Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài tại xã chiềng lao huyện mường la tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LƯỜNG VĂN ĐỨC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT XOÀI
TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019


Thái Nguyên - năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LƯỜNG VĂN ĐỨC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT XOÀI
TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2015 – 2019

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Mạnh Hùng

Thái Nguyên - năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt này, trước hết em xin chân thành gửi lời
cám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện thành công đề tài.
- Thầy giáo: ThS. NGUYỄN MẠNH HÙNG, người đã trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất
khóa luận tốt nghiệp.
- Ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các thầy cô
khoa Kinh tế và PTNT đã tận tình dạy em trong suốt thời gian học, trang bị
cho em những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu để có
thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.
- UBND xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
- Cám ơn các anh, chị đã tạo cho em có cơ hội làm việc trong một môi
trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo, cũng như đã giúp đỡ và bớ
trí cơng việc cho em trong thời gian thực tập tại cơ quan.
- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người
thân đã chia sẻ, động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung
đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cơ trong
khoa giúp đỡ, góp ý đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Sinh viên
Lường Văn Đức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tổng hợp giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế năm 2017. ............ 28
Bảng 4.2 : Hiện trạng dân số xã Chiềng Lao năm 2017. ................................ 32
Bảng 4.3: Hiện trạng lao động của xã Chiềng Lao năm 2017 ........................ 33
Bảng 4.4: Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã ............................. 34
Bảng 4.5: Diện tích, cơ cấu, hiện trạng của giáo dục xã năm 2017 ................ 36
Bảng 4.6: Diện tích, năng xuất và sản lượng xoài của xã Chiềng Lao giai đoạn
2015 - 2017 ....................................................................................... 40
Bảng 4.7: Diện tích, năng suất xoài của các hộ điều tra trên địa bàn xã Chiềng
Lao giai đoạn 2015-2017 ................................................................. 41
Bảng 4.8 : Tình hình nhân lực của các hộ nông dân trồng xoài năm 2017 .... 43
Bảng 4.9: Tình hình sản suất xoài của các hộ điều tra giai đoạn 2015-2017 (
n= 50) ................................................................................................ 44
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất xoài của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017 ..... 45
Bảng 4.11. Thu nhập từ xoài của các hộ điều tra năm 2017 ........................... 48
Bảng 4.12. Kết quả sản xuất xoài của các hộ điều tra năm 2017 .................. 49
Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất xoài của hộ điều tra năm 2017 ........................ 50
Bảng 4.14: Chi phí trên 1ha trồng nhãn năm 2017 ......................................... 51
Bảng 4.15: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản suất cây xoài với cây

nhãn /1ha/1 năm (năm 2017) ............................................................ 52


iii

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BQC

Bình quân chung

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KT-XH

Kinh tế xã hội

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSBQ

Năng suất bình quân


UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................ 4
2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế .......................................................... 5
2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................ 6
2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. ........................................................ 8
2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng .................................................. 10
2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận ......................................................................... 10

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất xoài hiện nay........................... 11
2.2.1. Đất đai ................................................................................................... 11
2.2.2. Khí hậu .................................................................................................. 11
2.2.3. Giống xoài ............................................................................................. 11


v

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây xoài ............... 12
2.3.1. Nhóm nhân tố về kỹ thuật ..................................................................... 12
2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội............................................................... 17
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh gia năng suất cây xoài .............................................. 18
2.4. Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và Việt nam ................................... 18
2.4.1. Tình hình sản xuất xoài trên thế giới .................................................... 18
2.4.2. Tình hình sản xuất xoài ở Việt nam ...................................................... 19
2.4.3. Cơ hội cho ngành xoài Việt Nam .......................................................... 19
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp thu tập bảng tin ............................................................... 22
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 23
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 23
3.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh ............................................................ 23
3.3.5. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 24
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24

3.4. Hệ thớng các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 24
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất cây xoài của hộ .................... 24
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây xoài ..................... 25


vi

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 26
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Chiềng Lao,
huyện Mường La, tỉnh Sơn La ........................................................................ 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26
4.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 28
4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ......................... 38
4.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 38
4.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 39
4.2. Thực trạng sản xuất cây xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường la, tỉnh
Sơn La ............................................................................................................. 40
4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất cây xoài tại xã Chiềng Lao ................... 40
4.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu ................................................ 42
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao ............ 44
4.3.1. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây xoài ................................................... 45
4.3.2. Hiệu quả sản xuất xoài của hộ điều tra ................................................. 48
4.4. Phân tích SWOT và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế ...................................................................................................................... 54
4.4.1. Phân tích SWOT ................................................................................... 54
4.4.2 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ........................................... 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................... 59
1. Kết luận ....................................................................................................... 59
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62

PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây xồi là một trong bớn loại cây ăn quả nhiệt đới lâu năm. Xoài
chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay của chúng ta mà vai trò thứ
nhất và thiết yếu nhất đó chính là một cây ăn quả ngon hấp dẫn. Xồi là một
mặt hàng có tính đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt trong công
tác xóa đói giảm nghèo của người dân. Cây xồi rất thích hợp với điều kiện
đất đai và khí hậu của tất cả các vùng trên cả nước. Đây là cây mang lại giá trị
kinh tế cao, sử dụng hiệu quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng
được nguồn lao động của địa phương và tăng thu nhập cho người lao động.
So với các cây trồng khác như: nhãn, vải, bưởi... thì cây xồi đem lại
hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Chính vì lợi nhuận cao nên việc sản xuất xoài đã
được sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nước. Tại một sớ tỉnh
miền núi phía Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình... cây xoài đã nằm
trong cơ cấu cây trồng của địa phương, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người nông dân. Hiện nay nhiều khu vực đã được đầu tư mạnh như địa
điểm bán phân bón dân khu dân cư, địa điểm thu mua xoài đề người dân yên
tâm vào sản xuất xoài.
Chiềng Lao là một xã thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La, người dân
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, là vùng có điều kiện phù hợp với một số
loại cây trồng như: lúa, nhãn, vải, nhãn... So với các loại cây khác thì cây xồi
là cây có thế mạnh nhất.
Những năm gần đây cây xoài đã trở thành cây trồng phổ biến tại xã
Chiềng Lao và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá hơn.

Tuy nhiên trồng xoài ở xã Chiềng Lao vẫn mang tính nhỏ lẻ, kỹ thuật
trồng dựa vào kinh nghiệm là chính, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, khâu


2

chăm sóc chưa hiệu quả... dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế chưa được
cao, nên cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền và các nghành liên
quan. Xuất phát từ những thực tế đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh
giá hiệu quả kinh tế sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La ”. Góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế và đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây xoài trên địa bàn
xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Qua đó đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển sản x́t xồi, mở rộng diện tích trồng, nhằm nâng cao thu nhập
và đời sống cho hộ nông dân, của toàn xã cũng như trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất cây xoài và hiệu quả
kinh tế nói chung, của cây xoài nói riêng trong phát triển sản xuất.
- Đánh giá thực trạng sản xuất xoài tại xã Chiềng Lao.
- Đánh giá hiệu qủa kinh tế sản xuất cây xoài của các hộ tại xã Chiềng Lao.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nơng dân gặp phải
khi trồng cây xồi.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của cây xoài.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Có những cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quả sản

xuất xoài của xã Chiềng Lao.
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.


3

- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
- Góp phần thu thập giữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất cây xoài, từ đó giúp cho người nông dân có cơ sở để
tiếp tục mở rộng sản xuất xoài và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả
kinh tế của cây xoài đem lại cho người dân trên địa bàn.
1.4. Bố cục của khóa luận
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Tổng quan tài liệu
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất của
cây xoài trên địa bàn xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La .


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các
hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục
vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi khách quan của mọi nền sản
xuất xã hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo Nhãn Đình Giao: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước[11].
Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các
nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động
hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt
qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”[12].
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu
quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế[13].
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét
tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.


5

Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên

một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái
niệm về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau:
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul
A.samuelson và Wiliam. D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả
thì các điểm tựa lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của
nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là khơng lãng phí”. Nghiên cứu hiệu qủa sản xuất
phải xét đến chi phí cơ hội hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng
sản lượng một số loại hàng hóa này mà khơng cắt giảm sản lượng một loại
hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó”[1][7].
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các
hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của
nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầu công tác
quản lý, tổ chức[8].
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó
khơng phải mục đích ći cùng của sản x́t. Mục đích ći cùng của sản
x́t là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem
xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà bảng qua đó tìm ra các giải
pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu qủa kinh tế đóng vai trò rất


6

quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra
những giải pháp có lợi nhất[8].

2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong
sản xuất kinh doanh ở những điều kiện cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tế là
hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối
quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được
thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp, hiệu quả là đại
lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao
nhiêu? Mức chi phí cho một kết quả có chấp nhận được không? Song hiệu
quả kinh tế và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, thị trường...do đó, khi đánh giá hiệu quả cần xem xét các yếu
tố đó để có thể đưa ra kết luận phù hợp.
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học, kĩ
thuật...) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
Trong sản xuất kinh doanh luôn có mối quan hệ giữa sử dụng ́u tớ
đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới hiểu được hao phí
cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp
nhận được khơng?.
- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hàng hóa các ́u tớ
đầu vào(chi phí) và các yếu tố đầu ra(sản phẩm) của từng sản phẩm dịch vụ,
công nghệ trong điều kiện nhất định.


7

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có

liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình
sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình
sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng
nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định
Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi
phí cớ định là khơng chính xác mà chỉ có tính tương đới.
Một sớ ́u tớ đầu vào rất khó lượng hóa như: Bảng tin, tuyên trùn,
cơ sở hạ tầng nên khơng thể tính toán được một cách chính xác.
+ Đới với ́u tớ đầu ra
Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một
cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo
vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại
không phải là mục đích ći cùng của sản x́t. Mục đích ći cùng của sản
x́t xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội.
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ
đánh giá mà còn bảng qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt
hơn[10].
Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ
các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu


8

quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên

việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn
và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau
với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặt biệt là vùng
kinh tế tự cung cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi
vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấ công làm lãi thì người nông dân chú ý
tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều
kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả.
Phân loại hiệu quả kinh tế
Do HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp đến nền
sản xuất hàng hóa với các phạm trù và các quy luật kinh tế. Kết quả một hoạt động
kinh tế không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị mà đồng thời nó tạo ra nhiều kết quả có ảnh hưởng chung và liên
quan đến đời sống kinh tế, xã hội của con người. Để rút ra các nhận xét cụ thể
chúng ta cần thiết phải phân định rõ các quan hệ về hiệu quả và hiệu quả kinh tế[9]
2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT.
- Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại
của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với
chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản
phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự
thiếu toàn diện được thể hiện:
Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong
trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất.
Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá
trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu


9


tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện
này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ[1].
Thứ hai, quan điểm truyền thớng khơng tính đến ́u tớ thời gian khi
tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và
chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt
động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tớ thời gian trong phân tích
HQKT có ý nghĩa quan trọng.
Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một sớ
trường hợp khơng phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nơng dân có
quy mơ sản x́t khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận
lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có
quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như
vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các ́u
tớ nguồn lực.
- Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất.
- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán
HQKT. Cùng một lượng vớn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản x́t dài, việc
tính đến ́u tớ thời gian của dòng tiền là rất quan trọng.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường: hiệu quả về tài chính phải
phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển


10


bền vững của các quốc gia , Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về
hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành
của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí
đầu vào thấp nhất.[1]
2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng
Năng suất: Là khối lượng thu được trên một đơn vị diện tích. Ví dụ:
tấn/ha; tạ/ha
Sản lượng: là tổng khối lượng thu được
Sản lượng = Năng suất x diện tích
2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm
nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm
cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi
nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự
khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế
toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà khơng kể chi phí cơ
hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn
hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi
nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí
biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí
bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên,
lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn
mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu



11

có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi
làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu
biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình qn tới thiểu, lợi nḥn
bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất xoài hiện nay
2.2.1. Đất đai
- Xoài là cây ăn trái có tuổi thọ cao, sức sinh trưởng mạnh và cho năng
suất cao. Do đó, việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ
giai đoạn đầu.
Xoài là cây ăn quả thích hợp trồng trên nhiều loại đất: đất vàng, vàng
đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông.... Tuy nhiên, các loại
đất trồng xoài đều phải có tầng dầy ít nhất 1,5 - 2 m. Đất lý tưởng cho trồng
xoài là đất phù sa cổ, phù sa mới ven sông giầu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 7,7. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực
nước tại thời điểm cao nhất cách gớc ít nhất 1 m.
- Xoài cũng có thể trồng và phát triển bình thường trên nhiều loại đất
khác nhau, như đất hơi phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng nếu được chăm sóc tớt
2.2.2. Khí hậu
Cùng với địa hình, đất đai, các ́u tớ: nhiệt độ, ẩm độ trong khơng khí,
lượng mưa và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản
lượng và chất lượng của xoài. Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, thích hợp trồng ở
những nơi.
2.2.3. Giống xồi
Là ́u tớ quan trọng ảnh hưởng tới năng śt, chất lượng của xồi. Có
thể nói giớng là tiền đề năng suất, chất lượng xoài ở thời kỳ thu
Chọn giớng thích hợp với địa phương, có tính thích nghi rộng, có năng
suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.



12

Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Sơn La phối hợp
với Viện Nghiên cứu rau quả tiến hành dự án ghép cải tạo giống xoài địa
phương bước đầu mang lại hiệu quả.
2 giống xoài được lựa chọn để ghép cải tạo là xoài Đài Loan (ĐL4) và
xoài Úc (R2E2). Theo ông Lò Quang Ngọc, giám đốc Trung tâm Giống cây
trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La, đây là 2 giống xoài có khả năng chịu hạn và
kháng sâu bệnh tốt; quả to, trọng lượng trung bình đạt từ 1 - 1,5 kg/quả; thịt
quả dầy, rắn chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm.
Thời gian ra hoa, đậu quả của 2 giống xoài trên không khác nhiều so
với các giống xoài đã được trồng ở địa phương; sức sinh trưởng vượt trội so
với các giống xoài khác, thời gian thu hoạch khá muộn và kéo dài. Qua theo
dõi, trung bình mỗi cây sau ghép từ năm thứ 4 trở đi sẽ cho thu hoạch khoảng
70 kg quả trở lên.
Từ kết quả dự án, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn
La tiếp tục triển khai ghép xoài Đài Loan (ĐL4) và xoài Úc (R2E2) ở một số
vườn của nông dân các huyện Mường La, Yên Châu, Phù Yên, Mai Sơn...
Đồng thời, trung tâm cũng sẵn sàng cung cấp giống và cử cán bộ đến tận
nơi để ghép cũng như hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây xoài sau ghép.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây xồi
2.3.1. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
2.3.1.1. Tiêu chuẩn cây giống
Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN - 2001, cụ thể là: cây
được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20 - 22 cm, đường kính bầu
12 cm. Bầu khơng bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều
cao cành ghép 40 - 50 cm, đường kính 1 cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2
cm), có từ 2 - 3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh.



13

2.3.1.2. Trồng đúng thời vụ
Ở miền Bắc xoài được trồng vào hai thời vụ chính, vụ Xuân trồng vào
tháng 2, 3 và đầu tháng 4, vụ thu trồng vào tháng 8 - 9. Tuy nhiên, nếu trồng với
lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác miễn là phải tránh thời điểm nắng
nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.
2.3.1.3. Chọn đất trồng phù hợp.
Đất lý tưởng cho trồng xoài là đất phù sa cổ, phù sa mới ven sông giầu
dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 - 7,7.
2.3.1.4. Làm đất
Lên liếp cao 0,5 – 0,8 m, rộng 7m. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) đất thấp và có nhiều sét, dễ bị úng nước nên trồng cây trên mô, đường kính mơ từ 60-80 cm, cao 30-60 cm. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi
bồi vên sông, đất mặt ruộng, đất vườn cây ăn trái phơi khô trộn với phân
chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Ngoài ra nên
bón lót thêm 200-300g phân 16-16-8 trên mỗi hớc ở dưới và xung quanh bầu
cây. Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra theo sự phát triển của rễ.
2.3.1.5. Trồng đúng khoảng cách:
Vì xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30 – 50 năm), đồng
thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây nên không trồng quá dầy. Bảng
thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), trong
điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn với khoảng cách trồng 6 x 6m; tuy
nhiên phải có biện pháp cắt tỉa, tạo hình ngay từ đầu để cây nhận được ánh
sáng tốt nhất mới cho năng suất cao. Việc trồng xen lấy ngắn nuôi dài: có thể
trồng xen các loại cây họ đầu như đậu xanh, đậu nành hoặc các loại rau màu.
2.3.1.6. Bón phân đúng lượng và đúng thời gian
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm
của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), thiếu phân bón và tưới nước



14

trong mùa khơ, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều (năm thất mùa). Lượng phân
bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Bảng thường
có thể bón phân như sau:
- 2 năm đầu: đào 4 – 5 lỗ xung quanh cách gốc theo hình chiếu của
tán, bón phân và lấp đất, số lần bón được chia làm 2 đợt/năm (tháng 4-5 và
tháng 11 dl). Bón 150 – 300 g phân 16 – 16 – 8 và 100 – 200g Ure/cây/năm
hoặc pha 01 muỗng canh phân 16 – 16 – 8 với ½ muỗng ure/thùng 10 lít, tưới
vào gớc (5 – 6 gớc/thùng) định kỳ 30 ngày/lần.
- Cây 6 – 8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao. Bón theo công
thức 1,09 – 0,9 – 0,96 kg N – P – K / cây/ năm. Chia làm 3 đợt bón như sau:
+ Sau khi thu hoạch: bón 550 – 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure
1,2 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm)
+ Trước khi xử lý ra hoa 30 ngày, bón theo công thức 180 – 300 – 240
g N – P – K / cây/ năm (phân ure 0,4 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3
kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm).
+ Sau khi đậu trái 2 tuần bón 360 – 300 – 480 g N – P – K / cây/ năm
(phân 20 – 20 – 15: 1,5 kg/cây/năm, phân ure 130 g/cây/năm, clorua kali 425
g/cây/năm).
2.3.1.7. Chăm sóc tốt ở các khâu tưới nước, phòng trừ sâu bệnh.
- Tưới nước: mặc dù là cây chịu hạn nhưng nước có ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng sinh trưởng và cho ra lá non. Cây cần có thời gian khô hạn 2, 3
tháng, thời kỳ này gọi là giai đoạn nghỉ ngắn để phân hoá mầm hoa. Sau thời
kỳ khô hạn cây cần nước để cho bông, trái phát triển, vào thời điểm này
lượng nước cũng góp phần quyết định đến năng suất và phẩm chất trái.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng,
hoặc phun nước xà phòng 5 Gia Lai/l vào lúc cây ra hoa cách 2 – 4 ngày/lần.



15

Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng
Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15 – 0,20% để
phun 2- 3 lần, cách 5 – 7 ngày/lần.
Rệp sáp, rệp dính: Rệp chích hút nhựa ở lọc non, các nhánh và ćng
quả xồi. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid
0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc polysulfua canxi
0,5o Bômê để phun.
Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên
cây nhơ cách dùng dao băm gớc kích thích cho cây ra hoa; Dùng bẫy đèn để
diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại th́c có tính xơng hơi mạnh
như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon... và bịt các lỗ đục bằng đất sét để
diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các
cành cây này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong.
Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ.
Trứng trở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ
bằng cách khơng để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%,
Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, ch́i chín hay chất
Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin,
Malattion...) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng
bao giấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng.
2.3.1.8. Tỉa cành, tạo tán
Tỉa cành, tạo tán là khâu chăm sóc không thể thiếu được trong canh tác
xoài hàng hoá; cần phải thực hiện sớm, ngay từ đầu. Do ưu thế của chồi ngọn
nên chồi bên phát triển kém. Bấm ngọn cây sau 1 năm tuổi (khoảng 3 – 4 lần
ra đọt) ở vị trí cách mặt đất khoảng 0,6 – 1 m để có nhiều chồi bên. Sau khi
cắt ngọn, cây sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại từ 3 – 4 chồi theo hướng đều nhau.
Vị trí phân cành của 3 cành khơng ở cùng một điểm xuất phát từ thân chính là



16

tốt nhất. Đối với một số giống có cành mọc thẳng đứng, buộc vật nặng treo
trên cành, làm cho cành mọc ngang ra. Khi cành ngang có khoảng 2 – 3 lần
đọt, tiếp tục bấm ngọn cành này. Chú ý giữ lại từ 3 - 4 chồi mọc theo các
hướng tạo cân đối cho tán cây.
Cắt tỉa phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi kỳ thu
hoạch trái để cây ra đọt non mới. Cành nhỏ ốm yếu, cành vượt trong tán, cành
bệnh và những cành đã rụng hết trái phải tỉa bỏ. Cắt tỉa sẽ tạo ra nhánh ngắn
lý tưởng, cho cây có nhánh thấp dễ điều khiển, và nhất là tán cây bảng thống
ít sâu bệnh. Dùng kéo tỉa cành nhỏ, dùng cưa cắt cành lớn
2.3.1.9. Bảo vệ hoa và trái
Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun thuốc
(Pyrinex, Sago Super, Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa
rầy chích hút. Lần hai phun khi hoa đạt kích thước tới đa. Sau đó, ngưng phun
th́c để bảo vệ cơn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu
mưa nhiều, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa
không thụ phấn, kết hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng
thuốc Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ mưa xong là
phun thuốc. Khi trái non đạt kích thước đường kính 1-2mm (còn gọi là đậu
trứng cá), phun thuốc ngừa bệnh thán thư. Dùng các loại thuốc như Antracol,
Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy.
Sau khi xoài đậu trái thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài
khoảng 35-45 ngày. Qua thời kỳ này thì xoài không rụng nữa. Giai đoạn này,
bao trái là hiệu quả nhất nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn bảo
vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp.



17

2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của
các hộ sản xuất xoài trong nền kinh tế thị trường. Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở
sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học
đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?. Câu hỏi sản
xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời được câu
hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu khả
năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra. Thị trường
là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương
thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là
tối đa. Còn việc giải quyết vấn đề cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị
trường, xác định rõ được khách hàng , giá cả và phương thức tiêu thụ.
2.3.2.2. Giá cả
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng xoài
nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá cả xồi trên thị trường; giá cả khơng
ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng xoài.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của người sản xuất nói chung, cũng như người trồng xồi nói riêng.
Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ xoài là hết sức
cần thiết cho sự phát triển lâu dài.
2.3.2.3. Nguồn lao động
Lao động hiện nay hết sức dồi dào tại vùng nông thôn. Việc tận dụng
nguồn lao động tại địa phương có nhiều lợi ích do người lao động có nhiều kinh
nghiệm trong việc sản xuất, thu hoạch. Người dân lại chịu khó chăm làm.



×