Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những đóng góp của phụ nữ người Việt miền Tây Nam Bộ cho đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.96 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019)
No. 63 (3/2019)
Email: ; Website:

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ NGƯỜI VIỆT
MIỀN TÂY NAM BỘ CHO ĐẤT NƯỚC
The contributions to the country by Vietnamese women in the Southwest region
ThS.NCS. Lưu Công Minh
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết tập trung tìm hiểu về những đóng góp của phụ nữ miền Tây Nam Bộ các phương diện: chính
trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa – nghệ thuật. Họ kế thừa nét đẹp dịu dàng, nhân hậu, thủy chung của
phụ nữ Việt Nam nhưng lại rất chất phác, hồn nhiên, và rộng lượng. Việc tìm hiểu sự đóng góp của phụ
nữ Việt miền Tây Nam Bộ góp phần làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp vốn có của phụ nữ Việt miền
Tây Nam Bộ nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung.
Từ khóa: đóng góp, phụ nữ, phụ nữ Việt, Tây Nam Bộ
Abstract
The article focuses on understanding about women in the Southwest region’s contributions on different
aspects: politics, economy, education, and culture-arts. Having inherited the gentle beauty, benevolence
and faithfulness from the Vietnamese women, women in the southwest region exhibit simple, natural,
generous and tolerant characters. Understanding their contributions highlights the inherently beautiful
qualities of Vietnamese women in the southwest region in particular and the Vietnamese women in
general.
Keywords: contributions, women, Vietnamese women, the Southwest region


Bộ đến nay vẫn kế thừa được nét đẹp dịu
dàng, nhân hậu, thủy chung của phụ nữ
Việt Nam nhưng lại rất chất phác, hồn
nhiên, rộng lượng và nhường nhịn. Sự kế
thừa các giá trị truyền thống cũng đồng
thời với việc nảy sinh tính cách mới để phù
hợp với hoàn cảnh sống nói trên đã tạo cho
người phụ nữ Việt ở Tây Nam Bộ một lực
hấp dẫn - mà thông thường người ta gọi là
“nét duyên” - trong tính cách và phẩm chất
của họ. Nét duyên đó thể hiện trong việc
thực hành bổn phận với gia đình, dòng họ,

Mở đầu
Vùng đất Tây Nam Bộ có nhiều tộc
người cùng sinh sống như người Việt, Hoa,
Khmer.v.v. Người Việt ở Tây Nam Bộ có
nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung di cư
vào vùng đất mới này để khai phá nên văn
hóa ở đây vừa mang những dấu ấn đặc
trưng truyền thống hàng ngàn năm của văn
hóa Việt, vừa có những nét riêng do điều
kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử - xã hội
quy định.
Người phụ nữ Việt ở miền Tây Nam
Email:

53



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 63 (3/2019)

với xóm làng và đất nước.
Việc tìm hiểu về người phụ nữ Việt
Tây Nam Bộ với ý nghĩa không chỉ cho
người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hình thức
và tâm hồn trong các lĩnh vực như nghệ
thuật, chính trị, kinh tế, gia đình, xã hội...
mà sâu xa hơn, người viết muốn gửi gắm
một thông điệp đến với mọi người: hãy
quan tâm nhiều hơn nữa đến quyền lợi của
phụ nữ, gạt bỏ những quan niệm lỗi thời,
lạc hậu, góp phần bình đẳng giới; tạo cơ
hội để người phụ nữ đóng góp và cống hiến
trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết của họ cho
gia đình và đất nước.
1. Những đóng góp của phụ nữ
người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong
chính trị và kinh tế
Thứ nhất, trong hoạt động chính trị
Cộng đồng cư dân miền Tây Nam Bộ
có hơn 300 năm khẩn hoang lập ấp, xây
dựng nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa,
chiến đấu chống ngoại xâm, giải phóng dân
tộc và thống nhất đất nước. Những thành
tựu, những giá trị được tạo dựng trong suốt
chặng hành trình lâu dài của dân tộc Việt ở
phía Nam có vai trò rất quan trọng của phụ

nữ. Trong công cuộc kháng chiến không
thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Thập
trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Mỹ Tho,
bà Nguyễn Thị Định đã khởi xướng phong
trào Đồng Khởi ở Bến Tre; chị Hồ Thị Kỷ
ở Cà Mau hy sinh lúc mới 19 tuổi được nhà
nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang, và có biết bao bà má đào
hầm nuôi giấu cán bộ, biết bao người chị
làm giao liên, dân công tải đạn.v.v. Tất cả
đã hy sinh tuổi thanh xuân, không quản
ngại gian khổ, tù đày, thậm chí hy sinh tính
mạng đấu tranh vì độc lập dân tộc.
Phụ nữ Tây Nam Bộ cũng như phụ nữ
trên khắp mọi miền Tổ quốc tuy không trực

tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến nhưng
với tình yêu quê hương, xóm làng, gia
đình, dòng họ… họ đã phải “nuốt nước mắt
vào lòng” để tiễn những người thân yêu
nhất của mình lên đường bảo vệ Tổ quốc.
“Khi xưa mẹ đã tiễn chồng. Ngày nay mẹ
lại nén lòng tiễn con”, “Ba lần tiễn con đi,
hai lần khóc thầm lặng lẽ…” để rồi những
con số Bà mẹ liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng của mỗi địa phương cứ dầy lên theo
năm tháng.
Năm 1960, Mặt trận dân tộc giải
phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, Bà Lê
Thị Riêng được bầu làm Phó Hội trưởng

Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp
Phụ nữ giải phóng và Ủy viên Trung ương
Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam
Việt Nam. Bà còn là một cây viết xã luận
sắc sảo của báo Phụ nữ Giải phóng – một
tờ báo của cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ
Giải phóng Miền Nam Việt Nam – tiếng
nói của phong trào phụ nữ, một vai trò chủ
chốt và hùng hậu nhất trong phong trào đấu
tranh chính trị trực diện với quân thù.
Ngoài ra còn có chị Lê Thị Hồng Gấm quê
ở Mỹ Tho, hy sinh năm 1968 ở tuổi 19 –
tuổi đẹp nhất của một người con gái - đã
tạo nên làn sóng mạnh mẽ “quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh” (Bảo tàng phụ nữ
Nam Bộ, 2002, tr.176).
Thứ hai, trong hoạt động kinh tế
Trong lĩnh vực ngoại giao và quân sự
thời kỳ kháng chiến cũng như lĩnh vực
kinh tế thời kỳ xây dựng đất nước ngày
nay, người phụ nữ miền Nam vẫn kế thừa
được những đức tính tốt đẹp của phụ nữ
Việt Nam và phát huy lên một bậc như gan
dạ, dũng cảm, thông minh, năng động, dám
nghĩ dám làm hơn. Hiện nay có rất nhiều
nữ doanh nhân đã hội tụ trong các câu lạc
bộ nữ doanh nhân thành đạt ở Thành phố
54



LƯU CÔNG MINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Ngày nay,
nhiều nữ doanh nhân đã chứng tỏ được khả
năng của mình trên thương trường Việt
Nam và quốc tế. Họ đã vượt ra gian bếp
chật hẹp để chứng tỏ bản lĩnh và năng lực
không thua kém đàn ông trong sự nghiệp,
trong kinh tế, không lệ thuộc, dựa dẫm vào
gia đình, vào người chồng. Nhưng điều
đáng quý nhất là họ vẫn giữ được những
đức tính tuyệt vời của người phụ nữ Việt
Nam, lúc nào cũng hiền dịu, đảm đang,
thủy chung, nhân hậu, bao dung.v.v.
Có nhiều nữ doanh nhân miền Tây
thành đạt góp phần làm nâng cao vị thế của
phụ nữ Việt Nam nói chung trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Các gương điển hình là bà Phạm
Việt Nga, bà từng giữ chức Chủ tịch hội
đồng quản trị Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang (DHG). Bà được xem là “linh hồn”
của DHG, với sự chèo lái của bà DHG đã
vượt qua khủng hoảng và đứng vững trên
thị trường trong nước cũng như quốc tế. Bà
Mai Kiều Liên quê ở Hậu Giang, bà là
người ba lần được Forbes vinh danh, hiện
bà đang giữ chức Tổng giám đốc Công ty

Cổ phần Sữa Việt Nam, là người có công
lớn đưa Vinamilk thành doanh nghiệp 13
tỷ USD… và còn nhiều nữ doanh dân khác
đã và đang phấn đấu đóng góp không nhỏ
cho sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh hình ảnh những nữ doanh
nhân thành đạt thì không ít phụ nữ có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn, họ phải di cư từ
đồng bằng sông Cửu Long đến các thành
phố lớn để mưu sinh, kiếm thu nhập cao
hơn để phụ giúp gia đình. Tuy vậy, hình
ảnh người phụ nữ trên cánh đồng, trên
ruộng rẫy vẫn còn đó, họ vẫn quyết tâm
đóng góp công sức vào sự phát triển nông
nghiệp ở quê nhà, gìn giữ và phát triển

nghề truyền thống. Những công việc thầm
lặng này tuy không đóng góp nhiều của cải
vật chất như những phụ nữ làm trong các
khu công nghiệp ở thị thành nhưng nó cũng
là nguồn thu tạm ổn cho những phụ nữ gắn
bó với nghề nông của mình. Bên cạnh đó
họ cũng làm thêm nhiều ngành nghề khác
tại địa phương như chăn nuôi, may gia
công, dệt thảm, đan lát... nhằm kiếm thêm
thu nhập và gìn giữ nghề truyền thống. Có
một số gương điển hình các nữ doanh nhân
miền Tây đóng góp không nhỏ cho phát
triển nông nghiệp và nghề truyền thống ở
địa phương như bà Huỳnh Kim Lam quê ở

Gò Quao, Kiên Giang. Bà là chủ doanh
nghiệp tư nhân Kim Lam, bà tận dụng
nguồn nguyên liệu dồi dào là cây lục bình
có sẵn tại địa phương, mỗi tháng cơ sở của
bà gia công sản xuất hơn 5.000 sản phẩm
mỹ nghệ các loại cung cấp cho thị trường
xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho
người dân, giải quyết việc làm tại địa
phương. Chị Lâm Việt Hòa ở Cần Thơ là
Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát
triển Minh Hòa (Rau thủy canh). Mô hình
trồng rau thủy canh của chị Hòa dù mới
hoạt động nhưng nhận được sự quan tâm
ủng hộ của nhiều người. Nơi đây là địa
điểm cung cấp rau sạch, an toàn cho người
tiêu dùng.
Ngoài ra còn những cán bộ phụ nữ trẻ
đầy nhiệt huyết xuất hiện tại các cơ quan,
đoàn thể, các cửa hàng buôn bán, các tiệm
tạp hóa, các khu chợ... họ cũng âm thầm
đóng góp sức lực của mình vào phát triển
cho gia đình và xã hội.
2. Những đóng góp của phụ nữ
người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong
giáo dục
Thứ nhất, trong giáo dục gia đình
Đóng góp của người phụ nữ vào giáo
55



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 63 (3/2019)

dục gia đình là một yếu tố quan trọng để
nâng cao tri thức cho các thành viên trong
gia đình, tạo thuận lợi cho việc nâng cao
các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh
thần như nhà cửa, đồ đạc, tiện nghi, chi phí
cho học hành, các dịch vụ y tế cho các
quan hệ xã hội...
Phụ nữ có vai trò lớn trong việc sinh ra
lớp người mới cho xã hội. Tuy nhiên, vai
trò này của họ còn bị chi phối bởi nhiều
yếu tố trong đó có tâm lý “thích có con
trai”, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh giữa số bé trai và bé gái. Phụ
nữ là người thực hiện chủ yếu các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình. Phụ nữ tham
gia ngày càng nhiều vào việc tạo ra thu
nhập cho gia đình. Song người phụ nữ do
đặc thù giới nên phải đảm trách hai vai trò:
vừa chăm sóc gia đình, vừa tham gia làm
kinh tế.
Vai trò của người phụ nữ trong gia
đình và ngoài xã hội ngày càng được nâng
cao. Người phụ nữ vẫn làm tròn thiên chức
làm mẹ, làm vợ, tạo không khí ấm cúng
trong những bữa cơm gia đình, là ngọn lửa
sưởi ấm, duy trì hạnh phúc lứa đôi.

Vai trò làm vợ đòi hỏi người phụ nữ
phải có sự dịu dàng, tình yêu thương để
đem lại cho người chồng sự an ủi, âu yếm
và êm đềm sau những giây phút hoạt động
ngoài xã hội. Thiên chức làm mẹ lại càng
cần đến sự dịu dàng trìu mến để săn sóc,
bảo vệ và âu yếm đối với con cái. Vậy nên,
dù người phụ nữ có tham gia chức vụ nào
trong xã hội thì cũng không thể nào bỏ
được sứ mạng cao cả là đem tình yêu
thương, sự dịu dàng âu yếm đến những
người thân yêu trong gia đình của mình.
Và nền giáo dục chân chính là làm nảy nở,
phát huy tình yêu thương, sự dịu dàng
trong tâm hồn người phụ nữ, nhất là trong

thời đại công nghiệp của chúng ta là thời
đại phải cần đến tình thương yêu âu yếm
hơn bao giờ hết. (Nguyễn Thái, 1959,
tr.177)
Trong đời sống gia đình, vợ chồng
cũng vậy, sự tinh tế, bao dung sẽ giúp hàn
gắn hôn nhân trước nguy cơ đổ vỡ; nếu có
tranh cãi trong đời sống vợ chồng thì trước
hết người phụ nữ phải “chồng nói thì vợ
bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào
khê”. Đức tính dịu dàng, tinh tế, bao dung
là đức tính không chỉ có ở phụ nữ miền
Nam mà có chung ở phụ nữ Việt Nam và
các dân tộc khác. Trong công việc ngoài xã

hội, nếu đàn ông đứng trước khó khăn
thường mất bình tĩnh, nóng nảy thì người
phụ nữ thường có cách ứng xử tinh tế, sâu
sắc, nhẹ nhàng hơn thì đương nhiên công
việc được giải quyết trôi chảy hơn, thấu
tình đạt lý hơn, đây là những đóng góp
không nhỏ của phụ nữ Việt Nam nói
chung, phụ nữ miền Tây Nam Bộ nói riêng
góp phần làm gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Với những đức tính truyền thống tốt
đẹp, với những chức năng thiên bẩm,
người phụ nữ đã có những đóng góp rất lớn
cho gia đình. Trong bất kỳ chức năng nào
của văn hóa gia đình: chức năng tái sản
sinh giống nòi, chức năng xã hội hóa – văn
hóa cá nhân, chức năng kinh tế, chức năng
thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho mọi thành
viên, chúng ta đều thấy vai trò của người
phụ nữ. Sẽ không thể có một gia đình bình
đẳng, ấm no, kỷ cương, hòa thuận, hạnh
phúc và tiến bộ đúng nghĩa của nó, nếu
không có công sức đóng góp của người
phụ nữ. Vì vậy, có thể nói người phụ nữ
giữ vai trò quan trọng trong gia đình, nơi
neo đậu, giữ gìn hạnh phúc, nơi điều tiết
cho không khí gia đình êm ấm, là chỗ dựa,
niềm tin, là người bạn đồng hành cho mọi
56



LƯU CÔNG MINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

thành viên vượt qua sóng gió cuộc đời. Nói
như nhà văn Pháp Mark Twain: “Dù đặt
người phụ nữ vào vị thế nào đi nữa họ
cũng làm đẹp cho xã hội, cũng là kho báu
cho cuộc đời” (Lê Quý Đức và Vũ Thy
Huê, 2003, tr.179)
Thứ hai, giáo dục ở nhà trường
(Theo báo cáo điều tra lao động việc
làm, 2016, n.d) tỉ lệ giáo dục đào tạo các
bậc học và đào tạo nghề nghiệp ở Tây Nam
bộ thấp nhất nước. Vấn đề này có nhiều
nguyên nhân, trong đó, tuy là vùng làm ra
lúa gạo nuôi hơn một nửa dân số Việt Nam
và xuất khẩu vẫn là vùng có tỉ lệ hộ nghèo
khá cao. Đến nay, con số này có khá hơn,
nhưng vẫn chưa nâng được thứ hạng so với
các vùng – miền khác trên cả nước.
Tuy khó khăn về mọi mặt nhưng đội
ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục nữ miền
Tây Nam Bộ đóng góp không nhỏ cho sự
phát triển về giáo dục địa phương. Đội ngũ
giáo viên, cán bộ nữ miền Tây Nam Bộ nói
riêng càng ngày càng được cải thiện về
chất lượng góp phần nâng tỉ lệ huy động
trẻ 5 tuổi đi học đạt 99%; hoàn thành phổ
cập giáo dục tiểu học với tỉ lệ học sinh

(HS) đi học đúng độ tuổi đạt 99%; đạt chỉ
tiêu 190 sinh viên/vạn dân.
Trình độ dân trí của người dân nơi đây
còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau:
do hậu quả chiến tranh vẫn còn, điều kiện
kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn, có rất
nhiều khu vực gọi là “vùng sâu, vùng xa”
phải di chuyển bằng xuồng, ghe nên rất bất
tiện, hơn nữa đời sống người dân còn nhiều
thiếu thốn. Sau 1975, đất nước được hoà
bình, bà con lo bắt tay vào khắc phục hậu
quả chiến tranh, xây dựng lại quê hương,
phải lo cái ăn cái mặc trước tiên nên những
nữ sinh thập niên 60, 70 chịu nhiều thiệt
thòi. Họ còn bị định kiến của người đi

trước xem trọng nông nghiệp, ghét thương
nghiệp, công nghiệp. Với quan niệm “lấy
đấu đong lúa chứ không ai lấy đấu đong
chữ” nên nhiều gia đình không cho con,
đặc biệt là con gái đi học, ảnh hưởng nhiều
đến trình độ học vấn của nữ giới khu vực
Tây Nam Bộ nói chung. Với phẩm chất của
văn hoá truyền thống Việt Nam là yêu
thương, hiếu thảo với cha mẹ, nhiều cô gái
chọn cách lấy chồng ngoại để có tiền giúp
bố mẹ, để bố mẹ mở mày mở mặt. Bố mẹ
và con cái gặp nhau ở cùng một kiểu suy
nghĩ. Nhiều người như thế, nhiều gia đình
như thế tạo nên một bối cảnh văn hoá hoàn

toàn khác hẳn với miền Bắc và miền
Trung, nơi mà con người bị tác động rất
nhiều bởi dư luận xã hội, mà dư luận xã hội
thì rất chặt chẽ, khắt khe. Vì vậy đối với
những phụ nữ có trình độ học vấn thấp họ
cũng có những đóng góp riêng nhằm phụ
giúp cha mẹ cũng như cải thiện đời sống
kinh tế gia đình.
3. Những đóng góp của phụ nữ
người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong
văn hóa – nghệ thuật
Thế kỷ XIX, có thể kể đến bà Lê Thị
Điền là vợ của nhà thơ yêu nước Nguyễn
Đình Chiểu. Ngoài việc lo toan cuộc sống
cho chồng cho con, bà còn là người “thư
ký” trung thành, ghi chép lại những câu thơ
đầy nghĩa khí, giàu tình ưu ái với dân với
nước của cụ Đồ, rồi tìm cách phổ biến rộng
rãi ra bên ngoài. Bà chính là cái gạch nối
không thể thiếu giữa cuộc đời và trang chữ,
phản ánh một giai đoạn sôi động của đất
nước mà Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho
chúng ta hôm nay. (Thạch Phương, 2000,
tr.150)
Từ những ngày đầu thế kỷ XX, nữ sĩ
kiêm nữ chủ bút đầu tiên Sương Nguyệt
Anh, người phụ nữ có một đời riêng bất
57



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 63 (3/2019)

hạnh đã dùng “nghị lực và tâm trí hơn
người, hoàn toàn quên mình, đem mình
vượt lên cảnh trí cao, sang, đẹp, qua những
áng thơ văn lành mạnh mà cống hiến cho
nhân quần xã hội, tô điểm cho non sông,
đất nước”. (Nam Xuân Thọ, 1957, tr.22).
Ngày nay, trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì không ai mà không biết tiếng
tăm của NSND Phùng Há và NSND Bảy
Nam quê ở Tiền Giang, NSND. TS. Bạch
Tuyết quê ở An Giang, nhà văn nữ trẻ
Nguyễn Ngọc Tư quê ở Cà Mau.v.v.
Hẳn không ai quên được vai Cô Lựu
trong vở cải lương Đời Cô Lựu do NSND
Bạch Tuyết thủ vai. Hình ảnh người phụ nữ
thủy chung, nhân hậu, cam chịu được thể
hiện qua những nét diễn tinh tế của cô đã
khiến bao khán giả phải xúc động, cảm
thương, nhất là cảnh mẫu tử sau bao năm
xa cách. Một Quỳnh Nga thương chồng,
tảo tần hôm sớm, trọn tình vẹn nghĩa trong
vở Bên Cầu Dệt Lụa. Hình ảnh người mẹ
trong Tấm Lòng Của Biển thật dạt dào, bao
dung, nhân hậu.v.v.
Kịch bản Máu thắm đồng Nọc Nạn của
đoàn Cải lương Năm Phỉ đã diễn ra hơn
nửa thế kỷ trước, mà theo lời NSƯT Kim

Cương đó là năm 1955, lúc cô 9 tuổi. Tác
giả kịch bản là ông giáo Út, và chính cô
Năm Phỉ là người dàn dựng và là diễn viên
chính của vở diễn này. Câu chuyện kể về
vụ tranh chấp đất mà bà Út Trọng là nhân
chứng lịch sử còn sống sót trong thảm kịch
đó. Sau này, NSƯT Kim Cương thể hiện
lại vai này cũng rất xuất sắc, thể hiện được
sự can đảm, kiên cường, dám đối mặt với
kẻ thù để bảo vệ tấc đất quê hương.
Bàn về người nữ trong văn hóa người
Việt miền Tây Nam Bộ, truyện của
Nguyễn Ngọc Tư cung cấp một kho tàng
thông tin, tri thức, và từ ngữ về đời sống

của người dân Nam bộ, đặc biệt là người
nữ đồng bằng sông Cửu Long. Truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang đậm phong
cách văn học Nam Bộ, bình dị, hiền hoà
mà thấm thía. Đa số các tác giả nữ đều
dành nhiều tình cảm và thương xót cho
thân phận phụ nữ, về nỗi đau thể chất lẫn
tinh thần.
Các lĩnh vực khác như sáng tác ca
khúc, điện ảnh.v.v. cũng không hề thiếu
vắng hình ảnh người phụ nữ miền Tây
Nam Bộ.
Với niềm yêu nghề sâu sắc và hoạt
động chăm chỉ miệt mài, các bậc nữ nhân tài
danh trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật miền

Tây Nam Bộ đã đóng góp rất lớn cho sự
phát triển của nền văn hóa nghệ thuật nước
nhà, phát huy các giá trị truyền thống và góp
phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Kết luận
Đóng góp của người phụ nữ miền Tây
Nam Bộ được thể hiện qua các bình diện
của cuộc sống như: chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa – nghệ thuật.v.v. giúp nhận ra
nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Tây
Nam bộ như: yêu nước, nghĩa tình, chịu
thương, chịu khó, dịu dàng, trung hậu,
đảm đang.v.v. Người phụ nữ miền Nam
không chỉ giữ trọn được bản sắc dân tộc,
văn hóa, đạo đức truyền thống mà còn
phát triển lên một bước rất cao, là những
biểu hiện chói ngời của lòng trung hậu
tuyệt vời của phụ nữ miền Nam trong thời
kỳ bảo vệ tổ quốc và xây dựng quê hương
khi đất nước thanh bình.
Bài viết với mong muốn cung cấp một
cái nhìn khái quát, là nguồn tư liệu, bằng
chứng, dữ liệu xác thực về người phụ nữ
người Việt miền Tây Nam Bộ, đánh giá
một cách đúng đắn và góp phần phát huy
vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã
58


LƯU CÔNG MINH


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

hội. Đồng thời qua đó, giúp các nhà lãnh
đạo, quản lý văn hóa - xã hội nhận diện
tiềm lực dồi dào của người phụ nữ Tây
Nam Bộ nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói
chung để có chủ trương, chính sách sát hợp
với thời đại để nữ giới được bình đẳng và
tiến bộ trên mọi phương diện, để phát huy
vai trò của phụ nữ trong giai đoạn phát
triển hiện nay.
Bài viết còn là cơ sở để các cơ quan

Đảng, chính quyền, Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên và một số tổ chức chính trị - xã
hội khác đưa ra những chủ trương, chính
sách hợp lý, ra sức tuyên truyền, giáo dục,
quan tâm hơn nữa đến quyền lợi chính
đáng của người phụ nữ. Đó là quyền được
lao động, được đối xử bình đẳng trong gia
đình, quyền được tham gia các hoạt động
xã hội và đấu tranh để bảo vệ quyền lợi
của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo Định Giang. (1984). Ca dao, dân ca Nam Bộ. TP. HCM: NXB TP. HCM.
Hàn Song Thanh. (2010). Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ 25 năm. Hà Nội: NXB Văn hóa
Thông tin.
Lê Quý Đức, Vũ Thy Huê. (2003). Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị. Hà Nội:

NXB Chính trị Quốc gia, 164.
Nguyễn Hữu Dũng. (1997). Di cư của phụ nữ nông thôn và ảnh hưởng của di cư đến nông
nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Xã hội học, 58, 55.
Nguyễn Thái. (1959). Hội thảo về vấn đề giải phóng phụ nữ. Tạp chí Đại học, 11, 177.
Sơn Nam. (1994). Truyền thống gia đình Nam Bộ, Hà Nội: NXB Xây dựng Gia đình, 51.
Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ. (2002), 176.
Ngày nhận bài: 09/02/2019

Biên tập xong: 15/3/2019

59

Duyệt đăng: 20/3/2019



×