Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Rừng trong đời sống văn hóa của người jrai ở gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

NGUYỄN THỊ THANH NGA

RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI JRAI Ở GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

NGUYỄN THỊ THANH NGA

RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI JRAI Ở GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học


TS. ĐINH THỊ DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... v
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2

3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................. 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8

5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................................. 8

6.

Phương pháp nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 9

7.

Bố cục đề tài nghiên cứu..................................................................................................... 9

CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 11
1.1.

Tiền đề lý luận .......................................................................................................... 11

1.2.

Tiền đề thực tiễn ....................................................................................................... 22

Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI JRAI Ở
GIA LAI ................................................................................................................................. 36
2.1.

Rừng trong văn hóa mưu sinh ................................................................................... 36

2.2.

Văn hóa ẩm thực ....................................................................................................... 49


2.3.

Văn hóa trang phục ................................................................................................... 58

2.4.

Văn hóa cư trú .......................................................................................................... 63

2.5.

Văn hóa đi lại và vận chuyển .................................................................................... 70

2.6.

Văn hóa làm đẹp bảo vệ sức khỏe ............................................................................. 71

Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI JRAI Ở
GIA LAI ................................................................................................................................. 76
3.1.

Trong luật tục của người Jrai ..................................................................................... 76

3.2.

Trong tín ngưỡng và phong tục tập quán ................................................................... 81

3.3.

Rừng trong văn học dân gian..................................................................................... 91


3.4.

Trong nghệ thuật diễn xướng:âm nhạc, múa ............................................................ 107

3.5.

Trong nghệ thuật điêu khắc (bruă kăc) .................................................................... 113

3.6.

Trong trò chơi dân gian ........................................................................................... 116
iii


Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 120
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 125
PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT SỬ THI VÀ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN ............................................ PL 1
PHỤ LỤC 2: NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ ....................................................................................... PL 13
1.1.

Tại huyện Ia Grai – Tỉnh Gia Lai ........................................................................ PL 13

1.2.

Tại huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai .................................................................. PL 20

1.3.


Tại huyện Chư Sê – Tỉnh Gia Lai ........................................................................ PL 22

1.4.

Tại huyện Đức Cơ – Tỉnh Gia Lai ....................................................................... PL 23

PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ................................................................................ PL 34
PHỤ LỤC 4: MỘT VÀI HÌNH ẢNH ..................................................................................... PL 53

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của tơi
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực địa tại địa bàn
nghiên cứu – tỉnh Gia Lai,dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Ngoài những trích dẫn là thành quả nghiên cứu hoặc đã được phát biểu của
các nhà khoa học khác, những kết quả nghiên cứu hồn tồn mang tính trung thực và
là nghiên cứu độc lập của chúng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Thanh Nga

v


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành Luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng trân trọng biết ơn tới cô TS. Đinh Thị Dung – người đã
giúp tôi thực hiện Luận văn này với tất cả lòng nhiệt tình và sự chu đáo.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cơ giáo khoa Văn hóa học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tơi
những kiến thức và kinh nghiệm trong những năm học tại trường.
Tôi gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình tơi, bạn bè – những người đã không
ngừng động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Thanh Nga

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai ....................................................................................... 32
Hình 2: (1): Già làng Rơ Châm Quyết và chiếc giáo đi săn; (2):Già làng Kpuih Phương và chiếc ná
đi săn. .......................................................................................................................................... 39
Hình 3: Tượng nhà mồ được đẽo đơn giản tại làng Gà – huyện Đức Cơ. ....................................... 44
Hình 4: Già làng Kpuih Phương đang đan gùi .............................................................................. 45
Hình 5: Nghệ nhân dệt vải tại làng Mooc Đen, huyện Đức Cơ. ..................................................... 47
Hình 6: (1) Người Jrai ở làng Tốt Tâu – Chư Sê tổ chức ăn uống trong ngày Tết; (2) Cơm lam; (3)
Trái cà đắng; (4) Thịt nai được sấy khơ. ....................................................................................... 53
Hình 7: (1): Rượu cần được ủ để dưới sàn nhà; (2):Già Glúch bên ché rượu. ................................ 56
Hình 8: Phụ nữ Jrai hút thuốc ....................................................................................................... 57
Hình 9: Phụ nữ Jrai búi tóc bằng lơng nhím .................................................................................. 62
Hình 10: (1) Cây Bời Lời rừng; (2) Cây Cộng sản. ....................................................................... 73
Hình 11: Quan tài bằng gỗ từ thân cây.......................................................................................... 85

Hình 12: Nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Jrai. ...................................................................... 115
Hình 13: Các trị chơi dân gian của trẻ em Jrai. (1): Chơi chuyền; (2): Chơi cà Kheo; (3), (4): Bắn
súng cao su ................................................................................................................................ 118

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Địa bàn cư trú của các phân nhóm tộc người Jrai ở Gia Lai ............................................. 26
Bảng 2: Bảng so sánh cơ cấu thức ăn ngày thường và thức ăn nghi lễ ........................................... 50
Bảng 3: Bản vẽ một số hoa văn trên trang phục Jrai ...................................................................... 60

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia Lai được xem là vùng lãnh thổ có tầm quan trọng khơng chỉ về kinh tế,
xã hội mà còn về vấn đề an ninh, quốc phòng của cả nước. Đây vốn là vùng núi cao
bạt ngàn, nơi sinh sống của các tộc người như Jrai, Bahnar, Kinh…và hiện nay, vẫn
đang lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Trong đó tộc người Jrai là một trong
những tộc người có nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú, tạo nên bản sắc của
vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Nói đến người Jrai, là nói đến những câu truyện sử thi(Hri) đầy chất huyền
thoại như: Xinh Nhã, HơBia ĐơRang,… cùng tiếng cồng chiêng mang âm hưởng
núi rừng cao nguyên hùng vĩ, với những ngôi nhà dài, nhà rông độc đáo, và những lễ
hội dân gian đặc sắc. Đặc biệt, không thể khơng nói đến vai trị của rừng trong đời
sống của họ. Trong không gian sống của người Jrai rừng đóng một vai trị quan
trọng khơng thể thiếu.“Đối với người Gia Rai (và người Tây Nguyên), rừng là một
thực tại kép, nước đôi lưỡng nghĩa. Con người ở đây sống trong rừng, cùng rừng,
gắn với rừng, hòa (tan) với rừng. “Nền văn minh Gia Rai là nền văn hóa thảo mộc”.
Rẫy và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng bằng rìu và lửa”1.

Có thể thấy rừng là một bộ phận của môi trường sống, là khơng gian văn hóa,
cái nơi ni sống người Jrai, nó khơng chỉ có giá trị trong đời sống vật chất mà còn
mang giá trị trong đời sống tinh thần của người Jrai ở Gia Lai. Tuy nhiên trong bối
cảnh hiện nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong đời sống đã và đang
làm dần cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, làm biến đổi môi trường, điều kiện sống. Vì
vậy bảo vệ rừng đang là mối quan tâm rất lớn đối không chỉ đối với mỗi người Jrai
mà còn là của chung các dân tộc cả nước.
Nghiên cứu về Rừng trong đời sống văn hóa của người Jrai là vấn đề cần thiết
nhằm làm rõ tri thức bản địa của tộc người Jrai và đóng góp những khía cạnh tri thức
khoa học về tầm quan trọng của Rừng trong sinh hoạt và sản xuất.

1

Jacques Dournes 2006, “Rừng, đàn bà, điên loạn”, Nguyên Ngọc dịch, Tr 3.
1


Trong cơng trình “Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên”, Nguyễn Tấn
Đắc nhấn mạnh: “Sống trên đất Tây Ngun ngày nay gồm có hai bộ phận dân cư
chính:
- Những cư dân tại chỗ bản địa;
- Người Kinh và người thuộc các dân tộc từ nơi khác đến sau này.
Một chiến lược văn hóa tồn diện và đầy đủ phải nhằm vào cả hai đối tượng
trên” [Nguyễn Tấn Đắc 2005:34].
Vì vậy, nghiên cứu về cư dân bản địa ở Tây Nguyên song song với nghiên
cứu về người Kinh là rất cần thiết. Nhất là trong giai đoạn lịch sử hiện nay, Jrai cũng
như một số dân tộc ở Tây Nguyên đang có những thay đổi cơ bản, những thay đổi có
thể phá vỡ đi khơng gian truyền thống. Việc nghiên cứu vai trò của rừng nhằm làm
nổi bật văn hóa truyền thống người Jrai, góp phần tăng cường bảo vệ và phát huy
những giá trị đó, là một trong những yêu cầu để xây dựng bản sắc văn hóa tộc người

trong việc phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Gia Lai vốn là nơi sinh sống của bản thân, chúng tơi sẽ có nhiều
điều kiện khảo cứu và điền dã thực tế để nhìn nhận và đánh giá vấn đề thuận lợi hơn.
Đó là lý do mà chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài: “Rừng trong đời sống
văn hóa người Jrai ở Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đến nay cơng việc nghiên cứu vai trị của Rừng trong đời sống văn hóa của
người Jrai ở Gia Lai dưới góc độ Văn hố học chưa có cơng trình nghiên cứu một
cách hệ thống, mà chỉ tản mác những bài nghiên cứu về các khía cạnh liên quan.
Xác định được yêu cầu lý luận và thực tiễn, bản thân chúng tôi đã lựa chọn đề tài
này làm cơng trình nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
Mục đích của luận văn tập trung nghiên cứu trên phương diện: vai trò của
Rừng từ góc nhìn văn hóa học, bằng việc phân tích ý nghĩa của Rừng trong đời sống
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Từ đó có cách nhìn nhận tổng quan hơn về
các vấn đề như:
+ Quá trình thích ứng và hịa hợp với thiên nhiên của tộc người Jraitại Gia
Lai ra sao?
2


+ Người Jrai đã có những tác động tiêu cực hay tích cực gì đối với rừng.
Thơng qua đó, nhằm lý giải những hiện tượng văn hóa, những tri thức liên quan đến
rừng của tộc người này.
+ Trong bối cảnh hiện nay, khi diện tích rừng đang ngày càng thu hẹp dần,
người Jrai đã có những thay đổi gì trong đời sống, cũng như những cách thức bảo vệ
rừng như thế nào?
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích góp cái nhìn tổng quan về giá trị của
Rừng trong đời sống văn hóa của người Jrai, giúp hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa
truyền thống của người Jrai. Góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc
người ở Tây Nguyên.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, ngoài việc cung cấp những cơ sở khoa học hỗ
trợ cho việc đề ra những chính sách bảo vệ rừng. Đồng thời góp phần trong vấn đề
bổ sung tư liệu dưới góc nhìn văn hóa cho những nghiên cứu về vùng văn hóa, văn
hóa tộc người…
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về giá trị của rừng nói chung và vai trị của rừng đối với văn hóa
các tộc người nói riênglà một đề tài được tiếp cận khá phong phú, được nhiều nhà
nghiên cứu ở các chuyên ngành quan tâm.
Nghiên cứu về tộc người và văn hóa tộc người, cụ thể là tộc ngườiJrai là đề
tài được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước chú ý đến. Trong phạm vi
các tài liệu đó, chúng tơi nhận thấy lịch sử nghiên cứu về đề tài này, nổi bật lên các
hướng liên quan đến người Jrai như sau:
Công trình nước ngồi: nghiên cứu về vùng Tây Ngun, cụ thể là ở Gia
Lai nổi bật nhất là nghiên cứu của Jacques Dournes một nhà dân tộc học người Pháp
đã sống ở Tây Nguyên hàng chục năm. Ông sống gắn bó có hiểu biết rất sâu về các
tộc người Tây Ngun, từ đó đã viết nhiều cơng trình đặc sắc về họ. Đặc biệt, ơng
cịn được coi là chun gia về tộc người Jrai.
Trong cuốn sách: “Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jưrai2 Đơng
Dương” (Pưtao: Une théorie du pouvoir chez les Jưrai sud-indochinois, Paris,
2

Người Jrai trong cơng trình này được tác giả gọi là người Jưrai.
3


Flammarion) (2013) của Jacques Dournes và Andrew Hardy chủ biên do Nguyên
Ngọc dịch. Cuốn sách là những chuyên khảo của Jacques Dournes về hệ thống chính
trị tơn giáo mà đỉnh cao là Pötao3 trong đời sống người Jrai như: PötaoPui (Vua
Lửa), PưtaoLa (Vua Nước), Pưtao Anghin (Vua Gió). Các Pưtao là cầu nối, mối liên
hệ giữa xã hội loài người với quyền năng vũ trụ. Từ đó thấy được cách thức tổ chức

và vận hành quyền lực trong xã hội và vai trị của Pưtao trong đời sống cộng đồng
của người Jrai. Đồng thời, đây là cơng trình cung cấp cơ sở cho chúng tôi nghiên
cứu về những huyền thoại, tín ngưỡng phong tục, tập quán, nghi lễ của người Jrai ở
Gia Lai.
Cùng đề tài nghiên cứu về người Jrai, Jacques Dournes cịn có cơng trình
“Rừng, đàn bà, điên loạn” năm 1978, là những ghi chép, phân tích những truyện cổ
dân gian của ông về người Jrai và rừng. Trong lời giới thiệu của mình Ngun Ngọc
có viết: “Lần này ông ta dắt ta vào một hành trình thật tập trung: cuộc du ngoạn
vào “miền mơ tưởng Jrai”, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ…”. Cuốn sách
không chỉ là cuộc du hành giúp ta nhận ra sự quan trọng của rừng trong đời sống của
người Jrai mà đối với rừng cần phải có những hiểu biết và ứng xử cho phù hợp, để
tạo sự cân bằng. Đồng thời, cung cấp mảng tư liệu về truyện cổ dân gian cho luận
văn này.
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước về tộc người Jrai
sau:
Ở Việt Nam trước thời kỳ năm 1975, có một số cơng trình nghiên cứu về dân
tộc Tây Nguyên như: Phong tục tập quán đồng bào Thượng (1959) của Nhà công
tác xã hội miền thượng, Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (1972) của Nguyễn
Trắc Dĩ , hay cơng trình của Cửu Long Giang và Toàn Ánh với tựa đề Cao nguyên
miền thượng (1974),… là những nghiên cứu liên quan đến vùng đất Tây Nguyên
trong đó có các tộc người Jrai.
Sau khi đất nước thống nhất, việc nghiên cứu, khảo sát về các tộc người vùng
văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên được tiến hành một cách hệ thống hơn, với nhiều
nghiên cứu cấp nhà nước, cấp viện, cấp thành phố được công bố, tiêu biểu như:

3

Ở đoạn này chúng tôi giữ nguyên cách viết của tác giả.
4



Vào năm 1981, nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn cùng với các tác giả Cầm
Trọng, Trần Mạnh Cát, Lê Duy Đại, Ngơ Vĩnh Bình với cơng trình “Các dân tộc ở
tỉnh Gia Lai – Công Tum”, đã mang đến bức tranh chung nhất, khái quát nhất về
cuộc sống văn hóa của người Jrai, từ cuộc sống sản xuất, chăn nuôi, ăn uống, trang
phục, nhà ở đến các mỗi quan hệ xã hội, quan hệ dòng họ…
Năm 1997, luận văn thạc sỹ “Lễ bỏ mả của người Jrai Mthur một giá trị văn
hóa” của Nam Kỳ Hiệp, nghiên cứu chuyên sâu của ngành dân tộc học về nghi lễ
của tộc Jrai một bộ phận của các tộc người ở Tây Nguyên. Luận văn đề cập đến
những giá trị văn hóa cổ truyền có thể chi phối sâu sắc mọi mặt đời sống người Jrai
từ nghệ thuật múa, âm nhạc cồng chiêng đến nghệ thuật điêu khắc và nghi lễ quan
trọng. Mang đến cái nhìn về đời sống văn hóa của nhóm người Jrai Mthur nói riêng
và cộng đồng người Jrai nói chung trên địa bàn Tây Nguyên. Đến năm 2007, cũng
nghiên cứu về khía cạnh này Ngơ Văn Doanh đã thể hiện chi tiết hơn về nghi lễ bỏ
mả, và những điều liên quan đến lễ bỏ mả của người Jrai trong “Bơ Thi cái chết
được hồi sinh”.
Năm 2000, tác giả Phạm Lan Hương với luận văn thạc sỹ về “Trang phục cổ
truyền của dân tộc Jrai” cung cấp nguồn tài liệu về họa tiết, hoa văn trong trang
phục, từ đó thấy được những sắc thái đặc trưng trong trang phục của các tộc người
miền núi, góp phần vào nghiên cứu hệ thống trang phục của các tộc người ở Việt
Nam.
Công trình “Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người Jrai” (2002) hay
“Nghi lễ và lễ hội của các tộc người thuộc nhóm Malayo – Polinesian ở Việt
Nam(2011) của Tô Đông Hải, đi vào nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về sinh hoạt
nghi lễ và lễ hội của tộc người Jrai. Thông qua các nghi lễ, lễ hội nhằm thấy được
tính cộng đồng của đồng bào Jrai đồng thờithể hiện những quan niệm rất riêng, độc
đáo của họ về thiên nhiên, về vũ trụ và thế giới xung quanh. Âm nhạc truyền thống
mà điển hình là các dàn cồng chiêng của người Jrai được tác giả trình bày kỹ lưỡng,
đó cũng chính là giá trị văn hóa mang bản sắc Jrai rõ rệt.
Đề tài nghiên cứu khoa học do Nguyễn Quang Tuệ làm chủ nhiệm: “Thực

trạng và những giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị trường ca Jrai, Bahnar trên
địa bàn tỉnh Gia Lai”(2004). Thống kê lại các sử thi đã và đang được bảo tồn. Là
5


cơng trình có giá trị thiết thực cho nghiên cứu của chúng tơi về khía cạnh đời sống
văn hóa tinh thần.
Các sách và luận văn nghiên cứu về khía cạnh âm nhạc, múa dân gian của
người Jrai như: “Nhạc khí dân tộc Jrai và Bahnar” (1998), “Tìm hiểu đặc trưng
trong dân ca Jrai – Bahnar” (2005) của Đào Huy Quyền, luận văn thạc sỹ của Lê
Xuân Hoan với “Âm nhạc dân gian Jrai ở tỉnh Gia Lai” (2000), Lý Vân Linh Niê
Kdam, Lê Xn Hoan và cơng trình “Âm nhạc dân gian dân tộc Êđê Kpă và Jrai”
(2012), Lâm Tô Lộc, Múa dân gian các dân tộc Việt Nam (2013). Đã hệ thống khái
quát về âm nhạc, về một số điệu múa của tộc người Jrai một sản phẩm gắn liền với
đời sống vật chất và tinh thần trong quá trình lao động thực tiễn. Đây là nguồn tài
liệu quan trọng khi nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần trong đề tài nghiên cứu
của chúng tôi.
Một vài nghiên cứu về các khía cạnh khác trong đời sống văn hóa của người
Jrai có thể kể thêm: bài viết “Hoa văn các dân tộc Gia Rai – Bana”(1987) của Tạ
Đức, cơng trình của bảo tàng dân tộc học:“Chiếc gùi trong đời sống người Gia Rai
Arap ở huyện ChưPah tỉnh Gia Lai” (2002), “Hoa văn trên mái nhà mồ Gia Rai
Arap trưng bày ngoài trời ở bảo tàng dân tộc học Việt Nam”(2002), luận văn thạc
sỹ “Nhà Rông trong đời sống văn hóa người Gia Rai ở Gia Lai Kontum” (2010) của
Trần Đỗ Thị Xuân Hiểu. Luận văn của Nguyễn Lưu Thà “Sự biến đổi của luật tục
trong đời sống văn hóa của người Gia rai ở tỉnh Gia Lai” (2013). Tất cả đều là
nguồn tài liệu phong phú giúp hoàn chỉnh hơn đề tài nghiên cứu này.
Những nghiên cứu, chuyên khảo về Ptao, về các vị nhân thần của Nguyễn
Tấn Đắc trong “Tôi gặp các Ơi” (2012), hay “Pơtao Apui tư liệu và nhận định”
(2005) của nhiều tác giả, giúpchúng tơi có được cái nhìn tồn diện hơn về hệ thống
tín ngưỡng của người Jrai.

Ngồi ra, nghiên cứu về người Jrai còn tập trung rải rác trong các nghiên cứu
về vùng Tây Nguyên có thể kể đến như:
Năm 2002, đề tài nghiên cứu cấp bộ “Thực trạng và định hướng công tác dân
tộc và miền núi trên địa bàn Tây Nguyên” (chủ nhiệm đề tài Lê Nhân). Đề tài có
phần đề cập đến tổ chức, vai trò của các dân tộc và miền núi trong việc thực hiện

6


phát triển kinh tế trên địa bàn Tây Nguyên. Những tác động của môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội và nhân văn đến đời sống của cư dân.
Một số các chuyên khảo về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như : “Văn
hóa các dân tộc Tây Nguyên – thực trạng và những vấn đề đặt ra” (2004) [Trần Văn
Bính (chủ biên)]; “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” (2004) [Nhiều tác giả]
và “Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên” (2005) [Nguyễn Tấn Đắc]; “Văn
hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững” (2012) [Đỗ Hồng Kỳ]; Đến
với lịch sử văn hóa Bắc Tây Ngun (2007) [Nguyễn Thị Kim Vân],… cũng là cơng
trình chủ yếu tập trung nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên, nhưng
cũng là nguồn tư liệu cho đề tài khi tìm hiểu về người Jrai.
Cơng trình của Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Quang Lê: Phong tục
tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên(2007), góp phần phản
ánh cuộc sống của người Jrai ở mảng phong tục tập quán, qua đó thể hiện trình độ tư
duy, văn hóa ứng xử với mơi trường, nếp sống của người Jrai nơi rừng núi hoang dã.
Đây chính là nguồn tài liệu rất q để chúng tơi tiếp cận nghiên cứu đề tài của mình.
Trong chuyên khảo “Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên”(2008) của Trương Minh Dục, tác giả đã cho thấy tình hình sinh sống của
tộc người Jrai ở Tây Nguyên. Phân tích những xu hướng xuất hiện trong mối quan
hệ dân tộc, giải pháp cho việc hoàn thiện củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở
Tây Nguyên.
Ngoài ra, một số bài viết về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa của người Jrai

được in trên các tạp chí như: dân tộc học, tạp chí nghệ thuật và các tạp chí của tỉnh
Gia Lai, hay trong các bản báo cáo khoa học của viện dân tộc học, cũng sẽ góp phần
vào nguồn tài liệu nghiên cứu về người Jrai ở Việt Nam.
Tóm lại, qua khảo sát các khía cạnh nghiên cứu về tộc người Jrai, có thể thấy
đã có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu kể cả trong nước và ngoài nước về dân
tộc này. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu phần lớn là của ngành dân tộc học, chủ
yếu đi sâu vào quan sát, các khía cạnh đời sống. Nghiên cứu về Rừng trong đời sống
của người Jrai, ngồi chun khảo của Jacques Dournes thì chưa có cơng trình trong
nước nào nghiên cứu đề cập đến khía cạnh này, nhất là ở khía cạnh văn hóa. Vì vậy,
trong khn khổ của luận văn nhằm bổ khuyết thêm cho mảng tư liệu về khía cạnh
7


đã nêu, chúng tơi sẽ kế thừa một cách có chọn lọc các tư liệu quý báu ở trên, bên
cạnh những chuyến đi thực tế để hoàn thành đề tài của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là Rừng trong đời sống văn hóa của
người Jrai.
Chủ thể là người Jrai đang sinh sống tại tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Tây
Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Trên diện rộng, tập trung làm vai trị của Rừng đối với
đời sống văn hóa của người Jrai ở Gia Lai.
Về khơng gian: Luận văn tìm hiểu tập trung khu vực có người Jrai sinh sống
tại tỉnh Gia Lai phần lớn ở các huyện như Đức Cơ, Chư Prơng, Chư Sê, Ia Grai… và
có so sánh với người Jrai ở các đơn vị khác ở địa phương khác.
Về Thời gian: Nghiên cứu thời gian từ khi người Jrai di cư đến Gia Lai, bắt
đầu sinh sống ở nơi này cho đến ngày nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần vào việc hoàn thiện bức tranh tổng thể về nghiên cứu văn

hóa Tây Nguyên. Giúp hệ thống lại các tư liệu về người Jrai ở Tây Nguyên nói
chung và Gia Lai nói riêng. Nghiên cứu cịn hướng đến xác định vị trí văn hóa
truyền thống người Jrai trong nền văn hóa chung của cả đất nước.
Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp chi tiết về đời sống văn hóa của người Jrai ở Gia Lai, giúp hiểu
được những khó khăn và thuận lợi đã trải qua của cư dân nơi đây. Việc tìm hiểu về
rừng sẽ thấy được vai trị của nó trong đời sống văn hóa của tộc người Jrai nói nói
riêng và các tộc người đang sinh sống ở khu vực miền núi nói chung. Thơng qua đó
nhằm tái hiện những đặc trưng văn hóa của tộc người Jrai.
Tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai đã và đang dần bị
mất đi, nhằm khôi phục, bảo tồn và phát triển trong bối cảnh hiện đại. Góp phần làm
rõ những đặc trưng văn hóa vùng, văn hóa tộc người như là một phần phản ánh tính
đa dạng của văn hóa Việt Nam.
8


Bổ sung về mặt khoa học những giá trị của khơng gian văn hóa của tộc người
Jrai và góp phần tạo thêm cơ sởcho việc đề ra chính sách bảo vệ rừng ở khu vực Gia
Lai và các tỉnh miền núi.
6. Phương pháp nghiên cứu vấn đề
Phương pháp điền dã: Là phương pháp chủ đạo mà chúng tôi sử dụng nhằm
thu thập các thông tin, những ghi chép thực tế về vai trị của rừng đối với người Jrai
thơng qua việc tham gia một số hoạt động của cư dân địa phương như ăn, ở, làm
việc cùng cư dân địa phương. Sử dụng phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu để
nghe những vấn đề cần quan tâm.
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở tài liệu, tư liệu đã thu thập được,so sánh
đối chiếu vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau để nhận ra sự tương đồng và
khác biệt về Rừng trong đời sống văn hóa của người Jrai ở Gia Lai với các tộc người
khác ở khu vực khác .
Ngồi các phương pháp nghiên cứu, chúng tơi chú ý hướng tiếp cận như sau:

Hướng tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu về Rừng trong đời sống văn hóa của
người Jrai như một hệ thống với các thành tố rừng trong đời sống văn hóa vật chất
và rừng trong đời sống văn hóa tinh thần. Xem xét hệ thống ấy trong một hệ thống
lớn hơn là thiên nhiên trong đời sống Tây Nguyên và cả nước là một hệ thống lớn
nhất.
Hướng tiếp cận liên ngành: sử dụng tri thức của một số ngành có liên quan
như nhân học, dân tộc học, lịch sử, xã hội học, địa lý, văn học, âm nhạc, mơi
trường…tạo nên một cái nhìn tồn diện và sâu sắc về đối tượng được nghiên cứu.
Nguồn tài liệu được sử dụng: bao gồm các sách viết về văn hóa, sách lịch
sử, sách dân tộc học…, cùng tài liệu mạng Internet, video, và Oral History4.
Nguồn tư liệu: sử dụng các số liệu thống kê về dân số. Tư liệu viết về người
Jrai ở Gia Lai thông qua các bản nhạc, sử thi, truyện cổ dân gian, dân ca, luật tục…
7. Bố cục đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Dẫn Nhập, luận văn bao gồm ba chương chính như sau:
4

Oral History: được dịch là Khẩu đầu lịch sử, Khẩu thuật sử học, Khẩu thuật lịch sử, Khẩu bi sử học, Khẩu bi
sử liệu... Các cách gọi này mang nghĩa là lịch sử truyền miệng hoặc sử liệu truyền miệng.
9


Chương 1: Tiền đề lý luận và thực tiễn
Trong chương 1 chúng tơi đi trình bày những khái niệm chung nhất, là cơ sở
tiền đề lý luận cơ bản để làm cơ sở cho những nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
Đồng thời nêu lên những khái quát về người Jrai, về địa bàn tỉnh Gia Lai để người
đọc dễ hình dung hơn khi tiếp xúc với đề tài.
Chương 2: Rừng trong đời sống văn hóa vật chất của người Jrai ở Gia
Lai
Ở chương này chúng tơi sẽ tìm hiểu Rừng trong đời sống văn hóa vật chất của
người Jrai thơng qua các khía cạnh đời sống mưu sinh, ẩm thực, trang phục, nhà ở,

đi lại…để thấy được tầm quan trọng của Rừng từ những khía cạnh thực tế đã tìm
hiểu.
Chương 3: Rừng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai ở Gia
Lai
Cũng như chương trước, chúng tơi tiếp tục tìm hiểu Rừng trong đời sống văn
hóa tinh thần của người Jrai như: Luật tục, tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học
dân gian, nghệ thuật diễn xướng,…
Cuối cùng là phần Kết Luận.

10


CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Tiền đề lý luận

1.1.1.

Khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa

Văn hóa xuất hiện cùng với con người, nhưng nhận thức của con người về
văn hóa xuất hiện muộn hơn. Văn hóa thường được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa thơng
dụng dùng để chỉ lối sống, nếp sống, chỉ học thức (trình độ văn hóa) hoặc giới hạn
theo bề sâu (văn chương, nghệ thuật), theo nghĩa rộng (văn hóa kinh doanh, văn hóa
quản lý…), theo khơng gian (Văn hóa Bắc Bộ, văn hóa Nam Bộ, văn hóa Tây
Nguyên..), theo thời gian (văn hóa Hịa Bình, văn hóa Đơng Sơn…). Trong khoa học
nghiên cứu văn hóa thường được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những gì do
con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
Các nhà nghiên cứu văn hóa với những cách hiểu khác nhau đã có những

định nghĩa khác nhau. Định nghĩa đầu tiên về văn hóa cần phải kể đến là định nghĩa
theo quan niệm dân tộc học của Edward Burnett Tylor (1832 – 1917): “Văn hóa
hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học là cái toàn thể phức hợp
bao gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và năng
lực của tập tục khác do con người thụ đắc với tư cách là thành viên xã hội.”
[Edward Burnett Tylor 1971:1]. Mặc dù là định nghĩa mang tính chất miêu tả, khơng
làm rõ khái niệm văn hóa và văn minh, nhưngđây được xem là định nghĩa phổ quát,
có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng cho những định nghĩa tiếp theo trong việc nghiên
cứu văn hóa.
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về văn hóa, Trần Ngọc Thêm có định nghĩa như
sau: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [Trần Ngọc Thêm 1996: 27]. Đi
vào nghiên cứu Rừng trong đời sống văn hóa của người Jrai cũng chính là đi vào
nghiên cứu những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
trong sự giao lưu, tương tác với môi trường tự nhiên mà cụ thể ở đây là môi trường
rừng núi.
11


Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng tựu chung lại có thể
nhìn nhận một cách đơn giản văn hóa là của con người và do con người sáng tạo ra.
Vì thế, mỗi dân tộc, mỗi tộc người khác nhau sẽ tạo ra những nét văn hóa khác nhau
hình thành bản sắc riêng. Nghiên cứu văn hóa của từng quốc gia, dân tộc, từng tộc
người, cần phải chú ý đến những nét riêng, những nét bản sắc ấy.
Luận văn đi vào nghiên cứu Rừng trong đời sống văn hóa của người Jrai, vì
vậy việc tìm hiểu khái niệm Đời sống văn hóa là điều hết sức cần thiết.
Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa
ở cơ sở” đăng trên tạp chí Cộng Sản số 4/2007 của Hà Văn Tăng có đề cập: “Đời
sống văn hóa là tất cả nội dung và cách thức, hình thức hoạt động văn hóa nhằm

đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của con người trong điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định. Đó cũng là q trình hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa vì sự
phát triển của con người và cộng đồng. Đời sống văn hóa ở ngay trong cuộc sống
hằng ngày, trong mỗi con người, mỗi gia đình và cộng đồng nhất định”. Rõ ràng có
thể nhận thấy tất cả những mối tương quan trong đời sống của con người với tự
nhiên và xã hội cũng đời sống văn hóa.
Khi nghiên cứu vấn đề xã hội hóa văn hóa ở Việt Nam, Huỳnh Quốc Thắng
đã định nghĩa như sau: “Đời sống văn hóa được xem là mặt cắt ngang của đời sống
xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mà mỗi lĩnh vực như thế đều “cần” và
“phải” có “chất” văn hóa. Cái “cần”, cái “phải đó cũng chính là những u cầu
tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đời sống nền văn hóa mới, chế độ mới ở
nước ta”5 .
Đời sống văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội thể hiện các hoạt
động của con người trong môi trường sống nhằm duy trì và sáng tạo ra những sản
phẩm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần theo những giá trị chuẩn mực nhất định.
Như vậy, trong những đi vào nghiên cứu Rừng trong đời sống văn hóa của người
Jrai, khơng thể khơng quan tâm đến những sản phẩm văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần được sáng tạo trong quá trình hoạt động, tương tác với rừng của tộc người
này.

5

Theo tập bài giảng Văn hóa Kinh doanh của TS. Huỳnh Quốc Thắng.
12


1.1.2.

Lý thuyết tiếp cận văn hóa tộc người
1.1.2.1.


Tộc người

Nghiên cứu về tộc người là đi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sự
hình thành, phát triển, cơ sở kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các nhóm người,
cộng đồng người mà các thành viên trong nhóm cộng đồng người ấy có liên hệ gắn
bó và cùng mang những nét tương đồng nhau.
Thuật ngữ liên quan đến tộc người chuyên dùng trong các ngành khoa học xã
hội hiện nay, nhằm chỉ đối tượng nghiên cứu trong các ngành dân tộc học, nhân học,
xã hội học, sử học… Xuất hiện đầu tiên trên thế giới bắt nguồn từ chữ “Ethnos”
trong tiếng cổ Hy Lạp bao hàm nhiều nghĩa khác nhau “bầy”, “đám đơng”, “một
nhóm người”, “bộ lạc”, “dân tộc”… khi phân tích từ ngun, người ta thấy nó dùng
để chỉ một tổng thể người giống nhau, có những đặc điểm chung giống nhau như
phong tục, tập quán, thói quen hằng ngày6.Đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, khái niệm “Ethnos” với ý nghĩa là “tộc người” mới được xác lập trong khoa
học. Trong cơng trình “Chọn lọc xã hội” (1896), nhà khoa học người Pháp Vacher
de Lapouge đã đưa ra thuật ngữ “Ethnie”, thuật ngữ này đơn giản hơn so với cụm từ
“nhóm sắc tộc” hay “đơn vị tộc người”. Sự ra đời của hai tác phẩm “Tộc người
Pháp” (Payot, 1935) của G. Montadon và G. Héraud với “Tộc người Châu Âu”
(Paris, 1963), đã khiến cho thuật ngữ “Ethnie” được sử dụng rộng rãi trong báo chí,
và trong cuộc sống hàng ngày7.
Định nghĩa về “tộc người” được xem là khái niệm nhập môn của ngành dân
tộc học hay nhân học. Tuy nhiên, vấn đề định nghĩa tộc người cũng không kém phần
phức tạp như định nghĩa văn hóa mà chúng tơi đã đề cập đến ở phần trên. Có rất
nhiều cách hiểu khác nhau về tộc người mà ở lĩnh vực nghiên cứu của đề tài người
viết xin đưa ra một số định nghĩa của các học giả ngoài nước và trong nước như sau:
Ở phương Tây, nhà nghiên cứu R. Breton trong cơng trình “Các tộc người”
(1981), đã có cách hiểu: “Theo nghĩa rộng, tộc người được định nghĩa là một nhóm
cá nhân liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chung – về mặt nhân
chủng, ngơn ngữ, chính trị - lịch sử…mà sự kết hợp các tính chất đó làm thành một

6
7

Theo Ngô Văn Lệ 2004, Tộc người và văn hóa tộc người,Tr10.
P.Breton1981, Các tộc người, Tr 165.
13


hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn hóa là chủ yếu:một nền văn hóa. Như thế,
tộc người được coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau
bởi một nền văn hóa riêng biệt.” [P.Breton, 1981: 166]8.
Định nghĩa đã cho thấy sự mở rộng độ bao quát các yếu tố xác định tộc người,
với sự phức hợp liên kết rộng này thì dù cho việc thiếu vắng của một trong số các
đặc điểm, yếu tố nào đó sẽ vẫn cho phép việc xác định tộc người.
Một định nghĩa tộc người khác của Iu.V. Bromlei cũng được các học giả Xô
Viết đánh giá cao trong các cơng trình như “Đại cương về lý thuyết tộc người”
(1983), “Các quá trình tộc người hiện đại ở Liên Xơ” (1987), “Các q trình tộc
người trong thế giới hiện đại” (1987): “Tộc người được hiểu là một tập đồn người
ổn định có mối liên hệ chung về địa bàn cư trú, ngôn ngữ, kinh tế và đặc điểm sinh
hoạt văn hóa. Mỗi tộc người đều có ý thức về nguồn gốc tộc người của mình.”[Dẫn
theo Ngơ Văn Lệ 2004: 21].
Định nghĩa của Iu. V. Bromlei có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm tộc người
của các nhà nhân học, dân tộc học ở Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam như Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp đã đưa ra định nghĩa
về tộc người trong “Dân tộc học đại cương” (1996): “Dân tộc, tộc người là một tập
đoàn người ổn định dựa trên những mối liên hệ chung về địa vực nghiên cứu, tiếng
nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, trên cơ sở những mối liên hệ
đó, mỗi tộc người có một ý thức về thành phần tộc người và tên gọi của mình.”[Ngơ
Văn Lệ 2004: 25].
Nhóm tác giả Lê Sĩ Giáo, Hồng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng cịn

nhấn mạnh thêm về tính bền vững, tính lịch sử của tộc người: “Tộc người là hình
thái đặc biệt của một tập đồn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con
người mà là kết quả của quá trình tự nhiên – lịch sử” và “ý thức tự giác của những
con người hợp thành tộc người riêng biệt đóng vai trị quan trọng trong sự thống
nhất hỗ tương, cả trong sự dị biệt với các cộng đồng tương tự khác.” [Lê Sỹ Giáo
(cb) 1997: 8].

8

Theo Trung tâm thư viện đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
/>14


Cho tới nay, chưa có định nghĩa nào về tộc người có được sự thống nhất cao
giữa các nhà khoa học. Nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đều nhất trí có ba tiêu
chí chủ yếu để xác định tộc người bao gồm: ngơn ngữ, văn hóa và ý thức tộc người.
Tuy nhiên, việc đưa ra định nghĩa, hay các tiêu chí khác nhau để xác định tộc người
khơng và sẽ không phải là rào cản, cản trở việc mỗi tộc người tự nhìn nhận, tự ý
thức về mình, tự hình thành nên những nét văn hóa riêng. Mỗi một tộc người tồn tại
như nó vốn có và là đối tượng nghiên cứu không chỉ của dân tộc học, nhân học mà
cịn là của văn hóa học. Vì vậy, tìm hiểu về những nét văn hóa tộc người, sẽ giúp
chúng tôi giải quyết tốt hơn những vấn đề nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
1.1.2.2.

Văn hóa tộc người

Văn hóa là một trong ba tiêu chí chính được sự thống nhất cao của các nhà
nghiên cứu để xác định tộc người. Bởi “Tộc người nào trên thế giới, dù ở trình độ
phát triển kinh tế - xã hội như thế nào, dù số lượng dân cư đơng hay ít, dù sống
phân bố trong không gian rộng lớn hàng triệu km vuông hay chỉ giới hạn trong một

không gian nhỏ trong một xã, một huyện, thậm chí là một bản, cũng đều sáng tạo ra
những giá trị văn hóa. Văn hóa gắn liền với tộc người.” [Ngô Văn Lệ 2012 : 79].
Cũng theo Ngơ Văn Lệ: “Văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể
các yếu tố về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần giúp cho việc phân biệt tộc người
này với tộc người khác. Chính văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển
ý thức tự giác tộc người.” [Ngô Văn Lệ 2004 : 318]. Có thể nói, ý thức tự giác về
tộc người là rất quan trọng, nó bao hàm sự tự khẳng định mình của tộc người đó. “Ý
thức tộc người, do vậy, làsản phẩm văn hoá đồng thời là điểm xuất phát của sáng
tạo và gìn giữ văn hố tộc người”9.
Tương tự như thế, với cùng cách hiểu của Ngô Văn Lệ, Ngơ Đức Thịnh trong
cơng trình “Văn hóa – Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” đã đề cập như sau:
“Văn hóa tộc người là một trong những khái niệm cơ bản của khoa dân tộc học, nó
là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần, các sắc thái tâm linh và tình cảm, phong tục và lễ nghi… khiến người ta

9

Trần Long 2008, Văn hóa tộc người
/>15


phân biệt tộc người này với tộc người khác, văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh
và phát triển của ý thức của tộc người.” [Ngô Đức Thịnh 2006 : 228].
Dễ dàng nhận thấy, văn hóa tộc người là tổng thể những đặc trưng, đặc thù,
tạo nên một bản sắc riêng, một sắc thái riêng có chức năng cố kết tộc người, khiến
cho tộc người đó như một thực thể khơng bị hoặc dễ hịa lẫn với tộc người khác kể
cả khi quá trình hình thành và phát triển của mỗi tộc người đều mang những quy luật
chung của lịch sử nhân loại. Là cơ sở cho sự tồn tại bền vững của tộc người, tạo nên
sức mạnh lớn lao trước những thách thức, và sự thống nhất cho tộc người đó. “Nếu
một tộc người mất đi đặc thù văn hóa của mình thì họ khơng cịn là họ nữa. Tuy

không bị chết cứng về mặt sinh học, nhưng họ mất đi vị trí của chính mình trên vũ
đài lịch sử.” [Lê Sỹ Giáo (cb)1997 : 110].
Theo dòng lịch sử, mỗi một tộc người sẽ có sự sáng tạo cho mình một phức
hợp văn hóa, cách thể hiện, cách lĩnh hội cách tiếp thu chọn lọc các yếu tố văn hóa
bên ngồi để làm thành nét văn hóa tiêu biểu phù hợp với trình độ kinh tế, xã hội,
chính trị riêng. Nhưng văn hóa tộc người khơng dừng lại ở những đặc trưng trong
sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của tộc người đó ở thời điểm hiện tại mà còn
là những giá trị, những chuẩn mực sản sinh từ trong quá khứ, được giữ gìn, bảo tồn
theo thời gian. Góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng văn hóa của quốc gia, dân
tộc và cả thế giới.
Ngồi khái niệm văn hóa tộc người, khi nghiên cứu cần có sự phân biệt giữa
văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người.
“Văn hóa của tộc người là tổng thể những hiện tượng văn hóa trong diện mạo
hiện tại của tộc người đó, khơng kể các yếu tố văn hóa đó có sắc thái tộc người hay
trung tính về tộc thuộc.” [Ngơ Đức Thịnh 2006: 229].
Và “Văn hóa của tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một
tộc người cụ thể nào đó. Tổng thể những thành tố văn hóa do tộc người cụ thể sáng
tạo hay tiếp thu, vay mượn của các tộc người khác trong q trình lịch sử.” [Ngơ
Văn Lệ 2004: 318].
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng; văn hố tộc người là những cái ban đầu,
là văn hóa gốc, cịn văn hố của tộc người là văn hố thường được làm phong phú
thêm qua thời gian tồn tại bởi sự tiếp thu giao lưu với các tộc người láng giềng khác.
16


Để nghiên cứu vấn đề cốt lõi trong đời sống văn hóa người Jrai chúng tơi tiếp
cận hướng nghiên cứu văn hóa bao gồm cả văn hóa tộc người và văn hóa của tộc
người. Dựa trên kết quả này nhằm vận dụng trong luận văn khi trình bày những đặc
điểm tiêu biểu về văn hóa của tộc người Jrai qua đó thấy sự khác biệt với các tộc
người khác.

1.1.3.

Lý thuyết tiếp cận Địa – văn hóa

Tự nhiên ban tặng cho con người khung cảnh sống. Nhưng con người sống
trong môi trường tự nhiên khác nhau, từ chỗ sống lệ thuộc vào tự nhiên dần dần sẽ
có sự thích ứng, quản lý, biến đổi và hưởng thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất
đai, khí hậu, động thực vật, nguồn nước…) khác nhau theo khả năng và mục đích
của mình, tạo nên những quang cảnh mơi trường sống khác nhau. Q trình cải tạo,
tương tác, thích ứng dần dần với thiên nhiên của con người đã hình thành nên văn
hóa. Hay nói cách khác, con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và mơi trường địa
lý cũng chính là cái nơi sinh ra và ni dưỡng văn hóa, và tất nhiên văn hóa ln
phải gắn chặt với mơi trường tự nhiên nơi con người sinh sống. Nghiên cứu văn hóa
ở bất cứ nơi nào, cũng cần phải chú ý đến mơi trường sống nơi đó. Với lý do này,
các nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm khác nhau về hướng tiếp cận địa văn hóa.
Khái niệm “Địa văn hóa” từ đó được đặt ra để các nhà nghiên cứu tìm hiểu chiều
cạnh văn hóa từ góc độ khơng gian, khảo sát văn hóa theo chiều ngang, nghiên cứu
con người và văn hóa trong mối quan hệ tương tác với môi trường tự nhiên.
Quan điểm này bắt đầu manh nha từ thời cổ đại khi Hypocrates (Thế kỷ V
trước CN) khái quát về tính cách của người Châu Âu ngược lại với người Châu Á là
do họ sinh sống ở những vùng khác nhau.Trong luận văn nhan đề “Những ảnh
hưởng của khơng khí, địa điểm và nước”, ra đời từ thế kỷ V trước Công CN, được
bảo tồn trong những tác phẩm trường phái y học của ơng có đoạn trích như sau:
“Người ta có thể phân loại các kiểu người như sau: kiểu vùng núi rậm và ướt; kiểu
đất xấu và khô; kiểu đồng cỏ lầy lội; kiểu đất thấp được khai khẩn và tưới nước tốt.
Như vậy, ở đây cũng có ảnh hướng giống như thế của những biến đổi môi trường

17



đối với thể chất, và biến đổi càng rõ thì sự khác nhau về kiểu thể chất càng tăng lên
theo”10.
Quan điểm coi tự nhiên có ý nghĩa quyết đến sự khác biệt tính cách lối sống
bắt đầu từ khi xuất hiện cho đến hết thế kỷ XIX gọi chung là Quyết định luận địa lý
(Geographical Determinism) hay Quyết định luận môi trường (Environmental
Determinism) với rất nhiều tên tuổi của các học giả nổi tiếng như: Fridreich Ratzel
(1844 -1904), Ellsw worth Huntington (1876 - 1947), Charles Louis Montesquieu
(1689 - 1755) người ln cho rằng đặc tính, tinh thần dân tộc phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên như độ phì nhiêu của đất, diện tích lãnh thổ… khi đưa ra luật
pháp cũng phải chú trọng đến những vấn đề trên, luật pháp nếu chỉ dựa trên lý tính
mà khơng dựa vào điều kiện tự nhiên thì sẽ khơng tránh khỏi sự bất hợp lý. Đối với
Gott fried Herder (1744 - 1803): “Địa lý có vai trị tạo lập khung cảnh tự nhiên của
lịch sử dân tộc.”...Tất cả đều nhằm đề cao vai trị quyết định của mơi trường địa lý
trong việc hình thành tính cách, phong tục và lối sống của con người.
Ở Trung Hoa, ngay từ thời cổ đại đã có ý thức sâu sắc vai trị, yếu tố quyết
định của môi trường địa lý, đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Từ tri
thức, kinh nghiệm đời sống các nhà nghiên cứu đã xây dựng thành hệ thống lý luận
về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Rất nhiều sách liên quan đến vấn đề này
có thể kể ra như: Phong Thủy học, Địa lý học, Chiêm tinh học, Tướng trạch… Trong
đó, khơng thể không đề cập đến thuyết Phong Thủy(Geomancy) – một lĩnh vực vừa
mang tính khoa học vừa mang tính siêu hình. Nó chủ yếu tìm hiểu những ảnh hưởng
của cảnh quan (vị thế đất đai, núi sơng, khí hậu…) đến cuộc sống của con người
khơng chỉ ngay lúc sống mà cịn cả khi chết đi (vị thế mồ mả). Cũng có thể nói, đây
chính là kiểu văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên, mục đích nhằm làm
cho cuộc sống thuận lợi hơn, phát triển hơn.Theo đó, đời sống và định mệnh của con
người luôn gắn chặt với sự dịch chuyển của vũ trụ và thiên nhiên. Nghiên cứu Phong
thủy không chỉ được nghiên cứu và ứng dụng trong phạm vi lãnh thổ Trung Hoa mà
còn trở nên phổ biến ở một số nước châu Á.

10


Dẫn lại theo Arnold Toynbee, Nghiên cứu lịch sử một cách thức diễn giải, NXB Thế Giới, Hà
Nội.
18


×