từ trong ngôn ngữ Ấn – Âu dùng chỉ người hay
sự vật có vai trị chủ ngữ trong câu tạo ra hành động (tức là chủ thể của hành
động); còn hành động được biểu thị bằng ngoại động từ, hướng trực tiếp tới
đối tượng, ở hình thái đối cách, không giới từ.
activity (n) hoạt động
Phạm trù được nhà triết học người Mỹ Zeno Vendler (sn. 1900) sử dụng trong
phân loại vị từ (predicates) theo bình diện đặc tính của thể (aspect). Vị từ chỉ
hoạt động biểu đạt một loại sự tình khơng cần đạt đến tột điểm; chẳng hạn
như walk là vị từ động (dynamic) và vơ đích (atelic). Trong cùng hệ thống, vị

từ chỉ hoạt động tương phản với hai loại vị từ chỉ quá trình (vị từ đoạn tính
hữu đích (accomplishment) và vị từ điểm tính hữu đích (achievement)) và với
vị từ chỉ trạng thái (state predicates).
actor (n) (nh. agent) tác thể/hành thể/chủ thể (hành động)
Vai nghĩa chỉ chủ thể đích thực gây ra hành động, được biểu thị bằng hình
thái chủ cách trong cấu trúc chủ động và hình thái gián cách trong trong cấu
trúc bị động.
actor-action-goal hành thể - hành động - đích
Cụm từ được sử dụng trong phân tích ngữ nghĩa và ngữ pháp của các kiểu
mẫu câu, được định tính bằng chuỗi chức năng điển hình trong lời nói của
nhiều ngơn ngữ. Chẳng hạn trong câu John saw a duck thì John là hành thể,
saw là hành động, duck là đích. Mặt khác các ngơn ngữ khác nhau thường có
các chuỗi “được ưa thích” khác nhau, như ngơn ngữ xứ Walsh có chuỗi


11

không được đánh dấu là hành động - hành thể - đích. Cụm từ hành thể - hành
động - đích được sử dụng rộng rãi nhưng không phải là không bị chỉ trích,
thuật ngữ “hành thể” hàm ý về mặt ngữ nghĩa không phải lúc nào cũng đồng
nhất với ngữ pháp, vd. trong câu The stone moved, chủ ngữ the stone của câu
là một “hành thể” nhưng không thể nào có cùng nghĩa như John ở trên.
actual division of the sentence phân đoạn thực tại câu
Sự phân đoạn câu trong ngữ cảnh thành hai phần: phần xuất phát của thông
báo, gọi là theme (phần đề, phần nêu, là cái đã biết) và phần khẳng định về
nó, gọi là rheme (phần thuyết minh, phần thông báo, là cái mới). Sự phân
đoạn này xuất phát từ ý nghĩa cụ thể của câu biểu thị và từ sự phân tích nội
dung thơng báo trong câu ở một ngữ cảnh cụ thể nào đó.
address form từ ngữ xưng hô
Từ được dùng để xưng hô trong ngôn ngữ. Cách thức xưng hô thường phụ

thuộc vào tuổi tác, giới tính, nhóm xã hội và quan hệ cá nhân. Trong một số
ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, từ chỉ quan hệ thân tộc như cha, mẹ, bác,
cô,… và chỉ địa vị/nghề nghiệp như giám đốc, bác sĩ,… được xếp vào hệ
thống xưng hô phức tạp với quy tắc sử dụng riêng.
addressee (n) (nh. allocutor) người nhận/người nghe
Thuật ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ học, đặc biệt là dụng học, nhằm chỉ
một trong hai vai tham gia (participant role) chính yếu trong giao tiếp ngơn
ngữ; vai tham gia cịn lại là người phát (ngơn)/người nói (speaker). Khái niệm
này cũng có liên quan đến ngơn ngữ học xã hội, khi ngôn ngữ của người nhận
là trung tâm của khái niệm thích nghi (accommodation); và nó liên quan đến
ngữ pháp khi mà đặc điểm của người nhận có thể ảnh hưởng đến chọn lựa đại
từ hoặc hình thức xưng hô cụ thể.
adequacy (n) thỏa đáng
Thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết ngơn ngữ học, thuộc khía cạnh đánh
giá mức độ thành cơng trong văn phạm viết. Có nhiều loại đánh giá được
phân biệt dựa trên những khái niệm này. Sự thỏa đáng ngoại tại (external
adequacy) đánh giá ngữ pháp về phương diện tương ứng với ngữ liệu (yếu tố


12

“ngoài” ngữ pháp) như thế nào; sự thỏa đáng nội tại (internal adequacy) đánh
giá dựa trên những đặc tính nội tại của ngữ pháp, như tính đơn giản, tính
chính xác, v.v.. Ở một quan điểm khác, ngữ pháp được xem như là thỏa đáng
yếu (weakly adequacy) nếu nó chỉ tạo ra một vài kiểu câu mong muốn; cịn nó
là thỏa đáng mạnh (weakly adequacy) nếu nó khơng chỉ tạo ra những kiểu câu
mong muốn mà còn ấn định cho mỗi câu một cách thức miêu tả cấu trúc đúng
đắn. Một quan điểm nữa thừa nhận ba mức độ thỏa đáng trong ngữ pháp: sự
thỏa đáng trực quan (observational adequacy) có được khi ngữ pháp tạo ra tất
cả các mẫu cụ thể (ngữ liệu) và tiên đốn chính xác câu nào có hình thức

chuẩn mực; sự thỏa đáng miêu tả (descriptive adequacy) có được khi ngữ
pháp vượt trên hình thức này và miêu tả trực giác (thẩm năng/năng lực ngữ
pháp) của người nói; sự thỏa đáng giải thích (explanatory adequacy) có được
khi nền tảng chuẩn hóa được thiết lập để xác định những ngữ pháp đan xen
nhau, và tất cả chúng đều thỏa đáng trên bình diện miêu tả.
adessive (adj/n) cách kế cận
Thuật ngữ được sử dụng trong miêu tả ngữ pháp nhằm chỉ một loại biến tố
biểu đạt nghĩa “ở”/“tại” hoặc “gần” một nơi nào đó. Cách kế cận được tìm
thấy trong tiếng Phần Lan cùng với hướng cách/đích cách (allative), xuất cách
cách (ellative) và một số cách khác diễn đạt nghĩa không gian và thời gian
“cục bộ”.
adjacency pair cặp kế cận
Thuật ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ học xã hội để khảo sát tương tác hội
thoại, nhằm chỉ một chuỗi tác động - hồi đáp (stimulus-response) của những
người tham gia hội thoại. Cặp kế cận thường được khảo sát theo vai trò của
chúng trong việc khơi gợi, duy trì và kết thúc cuộc hội thoại (vd. việc chào
hỏi, tạm biệt hoặc thay đổi chủ đề).
Như vậy cặp kế cận là hai phát ngơn có quan hệ trực tiếp với nhau, tương
thích về chức năng: chào – chào, hỏi – trả lời, trao – nhận; xin lỗi – chấp nhận
lời xin lỗi; đề nghị - đáp ứng,… Thường thì hai phát ngôn trong cặp kế cận
liền kề nhau, nhưng đôi khi lại không và bị tách ra bởi một cặp thoại khác.


13

adjacency principle nguyên tắc kế cận
Nguyên tắc trong Lý thuyết chi phối và ràng buộc (Government-Binding
Theory) về trật tự của các phụ tố (complement). Đó là phụ tố có khả năng
đánh dấu cách thường đứng trước phụ tố khác có khả năng này; vì thế nó
thường kế cận từ trung tâm của ngữ đang bàn đến. Chẳng hạn, trong tiếng

Anh có ngun tắc là khơng thể có thành tố chen giữa động từ và danh ngữ
làm bổ ngữ, vd. John read a book yesterday cf. *John read yesterday a book.
adjective (n) tính từ
Thuật ngữ được sử dụng trong phân loại ngữ pháp từ, nhằm chỉ tập hợp các
đơn vị định rõ đặc trưng/thuộc tính của danh từ. Từ quan điểm hình thức, nhìn
chung có bốn tiêu chí để định nghĩa lớp từ này trong tiếng Anh (đối với ngôn
ngữ khác cũng có tiêu chí tương tự): tính từ có thể nằm trong danh ngữ, nghĩa
là nó có chức năng (ở vị trí) định ngữ, chẳng hạn the big man; nó có thể ở vị
trí hậu động từ hoặc vị trí vị từ, vd. The man is big; he called it stupid; nó có
thể được một trạng từ bổ nghĩa, chẳng hạn như very trong very big man, và nó
có thể được sử dụng trong hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối bằng
phương thức biến tố (vd. big, biger, biggest) hoặc trong “từ/cụm từ biến hình
có cùng chức năng cú pháp” (“periphrastically”) vd. interesting, more
interesting, most interesting. Tuy nhiên khơng phải mọi tính từ đều thỏa mãn
tất cả các tiêu chí này (chẳng hạn như major, trong a major question, nó
khơng thể xuất hiện ở vị trí vị từ; cf. *The question is a major; đồng thời các
tiểu loại của tính từ khá phức tạp. Việc áp dụng thuật ngữ “tính từ” theo nghĩa
rộng hay hẹp có thể tìm thấy trong tất cả các loại ngữ pháp. Theo nghĩa rộng
nhất, nó bao gồm tất cả mọi thành tố nằm giữa từ hạn định/định ngữ
(determiner) và danh từ, như trong ngữ the vicar’s fine old English garden
chair; nhưng nhiều nhà ngơn ngữ học lại thích giới hạn nó ở những đơn vị từ
vựng thỏa mãn tất cả hoặc hầu hết các tiêu chí nêu trên hơn (nghĩa là nó chỉ
bao gồm fine và old ở ví dụ trên); cịn những từ khác được gọi là cận tính từ
(“adjective-like” hoặc adjectivals). Tính từ cũng có thể là trung tâm của tính
ngữ (adjective phrase - AP) hoặc là cận tính ngữ (adjectivals phrase - AdjP),


14

chẳng hạn như That’s very important), và chức năng tính ngữ đôi khi được

gán cho một loại mệnh đề cụ thể (vd. He’s the man I saw).
adjective phrase cụm tính từ/tính ngữ
Cụm từ chính phụ có thành tố chính là tính từ.
adjunct (n) phụ ngữ/trạng ngữ (ngồi cấu trúc câu)
Thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết ngữ pháp chỉ một thành tố thứ yếu
hoặc có thể lược bỏ trong một kết cấu (construction): phụ ngữ có thể ược bỏ
mà khơng ảnh hưởng đến đặc tính cấu trúc (strutural identity) của phần kết
cấu cịn lại. Ví dụ rõ ràng nhất ở cấp độ câu là trạng ngữ (adverbials); vd.
John kicked the ball yesterday có thể lược bỏ thành John kicked the ball
nhưng không thể lược bỏ thành *John kicked yesterday, v.v.. Nhưng những
thành tố khác có thể phân loại như là một loại phụ ngữ (adjunctival) theo cách
mô tả khác nhau chẳng hạn như hơ cách (vocatives) và tính từ. Nhiều phụ ngữ
có thể được phân tích như là từ/ngữ hạn định (modifier), gắn kết với từ trung
tâm của một ngữ. Thuật ngữ này có thể dùng theo nghĩa rất giới hạn như khi
nó được sử dụng trong ngữ pháp Quirk nhằm chỉ một tiểu loại của trạng từ;
trong cú pháp X-bar, phụ ngữ là một trong những thành tố chính của phạm trù
ngữ (phrasal category), và những thành tố khác là trung tâm (head), bổ ngữ
(complement) và biệt ngữ (specifier).
adjunction (n) (quá trình/phương thức) bổ sung/ghép thêm (trạng
ngữ/phụ ngữ của vị từ)
Một thao tác cú pháp cơ bản trong Ngữ pháp cải biến (Transformational
Grammar - TG) nhằm chỉ một quy tắc đặt một thành tố cấu trúc cụ thể vào vị
trí kế cận với mục đích cho thấy làm thế nào mà những cấu trúc này gắn kết
với nhau thành đơn vị lớn hơn. Trong Ngữ pháp cải biến cổ điển có rất nhiều
loại phương thức ghép thêm. Trong phương thức ghép thêm “trạng ngữ cùng
họ hàng/chị em” (‘sister-adjunction’), hai thành tố gắn kết với nhau về mặt
hình thức ở dưới một nút cụ thể và vì thế trở thành những thành tố họ hàng
cận kề của nút đó. Chẳng hạn như trong một ngữ vị từ, tiểu từ phủ định gắn
kết ngang hàng với những thành tố tình thái (modal) và thì (tense) chẳng hạn



15

như hình (a) bên dưới. Một quy tắc về mặt hình thức khác nhưng có liên quan
được biết như là phương thức ghép thêm “trạng ngữ mẹ con” (“daughteradjunction”). Phương thức ghép thêm trạng ngữ Chomsky (Chomsky–
adjunction) đã trang bị một cách thức thay thế để xử lý tình huống này và có
một loại trạng ngữ duy nhất được nhìn nhận trong Lý thuyết chi phối và ràng
buộc. Đề nghị này liên quan đến việc kết nối một thành tố với một nút: Sự sao
chép nút này được tiến hành ngay lập tức trên nó và chính việc này đã chi
phối những thành tố được kết nối. Dưới sự phân tích này, từ phủ định có thể
được xử lý như trong sơ đồ (b) bên dưới. Điều này bảo đảm rằng bất cứ điều
gì xảy đến cho từ tình thái will thì cũng xảy đến cho từ tình thái not – chẳng
hạn như dạng rút gọn của từ not (n’t) cần phải gắn kết với từ tình thái nếu từ
sau bị lược bỏ như trong won’t he, can’t he, v.v.. Vì thế việc này cho thấy
nguyên tắc trên cho phép sự khái qt hóa đáng kể về phương diện ngơn ngữ
học hoặc nó có thể được xử lý ít mang tính kinh tế hơn. Trong Lý thuyết ràng
buộc và chi phối, qui tắc chuyển vị bao gồm cả trạng ngữ hoặc từ/ngữ thay
thế.
(a)

Aux

Tens

Modal

Present

will


(b)

Aux

Tense

not

Moda

Moda
Tense

will

not

administrative style phong cách hành chính
Phong cách đặc trưng cho việc giao dịch giấy tờ, cơng vụ, có đặc điểm hành


16

văn chuẩn mực và khn mẫu, từ ngữ chính xác.
adnominal (adj) phụ ngữ/định ngữ (của danh từ)
Thuật ngữ được một số nhà ngữ pháp sử dụng nhằm chỉ một thành phần trong
một danh ngữ bổ nghĩa cho danh từ (tương tự như trạng ngữ và cận trạng ngữ
(adverbial)) như tính từ, giới ngữ và danh từ “sở hữu”, vd. the big hat, the hat
in the box, the vicar’s hat. Sự miêu tả về phương diện những thành tố “mang
tính phụ ngữ” cũng có thể được sử dụng trong cách phân loại mệnh đề quan

hệ (vd. the car which she bought…)
adposition (n) giới từ
Thuật ngữ được sử dụng trong ngữ pháp, gồm hai phạm trù từ loại là tiền giới
từ (preposition) và hậu giới từ (postposition). Thuật ngữ rất hữu ích khi cần
nhấn mạnh sự kế cận của từ loại này với danh từ mà không phải chọn từ loại
này ở trước hay sau.
adverb (n) phó từ/trạng từ
Thuật ngữ được sử dụng trong phân loại từ để chỉ một nhóm khơng đồng nhất
(dị thể), có chức năng xác định cách thức hành động của động từ. Trong tiếng
Anh, nhiều trạng từ được nhận biết qua việc sử dụng hậu tố -ly, vd. quickly
(nhưng chú ý cf. soon). Về phương diện cú pháp, trạng từ liên quan đến việc
trả lời câu hỏi như how, where, when, why; và việc phân loại tương ứng là
trạng từ chỉ cách thức, chỉ nơi chốn, thời gian, v.v..; như vậy rõ ràng là nó có
chức năng tương đương với trạng từ, trạng ngữ, giới ngữ, danh ngữ và cú, vd.
A: When is she giong? B: Now/ Very soon/ In five minutes/ Next week/ When
the bell rings. Trạng ngữ (thường được viết tắt là AdvP) là một ngữ có trạng
từ là trung tâm, vd. very slowly, quite soon. Thuật ngữ “trạng ngữ” (adverbial)
được sử dụng rộng rãi như là thuật ngữ chung gồm năm loại.
“Trạng từ” (adverb) là một từ loại (cùng với danh từ, tính từ, v.v.) trong khi
“trạng ngữ” (“adverbial”) là một thành phần cấu trúc của cú/câu (chủ ngữ, bổ
ngữ, v.v.); và do vậy hai cách sử dụng này cần phân biệt một cách rõ ràng.
Trong “trạng ngữ” (adverbial), nhiều vai trò cú pháp được xác định và tính
chất bổ nghĩa cho động từ của nó theo truyền thống được xem như là chính


17

yếu. Chức năng của “trạng ngữ” (adverbial) như là bổ nghĩa cho câu, hoặc
như là một tác tử liên kết câu (connectors) được nhấn mạnh ở trong lĩnh vực
nghiên cứu ngôn ngữ học, vd. However/ Morever/ Actually/ Frankly,... I think

she was right. Nhiều lớp từ khác, rất khác biệt trong phân bố và chức năng,
cũng được gọi là adverb hay adverbial, chẳng hạn như tác tử/trạng ngữ tăng
cường (intensifiers), (vd. very, awfully) và tiểu từ phủ định (vd. not); tuy
nhiên thường thì các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học xem chúng thuộc nhóm từ
loại khác.
adverb phrase ngữ (đoạn) trạng ngữ x. adverb
adversative (adj/n) trạng từ biểu hiện ý tương phản/trở ngại
Trong ngữ pháp và ngữ nghĩa, đây là một hình thức hoặc kết cấu biểu đạt một
tình huống tương phản. Nghĩa của loại trạng từ này, trên bình diện ngữ pháp,
có thể được biểu đạt theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như qua một liên
từ (conjunction) như but; qua một trạng từ (adverbial) như however,
neverthless, yet, inspite of that, on the other hand; qua một giới từ
(preposition) như despite, except, apart from, notwithstanding.
adversative conjunction liên từ đối lập
Thuật ngữ biểu thị mối quan hệ đối lập, không tương xứng, khác biệt, chẳng
hạn như but trong tiếng Anh.
adversative relation quan hệ đối lập
Ý nghĩa cú pháp học được biểu thị bằng những từ đối lập.
aerometry (n) việc đo luồng hơi
Thuật ngữ ngữ âm học để chỉ việc đo luồng không khí phát ra khi nói; cũng
được gọi là electroaerometry. Một số dụng cụ như máy đo tỷ trọng khơng khí
được thiết kế thành những mặt nạ đặc biệt cho phép đo một cách riêng biệt
luồng khơng khí phát ra từ miệng và mũi.
afficate (n) âm tắc xát
Phụ âm được hình thành bằng cách tạo ra một chỗ tắc cùng với một khe hẹp ở
cùng vị trí cấu âm, để luồng hơi thốt ra sau đó. Phụ âm tắc xát được xem như


18


sự phối hợp cấu âm của một âm tắc và một âm xát ngay phía sau. Trong một
số phương ngữ tiếng Anh, như Cockney, có các âm tắc xát, chẳng hạn: [ts],
[dz]. Khi phiên âm, yếu tố xát phía sau được viết bằng ký hiệu nhỏ hơn. Trong
tiếng Anh, chỉ có hai âm tắc [t] và [d] là có cách thể hiện như thế, như trong
chip, just.
Âm tắc xát dễ dàng miêu tả về mặt cấu âm, về ranh giới của âm tố tắc và âm
tố xát, tuy nhiên lại là một vấn đề trong miêu tả âm vị học khi phải lựa chọn
giữa việc xem chuỗi âm, gồm một âm tắc và một âm xát, là một âm vị đơn
chức năng (đơn âm vị tính) hay là hai âm vị độc lập.
affirmation (n) ( nh. assertion) khẳng định
Hình thái phát ngơn với nội dung mà người nói coi như phù hợp với hiện
thực.
affirmative (n) (nh. positive) (câu, thức) khẳng định
Thuật ngữ được sử dụng trong miêu tả ngữ pháp nhằm chỉ một loại câu hay
động từ khơng có chỉ tố phủ định, nghĩa là nó diễn đạt một nhận định khẳng
định/xác định. Một “sự xác định” (‘affirmative’/‘positive’), có cực đối lập là
“phủ định” (‘negative’) và hệ thống ngữ pháp liên quan đến hai khái niệm này
được trinh bày dưới tên gọi là tính lưỡng cực (polarity).
affirmative sentence câu khẳng định
Câu xác nhận tính hiện thực/sự tồn tại của sự vật hoặc một hay nhiều hành
động, trạng thái, tính chất, v.v.. Nhìn chung, đây là loại câu mà người nói thể
hiện sự tán thành, vị ngữ trong câu khẳng định là điều có thực, có thể, có khả
năng xảy ra hoặc cần thiết… Về mặt ngữ pháp, câu khẳng định là câu không
chứa từ/cụm từ mang ý nghĩa phủ định; đối lập với câu phủ định. Cần phân
biệt câu khẳng định với hành động khẳng định vì đơi khi câu hỏi được dùng
để khẳng định.
affix (n) phụ tố
Thuật ngữ chỉ những yếu tố cấu tạo từ được điền vào một hình vị khác (căn tố
(root) hoặc thân từ (stem)); nói cách khác phụ tố là một loại hình vị ràng buộc



19

(‘bound’ morpheme). Số lượng phụ tố có giới hạn trong ngơn ngữ, nhìn
chung được phân thành ba loại, phụ thuộc vào vị trí của chúng so với căn tố
hay thân từ: loại được điền vào vị trí đầu căn tố/thân từ, gọi là tiền tố (prefix)
vd. unhappy; loại được điền vào sau gọi là hậu tố (suffix), vd. happiness; và
loại được chen vào giữa căn tố/thân từ gọi là trung tố (infix). Thuật ngữ ít phổ
biến hơn bao gồm tiền-hậu tố (circumfix hay ambifix), là sự kết hợp giữa tiền
tố và hậu tố (như trong enlight-en). Quá trình kết ghép hình vị được tiến hành
nhờ vào thơng tin từ vựng học và ngữ pháp học. Quá trình này được biết dưới
các tên gọi: phương thức phụ tố (phương thức tiền tố (prefixation), phương
thức hậu tố (suffixation), phương thức trung tố (infixation)). Một quan điểm
khác cho rằng phụ tố có thể chia thành phụ tố biến hình (inflectional affix)
thuộc về ngữ pháp và phụ tố phái sinh (derivational affix) thuộc lĩnh vực tạo
từ.
Căn cứ vào vị trí các phụ tố trong quan hệ với căn tố, có thể chia ra các loại
phụ tố: tiền tố (hay tiếp đầu từ), hậu tố, trung tố, tiếp tố, biến tố. Phụ tố có thể
được biểu hiện có tính vật chất, tức là biểu đạt bằng một âm vị nhất định và
cũng có thể được biểu hiện phi vật chất, tức là biểu đạt bằng khơng, là sự
vắng mặt có giá trị và được gọi là phụ tố zero (zero affix).
Số lượng phụ tố trong một từ được xem như là tiêu chí phân loại ngôn ngữ.
Những ngôn ngữ biểu đạt mối quan hệ ngữ pháp chính yếu thơng qua phụ tố
được gọi là ngơn ngữ dùng phụ tố (affixing languages), vd. ngôn ngữ tiền tố
như tiếng Bantu, ngôn ngữ hậu tố như tiếng Latin, Hy Lạp.
Trong Ngữ pháp tạo sinh, thuật ngữ phụ tố áp dụng cho những khái niệm như
hiện tại (present), quá khứ (past) như ing, be, have, v.v.. trong việc thiết lập
các quy tắc. Trong cách tiếp cận này bước nhảy phụ tố (affixhoping) là một
quy tắc cải biến bắt buộc nó gắn kết phụ tố vào trong hình thức thích hợp của
chuỗi: như trường hợp phụ tố “nhảy qua” động từ và gắn kết vào nó, vd. –

ing+go trở thành go+-ing.
affixal synonymy đồng nghĩa phụ tố
Sự giống nhau về ý nghĩa hiện thực hoặc ý nghĩa ngữ pháp của các phụ tố cấu


20

tạo từ.
affixation (n) phương thức phụ tố (trong cấu tạo từ)
Phương thức hình thái học để thiết lập từ bằng cách ghép phụ tố vào căn tố
hoặc thân từ. Phương thức bao gồm: phương thức hậu tố (postfixal mode),
phương thức tiền tố (prefixal mode), phương thức tiền tố - tiếp tố (prefixalsuffixal mode) và phương thức tiếp tố (suffixal mode).
agent (n) tác thể/chủ thể tác động
Vai nghĩa chỉ người tác động, là chủ thể của hành động do vị từ biểu việc tác
động vào đối tượng.
agentive (adj/n) tác cách
Thuật ngữ được sử dụng trong miêu tả ngữ pháp để chỉ một hình thức hoặc
một kết cấu, có chức năng điển hình trong câu là để xác định phương tiện do
một hành động (tác thể - the agent) cụ thể nào đó đem lại. Trong một số ngơn
ngữ, thuật ngữ này được dùng như là cách của danh từ (case for noun) cùng
với đối cách (accusative), v.v.. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này có mối quan
hệ chính yếu đến kết cấu bị động có tác thể khơng được biểu đạt (angentless)
(vd. The man was bitten [by a snake]). Trong cấu trúc chủ động của tiếng
Anh, tác thể thường là chủ ngữ ngữ pháp, nhưng trong một số câu (và thường
trong một vài ngơn ngữ khác) địi hỏi một câu phức tạp hơn cho chức năng
tác cách (trong những câu như The window broke (x.ergative) và We ran the
car out of petrol). Tác cách có vị trí đặc biệt trong nhiều lý thuyết ngôn ngữ
khác nhau; chẳng hạn như trong Ngữ pháp cách và Lý thuyết chi phối và ràng
buộc, nó được xác định tương tự như trên nhưng lại được xem là một trong
những chuỗi cố định của vai nghĩa (vai tham tố - theta roles), cùng với bổ ngữ

cách/đối cách/tân cách (adjective) và tặng cách (dative), v.v.. Thuật ngữ phản
tác thể (counter-agent) cũng được sử dụng trong Ngữ pháp cách.
agglutinative (n) chắp dính
Thuật ngữ được các nhà ngơn ngữ học so sánh sử dụng để phân loại ngôn
ngữ, theo tiêu chí cấu trúc và tập trung vào đặc tính của từ. Trong ngơn ngữ
chắp dính (agglutinative languages/agglutinating languages), từ điển hình


21

thường là một chuỗi tuyến tính các hình vị (như dis/establish/ment trong tiếng
Anh) và vì thế nó tương phản với ngơn ngữ đơn lập (isolating languages) và
ngơn ngữ biến hình (inflectional languages); nhưng bao giờ cũng vậy, việc
phân loại như thế sẽ tạo cho khái niệm này một ranh giới không rõ ràng: ngôn
ngữ khác nhau sẽ cho thấy phương thức chắp dính ở những mức độ cao thấp
khác nhau. Những ngơn ngữ thể hiện rõ mức độ chắp dính là tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, tiếng Nhật.
aggregate noun (nh. plurale tantum) danh từ tập hợp
Danh từ ở hình thái số ít biểu thị cho toàn bộ sự vật, đối tượng riêng lẻ giống
nhau như một chỉnh thể nguyên vẹn và không thể xác định bằng số từ chỉ số
lượng.
agreement (n) sự phù ứng x. concord
algorithm (n) thuật toán
Một ứng dụng thuộc ngôn ngữ học và âm vị học vào trong điều khiển học
(cybernetics), trong điện tốn,… nhằm chỉ q trình áp dụng một cách máy
móc theo một số hữu hạn các bước cụ thể một cách chính xác. Những thao tác
phức tạp có thể được đặc tính hố thành những thuật toán đơn giản bằng cách
tách chúng thành chuỗi thao tác đơn giản hơn, như trong những lưu đồ/biểu
đồ phát triển (flow chart) của một chương trình vi tính. Việc sử dụng chủ yếu
lập luận thuật tốn trong ngơn ngữ học có thể được tìm thấy trong những câu

phân tích theo Ngữ pháp tạo sinh.
alienable (adj) khả ly
Thuật ngữ được sử dụng trong ngữ pháp nhằm chỉ loại quan hệ sở hữu được
đánh dấu về mặt hình thức trong một số ngôn ngữ (vd. tiếng Trung Quốc).
Nếu một đơn vị chỉ sự sở hữu được xem như là có một sự phụ thuộc tạm thời
hoặc khơng chính yếu đối với người chiếm hữu (possessor) thì nó được xem
như là khả ly. Trong khi mối quan hệ đó đối với người sở hữu lâu dài hoặc
thiết yếu thì được xem như là bất khả ly (inalienable). Sự phân biệt sở hữu
khả ly (alienable posession) thì khơng được đánh dấu về phương diện hình
thái học trong tiếng Anh, nhưng về phương diện ngữ nghĩa sự khác biệt này


22

có thể được nhìn thấy trong the boy’s book (sở hữu khả ly - alienable) và the
boy’s leg (sở hữu bất khả ly - inalienable).
alienable possession sở hữu khả ly x. inalienable possession
allative (adj/n) hướng cách/đích cách
Thuật ngữ được sử dụng trong miêu tả ngữ pháp biến tố mang nghĩa chuyển
động “đến” (‘to’) hoặc “hướng về” (‘toward’) một nơi chốn nào đó. Hướng
cách hay đích cách được tìm thấy trong tiếng Phần Lan cùng với nhập
cách/nội biến cách (illative), kế cận cách (adessive) và một số cách khác biểu
đạt giống nhau về nghĩa không gian và thời gian nội bộ.
allegory (n) phúng dụ
Phép tu từ bao gồm việc mô tả có tính chất ngụ ý một khái niệm trừu tượng
thơng qua một hình ảnh cụ thể sống động. Chẳng hạn, trong thơ văn ngụ
ngơn, đặc tính láu lỉnh được thể hiện qua hình ảnh con cáo, tính nhút nhát –
con thỏ.
allocution (n) hơ ngữ
Từ hoặc ngữ gọi tên người (ít khi sự vật) mà phát ngôn hướng tới; từ hoặc

ngữ dùng làm lời gọi, lời hô trong các câu. Hô ngữ thường ở vị trí đầu hoặc
cuối câu, được tách biệt bằng dấu phẩy và ngữ điệu, đồng thời thường có từ
kèm theo.
allomorph (n) biến thể của hình vị x. alternation
allophone (n) biến thể của âm vị x. alternation
allophonic transcription x. transcription
alternation (n) (hiện tượng) luân phiên
Thuật ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ học nhằm chỉ mối quan hệ tồn tại
giữa những hình thức biến thể thay thế cho nhau của một đơn vị ngôn ngữ.
Ký hiệu của hiện tượng luân phiên thường là “~”. Chẳng hạn trong ngữ âm
học, nguyên âm có liên quan trong các từ telegraph ~ telegraphic, receive ~
reception đôi khi được miêu tả như là yếu tố luân phiên (alternant), được gọi
là biến thể của âm vị (allophone). Thuật ngữ luân phiên cũng được dùng trong


23

hình vị học, tuy nhiên, yếu tố hình vị luân phiên (morphemic/morpheme
alternation) cũng có một thuật ngữ khác là biến thể hình vị (allomorph) và
được phân thành các tiểu loại khác biệt nhau. Chẳng hạn như (hiện tượng)
luân phiên có điều kiện về ngữ âm học được thấy rõ qua hình thức khác nhau
của hình vị số nhiều (plural morphemes) (/-s/, /-z/, /-iz/) và có thể suy đốn
được từ bối cảnh ngữ âm học. Những yếu tố luân phiên có điều kiện về
phương diện ngữ pháp là những trường hợp xuất hiện khi một yếu tố luân
phiên phụ thuộc hoàn tồn vào một hình vị cụ thể trong bối cảnh của nó, như
trong các hình thức khác nhau được chia ở thì quá khứ (past participle) trong
tiếng Anh (frozen, jumped, v.v.). Thay thế bổ khuyết (suppletion) là một loại
khác của hiện tượng luân phiên, nhằm chỉ một hình vị thiếu đi sự phù ứng về
phương diện ngữ âm học thông thường, và có hình thức khác trong cùng một
hệ hình, chẳng hạn như go ~ went. Trong cú pháp, ví dụ về tập hợp yếu tố

luân phiên nhau có thể được thấy trong phạm trù ngữ pháp khác nhau như
thời (tense), vd. quá khứ ~ hiện tại~ tương lai (present ~ past ~future).
alternative-interrogative sentence câu nghi vấn lựa chọn
Loại câu nghi vấn nêu ra những khả năng khác nhau cho người nghe lựa chọn
câu trả lời, vd. Do you want coffee, tea, or soda?; Would you prefer chocolate
or vanilla ice cream?
alveola (adj) (âm) lợi
Thuật ngữ ngữ âm học chỉ một loại phụ âm được phân loại theo vị trí cấu âm.
Âm lợi là âm có vị trí cấu âm ở lợi, hình thành do đầu lưỡi chạm vào lợi (hay
chân răng). Trong tiếng Anh, các phụ âm lợi gồm [t], [d], [l], [n], [s] và [z].
Nếu vị trí cấu âm lùi về phía của lợi, chỗ bắt đầu của ngạc, thì gọi là âm sau
lợi (post-aveolar). Trong tiếng Anh, phụ âm /r/ trong các âm tiết red, trip,
drill là âm sau lợi.
alveopalatal, alveo-palatal (adj) (âm) lợi ngạc
Thuật ngữ ngữ âm học dùng để chỉ một loại phụ âm được phân loại theo vị trí
cấu âm. Âm lợi ngạc là âm được tạo thành bởi chóp lưỡi và phần trước của
ngạc. Chỉ có hai âm lợi ngạc được ghi nhận trong bảng phiên âm quốc tế


×