Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tính thống nhất và đa dạng trong triết học trung quốc cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜ

ĐẠ



ỌC XÃ HỘ VÀ

 VĂ

MAI THỊ NGÂN

TÍNH THỐNG NHẤT VÀ Đ DẠNG TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

LUẬ VĂ T ẠC SĨ TR ẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜ

ĐẠ



ỌC XÃ HỘ VÀ

 VĂ



TÍNH THỐNG NHẤT VÀ Đ DẠNG TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂ T Ạ SĨ TR ẾT HỌC
MAI THỊ NGÂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014


LỜ



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của tơi nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS. TS Nguyễn Thế Nghĩa. Nội dung nghiên cứu là trung thực và chƣa
từng đƣợc cơng bố trên bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu có gì khơng đúng,
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả

Mai Thị Ngân


tháng

năm


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 9
hƣơng 1:

Ơ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC TRUNG

QUỐC CỔ ĐẠI VỚI TÍNH THỐNG NHẤT VÀ Đ DẠNG CỦA NĨ ......... 9
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ...................................................................................... 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế....................................................................... 9
1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội ....................................................................... 15
1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC TRUNG
QUỐC CỔ ĐẠI .................................................................................................... 31
1.2.1. Những thành tựu về tƣ tƣởng, văn hóa ...................................................... 31
1.2.2. Những thành tựu về khoa học .................................................................... 42
KẾT LUẬ

ƢƠ

hƣơng 2: NỘ DU

1 ................................................................................... 47

VÀ Ý

Ĩ

ỦA TÍNH THỐNG NHẤT VÀ Đ

DẠNG TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ............................... 50
2.1. NỘI DUNG CỦA TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG TRONG TRIẾT
HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ........................................................................... 50
2.1.1. Nội dung của tính thống nhất trong triết học Trung Quốc cổ đại ............. 50
2.1.2. Nội dung của tính đa dạng trong triết học Trung Quốc cổ đại .................. 63
2.2. Ý NGHĨA CỦA TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG TRONG TRIẾT
HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI.......................................................................... 112
2.2.1. Tính thống nhất và đa dạng của triết học Trung Quốc cổ đại là động lực
thúc đẩy triết học Trung Quốc phát triển ........................................................... 112
2.2.2. Tính thống nhất và đa dạng của triết học Trung Quốc cổ đại là một trong
những cơ sở cho sự phát triển xã hội Trung Quốc ............................................. 125


2

KẾT LUẬ

ƢƠ

2 ................................................................................. 132

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 139



3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình của lịch sử văn hóa nhân loại nói chung và lịch sử triết
học nói riêng, cùng với Hy Lạp - La Mã, Ấn Độ triết học Trung Quốc cổ đại đã
trở thành cái nôi của nền triết học nhân loại. Nó thể hiện nhƣ một mốc son chói
lọi trong lịch sử văn hóa phƣơng Đơng. Trong sinh hoạt học thuật của thế giới
hiện nay xu hƣớng quay trở lại các giá trị truyền thống phƣơng Đông đang trở
nên phổ biến. Trong xu hƣớng ấy, triết học Trung Quốc cổ đại đƣợc quan tâm
rộng rãi của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực (triết học, chính trị học, luật
học, văn hóa học, đạo đức học và dân tộc học…). Ảnh hƣởng của triết học
Trung Quốc cổ đại đã, đang chi phối sinh hoạt triết học và các lĩnh vực khác ở
Trung Hoa và các nƣớc khác nhƣ Việt Nam, Singapo, Nhật Bản, Triều Tiên,
Mỹ, Anh, Pháp, Đức…
C. Mác đã từng có câu nói nổi tiếng “triết học khơng treo lơ lửng bên
ngồi thế giới, cũng nhƣ bộ óc khơng tồn tại bên ngồi con ngƣời” [43, 156],
ơng chỉ ra, “bất kỳ thứ triết học chân chính nào cũng là tinh hoa tinh thần của
thời đại mình, do vậy, tất yếu sẽ xuất hiện một thời đại mà trong đó triết học
tiếp xúc và tƣơng tác với thế giới hiện thực của thời đại mình khơng chỉ thơng
qua nội dung của mình ở bên trong, mà cịn thơng qua biểu hiện của mình ở bên
ngồi” [43, 157]. Triết học Trung Quốc cổ đại có mầm mống từ thời kỳ Hạ,
Thƣơng, Tây Chu và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc:
thời kỳ diễn ra bƣớc ngoặt quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong
kiến tập quyền trung ƣơng với toàn bộ tính sinh động, phức tạp của đời sống vật
chất và tinh thần, chính trị và đạo đức, kinh tế và văn hóa… Trƣớc thực tiễn
chính trị - xã hội “đời loạn, đạo suy” đã đặt ra cho các nhà triết học Trung Quốc
cổ đại tất yếu phải giải quyết nhiệm vụ đó là phải tìm con đƣờng để “cứu ngƣời,
cứu đời” đƣa xã hội từ loạn thành trị. Trong đời sống sinh hoạt tinh thần, đã nảy

sinh một loạt các trƣờng phái triết học khác nhau, dấy lên phong trào “trăm nhà
đua tiếng” nhằm giải quyết vấn đề chung mang tính sống cịn của xã hội đó.
Thế nhƣng, trong tƣ tƣởng của Triết học Trung Quốc cổ đại không chỉ phản ánh


4
một chiều đời sống chính trị, nói cách khác là nền triết học chính trị và lễ giáo,
mà cịn đi sâu bàn về vấn đề nhận thức luận, vũ trụ luận, nhân sinh quan, triết lý
về giáo dục, … Các triết gia, trƣờng phái triết học Trung Quốc cổ đại đại diện
cho các giai tầng khác nhau trong xã hội với địa vị, lợi ích và giác độ thế giới
quan, nhân sinh quan khác nhau đã đƣa ra những lý luận khác nhau, thậm chí
đối lập nhau vừa đấu tranh vừa kế thừa, bổ sung cho nhau trong khơng khí tranh
luận học thuật sơi nổi, tự do bình đẳng. Hệ thống tƣ tƣởng, phạm trù phong phú
và đa dạng, đa trƣờng phái, đa màu sắc với nhiều loại quan điểm, quan niệm, tƣ
tƣởng đối lập, đan xen, giao thoa lẫn nhau, tạo nên một dòng triết học với sắc
thái khá đặc sắc kiểu Trung Quốc. Đặc biệt, trong hệ thống lý luận triết học cổ
đại với các quan điểm sinh động nhiều vẻ về vũ trụ quan, bản thể luận, triết học
nhân sinh, triết học chính trị, tƣ tƣởng đạo đức, triết học giáo dục, triết lý trị
nƣớc an dân, …có sự ảnh hƣởng, kế thừa, tiếp thu lẫn nhau, tạo nên tính thống
nhất và tính đa dạng khá đặc thù trong triết học Trung Quốc cổ đại không
những là nền tảng, khn mẫu có tính chuẩn mực xây dựng nên bản sắc riêng,
đặc sắc của tƣ tƣởng triết học Trung Quốc trong phong nền của triết học nhân
loại mà cịn ảnh hƣởng, định hình cho văn hóa Trung Quốc.
Thế giới hiện nay với xu thế tồn cầu hóa đã và đang tác động chi phối các
lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hóa, từ kỹ thuật, cơng nghệ đến
chính trị, tƣ tƣởng. Đặc điểm nổi bật của tồn cầu hóa là q trình thâm nhập,
giao lƣu giữa các quốc gia dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của xã hội trên phạm
vi toàn cầu. Trong đó, sự giao lƣu giữa các nền văn hóa trở nên phong phú và
đa dạng mà khơng loại trừ yếu tố thống nhất. Bản báo cáo Hành tinh đa văn hố
của nhóm chun gia quốc tế thuộc UNESCO đã chỉ rõ: “Tƣơng lai của nhân

loại không thể đƣợc mơ tả nhƣ là sự thống nhất mà khơng có đa dạng hay đa
dạng mà khơng có thống nhất. Thách thức đối với tất cả những ngƣời đƣơng
thời là xây dựng một thế giới nhƣ vậy và trên tất cả là thách thức đối với những
nền văn hoá làm cơ sở cho thế giới quan và hệ giá trị của họ” [26, 4].
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu tƣ tƣởng thống nhất và đa dạng
trong triết học Trung Quốc cổ đại để rút ra ý nghĩa của nó khơng những có ý
nghĩa về lý luận mà cịn về thực tiễn.


5

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Triết học Trung Quốc cổ đại đã sớm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học trong và ngồi nƣớc.
Các cơng trình đã cơng bố có thể khái qt thành các hƣớng chính sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về Triết học Trung Quốc cổ đại với hƣớng đi sâu
vào các trƣờng phái riêng rẽ có rất nhiều nhà nghiên cứu, các dịch giả, có thể kể
đến nhƣ: nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê với các cơng trình nghiên cứu đồ sộ
các sách biên dịch nhƣ: Nguyễn Hiến Lê (1994), Lão Tử – Đạo đức kinh, Nxb.
Văn hóa –Thơng tin, Hà Nội; Nguyễn Hiến Lê (1994), Trang Tử – Nam Hoa
kinh, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội; Nguyễn Hiến Lê (1994), Kinh Dịch –
Đạo của người quân tử, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Hiến Lê
(1995), Mặc Học – Mặc Tử & Biệt Mặc (1996), Nxb. Văn hóa – Thông tin,;
Nguyễn Hiến Lê (1996), Mạnh Tử, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội; Nguyễn
Hiến Lê (1998), Hàn Phi Tử, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội. Ngồi ra cịn
có các tác giả khác nhƣ: Trần Trọng Kim

992 , Nho giáo, Nxb. TP Hồ Chí

Minh.

Thứ hai, nghiên cứu về triết học Trung Quốc cổ đại qua khái quát toàn bộ
nền triết học Trung Quốc cổ đại nhƣ: Trần Đình Hƣợu (2002), Các bài giảng về
tư tưởng phương Đông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Gia Phu,
Nguyễn Huy Quý (2001), Lịch sử Trung Quốc, Nxb. Giáo dục; GS. TS Nguyễn
Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử Triết học phương Đơng, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc,
tập 1, tập 2, Nxb. Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh; GS. TS Lê Văn Quán 2006 ,
Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Lao Động, Hà Nội, Will Durant
Nguyễn Hiến Lê dịch

989 , ịch sử v n minh rung uốc, Nxb. Đại học Sƣ

phạm TP. Hồ Chí Minh; Cao Xuân Huy Nguyễn Huệ Chi soạn, chủ biên, giới
thiệu

995 , ư tưởng hương Đông g i nh ng đi m nh n tham chiếu,

Văn học, Hà Nội; PGS.TS Trịnh Dỗn Chính (chủ biên), (1992), Đại cương
triết học rung quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; PGS.TS Trịnh Dỗn
Chính biên dịch

20 0 , Từ đi n triết học rung

uốc, Nxb Chính trị Quốc


6
gia, Hà Nội; PGS.TS Trịnh Dỗn Chính (chủ biên) (2012 , ịch sử riết học
phương Đơng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bài viết của Trần Phú Huệ
Quang, “Sự khác biệt của hai dòng tƣ tƣởng Nam Bắc Trung Quốc: Nho gia và

Đạo gia”, rung tâm v n hóa học lý luận và ứng dụng, trƣờng Khoa học xã hội
và nhân văn TP Hồ Chí Minh. Trong các cơng trình nghiên cứu này, đã xuất
hiện một số rải rác quan điểm so sánh đối chiếu giữa các tƣ tƣởng, các trƣờng
phái triết học với nhau. Trong đó, phải đề cập đến cơng trình Trung Quốc Nho
học văn hóa của Thang Nhất Giới trong khí khái qt tồn diện về Nho gia đã
so sánh giữa Nho giáo với Đạo giáo và Phật giáo; Phùng Hữu Lan trong tác
phẩm Đại cƣơng triết học sử Trung Quốc nhiều lần đề cập sự giống và khác
nhau giữa đạo Lão và Khổng, giữa Pháp gia và Đạo gia....
Thứ ba, hƣớng nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể trong tƣ tƣởng triết học
Trung Quốc cổ đại nhƣ: Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên) (2002), Vấn đề quản lý
nhà nước trong triết học Trung Quốc cổ đại, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; Lã Trấn Vũ

964 , Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội; Luận án tiến sĩ “Ảnh hƣởng của đạo đức nho giáo đối với đạo
đức ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Mai (2007); Luận án tiến sĩ “Đạo đức nho giáo và ảnh hƣởng của nó
trong xã hội Việt Nam” của tác giả Nguyễn Sinh Kế (2005); Luận án tiến sĩ “Bộ
Hải Thƣợng y tông tam lĩnh với sự vận dụng những tƣ tƣởng triết học Trung
Quốc thời cổ của tác giả Trần Văn Thụy (1996); Luận văn thạc sĩ “Tƣ tƣởng
quản lý xã hội của Nho giáo thời Tiên Tần” của tác giả Bùi Thị Thu Hiền
(2010); Luận văn thạc sĩ “Học thuyết ngũ hành với việc giải thích chức năng
sinh lý cơ thể ngƣời theo y học cổ truyền” của tác giả Đoàn Ngọc Minh
2009 …
Thứ tư, hƣớng nghiên cứu về văn hóa với các tác giả và tác phẩm nhƣ: Sử
Trọng Văn, Trân Kiều Sinh (2012), V n hóa rung

uốc, Nxb. Tổng hợp TP.


Hồ Chí Minh; GS. Ngơ Vinh Chính, GS. Vƣơng Miện Quý (1994), Đại cương
lịch sử v n hóa Trung Quốc (1993), Nxb. Văn hóa – Thơng tin; bài viết của
GS. Yao Jiehou, “Giao lƣu văn hóa và tiến bộ chung của các nền văn minh thế
giới”, Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc.


7
Nhìn chung, triết học Trung Quốc cổ đại có rất nhiều nhà nghiên cứu, dịch
giả, các cơng trình bài viết, chuyên đề nghiên cứu theo rất nhiều hƣớng khác
nhau qua đó cũng đã khái quát nên bức tranh thống nhất trong đa dạng của triết
học Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chủ yếu trên phƣơng
diện từng học phái triết học riêng rẽ, hoặc nghiên cứu mang tính chung chung,
khái lƣợc. Nghiên cứu về tính thống nhất và đa dạng trong triết học Trung Quốc
cổ đại trên thực tế chƣa có một cơng trình nào trực tiếp bàn đến một cách tồn
diện và có hệ thống. Với thực tế trên, luận văn đƣợc triển khai trên cơ sở kế
thừa, bổ sung những thành quả của các công trình nghiên cứu trƣớc đó.

3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn: làm rõ nội dung cơ bản và ý nghĩa của tính
thống nhất và đa dạng trong triết học Trung Quốc cổ đại.
3.2. Nhiệm vụ luận văn: để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài phải
giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích, trình bày khái qt sự hình thành và phát triển tính
thống nhất và đa dạng của triết học Trung Quốc cổ đại.
Thứ hai, tập trung phân tích làm rõ nội dung cơ bản từ đó rút ra ý nghĩa
của tính thống nhất và tính đa dạng trong triết học Trung Quốc cổ đại.
3.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
 Đối tƣợng nghiên cứu: Triết học Trung Quốc cổ đại với các trƣờng
phái triết học cơ bản nhƣ: Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia, Âm dƣơng gia, Mặc
gia, Danh gia.

 Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tính thống nhất và đa
dạng trong tƣ tƣởng của triết gia Trung Quốc cổ đại và ý nghĩa của chúng.

4. ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn
 Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời đề
tài cũng kế thừa những thành quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài trong thời gian gần đây.


8
 Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài: Đề tài đƣợc thực hiện trên phƣơng
pháp biện chứng duy vật với tính cách là phƣơng pháp luận chung nhất. Trên cơ
sở đó, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp lịch sử –
lơgíc, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh đối chiếu, khái
quát hóa…

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
 Về lý luận: Đề tài làm rõ lý luận về nội dung và ý nghĩa của tính thống
nhất và đa dạng trong triết học Trung Quốc cổ đại.
 Về thực tiễn: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích phục
vụ cho cơng việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề trong triết học
Trung Quốc cổ đại.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 chƣơng và 4 tiết


9


PHẦN NỘI DUNG
hƣơng 1
Ơ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI VỚI TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA NĨ
1.1. NHỮ

Đ ỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT

HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, ra đời và phản ánh
điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội nhất định. C Mác đã chỉ rõ: “khơng có một
triết học, trƣờng phái tƣ tƣởng triết học nào nảy sinh trên mảnh đất trống khơng,
mà đều hình thành, phát triển trên những nền tảng, điều kiện kinh tế chính trị,
văn hóa nhất định” [44, 15]. Vì vậy, mỗi hệ thống triết học trong khi phản ánh
hiện thực xã hội, chúng đồng thời thể hiện đặc điểm của thời đại. Và do đó, triết
học Trung Quốc cổ đại cũng không phải là ngoại lệ. Triết học Trung Quốc thời
cổ đại hình thành từ cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I trƣớc công
nguyên, phát triển trong giai đoạn Hạ, Thƣơng, Tây Chu và nở rộ ở thời kỳ
Xuân Thu – Chiến Quốc (770 - 221 trƣớc công nguyên)

1.1. 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế
Điều kiện tự nhiên: là một hình thái ý thức xã hội, triết học Trung Quốc cổ
đại chịu ảnh hƣởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã hội
Trung Quốc cổ đại. Lãnh thổ Trung Quốc cổ đại rộng mênh mông, địa hình đa
dạng và phức tạp. Phía Tây là hai dãy núi Tần Lĩnh và Côn Lôn trùng điệp,
hiểm trở, chia đất nƣớc Trung Hoa thành hai miền Nam - Bắc. Phía Tây Nam là
dãy Hy Mã Lạp Sơn với những núi cao vút, nhƣ bức trƣờng thành muôn vạn.
Trung Quốc có những dãy núi lớn trùng điệp chạy từ Bắc đến Nam xen lẫn
những dãy núi nhỏ, thấp hơn chạy từ Tây qua Đông, chia Trung Hoa thành

nhiều miền cách biệt với nhau. Phía Đơng là các bình ngun châu thổ phì
nhiêu, các sơng lớn chảy ra Thái Bình Dƣơng. Với địa hình rộng lớn, bị chia cắt
tạo nên thổ nhƣỡng, khí hậu đa dạng, miền Bắc có khí hậu lạnh, đất đai cằn cõi
và rất ít sản vật hình thành nên nền văn hóa mang tính du mục. Ngƣợc lại, miền
Nam khí hậu ơn hịa, cây cối xanh tƣơi, sản vật phong phú thuận lợi cho canh


10
tác nơng nghiệp lúa nƣớc mang tính định canh, định cƣ. Nhƣ vậy, địa hình chạy
dài từ Tây sang Đơng, từ Bắc xuống Nam với những điều kiện tự nhiên riêng
tạo nên lối sinh hoạt giữa các vùng miền khác nhau đã hình thành nên hai diện
mạo văn hóa khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc cổ đại: miền Bắc mang tính
du mục (trọng động) với lối tƣ duy phân tích, duy lý, miền Nam mang tính nơng
nghiệp định canh, định cƣ trọng tĩnh với lối tƣ duy tổng hợp, duy tình.
Trung Hoa cổ đại có hàng ngàn con sơng lớn nhỏ trong đó có hai sơng lớn
là Hồng Hà và Trƣờng Giang Dƣơng Tử) bồi đắp phù sa cho các đồng bằng
ven bờ, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ xa xƣa, hai con sông này là những tuyến giao thông huyết mạch nối liền các
vùng trong lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại đã xuất hiện, tồn tại và lớn mạnh
trên lƣu vực hai dịng sơng này và xây dựng nên nền văn minh đầu tiên của
Trung Quốc – văn minh Hồng Hà (hay cịn gọi là văn minh Hoa Hạ). Tuy
nhiên, do địa hình hiểm trở cùng với những phƣơng tiện giao thông thô sơ thời
cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát triển một cách độc
lập. Sự liên hệ buổi đầu hầu nhƣ khơng xảy ra, do đó mỗi nền văn minh đã phát
triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Cả hai con sông đem nguồn
phù sa và sự sung túc lại cho cái nôi đầu tiên của văn minh Trung Quốc, nhƣng
đồng thời cũng là mối đe dọa kinh niên cho sự tồn vong của con ngƣời nơi đây.
Tới mùa mƣa nƣớc lũ tràn bờ biến ruộng đồng thành biển cả, cuốn đi của cải và
sinh mạng dân cƣ, trong Kinh Thi viết có đoạn miêu tả “nƣớc lũ cuồn cuộn,
mênh mơng bọc núi trùm gị, dân gian ngất đi vì ngập lụt” [69, 247]. Trong điều

kiện nhƣ thế, ƣu tiên thƣờng trực và trọng yếu của tập thể dân tộc Trung Hoa
bấy giờ là tìm cách trị thủy. Các vị quân chủ đầu tiên của Trung Hoa đều là
những ngƣời có cơng lớn trong việc trị thủy. Vua Thuấn nhƣờng ngơi cho vua
Vũ vì ơng Vũ có cơng trong việc đắp đê ngăn nƣớc lụt.
Tuy có bờ biển dài nhƣng miền Bắc Trung Quốc có bờ biển thấp và lầy lại
thiếu đảo ở gần; còn niềm Nam, bờ biển lại khơng bằng phẳng, khí hậu thất
thƣờng. Cho nên, mặc dù gần biển nhƣng khơng có nhà tƣ tƣởng Trung Quốc
cổ đại nào mạo hiểm ra khơi. Sách Luận Ngữ, Khổng Tử đề cập đến biển có
một lần: “Đạo ta không thi hành, ta sẽ cỡi bè lênh đênh ngoài biển” [30, 33]. Do


11
vậy, có thể nói Trung Quốc cổ đại là một khối biệt lập, đƣợc bao bọc bởi núi
non trùng điệp, hệ thống sơng ngịi chằng chịt và đại dƣơng bao la, cùng với bãi
cát sa mạc. Điều kiện tự nhiên phức tạp, đa dạng nơi đây đã góp phần tạo nên
lối tƣ duy độc đáo, thâm trầm mà không kém phần sâu sắc.
Tƣ tƣởng triết học Trung Quốc cổ đại khơng chỉ mang đậm dấu ấn của tự
nhiên, mà cịn phụ thuộc vào đời sống vật chất xã hội, trƣớc hết là vào cơ sở
kinh tế, Ph. Ăngghen nhận định “Mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ
cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó tạo
thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tƣ tƣởng của mỗi thời đại” [49, 11].
Điều kiện kinh tế: Sản xuất vật chất vào thời kỳ công xã nguyên thủy ở
Trung quốc cổ đại cũng đi lên săn bắt, hái lƣợm. Về sau, con ngƣời biết sử dụng
những cành cây có sẵn để kiếm thức ăn, dùng những dụng cụ đƣợc mài để gieo
trồng, biết thuần dƣỡng súc vật. Đời sống sinh hoạt của ngƣời Trung Quốc cổ
đại đƣợc phản ánh qua các truyền thuyết và thần thoại Bàn Cổ, Tam Hoàng,
Ngũ Đế. Trong thần thoại Trung Quốc, Thần Nông là ông tổ nông nghiệp,
ngƣời đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, ông tổ nghề gốm sứ
và nghề y dƣợc. Phục Hy kết dây, dân lƣới, săn thú, đánh cá dạy cho dân biết
nuôi dƣỡng xúc vật, cho nên cũng đƣợc gọi là Bào Hy. Toại Nhân là ngƣời có

cơng đem lửa cho ngƣời Trung Quốc. Trong di chỉ ở Bản Pha thuộc Tây An đã
phát hiện nhiều chum vại còn cất giữ hạt giống ngũ cốc. Nhƣ vậy, vào trong
thời kỳ này, ngƣời Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất
nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lƣới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra
chữ viết. Chính những phát kiến đó đã thúc đẩy sự phát triển của lực lƣợng sản
xuất, đẩy nhanh việc xuất hiện chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, dẫn đến biến
động trong xã hội với sự phân chia giai tầng có lợi ích khác nhau về sau. Tiếp
sau thời kỳ Tam Hoàng là thời kỳ văn hóa đồ gốm đen ở Long Sơn, gốm màu ở
Ngƣỡng Triều (Hà Nam) với các truyền thuyết về thời kỳ Ngũ Đế.
Nền kinh tế của Trung Quốc cổ đại dƣới triều nhà Hạ với việc sử dụng
cơng cụ bằng đồng có những thành tựu mới. Các công cụ bằng đồng bắt đầu
xuất hiện và đƣợc đƣa vào sáng chế và sử dụng trong nông nghiệp và khai
hoang. Nghề chăn ni và trồng trọt đã có sự phát triển ban đầu. Sự phân công


12
lao động đầu tiên trong lịch sử đã tạo tiền đề quan trọng của nền kinh tế Trung
Quốc cổ đại. Bên cạnh đó, trong xã hội bấy giờ bắt đầu xuất hiện một bộ phận
ngƣời tách khỏi số đông lao động chân tay để chuyên nghiên cứu về các thuật
bói toán, thuật số, xem điều cát hung, dự liệu tƣơng lai. Đó chính là vai trị đầu
tiên của tầng lớp trí thức của Trung Hoa cổ đại.
Dƣới triều đại nhà Thƣơng, nền kinh tế đã có sự phân hóa sâu sắc hơn.
Sản xuất nơng nghiệp, chăn ni có bƣớc phát triển. Việc sử dụng công cụ bằng
đồng ngày càng phổ biến góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp.
Thời Thƣơng - Ân sản xuất nông nghiệp trở thành nguồn sản xuất chủ yếu trong
xã hội. Các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Ân Khƣ trên văn giáp cốt cho thấy xuất
hiện nhiều chữ khắc nhƣ: nông, thọ, cƣơng, điền, xuyên, tĩnh, phố,... nói về việc
cày cấy và nhiều đồ đồng thau nhƣ binh khí, dụng cụ để ăn uống, đồ cúng nhƣ
đỉnh, vại. Trao đổi buôn bán chủ yếu với hình thức hàng hóa đổi hàng hóa.
Cơng cụ và vật dụng làm bằng đồng tuy còn ở trình độ thấp nhƣng sử dụng khá

phổ biến, đã góp phần phát triển sản xuất, tăng nguồn lƣơng thực. Việc khai
hoang ở hạ lƣu sơng Hồng Hà, hệ thống mƣơng rạch, trồng dâu nuôi tằm, ƣơm
tơ, dệt lụa; nghề đúc đồng thau đạt tới trình độ khá cao. Ngồi ra, nghề thủ công
mỹ nghệ ở thời kỳ này cũng khá phong phú về chất liệu nhƣ đá, ngọc bích, bằng
xƣơng, bằng gỗ và đồ gốm tráng men. Nghề chăn nuôi thời kỳ này cũng có
nhiều thành tựu. Theo tài liệu trên văn giáp cốt, hàng trăm con trâu bò bị giết
trong nhiều lần cúng bái quỷ thần tổ tiên của vua chúa.
Đến thời Tây Chu, lực lƣợng sản xuất xã hội có bƣớc phát triển. Kim loại
sắt xuất hiện và đƣợc đƣa vào chế tạo ra công cụ sản xuất nơng nghiệp, từ đó
làm cho kỹ thuật canh tác đƣợc cải tiến, hệ thống thủy nơng hồn thiện, qui mơ
sử dụng sức lao động đƣợc mở rộng. Vấn đề phân chia ruộng đất đƣợc các vua
chúa Trung Quốc cổ đại đặc biệt quan tâm. Chế độ ruộng đất bấy giờ vẫn là chế
độ “tỉnh điền”, ngƣời ta chia ruộng đất thành chín mảnh vng, hình chữ tỉnh.
Trong đó, có tám mảnh đất do các hộ gia đình tự do canh tác, cịn mảnh thứ
chín đƣợc các gia đình hợp lại, cùng nhau canh tác và sản phẩm thu hoạt đƣợc
trên mảnh đất ấy đƣợc nộp lại cho nhà vua. Tùy theo thổ nhƣỡng tốt hay xấu
mà phân chia cho nông dân công xã theo một thời kỳ nhất định. Nông dân phải


13
nộp khoảng một phần mƣời trong tổng số lúa thu hoạch cho nhà nƣớc, gọi là
“thập nhất”. Ngoài việc nộp thuế, nơng dân cịn phải đi sƣu dịch, xây thành đắp
lũy, làm đƣờng xá, đào nƣơng rạch hay đi chiến trận.
Vào thời kỳ Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại
đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Việc sử dụng công cụ bằng sắt làm cho hiệu quả
khai khẩn đất hoang, hoàn thiện kỹ thuật canh tác và kỹ thuật “dẫn thủy nhập
điền” đƣợc nâng cao. Nếu nhƣ trƣớc đây trâu bò chủ yếu đƣợc dùng làm thực
phẩm, thì đến thời kỳ này nó đƣợc sử dụng làm sức kéo cày đã trở nên phổ
biến, góp phần nâng cao năng suất lao động nơng nghiệp. Chính vì vậy, hiệu
quả khai hoang đất càng cao, diện tích đất vỡ hoang trở thành ruộng đất tƣ ngày

càng tăng thêm. Bọn quý tộc có quyền chiếm hữu ruộng đất công ngày một
nhiều. Chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất hình thành. Thủ cơng nghiệp đã có
bƣớc phát triển mới, đặc biệt là sự phân công lao động và chun mơn hóa sản
xuất, tạo ra ngành nghề mới bên cạnh các nghề cổ truyền nhƣ: “thợ mộc chiếm
bảy phần, thợ kim khí chiếm sáu phần, thợ thuộc da chiếm năm phần, thợ
nhuộm chiếm năm phần, thợ nề chiếm ba phần” [14, 25]. Cùng với sự phát triển
nông nghiệp và thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp cũng phát triển hơn trƣớc. Tiền
tệ đã xuất hiện, “trƣớc kia vua tôi các nƣớc tặng cấp, đúc lót, chuộc tội, dâng
hiến thì thƣờng dùng ngựa, gấm vóc, ngọc, chung đỉnh, đồ quý, gái đẹp, nhạc
sƣ, khơng thấy nói đến tiền vàng. Đến thời Chiến Quốc tiền tệ đã đƣợc lƣu hành
rộng rãi, vai trò của tiền ngày càng đƣợc thừa nhận” [61, 223]. Trong xã hội
hình thành tầng lớp thƣơng nhân giàu có và ngày càng có thế lực nhƣ Huyền
Cao nƣớc Trịnh), Tử Cống (học trò của Khổng Tử).
Thời Chiến Quốc kinh tế đã phát triển mạnh. Nghề luyện sắt hƣng thịnh,
đặc biệt là các công cụ nhƣ lƣỡi cày, lƣỡi liềm, cuốc, rìu, dao,... đƣợc sử dụng
phổ biến. Thủy lợi và các kỹ thuật canh tác trong nơng nghiệp vì thế mà phát
triển. Cũng trong thời này, ngƣời ta cũng dựa vào kinh nghiệm quan sát thời
tiết, tri thức thiên văn mà biết đƣợc mấu chốt trong việc nông nghiệp với mùa
vụ: “Việc canh tác ngày nay, ngƣời ta không thu hoạch đƣợc là do ở thời vụ quá
sớm, thời quá muộn, lạnh nóng bất phân, cỏ rậm khơng nhổ” [9, 351]. Ngồi ra,
trong sách Tn Tử chƣơng Phú quốc có đề cập đến kỹ thuật canh tác nông


14
nghiệp: “diệt cỏ, trồng lúa bón phân nhiều cho ruộng phì nhiêu” [9, 352]. Các
cơng trình thủy lợi đƣợc xây dựng khắp nơi dọc theo các lƣu vực sơng Hồng
Hà, Trƣờng Giang, từ bờ biển phía Đơng đến vùng Tứ Xuyên. Kéo theo đó là
sự phát triển các nghề thủ công nhƣ luyện kim, đồ gốm, nghề chạm bạc, nghề
dệt lụa ở các trung tâm của các nƣớc chƣ hầu. Tiền tệ bằng kim loại ra đời. Sự
xuất hiện tiền tệ, bản thân nó tác động trở lại ngành sản xuất, thƣơng nghiệp

làm cho lƣu thơng hàng hóa ngày càng thuận lợi. Thƣơng nghiệp và các trung
tâm buôn bán trao đổi hàng hóa ngày càng hƣng thịnh. Đơ thành ở các nƣớc lớn
và một số thành ấp lớn bên các trục giao thông trọng yếu trở thành những trấn
đô nổi tiếng thời bấy giờ nhƣ Hàm Dƣơng nƣớc Tần, Thọ Xuân nƣớc Sở, Lâm
Truy nƣớc Tề, Khai Phong nƣớc Ngụy, Hàm Đan nƣớc Triệu. Các đơ thành này
đã có một cơ sở kinh tế tƣơng đối độc lập, từng bƣớc tách ra khỏi chế độ thành
thị thị tộc của quý tộc, thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới
lên. Thời kỳ này, việc mua bán đất đƣợc tự do, sách Tả truyện chép: “Ngƣời
Nhung Dịch đến ở, dùng vật quý để đổi lấy đất, đất có thể mua bán” [16, 142].
Sau đó, chế độ tƣ hữu ruộng đất còn đƣợc luật pháp thừa nhận và bảo vệ. Việc
thu thuế dựa trên sản lƣợng đƣợc thay thế bằng đánh thuế dựa theo diện tích
ruộng đất. Điều này chứng tỏ triều đình đã thừa nhận sự chênh lệch về ruộng
đất trong hàng ngũ nông dân và thừa nhận quyền tƣ hữu ruộng đất trong nông
dân là hợp lý. Việc mua bán ruộng đất tự do và sự phổ biến của chế độ tƣ hữu
về ruộng đất đã mở đƣờng cho sự tập trung ruộng đất vào tay một số lãnh chúa,
địa chủ giàu có. Vì thế, thƣơng nhân giàu có đã chiếm đƣợc nhiều ruộng đất của
nơng dân, trở thành những địa chủ lớn. Trong khi đó, đa số nhân dân lao động
mất hết ruộng đất, phải đi làm thuê trở thành tá điền. Chế độ bóc lột bằng phát
canh thu tơ xuất hiện. Trong lịng xã hội yếu tố quan hệ sản xuất mới, đó là
quan hệ sản xuất nông nô với chế độ phong kiến quận, huyện xuất hiện dần dần
chiếm ƣu thế. Xã hội Trung Quốc thời đó đã có sự phân chia giai cấp gay gắt,
giữa một bên là tầng lớp ngƣời giàu có cho thuê đất, một bên là tầng lớp nghèo
khổ, không có một tấc đất “Nhà giàu ruộng điền bát ngát, ngƣời nghèo khổ
khơng có tấc đất cắm dùi” [55, 143].


15
Nhƣ vậy, triết học Trung Quốc hình thành và phát triển trên một khơng
gian sống với tồn bộ tính đa dạng của điều kiện địa hình, khí hậu đã hình thành
nên phong nền văn hóa đa dạng vừa trọng tĩnh duy tình, vừa trọng động duy lý.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất thời Xuân Thu – Chiến
Quốc đã làm thay đổi hình thức tổ chức sản xuất mới. Những yếu tố sản xuất
trong xã hội nếu trƣớc kia đều phân tán trong mọi giai tầng trong xã hội, thì lúc
bấy giờ nó tập trung vào tay một số ngƣời đại địa chủ, thƣơng nhân giàu có.
Nền kinh tế của Trung Quốc thời kỳ này về xu hƣớng đi đến thống nhất biểu
hiện ở sự tan rã của chế độ “tỉnh điền”, ruộng đất tƣ phát triển, sự thay thế hình
thức nộp thuế “thập nhất” bằng hình thức phát canh, thu tơ. Do đó, với sự biến
chuyển trong cơ cấu kinh tế trên, cơ sở sản xuất xã hội có khuynh hƣớng đi đến
thống nhất, bên cạnh sự đa dạng các hoạt động sản xuất đã là những điều kiện
để hình thành phát triển những tƣ tƣởng triết học có sự đa dạng nhƣng thống
nhất.

1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội
Xã hội Trung Quốc cũng tn theo dịng chảy tiến trình lịch sử của nhân
loại. Thời kỳ nguyên thủy loài ngƣời sống thành bầy đàn, thị tộc và theo chế độ
mẫu hệ. Các thành viên trong thị tộc sống cuộc sống cùng làm cùng hƣởng,
bình đẳng với nhau. Vào thời kỳ này, năng suất lao động cịn thấp, khơng có
nhiều sản phẩm dƣ thừa, do đó giai cấp chƣa xuất hiện. Đến khi thực tiễn lao
động sản xuất thay đổi, ngƣời đàn ông là lực lƣợng sản xuất chính trong gia
đình, những bộ tộc sinh sống tại lƣu vực hai con sơng Hồng Hà và Trƣờng
Giang lần lƣợt chuyển sang xã hội phụ quyền, tức là xã hội mà trong đó, thế hệ
con cái đƣợc tính theo cha, tài sản cũng đƣợc thừa kế theo cha. Trong xã hội
này, ngƣời đàn ông dần dần thay thế vị trí trung tâm của ngƣời phụ nữ trong xã
hội thị tộc mẫu hệ trƣớc đó, đồng thời từng bƣớc hình thành nên kiểu gia đình
phụ quyền với việc lấy ngƣời đàn ông làm trung tâm, chi phối mọi cơng việc
chính trong gia đình. Sau này, cùng với sự phát triển của năng suất lao động, sự
tích luỹ tài sản tƣ hữu, những yêu cầu cũng nhƣ quyết định về quyền thừa kế
đƣợc hình thành, do đó giữa các gia đình với nhau trong tập đồn bắt đầu xuất



16
hiện tình trạng sống chung độc chiếm (hai vợ chồng sống chung với nhau
nhƣng tách dần ra khỏi thị tộc . Chính điều này đã dẫn đến sự ra đời của hình
thức hơn nhân đối ngẫu. Để khẳng định và củng cố vị trí lãnh đạo của mình,
những qui định trật tự luân lý đạo đức đƣợc lập ra. Những ngƣời đàn ơng có tài
năng và đức độ trong thị tộc đƣợc bầu làm tù trƣởng.
Dân cƣ Trung Quốc cổ đại chủ yếu sống tập trung trên ba khu vực con
sơng lớn; các chủng tộc Hoa Bắc ở phía Tây, thuộc các tỉnh Sơn Tây, Thiểm
Tây, đó là tiền thân của Hán tộc sau này. Các thị tộc này sẵn sàng thơn tính các
nƣớc yếu hơn, đồng thời đồng hóa hoặc du nhập các nền văn hóa. Chủng tộc
Tam Miêu lại tập trung quanh khu vực sơng Hồng Hà, Dƣơng Tử. Các dân tộc
Bắc Việt sống ở phía Nam sơng Dƣơng Tử, họ tổ chức quốc gia riêng, họ yêu
chuộng tự do và có nền kinh tế rất phát triển. Các dân tộc này có nền văn hóa
khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, kỹ thuật canh tác. Qua các cuộc
chiến tranh thơn tính, đến thời Xn Thu các dân tộc phía Nam lần lƣợt bị các
dân tộc phía Bắc thơn tính và đồng hóa. Trên lĩnh vực văn hóa, việc “Nam tiến”
của các dân tộc phía Bắc qua các cuộc chinh phạt, thơn tính thúc đẩy việc giao
lƣu, dung hợp của hai nền văn hóa Bắc – Nam đã tạo ra cuộc giải phóng tƣ
tƣởng đầu tiên mang tính lịch sử của Trung Quốc. Từ đây, diện mạo nền văn
hóa Trung Quốc vừa có tính du mục (trọng động) vừa có tính nơng nghiệp
(trọng tĩnh với hai phong cách tƣ duy vừa phân tích vừa có thiên hƣớng tổng
hợp. Vì vậy, trong triết lý Trung Quốc tồn tại với những khuynh hƣớng đối lập
nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng mà không kém phần sâu sắc.
Cách đây 4000 năm trƣớc công nguyên ở vào cuối công xã nguyên thủy, ở
đất nƣớc Trung Hoa cổ đại xuất hiện truyền thuyết về các thánh vƣơng trị đời,
lịch sử gọi đó là thời kỳ Tam Hồng, Ngũ Đế. Thời kỳ Tam Hồng gồm Toại
Nhân, Phục Hy và Thần Nơng. Thời kỳ Ngũ Đế gồm: Chuyên Húc, Đế Cốc,
Hoàng Đế, Đƣờng Nghiêu, Ngu Thuấn. Trong đó, Hồng Đế đƣợc xem là thủy
tổ của ngƣời Trung Quốc đã liên minh với các bộ tộc ngƣời Hán để đánh Xuy
Vƣu tù trƣởng bộ tộc Miêu để chiếm đất đai ven lƣu vực sơng Hồng Hà.

Khoảng thế kỷ XXI trƣớc cơng ngun ở Trung Quốc xuất hiện triều đại
nhà Hạ. Căn cứ vào các bản văn cổ và những di chỉ khảo cổ học có liên quan


17
đến giai đoạn này đƣợc tìm thấy ở Ngƣỡng Triều, Thăng Trì, tỉnh Hà Nam. Có
thể nói, triều Hạ đánh dấu bƣớc nhảy vọt trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Đó là
sự xuất hiện giai cấp và hình thành nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ đầu tiên ở Trung
Quốc. Vào những thập kỷ cuối triều Hạ, tình trạng bất bình đẳng xã hội trở nên
sâu sắc. Chủ nơ q tộc có một cuộc sống xa hoa, cịn đời sống nông dân ngày
một bần cùng. Đến thế kỷ XVII trƣớc công nguyên, vua Kiệt nhà Hạ chỉ lo ăn
chơi, trác táng, ham mê tửu sắc, bỏ bê việc triều chính, khiến cho lịng ngƣời
ốn hận. Trƣớc hồn cảnh đó, Thành Thang vốn là tù trƣởng nhà Thƣơng đã
đứng lên lập đổ vua Kiệt, lập ra nhà Thƣơng ở đất Bạc. Đến thế kỷ thứ XIV
trƣớc công nguyên, Bàn Canh dời đơ về đất Ân nên triều Thƣơng cịn gọi là
triều Ân.
Cuối đời Thƣơng – Ân, nội bộ triều đình ngày càng mâu thuẫn gay gắt.
Bọn cầm quyền quý tộc sống xa hoa, trác táng, vua bấy giờ của nhà Ân là Đế
Tân, hiệu là Trụ bá đạo, say mê tửu sắc, đặt thuế khóa nặng nề đẩy tầng lớp
dƣới của xã hội vào bƣớc lầm than, đói khổ. Nhiều trung thần khuyên can nhà
vua, kết quả bị bắt giam, chết thảm hoặc phải giả điên. Nội bộ nhà Ân rất hoảng
loạn. Khoảng thế kỷ XI trƣớc công nguyên, Chu Vũ Vƣơng của bộ tộc Chu ở
đồng bằng Hoa Bắc đã nổi dậy diệt vua Trụ lập ra nhà Chu năm

22 trƣớc

cơng ngun), đóng đơ ở Hạo Kinh (phía tây thành Tây An). Lịch sử gọi đây là
thời Tây Chu.
Ba triều Hạ, Thƣơng, Chu đều theo chính thể quân chủ quý tộc. Trong
chính thể này, tổ chức nhà nƣớc lấy dịng máu họ hàng làm sợi dây gắn bó, hệ

thống gia tộc cùng với hệ thống chính quyền hợp lại thành một, thủ lĩnh của
dòng họ là vị gia trƣởng cao nhất trong dịng họ. Khác với chính thể qn chủ
phong kiến tức là theo thể chế “tôn quân quyền” (quyền lực cao nhất thuộc về
vua), trong chính thể quân chủ quý tộc, quyền tối cao điều khiển việc nƣớc là
nhà vua và hội đồng hồng tộc (những ngƣời có quan hệ huyết thống với nhà
vua). Tổ chức quốc gia lấy quan hệ dịng tộc làm sợi dây gắn bó, quyền lực, địa
vị dựa vào quan hệ thân hay sơ mà quyết định các chức quan trong vƣơng thất
hoặc phong vua các nƣớc chƣ hầu và hƣởng đặc quyền trong chính quyền. Địa
vị, đặc quyền ấy đƣợc truyền sang đời con cháu. Cho nên thể chế này còn đƣợc


18
gọi là chế độ thế tập, thế khanh và vĩnh viễn. Ví nhƣ, vào những năm tháng rực
rỡ nhất của nhà Chu, thiên tử thống trị toàn thiên hạ, phong vƣơng, phong hầu,
cấp đất cho hàng trăm nƣớc: đem kinh đô cũ của nhà Thƣơng cấp và phong cho
Khanh Thúc lập thành nƣớc Vệ; phong Doanh Khâu cho Khƣơng Tử Nha, lập
thành nƣớc Tề; đem đất Yểm phong cho con trai lớn của Chu Công là Bá Cầm,
lập thành nƣớc Lỗ. Về tƣớc vị dƣới thời Hạ, Thƣơng, Tây Chu, trong vua nƣớc
thiên hạ có năm tƣớc hiệu: cơng, hầu, bá, tử, nam. Căn cứ vào đó, phong đất sẽ
có thứ tự sau: Thiên tử vuông vức một ngàn vạn dặm, hạng thứ hai là đất chƣ
hầu vuông vức một trăm vạn dặm; hạng thứ ba là đất của Bá có bảy chục dặm,
hạng thứ tƣ là đất của Tử và Nam có năm chục dặm. Nhƣ vậy, dƣới chế độ qn
chủ q tộc thì giai cấp thống trị khơng những là chúa tể về chính trị mà cịn là
lãnh chúa về kinh tế. Những vƣơng hầu phong kiến đƣợc “thiên tử” phong đất
cũng lại chia đất cho dòng họ, những ngƣời này cho nông dân cấy cày. Nông
dân không có đất và chỉ là nơng nơ của những q tộc. Trong chế độ “tỉnh
điền”, nơng nơ ngồi lệ thuộc vào chủ nơ về kinh tế mà họ cịn phải thực hiện
việc đi lính trong các cuộc chinh phạt của các chƣ hầu và thiên tử. Trong xã hội
này, họ cịn có tên gọi chung là bách tính. Giải thích cho vấn đề này, nhà sử học
Hạ Tăng Hữu có nói rõ: “Sự thật về vấn đề này thì hẳn đất đai là đặc quyền tƣ

hữu của quý tộc và nông dân đều lệ thuộc vào đất nhƣ hạng nông nô. Đấy là căn
bản của sự phân biệt giữa thƣờng dân với hạng ngƣời trên gọi là bách tính, vì
ngồi bách tính thì nơng nơ khơng có tên” [65, 76]. Thành viên trong vƣơng tộc
cũng là những ngƣời nắm giữ địa vị cao bao gồm những ngƣời trong “nội thân”
và “ngoại thích” giao nhiệm vụ đối nội và đối ngoại: chỉ huy quân sự tác chiến,
quản lý đất đai, đi sứ. Trong thời Hạ và Thƣơng, dƣới nhà vua, vị quan có
quyền cao nhất là Vu Sử đảm nhiệm những cơng việc nhƣ: bói quẻ, tế tự, làm
lịch pháp, ghi chép, giáo dục. Vu Sử và vƣơng tộc đều là thành viên chủ yếu
trong cơ cấu quan lại của hai đời Hạ, Thƣơng, họ đều là những hàng quý tộc thế
tập, thế khanh. Quốc gia dƣờng nhƣ đều do tông tộc hay gia tộc thống trị. Trong
xã hội theo trật tự sĩ, nông, công, thƣơng, tầng lớp thƣơng nhân bị xã hội coi
khinh hơn cả. Trong gia đình, ngƣời đàn ông nắm quyền, trật tự trên dƣới đƣợc
qui định chặt chẽ.


19
Triều đại nhà Chu là đỉnh cao của chế độ quân chủ quý tộc. Chế độ nô lệ
theo tông pháp nhà Chu khơng chỉ có ý nghĩa ràng buộc về kinh tế, mà cịn có ý
nghĩa về chính trị và ràng buộc huyết thống trong thời gian dài, nó khơng những
thống trị vƣơng quyền, mà còn là thủ lĩnh tinh thần của vƣơng triều. Các vị vua
nhà Chu tự xƣng là “thiên tử”, là lãnh chúa tối cao chiếm toàn bộ đất đai và
thống trị thần dân trong nƣớc. Trong sách Tả truyện ghi chép: “Quyền trị vì của
ngơi thiên tử thì bao trùm thiên hạ. Các vua chƣ hầu cũng có giới hạn nhất định
của họ. Đấy là chế độ cố hữu. Trong nƣớc chƣ hầu và trong nƣớc của nhà vua
trung ƣơng, khơng có mảnh đất nào là không thuộc về nhà thống trị. Tất cả mọi
ngƣời sống trong ấy không ai không phải thần dân của nhà vua” [65, 75]. Mỗi
chƣ hầu phải giữ “lễ” với thiên tử nhà Chu thể hiện qua việc cống nạp và thay
mặt thiên tử nhà Chu đi chinh phạt các nƣớc chƣ hầu và quyền tế tự thấp hơn
một bậc: “thiên tử tế trời đất, tế bốn phƣơng, tế núi sông, tế ngũ tự; chƣ hầu tế
phƣơng mình ở, tế ngũ tự; quan đại phu tế ngũ tự; kẽ sĩ tế tổ tiên. Ngũ tế là tế

thần cửa, ngõ, giếng, bếp và giữa nhà” [29, 39]. Ngoài ra, vƣơng triều nhà Chu
cịn tiến hành cơng tác khảo hạch đối với các nƣớc chƣ hầu thông qua việc đi
tuần thú để khen thƣởng hay trừng phạt, và qui định thời gian để các nƣớc chƣ
hầu đến triều kiến báo cáo nếu “chƣ hầu một lần không triều kiến Chu vƣơng
đúng hẹn, tƣớc vị bị giáng thấp, hai lần khơng triều kiến thì tƣớc giảm đất cát
đƣợc phong, ba lần không triều kiến thì sẽ sai quân đội thảo phạt hỏi tội, thủ
tiêu địa vị chƣ hầu” [9, 315]. Nhƣ vậy, phép tắc trong xã hội nơ lệ là vũ khí trấn
áp thế lực phản kháng và là cơng cụ duy trì chế độ dòng giỏi, bảo vệ chế độ thế
tập. Bên cạnh đó, ngay từ thời cổ đại, ở Trung Quốc vai trị của lễ nghi rất quan
trọng, nó nền tảng quyết định nền văn hóa riêng có ở Trung Quốc nói chung, nó
thâu tóm trong bản thân mình cả vƣơng pháp, tơng pháp và gia pháp.
Thời Xn Thu hay cịn gọi là giai đoạn đầu của nhà Đông Chu (770 –
478 trƣớc cơng ngun) đƣợc đánh dấu khi Chu Bình Vƣơng lên ngơi thiên tử
và dời đơ về phía Đơng, đến Lạc Ấp (Lạc Dƣơng, Tỉnh Hà Nam . Đây là thời
kỳ xã hội Trung Quốc có biến động lớn trong mọi mặt đời sống chính trị - xã
hội. Các vua nhà Chu nhu nhƣợc, ham mê sắc đẹp, bỏ bê triều chính. Trong xã


20
hội, cảnh tôi giết vua, con hại cha, anh em chồng vợ thƣờng xun xảy ra. Tình
trạng đó theo Khổng Tử khơng phải là một sớm một chiều mà nó đã âm ỉ, rục
mỗng từ lâu. Vì thế, Tề Cảnh Tông đã phải thừa nhận: “Nếu vua không ra vua,
tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con, ở trong tình trạng hỗn loạn
nhƣ thế, thì dẫu ta có lúa, chắc gì ăn đƣợc?” [33, 202]. Trong thời loạn lạc, vua
chƣ hầu lấn quyền thiên tử, quan đại thần lộng quyền chiếm đoạt ngôi vua chƣ
hầu, dẫn đến cảnh chém giết nhau hỗn loạn, cả thiên hạ trong cảnh trầm luân
“nồi da nấu thịt”. Từ đời Chu Lệ Vƣơng và Chu U Vƣơng, nội bộ nhà Chu rối
loạn. Nƣớc Lỗ thời Xuân Thu có trên 30 vụ thí qn, trên cả nƣớc có trên 300
vụ. Điển hình nhƣ vụ Thôi Trữ giết Tề Trang Công, Trần Thành Tử giết chết Tề
Giản Cơng. Tình trạng suy đồi đạo đức có thể kể đến những vụ nhƣ: Nam Tử,

vợ vua Vệ Linh Vƣơng dâm loạn, gây chia rẽ giữa Khối Q và con là Triết;
Sở Bình Vƣơng tranh vợ của con; Ngũ Tử Tƣ báo thù cha, đem quân ngoại
bang phá tan nƣớc. Mâu thuẫn trong các giai cấp trở nên gay gắt, cùng với
những tri thức trong khoa học tự nhiên và xã hội, nên nó khơng thể điều hịa bởi
những quan điểm duy tâm, tơn giáo thần bí đƣợc nữa. Hơn nữa, nhà Chu cịn
đối phó các cuộc gây chiến của các dân tộc từ Hiểm Doãn, Tây Nhung, cùng
với thiên tai hạn hán làm mất mùa, đời sống nhân dân càng thêm cùng cực. Từ
lúc dời đô về Lạc Ấp, chế độ tông pháp nhà Chu khơng cịn đƣợc tơn trọng.
Quan hệ giữa thiên tử và các nƣớc chƣ hầu ngày càng lỏng lẻo, trật tự lễ nghĩa
đảo lộn. Thiên tử nhà Chu đã khơng cịn quyền thống trị với các nƣớc chƣ hầu
phía Đơng nữa, thậm chí nhiều nghi lễ cũng phải nhờ vào sự trợ giúp của chƣ
hầu. Vƣơng triều nhà Chu không chỉ khơng cịn đủ khả năng bảo hộ các nƣớc
chƣ hầu, mà sự tồn tại của nó cịn phải phụ thuộc vào sự bảo hộ của các nƣớc
chƣ hầu. Vai trò của thiên tử nhà Chu chỉ cịn trong “hồi niệm” và trên danh
nghĩa. Chế độ tông pháp nhà Chu giờ chỉ là hình thức sáo rỗng, thực tế khơng
cịn đƣợc tơn trọng. Thiên tử nhà Chu khơng cịn uy quyền để xét xử những
cuộc tranh chấp của các nƣớc chƣ hầu. Các lãnh chúa vừa và nhỏ trƣớc kia dựa
vào quyền uy của thiên tử thì nay họ thất vọng hoang mang. Triều đình nhà Chu
khơng bao giờ cịn lấy lại đƣợc quyền lực trƣớc đó của họ cả về kinh tế lẫn về
đặc quyền chinh phạt, triều cống và tế lễ đối với các nƣớc chƣ hầu.


21
Cũng trong thời kỳ này, một mặt các nƣớc chƣ hầu thông qua chinh phục
khá nhiều nƣớc, mặt khác do tích cực mở rộng khai hang đất đai, đẩy mạnh
kinh tế mà dần dần nâng cao đƣợc quyền lực và uy tín. Họ tự tun bố mình là
vị chúa tể trên lãnh thổ của họ. Việc thiết lập hệ thống hành chính địa phƣơng
(châu và quận), với các quan chức đƣợc chỉ định bởi triều đình, tạo cho các chƣ
hầu khả năng kiểm soát lớn hơn trong lãnh địa của mình. Việc thu thuế nơng
nghiệp và thƣơng mại cũng dễ dàng hơn so với trƣớc đó. Các vua chƣ hầu Tề

Hồn Cơng (685 trƣớc cơng ngun - 643 trƣớc cơng nguyên) và Tấn Văn
Công (636 trƣớc công nguyên - 628 trƣớc cơng ngun cịn đi xa hơn trong
việc thiết lập hệ thống cai trị lãnh chúa, nó mang lại sự ổn định nhƣng chỉ trong
những khoảng thời gian ngắn so với trƣớc kia. Các vụ sáp nhập tăng lên, mang
lại lợi ích cho những chƣ hầu hùng mạnh nhất gồm Tần, Tấn, Tề và Sở. Vai trò
của lãnh chúa ngày càng có chiều hƣớng rời xa khỏi mục đích ban đầu là bảo vệ
các chƣ hầu nhỏ hơn; cuối cùng lãnh chúa đã trở thành một hệ thống chuyên
quyền bá chủ mở các cuộc xâm chiếm của các chƣ hầu lớn đối với các nƣớc vệ
tinh yếu hơn ở Trung Quốc và đối với cả những vùng có nguồn gốc “di”, “rợ”.
Các nƣớc chƣ hầu đua nhau nổi lên nhân danh nhà Chu với tôn chỉ “tôn vƣơng
bài di” thƣờng lợi dụng lý do giúp đỡ và bảo vệ các nƣớc chƣ hầu nhỏ mà đua
nhau động binh chiếm đất, giành dân để tranh đồ bá vƣơng. Cho nên, Mạnh Tử
cho rằng trong suốt thời kỳ Đơng Chu, khơng có một cuộc động binh nào đƣợc
cho là chính nghĩa, sử sách còn ghi lại nỗi ca thán của dân chúng:
“Ngƣời ta có ruộng đất, mày lại chiếm lấy!
Ngƣời ta có nhân dân mày lại cƣớp lấy
Kẻ này đáng không tội, mày lại bắt hắn
Kẻ kia đáng có tội, mày lại thích hắn” [64, 153]
Bất bình với thế sự đảo điên, tình trạng “tiếm quyền”, “việt vị” Khổng Tử
nói: “thiên hạ có đạo, thì lễ nhạc và hiệu lệnh chinh phạt đều từ trong tay vua
thiên tử, thiên hạ khơng có đạo, thì chế độ lễ nhạc và hiệu lệnh chinh phạt ở
trong tay các nƣớc chƣ hầu” [25, 461] . Cùng với đó, các nƣớc chƣ hầu lớn cịn
mƣợn danh thiên tử nhà Chu để bắt các nƣớc các cống nạp và lệ thuộc vào
mình. Theo Tử Sản, mỗi lần nƣớc Trịnh cống nạp cho nƣớc Tấn “phải dùng đến


22
năm trăm xe chở lụa và da thú, mà một trăm xe thì phải cả ngàn ngƣời” [16,
244]. Nhƣ vậy, những đặc quyền lâu nay đƣợc nhà Chu sử dụng, thì nay nó bị
các nƣớc chƣ hầu lớn mạnh chiếm lấy, đó là động thái thể hiện sự quy phục nhà

Chu đã khơng cịn, các nƣớc tự mình phải có tiềm lực vững chắc để không rơi
vào cảnh mất nƣớc. “Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm mà đã xảy ra 483 cuộc
chiến tranh lớn nhỏ” [16, 243]. Đầu thời Chu có hàng ngàn nƣớc, đến cuối đời
Xuân Thu chỉ còn hơn một trăm nƣớc. Nhƣ vậy, chiến tranh xâm lƣợc, thơn
tính lẫn nhau một mặt đã làm cho các nƣớc chƣ hầu nhỏ, yếu mất dần lãnh thổ,
đứng bên bờ diệt vong; mặt khác, làm cho một số nƣớc trở nên hùng mạnh và
vƣơn lên tranh bá thiên hạ. Cuối thời Xuân Thu, trong lãnh thổ Trung Quốc cổ
đại xuất hiện năm nƣớc lớn, gọi là “ngũ bá”: Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống.
Bên cạnh việc gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nƣớc chƣ hầu
với nhau, cục diện trong nƣớc cũng liên tiếp phải đối mặt với việc tranh quyền,
đoạt vị của các quý tộc với nhau. Ở nƣớc Tấn, năm 403 trƣớc cơng ngun có
ba dịng họ là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên xóa bỏ vua Tấn, dựng nên ba nƣớc
Hàn, Ngụy, Triệu.
Đến thời Chiến Quốc (478 - 221 trƣớc công nguyên), chiến tranh tàn khốc,
diễn ra trên quy mô lớn và thƣờng xuyên, mức độ tàn phá khủng khiếp hơn,
Mạnh Tử than rằng: “Dân vì ngƣợc chính mà tiều tụy, chƣa bao giờ tệ hơn thời
này” bởi “đánh nhau giành đất, giết ngƣời thây chất đầy đồng, đánh nhau tranh
thành, giết ngƣời thây chất đầy thành” [19, 26 - 27] và Mạnh Tử phải thốt lên
rằng đây là thời kỳ “nhân tƣơng tƣơng thực” loài ngƣời ăn thịt lẫn nhau . Nếu
nhƣ thời Xuân Thu, các nƣớc chƣ hầu cịn phần nào đó theo lễ nghĩa với chiêu
bài “tơn vƣơng bài di” thì nay, họ không chịu xƣng bá mà tự xƣng vƣơng tức
tự coi mình ngang với nhà Chu nhƣ nƣớc Tề, nƣớc Ngụy năm 334 trƣớc công
nguyên, nƣớc Tần năm 325 trƣớc công nguyên, nƣớc Hàn, nƣớc Yên năm 323
trƣớc công nguyên...; về sau Tần Chiêu Tƣơng vƣơng còn tự xƣng là đế (Tây
Đế , năm 228 trƣớc công nguyên, sai sứ lập vua Tề làm Đông Đế. Trong thời
kỳ, chiến tranh của các nƣớc với nhau, làm cho những nƣớc bé bị thơn tính,
lãnh thổ Trung Quốc chia ra bảy phần dƣới sự thống trị của bảy nƣớc tạo nên
cục diện “thất hùng”: Tề, Sở, Yên, Tần, Hàn, Triệu, Ngụy. Trong đó, năm 362



×