Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.42 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Đạo phật du nhập vào nước ta hàng ngàn năm tạo ra một chỗ đứng vững chắc
trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc? ........................................................... 2
2. Từ một giá trị văn hóa cụ thể (vật thể hoặc phi vật thể) anh (chị) hãy nhận định
theo quan điểm của mình về quá trình biến đổi tự thân của tôn giáo để hòa vào
cuộc sống của cộng đồng người Việt và trở thành một bộ phận văn hóa của người
Việt? ........................................................................................................................... 6
3. Phân tích giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để thấy được Phật giáo đóng góp
một phần cho văn hóa Việt Nam?............................................................................ 12


1. Đạo phật du nhập vào nước ta hàng ngàn năm tạo ra một chỗ đứng
vững chắc trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc?
Bài làm
Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn hai nghìn năm qua, từ một tôn giáo
ngoại nhập trở thành một tinh thần văn hóa.
Tùy thời tùy nơi, sắc thái văn hóa ấy biến đổi khác nhau và luôn luôn có xu
hướng bản địa hóa cho thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của dân tộc. Khoan dung và
bác ái là cái đức lớn nhất mà Phật giáo để lại trên mỗi chặng hành trình, chính vì
thế, tôn giáo này cũng sẵn sàng chấp nhận sự pha trộn giữa tín ngưỡng bản địa với
Phật giáo chính thống.
Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, do
vậy, đã tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng, thể hiện ở các mặt sau:
Phật giáo tự biến đổi thích nghi với văn hóa Việt Nam
Khi đến với Việt Nam trong buổi bình minh của lịch sử, Phật giáo đã tìm
đến với văn hóa dân gian để kết thành duyên nợ, từng bước tạo được chỗ đứng
trong tâm thức nhân dân bằng truyền thuyết Man Nương kỳ bí và huyền ảo. Sự gặp
gỡ giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa đã giúp cho Phật giáo gắn bó và
đồng hành với đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Bởi văn hóa dân gian là
sản phẩm sáng tạo của nhân dân, kết tinh trí tuệ, thể hiện khát vọng và tâm tư tình


cảm của nhân dân. Tìm đến với văn hóa dân gian, kết hợp với tín ngưỡng dân gian
là Phật giáo đã tìm đến với nguồn cội của văn hóa dân tộc, tìm đến với sức sống và
bản sắc của văn hóa Việt Nam.
Sự tiếp xúc, hội nhập của phật giáo trong văn hóa Việt Nam
Phật giáo ở Việt Nam là sản phẩm của sự giao lưu, tiếp biến trong văn hóa
Việt - Ấn nên ngay từ điểm khởi đầu ấy nó đã đặt ra mối quan hệ tương tác biện


chứng giữa văn hóa và tôn giáo. Quá trình truyền giáo và phát triển của đạo Phật
khi du nhập vào Việt Nam một mặt chịu sự tác động và chi phối của đặc trưng văn
hóa, mặt khác nó tác động vào chính văn hóa Việt Nam mà kết quả là Phật giáo sẽ
thích ứng chọn lọc, hội nhập với nền văn hóa, được làm phong phú và sâu sắc thêm
bởi các giá trị văn hóa bản địa. Phật giáo sẽ bổ sung cho văn hóa, thúc đẩy văn hóa
phát triển, làm xuất hiện một nền văn hóa Phật giáo của Việt Nam, khác với Phật
giáo ở Trung Quốc hay Ấn Độ cổ đại. Bản chất của Phật giáo là từ bi, trí tuệ; bản
nguyện Phật giáo là giác ngộ, giải thoát; bản hạnh Phật giáo là hòa bình, giáo dục
và từ thiện. Phật giáo giàu tính nhân bản, rất phù hợp với nền văn hóa bản địa nên
nó nhanh chóng được người Việt đón nhận và ghi dấu ấn của mình trong tư tưởng
của người Việt Nam.
Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, các vị tiền bối đã khai thác tính tích
cực của giáo lí để phục vụ cho việc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Khi Phật
giáo đạt tới mức cực thịnh ở nước ta dưới triều Lý, các vua nhà Lý đã lấy đạo Phật
làm quốc đạo. Tôn người đạo cao đức trọng nhất trong Giáo hội làm Quốc sư để
vấn kế hưng nước, an dân. Nhờ đó mà kinh tế, văn hóa, đạo đức, xã hội phát triển
mạnh.
Và một khi đã thấm sâu vào tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo sẽ có vai trò
hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa người dân. Các ngôi chùa không chỉ
mang yếu tố tâm linh mà trở thành trung tâm văn hóa giáo dục trong các làng xã.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Phật giáo đứng về phía những người
yêu nước. Có những tín đồ Phật giáo đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân đứng lên làm

cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như cuộc khởi nghĩa của Lý Phật Tử cuối thế kỷ
VI, đầu thế kỉ VII. Như vậy là Phật giáo Việt Nam, trong những bước phát triển
đầu tiên, đã nhập thân vào dân tộc.
Vị thế của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam


Do vai trò của Phật giáo trong lòng văn hóa dân tộc như vậy, nên khi nền
độc lập của Việt Nam được giành lại trong thế kỷ X, Phật giáo đã có một vị thế to
lớn trong xã hội. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là giai đoạn phát triển cực thịnh của
Phật giáo Việt Nam, mà đỉnh cao là trong hai triều đại Lý (1010 - 1025) và Trần
(1225 - 1400), Phật giáo trở thành quốc giáo.
Chùa tháp mọc lên khắp nơi trong đất nước. Ở những tỉnh miền núi của Việt
Nam như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, các nhà khảo cổ
học đã tìm đượcvết tích ngôi chùa cổ trong thời kì này. Điều đó chứng tỏ lúc bấy
giờ, Phật giáo không chỉ thâm nhập ở đồng bằng mà còn len lỏi cả và các dân tộc
thiểu số trên khắp đất nước Việt Nam.
Đặc biệt từ sau thế kỉ X, cùng với việc giành lại chủ quyền đất nước, văn
hóa Việt Nam bước vào một thời kì phát triển rực rỡ, bừng lên như một cuộc hồi
sinh hay phục hưng. Và Phật giáo Việt Nam cũng đóng một vai trò không nhỏ
trong thời kỳ này.
Gắn bó với văn hóa dân tộc, song hành cùng lịch sử văn hóa, Phật giáo xưa
và nay vẫn luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Phật giáo Việt
Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ nền độc lập chủ quyền
dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các tăng ni phật tử cũng xuống
đường đấu tranh đòi độc lập cho dân tộc, hòa bình cho cuộc sống của muôn dân.
Phật giáo đã đứng về phía nhân dân trong cuộc đấu tranh chính nghĩa là bởi Đạo
pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội là một thể thống nhất, biện chứng, không tách
rời.
Như vậy, Phật giáo đã khẳng định được vị thế của mình trong nền văn hóa
dân tộc. Với tư cách là một phương diện văn hóa, Phật giáo có khả năng thâm nhập

vào nhiều mặt của đời sống xã hội như: chính trị, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội
họa, âm nhạc, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…


Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa mở, một mặt bảo vệ bản sắc dân tộc
để nhất quán với chính mình, mặt khác không chối từ những ảnh hưởng tích cực
của các yếu tố văn hóa ngoại sinh, khoan dung tôn giáo cũng chính là khoan dung
văn hóa, bởi tôn giáo là sản phẩm của văn hóa, là thành tố văn hóa. Phật giáo trở
thành cầu nối tiếp xúc văn hóa để Việt Nam vươn ra thế giới trong hội nhập toàn
cầu. Không chỉ cung cấp hệ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam mà
Phật giáo còn góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước, chỉ ra con đường tu thân cho
mỗi con người thông qua tứ diệu đế và bát chính đạo, nó góp phần điều chỉnh hành
vi con người theo chuẩn mực chân thiện mỹ. Tinh thần nhập thế của Phật giáo ở
Việt Nam là lí do gắn kết Phật giáo với dân tộc, với văn hóa và phát triển trong quá
khứ - hiện tại - tương lai.
Giá trị của văn hóa Phật giáo luôn giữ một vị thế quan trọng trong tổng thể
văn hóa Việt Nam. Sự hiện hữu của Phật giáo qua mấy nghìn năm lịch sử góp phần
làm nên bản sắc của dòng giống Lạc Hồng. Phật giáo với bản chất là trí tuệ, là từ
bi, sẽ tiếp tục phát huy vị thế linh hoạt, nhạy bén của mình theo phương châm tinh
thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam để cùng đồng hành với dân tộc, thực hiện
nhiệm vụ chắt lọc và kết tinh những giá trị văn hóa tiên tiến trở thành một phần
hồn cốt tinh hoa của dân tộc Việt Nam.


2. Từ một giá trị văn hóa cụ thể (vật thể hoặc phi vật thể) anh (chị) hãy
nhận định theo quan điểm của mình về quá trình biến đổi tự thân của tôn giáo
để hòa vào cuộc sống của cộng đồng người Việt và trở thành một bộ phận văn
hóa của người Việt?
Bài làm
Trên đất nước ta hiện nay có nhiều tơn giáo đã được Nhà nước cơng nhận.

Ngồi Phật giáo, còn là Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin lành, Hời giáo.
Dù ít dù nhiều, tơn giáo nào cũng hướng về điều thiện. Chúng ta cầu mong các tôn
giáo đều thực hiện đúng phương châm “tốt đời đẹp đạo’’ cùng nhau đồn kết,
chung sức chung lịng chăm lo hạnh phúc của tồn dân tợc, chăm lo chu đáo phần
hờn cho đất nước từ phẩm chất chân chính của đạo mình, tránh đi những mặc cảm
phân liệt, đới địch.
Khơng phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã sớm
bén rễ trên mảnh đất này. Và trong tâm thức mỗi người dân Việt, Phật giáo nghiễm
nhiên trở thành tơn giáo đóng mợt vai trị rất quan trọng trong q trình hợi nhập
và phát triển cùng với dân tộc Việt Nam đối sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Hay
nói cách khác, Phật giáo được xuất phát từ Ấn Độ khi truyền vào nước ta đã được
nhân dân ta tiếp biến và hội nhập như thế nào để làm nên đặc trưng Phật giáo Việt
Nam qua các thời đại lịch sử.
Với một nội dung sinh hoạt buổi đầu như thế, dường như nó phù hợp với tín
ngưỡng bản địa văn hóa người Việt. Người ta tin rằng ông Trời được nhìn nhận
như là vị thần ở trên cao, nhìn thấu mọi việc ở dưới đất, trừng trị kẻ làm điều ác,
giúp đỡ người hiền. Ông Trời có thuộc hạ gần xa. Gần thì có ông Sấm, mụ Sét. Xa
thì có Sơn Tinh, Thủy tinh, thần cây Đa, ông Táo. Khi Phật giáo vào nước ta, Bụt
được nhìn nhận như là ông Trời có phép thần thông, nghe biết hết mọi chuyện trên
thế gian như ông Trời, nhưng không ở trên cao nhìn xuống như ông Trời, mà rất


thân cận với con người. Bụt có thể hiện ra dưới hình thức để cứu người, giúp đời,
nhất là những người có lòng tốt mà bị điều oan ức. Bụt rất thương người, cứu giúp
người hiền, nhưng khác ông Trời là không trừng trị kẻ ác. Bụt không bị nước trôi,
lửa cháy vì Bụt có phép thần thông và biến hiện.
Hay nói cách khác trong b̉i đầu đạo Phật mới du nhập vào nước ta, Phật
giáo đã tiếp thu những ́u tớ văn hóa Việt để có thể hịa nhập, tồn tại, sau đó đi
sâu vào đời sống xã hội. Do đó, từ mợt tín ngưỡng dân gian đa thần mang màu sắc
quyền năng, hình ảnh Phật thể được thiết lập; từ một con người sau khi tu chứng

trở thành vị thần, được ghi nhận vào trong Lục độ tập kinh truyện 74, tờ 39b16 -20
như sau: “Tâm tịnh đắc bỉ tứ thiền, tại ý sở do, khinh cử thắng phi, đạp thủy nhi
hành, phân thân tán thể, biến hóa vạn đoan, xuất nhập vô gián, tồn vong tự do,
mạc nhật nguyệt, động thiên địa, động đổ triệt thính mỵ bất văn kiến, tâm tịnh
quán minh, đắc nhất thiết trí” (Lịng sạch, được bớn thiền kia, theo ý tự do, nhẹ
nhàng bay nhảy, đạp nước mà đi, phân thân tán thể, biến hóa mn hình, ra vào
khơng hở, cịn mất tự do, rờ mó tới trăng, chấn đợng đất trời, trơng śt che khắp,
khơng đâu là khơng thấy nghe, lịng sạch thấy sáng, được nhất thiết trí).
Tiến trình tiếp biến các yếu tố quyền năng của các vị thần vào trong Phật
giáo ở Giao Châu khơng dừng ở đó, nó được bản địa hóa hồn tồn khi mà xã hợi
Việt Nam bấy giờ, con người sinh sống dựa trên nền tảng của xã hợi nơng nghiệp
trờng lúa nước. Ngồi ́u tớ cần cù lao đợng, con người ln có nhu cầu “Trông
trời, trông đất, trông mây, Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm” để cày
cấy sinh tồn mà dân gian cụ thể hóa “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Cho
nên, vị thần trong thần điện của người Việt tôn thờ tất nhiên là thần mây (vân), tiếp
đến thần mưa (vũ), sau đó là thần sấm (lôi), cuối cùng là thần chớp (điện). Như
vậy, trong tâm thức cư dân nơng nghiệp nước ta bấy giờ, ḿn có mưa (có nước)
tức là phải nhờ có mây, đi chung cùng với mưa hay trước khi mưa thì sấm, chớp
xuất hiện để phục vụ cho việc nông nghiệp trồng lúa nước. Hình ảnh Phật điện


được cụ thể hóa thành Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Pháp Điện
được tôn thờ trong bốn ngôi chùa trùng tên.
Nếu ở giai đoạn buổi đầu, vai trò Phật giáo quyền năng, được thiết lập một
cách rõ ràng cụ thể để Phật giáo dễ dàng thâm nhập tín ngưỡng dân gian đa thần
của người Việt. Từ Chữ Đồng Tử, Tiên Dung và nhà sư Phật Quang, rồi đến Tu
Định và Man Nương và sư Khâu Đà La, thực chất đây là cả quá trình tiếp biến, bản
địa hóa đạo Phật, khiến cho Phật giáo có vị thế vững chắc trong lòng dân tộc, tạo
nên sắc thái đặc biệt của Việt Nam. Một mặt, giới Phật giáo cộng đồng người Việt
nỗ lực bản điạ hóa giáo lý cơ bản như nhân quả, nghiệp báo luân hồi, về Phật,

Pháp, Tăng của nhà Phật theo đạo lý truyền thống và tín ngưỡng đa thần, được diễn
đạt theo cách hiểu và ngôn ngữ Việt bấy giờ. Mặt khác giới Phật giáo cũng nhiệt
tâm xây dựng hình tượng Phật được cụ thể cho phù hợp tư tưởng người Việt. Và
như vậy, người Việt giải trình vấn đề bản địa hóa đạo Phật bằng thể nhập niềm tin
và chuyển hóa thân tâm.
Ấn Độ có mợt đức Phật Thích Ca lịch sử, khi đạo Phật vào Giao Châu, với
tinh thần khế lý khế cơ, q trình bản địa hóa đó đòi hỏi cần tái tạo mợt hình ảnh
những vị Phật x́t phát từ trong cợi rễ văn hóa nước nhà, được hình thành từ trong
hiện thực lao đợng, thật bình dị và gần gũi để cầu nguyện, gởi gắm tâm tư nguyện
vọng của mình. Cho nên, các vị Phật của cộng đồng người Việt bấy giờ phải có
những ́u tớ người Việt thật, mang dáng vóc và gương mặt người Việt. Vì vậy
thần mây, thần mưa, thần sấm, thần sét đã hóa thành hệ Tứ Pháp bao gồm Phật
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Hẳn nhiên trong tâm thức người Việt,
thần điện người Việt đã có những vị thần này rời, để rời mợt ngàn năm sau, vào
thời Trần, có hình ảnh Phật Đại Việt thị hiện trong bối cảnh lịch sử nước ta, ba lần
lãnh đạo dân ta đánh tan quân Nguyên Mông, mở bờ cõi phương Nam, phục hưng
văn hóa Đại Việt.


Cũng từ nợi dung về tín ngưỡng Tứ Phật pháp, ta có nhìn Phật giáo Việt
Nam ln mang dấu ấn bản sắc văn hóa dân tợc. Đến thế kỷ sáu, khi Phật giáo Việt
Nam với sự ra đời dòng Thiền do Tỳ Ni Đa lưu Chi tại ngôi chùa thờ Phật Pháp
Vân, cũng là tên ngơi chùa này, cịn gọi là dòng Thiền Pháp Vân. Dòng Thiền này
đã sản sinh những vị thiền sư lỗi lạc như Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện,
Định Khơng, Vạn Hạnh, Mãn Giác đã có mở ra những trang sử mới cho nước nhà,
và cho Phật giáo Đại Việt bấy giờ. Các nhà lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo Phật
giáo nhà Lý càng thể hiện tính nhất quán tư tưởng thiền, kết hợp yếu tớ mật giáo
với hình thức tu tập “Tởng trì Tam ma địa” của dòng Thiền này để thể nhập sâu
vào Hệ Tứ Pháp để thu phục nhân tâm người dân Đại Việt trong tinh thần đoàn kết,
thống nhất trong tư tưởng và hành động để kiến thiết đất nước. Về phương diện

này, nhà Lý chủ động trùng tu các chùa và đưa hệ thống thờ Tứ Pháp vào các chùa,
từ trong kiến trúc, tơn trí tượng Phật Tứ Pháp cũng đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ
đẹp theo thẩm mỹ người Việt, cách bài trí trong các chùa tiền Phật, hậu thần hay
tiền Phật, hậu Mẫu, thậm chí các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hồng, thở địa, anh
hùng dân tợc…vào trong chùa để ngưỡng bái.
Hệ quả, nó đã khiến cho đạo Phật phát triển nhanh chóng trong sinh hoạt
quần chúng, trên hết quy tụ mọi thành phần vào khối thống nhất để phát triển quốc
gia và dân tộc ở trên tầm mới. Dĩ nhiên, các vua nhà Lý là những vị Phật tử thuần
thành, đã tiếp thu cội nguồn văn hóa dân tợc, đờng thời thực thi q trình bản địa
hóa Phật giáo Đại Việt, mang bản sắc dân tộc riêng biệt dưới sự dạy dỗ và đào tạo
của các thiền sư. Việc khai sáng ra triều đại nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thành
Thăng Long, xây dựng chùa Tháp làm biểu tượng quốc gia “An Nam Tứ Đại khí”
(tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, đỉnh Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm), phát triển
văn hóa, văn học nước nhà, ai dám bảo rằng khơng có sự ảnh hưởng tác động từ tư
tưởng, niềm tin bất động của mọi thành phần, các giới từ tín ngưỡng Hệ Tứ Phật
pháp.


Sang đời Trần, với sự ra đời thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở hợp nhất ba
dòng thiền: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường càng chứng tỏ q
trình hợi nhập và phát triển đạo Phật đã được bản địa hóa hồn tồn. Nó đòi hỏi sự
ra đời của một Phật giáo Nhất tông thống nhất từ trong quan điểm, tư tưởng, hình
thức tở chức các nợi dung sinh hoạt Phật giáo phải mang bản sắc văn hóa dân tợc,
th̀n Việt trong mợt bới cảnh lịch sử dân tộc độc lập, tự chủ trên mọi phương diện
kể cả tín ngưỡng tâm linh. Với mợt quan điểm Phật tại tâm mà Quốc sư Viên
Chứng khuyến cáo vua Trần Thái Tơng: “Trong núi vớn khơng có Phật, Phật ở
trong tâm, chỉ cần lịng lặng mà biết, đó chính là chân Phật”, khi vua muốn từ bỏ
ngôi vị để vào núi tìm Phật. Từ đây, mợt quan điểm về mợt Phật thể ra đời xuất
phát từ hiện thực con người chỉ cần “lòng lặng mà biết”, nó đã tích cực tác đợng
chi phới tồn bợ lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Việt. Mọi người đều có thể thành

Phật ngay giữa cuộc đời, bất luận là tu sĩ xuất gia, hay tại gia, nam hay nữ chỉ cần
biện tâm là được. Điều đó cũng có nghĩa, nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch
sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau.
Chính tư tưởng tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục đã hình thành nên
mẫu người Phật tử Đại Việt biết đem đạo ứng dụng vào đời thật hữu ích. Chính
Trần Thái Tông là người sống trong thế giới vật chất, sặc mùi danh lợi, thế mà ông
vẫn hướng tâm giải thoát và lãnh đạo nhân dân ta đập tan cuộc chiến chống quân
Nguyên lần thứ nhất và cũng là người chủ trương đặt nền móng cho Thiền phái
Trúc Lâm ra đời. Không chỉ Thái Tông mà một loạt thiền sư xuất gia hay tại gia
của giai đoạn này như Tuệ Trung, Trần Thánh Tông…đều tích cực tham gia vào
đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Họ có thể là những nhà tư tưởng chiến
lược, tướng cầm quân, những nhà trí thức lớn, nhà thơ, nhà văn, thầy thuốc tùy
theo sự phân công và khả năng của mình mà sẵn lòng tham gia không có một yêu
cầu đòi hỏi nào cả, sống đúng đạo lý như Phật Trần Nhân Tông nói trong Cư Trần
lạc đạo.


Rõ ràng, sự phát triển đất nước sau chiến tranh khiến nhà Trần có chính sách
lâu dài về vấn đề dân số, kéo theo vấn đề kinh tế, an ninh chính trị. Bốn năm sau,
Trần Nhân Tông tiếp tục sự nghiệp Nam tiến của cha mình là sáp nhập hai châu Ơ
Mã và Việt Lý vào bản đờ Đại Việt. Từ đây, Đại Việt không chỉ giải quyết được
vấn đề áp lực gia tăng dân số mà còn thiết lập được một nền an ninh vững mạnh.
Về mặt lý luận, Phật giáo Đại Việt với Phật quan Phật ở trong lòng tạo ra sự bình
đẳng về con người giải thoát, bình đẳng về quyền lợi xã hội và khi đi vào hoạt
động thực tiễn với tinh thần nhập thế, nó đã tác động mạnh mẽ trong công cuộc
Nam tiến của dân tộc.
Vậy là Phật giáo Đại Việt với tinh thần nhập thế đã góp phần giải quyết một
loạt vấn đề lịch sử đặt ra, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân tộc. Sau thời Trần
Nhân Tông, Phật giáo còn tích cực nhập thế với những nhiệm vụ mới mà lịch sử
giao phó.



3. Phân tích giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để thấy được Phật giáo đóng
góp một phần cho văn hóa Việt Nam?
Bài làm
Trong lịch sử Việt Nam, từ đầu Công nguyên đến hiện tại, Phật giáo đã có
ảnh hưởng lâu dài và sâu rợng đến nhiều lĩnh vực của đời sớng xã hợi, văn hóa
Phật giáo Việt Nam đã để lại cho dân tộc ta nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần
có giá trị đặc sắc.
Thứ nhất, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, Phật giáo đã thích ứng khá
nhuần nhuyễn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa và nhờ đó, những tinh
hoa của giáo lý Phật giáo đã tìm được mơi trường thích hợp để nở hoa, kết trái. Sức
mạnh của Phật giáo thể hiện ở khả năng hịa đờng, tính khoan dung và tinh thần
dân chủ, bình đẳng, như cớ Giáo sư Trần Đình Hượu đã có suy nghĩ đúng đắn về
Phật giáo: “Ai chuyên tâm niệm Phật, nghĩ điều thiện, làm việc thiện thì được vãng
sinh cực lạc. Nước Phật không chỉ dành riêng cho người xuất gia, càng không phải
dành riêng cho kẻ giàu sang. Không phải quần chúng đến với Phật, mà Phật đến
với quần chúng. Quần chúng hóa như vậy, nên Phật giáo có ảnh hưởng rộng rãi tới
xã hội. Kết quả của việc đó là, người tu hành gắn với quần chúng nghèo khổ và
ngôi chùa gần với làng xã”. Bằng chứng là hầu như tất cả các làng xã Việt Nam
đều có sự hiện diện của mái chùa thờ Phật.
Thứ hai, khả năng “gắn đạo với đời” và “đồng hành cùng dân tộc” tạo nhiều
cơ hợi để Phật giáo đóng góp thiết thực cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
dân tộc. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, ta thấy nổi lên nhiều vị danh tăng như
Đại sư Khuông Việt, Quốc sư Vạn Hạnh, Điều Ngự Trần Nhân Tơng qua “vai trò”
chính trị ảnh hưởng rõ nét đến tiến trình phát triển lịch sử dân tợc. Ta cịn thấy ở
mợt sớ thời kỳ lịch sử, Phật giáo đã phát huy ảnh hưởng như một “nguồn động lực”
thúc đẩy sự phát triển, thậm chí cịn chi phới tới tư tưởng và học tḥt, văn học và
nghệ thuật của đất nước như dưới hai triều đại Lý và Trần chẳng hạn. Mỗi khi đất



nước có giặc ngoại xâm, nhiều tu sĩ đã bỏ áo cà sa sẵn sàng nhập thế cầm vũ khí
cùng dân tợc đánh giặc giữ nước. Trong hịa bình xây dựng đất nước, các vị tăng ni
lại hướng dẫn phương pháp tu luyện, phổ biến, giảng dạy giáo lý nhà Phật, giúp
cho Phật tử tạo lập được nếp sống, lối sống chân, thiện, mỹ, đặc biệt là giúp cho
Phật tử biết cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn những vấn đề cốt lõi trong đời
sống của con người về “sinh, lão, bệnh, tử”, chỉ dẫn cho họ phương cách làm sao
để có thêm ý nghĩa của hạnh phúc, an vui về mặt tinh thần bên cạnh các giá trị vật
chất như tiền tài, của cải, nhà đất... Nhờ thế, Phật giáo Việt Nam đã cắm rễ sâu và
ln có chỗ đứng quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam.
Thứ ba, bàn về di sản văn hóa phi vật thể của Phật giáo trước hết phải đề cập
giá trị văn hóa, đạo đức. Đạo đức Phật giáo thể hiện ở mục tiêu muốn đưa lại hạnh
phúc và an lạc cho nhân sinh. Nguyên tắc đạo đức mà đức Phật dạy cho chúng sinh
là phải tự lực phấn đấu, đề cao lịng từ bi, vơ ngã - vị tha, làm điều thiện, ngừa điều
ác. Bản chất của đạo đức thể hiện qua hành vi gương mẫu của Phật tử. Phật giáo
ln khún khích chúng sinh “tự đợ đợ tha, tự giác giác tha”, không phân biệt
giữa ngã nhân (ta) và tha nhân (người khác). Tư tưởng bác ái, cứu nhân đợ thế, vị
tha từ Phật giáo đã có tác dụng bồi đắp, làm phong phú thêm đạo lý trong tâm hờn
người Việt Nam, là lịng nhân ái “thương người như thể thương thân”. Đó cũng là
những mong muốn tốt đẹp mà Chủ tịch Hờ Chí Minh đã nhắn nhủ trong Thư gửi
Đại hội lần thứ III Hội Phật giáo Việt Nam ngày 28/9/1964: “Tôi mong rằng đồng
bào Phật giáo hãy thực hiện lời Phật dạy “lợi lạc quần sanh, vô ngã, vị tha, là tất cả
vì lợi ích mọi người, không cá nhân chủ nghĩa”
Tứ đại vô lượng tâm: từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo là liều thuốc làm trong sáng
hơn đời sớng tinh thần, trong đó có đời sống tâm linh của Phật tử Việt Nam, trước
áp lực của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, của đơ thị hóa dờn dập và của
cạnh tranh khớc liệt vì lợi nhuận. Và, chắc chắn là, với tư tưởng khoan dung, hịa
bình, khún thiện, ngừa ác, Phật giáo sẽ góp phần thức tỉnh lương tri con người,



làm cho con người được sớng trong hịa bình, nhân ái, chủ đợng phịng ngừa cái ác
và hiểm họa chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân, cũng như khủng bố quốc tế
và xung đột tôn giáo. ý tưởng hịa bình trên thế giới chỉ được thực hiện khi các
quốc gia ý thức được chân lý, (như giá trị của văn hóa đạo Phật) mà mợt cơ sở là
lịng khoan dung và thái độ cảm thông, sẵn sàng gạt bỏ ham ḿn qùn lực và
tham vọng kiểm sốt các quốc gia khác. Trong phạm vi từng quốc gia, khát vọng
sớng n bình trên mợt đất nước thanh bình chỉ được hiện thực hóa khi đời sớng
được xây dựng trên nền tảng đạo đức, để mỗi thành viên trở thành nhân tớ tích cực
cho xã hợi. Nói mợt cách khác, văn hóa đạo đức Phật giáo có khả năng điều chỉnh
hành vi đạo đức của con người, cũng tức là đóng góp vào việc đào tạo ng̀n nhân
lực có chất lượng để phục vụ cho sự phát triển đất nước, mà hiện nay là phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước khơng ngừng phát triển
và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo cịn được kết
tinh trong khơng gian văn hóa trùn thớng của ngơi chùa - mợt thiết chế văn hóa
đặc thù. Trong danh mục xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa q́c gia, chùa cũng
chiếm mợt tỷ lệ khá cao (465 trên tởng sớ 3058 di tích q́c gia của Việt Nam).
Nhiều ngôi chùa được xây dựng trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đầy
biểu cảm, tạo nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước. ở những nơi đó, ta
có được mợt phức hợp kiến trúc nghệ tḥt gắn bó hữu cơ và tác đợng tương hỗ
với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm, như: các khu thắng cảnh Yên Tử
(Quảng Ninh), Hương Sơn (Hà Tây), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), núi Bà Đen (Tây
Ninh), núi Sam (An Giang)...
Trong nhiều ngơi chùa, đã hình thành những khơng gian văn hóa trùn
thớng điển hình - nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa Phật giáo, các nghi thức tôn
giáo như: Lễ Vu Lan, Đại lễ Phật Đản, Đàn Tràng giải Oan, chạy đàn cầu mưa,
tụng kinh niệm Phật hàng ngày.... Như chúng ta đã biết, lễ hợi văn hóa trùn


thớng được coi là mợt thành tớ văn hóa mang giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu.

Lễ hợi văn hóa Phật giáo cũng là mợt thành tớ văn hóa như vậy. Lễ hợi Phật giáo
cịn là nơi tích hợp các mặt giá trị văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng.
Ngoài phần nghi lễ Phật giáo, trong lễ hợi ta thấy nhiều hình thức văn hóa nghệ
tḥt đợc đáo khác như: trình diễn các hình thức nghệ thuật dân gian, đặc biệt là
nghệ thuật Chèo gắn với các tích Phật, tích truyện giàu tính nhân văn, khuyến thiện
- trừng ác, múa Phật giáo (Lục cúng hoa đăng), âm nhạc Phật giáo, các phẩm
phục... Lễ hội Phật giáo cũng đóng vai trò là nơi giao lưu, cợng cảm và liên kết
tình thân trong các cợng đờng Phật tử ở từng đạo tràng nói riêng, cợng đờng cư dân
ở các làng xã, vùng miền nói chung.
Xét từ góc độ âm nhạc dân gian thì âm nhạc Phật giáo cũng là thành tựu rất
đáng trân trọng. Đó là những phức điệu và âm thanh trung thực được sáng tạo ra
không chỉ để ca ngợi đức Phật, cổ súy lịng sùng tín của Phật tử, mà cịn diễn tả
niềm vui, sự hứng khởi và nỗi buồn của cả một cộng đồng rộng lớn. Đó thực sự là
những hợp tấu âm thanh rung động trầm lắng nhưng lại mang sức mạnh mầu
nhiệm tác động tới cả “cõi giới xa xăm”. Tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng tụng kinh,
ánh sáng huyền ảo của nến, của khói hương khơng chỉ là phương tiện chuyển tải
lời cầu nguyện của chúng sinh tới đức Phật, mà cịn có tác dụng thức tỉnh những
năng lực vớn tiềm ẩn trong các Phật tử, đánh thức tâm thiện, nhắc nhở và kêu gọi
Phật tính trong con người.
Nhìn từ góc độ mỹ thuật Phật giáo, ta lại thấy nhiều ngôi chùa xứng đáng
được tôn vinh với tư cách là những bảo tàng nghệ thuật. Có thể liệt kê ra đây hàng
trăm ngôi chùa như thế trải dài trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam: chùa Mía, chùa
Tây Phương (Hà Tây), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Phổ Minh (Nam Định),
chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế), chùa Giác Lâm (TP Hờ Chí Minh), chùa Tam
Tạng (Sóc Trăng)... Trong mỡi ngơi chùa này đều có mợt Phật điện với nhiều pho
tượng Phật, Bồ Tát mà mỗi pho lại là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn chỉnh,


được sắp xếp theo một trật tự nhằm chuyển tải vấn đề lịch sử tư tưởng Phật giáo.
Theo đó, đứng trước Phật điện, mọi tín đờ, đều cùng mợt lúc có thể vừa chiêm bái,

vừa được tiếp nhận nhiều tri thức về đạo Phật. Khơng gian văn hóa của chùa Phật
khá chuẩn mực, mang tính hệ thớng và tởng hợp, gắn bó hữu cơ giữa kiến trúc,
điêu khắc, hợi họa và cảnh trí thiên nhiên. Khơng gian tạo hình trong chùa Phật
không chấp nhận những công thức thị giác thông thường, nó mở rợng ra mọi
hướng để cịn bao chứa và tạo lập một không gian xã hội - nhân văn, đặc biệt, nó
chứa đựng hàm lượng thơng tin phong phú, mang tính khái qt, hình tượng cơ
đọng. Trong mỹ tḥt Phật giáo Việt Nam, tính tượng trưng là mợt biểu hiện thẩm
mỹ cơ bản, vì ở đây, nghệ thuật là mợt phương tiện để góp phần chủn tải Phật
pháp. Mỹ tḥt Phật giáo khơng có hướng duy thực mà chỉ cố gắng diễn tả cái biểu
hiện bằng sự “vắng mặt”, thể hiện cái có ở ngay trong cái khơng, đó là lối suy nghĩ
tượng trưng. Là một phương tiện chuyển tải Phật pháp, nhưng mỹ thuật Phật giáo
đã vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo, và, với những sáng tạo đó, nó mang lại cho
con người cảm giác hạnh phúc đầy nhân tính, thánh thiện. Nhờ kết hợp giữa lý trí
và tình cảm, giữa trí ṭ và cảm xúc, nhờ những hình tượng nghệ tḥt vừa khái
qt mang tính biểu trưng mà khơng gian văn hóa trong chùa Phật thường xuyên
có tác dụng giáo dục, hun đúc nhận thức và tình cảm của chúng sinh.
Giá trị của văn hóa Phật giáo luôn giữ một vị thế quan trọng trong tổng thể
văn hóa ViệtNam. Sự hiện hữu của Phật giáo qua mấy nghìn năm lịch sử góp phần
làm nên bản sắc của dòng giống Lạc Hồng. Phật giáo với bản chất là trí tuệ, là từ
bi, sẽ tiếp tục phát huy vị thế linh hoạt, nhạy bén của mình theo phương châm tinh
thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam để cùng đồng hành với dân tộc, thực hiện
nhiệm vụ chắt lọc và kết tinh những giá trị văn hóa tiên tiến trở thành một phần
hồn cốt tinh hoa của dân tộc Việt Nam.



×