Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Sự nghiệp văn học của thiên giang trần kim bảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.04 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

ĐỖ THỊ THANH NHÀN

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA THIÊN GIANG
TRẦN KIM BẢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

ĐỖ THỊ THANH NHÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA THIÊN GIANG
TRẦN KIM BẢNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Võ Văn Nhơn


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


Luận văn đã được chỉnh sửa theo nhận xét và góp ý của hội đồng ngày 25/09/2014
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS,TS,Võ Văn Nhơn,
người trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các thầy cơ giảng dạy trong chương trình
cao học đã giúp tơi có được những kiến thức nền trong suốt hai năm học vừa
qua.

Cám ơn gia đình nhà văn Thiên Giang, đặc biệt là cô Trần Bảo Thuận,

nhà văn Hoang Đôn Bảnh, nhà văn Hồng Đơn Nhật Tân đã giúp đỡ tận tình
về mặt tư liệu.

Cám ơn mẹ, anh chị, em gái; các bạn Dương Bảo Linh, Lê Thị Hằng,
Nguyễn Thị Bảo Ngọc và nhiều bạn bè khác đã khơng ngừng khích lệ, giúp
đỡ tôi trong khi thực hiện luận văn.

Đỗ Thị Thanh Nhàn


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Người cam đoan

Đỗ Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................2
3.Mục đích nghiên cứu.................................................................................................8
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8

5.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 9
7.Bố cục của luận văn ..................................................................................................9
Chương 1: NHÀ VĂN THIÊN GIANG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC MIỀN
NAM THẾ KỶ XX ................................................................................................................ 11
1.1.Bối cảnh lịch sử miền Nam .................................................................................... 11
1.1.1.Giai đoạn 1936 – 1939 .................................................................................. 11
1.1.2.Giai doạn 1945 – 1954 .................................................................................. 12
1.2.Đời sống văn học miền Nam .................................................................................. 14
1.2.1.Giai đoạn 1936 – 1939 .................................................................................. 14
1.2.2.Giai đoạn 1945 – 1954 .................................................................................. 15
1.3.Cuộc đời ................................................................................................................ 17
1.4.Hoạt động văn học .................................................................................................21
1.4.1.Nhóm Tứ Hải ................................................................................................ 21
1.4.2.Nhóm Chân trời mới ..................................................................................... 23
1.5.Tác phẩm ............................................................................................................... 25
1.5.1.Tác phẩm đã xuất bản .................................................................................... 25
1.5.2.Tác phẩm dưới dạng bản thảo ........................................................................ 26
1.5.3.Truyện ngắn và bài nghiên cứu đăng trên báo, tạp chí....................................27
Chương 2: SÁNG TÁC CỦA THIÊN GIANG ............................................................... 29
2.1.Hồi ký ........................................................................................................ 29
2.1.1.Nội dung ....................................................................................................... 30
2.1.1.1.Chính sách lao tù và hậu quả.................................................................30
2.1.1.2.Khắc họa chân dung chiến sĩ .................................................................35
2.1.1.3.Đời sống của đồng bào Việt kiều tại Pháp ............................................. 40
2.1.1.4.Hình ảnh lương y .................................................................................. 44
2.1.2.Nghệ thuật .....................................................................................................46
2.1.2.1.Yếu tố ngồi cốt truyện ......................................................................... 46
2.1.2.2.Khơng gian nghệ thuật .......................................................................... 49
2.1.2.3.Những nghệ thuật khác ......................................................................... 55

2.1.3. Hạn chế…………………………………………………………………56
2.2.Truyện ngắn ........................................................................................................... 58
2.2.1.Nội dung ....................................................................................................... 58
2.2.1.1.Văn hóa và tín ngưỡng .......................................................................... 58
2.2.1.2.Đạo đức và thân phận con người ........................................................... 61
2.2.1.3.Tâm lý trẻ thơ ....................................................................................... 64
2.2.2.Nghệ thuật .....................................................................................................64
2.2.2.1.Ngôn ngữ .............................................................................................. 65
2.2.2.2.Không gian nghệ thuật .......................................................................... 68
Tiểu kết……………………………………………………………………………70


Chương 3: HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN – PHÊ BÌNH VÀ DỊCH THUẬT
CỦA THIÊN GIANG ................................................................................................ 72
3.1.Hoạt động lý luận – phê bình của Thiên Giang ....................................................... 72
3.1.1.Quan niệm của Thiên Giang về lý luận – phê bình ......................................... 72
3.1.2.Những tác phẩm lý luận – phê bình tiêu biểu ................................................. 75
3.1.3.Một số nội dung chính ................................................................................... 79
3.1.3.1.Phản đối văn học lãng mạn ...................................................................79
3.1.3.2.Phản đối văn chương ngơn tình ............................................................. 81
3.1.3.3.Bàn về giá trị tác phẩm ......................................................................... 83
3.1.3.4.Hạn chế ................................................................................................ 84
3.2.Hoạt động dịch thuật của Thiên Giang ...................................................................85
3.2.1.Tình hình dịch thuật văn học Xô Viết giai đoạn 1945 – 1960 ......................... 85
3.2.2.Giới thiệu tác phẩm dịch Giữa chốn ba quân ................................................. 86
3.2.3.Một số nội dung nổi bật ................................................................................. 89
3.2.3.1.Tính chất dự báo ................................................................................... 89
3.2.3.2.Tính ngẫu nhiên, bất ngờ ......................................................................92
3.2.4.So sánh bản dịch Giữa chốn ba quân và Người con gái viên đại úy ............... 93
Tiểu kết…………………………………………………………………….101

KẾT LUẬN……………………………………………………………………….102
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................103


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nam Bộ là mảnh đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều sản vật, không
những thế con người nơi đây cũng nổi tiếng hiền hịa dễ mến. Chính trên mảnh đất
đó nhiều tài năng văn chương đã nảy sinh. Thế nhưng do biến động của lịch sử và
những nguyên nhân khách quan của xã hội nên văn học miền Nam không lưu giữ
được đầy đủ các sản phẩm tinh thần của mình. Việc cố gắng tái hiện bức tranh văn
học miền Nam mới được chú trọng những năm gần đây và là một vấn đề hết sức
cần thiết.
Những năm 1945 – 1954 là giai đoạn hết sức cam go chống thực dân Pháp và
phát xít Nhật. Hịa cùng khơng khí chung của cả nước, miền Nam cũng ra sức đóng
góp trên nhiều mặt trận, trong số đó có văn hóa – nghệ thuật mà văn học là cơng cụ
hữu ích. Ngồi lực lượng sáng tác hoạt động bí mật dưới sự lãnh đạo của Đảng, cịn
có một lực lượng khá đơng đảo hoạt động văn học công khai trên nhiều mảng: sáng
tác, lý luận, phê bình, dịch thuật… Đặc biệt nổi bật là nhóm Chân trời mới với bộ
ba chủ chốt Tam Ích, Thê Húc và nhà văn – nhà phê bình – dịch giả Thiên Giang.
Góp phần vào tiếng nói chung của văn chương tranh đấu miền Nam, Thiên Giang
Trần Kim Bảng tuy không tạo nên một sự nghiệp văn học bề thế, đồ sộ nhưng đã
tạo được tiếng nói riêng trong giới văn sĩ lúc bấy giờ. Những sáng tác, nghiên cứu
và dịch của ơng có những tiến bộ nhất định và phần nào vạch trần được những bất
công tàn ác của kẻ thù, tạo nên hiệu ứng trong xã hội.
Ngày hôm nay, khi đất nước đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chúng
ta có nhiều cơ hội hơn để tìm lại, suy nghĩ và khơi phục những giá trị văn học, đặc

biệt là văn học miền Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 vẫn còn khá nhiều chỗ trống
so với thực tại sáng tác. Yêu cầu bức thiết đặt ra là cần tổng kết, đánh giá toàn bộ
toàn diện nền văn học Việt Nam trong thế kỷ XX để có được bức tranh tổng thể về
sự vận động tư tưởng thẩm mỹ trong từng vùng, từng khu vực văn học. Việc nghiên


2

cứu sự nghiệp văn học của Thiên Giang Trần Kim Bảng một mặt đóng góp thêm
vào chỗ trống đó để dần hoàn thiện bức tranh nhiều mảnh ghép: văn học miền Nam,
dù rằng “muộn cịn hơn khơng, thiếu vẫn hơn khoảng trống vắng mà văn học sử
chẳng thể nào giải thích với đương thời và hậu thế” [15, tr.10], mặt khác người viết
cũng mong muốn mang lại cho người đọc, người nghiên cứu những hiểu biết nhất
định về tác giả.
Bên cạnh đó, đề tài sự nghiệp văn học của Thiên Giang Trần Kim Bảng là một
đề tài mới, hứa hẹn có nhiều thú vị khi tiếp cận. Chúng ta đang sống trên mảnh đất
miền Nam, thiết nghĩ việc tìm hiểu và giới thiệu một tác giả đã từng sống và sáng
tác chính trên mảnh đất này cũng là điều cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu
Sự nghiệp văn học của nhà văn Thiên Giang là một hành trình dài gắn liền với
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời ơng có ba điều ln là trăn
trở, là mục tiêu: chiến đấu, giáo dục và văn học.
Từ những năm 1936 – 1939, cùng với các nhà phê bình Hải Triều (Nguyễn
Khoa Văn), Hải Khánh (Trần Huy Liệu), Hải Thanh (?), tác giả Thiên Giang với bút
danh Hải Vân đã cùng nhau lập nên nhóm Tứ Hải hoạt động hết sức sôi nổi trong
cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, tư tưởng này là
yếu tố chủ yếu chi phối hoạt động văn học và giáo dục của nhà văn sau này. Cuộc
tranh luận tạo được ảnh hưởng khá sâu rộng trong giới và cả cơng chúng, “đã khẳng
định tính ưu việt của mỹ học Macxit trong khả năng tiếp nhận chân lý đời sống và
chân lý nghệ thuật” [43, tr.637]. Dõi theo, tổng hợp và bình luận về cuộc bút chiến

này, có ba cơng trình lớn: Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại 1930-1945 của Vũ Đức Phúc, Phê bình văn học thế hệ 1932
(2 tập) của Thanh Lãng và Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 của
Nguyễn Ngọc Thiện. Sự tham gia nhiệt tình cũng đủ cho người đọc và bạn hữu hiểu
được chí hướng của một nhà văn- chiến sĩ trẻ. Tuyển tập văn học Việt Nam thế kỷ
XX – Lý luận phê bình quyển 5 tập IV giới thiệu sơ lược tiểu sử và đăng ba bài phê


3

bình. Là một tập hợp những ngịi bút trí thức, có một lập trường rõ rệt và sáng tác
khá phong phú nên nhóm Chân trời mới, đặc biệt là Thiên Giang được khá nhiều
bạn đọc và các nhà nghiên cứu biết đến. Tuy nhiên việc nghiên cứu về tác giả Thiên
Giang và sự nghiệp văn học của ông là vấn đề chưa được thực hiện một cách đầy đủ
và sâu sắc, hầu hết đều dừng lại ở việc giới thiệu tiểu sử, liệt kê danh mục tác phẩm
và bình luận về những sách viết về chính trị, giáo dục.
Xét quá trình văn nghệ miền Nam phải nhìn nhận rằng đây là vùng đất mới nên
việc đóng góp vào gia tài chung của dân tộc không được phong phú như miền Bắc
và miền Trung. Tuy nhiên chính hiện trạng đặc biệt của lịch sử đã tạo nên phong
trào văn chương hết sức phồn thịnh. Tác giả có những cơng trình nghiên cứu khá
sớm về mảng văn học miền Nam là Nguyễn Văn Sâm. Với Văn chương tranh đấu
miền Nam, Nxb Kỷ Nguyên, Sài Gòn, 1969 và Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng
chiến chống Pháp 1945 – 1950, Nxb Lửa thiêng, Sài Gịn, 1972, ơng đã đóng góp
nhiều tư liệu q và đưa ra những nhận định, phê bình xác đáng. Văn chương tranh
đấu miền Nam gồm 2 phần: phần 1 (chương 1 và chương 2) nhìn lại những cơng
trình khảo cứu văn học Nam Bộ 1945 – 1950 và dẫn nhập; phần 2 giới thiệu những
tác giả tiêu biểu trong dịng văn học tranh đấu, trong đó dành vị trí khiêm tốn cho
Nhóm chân trời mới và văn chương tả chân xã hội. Bài viết liệt kê khá đầy đủ sáng
tác của Tam Ích-Thê Húc-Thiên Giang đồng thời đi vào phân tích một số tác phẩm
tiêu biểu, phần lớn nhả nghiên cứu chỉ ra những mặt hạn chế: “ông đặt vấn đề đúng

cách khi định sự quan trọng của vấn đề nông dân nhưng những giải quyết của ông
chỉ là cái giải quyết chỉ lối, lối ấy đi dễ dàng khơng, cuối lối có gì đẹp đẽ hứa hẹn
khơng, ta khơng thấy ơng Thiên Giang nói đến” [33, tr.450]. Tác giả cũng nhìn
nhận rằng: “tơi xin khắt khe khi nhìn quyển Lao tù, với các tác giả khác quyển này
là được rồi, nhưng với Thiên Giang vấn đề phức tạp hơn, ông chủ trương văn
chương tả chân xã hội, chủ trương nghệ sĩ phải đi sát với quần chúng nhưng ơng
vẫn khơng làm trịn” [33, tr.451] vì những truyện trong tập hồi ký này không vạch
ra được nguyên nhân người ta bị tù, làm thế nào để hết tù, vô tình Thiên Giang chấp


4

nhận thuyết định mệnh (Người bạn đường của tơi), cịn vấp ngã trong tư tưởng tiểu
tư sản (Tình người chuột), tạo sự có hại cho việc tranh đấu khi khen viên cai ngục…
Bén duyên với văn học miền Nam mà đặc biệt là văn học đô thị, Nguyễn Văn
Sâm tiếp tục cơng trình Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 – 1950.
Không đi vào cụ thể từng tác giả như trước, ơng nhìn ở những đặc điểm chung của
giai đoạn. Năm năm của thế hệ văn chương tranh đấu ở Nam Bộ, tác phẩm khai thác
đề tài lao tù khơng nhiều, vắng bóng những sáng tác dài hơi mà chỉ có tập truyện
ngắn hoặc hồi ký: Lao tù (Thiên Giang), Chị Dung (Hợp Phố), Tôi bị đày đi Bà Rá
(Việt Tha), Tam giác tự, Sinh trong tù (Võ Hịa Khanh). Nhìn trong tổng thể và soi
chiếu, Nguyễn Văn Sâm đã phân tích rất kỹ lưỡng trong chương 3: Văn chương
Nam Bộ trình bày chế độ lao tù bất nhân của người Pháp ở Việt Nam, đặt trọng tâm
vào hai chủ đề là sự bất nhân của chính sách lao tù và hậu quả của nó.
Trong Lược khảo văn học Việt nam từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XX, Nxb Văn
nghệ TpHCM, 2005, Bùi Đức Tịnh đã xếp Thiên Giang vào nhóm các nhà nghị
luận biên khảo 1945 – 2000 và xem khoảng thời gian đó là giai đoạn trưởng thành
của “văn chương hiện kim”. Tuy nhiên phần thông tin về tiểu sử và danh mục tác
phẩm của Thiên Giang vẫn cịn rất sơ lược.
Cơng trình Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954), Nxb

TpHCM, 1988 là một bước hoàn thiện cho bức tranh văn học miền Nam. Ở phần
Văn học Nam Bộ sau cách mạng tháng Tám (1945 – 1954), tác giả Hoài Anh,
Thành Nguyên và Hồ Sỹ Hiệp đã dành một chương dày dặn viết về văn học công
khai ở các đô thị. Cùng với lực lượng văn báo, Thiên Giang đã sát cánh trong phong
trào phá kìm và đả kích sản phẩm đồi trụy trên hầu hết các nhật báo thành phố đưa
đến sự ra đời của Nhóm Chống sản phẩm khiêu dâm, sau đó mở rộng thành Hội
Chống sản phẩm đầu độc tinh thần dân tộc. Từ năm 1953, hội trở thành hạt nhân
liên kết các đoàn thể văn hóa và hiệp hội khác đã thành lập trước đó. Ý thức thành
lập nhóm văn học nhằm gây dựng lực lượng chính trị sẵn sàng hưởng ứng lệnh tổng
khởi nghĩa, “nhà văn Thạch Vân (tức Hải Vân, Thiên Giang Trần Kim Bảng), bác sĩ


5

Phạm Ngọc Thạch, Hồ Tá Khanh, Hồ Văn Nhật, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn
Nhã, các kỹ sư Nguyễn Văn Đức, Kha Vạn Cân, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Văn
Nghiêm và dược sư Trân Văn Luân đã cùng quy tụ thành nhóm Văn Lang hoạt động
trên tuần báo Văn Lang” [1, tr.239]. Cùng với cao trào văn chương tranh đấu, Thiên
Giang đã tham gia sáng tác “tập truyện Lao tù”, viết nhiều bài phê bình: Văn
chương đại chúng, văn chương mới, hiện thực mới, các tập về lý luận phê bình Văn
chương và xã hội, Nghệ thuật và Nhân sinh, Thi văn hiện đại cũng ra đời trong giai
doạn này. Những truyện dich cũng được xuất bản, trong đó có “Tiếng chng kháng
chiến (Guy de Maupassant), Bứt xiềng, Nanh trắng (Croe Blane), Những người đi
hoang do Thiên Giang, Quốc Ấn dịch” [1, tr.290].
Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh tập 2 (văn học – báo chí – giáo dục),
Nxb TpHCM,1988 do Trần Bạch Đằng và Trần Văn Giàu chủ biên tuy khơng đi sâu
vào phân tích, bình luận tuy nhiên cũng đã viết nên những trang văn oanh liệt cho
mảnh đất non sơ này. Tác giả khẳng định cùng với đấu tranh chính trị “mặt trận văn
hóa cũng là một công tác lớn, một sự thành công rực rỡ của cuộc kháng chiến 9 năm
trong Sài Gòn, ở đây cần nhận định rằng một nhà văn học sử Pháp đã hơn một lần

nhận xét Sài Gịn dưới sự chiếm đóng của Pháp đã từng đưa văn thơ yêu nước Việt
Nam lên tới đỉnh cao, điều mà Paris dưới sự chiếm đóng của Đức đã khơng làm
được” [17, tr.451]. Cơng trình cũng nhắc đến tác giả Thiên Giang gắn với dòng văn
học tranh đấu.
Dành nhiều tâm huyết và thời gian, Nguyễn Q.Thắng với Văn học Việt Nam nơi
miền đất mới, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội, 2007 đã giới thiệu khá đầy đủ những
gương mặt nhà văn của miền Nam, trong đó tác giả ưu ái dành 7 trang viết về Trần
Kim Bảng – nhà văn của lao tù. Ngoài phần viết về tiểu sử khá sơ lược, trích in hồi
ký Miếng tồi tàn và bài phê bình Văn chương và xã hội, tác giả giới thiệu “hai tập
truyện có tính tự truyện lúc ơng bị Pháp đày ở nhà tù lao bảo, Dakley là Lao tù và
Phá xiềng. Tuy sách ra đời ngay trong lòng địch nhưng đã vẽ lên dược bộ mặt thực
của chính sách thực dân cùng phong cách của những nhà yêu nước mà bản thân tác
giả là nạn nhân của chế độ” [39, tr.1055].


6

Trải qua một chặng đường dài, những gì đến với độc giả của Thiên Giang vẫn
khiêm tốn với hồi ký Lao tù, Thi văn hiện đại, Nghệ thuật và nhân sinh, Văn
chương và xã hội. Trong Sáng tác văn học ở Hà Nội, Sài Gòn thời kỳ 1945 -1954 ,
Mã Giang Lân đã nhận định “đến nay, những tác phẩm nhất là sáng tác 1945 – 1954
đã mất mát gần hết, nhiều tác phẩm trở thành “đồ cổ” và chất lượng nghệ thuật phần
nào chưa tạo nên được sự mặn mà ở người đọc” [10, tr.912]. Chính vì vậy những
sáng tác văn học ở Sài Gòn thời kỳ 1945 – 1954 được nhắc đến chỉ khiêm tốn với
“nhật báo Thần Chung, tuần báo Việt báo, Nghệ thuật và nhân sinh (Thiên Giang),
Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 – 1950 (Nguyễn Văn Sâm)” [10,
tr.913].
Trong cơng trình khá dày dặn, đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia Tp.HCM
Sưu tầm, khảo sát và đánh giá văn học Nam Bộ 1945 – 1954 do Võ Văn Nhơn làm
chủ nhiệm (nghiệm thu năm 2012), mặc dù không đứng trong hàng ngũ các tác giả

tiêu biểu: Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Dương Tử Giang… nhưng
tác giả Thiên Giang đã được đánh giá xác đáng , sâu sắc ở cả phương diện sáng tác
và phê bình, riêng hồi ký Lao tù được trích in trong Tuyển tập văn học Nam Bộ
1945 – 1954. Nguyễn Thị Phương Thúy, thành viên của đề tài đã nhận xét về hồi ký
này: “bên cạnh những nhân vật chiến sĩ hư cấu của văn chương tranh đấu cùng
thời, Thiên Giang đã có đóng góp khơng nhỏ khi cung cấp cho độc giả những chân
dung người chiến sĩ yêu nước chân thực nhất, với phong cách kể chuyện tự nhiên
mà hấp dẫn, giúp thổi bùng ngọn lửa đấu tranh” [32, tr.92]. Trong chương 7 viết về
phê bình văn học ở Nam Bộ 1945 – 1954, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã nhận xét:
“phê bình văn học phát triển mạnh mẽ từ năm 1948 trở đi, đặc biệt với sự ra đời của
nhóm Chân trời mới. Những cơng trình của họ vừa tập hợp các bài viết đã đăng
báo, vừa bổ sung hệ thống đã trình bày vấn đề một cách khúc chiết, kỹ lưỡng” [32,
tr 173].
Đáng trân trọng nhất là tác phẩm Giữa ngàn thác lũ do chính người cháu ruột
của nhà văn Thiên Giang là Hồng Đơn xuất bản năm 2009. Đây là một cơng trình
có rất nhiều tư liệu q, chân thực, chính xác về hành trình sống, chiến đấu và sáng


7

tác của đại gia đình Lê-Hồng-Trần mà tiêu biểu là Thiên Giang và Hợp Phố. “Giữa
mưa ngàn thác lũ với bao cơn xốy kinh hồng của một thời đã qua. Đã có biết bao
người lao lên vượt thác hịng tìm lấy bến bờ của độc lập, tự do và hạnh phúc. Và
trong bao người ấy đã có hai người – hai anh em: Thiên Giang-Hợp Phố, như một
sự lựa chọn ngẫu nhiên của lịch sử đã nhận sứ mệnh làm chứng nhân cho bao câu
chuyện bằng sự dấn thân của chính mình qua cuộc hành trình vơ tiền khống hậu”
[6, tr. 11]. Được thai nghén và hoàn thành trong thời gian 7 năm, Giữa ngàn thác lũ
thể hiện sự công phu và tâm huyết của thế hệ con cháu trong cơng cuộc giữ gìn bản
sắc của gia đình. Tác phẩm vừa là cuộc hành trình chung của tồn gia tộc vừa mang
đến cho bạn đọc những mẩu chuyện, chi tiết bất ngờ, thú vị về nhà văn Thiên

Giang: hốt cốt lão ăn mày đem về phơi khô để chôn cất cho tươm tất khi mới 12
tuổi, kiểm thảo hằng tuần vào tối thứ bảy, luôn nghiêm khắc với bản thân và với
mọi thành viên trong gia đình kể cả lúc ăn cơm. “Con cháu ngồi ăn cơm phải thẳng
lưng, ngồi khom lưng ủ rũ thì được ví với qn thất trận hoặc dân thất nghiệp,
chống cùi chỏ lên bàn là bất lịch sự, bỏ tay xuống đùi là thiếu văn hóa” [6, tr.239].
Với mong muốn góp sức trong hành trình tái hiện sự nghiệp văn học của nhà
văn Thiên Giang Trần Kim Bảng, chúng tôi dã sưu tầm bổ sung hai hồi ký Nảy
mầm và Pháp du hồi ký, hơn 20 truyện ngắn đăng trên tuần báo Hồn trẻ, tác phẩm
dịch Giữa chốn ba quân và một số bài viết được đăng trên báo, tạp chí khác. Bên
cạnh cung cấp thêm những tư liệu về tác phẩm, luận văn có sự soi chiếu đối sánh
với các tác phẩm cùng thời cũng như đặt trong bức tranh chung của xã hội.
Tuy chưa thể tiếp cận với tồn bộ cơng trình nghiên cứu về nhà văn Thiên
Giang, nhưng có thể tạm thời kết luận lịch sử vấn đề như sau: hầu hết đều tập trung
khai thác ở hai mảng sáng tác hồi ký và lý luận – phê bình. Tuy nhiên, riêng về hồi
ký, các cơng trình chỉ đề cập đến hồi ký Lao tù, các sáng tác khác: hồi ký Nảy mầm,
Pháp du hồi ký, Hồi ký của người sống lại chưa được nghiên cứu. Mảng lý luận –
phê bình được nhắc đến nhiều nhất là ba tác phẩm đã được xuất bản: Nghệ thuật và
nhân sinh, Văn chương và xã hội, Thi văn hiện đại; trong khi đó cịn khá nhiều bài
viết nghiên cứu đăng trên nhiều báo, tạp chí khác nhau của nhà văn chưa được tập


8

hợp đầy đủ. Đặc biệt, sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết và tác phẩm dịch của Thiên
Giang chưa được nhiều người biết đến và hầu như chưa có cơng trình nào nghiên
cứu hay giới thiệu đầy đủ.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn giúp người nghiên cứu tiệm cận với một giai đoạn văn học khá mờ
nhạt so với những giai đoạn khác trong tổng thể nền văn học Việt Nam.
Sưu tầm, thống kê, hệ thống và phân tích những sáng tác, phê bình, tác phẩm

dịch của tác giả Thiên Giang nhằm đưa lại những thơng tin hữu ích về một tác giả
đáng chú ý của văn học miền Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu toàn bộ sáng tác văn học của nhà văn Thiên
Giang gồm: Hồi ký Nảy mầm, hồi ký Lao tù, Pháp du hồi ký, Hồi ký của người sống
lại,Văn chương và xã hội, Thi văn hiện đại, Nghệ thuật và nhân sinh, một số truyện
ngắn của Thiên Giang.
Ngoài sáng tác, phê bình, người viết tiếp cận những tác phẩm do Thiên Giang
dịch: Giữa chốn ba quân (dịch từ La fille du Capitaine của nhà văn Nga Alexandre
Puskin, Đông Phong xuất bản).
Ngồi ra luận văn cũng tìm hiểu những sáng tác, phê bình và dịch trong hai giai
đoạn 1936 – 1939, 1945 – 1954 ở miền Nam, những tác phẩm và tác giả trong dòng
văn chương tranh đấu miền Nam để thấy được bức tranh tổng thể, tìm ra những nét
tương đồng và dị biệt trong sáng tác của Thiên Giang và các tác giả cùng thời.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phổ thông: sưu tầm, tổng hợp, thống kê và
so sánh. Thông qua các phương pháp trên, chúng tơi đã tìm được khá đầy đủ sáng
tác của Thiên Giang, thống kê số lượng và phân chia theo thể loại, đồng thời có sự
đối chiếu với các tác phẩm khác trong cùng giai đoạn sáng tác.


9

Để đáp ứng được sự sâu sắc và hữu ích của đề tài, luận văn còn sử dụng phương
pháp chuyên ngành văn học: phương pháp tiểu sử, xã hội học. Đặt tác phẩm trong
bức tranh chung của xã hội và soi chiếu với con người nhà văn để lý giải những
điểm tích cực cũng như hạn chế trong hoạt động sáng tác và lý luận.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương
pháp lịch sử - văn hóa, nhằm giải thích cặn kẽ hơn những chi tiết, hình ảnh được
xây dựng trong tác phẩm cũng như bức tranh xã hội làm tiền đề cho sáng tác.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học về sự nghiệp văn
học của Thiên Giang Trần Kim Bảng.
Ý nghĩa thực tiễn: góp phần hồn chỉnh bức tranh văn học miền Nam đặc biệt ở
giai đoạn 1945 – 1954, giới thiệu một chân dung chưa được nhiều người biết đến,
đặc biệt là độc giả khu vực miền Trung và miền Bắc.
7. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu bao gồm: lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Nhà văn Thiên Giang trong bối cảnh văn học miền Nam thế kỷ
XX: giới thiệu bối cảnh lịch sử xã hội hai giai đoạn 1936 – 1939, 1945 – 1954, đời
sống văn học miền Nam gắn với hai giai đoạn trên, hoạt động văn học của nhà văn
Thiên Giang trong nhóm Tứ Hải và nhóm Chân trời mới, tiểu sử và tác phẩm của
Thiên Giang.
Chương 2: Sáng tác của Thiên Giang: tập trung giới thiệu, phân tích hai mảng
hồi ký và truyện ngắn ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.


10

Chương 3: Hoạt động lý luận – phê bình và dịch thuật của Thiên Giang: giới
thiệu quan niệm, các chặng đường tham gia con đường lý luận văn học, giới thiệu
tác phẩm dịch Giữa chốn ba quân.


11

Chương 1

NHÀ VĂN THIÊN GIANG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC MIỀN NAM
THẾ KỶ XX
1.1. Bối cảnh lịch sử miền Nam
Thiên Giang - Trần Kim Bảng (1911 – 1985) là chiến sĩ - nhà văn - nhà
giáo và cũng là chứng nhân lịch sử của thế kỷ XX. Trọn cuộc đời sống, chiến đấu,
lao động vì đất nước, ơng đã dùng văn chương như một khí cụ để đấu tranh trong
cuộc chiến chung của tồn dân. Suốt hành trình mải mê và mong muốn cho đất
nước độc lập, giáo dục phát triển, văn chương ích lợi, tác giả đã góp vào gia tài văn
học, lịch sử nước ta một chân dung bình dị, tuy “thơ sơ da thịt” nhưng “lên đường
khơng bao giờ nhỏ bé”. Đặc biệt, sự nghiệp văn học của Thiên Giang hầu như tập
trung trong hai giai đoạn lịch sử 1936 – 1939 và 1945 – 1954. Đó là minh chứng
cho “nghệ thuật là sản vật của xã hội, phát nguyên của nghệ thuật là ở xã hội mà
cứu cánh của nó cũng ở xã hội. Vì vậy nghệ sĩ và quần chúng là một. Giữa cuộc đời
và quần chúng họ sẽ tìm thấy sứ mạng lịch sử” [13, tr.29]
1.1.1 Giai đoạn 1936 – 1939
Năm 1929 đánh dấu cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã tạo nên
một thối trào khơng thể kìm hãm khiến cho những khủng hoảng ngày càng trở nên
trầm trọng. Sa sút kinh tế dẫn đến nhiều hậu quả đè nặng lên vai các tầng lớp khiến
mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và nhân dân ta, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nông dân
với địa chủ phong kiến trở nên sâu sắc.
Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công nhân và nông
dân liên tiếp bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập… Hàng loạt
cuộc biểu tình có tổ chức với quy mơ lớn diễn ra tại Sài Gòn, kết hợp với sự nổi dậy
đấu tranh của nhân dân các vùng lân cận khiến cho địch nhiều phen bị chấn động,
hoang mang và buộc phải chấp nhận một số yêu sách của ta. Trước làn sóng bãi
cơng của tồn thể cơng nhân 12 nhà máy xay ở chợ Lớn năm 1934, cơng nhân lị
gốm Lái Thiêu 1935 và cuộc đấu tranh diễn ra liên tục xuyên suốt năm 1935 của


12


phu xe thổ mộ Sài Gịn, chính quyền Pháp đã thay đổi hành động từ đàn áp đẫm
máu sang thi hành chính sách hai mặt: tiếp tục đàn áp kết hợp với lừa bịp mị dân
nhắm làm giảm thiểu những phẫn uất của nhân dân.
Những năm 1936-1939, Sài Gịn sơi nổi với cao trào thành lập Mặt trận Dân chủ
Đông Dương và đã giành được những thắng lợi nhất định. Hàng vạn công nhân
đồng loạt ủng hộ các cuộc bãi công ở xưởng xà bông Trương Văn Bền, công xưởng
thành phố, nhà in Ác-đanh, và tiêu biểu là cuộc bãi cơng của phu xe thổ mộ Chợ
Lớn – Sài Gịn – Gia Định.
Tình hình chính trị trên đã tác động mạnh mẽ đến văn học cách mạng và văn học
công khai, mở đầu cho nhiều tác phẩm mang tính chiến đấu và những cuộc tranh
luận gay gắt trên văn đàn.
1.1.2. Giai đoạn 1945 – 1954
Cột mốc 1945 – 1954 là khoảng thời gian lịch sử không thể nào quên của nhân
dân miền Nam. Tuyên ngôn độc lập chưa được bao lâu, cả nước đã tiếp tục cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm. Nằm trong vùng chiếm đóng và kiểm sốt gắt gao của
giặc, tuy nhiên đấu tranh tại Sài Gòn đặc biệt là nội thành luôn bền bỉ và mạnh mẽ.
Đấu tranh vũ trang trong nội thành Sài Gòn thường là đốt phá các cơ sở, kho vũ khí
đạn dược, trừ gian và quân lính địch bất cứ mọi lúc mọi nơi. Những năm 1947 –
1948 thành phố có lúc có 10 ban cơng tác, mỗi ban có thể đơng vài trăm chiến sĩ
hoạt động theo địa bàn đã được giao. Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Sài
Gịn ln trong thế chuyển động với những trận đánh điển hình: trận đánh kho đạn
Pirotecni (8/11/1946), trận đánh kho bom Phú Thọ Hòa (31/5/1954)…
Đặc điểm của lịch sử Sài Gòn lúc này là mặc dù Pháp ra sức mua chuộc, mị dân,
dùng mọi thủ đoạn để ly gián nhân dân với kháng chiến tuy nhiên đại đa số đồng
bào vẫn vững lòng hướng về tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, đã tổ chức nhiều
hình thức đấu tranh chính trị sơi nổi với quy mơ lớn. Một trong những địn đáp trả là
nhân sĩ trí thức Sài Gịn khơng hợp tác với Pháp, khiến cho tướng Cédile thất bại
trong âm mưu lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ.



13

Đầu năm 1946, ta tổ chức thành công cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thành phố. Hơn 40.000 cử tri nội thành đã tham
gia bỏ phiếu bầu những đại biểu Tôn Đức Thắng, Huỳnh Văn Tiếng, Nguyễn Văn
Tư… Để đảm bảo cho cuộc bầu cử thành công, 38 cán bộ đã hi sinh, đặc biệt đồng
chí chủ tịch ủy ban kháng chiến Sài Gòn Nguyễn Văn Tư đã hi sinh trong khi làm
nhiệm vụ.
Nhằm tăng cường sức mạnh cho kháng chiến và kiên quyết không làm việc cho
giặc, năm 1947, 6000 viên chức và 1000 thợ chuyên môn rời thành phố ra bưng
biền theo chỉ thị của ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, trong số đó có bác sĩ
Nguyễn Văn Hưởng và đô trưởng Phan Văn Chương. Tháng 11/1949 diễn ra cuộc
tổng bãi cơng, bãi khóa. Rất nhiều trường trung học cơng và tư trong đó có hai
trường quan trọng là Marie Curie và Chasseloup Laubat đã tham gia bãi khóa, tạo
thành đỉnh cao của phong trào học sinh sinh viên vào ngày 09/01/1950. Hàng ngàn
học sinh và hàng trăm phụ huynh kéo nhau đến dinh Thủ hiến đưa yêu sách đã gặp
phải sự đàn áp của cảnh sát, trong cuộc đáp trả, trò Trần Văn Ơn bị thương nặng
qua đời. Ngày 12/01/1950, cuộc đưa tang trò Ơn đã trở thành cuộc biểu tình lớn
nhất kể từ ngày 25/8/1945 và 02/9/1945. Thành ủy Đảng cộng sản đã nhận định
rằng đây là một cuộc đấu tranh chính trị thắng lợi lớn. Ngày 19/3/1950 diễn ra cuộc
biểu tình chính trị của 300.000 người ở trung tâm thành phố chống Pháp và phản
đối can thiệp Mỹ, đuổi tàu Mỹ ra khỏi cảng Sài Gịn, trở thành ngày tồn quốc
chống Mỹ của nhân dân ta.
Cùng góp sức chiến đấu với nhân dân nội thành là lực lượng ngoại thành đông
đảo tạo nên “vành đai đỏ” với nhiệm vụ “chạy đua với đồng hồ” – phát động phong
trào nhân dân làm cho Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh trở thành lực lượng
mạnh nhất. Các quận Tân Bình, Gị Vấp, Hóc Mơn, Thủ Đức, Nhà Bè bao bọc Sài
Gịn bốn phía với hai căn cứ lớn: An Phú Đông và Rừng Sác – chiến khu trên nước
mặn.



14

Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Sài Gịn khơng ngớt những cuộc đấu
tranh vũ trang, biểu tình, bãi cơng. Cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Sài Gòn
là cuộc chiến hết sức bền bỉ, toàn diện trong suốt chín năm ác liệt, trực tiếp đương
đầu với chính quyền thực dân và đã thu hút đông đảo nhân dân lao động cũng như
các trí thức. Trong khoảng thời gian máu lửa ấy, “bên cạnh cuộc chiến đấu khốc liệt
và dằng dai đầy những nỗi tang thương, có những giọt máu chảy tràn ra cùng với
nước mắt. Bên cạnh những tiếng cười ghê rợn ngồi trận tiền, có những giọng rên
trong nhà thương. Bên cạnh những người ngang tàng đang lăn vào làn tên mũi đạn
có những kẻ bạc số ngã khuỵu xuống nửa chừng, không một lời than vãn” [33,
tr.363].
1.2. Đời sống văn học miền Nam
Là người bạn đường luôn song hành cùng lịch sử, văn học miền Nam là bức
tranh chân thực về một thời đại đã qua, đó là chứng nhân và cũng là diễn ngơn tin
cậy có tính chất “như truyền thần, mà khơng ở trong cảnh không sao viết được” [15,
tr.6].
1.2.1. Giai đoạn 1936 – 1939
Tháng 01/1935, Hải Triều kết thúc cuộc tranh luận duy vật – duy tâm, bắt đầu
cho cuộc tranh luận mới vào tháng 02/1935 đầy quyết liệt giữa hai vấn đề nghệ
thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Cuộc tranh luận kéo dài suốt thời kỳ
Mặt trận dân chủ và thu hút khá đông các nhà văn, nhà phê bình văn học tham gia.
Cuộc tranh luận đã góp phần đẩy lùi ảnh hưởng của văn học lãng mạn tiêu cực, cổ
vũ cho văn học hiện thực phê phán, bước đầu giới thiệu một số vấn đề lý luận của
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như mối quan hệ giữa văn học và chính trị,
trách nhiệm của nhà văn với thời cuộc... Phản ánh sự trăn trở, tìm tịi và thức tỉnh
của tư duy đứng trước sự lựa chọn có tính chất quyết định về đường hướng, triển
vọng phát triển của văn nghệ Việt Nam khi bước vào quỹ đạo hiện đại hóa.

Trong giai đoạn này thể loại phóng sự, truyện ngắn và truyện vừa cũng góp vị trí
quan trọng trong dịng văn học cách mạng. Phóng sự Ngục Kontum của Lê Văn


15

Hiến xuất bản năm 1938, Đời tù tội của Chí Thành đăng trên báo Công dân năm
1938, Không tên không tuổi của Phong Ba đăng trên báo Hồn trẻ năm 1936… Tất
cả đã góp phần đấu tranh trên mặt trận chính trị và văn học, có những nét phác họa
về con người mới, đánh dấu bước trưởng thành về văn xi của văn học cách mạng.
Đóng góp lớn cho văn học giai đoạn này là Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ, Mộng
Tuyết, Thiếu Sơn, Kiều Thanh Quế. Báo chí đã mở ra một không gian mới cho văn
học, tạo ra những chuyển biến rõ rệt tác động vào tiến trình hiện đại hóa văn học.
1.2.2. Giai đoạn 1945 – 1954
Trong tuyển tập Mùa gặt lớn (số 1, 1951), Lê Tràng Kiều viết: “Văn hóa nước
nhà từ mấy năm nay đã lột hẳn bộ mặt cũ khốc bộ mặt mới. Khơng ai bảo ai, cũng
chẳng ai hô hào mà người Việt Nam cầm bút viết đã ca ngợi sự tranh đấu anh dũng
của những người kế tục đứng lên. Cả một khối hận lòng ở văn thơ Việt Nam bàng
bạc tỏa lên trời cao” [10, 914].
Hịa mình vào dịng chảy của thời gian, văn học miền Nam giai đoạn 1945 –
1954 không những đã tiếp nối dòng văn học yêu nước mà cịn góp phần làm rực rỡ
hơn, sinh sơi những bơng hoa quý cho vườn hoa văn học cả nước. Đó là cột mốc
thời gian đặc biệt đã để lại “tiếng vọng những mùa qua”, với nguồn tác phẩm phong
phú, đa dạng mà trong một thời gian dài bị lãng quên hoặc chỉ được biết đến một
cách thiếu sót, vội vàng như du khách “lướt qua cửa sổ”.
Trong giai đoạn này, các nhà văn nhà thơ kết hợp cùng các nhà báo tạo nên một
khối văn – báo vững mạnh và đông đảo, luôn sát cánh cùng cuộc chiến oanh liệt của
Sài Gòn. Mặt trận văn nghệ lúc này trở thành vũ khí đắc lực cho kháng chiến. Mặc
dù sống trong khu vực bị tạm chiếm chịu sự đàn áp của giặc nhưng giới văn – báo
vẫn kiên cường sử dụng ngòi bút sáng tác văn thơ chiến đấu với đa dạng thể loại từ

truyện, thơ, ký, biên khảo, dịch thuật, lý luận - phê bình… Đặc biệt, lực lượng này
cịn tham gia những cuộc hội thảo, mít tinh, đình cơng và xuống đường cùng với
nhân dân trong cuộc đấu tranh chung của tồn dân tộc. Sống và hịa mình vào dòng
chảy lịch sử, gánh vác trách nhiệm trên vai nên nhiều nhà văn đồng thời là chiến sĩ,


16

vì vậy những sáng tác của họ có sự non kém trong nghệ thuật nhưng đạt được giá trị
hiện thực rất cao. Tính chọn lọc chi tiết, sử dụng hình tượng hay các nguyên tắc
thẩm mỹ không được chú trọng nhưng tất cả đều mang tính chiến đấu mạnh mẽ, kịp
thời phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến.
Do sự phức tạp và biến động khơng ngừng của tình hình chính trị nên sắc thái
văn học ở Sài Gịn rất phức tạp, không được thuần nhất như các vùng giải phóng và
lân cận. Nội dung sáng tác từ năm 1946 đến 1950 rất phong phú, còn được gọi là
giai đoạn văn chương tranh đấu, với hai cách chiến đấu chính diện và trắc diện. Đây
là khoảng thời gian đánh dấu tên tuổi của các nhà văn: Thẩm Thệ Hà, Bình Nguyên
Lộc, Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh… trong đó có lớp nhà văn cịn
rất trẻ: Nguyễn Văn Nguyễn, Bình Ngun Lộc, Hồng Xn Nhị, Hồng Văn
Bổn… Cùng với sự xuất hiện của một lực lượng đông đảo nhà văn, các sáng tác
mang tính tranh đấu ra đời liên tiếp đã tạo khơng khí hết sức sơi động trên văn đàn.
Đặc biệt, để phù hợp với tình hình xã hội và kịp thời đưa tin đến với bạn đọc, thể
loại ký được nhiều tác giả lựa chọn: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười (Nguyễn
Hiến Lê), Tấn công tài xỉu (Vũ Xuân Tự), Tôi bị đày đi Bà Rá (Việt Tha), Lao tù
(Thiên Giang), Tờ thư đất trích (Mộng Tuyết), Cứu lấy quê hương (Hoàng Tấn). Dù
hoạt động văn nghệ khó khăn, hầu hết các nhà văn phải di chuyển nơi ở liên tục, các
nhà in tiến bộ dần bị đàn áp phải đóng cửa nhưng truyện ngắn và tiểu thuyết đô thị
vẫn nở rộ tạo nên sức mạnh văn nghệ to lớn: Tranh đấu (Dương Tử Giang), Người
yêu nước (Thẩm Thệ Hà), Cây ná trắc, Nửa bồ xương khô (Vũ Anh Khanh), Tàn
binh (Sơn Khanh), Dân quê (Phi Vân)… Hầu hết sáng tác trong giai đoạn này nêu

cao tinh thần tranh đấu, mang cùng một tâm nguyện thiết tha, anh dũng “phải chết
một cách đáng chết, nếu có thể sống, hãy sống để tranh đấu đến cùng” [33, tr.301]
Bên cạnh việc nêu cao tinh thần chống giặc thì phong trào đả kích các sản phẩm đồi
trụy được tất cả các cán bộ văn – báo góp sức tích cực như Hương Nam, Trần Chi
Lăng, Bùi Đức Tịnh, Thẩm Thệ Hà, Thiên Giang, Hợp Phố…
Các trí thức, nhà văn từ đầu những năm 40 đã có ý thức thành lập nhóm văn học
nhằm gây dựng lực lượng chính trị sẵn sàng hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa, nổi


17

bật là ba nhóm Văn Lang quy tụ trên tuần báo Văn Lang (1939 – 1940) gồm bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Hưởng; kỹ sư Kha Vạn Cân,
Nguyễn Ngọc Bích và nhà văn Thạch Vân (Hải Vân – Trần Kim Bảng); Ủy ban văn
học Phan Thanh Giản quy tụ trên tuần báo Nam kỳ và tạp chí Đại Việt (1943 –
1944) gồm các đồng chí Khng Việt, Lê Thọ Xuân, Hương Trà, Ca Văn Thỉnh…
và nhóm sinh viên Xếp bút nghiên quy tụ trên tuần báo Thanh niên và ban kịch Sinh
viên gồm các đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê…
Tất cả các hoạt động và sáng tác trong giai đoạn này đã tạo được một nền văn
học chiến đấu anh dũng kiên cường góp cơng cho bước kháng chiến đầu tiên của
dân tộc và góp phần rất lớn trong dịng văn học yêu nước của Nam Bộ. Hơn nữa,
văn học kháng chiến Sài Gịn nằm ở vị trí đặc biệt là cơ quan đầu não của địch đã
tạo nên những ảnh hưởng quan trọng đến các vùng lân cận. Nhà nghiên cứu Mã
Giang Lân từng nhận định: “về tổng thể, sáng tác văn học 1945 – 1954 ở Hà Nội –
Sài Gịn đã diễn ra trong những điều kiện hồn cảnh tâm lý khác nhau. Bên cạnh
một Hà Nội mờ nhạt với những chán chường, hồi nghi là Sài Gịn sơi động phong
phú, đã làm hiện lên đời sống của nhân dân trong cuộc chiến đấu gian khổ và hình
ảnh những người chiến sĩ cách mạng quyết tâm bảo vệ quê hương mình. Dù cịn
nhiều hạn chế, nhưng vẫn là những tài liệu quý lưu giữ lại những dấu ấn chính trị xã
hội không thể nào quên” [10, tr.933].

1.3. Cuộc đời
Trần Kim Bảng sinh ngày 10/5/1911 tại huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, là
con trai cả trong gia đình gồm 5 anh em. Trong quá trình hoạt động văn học, tác giả
sử dụng khá nhiều bút danh: Hải Vân, Bảy Phong, Dã Hoa, Trần Thiện Phong,
Nguyên Phương, và được biết đến nhiều nhất là Thiên Giang.
Những năm đầu của thập niên 20, ông được cắp sách đến trường sơ học (tương
đương cấp 1 ngày nay) mặc dầu gia đình sống trong cảnh khó khăn. Trường tại Đà
Nẵng xa nhà gần chục cây số nên hàng ngày được mẹ chuẩn bị cơm nắm, mắm kho
gói trong chiếc mo mang theo. Sớm ý thức được thực trạng của đất nước và hạt


18

giống cách mạng nhanh chóng nảy mầm, năm 1926 ơng tham gia phong trào cách
mạng tại Huế. Hoạt động tích cực trong các cuộc bãi khóa, biểu tình của học sinh –
sinh viên, năm 1929 ông gia nhập vào Sinh hội đỏ tại trường Quốc học Huế và tiếp
tục hoạt động cách mạng cho đến khi bị bọn tay sai mật thám Pháp truy nã thì nghỉ
học.
Mặc dù chọn cho mình con đường chơng chênh nguy hiểm và khơng được cha
ủng hộ, nhưng Thiên Giang vẫn giữ vững lập trường kiên định quyết đấu tranh
chống lại kẻ thù. Năm 1930, sau khi được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương,
ơng thốt ly gia đình đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Thời gian đầu, ông
chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để xây dựng chi bộ đầu tiên tại Quảng Nam – Đà
Nẵng. Sau đó ơng vào Hội An đảm nhận vị trí phó bí thư tỉnh ủy, hoạt động tổ chức
phong trào quần chúng ở Quảng Nam, hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và
phong trào đấu tranh ở Quảng Ngãi. Ngày 04/8/1930, cùng với một số đồng chí
khác, Thiên Giang đã đánh một địn bất ngờ gây choáng váng cho giặc khi treo cờ
đỏ búa liềm và mở cuộc diễn thuyết công khai tại thị xã Hội An, tổ chức các cuộc
mít-tinh, biểu tình ở huyện Duy Xuyên. Tại Trung kỳ, nhà văn hoạt động chủ yếu
trên địa bàn Huế, Hội An và Đà Nẵng, dùng nhiều phương thức để tuyên truyền

chính trị, vận động giác ngộ quần chúng và xây dựng lực lượng.
Năm 1931, ơng bị Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế là Ngơ Đình Khơi
kết án 7 năm tù, bắt đi đày tại Lao Bảo. Tuy nhiên nhà tù không giam hãm được chí
lớn, các chiến sĩ trong đó có Trần Kim Bảng đã biến lao ngục thành trường học.
Chính trong thời gian này, nhà văn được các đồng chí lão thành giúp hiểu sâu về
cách mạng. Ông học chữ Hán với ơng Tú Nguyễn Đình Kiên, học chữ Pháp với
đồng chí Nguyễn Sĩ Sách, Hồ Sĩ Thiều. Năm 1935, ông được thả ra khỏi Lao Bảo
nhưng vẫn bị quản thúc tại nơi cư trú. Năm 1936, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị
Thái, con gái một gia đình ở phố cổ Hội An.
Trần Kim Bảng đánh dấu hoạt động văn học bằng việc thành lập nhóm Tứ Hải
(1936 – 1939) gồm Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), Hải Khách (Trần Huy Liệu),


×