Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tang ma của người việt miền tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

HUỲNH THỤY YẾN THANH

TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT
MIỀN TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ 60.31.70

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu .....................................................................................3

3.

Lịch sử vấn đề ..............................................................................................3



4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5

5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ............................................................6

6.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................6

7.

Bố cục luận văn. ...........................................................................................7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................8
1.1 Các khái niệm .................................................................................................

8

1.1.1 Phong tục.......................................................................................... 8
1.1.2 Tang ma............................................................................................ 8
1.1.3 Phong tục tang ma ............................................................................ 8
1.1.4 Phân biệt tang ma và tang lễ ............................................................. 9
1.1.5 Văn hóa tiễn biệt người chết ............................................................. 9
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tang ma người Việt miền Tây Nam Bộ ..............................10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Nam Bộ ..........................................10

1.2.2 Đời sống văn hóa ở miền Tây Nam Bộ ............................................15
1.2.3 Tính cách người Việt ở miền Tây Nam Bộ ......................................23
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TIỄN BIỆT NGƯỜI CHẾT TRONG TANG MA
TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ ...................................27
2.1 Giai đoạn trước khi chết ....................................................................................28

2.1.1 Viết di chúc, di ngôn........................................................................29
2.1.2 Chọn đất làm huyệt mộ ....................................................................32
2.2 Giai đoạn vừa chết ..........................................................................................33

2.2.1 Lễ mộc dục (tắm gội): .....................................................................33
2.2.2 Lễ ngậm hàm (Lễ phạn hàm) ...........................................................35


2.2.3 Lập tang chủ và người phụ tang .......................................................38
2.2.4 Lễ khâm (tẩn) liệm ..........................................................................40
2.3.5 Lễ nhập quan ...................................................................................42
2.2.6 Lễ thành phục, phát tang, nhạc tang. ................................................43
2.2.7 Lễ cúng cơm. ...................................................................................49
2.2.8 Lễ Động quan/ Di quan....................................................................51
2.2.9 Lễ an táng người mất .......................................................................55
2.3 Giai đoạn sau khi an táng ..................................................................................57

2.3.1 Lễ mở cửa mả ..................................................................................58
2.3.2 Lễ (ngày, đám) giỗ ..........................................................................62
2.3.2.1 Giỗ đầu (tiểu tường) .....................................................................63
2.3.2.2 Giỗ hết (đại tường) .......................................................................64
2.3.3 Lễ tục thờ cúng tổ tiên .....................................................................67
2.3.4 Lễ tảo mộ ........................................................................................72
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TIỄN BIỆT NGƯỜI CHẾT CỦA NGƯỜI VIỆT

MIỀN TÂY NAM BỘ ĐỐI CHIẾU VỚI MỘT SỐ TỘC NGƯỜI TRONG KHU
VỰC .................................................................................................................. 74

3.2.1 Những tương đồng, khác biệt về nhận thức......................................74
3.2.2 Những tương đồng, khác biệt về nghi lễ. .........................................84
3.2.3 Những tương đồng, khác biệt về hoài tưởng. ...................................93
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 117
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 119
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... 132


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng tồn cầu hóa, sự phát triển của
thời đại gián tiếp gây ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa truyền thống. Giới trẻ
ngày nay ồ ạt tiếp thu những nền văn minh khác nhau nhưng chưa có sự chọn lọc
để phù hợp với văn hóa của dân tộc. Đất nước ta đang đi vào nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh sự thúc đẩy phát triển kinh tế,
mặt trái của cơ chế thị trường đang hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc. Trước tình
hình cấp bách đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) đã chỉ ra những thực trạng về vấn đề này: “Tệ sùng bái nước
ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng,
cá nhân vị kỷ v.v.. đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc”. Từ đó,
Đảng đã đề ra nghị quyết “xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghi lễ vịng đời là một mơi trường khá bền vững trong việc bảo lưu vốn
văn hóa truyền thống. Bởi chính trong những nghi lễ ấy chứa đựng mọi yếu tố
của bản sắc văn hóa: từ khơng gian (chiều rộng) đến thời gian (chiều dài) của

văn hóa, từ văn hóa cá nhân đến văn hóa cộng đồng. Đặc biệt, nó chứa đựng đời
sống tâm linh, tâm hồn tình cảm của một tộc người. Những nghi lễ vòng đời là
những sợi dây vơ hình xâu chuỗi, vừa gắn kết, vừa trói buộc các cá nhân với
cộng đồng, giữa thế giới những người đang sống với nhau và với những người
đã chết. Bên cạnh hôn lễ, trong đời sống tâm linh của người Việt đặc biệt coi
trọng việc “ra đi” đó là khi con người chết. Người Việt quan niệm chết nghĩa là
đi về thế giới bên kia, đó là cõi âm là cõi vĩnh hằng của con người. Vì thế trong
cuộc sống người ta thường sống tốt với nhau hơn, thể hiện tính nhân văn, nhân
bản sâu sắc.
Theo lẽ tự nhiên, vạn vật có sinh là có tử, đã hình thành thì có lúc hủy
diệt. Cuộc sống con người khơng thốt khỏi định luật tự nhiên đó. Con người
1


thường rất sợ và không tránh khỏi cái chết. Chết là chung cuộc, nhưng cũng có
quan niệm: chết là sự chuyển đổi cuộc sống này sang cuộc sống khác, cho nên
người Việt gọi là “qua đời”. Lý luận có nhiều lẽ khác nhau, nhưng cái chết đối
với đa số loài người là chuyện buồn thảm, mất mát. Riêng người Việt có quan
niệm rất riêng: chết là “đi theo ơng bà” cũng có ý “đi xa”. Từ thuở lồi người
cịn sơ khai, chung quanh cái chết có nhiều lễ nghi đặc thù, có tính thiêng liêng
theo từng tín ngưỡng khác nhau. Trong xã hội tín ngưỡng đa thần quan niệm
người chết cũng khơng n, thường bị ma quỷ quấy phá. Vì thế có nhiều lễ tục
thờ cúng ra đời và nước ta cũng như vậy. Và chính vì thế nhiều người cho rằng
là mê tín dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, những tục lệ cổ xưa trong tang ma
đã được giản lược vì khơng cịn phù hợp với xu thế ngày nay.
Cho đến nay, văn hóa Nam Bộ nói chung và văn hóa Tây Nam Bộ nói
riêng đã được nghiên cứu khá nhiều trên mọi bình diện. Trong hơn 300 năm hình
thành và phát triển, vùng đất mới Tây Nam Bộ đã trở thành đề tài có tính thời sự
đơng đảo của giới nghiên cứu nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu về đời sống
tâm linh trong tang ma người Việt Tây Nam Bộ. Đặc biệt là văn hóa tiễn biệt

người chết của người Việt ở miền sơng nước, nơi đã kế thừa, bảo lưu, giao lưu
tiếp biến với nhiều tộc người cộng cư với nhau trên cùng khu vực nhưng người
Việt nơi đây vẫn giữ gìn văn hóa riêng của mình.
Chúng tơi mong muốn góp phần nhận diện những giá trị vật chất và tinh
thần về tang ma của vùng đất Tây Nam Bộ và ít nhiều có những đóng góp cho
việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyển thống dân tộc nói chung và miền Tây Nam
Bộ nói riêng. Vì những lý do trên chúng tơi thực hiện luận văn với đề tài “Tang
ma của người Việt miền Tây Nam Bộ” với mong muốn hiểu sâu hơn về văn hóa
tiễn biệt người chết của người Việt Tây Nam Bộ đó là những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc để giữ gìn, phát huy những giá trị đó. Dịng chảy Việt
từ xưa đến nay vẫn luôn đương đầu với những thách thức và những giá trị văn
hóa truyền thống ln là nền tảng, sức mạnh đưa đất nước ngày càng phát triển
và hội nhập với thế giới.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Chúng ta đều biết, phong tục tập quán là lề lối, thói quen lâu đời của một
dân tộc, hay một đất nước. Mỗi đất nước có phong tục tập qn riêng, mỗi địa
phương ngồi có phong tục chung của tồn quốc cũng có phong tục riêng của
từng địa phương.
Văn hóa Việt ở Nam Bộ vốn thống nhất trong sự đa dạng với văn hóa cả
nước. Khu vực Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng là miền đất được
tập hợp bởi các dân tộc người Việt sinh sống đan xen giữa các dân tộc: Chăm,
Khmer, Hoa. Do đó, cùng với phong tục tập quán người Việt các văn hóa của
dân tộc khác đã tạo nên một văn hóa Tây Nam Bộ rất khác.
Quan, Hơn, Tang, Tế là những vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của dân
tộc theo truyền thống văn hóa Đơng Phương. Đặc biệt là Hôn lễ và Tang lễ là
điều hệ trọng đối với mỗi đời người. Ngày nay, xu hướng tiến bộ đơn giản các

nghi thức tổ chức nhưng đơn giản quá ngày càng mất đi cái hồn của dân tộc.
Việc hồi phục một số nét văn hóa truyền thống dân tộc trong tang ma được đông
đảo nhân dân thực hiện ở nhiều nơi. Chúng ta cần biết thêm nguồn gốc của nó,
giá trị tinh thần và quan niệm của ơng cha xưa kia về văn hóa tiễn biệt người mất
như thế nào và nó đã được biến đổi, giản lược ra sao trong cuộc sống xã hội đặc
biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người viết mong muốn giữ gìn, bảo tồn
những văn hóa truyền thống của người Việt miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh cịn có
vấn đề tránh lãng phí, giữa gìn an ninh trật tự xã hội cũng được nhiều người quan
tâm khi thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Tiếp bước những người đi trước, người viết mong muốn nghiên cứu về
tang ma và quan trọng thông qua tang ma để hiểu sâu hơn văn hóa tiễn biệt
người chết của người Việt miền Tây Nam Bộ tại vùng đất mà người viết được
sinh ra.

3. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu phong tục tang ma của dân tộc Việt Nam thì khơng có gì là
mới vì có nhiều người nghiên cứu. Song những nghiên cứu đó chỉ khái quát về

3


tang ma của người Việt nói chung chưa đi sâu vào từng vùng, nhất là khu vực
người Việt miền Tây Nam Bộ.
Trên cơ sở nguồn tài liệu tra cứu liên quan đến đề tài, có thể tạm chia
thành các nhóm tư liệu:
Nhóm thứ nhất: Nhóm tư liệu biên khảo về văn hóa, phong tục đề cập đến
tang ma như là một yếu tố trong chỉnh thể. Tiêu biểu như: Việt Nam phong tục
(1915) của Phan Kế Bính, Việt Nam văn hóa sử cương (1951) của Đào Duy
Anh, Phong tục Việt Nam (1969) của Toan Ánh đều dành một vài trang giới
thiệu về đặc điểm tang ma như là một thành tố trong hệ thống văn hóa, phong tục

Việt Nam. Tác giả Bùi Xuân Mỹ (2001) Tục thờ cúng của người Việt, Vũ Hi
Tô (1927) Thọ Mai gia lễ diễn nghĩa. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa,
Nguyễn Quang Vinh với Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ. Diệu Thanh,
Trọng Đức (bs) Phong tục và những điều kiêng kị. Các tác giả chỉ đi vào các
bước trong tang lễ chưa giải mã các tín hiệu văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể trong tang ma. Tiếp theo là tập bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam (1977) và
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1996) của Trần Ngọc Thêm đã dành từ gần
4 trang bàn về tang ma trong văn hóa Việt Nam với những dấu ấn truyền thống
văn hóa nơng nghiệp lúa nước đó là sự kết hợp triết lý âm dương trong tang ma.
Văn hóa tâm linh của Nguyễn Đăng Duy, tác giả cũng đã dành cả một chương
viết về tâm linh trong tang ma và thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung chưa
đi sâu phân tích từng vùng miền .
Nhóm thứ hai: Nhóm tư liệu về bút kí của tác giả như Sơn Nam với các
tác phẩm nghiên cứu về người Việt miền Tây Nam Bộ các tác phẩm như Nói về
miền Nam, Cá tính miền Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam v.v.. tác giả
cũng dành 4 trang sơ lược tục tang ma của người Việt miền Tây Nam Bộ chưa đi
sâu vào đặc trưng của vùng đất này.
Không thể không nhắc đến các tác phẩm văn chương của tác giả Hồ Biểu
Chánh tạo nên những cuốn tiểu thuyết, biên khảo sống động về phong tục tập
quán, cuộc sống và tính cách người dân Nam Bộ. Tác giả Phi Vân với tập phóng

4


sự “Đồng Quê” năm 1942 đã gây ấn tượng mạnh về cảnh sinh hoạt nông thôn,
về những phong tục tập quán đặc thù của vùng đất Tây Nam Bộ đầu thế kỷ XX.
Nhóm thứ ba: Nhóm nghiên cứu chuyên sâu riêng biệt về tang lễ, các tác
giả phát hành các sách, báo, tạp chí một số chuyên đề về tang lễ người Việt Nam
nói chung như Trương Thìn, Nghi lễ Vịng Đời NXB Thời Đại, Phạm Cơn Sơn
Lễ nghi cưới hỏi, tang chế Việt Nam, Trương Thìn 101 Điều cần biết về tín

ngưỡng và phong tục Việt Nam v.v.. một số sách khác nhưng chỉ viết về các
nghi thức trong tang lễ chung của Việt Nam chưa nêu được tính nổi bật của tang
ma Việt Nam hay khu vực Tây Nam Bộ. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thành
Đạo với đề tài Văn hóa tang lễ của người Việt Thành phố Hồ Chí Minh với
luận văn này có tương đồng về chủ thể văn hóa với đề tài của người viết. Với
luận văn của Nguyễn Thành Đạo đã nêu nổi bật lên những đặc trưng riêng trong
văn hóa tang lễ của người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh và so sánh được nét
tương đồng và dị biệt tang lễ Nam bộ và Bắc bộ. Bên cạnh đó luận văn cũng
đóng góp chỉ ra được sự khác nhau và giống giữa tang lễ Việt Nam và Trung
Hoa. Phần nào đã giúp cho luận văn chúng tôi tham khảo và kế thừa một số đặc
trưng riêng trong tang lễ của người Việt.
Chúng tơi nghiên cứu qua 3 nhóm tư liệu trên nhưng các tư liệu chỉ liệt
kê, giới thiệu về tang lễ của người Việt nói chung hoặc một số tác giả Sơn Nam,
Hồ Biểu Chánh, Phi Vân cũng chỉ giới thiệu sơ lược qua tang ma người Việt ở
miền Tây chưa có cơng trình nghiên cứu nào chun sâu về tang ma người Việt
miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt thông qua tang ma người Việt miền Tây Nam Bộ
nêu bật được văn hóa tiễn biệt người chết trong tang ma người Việt miền Tây
Nam Bộ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tang ma người Việt miền Tây
Nam Bộ, nêu bật lên văn hóa tiễn biệt người chết của người Việt miền Tây Nam
Bộ đã được giản lược các bước nghi lễ trong tang ma và đối chiếu một số đặc
trưng tiêu biểu của văn hóa tiễn biệt người chết giữa người Việt với các tộc

5


người Khmer, Chăm, Hoa trong khu vực. Tiếp cận đề tài dưới góc nhìn văn hóa
học chủ đạo, và thực hiện các chuyến khảo sát điền dã là đều tất yếu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tang ma người Việt miền Tây Nam Bộ. Tập
trung vào văn hóa tiễn biệt người chết của người Việt nơi đây, thông qua các
nghi thức trong tang ma đã được giản lược, phù hợp với xã hội hiện nay.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học: Nhận diện và giải mã văn hóa tiễn biệt người chết
trong tang ma người Việt Tây Nam Bộ và sự giao lưu tiếp biến trong tang ma
nhằm chỉ ra những giá trị, đặc trưng riêng của tang ma người Việt miền Tây
Nam Bộ. Đây sẽ là một cơng trình nghiên cứu về đặc điểm tang ma theo vùng
một cách có hệ thống theo hướng tiếp cận văn hóa học.
Ý nghĩa thực tiễn: Đặt vấn đề quản lý, nhận thức của người Việt miền Tây
Nam Bộ về văn hóa tiễn biệt người chết trong tang ma ngày nay. Góp phần xây
dựng, định hướng tổ chức tang ma thể hiện văn hóa tiễn biệt người chết vừa văn
minh, thân thiện môi trường và không mất đi cái hồn dân tộc.

6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thuộc chuyên ngành Văn hóa học, nên hướng nghiên cứu dưới
góc độ văn hóa học là chính, bên cạnh đó chúng tơi cũng sử dụng thêm một số
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu cùng chức năng đang cịn rời
rạc thành tập hợp và phân tích, đi sâu nghiên cứu văn ứng xử của người sống
dành cho người chết trong tang ma .
Phương pháp đối chiếu – so sánh:
Người viết sử dụng phương pháp này để thấy rõ những nét tương đồng và
khác biệt giữa tang ma của miền Tây với tang ma các tộc người cùng sống trong
khu vực, từ đó rút ra đặc trưng trong tang ma của người Việt miền Tây Nam Bộ.
Bên cạnh đó, phương pháp này cịn giúp thấy được những thay đổi của môi
trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến tang ma người Việt miền Tây Nam Bộ.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành:

Phương pháp nghiên cứu liên ngành thể hiện qua việc sử dụng thuật ngữ
của các chuyên ngành liên quan và những ngành gần với văn hóa học; sử dụng
6


các phương pháp chung của các ngành khoa học khác, sử dung kết quả của các
ngành khoa học liên quan và những ngành gần với văn hóa học để nghiên cứu
đối tượng
Phương pháp điền dã:
Chúng tôi tiến hành đi quan sát thực tế và tham dự đám tang tại miền Tây
Nam Bộ. Chúng tôi sử dụng máy chụp ảnh làm phương tiện để ghi lại những
hình ảnh cụ thể trong văn hóa tiễn biệt người chết của người Việt miền Tây Nam
Bộ và ghi âm để thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu.

7. Bố cục luận văn.
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Được xem như cơ sở lý luận về tang ma của người Việt. Các yếu tố tác
động đến tang ma của vùng đất Tây Nam Bộ như: Điều kiện tự nhiên, đời sống
văn hóa, tính cách người Việt ở khu vực này. Bên cạnh đó, trong chương này
chung tôi muốn giới thiệu về chủ thể người Việt ở miền Tây Nam Bộ một cách
rõ nét nhất. Từ đó giúp nhận diện những đăc trưng văn hóa của người Việt ở
vùng đất miền Tây Nam Bộ.
Chương 2: Văn hóa tiễn biệt người chết trong tang ma truyền thống
người Việt miền Tây Nam Bộ.
Trong chương này người viết nghiên cứu về văn hóa tiễn biệt trong tang
ma của Người Việt miền Tây Nam Bộ. Qua những nghi lễ, nghi thức quan trọng
có ý nghĩa văn hóa, thể hiện rõ nhất là văn hóa ứng xứ với người chết của người
Việt sinh sống ở vùng đất này.
Chương 3: Văn hóa tiễn biệt người chết của người Việt miền Tây Nam

đối chiếu với một số tộc người trong khu vực.
Là chương đối chiếu văn hóa tiễn biệt người chết của các tộc người ở
cùng khu vực trong đó chúng tơi chú ý người Việt đối chiếu với dân tộc Khmer,
Hoa, Chăm để nhận diện sự tương đồng, khác biệt về văn hóa tiễn biệt của các
tộc người, nhầm chỉ ra những đặc trưng về văn hóa tiễn biệt của người Việt nơi
đây.

7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Phong tục
Phong tục là thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội,
được mọi người cơng nhận và làm theo [Hồng phê, Tự điển Tiếng Việt, NXB
Đà Nẵng, 2011: 1007]. Theo Thanh Nghị thì: phong tục là cách sống một dân tộc
[Thanh Nghị 1967: 1069]. Tự điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995,
định nghĩa “phong tục là thói quen xã hội của một địa phương, một nước”.
Từ ba định nghĩa trên xác định nội dung của khái niệm như sau: Phong
tục là thói quen được cộng đồng tồn tại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
tạo nên tính tương đối thống nhất về mặt văn hóa của cộng đồng.

1.1.2 Tang ma
Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong
tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực
hiện đối với người vừa chết [].
Theo Hoàng Phê đám ma, đám tang là lễ để mọi người cùng nhau tiễn đưa
người chết về nơi an nghỉ cuối cùng, theo nghi thức đám ma [Hoàng phê, Tự
điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2011: 375].
Tang ma và các hình thức thờ cúng là thể hiện sự xót thương, lịng hiếu

thuận của những người sống đối với người quá cố [Bộ VHTT, 2004: 677].

1.1.3 Phong tục tang ma
Khi nói về phong tục tang ma, Trần Ngọc Thêm cho rằng: phong tục tang
ma của người Việt Nam nói chung thể hiện hai tâm lý: giằng kéo nhau là nuối
tiếc người thân và đưa tiễn qua thế giới bên kia [Trần Ngọc Thêm, 2001: 260].
Đồng thời tác giả quan niệm rằng con người cấu tạo bởi hai phần xác và hồn, sau
khi chết linh hồn sẽ về nơi thế giới bên kia cộng với thói quen sống bằng tương
lai nên con người sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước ln “bình tĩnh, n tâm

8


đón chờ cái chết” chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình hoặc của người thân
và đưa tiễn người thân vào cuộc hành trình về nơi thế giới bên kia.

1.1.4 Phân biệt tang ma và tang lễ
Trong ngôn ngữ dân gian ngồi dùng từ tang ma thì nhân dân còn dùng từ
khác nhau nhưng nghĩa giống nhau như: ma chay, đám ma, đám chết v.v...
Tang lễ các nghi lễ chôn cất người chết được cử hành trọng thể [tự điển
Hoàng Phê (chủ biên) NXB Đà Nẵng, 2011: 1144]. Từ đó có những từ: tang
phục, tang sự, tang gia, tang chủ, tang quyến, để tang, bịt khăn tang, đeo băng
tang, mãn tang, xả tang, tống tang, hộ tang v.v…
Có thể phân biệt tang ma và tang lễ như sau:
Tang ma có nghĩa rộng hơn tang lễ và điều phân biệt rõ nhất là tang ma
bao hàm cả tang lễ.
Tang lễ chỉ là những nghi lễ thực hiện khi con người qua đời cịn tang ma
thì cả một q trình từ lâm chung đến hồn tất chơn cất và thậm chí cả việc cúng
giỗ.


1.1.5 Văn hóa tiễn biệt người chết
Văn hóa tiễn biệt người chết là hành vi đẹp đẽ trong ứng xử của người sống
đồi với người chết. Những hành vi ứng xử ấy bao gồm rất nhiều nghi lễ với ý
nghĩa người sống mong muốn chăm sóc, đưa tiễn người chết đoạn đường cuối
cùng về thế giới bên kia. Bên cạnh đó, người sống cũng tin rằng khi thực hiện đủ
các nghi lễ tiễn đưa người chết thì người chết mới thuận lợi đến nơi mà người
chết có thể gặp ơng bà, cha mẹ người thân của mình.
Văn hóa tiễn biệt phản ánh phần nào văn hóa của vùng miền, dân tộc.
Chính vì quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” nên người sống thực hiện thật
chu đáo và đầy đủ nhất các nghi lễ để tỏ lịng thương xót khi người thân qua đời.

9


1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tang ma người Việt miền Tây

Nam Bộ
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Nam Bộ
Vùng đất miền Tây Nam Bộ - khu vực sông Cửu Long địa bàn định cư
cuối cùng của thế hệ lưu dân Việt – là một vùng thiên nhiên vừa hào phóng vừa
khắc nghiệt, nơi hàm chứa nhiều tiềm năng phong phú, khí hậu thuận hịa, sơng
rạch chằn chịt, có nhiều cửa sơng lớn thơng ra đại dương tạo nên những điều
kiện đặc thù cho sự quần cư và sáng tạo đời sống cộng đồng, cho sự phát triển
kinh tế nông nghiệp, khai thác thủy hải sản, gầy dựng những ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tâm lý, phong
cách ứng xử của người Việt nơi đây.
Đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của Tây Nam Bộ ảnh hưởng đến phong tục
tang ma là sông nước và kênh rạch. Ở những nơi bị ngập nước như tiểu vùng
ngập kín (Đồng Tháp Mười) và tiểu vùng ngập hở (Tứ giác Long Xun), nếu có

tang vào mùa nước nổi, thì thường được làm như sau: đặt quan tài trên ngọn cây
thật cao hoặc đặt áo quan trên thân cây nhưng thường làm giá đỡ hình chữ X,
hoặc bó xác lại, buộc đá dìm xuống nước để khơng bị nước cuốn trơi, đánh dấu
lại đợi đến khi nước rút rồi đem chôn. Những hình thức ấy tạm lưu xác người
chết trong mùa nước nổi để đến khi nước rút sẽ đem chôn. Bên cạnh do ảnh
hưởng của khu vực đất trũng dễ ngập nước nên ở Tây Nam Bộ khi xây mộ thì
người ta thường xây kim tĩnh bên ngoài để tránh ẩm do nước trong đất làm ảnh
hưởng thi hài người chết.
Cư dân Việt ở Tây Nam Bộ từ những dân nghèo xa xứ đi vào Nam theo
từng nhóm cư trú riêng lẻ ven các con sông, kênh rạch nên quan hệ gia tộc yếu,
liên kết lỏng lẻo và vùng đất mới hoang vu nhiều thú dữ. Bởi vậy người Việt
miền Tây Nam Bộ khơng có truyền thống chơn người chết trong một khu vực
nghĩa địa chung của làng hay dòng họ như Bắc Bộ và Trung Bộ, mà thay vào đó
thường chôn người chết sau vườn hay bên hông nhà, trước sân nhà. Các nấm mộ

10


được qt vơi trắng (thường các gia đình người Việt Tây Nam Bộ dùng hay từ
“đi quét mộ” có nghĩa đi tảo mộ).
Gần 200 năm trước, Trịnh Hoài Đức đã từng nhấn mạnh trong tập sách
của ông – quyển Gia định thành thống chí – như sau: “Đất Gia Định nhiều sơng
rạch, cù lao, bãi cát, trong mười người có chín người biết bơi lội, chèo thuyền”,
“Đất Gia Định nhiều sông suối, nhiều người quen việc chèo thuyền, bơi nước, ưa
ăn nấm”. Ở một đoạn khác, tác giả lại viết: “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe
thuyền, hoặc dùng làm nhà ở, hoặc để đi chơi, đi thăm người thân thích, chở
gạo, củi, bn bán rất tiện lợi: Chỉ cần bấy nhiêu nhận xét của một tác giả xưa
cũng cho ta hiểu được vai trị, vị trí và tác dụng của sông rạch đối với các mặt
hoạt động của đời sống con người nơi đây. Chắc rằng những cư dân sống trên
lưu vực những dịng sơng lớn như người Ai Cập với sông Nil, người Ấn độ với

sông Hằng, người Trung Quốc với sơng Hồng Hà hoặc sơng Dương Tử, đều
thừa hưởng những tài nguyên thiên nhiên ban tặng dành cho họ nhưng có lẽ ít
nơi đâu cảnh quan trải dài và xen kẻ các dải đất ngọt - phèn - mặn - lợ với nhiều
đặc điểm sinh thái vừa khác nhau vừa hịa hợp nhau như vùng sơng rạch ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Về phạm vi, vùng văn hoá này bao gồm địa bàn 12 tỉnh thành và một
thành phố thuộc trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp, Thành Phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Về địa hình là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông (sông dài thứ 12
trên thế giới), đặc trưng địa hình Tây Nam Bộ có độ cao trung bình thấp nhất
nước. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đơng Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia,
phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng
sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi
dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo
sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của
sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu. Dọc theo đê ven sơng
lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn, trên trầm tích đầm mặn trũng
11


thấp nhất như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam
sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình và thổ nhưỡng của Tây Nam Bộ có độ
cao trung bình chưa đầy 2mét, là vùng đất phù sa mới. Dọc theo biên giới
Campuchia có địa hình cao hơn cả, cao từ 2mét – 4mét, sau đó thấp dần vào đến
trung tâm đồng bằng ở cao 1,0 – 1,5 mét, và chỉ còn 0,3 – 0,7 mét ở khu vực
giáp triều, ven biển [Tổng cục Thủy Lợi 2012 – 1]. Do đất thấp mà trong dân
gian có tên gọi vùng phía tây sơng Hậu là “miệt dưới” so với vùng sơng Tiền
“miệt trên”; đến lượt mình cả không gian Tây Nam Bộ lại là “miệt dưới” so với
Đông Nam Bộ và với Campuchia “miệt trên”. Người Khmer ở Tây Nam Bộ

được gọi bằng tiếng Khmer là “Khmer Krom” có nghĩa là “Khmer dưới” (so với
Lục Chân Lạp). Ở miền Tây chỉ có hai điểm cao là dãy Thất Sơn (An Giang, cao
nhất là núi Cấm 718m), dãy Hàm Ninh (Kiên Giang, cao nhất là núi Chúa
602m).
Hệ thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Cửu Long. Hệ thống
sơng Cửu Long đóng vai trị rất quan trọng trong q trình hình thành đồng bằng
sơng Cửu Long mà diện tích lên tới 40.518.5 km². Nét nổi bật của Tây Nam Bộ
như một không gian địa lý liền kề liên tục nằm ở chỗ đây là một đồng bằng phù
sa ngọt lớn nhất nước do hệ sống Sơng Cửu Long bồi đắp lên. Với lượng nước
trung bình hằng năm vào khoảng 4.000 tỷ mét khối, vận chuyển khoảng 100
triệu tấn phù sa ngọt [vi.wikipedia.org/wiki/Tây Nam Bộ]. Điểm bất lợi là lượng
phù sa bồi lắng quá lớn làm cạn các luồng lạch và cửa biển. Các vùng trũng ở
miền Tây như Đồng Tháp Mười ở hai bên sông Tiền, tứ giác Long Xun ở phía
Tây sơng Hậu, là những hồ nước thiên nhiên góp phần điều hồ lưu lượng cho
sông Cửu Long vào mùa nước nổi tháng 9, tháng 10. Ngồi khơi là vùng biển
nơng, có nhiều đảo và quần đảo như Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc
v.v... Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập
mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này. Những thực vật chịu mặn này đã tạo
thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mịn do nước hoặc
gió và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M, 1985), và rồi
những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước

12


cơng ngun, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển
dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ
kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã
tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).
Có thể nói Tây Nam Bộ là nơi hội tụ của những kênh rạch sơng ngịi, gắn

bó với những điểm đó là những chiếc ghe, chiếc xuồng, đó là những hình ảnh
gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân vùng này. Trải qua hàng thế kỷ,
hình ảnh đó ngày càng được tơn vinh và gìn giữ. Bởi đây là nét đẹp văn hóa mà
nơi đây có được Ghe xuồng cũng là phương tiện để truyền tải văn hóa dân gian
đi khắp nơi. Chính hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng trên sơng rạch gắn bó
suốt đời với cư dân miền Tây Nam Bộ, cho nên đã xuất hiện những điệu hò, câu
hát như hò chèo ghe, hò mái dài, mái cụt, hị sơng Hậu, hị Đồng Tháp v.v... và
đã tạo nên sắc thái văn hóa riêng của văn minh miệt vườn.
Biển vùng Tây Nam Bộ đa dạng, phân biệt phía đơng và phía tây khá rõ
ràng. Ở phía đơng của vùng Tây Nam Bộ do bên trong là đồng bằng châu thổ với
mạng lưới kinh rạch và hệ thống sông Cửu Long lớn nhất nước, độ dốc rất yếu,
cịn bên ngồi là cửa sơng có phù sa bồi đắp, cho nên biển khá nông, cả việc
đánh bắt cá và giao thơng biển đều khơng thuận tiện. Tình hình khá giống với
biển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sang phía Tây của vùng Tây Nam Bộ thì tình
hình khá hơn; tuy bên trong vẫn là đồng bằng châu thổ với mạng lưới kinh rạch
dày đặc nhưng khơng có sơng lớn chảy qua nên khơng có phù sa bồi đắp ở cửa
biển, do vậy biển bên ngoài tương đối sâu, hải sản phong phú, giao thông hàng
hải thuận tiện.
Về khí hậu, miền Tây Nam Bộ là vùng tương đối điều hồ, ít bão quanh
năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh mang tính chất gió mùa cận xích đạo của một
vùng nhiệt đới ẩm. Chế độ gió mùa này tạo ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ
rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung đến 80 – 90% lượng mưa cả
năm. Trong mùa mưa có gió mùa Tây – Nam từ Ấn Độ Dương (phía Vịnh Thái

13


Lan) thổi vào, mang theo hơi ấm và ẩm; thời gian gió thổi mạnh nhất là từ tháng
sáu đến tháng tám.

Mùa khô từ tháng 10 tới cuối tháng 4 năm sau, lượng mưa thời gian này
không đáng kể. Trong thời gian mùa khơ có gió mùa Đơng – Bắc hình thành từ
Siberia mang theo khơng khí lạnh di chuyển về phía nam thành từng đợt (vào
nửa đầu mùa đơng thì lạnh khơ và nửa cuối mùa đơng thì lạnh ẩm).
Riêng phần gió mùa thổi từ hướng đơng và Đơng - Nam vào ven biền Tây
Nam Bộ có gây ảnh hưởng ít nhiều. Do gió này thổi ngược hướng dịng sơng
Tiền, sơng Hậu nên dân địa phương gọi là “gió chướng”2. Gặp lúc thủy triều lên
thì gió chướng sẽ dồn nước biển mang theo chất mặn vào sâu trong nội địa, gây
ảnh hưởng đến mùa lúa và chất đất vùng ven biển.
Sông rạch nhiều, thủy sản đầy ắp, cây cối, muông thú khắp cả vùng. Lê
Q Đơn đã từng miêu tả trong tập bút ký về Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII,
rằng nơi đây “giá thóc rẻ khơng nơi đâu bằng, gạo nếp, gạo tẻ đều trắng, dẻo.
Tôm cá rất to và ngon nhiều không ăn hết”3.
Nhấn mạnh những ưu đãi thiên nhiên khơng có nghĩa rằng chinh phục
đồng bằng trù phú này nhẹ nhàng, dễ dàng. Trái lại, công cuộc“khai sơn phá
thạch” đầy gian lao vất vả, khi mà công cuộc khai hoang chủ yếu dựa vào sức
lao động của đôi tay con người với chiếc lưỡi cày, cây rựa, cái cuốc v.v… Trần
Văn Giàu, khi nói về quê ông, tỉnh Long An mà diện tích phần lớn nằm trên
Đồng Tháp Mười, đã viết: “Cái đẹp vừa phải của Long An ngày nay là kết quả
thu được của muôn trùng gian lao để khắc phục một thiên nhiên vốn khắc
nghiệt… nam thì mặn, bắc thì phèn, đơng thì mặn, nước ngọt ít, q ít”

2

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có tiểu thuyết “Mùa Gió Chướng”, được đạo diễn Hống Sến dựng
thành phim cùng tên sản xuất năm 1977
3

Phủ biên tập lục, Nxb KHXH, 1977, tr.197


14


Hình 1: Ghe, xuồng phương tiện di chuyển ở miền Tây Nam Bộ
(Nguồn Internet)

1.2.2 Đời sống văn hóa ở miền Tây Nam Bộ
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngay trong buổi đầu khai phá, đã có đa
dân tộc sống chung xen kẽ với nhau. Đó là một điểm đáng chú ý so với bất cứ
vùng nào trên đất nước Việt Nam. Cũng như dân tộc Việt, mỗi dân tộc ít người
đều có một sắc thái văn hóa riêng của mình cống hiến vào sự phong phú về văn
hóa chung của khu vực.
Theo dòng thời gian, do những ảnh hưởng qua lại với các cộng đồng cùng
chung sống, do sự giao lưu văn hóa với các dân tộc láng giềng vùng Đông Nam
Á, đồng thời dưới tác động của môi trường sống ở vùng đất mới, những sinh
hoạt văn hóa người Việt ở Tây Nam Bộ (từ phong thái sản xuất đến ngơn ngữ
giao tiếp, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và các sinh hoạt nghệ thuật dân gian đa
dạng khác) đã mang những sắc thái địa phương rất sinh động, độc đáo đồng thời
vẫn bảo lưu những đặc điểm phổ biến và vững bền của văn hóa người Việt trong
cả nước. Thực tế đó đã góp phần làm phong phú thêm, đa dạng thêm vốn văn
hóa truyền thống của dân tộc.
15


Tuy chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng người Việt lại sống rất hịa đồng, ln
tơn trọng sự khác biệt và linh hoạt học hỏi các dân tộc anh em cùng cư trú trong
q trình tiếp xúc giao lưu văn hóa và tác động qua lại lẫn nhau. Điều đáng chú ý
trong đời sống văn hóa tinh thần ở nơi đây là trong quá trình cộng cư giữa người
Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm đã diễn ra hiện tượng tồn tại đan
xen nhiều tôn giáo khác nhau, trong khi giữa các dân tộc ấy vẫn giữ được tin

thần bao dung về mặt tín ngưỡng. Trong q trình giao lưu, tiếng Việt dần dần
trở thành tiếng phổ thông của các dân tộc anh em, trong khi hiện tượng song ngữ
hay đa ngữ là hiện tượng bình thường ở các vùng cộng cư Việt – Khmer, Việt –
Chăm, Việt – Khmer – Hoa. Trong tiếng nói của dân tộc ít người, ngày càng
chen nhiều tiếng Việt. Ngược lại, tiếng Việt vùng này ngày càng phong phú
ngồi những ngun nhân khác cịn nhờ vào sự đóng góp của tiếng các dân tộc
anh em.
Trong ngôn ngữ của người Việt, Khmer đồng bằng sông Cửu Long đã có
sự đan xen tiếng Triều Châu, Quảng Đơng v.v.. thư cách xưng hô: Hia, Chế, Ỷ
trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, như tơn giáo tín ngưỡng của người Hoa thờ
trời, thờ Bà Thiên Hậu, Quan Công... đã ảnh hưởng khá nhiều đến các cư dân
Nam bộ. Phần nhiều các gia đình ở Nam bộ đều có bàn thờ Thiên trước sân, thờ
ông Địa, Thần Tài trong nhà, khơng ít nhà có bàn thờ Ngũ hành nương nương,
Bà Thiên Hậu, Quan Công... Sân khấu cải lương Nam bộ, theo một số nhà
nghiên cứu cũng chịu ảnh hướng của sân khấu hát Quảng, hát Tiều của người
Hoa... Những dẫn liệu về sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa của người Hoa, của các
cộng đồng cư dân Nam bộ, sẽ cịn nêu ra nhiều hơn nữa. Hơn hết đó là sự đóng
góp của những thế hệ người Hoa cho sự thành tạo một nét văn hóa Nam bộ của
Việt Nam.
Chiếc “phảng”, chiếc “nóp”, cái “ cà ràng” vốn là của người Khmer đã
được người Việt cải tiến thành dụng cụ quen thuộc và thích dùng hơn cho người
làm nơng ở đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc áo “bà ba” vốn có của người Việt
đã trở nên phổ biến đối với nhiều người dân tộc ít người. Ngơi nhà sàn là kiểu cư
trú truyền thống của người Khmer, nhưng người Việt ở Nam Căn, Đồng Tháp,

16


Sóc Trăng, người Chăm ở Châu Đốc cũng sử dụng. Hỏa thiêu và gởi tro trong
các chùa là tập tục của người Khmer nhưng trong những vùng ở chung với người

Việt, nhiều người Khmer cũng theo cách chôn cất, và ngược lại, một bộ phận
người Việt cũng thực hiện việc hỏa tang và gởi tro ở chùa. Ở Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, cả người Việt và người Hoa, người Khmer đều ăn Tết Nguyên
Đán và Tết Chol Chonam – Thomay. Khơng thể kể hết giao lưu văn hóa người
Việt với văn hóa các dân tộc khác trong vùng trên tất cả các lĩnh vực. Trong sự
giao lưu đó, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, nền văn hóa của người Việt
trong vùng cũng được nâng lên, được làm phong phú thêm với nhiều đặc sắc của
dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, Tây Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người
thiểu số là cư dân bản địa: Khmer, Hoa, Chăm. Theo Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có tổng số dân là 1.260.640 người, chiếm
1,47% dân số cả nước. Trong đó nơi sinh sống đơng nhất là vùng Tây Nam Bộ
với 1.183.476 người, chiếm 93,8% tổng số Khmer ở Việt Nam và chiếm 6,88%
dân số toàn vùng Tây Nam Bộ. Tại đây người Khmer cư trú tập trung đơng nhất
tại ba tỉnh: Sóc Trăng với 397.014 người (chiếm 30,7dân số toàn tỉnh và 31,5%
tổng số người Khmer ở Việt Nam, Trà Vinh với 317.203 người (31,6% dân số
toàn tỉnh và 25,2% tổng số Khmer ở Việt Nam, và Kiên Giang với 210.889
người (12,5%dân số toàn tỉnh và 16,7% tổ số Khmer tại Việt Nam).
Người Hoa ở Việt Nam có tổng số dân là 823.071 người, chủ yếu sống tập
trung ở Đông Nam Bộ với số lượng 550.297 người. Ở vùng Tây Nam Bộ chỉ có
177.178 người, chiếm 21,5% người Hoa tại Việt Nam và 1,03% tổng số dân Tây
Nam Bộ. Trong đó có ba nơi có đơng người Hoa nhất là Sóc Trăng với 64.910
người, kế đến là Kiên Giang với 29.850 người, Bạc Liệu với 20.082 người [Dân
số và Nhà ở 2010:134 -146].
Người Chăm ở Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng. Nền văn hóa
Chăm với những biểu hiện sinh động qua các cơng trình nghệ thuật (chạm trổ,
điêu khắc trên đá), phong tục, tập quán, lễ hội và những nét văn hóa này mang

17



đậm màu sắc tơn giáo. Tơn giáo có vai trị hết sức quan trọng trong văn hóa
Chăm cũng như có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội của người Chăm.
Người Chăm sớm tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ thơng qua tơn giáo. Văn hóa
Ấn Độ du nhập vào văn hóa Chăm, sau q trình bản địa hóa, đã tạo nên
Bàlamơn giáo Chăm và Hồi giáo Chăm mang những nét riêng. Các tơn giáo này
góp phần làm cho văn hóa Chăm có một diện mạo đa dạng và độc đáo trong bối
cảnh văn hóa Việt Nam.
Người Chăm ở Nam bộ có tổng cộng 30.382 người, trong đó ở vùng Đơng
Nam Bộ có 16.559 người, ở vùng Tây Nam Bộ có 15.823 người. Số người Chăm
ở Tây Nam Bộ chiếm 9,8% tổng số người Chăm ở Việt Nam và chiếm 0,09%
dân số toàn vùng Tây Nam Bộ trong đó đơng nhất ở An Giang với 14.209 người.
Người Chăm ở Nam bộ có nguồn gốc với người Chăm Hroi và người
Chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận, nhưng do những đụng độ lịch sử vào những
thế kỷ trước, nhiều người Chăm đã rời Việt Nam di cư đến các nước khác như
Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ thứ
XX, một bộ phận người Chăm ở Campuchia do mâu thuẫn với người Khmer bản
địa và do sự ngược đãi của chính quyền nên đã tìm về cư trú tại An Giang và
Tây Ninh tạo nên cộng đồng người Chăm ở hai tỉnh này. Những năm sau đó, một
bộ phận nhỏ người Chăm từ hai tỉnh này chuyển đến một số địa phương khác ở
Nam bộ sinh sống.
Về dân số, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Việt có
73.594.427 người, chiếm 85,7% tổng dân số cả nước. Riêng Tây Nam Bộ, người
Việt có 15.811.571 người, chiếm 91,97% tổng số dân Tây Nam Bộ. Trong đó có
những địa phương có đông người Việt nhất là An Giang với trên 2 triệu người;
bảy tỉnh thành Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần
Thơ, Cà Mau mỗi nơi đều có trên 1 triệu dân [Dân số và Nhà ở 2010:134-146].
Không những chiếm ưu thế tuyệt đối về số dân, người Việt còn phân bố ở khắp
tất cả các địa phương, không nơi nào ở Tây Nam Bộ là không có người Việt. Các
tộc người Khmer, Hoa, Chăm dù có ở tập trung tại địa phương nào thì cũng vẫn

chỉ là cư trú đan xen, xen kẽ với người Việt. Do vậy, Tây Nam Bộ là một vùng

18


đất đa tộc người chủ thể văn hố chính bên cạnh người Việt cịn có Khmer, Hoa,
Chăm.
Ngồi Việt, Khmer, Hoa, Chăm ở Tây Nam Bộ cịn có 9.422 người thuộc
các tộc người khác, chiếm 0,05% dân số Tây Nam Bộ (chủ yếu là di dân giai
đoạn xây dựng vùng kinh tế mới sau 1975).
Những khám phá khảo cổ học trên đất Nam Bộ đã cho biết rằng từ thưở
xa xưa, ít ra là cách ngày nay khoảng từ 4000 năm đến 2500 năm, con người đã
có mặt trên vùng đất này và phạm vi cư trú cùng hoạt động của lớp dân cư đầu
tiên ấy bao quát một địa bàn rộng lớn, với mật độ cư trú khác nhau. Vùng cư trú
đông nhất lúc bây giờ không phải là châu thổ sông Cửu Long (vùng phù sa mới)
mà lại là vùng cao (vùng phù sa cổ), tức là vùng Đông Nam Bộ, hay nói chính
xác hơn là vùng tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và châu thổ sông Cửu Long.
Trong khi vùng cao – vùng Đông Nam Bộ - dân cư thời ấy có mật độ cư trú khá
dày đặc thì ở vùng châu thổ sơng Cửu Long, cho đến nay khảo cổ học chưa tìm
thấy những di tích cư trú đích thực của lớp dân cư đầu tiên ấy. Chỉ đến những thế
kỷ đầu cơng ngun mới có những bằng chứng vật chất về vết tích cư trú của
con người ở vùng tứ giác, Long Xuyên, vùng U Minh thượng ngày nay, trước
hết là vùng Óc Eo – Ba Thê. Có thể là đến thời kỳ này, những cư dân cổ mới bắt
đầu di chuyển dần xuống vùng thấp, tức là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đôi ba thế kỷ trước và sau Công nguyên, người Indonesian mở rộng cuộc
khai phá xuống vùng thấp, mở rộng giao lưu với các dân tộc ở Đông Dương và
Đông Nam Á hải đảo và có thể với Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII,
người Indonesian và nhiều lớp người ngoại nhập (Thiên Trúc, Nguyệt Thị, Nam
Dương...) tạo lập nền văn hố Ĩc Eo ở đồng bằng Nam Bộ và Đông Campuchia,
dựng nên vương quốc Phù Nam hùng mạnh. Ngồi trung tâm Ĩc Eo, nhà

nước Phù Nam cịn có một trung tâm chính trị, văn hố và tơn giáo nữa trên vùng
đất Long An, nơi có tới 100 di tích văn hóa Ĩc eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là
quần thể di tích Bình Tả gồm ba cụm di tích: Gị Xồi, Gị Đồn và Gị Năm
Tước. Vào khoảng năm 550, vương quốc Chân Lạp (Khmer) tiêu diệt Phù Nam.
Nền văn hố Ĩc Eo vẫn cịn tiếp diễn ở một số nơi trên đồng bằng sông Cửu

19


Long nhưng đến cuối thế kỷ VIII thì tàn lụi hẳn, trùng hợp với các cuộc tấn công
tàn phá của người Java. Mặc dù vào đầu thế kỷ VIII đã có chứng tích về sự hiện
diện của người Chân Lạp (Khmer) trên đồng bằng Nam Bộ, nhưng tình trạng
chung của tồn vùng kể từ thời điểm đó là hoang phế.
Người Khmer chỉ thực thụ định cư ở Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVI, tức sau
khi vương quốc Chân Lạp bị người Xiêm đánh bại, phải dời đô đến Phnom Penh
ngày nay vào năm 1434, và chuyển trọng tâm đất nước từ Tây Bắc xuống Đông
Nam Biển Hồ. Theo truyền thống, nơi họ chọn để định cư là các vùng đất cao ở
Nam Bộ, tạo thành các khu vực cư trú tập trung ở Sóc Trăng, Trà Vinh, An
Giang và rải rác ở các nơi khác. Bộ máy hành chánh được thiết lập đến
cấp srok (xứ),



được

nối

dài

với


bộ

máy

tự

quản



cấp khum (xã), phum (buôn) và một mạng lưới chùa chiền dày đặc.
Người Hoa bắt đầu di dân đến Nam Bộ từ năm 1679, khi chúa Nguyễn
Phúc Tần cho các tướng "phản Thanh phục Minh" Dương Ngạn Địch, Trần
Thượng Xuyên và 3.000 người tuỳ tùng tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để
khai khẩn, định cư. Năm 1680, Mạc Cửu và những người Hoa tuỳ tùng đến Chân
Lạp, chiêu tập lưu dân lập ra 7 thôn xã từ Vũng Thơm đến Cà Mau, đến năm
1708 cũng xin thần phục chúa Nguyễn. Vào năm 1756, cả nước có khoảng
30.000 người Hoa. Từ giữa thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Nha phiến và cuộc
khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc, đơng đảo người Hoa từ các địa phương Trung
Quốc lại tiếp tục di dân đến Việt Nam. Người Hoa cũng là một tộc người thiểu
số đông dân, xếp thứ 6 trong 54 tộc người ở Việt Nam, và có trình độ kinh tế - xã
hội phát triển. Do quê quán khác nhau và nhập cư vào những thời điểm khác
nhau, nên người Hoa ở Việt Nam và Tây Nam Bộ nói riêng là một tộc người
khơng thuần nhất về nguồn gốc và ngôn ngữ. Những người Hoa đến Nam Bộ
vào thế kỷ XVII-XVIII, gọi là người Minh Hương, thì phần nhiều con cháu đều
đã trở thành người Việt, đóng góp vào văn hố Việt nơi đây những yếu tố đặc
thù của văn hoá người Hoa, họ thường làm nghề buôn bán, thủ công nghiệp (dệt,
gốm), làm vườn, làm rẫy. Họ giữ gìn nếp sống cộng đồng những điệu hát Tiều,
hát Quảng, múa lân và những tập tục thờ Quan đế, thờ ơng Bổn v.v. Cịn những


20


người Hoa vẫn còn giữ nguyên ý thức tộc người mà trước đây gọi là người
Đường, thì chủ yếu là con cháu của di dân người Hoa đến Nam Bộ vào thế kỷ
XIX-XX.
Người Chăm Nam Bộ nguyên là di dân người Chăm ở Chân Lạp, gọi là
người Côn Man. Năm 1756, sau khi người Côn Man bị quân Chân Lạp đuổi
đánh, Nguyễn Cư Trinh đã tâu xin chúa Nguyễn và đưa họ về định cư ở Châu
Đốc, Tây Ninh. Về sau, người Chăm ở Châu Đốc (An Giang) tiếp tục di dân đến
Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương v.v..
Cịn bản thân người Chăm Tây Nam Bộ thì do dân số ít và sinh hoạt khép kín
nên khơng tác động đáng kể vào văn hố Việt trong vùng, khơng đóng vai trị
chủ thể văn hố chính nơi đây.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Nguyễn
Hữu Kính vào kinh lý miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tới khu vực
Đồng Nai - Gia Định (Đông Nam Bộ), gồm khoảng 40.000 hộ với 200.000 khẩu,
Nguyễn Hữu Kính cho lập phủ Gia Định, gồm hai dinh Trấn Biên, Phiên Trấn,
với hai huyện Phước Long, Tân Bình. Đến năm 1779 thì cương vực của phủ Gia
Định đã bao trùm toàn vùng Nam Bộ hiện nay. Chỉ riêng Trà Vinh và Sóc Trăng
có giao lại cho vua Chân Lạp cai quản một thời gian, nhưng đến năm 1835 cũng
được sát nhập vĩnh viễn vào lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó đến nay, vùng đất này
đã trải qua 8 lần thay đổi tên gọi cũng như vị trí của nó trong hệ thống hành
chính: Gia Định Phủ (1698-1802), Gia Định Trấn (1802-1808), Gia Định Thành
(1808-1832), Nam Kỳ (1832-1867), Cochinchine tức Nam Kỳ thuộc Pháp (18671945), Nam Phần (1945-1975), Nam Bộ (1945 đến nay).
Từ sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ, cho đến thế kỷ thứ XVI, vùng
đất đồng bằng sông Cửu Long trở thành đất Thủy Chân Lạp, người Khmer là cư
dân chủ yếu ở miền Tây và một phần ở miền Đông Nam Bộ lan tới lưu vực sông
Bến Nghé (nay là Sài Gòn). Tuy nhiên, lớp dân cư thứ hai này rất ít ỏi về số

lượng và phần lớn sống rải rác trên các vùng đất giồng. Chắc chắn lớp dân cư
thứ hai này cũng đã tiến hành việc khai phá đất đai trồng trọt để giải quyết cái
ăn, cái mặc hằng ngày. Rất tiếc là do điều kiện tư liệu hạn chế, chúng ta không

21


biết rõ được kết quả khai phá cụ thể của họ như thế nào. Điều đó khẳng định
được là số lượng ít ỏi cùng với trình độ kỷ thuật cịn thấp kém kết quả mở mang
khai phá đất đai của họ còn hạn chế, nhất là đối với những vủng trùng thấp, sình
lầy ở đồng bằng sơng Cửu Long
Chính do tình hình nói trên mà cho đến cuối thế kỷ XIII, vùng đất này về
cơ bản vẫn là một vùng đất hoang dã, chưa được mở mang khai phá bao nhêu.
Điều này được thể hiện rõ qua sự miêu tả cảnh quang vùng duyên hải của đồng
bằng Nam Bộ nói chung và Miền Tây Nam Bộ nói riêng trong Chân lạp phong
thổ ký của Châu Đạt Quan, một sứ thần của triều đình nhà Nguyên (Trung Quốc)
để giao thiệp với vua nước Chân lập là Xadravacman đã từ biển Đông đến Côn
Đảo, rồi Côn Đảo tiến vào cửa Đại đi theo sông Mỹ Tho lên sông Sa đéc (tên gọi
địa phương của sông Tiền, một nhánh của sông Mê Kông) qua các huyện Chợ
Lách, thị xã Sa Đéc, chợ Mới, Hồng Ngự ngày nay để đi ngược lên Campuchia
vào kinh đô AngKor ( kinh đô của các vua Campuchia từ thế kỷ thứ IX đến thế
kỷ XV) nước Chân Lạp. Như vậy, Châu Đạt Quan đã đi qua miền trung Nam bộ,
nơi sau này có tên là vùng “ văn minh miệt vườn” với địa danh Pradek (tức Sa
đéc theo tiếng Khmer Nam bộ) có từ năm 1296. Du ký của Châu Đạt Quan đã
ghi rõ rằng: “Chúng tôi đi ngang qua biển Côn Lôn rồi vào cửa sông. Sông này
có nhiều ngã, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư ( kể từ đảo Cơn Lơn vào
có các cửa biển lớn là cửa Định An trên sông Hậu, cửa Cổ Chiên, cửa Hàm
Luông và cửa Đại trên sơng Tiền), các ngã có nhiều cát, thuyền lớn khơng đi
được. Nhìn lên bờ, chúng tơi thấy tồn là cây mây cao vút, rừng cây cổ thụ, cát
vàng, lau sậy trắng, thống qua khơng dễ gì biết được lối vào nên các thủy thủ

cho rằng khó mà tìm được cửa sông. Bắt đầu từ Châu Bồ (tức vùng Sa đéc) hầu
hết cả vùng đều là bụi rậm của các khu rừng thấp, những cửa sông của con sông
lớn chạy qua dài hang trăm lý, bóng mát um tùm của những gốc cây cổ thụ và
cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê, tiếng chia hót và tiếng thú kêu
vang đội khắp nơi.Vào nửa đường trong cửa sông (Sông Cửu Long) thấy những
cánh đồng hoang không một gốc cây. Xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy

22


×