Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN , Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 24 trang )

Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu................................................................... ......................Trang 02
Phần 2: Nội dung của đề tài .............................................................. Trang 04
1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.1 Khái niệm thiết bị dạy học...........................................................Trang 04
1.2 Phân loại thiết bị đồ dùng dạy học: .................................................Trang 04
1.3 Chức năng thiết bị dạy học................................................................Trang 04
2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ DẠY
HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG
2.1. Thuận lợi..................................................................................Trang 05
2.2. Khó khăn ……………………………………………………

Trang 06

2.3. Một số thiết bị dạy học điện tử hiện có ở trường THCS Phú Thượng....
..................................................................................................................Trang 06
3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY
HỌC
3.1 Xây dựng nội quy, quy định việc sử dụng và bảo quản TBDH...Trang 08
3.2 Lập hệ thống sổ theo dõi giáo viên mượn, sử dụng TBDH.....Trang 09
3.3 Bảo quản và sử dụng các thiết bị thực hành thí nghiệm............Trang 09
3.4 Bảo quản và sử dụng các thiết bị điện tử..................................Trang 14
3.5 Sử dụng thiết bị dạy học kết hợp ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng
dạy ...............................................................................................Trang 17
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1/24



Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thiết bị dạy học (TBDH) là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên thực
hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy
học. Cùng với cơ sở vật chất trường, lớp học thì TBDH đầy đủ là một trong
những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy
học.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải
pháp đổi mới, đẩy mạnh đầu tư, sử dụng đồ dùng dạy học,ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và giảng dạy tại các đơn vị
trường học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Bản thân khi làm công tác thiết bị ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi
nhận thấy việc sử dụng, bảo quản, bảo trì các TBDH là rất quan trọng vì:
- Các thiết bị dạy học hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy của giáo viên và việc
học của học sinh trong tất cả các mơn học.
- Chi phí để mua sắm trang thiết bị dạy học hàng năm là rất lớn, đơi khi cần
phải đặt trước hàng theo u cầu vì rất khó mua, song nguồn kinh phí của
các nhà trường lại hạn hẹp do đó làm ảnh hưởng đến việc dạy và học.
- Trang thiết bị nếu được bảo quản tốt. bảo trì hợp lí sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng, tăng tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm ngân sách chi
tiêu của nhà trường.
Mặt khác do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nên trang thiết bị
dạy học cũng từng bước được hiện đại. Vì vậy, người giáo viên làm công tác
thiết bị đồ dùng dạy học cũng cần phải được nâng cao về trình độ.
Bản thân tơi là một giáo viên trẻ, có kiến thức về CNTT, sử dụng, bảo
quản thiết bị đồ dùng dạy học, thích tìm hiểu, nghiên cứu các thiết bị phục vụ
dạy và học. Sau một thời gian làm công tác thiết bị ở trường THCS, tôi rút

2/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

ra được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng và bảo quản TBDH. Đó
chính là lí do tơi chọn đề tài “ Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy
học”, tôi xin chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp để cùng học hỏi.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Sắp xếp một cách hợp lí các thiết bị TBDH dạy học hiện có ở trường
THCS.
- Hướng dẫn kết nối, nhận biết một số lỗi trong quá trình sử dụng máy tính,
máy chiếu.
- Bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học, những lưu ý khi thực hành thí
nghiệm ở trường THCS.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm thông qua công việc được
phân công và phụ trách thiết bị dạy học tại trường THCS nơi tôi công tác hiện
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập nguyên nhân, tình huống xảy ra trong quá trình giáo viên giảng
dạy và trong quá trình làm việc.
- Rút kinh nghiệm trong quá trình cài đặt, sửa chữa nhỏ từ các bộ phận bảo
trì, bảo dưỡng.
- Rút kinh nghiệm trong q trình học sinh thực hành thí nghiệm và tự học
hỏi từ bản thân.
5. Ý nghĩa:
Nếu biết cách sử dụng, bảo quản TBDH thì:
+ Hiệu quả giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh được nâng
lên.

+Đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh khi sử dụng, thực hành thiết bị
thí nghiệm, đồ dùng dạy học, thiết bị điện tử ứng dụng CNTT…
+Tiết kiệm kinh phí cho nhà trường trong việc mua sắm bổ sung thiết bị
hàng năm.
+Tăng hiệu quả, tuổi thọ của thiết bị
3/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

+ Thể hiện tính khoa học, sáng tạo của giáo viên làm cơng tác thiết bị thí
nghiệm.

PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.1 Khái niệm thiết bị dạy học:
- Thiết bị dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp
được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Có thể liệt kê một số thiết bị dạy học như: Phấn, bảng,
phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, máy vi tính, dụng cụ thí nghiệm, tranh minh
họa, mơ hình….
1.2 Phân loại thiết bị đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy học:
+ Các vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu
bản hiển vi...
+ Các vật tượng hình: mơ hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, phim
video, sơ đồ, biểu đồ...
- Các trang thiết bị liên quan đến thực hành, thí nghiệm.
+ Hố chất
+ Dụng cụ: Vật dụng thuỷ tinh (Bình tam giác, ống hút, lamen, lam kính....),

vật dụng kim loại (kéo, kim mũi mác, kẹp....), kính hiển vi, cân điện tử, máy sấy,
máy xay sinh tố...
- Các thiết bị hỗ trợ khác: Đầu VCD, TV, máy tính, máy chiếu....
1.3 Chức năng thiết bị dạy học:
4/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

TBDH có các chức năng sau:
- TBDH đảm bảo đầy đủ, chính xác các thơng tin về các hiện tượng, sự vật,
các đối tượng được nghiên cứu.
- TBDH nâng cao được tính trực quan. Cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng
được khả năng tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng.
- TBDH tăng tính hấp dẫn, kích thích lịng ham muốn học tập, kích thích hứng
thú học tập của học sinh.
- TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh, do đó nâng
cao được nhịp độ nghiên cứu tài liệu, giáo khoa.
- TBDH cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành
kĩ năng, kĩ xảo.
- TBDH hợp lí hóa q trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả, gắn
bài học với thực tế đời sống, học gắn với hành.
- TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện
tác phong làm việc có khoa học của cả giáo viên lẫn học sinh.
2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ DẠY
HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG
2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng GD & ĐT Quận, được sự chỉ đạo của chi
bộ Đảng, BGH nhà trường, trường tơi đã trang bị hệ thống máy tính, máy
chiếu , đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ ở tất cả các khối lớp học.

- Bên cạnh đó Ban giám hiệu (BGH) luôn quan tâm đến việc sử dụng
TBDH, bố trí nguồn kinh phí cho cơng tác thiết bị, đồ dùng dạy học .
Nhà trường đã tự trang bị, nâng cấp phịng máy tính, phịng học bộ mơn,
nối mạng internet, wifi, mua thêm các trang thiết bị dạy học để thay thế
cho các thiết bị đã hỏng hoặc không sử dụng được, tạo cơ sở hạ tầng về
CNTT, thiết bị dạy học giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả vào dạy
học.
5/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

- Tất cả giáo viên đều rất tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao
trong cơng việc. Luôn học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy –
học.
- Học sinh rất hứng thú với các tiết học được sử dụng TBDH và các tiết học
ứng dụng CNTT.
- Bên cạnh đó, nhà trường có đầy đủ phịng học, phịng thực hành thí
nghiệm với đủ diện tích. Các phịng được bố trí hợp lý, được thiết kế theo
chuẩn có phịng chuẩn bị, có đầy đủ giá để thiết bị dụng cụ thực hành thí
nghiệm.
2.2 Khó khăn:
- Một số thiết bị nhà trường nhận về không sử dụng được do chất lượng
thấp hoặc sử dụng không hiệu quả, không phù hợp với yêu cầu bài học,
sách giáo khoa hiện nay.
- Một số thiết bị hỏng hóc hiện khơng có linh kiện để mua thay thế
- Trang thiết bị CNTT mới được trang bị hiện đại nên việc sử dụng cịn gặp
nhiều khó khăn.
- Một số giáo viên đã lớn tuổi nên còn ngại trong việc sử dụng thiết bị ứng
dụng cơng nghệ hiện đại.

- TBDH hiện đại nên cịn một số học sinh sử dụng , bảo quản thiết bị dạy
học hạn chế.
2.3
Một số thiết bị dạy học điện tử hiện có ở trường THCS :
- Thiết bị điện tử ở trường THCS là thiết bị được sử dụng cho các hoạt
động giáo dục chung trong nhà trường, là phương tiện cho các giáo viên
bộ môn lần lượt mượn để sử dụng dạy học trên lớp.Ngoài ra, thiết bị điện
tử còn được lắp đặt cố dịnh ở các phòng chức năng, phòng chuyên đề,
phòng thực hành, phòng tiếng anh…
- Hệ thống thiết bị hiện có ở trường tơi hiện có gồm:
Stt
1

Tên thiết bị

Số lượng

Máy chiếu đa năng( 26 chiếc

Vị trí lắp đặt, sử dụng
19 lớp học + 7 phịng chức năng, bộ

6/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

mơn, chun đề.

Projector)

2

Máy tính để bàn

70 chiếc

2 phịng tin học, các phịng chức năng

3

Máy tính laptop

16 chiếc

Bố trí cho giáo viên cốt cán mượn +
giáo viên sử dụng chung

4

Đài caset

4 chiếc

Giáo viên tiếng anh mượn

5

Máy chiếu vật thể

1 chiếc


Dùng chung

6

Ti vi

1 chiếc

Phịng thư viện

7

Máy in

8 chiếc

Bố trí ở phịng chun mơn

8

Máy photo

1 chiếc

Bố trí ở phịng chun mơn

9

Máy ảnh


1 chiếc

Dùng chung

10

Đầu đĩa

1 chiếc

Dùng chung

11

Ampli, micro,loa

1 bộ + Dùng chung
phụ kiện
đi kèm

12

Màn chiếu

25 chiếc

23 chiếc lắp tại lớp và phòng chức
năng, 2 chiếc dời dùng chung


13

Máy scanner

1 chiếc

Phịng kế tốn

14

Loa máy tính

4 chiếc

Phịng chức năng

15

Hệ thống mạng máy Có
đường
tính
mạng
riêng

16

Hệ thống wifi

4 Dùng cho tồn trường


4 bộ phát

7/24

Phủ sóng tồn trường


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

- Đặc điểm của hệ thống thiết bị điện tử là thường thay đổi liên tục, khi sử
dụng cần đọc kĩ hướng dẫn, tích lũy kinh nghiệm, sử dụng thường xun
bởi vì để lâu khơng dùng chúng càng nhanh hỏng.
3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
3.1 Xây dựng nội quy, quy định việc sử dụng và bảo quản TBDH

8/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

3.2 Lập hệ thống sổ theo dõi giáo viên mượn, sử dụng TBDH:
- Sổ danh mục TBDH tối thiểu trung học cơ sở
- Sổ đăng kí và sử dụng đồ dùng dạy học
- Sổ theo dõi các phòng máy tính, phịng chức năng
- Sổ kế hoạch thiết bị và đồ dùng dạy học
- Sổ kiểm kê tài sản, các loại biên bản…
3.3. Bảo quản và sử dụng các thiết bị thực hành, thí nghiệm:
* Đối với các loại thước khi không sử dụng cần để thước nơi bằng phẳng, tránh
làm cong vênh.
* Đối với tranh, ảnh,bảng phụ, sơ đồ...: Được bảo quản tại phịng bộ mơn do nhân

viên phụ trách thiết bị cùng với giáo viên bộ môn quản lí.
- Phân loại tranh, ảnh... theo khối lớp, sắp xếp theo thứ tự bài dạy trong kì
học, năm học được đánh mã số để theo dõi và quản lí.
- Nẹp toàn bộ tranh, ảnh, treo trên giá để tránh hư hỏng, ẩm, mốc
- Những tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ rách cần dán băng dính trong suốt và nhắc
nhở giáo viên sử dụng.

9/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

* Đối với m h nh:
- Có nhiều loại, chất liệu khác nhau: bằng nhựa, thạch cao, bằng sắt… nhưng
nói chung là dễ gãy, vỡ nên những mơ hình nhẹ thường để trên giá và xếp theo
phân môn, phần cịn lại có thể để thấp hơn hoặc đặt trong hộp nhựa có phân loại
theo mơn học.

- Những thành phần của mơ hình cịn thiếu hoặc hư hỏng cần được ghi lại và
khắc phục sửa chữa kịp thời nếu còn sửa chữa được.
- Có kế hoạch lau chùi lại mơ hình theo định kì theo tháng.
* Đối với tiêu bản:
- Có hộp đựng tiêu bản, sắp xếp các tiêu bản theo thứ tự.
- Lau chùi khô ráo tránh ẩm mốc.

10/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học


* Đối với các thiết bị thực hành, thí nghiệm:
- Hố chất:
+ Phân loại các hóa chất theo khối, bộ mơn, sắp xếp trên giá tủ, dán nhãn
mác
+ Hố chất được đựng vào chai, lọ thuỷ tinh, can nhựa có nắp đậy kín và
theo đúng quy định của từng loại hố chất.
+ Hóa chất độc hại để trong tủ hút khí độc.Ví dụ: HCl, H2SO4, CH3COOH ...
+ Hóa chất khơng độc hại để trên giá. Ví dụ: NaOH, nước cất, Acetol ...
+ Thường xuyên kiểm tra hóa chất dễ bay hơi
- Sử dụng hóa chất:
+ Đảm bảo đúng, đủ, tiết kiệm
+ Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất để hiệu quả thực hành thí nghiệm cao
+ Đảm bảo an tồn đối với mọi người khi dùng hóa chất, nhất là đối với
những chất độc. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất.
+ Không cho học sinh thực hành với những thí nghiệm quá nguy hiểm khi
thiếu những điều kiện đảm bảo đầy đủ.
- Dụng cụ:

11/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

+ Thiết bị thủy tinh: Ống nghiệm, cốc, bình, chậu, đũa, ống hút… sau khi sử
dụng xong phải rửa sạch bằng xà phịng, tẩy hóa chất bám vào thiết bị dụng cụ
thủy tinh bằng dung môi hữu cơ hoặc dung dịch axit khác. àm khô dụng cụ, sắp
xếp dụng cụ thủy tinh lên giá, tủ.
+ Đèn cồn dùng xong đậy nắp thủy tinh kín tránh bay hơi
+ Bộ đồ mổ thường hay bị han rỉ, dùng xong lau sạch, sấy khô
+ Thiết bị bằng kim loại:

Phân loại và để gọn vào tủ hoặc bao gói trên giá hoặc tủ. Sau khi sử dụng rửa
sạch các loại, lau khô. au chùi định kì để chống rỉ.

* Đối với kính l p, kính hi n vi:
+ Để nơi khơ ráo, tránh bụi bẩn, dầu mỡ vảo các bộ phận quang học của
kính, tuyệt đối khơng dùng tay lau bụi ở các bộ phận quang học.

12/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

+ Lam kính, la men sử dụng xong cần rửa sạch, lau khô và xếp vào hộp đựng
* Đối với các loại lực kế và lị xo:
+ Khơng được treo các vật nặng hơn giới hạn đo của lực kế
+ Không tác dụng các lực kéo vào lực kế trong một thời gian dài làm ảnh
hưởng đến độ dãn của lò xo.
*Đối với các loại đồ dụng điện:
+ Biến trở, ampe kế, vôn kế, nguồn máy biến thế…khi dùng cần chú ý tới
cơng suất của nó. Trong phịng thí nghiệm có tủ điện điều khiển điện áp
dùng cho tồn bộ phòng thực là tốt nhất.
+ Các thiết bị dùng pin như đồng hồ đa năng, cân điện tử, điều khiển… và
những thiết bị dùng pin nên tháo pin ra nếu một thời gian dài không sử dụng.

13/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

*Đối với các loại nam châm:

+ Nên để một thanh sắt non nối hai cực từ của nam châm hoặc đặt hai
nam châm ngược chiều nhau.
+ Không để nam châm gần đồng hồ điện tử, máy tính cầm tay, USB, màn
hình ti vi, màn hình vi tính...Vì dưới tác dụng từ của nam châm có thể làm
ảnh hưởng thậm chí hư hỏng đến các thiết bị này.
*Đối với các dụng cụ cơ khí:
Các dụng cụ kìm, búa, cờ lê…. nên để trong hộp đựng tơn có nắp,
tránh gỉ sét, kiểm soát số lượng dụng cụ sau mỗi lần cho giáo viên mượn
thực hành.
3.4

Bảo quản và sử dụng các thiết bị điện tử:

*Đối với máy chiếu:
- Máy chiếu thường lắp cố định trên cao, rất nhiều giáo viên, nhân viên thiết
bị thường gặp rắc rối khi kết nối máy chiếu với máy tính (laptop) cho dù lỗi

14/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

nhiều khi rất đơn giản. Để kết nối máy chiếu với máy tính thì máy tính tối
thiểu phải cài đủ cạc hình VGA.
VD: Kết nối máy chiếu khơng lên hình, kết nối máy chỉ nhận 1 màn hình chính….
- Xử lí: Để kết nối máy laptop với máy chiếu cần phải xem dịng máy
laptop, máy chiếu đó là dịng máy gì, tơi có một số kinh nghiệm sau:
Dịng máy laptop

Cách kết nối


ACER, TOSHIBA, SHARP

Fn + F5

PANASONIC, NEC

Fn + F3

SONY, IBM, LENOVO

Fn + F7

ASUS, DELL, EPSON

Fn + F8

FUJUTSU

Fn + F10

HP, COMPAQ

Fn + F4

Hoặc dùng theo cách sau:
- Từ màn hình Desktop:
Cách 1: Chuột phải → Graphics option → Output to → Intel(R) dual
display clone → Notebook + monitor. ( hình dưới)
Cách 2: Chuột phải → Graphics Properties → Trong mục Muliple

Display bạn tích vào Intel (R) Dual Display Clone → ok.
- Đối với máy cài Windows 7 thường thì khi cắm giắc máy chiếu nó tự
kết nối thiết bị ngay hoặc nếu không Reset lại máy là được.
- Trong nhiều trường hợp, khi tắt nguồn máy chiếu phải sau khoảng 3 phút
mới bật lại máy chiếu được. Chú ý không được tắt nguồn đột ngột khi quạt
máy chiếu chưa dừng hẳn, mất khoảng 2-3 phút quạt mới dừng để đảm
bảo tuổi thọ máy chiếu.

15/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

- Công suất của quạt nguồn máy rất lớn nên thỉnh thoảng phải vệ sinh máy,
bụi bám nhiều ở tấm lưới làm cho máy quá nóng. Khi đó có thể máy đang
chạy sẽ tự tắt.
- Khi lắp đặt hệ thống máy chiếu, để tránh việc rút dây kết nối đường chính
của máy chiếu ra nhiều lần, sẽ nhanh hỏng (nếu cắm sai có thể làm gãy
chân kết nối) thì phải thay tồn bộ dây máy chiếu. Vì vậy, để tránh hỏng
hóc, mất cơng lắp đặt tơi đề nghị mua bổ sung thêm một bộ chia màn hình
(VGA), thường chỉ cần bộ chia 1 cây máy tính chia làm 4 màn hìnhvà một
đoạn dây VGA khoảng 1.5m.

- Ở các phịng chức năng, phịng chun đề, tơi thường dùng thêm một bộ
chia 2 CPU ra 1 màn hình dùng trong trường hợp giáo viên muốn dùng
song song 2 máy tính chung một màn chiếu. Khi đó ta khơng phải rút dây
cắm ra mà chỉ cần nhấn nút chuyển đổi (rất thuận tiện trong q trình
giảng dạy).
* Máy tính đ bàn:
- Lỗi: Máy tính hoạt động khơng ổn định,chập chờn, khơng khởi động

được máy, khi khởi động có tiếng kêu bíp.

16/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

Cách khắc phục: Kiểm tra lại các cáp cắm RAM, ổ cứng (HDD) đã đúng chưa,
lưu ý rằng rút nguồn điện trước khi thực hiện các thao tác.
-

Lỗi: RAM kêu bip bip khi khởi động máy tính

Cách khắc phục: Trong quá trình sử dụng lâu dài, chân RAM sẽ bị bám nhiều bụi
bẩn , từ đó gây ra lỗi . Bạn chỉ cần tháo RAM ra, dùng khăn hoặc giấy ăn để lau
chùi cho sạch phần chân RAM rồi sau đó cắm lại vào mainboard và khởi động máy
lên xem đã hết lỗi chưa.
-Lỗi: Bật máy nguồn chạy nhưng máy không lên
Cách khắc phục: Nguồn máy bị yếu sau thời gian dài, cần thay thế nguồn mới.
- Lỗi: Máy tính tự động tắt và khởi động lại, lỗi này có thể do một số
nguyên nhân
Cách khắc phục:
 Ổ cứng bị bad → cắt bỏ phần bad hoặc nên thay thế ổ cứng mới
 Nhiệt độ trong thùng máy quá nóng → gắn thêm các quạt trong case
 Vỉut, khá nhiều loại virus làm cho hệ thống tự động restart lại liên tục → bạn
cần có 1 chương trình antivirus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực
(real-time), cập nhật virus database mới nhất từ hãng sản xuất.
 Ram lỏng hoặc hỏng → thay tạm một thanh RAM đang hoạt động tốt và thay
thử.
 Thiết lập trên Wíndows : Click chuột phải vào biểu tượng My Computer,

chọn Properties, vào System Properties. Chọn Tab Advanced, trong mục
Start and Recovery, chọn Settings. Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically
Restart".
Tất nhiên, với máy tính thì rất nhiều lỗi từ đơn giản đến phức tạp, các đồng
nghiệp có thể tìm hiểu thêm trên internet.
3.5 Sử dụng thiết bị dạy học kết hợp ứng dụng c ng nghệ th ng tin hiệu
quả trong giảng dạy:

17/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

- Trong q trình dạy học, khơng phải bài học nào cũng có đầy đủ TBDH theo
yêu cầu của giáo viên giảng dạy vì phương pháp giảng dạy của giáo viên luôn
thay đổi tùy theo đối tượng người học. Hơn nữa nếu chỉ sử dụng TBDH đơn
thuần trong giảng dạy thì bài học sẽ trở nên khơ khan. Vì vậy người giáo viên,
nhân viên thiết bị cần vận dụng linh hoạt việc sử dụng TBDH kết hợp với
CNTT, máy tính, phần mềm giảng dạy, clip video, tranh ảnh chụp sưu tầm…
làm cho bài dạy trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu hơn.
- Trên thực tế ở trường tơi ở các phịng bộ mơn, lớp học đều có đầy đủ máy
chiếu, mạng internet, giáo viên được trang bị máy tính và kiến thức về CNTT
nên mỗi giáo viên đều kết hợp giảng dạy thông qua sử dụng TBDH, mơ hình,
dụng cụ với việc lồng ghép tranh ảnh, video clip, bản đồ tư duy…phục vụ vào
bài dạy của mình điển hình ở một số lĩnh vực:

Tiết dạy Lịch sử: iên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

18/24



Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

Tiết dạy Văn học: ặng lẽ Sa Pa

Chuẩn bị cho tiết dạy thi giáo viên giỏi môn Sinh học cấp thành phố

19/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

Tiết dạy Sinh học : Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

20/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

Tiết dạy Hóa học: Tính chất hóa học của Al
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Thiết bị được sắp xếp khoa học, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
- Thời gian chuẩn bị cho tiết dạy của giáo viên thuận tiện, nhanh chóng,
một số giáo viên có thể tự sử dụng mà khơng cần có sự hỗ trợ của nhân
viên thiết bị.
- Số lượng thiết bị hỏng hóc giảm, ý thức bảo quản thiết bị của giáo viên và
học sinh được nâng cao hơn.
- Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học vào giảng dạy
, đặc biệt là các tiết dạy sử dụng CNTT . Số tiết dạy sử dụng CNTT năm
học 201- 2016 là 1840 lượt (năm học 2014-2015 là 1579 tiết, năm

2013-2014 là 500 tiết), số lượt sử dụng đồ dùng là 5036 lượt mượn.
- Giáo viên mạnh dạn khai thác kiến thức, tư liệu trên internet vào dạy học.
- Các kì thi giáo viên dạy giỏi các mơn Tốn, Hóa học, Sinh học, Lịch sử,
Địa lý, Ngữ văn, Thể dục…, hoặc các chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học
, đổi mới phương pháp dạy học trường tôi đều đạt kết quả tốt và được
Phòng giáo dục và Đào tạo đánh giá cao, cụ thể:

TT
1

2

Chức vụ

Mơn

Cấp
Quận

Trần Thị Thu Hồng

Giáo viên

Sinh học

Nhì

Ngơ Thị Hiền

Giáo viên


GVCN giỏi

Nhì

Nguyễn Bích Ngọc

Giáo viên

Tốn

Ba

Giáo viên

Lịch sử

Nhì

Họ và tên

Cấp Thành
Phố

Nhì

Năm học 2012 - 2013

Năm học 2013 - 2014
Trần Thị Thanh Dung


21/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

Cao Thúy Hằng
3

4

Giáo viên

Hóa

Nhất

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Giáo viên

Văn

Ba

Nguyễn Thu Thủy

Giáo viên

Thể dục


Ba

Trần Thị Ngọc Khánh

Giáo viên

Địa lý

Nhất

Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo viên Sinh học

Nhất

Nguyễn Thị Tuyết Linh

GVCN

Ba

Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

Chuyên đề

Nhì


KK

- Các kì kiểm tra, đánh giá của phòng Giáo dục & Đào tạo Quận đối với
nhân viên phụ trách thiết bị dạy học và việc bảo quản, sử dụng TBDH đều
được đánh giá xếp loại tốt.
- Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng cao.
5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị:
Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, bản thân tơi có một
số đề xuất, kiến nghị như sau:
 Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hơn nữa một số đồng chí giáo viên
trong việc kí mượn, trả thiết bị dạy học khi đã sử dụng xong.
- Tại các phòng chức năng như phòng Tin học, phòng Ngoại ngữ cần mua
bổ sung máy hút bụi hoặc khử mùi, kiểm tra hệ thống đường điện nhằm
nâng cao tuổi thọ thiết bị.

22/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

 Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo:
- Cần tăng cường các buổi tập huấn cho những đồng chí giáo viên, nhất là
giáo viên trẻ khơng chỉ việc giảng dạy mà cả việc sử dụng thiết bị, công
nghệ, phần mềm trong quá trình giảng dạy.
- Nhân viên phụ trách thiết bị hiện nay công việc thường xuyên tiếp xúc
với hóa chất, thí nghiệm, kiêm nhiệm nhiều việc khác nên cần có chế độ
hỗ trợ phụ cấp độc hại với nhân viên thiết bị để họ chuyên tâm làm việc

có hiệu quả hơn.
2. Kết luận:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi nhận thức được tầm quan
trọng trong công tác bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất nói chung, thiết bị dạy
học nói riêng. Nhà trường đã luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị dạy
học đầy đủ phục vụ việc dạy và học nhằm đem lại hiệu quả cao.
Thông qua việc bảo quản, sử dụng thiết bị tôi thấy tự học hỏi được nhiều
kinh nghiệm trong công việc, trong cuộc sống. Ý thức trách nhiệm với công
việc ngày càng nâng cao, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi tự rút ra trong q trình cơng tác thiết
bị ở trường THCS. Tơi rất mong những ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng
nghiệp để tôi phục vụ tốt hơn cho công việc giảng dạy của giáo viên và học tập
của học sinh trong những năm tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

23/24


Đề tài: Sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị dạy học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường
trung học cơ sở _Quyển 3_ TS. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên).
2. Những vấn đề cơ bản về công tác thiết bị dạy học_Quyển 1_ TS.
Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên).
3. Sách giáo khoa các môn học trung học cơ sở, thư viện nhà trường.
4. Sáng kiến kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên trong nhà trường
các năm học trước.

24/24




×