Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Trường phái tân cảm giác trong văn học nhật bản đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

TRẦN TRƯƠNG MẠNH HOÀI

TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC
TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN
ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

TRẦN TRƯƠNG MẠNH HOÀI

TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC
TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN
ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 66.22.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014


Luận văn này đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ.

Chủ tịch Hội đồng

Ý kiến của GVHD


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, ngồi sự cố gắng của bản thân,
tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân đã dành nhiều
thời gian tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa những thiếu sót của tơi khi làm luận
văn.
Tơi xin gửi lời tri ân đến quý Thầy Cô khoa Văn học và Ngôn ngữ đã trao
cho tôi tri thức trong những năm học tập tại trường.
Tơi xin cảm ơn phịng Sau đại học đã hỗ trợ trong thời gian tôi học Cao học
tại trường.
Cuối cùng, tôi xin tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln ở bên,
động viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình học tập.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2014
Trần Trương Mạnh Hoài



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của tôi được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Xuân. Luận văn khơng có bất
cứ sự sao chép nào từ các nguồn tài liệu sẵn có. Nếu có gì sai trái, tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2014
Trần Trương Mạnh Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.1. Lý do khách quan .................................................................................... 1
1.2. Lý do chủ quan........................................................................................ 2

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2

3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 2
3.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 4

4.


Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7

5.

Những đóng góp của đề tài ......................................................................... 8

6.

Kết cấu của luận văn................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: VĂN HỌC NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ TRƯỜNG PHÁI
TÂN CẢM GIÁC .................................................................................................. 10
1.1. Những khuynh hướng và trường phái văn học ở Nhật Bản đầu thế kỷ
XX……... .............................................................................................................. 10
1.1.1.

Khuynh hướng văn học vị nhân sinh ....................................................... 10

1.1.2.

Khuynh hướng văn học vị nghệ thuật ...................................................... 15

1.2. Trường phái Tân cảm giác Nhật Bản: cội nguồn, lịch sử, thành tựu 17
1.2.1.

Cội nguồn và lịch sử ............................................................................... 17

1.2.1.1. Nội sinh ............................................................................................ 17
1.2.1.2. Ngoại nhập ....................................................................................... 20
1.2.1.3. Về chủ trương sáng tác...................................................................... 23

1.2.2.

Thành tựu của trường phái Tân cảm giác Nhật Bản................................. 25


1.2.2.1. Tác gia tiêu biểu................................................................................ 25
1.2.2.2. Đóng góp của trường phái Tân cảm giác trong đời sống văn học Nhật
Bản………………. ......................................................................................................... 29

CHƯƠNG 2: TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC NHẬT BẢN, NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG.............................................................................. 32
2.1. Cái tơi chủ quan và nhu cầu biểu hiện tự ngã.................................... 32
2.1.1.

Khái niệm cái tôi và tự ngã trong văn học ............................................... 32

2.1.2.

Các phương diện của cái tôi và nhu cầu biểu hiện tự ngã trong văn học Tân

cảm giác Nhật Bản .......................................................................................................... 34
2.1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người .................................................. 34
2.1.2.2. Quan điểm nghệ thuật về thế giới ...................................................... 40

2.2. Nội tâm con người: thế giới của mâu thuẫn ....................................... 46
2.2.1.

Vấn đề nội tâm trong văn học ................................................................. 46

2.2.2.


Vấn đề nội tâm trong văn học Tân cảm giác Nhật Bản ............................ 47

2.2.2.1. Mâu thuẫn trong cuộc sống con người ............................................... 47
2.2.2.2. Mâu thuẫn giữa con người và thế giới ............................................... 49

2.3. Vấn đề giá trị tồn sinh và quan hệ tồn sinh........................................ 52
2.3.1.

Vấn đề tồn sinh trong văn học ................................................................. 52

2.3.2.

Vấn đề giá trị tồn sinh ............................................................................. 54

2.3.3.

Vấn đề quan hệ tồn sinh .......................................................................... 55

CHƯƠNG 3: TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC NHẬT BẢN, NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ....................................................................... 61
3.1. Vấn đề thể loại và dung lượng ............................................................ 61
3.2. Các dạng kết cấu ................................................................................. 65
3.3. Các kiểu nhân vật................................................................................ 70


3.4. Hệ thống thủ pháp............................................................................... 75
3.5. Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................... 84
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92

PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Lý do khách quan

Cùng nằm trong khơng gian văn hóa Đơng Á và có một thời gian khá dài là
các quốc gia đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam là những nước
có mối quan hệ đặc biệt. Trên phương diện văn học, tình hình nghiên cứu văn học
Trung Quốc ở Việt Nam là khởi sắc hơn cả. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự chú
ý dần được mở rộng ra các nước xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,
Thái Lan... Đặc biệt, với vị trí siêu cường về kinh tế, khoa học kỹ thuật, Nhật Bản
đã thu hút được sự quan tâm của cả thế giới, trong đó có Việt Nam.
Văn học Nhật Bản thời gian gần đây được giới thiệu khá nhiều ở Việt Nam,
đặc biệt là hiện tượng Murakami Haruki và thơ Haiku. Theo đó, độc giả Việt Nam
thường hình dung văn học Nhật Bản truyền thống như là một vẻ đẹp huyền vi, linh
diệu, mang đậm cảm thức u tịch và văn học hiện đại xứ Phù Tang là những nổi loạn
hoài nghi mạnh mẽ mang tinh thần hậu hiện đại. Trong khi đó, việc nghiên cứu, tìm
hiểu về các trào lưu, trường phái trong văn học Nhật Bản giai đoạn chuyển mình từ
văn học truyền thống sang hiện đại vẫn chưa được chú ý đúng mức.
Dưới tác động của văn hóa phương Tây, văn học Nhật Bản phát triển thành
nhiều trường phái, trong đó trường phái Tân cảm giác với sự quy tụ của các nhà văn
nổi tiếng thời bấy giờ, đặc biệt là nhà văn đạt giải Nobel văn học Kawabata
Yasunari, đã gây nhiều tranh cãi trong giới sáng tác và phê bình văn học Nhật Bản.

Chỉ chính thức tồn tại trong một thời gian ngắn (1924 - 1927) nhưng với chủ trương
táo bạo và mới mẻ, cùng tài năng của các nhà văn, văn học Tân cảm giác đã có
những tác phẩm vượt thời gian. Nghiên cứu về trường phái này là một nhu cầu cần
thiết, không chỉ để hiểu văn học Nhật Bản mà cịn để hiểu con đường hiện đại hóa
của văn học Việt Nam.


2

1.2.

Lý do chủ quan

Tìm hiểu và nghiên cứu về văn học Nhật Bản là mối quan tâm suốt thời
sinh viên của tơi. Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tơi cũng là đề tài về văn học xứ
Phù Tang: Cái hài trong tác phẩm Botchan của Natsume Soseki (2009). Được làm
luận văn thạc sĩ, chúng tôi quyết định chọn đề tài TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC
TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỶ XX với mong muốn thỏa niềm đam
mê và một phần nào bổ khuyết cho tình hình nghiên cứu lý luận văn học hiện đại
Nhật Bản ở Việt Nam.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi, đối tượng của luận văn chúng tôi là trường phái Tân cảm giác ở
Nhật Bản đầu thế kỷ XX. Theo đó, chúng tơi tập trung giới thiệu về cội nguồn, lịch
sử, thành tựu của trường phái này và đi sâu phân tích tác phẩm của hai đại biểu xuất
sắc của trường phái Tân cảm giác ở Nhật Bản đầu thế kỷ XX là Yokomitsu Riichi
và Kawabata Yasunari, nhằm rút ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của
trường phái và của hai tác giả.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ là: (1) các tác phẩm của Yokomitsu
Riichi và Kawabata Yasunari; (2) những cơng trình viết về trường phái Tân cảm

giác và về Yokomitsu Riichi và Kawabata Yasunari; (3) các tài liệu liên quan khác.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1.

Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài

Với tài liệu tiếng Nhật, theo tìm hiểu cịn hạn chế của chúng tơi, trường phái
này rất ít được nghiên cứu như một đề tài độc lập, phần lớn là những trang viết về
các tác giả được xem như trụ cột của trường phái Tân cảm giác như Kawabata
Yasunari, Yokomitsu Riichi, ở đó các nhà nghiên cứu thơng qua sáng tác của nhà
văn để nói đơi chút về trường phái Tân cảm giác.
Sau khi khảo sát nguồn tài liệu văn bản và nguồn tài liệu mạng, các tài liệu
chúng tơi tìm được, có thể kể như sau:


3

Tháng 11 năm 1924, nhà bình luận Chiba Kameo đăng trên tạp chí Thế kỷ
bài Sự ra đời của phái Tân cảm giác, tuyên bố sự xuất hiện của trường phái này
trong bối cảnh văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu hai nhà văn
được xem là trụ cột của Tân cảm giác là Kawabata Yasunari và Yokomitsu Riichi..
Được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái Tân cảm giác là tiểu
luận Luận giải về khuynh hướng mới của các nhà văn mới của Kawabata Yasunari
được đăng trên tạp chí Văn nghệ thời đại vào năm 1925. Trong tác phẩm này, nhà
văn đã cụ thể hóa phương thức sáng tác của văn chương mới qua thực tiễn sáng tạo
của chính ơng, tiểu luận được chia làm bốn phần: (1) Sự tiến triển của dòng văn
chương mới: trong phần này, Kawabata đã chỉ ra vai trò của sự nhận thức về “cái
mới” trong việc hình thành dòng văn học mới; (2) Tân cảm giác: là cái mới về mặt
cảm xúc, nội dung và hình thức thể hiện, ở phần này Kawabata nhấn mạnh vai trò

của cảm xúc; (3) Nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện: Kawabata nhấn mạnh đến
sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Biểu hiện đến văn học Tân cảm giác; (4) Phương thức
biểu hiện của chủ nghĩa Đa đa: tác giả cho rằng phương thức biểu hiện của Tân cảm
giác chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đa Đa [64].
Văn học Cách mạng và trường phái Tân cảm giác của Yokomitsu (1925) đã
chỉ ra sự tồn tại và cần thiết của dòng văn chương mới gắn liền với những sáng tác
của trường phái Tân cảm giác [61].
Bài viết Luận về Tân cảm giác của Yokomitsu Riichi (1925) đã lý giải sự
khác biệt giữa “cảm giác” và “tân cảm giác”, cảm giác hóa cuộc sống, văn học và
cảm giác [62].
Bên cạnh đó, tiểu luận Tiểu thuyết thuần túy của Yokomitsu Riichi (1926) là
những lập luận gắn với Tân cảm giác của nhà văn về cái được gọi là tiểu thuyết
thuần túy [63].
Về tài liệu tiếng Anh, có thể kể:
Với cơng trình Dawn to the West – Japanese Literature in the Modern Era
Fiction (1984) (Holt, Rinehart and Winston, New York) của Donald Keene [59],


4

cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata Yasunari và Yokomitsu Riichi được giới thiệu
khá kỹ lưỡng, ở đó trường phái Tân cảm giác chỉ được nhắc qua khi nói về các trào
lưu ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của các nhà văn và dấu ấn của trường phái này
trong tác phẩm của hai nhà văn trụ cột Tân cảm giác.
Tuyển tập những truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata Yasunari,
gồm những truyện ngắn được viết vào thời kỳ Tân cảm giác và thời gian sau năm
1927 có bản tiếng Anh: Yasunari Kawabata (1988) (Translated from the Japanese
by Lane Dunlop and J. Martin Holman), Palm of the Hand Stories, Charles E. Tuttle
Company, Japan, đã được Nguyễn Nam Trân dịch ra tiếng Việt 15 truyện, trong đó
có 11 truyện được Kawabata sáng tác vào giai đoạn hình thành và phát triển của

trường phái Tân cảm giác (1924 – 1927) (gồm các truyện: Hướng nắng - 1923, Món
đồ dễ vỡ - 1924, Tóc - 1924, Đơi chim hồng yến - 1924, Bến cảng - 1924, Cảm ơn
- 1925, Mẹ - 1926, Lập trường người con - 1926, Lũ cá vàng trên sân thượng 1926, Móng tay buổi sáng – 1926, Hoa huệ - 1927) [70].
Bài viết Yokomitsu Riichi và cuộc duy tân Nhật Bản của Franziska Kasch
(2007) là một tiểu luận giới thiệu khái quát về Yokomitsu và trường phái Tân cảm
giác với các phần: Dẫn nhập, Yokomitsu Riichi và sự sáng tạo trường phái Tân cảm
giác, Nước Nhật mới và những tiểu thuyết của Yokomitsu, Kết luận [57].
Nhìn chung, theo những tài liệu tiếng nước ngồi chúng tơi tiếp cận được
trên đây, Tân cảm giác được các nhà nghiên cứu xem là trường phái văn học có vị
trí quan trọng và tầm ảnh hưởng trong lịch sử văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX,
thậm chí ảnh hưởng đến văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về trường
phái Tân cảm giác chỉ mới dừng lại ở mức khái quát, chưa được nghiên cứu sâu như
một hiện tượng văn học thật sự.
3.2.

Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam

Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu trường phái Tân
cảm giác trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX chưa được chú trọng đúng mức.
Việc tìm hiểu Tân cảm giác chỉ nằm ở mức độ giới thiệu tổng quan, mối quan tâm


5

chủ yếu được tập trung ở những cơng trình nghiên cứu về Kawabata Yasunari, một
trong những trụ cột của trường phái Tân cảm giác.
Về tài liệu tiếng Việt, năm 2011, Nguyễn Nam Trân xuất bản Tổng quan
Lịch sử văn học Nhật Bản [51], ở đó trường phái Tân cảm giác được đề cập trong
hai trang, với các nội dung sau: khái quát về đặc điểm trường phái Tân cảm giác và
giới thiệu những nét cơ bản về Yokomitsu Riichi và Kawabata Yasunari.

Các tài liệu tiếng Việt viết về trường phái Tân cảm giác và về Yokomitsu
Riichi ở Việt Nam cũng rất khiêm tốn, các tác phẩm của ông không được phổ biến
rộng rãi, Từ điển văn học bộ mới xuất bản năm 2004 cũng khơng có mục từ
Yokomitsu Riichi hay trường phái Tân cảm giác. Yokomitsu Riichi chỉ có hai
truyện ngắn thuộc giai đoạn của trường phái Tân cảm giác là Con ruồi và Mùa xuân
đi xe thổ mộ được giới thiệu trong tuyển tập Vườn cúc mùa thu do Nguyễn Nam
Trân chủ biên, được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 2007.
Những năm gần đây, khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tổ chức các hội thảo quốc tế
về Nhật Bản, chính trong những hội thảo này, các vấn đề về văn học Nhật Bản lâu
nay chưa tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng được đưa ra bàn luận, trong đó có những
tham luận về trường phái Tân cảm giác Nhật Bản.
Trong hội thảo quốc tế “Q trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản và các
nước khu vực văn hóa chữ Hán: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc” vào năm 2010,
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Hải Khơi có tham luận Tư tưởng của Kawabata
Yasunari về văn học Tân cảm giác: lý luận, thực tiễn sáng tạo và một số vấn đề về
hiện đại hóa văn học [29], có thể nói đây là tài liệu nghiên cứu về Tân cảm giác
được xem là kỹ càng nhất từ trước tới nay ở Việt Nam, bài viết được chia làm bốn
mục: (1) Trường phái văn học Tân cảm giác trên văn đàn Nhật đầu thế kỷ XX: mục
này tác giả giới thiệu khái quát về sự ra đời của trường phái Tân cảm giác ở Nhật
Bản; (2) Bài tiểu luận “Luận giải về khuynh hướng mới của các nhà văn mới” của
Kawabata Yasunari: phần này tập trung đi sâu phân tích các luận điểm về trường


6

phái Tân cảm giác của Kawabata trong bài viết Luận giải về khuynh hướng mới của
các nhà văn mới; (3) Lý luận về văn học Tân cảm giác và thực tiễn sáng tác của
Kawabata Yasunari: tác giả dùng những lý luận về Tân cảm giác soi chiếu các sáng
tác truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata; (4) “Nhật Bản hóa tính hiện đại”

ở truyện ngắn: từ lý luận đến thực tiễn sáng tác có tính “Tân cảm giác” của
Kawabata Yasunari: ở phần cuối cùng của tham luận, tác giả gắn trường phái Tân
cảm giác vào quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản. Nhìn chung, trong tham
luận, tác giả đã dựa vào việc phân tích bài tiểu luận Luận giải về khuynh hướng mới
của các nhà văn mới của Kawabata Yasunari để đem đến cho người đọc những hiểu
biết về trường phái Tân cảm giác.
Cũng trong hội thảo này, tác giả Trần Thị Tố Loan có tham luận Kawabata
trong q trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản [33], trong bài viết này, tác giả cũng
dành một phần nói đến trường phái Tân cảm giác và xem xét sự ảnh hưởng của nó
đối với sáng tác Kawabata Yasunari. Bài viết cũng là sự khái lược lại những luận
điểm trong tiểu luận Luận giải về khuynh hướng mới của các nhà văn mới của
Kawabata Yasunari.
Năm 2012, bài viết Các tổ chức và trào lưu văn học Đông Á đầu thế kỷ XX
của tác giả Lưu Hồng Sơn [69] có một phần khái quát về quá trình hình thành và
giới thiệu tác giả tiêu biểu (Kawabata Yasunari) của trường phái Tân cảm giác
trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX, tuy nhiên những luận điểm này chỉ có tính
chất gợi mở chứ chưa đi sâu vào phân tích kỹ càng.
Ngồi ra cịn một số tài liệu tiếng Trung Quốc viết về văn học Tân cảm giác
như: Diệp Vị Cừ (1988), Tuyển tập văn học Tân cảm giác Nhật Bản; Thẩm Văn
Phàm (2006), Ảnh hưởng của Trường phái Tân cảm giác đối với văn học Trung
Quốc, Tạp chí Nhật Bản học luận đàm. Tuy nhiên, rất lấy làm tiếc, do hạn chế về
ngoại ngữ nên chúng tôi chưa tiếp cận được với hai tác phẩm này nhưng qua những
gì chúng tơi được biết thì các cơng trình cũng chỉ ở mức độ giới thiệu các sáng tác


7

của trường phái Tân cảm giác và chỉ ra những ảnh hưởng của Tân cảm giác Nhật
Bản đối với Trung Quốc.
Theo tìm hiểu cịn chưa đầy đủ của chúng tơi, tình hình nghiên cứu trong và

ngồi nước về trường phái Tân cảm giác chưa nhiều, nhưng cũng đã có được một số
nền tảng nhất định. Đặc biệt, cơng trình liên quan trực tiếp và nghiên cứu sâu về đề
tài TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỶ
XX hầu như chưa có.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện cơng trình này, chúng tơi đã tiến hành các bước chủ yếu sau:
Các phương pháp phổ thông:
- Thu thập, tập hợp và chọn lựa những tài liệu có liên quan đến đề tài từ
nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí khoa học, internet…
Đặc biệt, với những tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Nhật chúng tôi sử dụng
phương pháp dịch thuật để chuyển ngữ thành tiếng Việt.
Sau khi tiến hành dịch thuật những tài liệu ngoại ngữ, cùng với những tài
liệu tiếng Việt đã thu thập được, chúng tơi bắt đầu đọc, ghi chép, phân tích và tổng
hợp các tư liệu.
- Phân tích, hệ thống hóa, so sánh
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các tác phẩm cụ thể trong giai
đoạn hình thành và phát triển của trường phái văn học để tìm hiểu về phương diện
nội dung và nghệ thuật của nó.
Trong cơng trình, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
với tình hình văn học Việt Nam và các nước khác để làm sáng rõ hơn về trường
phái, giai đoạn văn học.
Các phương pháp chuyên ngành:


8

Phương pháp phê bình tiểu sử: dựa vào cuộc đời và sự nghiệp văn chương
của tác giả để khảo sát phong cách sáng tác, dấu ấn cuộc đời của nhà văn trong việc
hình thành phong cách nhà văn, định hình về mặt nội dung và nghệ thuật của trường

phái.
Phương pháp phê bình xã hội học: nhằm đánh giá những vấn đề mang tính xã
hội, thời đại tác giả đề cập trong tác phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành
trường phái văn học.
Phương pháp phê bình văn hóa - lịch sử: đặt trường phái văn học vào thời đại
lịch sử nó ra đời để lý giải những sáng tạo, nội dung tư tưởng, phong tục, … làm
nền tảng cho lý luận của trường phái.
Các phương pháp nghiên cứu liên ngành: trong phạm vi đề tài, muốn hiểu rõ
về trường phái Tân cảm giác, chúng tôi phải nắm bắt được các kiến thức về văn
hóa, xã hội vì vậy cần phải sử dụng kiến thức của các ngành khác như: mỹ học, văn
hóa học, triết học, lịch sử…

5. Những đóng góp của đề tài
Với đề tài TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC TRONG VĂN HỌC NHẬT
BẢN ĐẦU THẾ KỶ XX , chúng tơi hy vọng sẽ có những đóng góp sau:
5.1. Cung cấp những thông tin hệ thống về trường phái Tân cảm giác ở
Nhật Bản.
5.2. Phân tích và lý giải những biểu hiện của trường phái Tân cảm giác
trong sáng tác văn học.
5.3. Xác định vị trí và những đóng góp của trường phái Tân cảm giác trong
đời sống văn học Nhật Bản.

6. Kết cấu của luận văn


9

Luận văn gồm có 98 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu (9 trang), Kết
luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, website tiếng
Việt), Phụ lục (59 trang), luận văn được triển khai thành các chương sau:

Chương 1 - Văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX và trường phái Tân cảm
giác (22 trang): chương này, chúng tơi điểm qua tình hình văn học Nhật Bản đầu
thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu về cội nguồn, lịch sử, đóng góp của trường phái Tân
cảm giác Nhật Bản
Chương 2 - Trường phái Tân cảm giác Nhật Bản, nhìn từ phương diện
nội dung (27 trang): chúng tơi khai thác nội dung của trường phái Tân cảm giác ở
bình diện cái tơi chủ quan và nhu cầu biểu hiện cái tự ngã, nội tâm nhân vật, vấn đề
giá trị tồn sinh và quan hệ tồn sinh
Chương 3 - Trường phái Tân cảm giác Nhật Bản, nhìn từ phương diện
nghệ thuật (29 trang): chúng tơi tiến hành tìm hiểu Tân cảm giác Nhật Bản trên
phương diện nghệ thuật, tập trung vào vấn đề thể loại và dung lượng tác phẩm, các
dạng kết cấu, loại hình nhân vật, hệ thống thủ pháp và ngôn ngữ nghệ thuật.


10

CHƯƠNG 1
VĂN HỌC NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ
TRƯỜNG PHÁI TÂN CẢM GIÁC

Nhật Bản đầu thế kỷ XX có nhiều bất ổn về kinh tế, chính trị, bên cạnh đó dư
chấn của trận động đất Kantơ 1923 đã gieo vào lòng người dân xứ sở Phù Tang tư
tưởng bi quan, chán nản trước hiện thực. Văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX phân
hóa thành nhiều trào lưu, trường phái khác nhau, trong đó Tân cảm giác là trường
phái mang nhiều dấu ấn mới mẻ, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của phương Tây
nên có được vị trí quan trọng trên văn đàn Nhật Bản.

1.1.

Những khuynh hướng và trường phái văn học ở Nhật Bản


đầu thế kỷ XX
Nhật Bản là đất nước của động đất, người dân xứ sở hoa anh đào ln trong
tình trạng sẵn sàng đối phó với thiên tai. Tuy nhiên, những năm cuối thời Taishô
đầu thời Shôwa, người dân Nhật Bản gánh chịu khủng hoàng kinh tế cùng với nỗi
đau dư chấn động đất làm cho họ khơng cịn lạc quan, tin tưởng vào chủ nghĩa nhân
đạo.
Văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX hoạt động khá sơi nổi, tuy nhiên có thể
khái qt thành hai khuynh hướng văn học lớn là khuynh hướng văn học vị nhân
sinh và khuynh hướng văn học vị nghệ thuật. Việc phân chia văn học thời kỳ này
cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi văn học là thứ nghệ thuật phải tổng hòa được
nhiều yếu tố của cuộc sống bằng những bút pháp nghệ thuật độc đáo.
1.1.1. Khuynh hướng văn học vị nhân sinh
Cuối thời Taishô, đầu thời Shôwa, khuynh hướng văn học vị nhân sinh Nhật
Bản phát triển mạnh mẽ với các trường phái văn học như trường phái Minh Tinh,
trường phái Tự nhiên, trường phái Lý tưởng mới/ Bạch Hoa, trường phái Hậu chiến,


11

phong trào văn học Dân chủ chủ nghĩa. Văn học vị nhân sinh Nhật Bản đầu thế kỷ
XX coi trọng vai trị, vị trí của con người trong cuộc sống, nhấn mạnh chức năng
phản ánh xã hội của văn học. Văn học vị nhân sinh bao gồm nhiều trường phái văn
học trên văn đàn văn học Phù Tang, vì vậy nó đóng vai trị quan trọng, là một bộ
phận khơng thể thiếu trong sự phát triển của văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX.
Trường phái Minh Tinh
Năm 1900, nhà thơ Yosano Hiroshi sáng lập Tân thi xã, nơi đây tập trung
nhiều nhà thơ của phong trào thơ Waka mới và phong trào thơ lãng mạn chủ nghĩa
cận đại, các tác giả này quy tụ thành trường phái Minh Tinh. Phái Minh Tinh lấy tạp
chí Minh Tinh làm cơ quan ngơn luận.

Có thể xem Minh Tinh là trường phái thơ mới hình thành ở Nhật Bản đầu thế
kỷ XX, sự ra đời của trường phái này được đánh dấu bằng sự xuất hiện của bài thơ
phản chiến Em không thể chết! (1904) của tác giả Yosano Akiko (1878 – 1942).
Cũng chính từ sự ra mắt ấn tượng này phái Minh Tinh đã qui tụ được nhiều tác giả
nổi tiếng như: Ishikawa Takuboku (1886 – 1912), Kitahara Hakushu (1885-1942),
Mori Ogai (1862 – 1922)…
Tác giả tiêu biểu của trường phái Minh Tinh phải kể đến nhà văn, nhà phê
bình, dịch giả Mori Ogai. Những năm tháng du học ở Đức, nhận thấy sự trì trệ của
văn học Nhật Bản sau hơn hai trăm năm tỏa quốc, ông đã tiếp thu nền văn hóa
phương Tây một cách tự nhiên, cởi mở để rồi khi trở về nước Mori Ogai mạnh dạn
truyền bá, ra sức đưa văn học xứ Phù Tang bắt kịp với thế giới bằng cách giới thiệu
các tác phẩm phương Tây, mở lối cho phê bình văn học mới, cách tân thơ ca.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Chủ nghĩa Tự nhiên đã tác động rất lớn đến các
tác giả phái Minh Tinh, sáng tác của phái này ngày càng đi xuống. Năm 1907, một
số tác giả đã khơng cịn quan hệ với chủ bút của tạp chí Minh Tinh Yosano Hiroshi,
buộc lịng tạp chí phải đình bản một năm sau đó và hoạt động của phái Minh Tinh
cũng chấm dứt.
Trường phái Tự nhiên


12

Tự nhiên là trường phái văn học thu hút được nhiều cây bút xuất sắc trên văn
đàn văn học Nhật Bản, có thể kể đến những đại diện tiêu biểu như: Shimazaki
Toson (1872 – 1943), Tayama Katai (1871 – 1930), Masamune Hakucho (1879 –
1962),... Có lẽ cũng vì thế mà trường phái Tự nhiên được xem là một trong những
trường phái văn học tiêu biểu của Nhật Bản đầu thế kỷ XX.
Trường phái Tự nhiên chủ trương sáng tác theo nguyên mẫu sự vật, trên
phương diện nghệ thuật họ “bài trừ kỹ xảo”. Hiện thực đen tối đã làm cho các nhà
văn bi quan, các tác giả cảm thấy thích thú khi bắt gặp tư tưởng lý luận văn học chủ

nghĩa tự nhiên của phương Tây. Chủ nghĩa Tự nhiên Nhật Bản mở đầu chỉ là các
sáng tác mô phỏng theo lý luận văn học phương Tây, tuy nhiên các sáng tác sau này
như: Phá giới (Shimazaki Toson), Thầy giáo làng (Tayama Katai),… đều được
đánh giá cao.
Đại diện của trường phái Tự nhiên Shimazaki Toson được xem là một trong
những người mở màn cho văn chương cận kim Nhật Bản, “ông đề xướng ra trong
tiểu thuyết Nhật một khuynh hướng hiện thực phê phán bắt nguồn từ chủ nghĩa tự
nhiên và những nhà viết chuyện đại chúng” [28, 13]. Toson khởi đầu sự nghiệp của
mình dưới vai trị là một nhà thơ theo phong cách lãng mạn và đã cho ra đời nhiều
tập thơ như: Wakana shu (Tuyển tập về những ngọn rau non, 1897), Natsukuka
(Ngọn cỏ mùa hạ, 1898), Hito habune (Một tàu rau, 1898),… Sau đó Toson từ bỏ
thơ ca, ông dấn thân vào lĩnh vực tiểu thuyết và đạt được thành công bởi tác phẩm
Phá giới (1906), đây là cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao không chỉ lúc bấy giờ
mà đến tận ngày nay nó vẫn được coi là cuốn tiểu thuyết ý vị nhất trong trào lưu Tự
nhiên chủ nghĩa ở Nhật Bản.
Quy tụ được nhiều nhà văn tên tuổi, trường phái Tự nhiên nhanh chóng trở
thành chủ lưu của văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX. Lý luận của văn học Tự nhiên
trở thành nền tảng lý luận của văn học Nhật Bản hiện đại với vai trò của các nhà lý
luận, phê bình văn học như: Hogetsu Shimamura (1871 – 1918), Hasegawa Ryusei
(1928 -), Tengen Katagami (1884 – 1928),…. Tuy nhiên, vì tính chất phiến diện của


13

nó, trường phái Tự nhiên ở Nhật Bản cũng chịu chung số phận với chủ nghĩa Tự
nhiên trên thế giới, nó thối trào sau khi đã lan rộng và làm mưa làm gió trên văn
đàn.
Trường phái Lý tưởng mới/ Bạch hoa
Sau một thời gian, các nhà văn khơng cịn thấy thích thú với cách miêu tả
máy móc, trần trụi của các tác giả Tự nhiên, một nhóm các nhà văn đề cao chủ

nghĩa lý tưởng đứng ra sáng lập trường phái văn học mới. Các nhà văn này chủ
trương lấy chủ nghĩa lý tưởng mới làm tuyên ngôn nghệ thuật đã thành lập phái Lý
tưởng mới vào năm 1910 với cơ quan ngôn luận là tờ văn nghệ Bạch hoa nên phái
này còn được gọi là trường phái Bạch Hoa.
Trường phái Bạch hoa quy tụ các họa sĩ và nhà văn tên tuổi như:
Mushanokoji Saneatsu (1885 – 1976), Arishima Takeo (1878 – 1923),… Bạch hoa
khơng có tơn chỉ rõ ràng như các trường phái khác, các nhà văn chỉ quan tâm đến
đạo đức xã hội, sáng tác dựa trên niềm lạc quan và tư tưởng nhân văn. Các nhà văn
tôn trọng ý chí của tự nhiên và nhân loại để từ đó tìm hiểu cuộc sống cá nhân.
Đại địa chấn 1924 đã khiến cho tờ văn nghệ Bạch hoa phải đình bản, một
mặt tư tưởng của trường phái Bạch hoa bị ảnh hưởng của các chủ nghĩa khác nên
các tác giả của trường phái này đã tách ra tìm hướng đi riêng. Tuy chỉ tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn nhưng các nhà văn của trường phái Bạch Hoa đã để lại
những dấu ấn khó phai cho văn học Nhật Bản sau này.
Trường phái Hậu chiến
Nhật Bản trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới với những vết thương lịng
khó liền sẹo, các nhà văn của phái Hậu chiến bước ra từ chiến tranh với ám ảnh
chiến trường, tù ngục, đàn áp,… Họ viết bằng chính những trải nghiệm của mình
với tâm trạng bất mãn hiện thực.
Văn học Hậu chiến Nhật Bản hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết
thúc. Trường phái này được chia thành hai nhóm: nhóm các nhà văn xuất hiện sau


14

đại chiến thế giới lần thứ nhất (nhóm hậu chiến một) và nhóm các nhà văn xuất hiện
sau đại chiến thế giới lần thứ hai (nhóm hậu chiến hai). Các đại diện tiêu biểu của
phái này có thể kể đến các tên tuổi như: Noma Hiroshi (1915 – 1991), Shiina Rinzo
(1911 – 1973), Umezaki Haruo (1915 – 1965),... Sáng tác của họ chủ yếu đi sâu vào
bức tranh u tối của chiến tranh với những dư chấn về tinh thần, các tác phẩm chính

là trải nghiệm của tác giả nên ám ảnh người đọc đến từng câu chữ. Bức tranh u tối
(1946) của Noma Hiroshi và Linh hồn (1946) của Haniya Yataka là những phẫn nộ
của con người về sinh mệnh bị chà đạp và tuổi trẻ bị vùi lấp bởi sự thống trị của
phát xít. Đảo anh đào (1946) của Umezaki Haruo chính là sự chán ghét chiến tranh
của những binh sĩ hải quân.
Các nhà văn thuộc nhóm hậu chiến một chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà
bình luận văn học trên tờ Văn học cận đại, họ chú ý đến việc tôn trọng cá nhân,
nhấn mạnh việc miêu tả nội tâm nhân vật đồng thời sử dụng nhiều thủ pháp nghệ
thuật của phương Tây.
Nhóm nhà văn hậu chiến hai kế thừa và phát huy nền móng của các nhà văn
hậu chiến một cả về mặt thủ pháp nghệ thuật cũng như nội dung. Tiếp tục đề tài
chiến tranh, các nhà văn thời kỳ này đi sâu vào tâm trạng bất an, hoảng loạn của con
người trong thời chiến đồng thời vạch trần âm mưu xâm lược của Trung Quốc cũng
như tội ác của phát xít Nhật.
Phong trào văn học Dân chủ chủ nghĩa
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, văn học Nhật Bản được lãnh đạo bởi
Đảng Cộng sản, họ chủ trương “phong trào văn học dân sinh chủ nghĩa”. “Hội Văn
học nước Nhật mới” được hình thành năm 1945 với vai trị của các nhà văn:
Nakano Shigeharu (1902 – 1979), Tsuboi Shigeji (1897 – 1975), Akita Ujaku (1883
– 1962), Fuchimori Seikichi (1892 – 1977), Miyamoto Yuriko (1899 – 1951),
Tokunaga Sunao (1899 – 1958),… Năm 1946, tờ Văn học nước Nhật mới ra đời với
cương lĩnh hoạt động gồm năm điều:
1. Sáng tác và phổ biến văn học dân chủ chủ nghĩa;


15

2. Ra sức phát huy và kêu gọi sáng tác văn học có tính sáng tạo của
nhân dân đại chúng;
3. Đấu tranh chống văn học và văn hóa phản động;

4. Tranh thủ sự tự do để hoạt động văn học;
5. Liên hiệp, hợp tác với phong trào văn học và văn hóa tiến bộ trong
nước cũng như quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 (1946) của đảng Cộng sản Nhật Bản
nhất trí với cương lĩnh hoạt động của Hội, nhà phê bình văn học Nakajima Kenzo
(1903 – 1979) làm chủ tịch “Hội Văn học nước Nhật mới”, tiểu thuyết gia Abe
Tomoji (1903 – 1973) làm phó chủ tịch.
Các tác phẩm của “Hội văn học nước Nhật mới” thời kỳ này được sáng tác
khá nhiều, tiêu biểu như tác phẩm Người phơi cỏ (1946), Bảng chỉ đường (1947 –
1950) của nhà văn Miyamoto Yuriko, Bản đồ Tokyo của tôi (1949) của Sata Ineko,
Thiếu nữ (1947) của Tanaka Hidemitsu,…
Năm 1950, Đảng Cộng sản Nhật Bản phân hóa thành hai phái, vì vậy văn
học cũng xuất hiện hiện nhiều quan điểm khác nhau. Nhóm các nhà văn đảng viên
như Fuchimori Seikichi, Noma Hiroshi chủ trương văn học phải là vũ khí của Đảng
cộng sản, các nhà văn phải thâm nhập vào đời sống của nhân dân, phản ánh cuộc
sống lao động và sản xuất trong nhà máy và nông thôn. Mặt khác, nhóm các nhà
phê bình từng chứng kiến và bị ảnh hưởng bởi bức tranh đen tối của chiến tranh như
Honda Shugo (1908 – 2001), Hirano Ken (1907 – 1978), Ara Masahito (1913 –
1979),… chủ trương tơn trọng tính tự chủ của văn học.
1.1.2. Khuynh hướng văn học vị nghệ thuật
Song song với khuynh hướng văn học vị nhân sinh, văn học Nhật Bản đầu
thế kỷ XX còn tồn tại khuynh hướng văn học vị nghệ thuật với các trường phái như:
trường phái Tân cảm giác, trường phái Nghệ thuật mới, trường phái Duy mỹ. Trong


16

phần này chúng tôi xin không đề cập tới trường phái Tân cảm giác, trường phái này
sẽ được đề cập kỹ lưỡng hơn ở mục dưới.
Trường phái Nghệ thuật mới

Nghệ thuật mới là trường phái văn học chịu ảnh hưởng của Tân cảm giác,
hình thành nhằm phản ứng lại phong trào văn học vô sản. Năm 1929, trường phái
Nghệ thuật mới ra đời từ bài viết Ai là người giẫm lên hoa? của tổng biên tập tạp
chí Sóng mới Nakamura Murao (1886 - 1949). Cũng bắt đầu từ bài viết này, các nhà
văn quy tụ thành trường phái Nghệ thuật mới với các tên tuổi như: Nakamura
Murao, Funahashi Seiichi (1904 – 1976), Rytanji Y (1901 – 1992), Ibuse Masuji
(1897 – 1993), Abe Tomoji (1903 – 1973),…
Trường phái Nghệ thuật mới hình thành khi phong trào văn học vơ sản phát
triển mạnh mẽ, tuy khơng có tun ngơn nhưng Nghệ thuật mới chủ trương thống
nhất cổ xúy cho nghệ thuật chí thượng và chống lại văn học vô sản, bảo vệ quy luật
tự nhiên của nghệ thuật. Có nhiều ý kiến cho rằng, Nghệ thuật mới là trường phái
văn học phản chủ nghĩa Marx vì dịng văn học này cơng khai phản đối “chủ nghĩa
chính trị cơng lợi”, đồng thời chỉ trích “chính trị đã bóp chết tính nghệ thuật”.
Khoảng một năm sau đó, các nhà văn của trường phái này đã tách ra các hướng đi
riêng. Tuy tồn tại chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi một năm nhưng Nghệ thuật
mới đã thu hút được hầu hết các nhà văn tên tuổi và có các sáng tác tiêu biểu như:
Thời đại phóng đãng, Đàn bà với tơi trong nhà trọ (Rytanji Y),…
Kajii Matajirô là nhà văn chịu nhiều ảnh hưởng và thân thiết với Kawabata,
ơng cũng có những tác phẩm lấy bối cảnh ở vùng Izu thơ mộng. Trước khi tiếp xúc
với Kawabata, năm 1925 ông đã cùng với một số người cùng chí hướng thành lập
tạp chí Aosora (Trời Xanh) và có các tác phẩm đầu tay: Lemon (Quả chanh), Shiro
no aru machi nite (Ở khu phố có cái thành).
Trường phái Duy mỹ
Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản rơi vào khủng hoảng tinh thần với những bất ổn
trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, một bộ phận các nhà văn tìm cách tránh né


17

hiện thực trong những trang viết u uẩn tìm đến cái đẹp trong thế giới nghệ thuật,

chìm đắm trong tình yêu và hưởng lạc cá nhân, đã thành lập nên trường phái Duy
mỹ. Các nhà văn của phái này gồm: Nagai Kafu (1879 – 1959), Junichiro Tanizaki
(1886 – 1965), Kawabata Yasunari (1899 – 1972),... Đặc điểm sáng tác của trường
phái này là thường tìm đến những cách viết hoa mỹ, ngơn từ diễm lệ, có thái độ
chơi đùa với cõi nhân sinh, trốn tránh hiện thực.
Đại biểu của phái Duy mỹ phải kể đến tác giả Junichiro Tanizaki với hàng
loạt tác phẩm như: Kẻ xăm mình (1910), Nỗi kinh hồng (1913), Vàng bạc (1918),
Chân của Fumiko (1919), Tình yêu của gã khờ (1924), Máy cắt cỏ (1932), Chìa
khóa (1956), Nhật ký người điên (1961),… Junichiro sớm tiếp xúc với những tư
tưởng triết học bi quan và chủ nghĩa duy tâm từ những năm tháng học ở khoa Văn
tại trường đại học ở Tokyo nên hình thành thái độ hưởng lạc, hư vơ đối với cuộc
sống. Ơng bỏ học giữa chừng và sáng lập tạp chí văn học Tân tự trào vào năm
1910. Nhà văn rất am tường Hán học, từng có thời gian sang Nhật, Trung Quốc và
trở về làm cố vấn giao lưu văn hóa Nhật – Trung.
Thế kỷ XX với nhiều biến động trong đời sống, văn học Phù Tang có bước
chuyển biến mạnh mẽ để theo kịp thời đại. Các nhà văn luôn đề cao cái đẹp và giá
trị nhân văn trong sáng tác, vì vậy họ ln muốn tìm đến cách thể nghiệm mới cho
những trang văn. Trường phái Tân cảm giác Nhật Bản đầu thế kỷ XX phát huy văn
học truyền thống và kế thừa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Tây để sáng
tạo nên những trang văn độc đáo và mới mẻ.

1.2.

Trường phái Tân cảm giác Nhật Bản: cội nguồn, lịch sử,

thành tựu
1.2.1. Cội nguồn và lịch sử
1.2.1.1. Nội sinh



×