Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mô hình thương mại biên giới và vận dụng vào tỉnh lào cai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.13 KB, 8 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính“cấp thiết của đề tài”
Lào“Cai là tỉnh miền núi, biên”giới, giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), được
xác định là “cầu nối”,“trung tâm thương mại, có vai trị trung chuyển hàng hóa trên
tuyến HLKT Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phịng – Quảng”Ninh. Lào Cai có
cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Khu Kinh tế cửa khẩu và khu du lịch Sa Pa nổi tiếng.
Thương mại của tỉnh Lào Cai trong“những năm gần đây chuyển biến theo hướng
tích cực, đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của”địa phương.
Đặc biệt là quan hệ TMBG với tỉnh Vân Nam đạt được những thành tựu như tăng
cường hoạt động XTTM giữa hai quốc gia, thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp
tỉnh Vân Nam vào các dự án xây dựng CSHT của tỉnh hay cải cách thủ tục hành
chính… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai phát triển.
Tỉnh Lào Cai, tuy đã có chuyển biến tích cực trong thương mại, khẳng định được
vai trị của TMBG với tình hình nền kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế,“chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa”phương. Nói cách khác, tỉnh
Lào Cai chưa có mơ hình biên giới phù hợp với tỉnh Vân Nam để phát huy mọi tiềm
năng, giảm thiểu các hạn chế nhằm phát triển thương mại biên giới dài hạn.
Cần có một nghiên cứu tồn diện có tính hệ thống đánh giá đúng tiềm năng và
đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, để hoàn thiện mơ hình TMBG tỉnh Lào
Cai với tỉnh Vân Nam. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Mơ hình thương mại biên
giới và vận dụng vào tỉnh Lào Cai” được lựa chọn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quan hệ thương mại cũng như
hoạt động TMBG giữa các địa phương biên giới Việt – Trung nhưng chưa có một
nghiên cứu“có tính hệ thống, chun sâu và tồn diện nào về mơ”hình TMBG của
tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam. Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến các cơng
trình trong nước có liên quan như sau: Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển
thương mại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020” do
Sở Công Thương tỉnh Lào Cai thực hiện năm 2008. Đề tài khoa học cấp nhà nước



“Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc” do“Viện Nghiên cứu
Thương mại thực hiện năm”2010. Trần Cương, Học viện Hồng Hà (Vân Nam –
TQ) có cơng trình nghiên cứu “Định vị chức năng Khu hợp tác kinh tế Hồng Hà –
Lào Cai trong khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai” (2007)…
3. Mục“tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề”tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết thương mại quốc tế, đề tài hệ thống hóa mơ hình
thương mại biên giới. Đồng thời, thơng qua phân tích và đánh giá thực trạng TMBG
của tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện mơ hình
TMBG của hai địa phương định hướng đến năm 2020.
4. Đối“tƣợng và phạm vi nghiên”cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về mơ hình thương mại biên giới và phân
tích sâu mơ hình TMBG của tỉnh Lào Cai với tỉnh“Vân Nam giai đoạn 2011 – 2016
và định hướng đến năm”2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở dữ
liệu thu thập được từ tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam cũng như từ các cơ quan quản lý
TMBG của hai nước như Bộ Công Thương, Tổng Cục thống kê, Tổng Cục Hải
quan…
6. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: “Mơ hình thương mại biên giới và vận dụng vào tỉnh Lào Cai”.
Luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Mơ hình thương mại biên giới của một địa phương.
Chương 2: Mơ hình thương mại biên giới của tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc) giai đoạn 2011 - 2016.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hồn thiện mơ hình thương mại biên giới
của tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

CHƢƠNG 1: MƠ HÌNH“THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA
MỘT ĐỊA PHƢƠNG”

1.1.

Cơ sở lý thuyết của mô hình thƣơng mại biên giới


Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, được vận dụng như sau: Mỗi địa
phương biên giới nên tập trung “chun mơn hóa vào những ngành hàng, sản phẩm có
lợi thế tuyệt”đối; xác định đúng những ngành, lĩnh vực hoặc những sản phẩm có lợi thế
tuyệt đối để khai thác, XK sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển.
Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo được vận dụng: Thúc đẩy cải tiến kỹ
thuật sản xuất, công nghệ kinh doanh và tăng năng suất lao động đối với ngành
thương mại (hoặc một sản phẩm dịch vụ thương mại nhất định) sẽ góp phần cải tiến
và nâng cấp lợi thế so sánh của địa phương biên giới về ngành thương mại (hoặc sản
phẩm dịch vụ thương mại).
Từ mơ hình H - O về lợi thế so sánh, có thể nhận định như sau: Cần xác định và
lựa chọn đúng tiềm năng, lợi thế của những nhân tố có sẵn của địa phương (như vị trí
cửa ngõ của địa phương biên giới, khu KTCK…) để tập trung phát triển, tạo lợi thế so
sánh; Thu hút nguồn lực từ nơi khác vào phát triển những lĩnh vực, ngành, hay sản
phẩm của địa phương biên giới, mà sự phát triển đó sử dụng nhiều nhân tố có sẵn của
tỉnh, sẽ góp phần nâng cấp lợi thế so sánh của địa phương.
Ngoài ra luận văn cũng nghiên cứu một số lý thuyết TMQT khác như: lý thuyết
thương mại nội bộ ngành, lý thuyết cầu tương tự, lý thuyết khoảng cách cơng nghệ
làm tiền đề xây dựng mơ hình thương mại biên giới.
1.2.

Mơ hình thƣơng mại biên giới
Mơ hình thương mại biên giới là sự kết hợp giữa lợi thế so sánh, chính sách

TMBG, các điều kiện thực hiện như phương thức triển khai, bộ máy điều hành và điều
kiện bảo đảm về hạ tầng cơ sở, thủ tục hành chính...

Từ các lý thuyết thương mại nói trên, tác giả xây dựng khung lý thuyết chung về
mơ hình thương mại biên giới gồm ba phần: lợi thế so sánh của địa phương biên giới,
chính sách TMBG và các điều kiện để thực hiện.
Về lợi thế so sánh của địa phương biên giới, luận văn xem xét các khia cạnh: lợi
thế về điều kiện tự nhiên, về nhân lực và về các giá trị khác.
Về chính sách thương mại biên giới, được trình bày qua chính sách thương mại
quốc gia và chính sách thương mại của chính quyền địa phương biên giới.
Về điều kiện thực hiện, luận văn đề cập đến các phương thức triển khai thực
hiện, cơ sở HTTM và bộ máy tổ chức, điều hành.


1.3.

Kinh nghiệm tổ chức thƣơng mại biên giới và bài học
Luận văn phân tích kinh nghiệm tổ chức mơ hình thương mại biên giới của

Canada với Hoa Kỳ và của Thái Lan với Myanma.
CHƢƠNG 2: MƠ HÌNH“THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA TỈNH LÀO CAI (VIỆT
NAM) VỚI TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC) GIAI ĐOẠN”2011 – 2016
2.1. Đánh giá“quá trình phát triển thƣơng mại biên giới của tỉnh Lào Cai và tỉnh
Vân”Nam
Luận văn đánh giá thực tế triển khai TMBG của tỉnh Lào Cai, theo hai giai đoạn:
Trong giai đoạn trước năm 2011, thương mại biên giới bắt đầu hình thành và có vai
trị nhất định trong các chiến lược, dự án phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn
2011 – 2016 thương mại biên giới mới thực sự khẳng định được vai trò “mũi nhọn”
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2. Phân tích mơ hình thƣơng mại biên giới tỉnh Lào Cai
Luận văn phân tích sâu các khía cạnh của mơ hình TMBG tỉnh Lào Cai và tỉnh
Vân Nam.
Thứ nhất về lợi thế so sánh của tỉnh Lào Cai: có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận

lợi, nguồn tài nguyên phong phú, quý hiếm (khoáng sản, thủy năng, tài ngun du
lịch…). Tỉnh có vị trí liền kế với thị trường Trung Quốc, được xác định là “cầu nối”,
“cửa ngõ” trên trên tuyến HLKT; là trung tâm chuyển tiếp giữa các tỉnh Đông Bắc và
Tây Bắc của Việt Nam thông qua CKQT Lào Cai. CSHT phục vụ phát triển TMBG
từng bước được đầu tư và cải thiện.
Thứ hai, về chính sách TMBG của tỉnh Lào Cai từng bước được hoàn thiện, thể
hiện việc hoàn thiện các quy định về TMBG; quản lý nhà nước về thương mại; xây
dựng và thực hiện chương trình, đề án phát triển; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển
kết cấu HTTM từ nguồn vốn ngân sách và quản lý hoạt động XTTM trên địa bàn...
Thứ ba, về điều kiện thực hiện mô hình, phương thức thực hiện mơ hình xác
định rõ XNK là “mũi nhọn” của thương mại biên giới của tỉnh, cơng tác đầu tư hồn
chỉnh mạng lưới logistics được chú trọng; thủ tục hành chính và các cơng tác kiểm
dịch tại CK được giải quyết nhanh gọn, thơng thống… Về CSHT thương mại: khu


KTCK và các khu công nghiệp được đầu tư phát triển, quy hoạch mở rộng, xây dựng
và nâng cấp hệ thống TTTM, siêu thị, chợ, các cửa hàng cửa hiệu trên địa bàn toàn
tỉnh. Về bộ máy quản lý, điều hành trên địa bàn tỉnh: hỗ trợ phối hợp chặt chẽ, thống
nhất theo đường lối, chỉ đạo của nhà nước và UBND tỉnh.
2.3. Đánh giá mơ hình thƣơng mại“biên giới tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam”
Về những thành tựu: Thứ nhất, thương mại biên giới đạt được nhiều bước tiến
mạnh mẽ, trở thành động lực lớn cho các ngành kinh tế khác và thị trường khu vực
cửa khẩu phát triển. Thứ hai, XTTM góp phần đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác trong
và ngoài nước với tỉnh Lào Cai. Thứ ba, việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư
tại Lào Cai đã thu hút một lượng lớn vốn phát triển thương mại.
Nguyên nhân của những thành tựu: mối quan hệ giao lưu hợp tác hơn 10 năm
trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội của hai địa phương; chính sách thương
mại của Chính phủ Việt Nam liên tục đổi mới theo tình hình trong nước và quốc tế;
chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai đã vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lói chỉ
đạo của Đảng, Trung ương vào thực tế phát triển TMBG của địa phương; thêm vào đó

hệ thống CSHT phục vụ phát triển thương mại khá thuận lợi như các cửa khẩu, đường
xá, trung tâm dịch vụ…
Về những hạn chế của mơ hình thương mại biên giới hiện tại: Một là, quy mô
thương mại biên giới chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, phát triển không đồng
đều, hiệu quả chưa cao. Hai là, một số cơ chế, chính sách của Nhà nước còn bất cập,
thiếu đồng bộ và khi thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn. Ba là, Lào Cai chưa tận dụng
tối ưu các lợi thế so sánh của một tỉnh có biên giới. Bốn là, XNK cịn thiếu các
phương thức hiện đại.
Nguyên nhân của những hạn chế: tình hình kinh tế thế giới và khu vực cịn
nhiều khó khăn, bất ổn sau khủng hoảng. Hệ thống KCHTTM vẫn còn yếu cả về
chất và lượng. Các DN địa phương tham gia thương mại biên giới“chủ yếu là các
doanh nghiệp nhỏ và”vừa, hạn chế về nhiều mặt. Công tác quản lý nhà nước về
TMBG của tỉnh Lào Cai chưa thực sự hiệu quả; trình độ, năng lực đội ngũ quản lý
cũng như các DN thương mại còn nhiều thiếu xót.
Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, có thể nhận định rằng: Lào Cai cần có sự
hồn thiện mơ hình phát triển TMBG theo hướng“phát triển hợp lý giữa chiều rộng và


chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh, tính bền”vững.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN“MƠ HÌNH
THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA TỈNH”LÀO CAI
3.1. Định hƣớng hồn thiện mơ hình thƣơng mại“biên giới tỉnh Lào Cai và tỉnh
Vân Nam”
Thứ nhất, tình hình TMBG“của tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam”đến năm
2020, chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế quốc tế, trong nước và địa phương.
Thứ hai, phương hướng hồn thiện mơ hình như: tiếp tục đầu tư xây dựng và
hoàn thiện CSHT trong Khu KTCK Lào Cai. Định hướng và quy hoạch phát triển hệ
thống KCHT thương mại trên tuyến HLKT. Phát“triển đa dạng các loại hình dịch vụ
vận tải; tăng năng lực vận tải đường sắt, đường bộ, đường”sơng.

3.2. Giải pháp hồn thiện mơ hình thƣơng mại biên giới
Thứ nhất, xác định mơ hình thương mại biên giới phù hợp với điều kiện tỉnh Lào
Cai và tỉnh Vân Nam: Mơ hình thương mại biên giới của tỉnh phải gắn liền với mục
tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020, dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và phát huy
hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh; nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đồng thời, tạo
ra mối liên kết chặt chẽ giữa thương mại trong nước với TMQT và thương mại biên
giới.
Thứ hai, chủ động, tích cực đề xuất giải pháp hồn thiện mơ hình: Bên cạnh định
hướng chung phát triển TMBG, tỉnh cịn định hướng phát triển với từng lĩnh vực: Đổi
mới cơ cấu hàng xuất khẩu; định hướng phát triển XNK: tiếp tục nâng cao hiệu quả
thương mại biên giới với các tỉnh của Trung Quốc nói chung và tỉnh Vân Nam nói
riêng; thúc đẩy thương mại trong Khu KTCK Lào Cai và Khu TM – CN Kim Thành
để phát triển mô hình TMBG của tỉnh.
Đề xuất giải pháp tận dụng lợi thế so sánh của địa phương: Nâng cao nhận thức
và vai trò của TMBG đối với sự phát triển của tỉnh Lào Cai và cả nước. Nâng cao mối
liên kết giữa các ngành sản xuất và dịch vụ du lịch với ngành thương mại. Thúc đẩy
và nâng cao hiệu quả mối liên kết thương mại và thị trường giữa tỉnh Lào Cai với


tỉnh Vân Nam và các địa phương trong nước nhằm phát huy tối đa vai trò “trung
chuyển” của thị trường Lào Cai và tận dụng các điều kiện thuận lợi của hợp tác kinh
tế trên tuyến HLKT.
Hồn thiện chính sách thực hiện cấp địa phương: xây dựng và hoàn thiện Chiến
lược và Quy hoạch phát triển TMBG của tỉnh; đổi mới mơ hình quản lý chợ và cải
cách thủ tục hành chính hỗ trợ TMBG của tỉnh... Ngồi ra, luận văn cịn đề cập đến
nhóm các giải pháp khác như: nhóm giải pháp về phát KCHT thương mại; nhóm giải
pháp về phát triển nguồn nhân lực TMBG của tỉnh...
Thứ ba, tiếp cận các mơ hình thương mại biên giới hiện đại: học tập mơ hình
thương mại biên giới từ các nước phát triển; tăng cường năng lực thực thi pháp luật,
chính sách về thương mại; nâng cao vai trị của các hiệp hội, ngành hàng.

3.3. Kiến nghị
Đối với Chính phủ:
Nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển TMBG với Trung Quốc. Xem“xét ký
kết Hiệp định hợp tác xây dựng”“Hai hành lang, một vành đai kinh tế” với Chính phủ
Trung Quốc. Phê duyệt Quy hoạch phát triển HLKT Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Xây dựng cơ chế, chính sách
áp dụng riêng đối với từng khu KTCK. Nghiên cứu, ban hành Nghị định của Chính phủ
về quản lý hoạt động TMBG. Triển khai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án CSHT của
Việt Nam trên tuyến HLKT. Đẩy mạnh sự thống nhất, đồng bộ phương pháp quản lý,
thủ tục hành chính cho các bộ, ban ngành, tránh chồng chéo quyền hành giữa các cơ
quan hành chính sự nghiệp nhà nước.
Đối với“Bộ Công Thương:
Cùng với các cơ quan”Việt Nam phối hợp với phía Trung Quốc nghiên cứu
đồng bộ hóa chính sách XNK, xuất nhập cảnh, thực hiện thơng quan “một cửa –
một điểm dừng” tại cặp CKQT Lào Cai – Hà Khẩu. Đẩy mạnh triển khai các hoạt
động XTTM biên giới. Tăng cường phân cấp quản lý, trách nhiệm quản lý nhà
nước của Bộ cho các địa phương. Phối hợp chặt chẽ với Sở Cơng Thương tìm hiểu
thực trạng TMBG của các địa phương, sau đó để ra các chương trình đào tạo nguồn
nhân lực quản lý nhà nước (cán bộ của Sở, huyện, xã....), nâng cao năng lực hành
chính, điều hành...


KẾT LUẬN
Luận văn tập trung làm rõ các nội dung chính sau đây:
Thương mại biên giới phát triển nhanh trở thành một trong những“động lực thúc
đẩy sản xuất, thị trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”phát triển, khai thác các tiềm
năng, lợi thế của địa phương một cách hiệu quả; góp phần tăng cường mối quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia láng giềng; đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự
an tồn xã hội khu vực biên giới.
Luận văn đánh giá một cách toàn diện“thực trạng phát triển TMBG của tỉnh Lào

Cai”từ năm 2011 đến 2016 và định hướng đến năm 2020 theo các tiêu chí xây dựng
về mơ hình TMBG. TMBG hai địa phương bước đầu có sự phát triển, đạt được nhiều
thành tựu quan trọng nhưng cũng có khơng ít khó khăn. Luận văn cũng đã chỉ ra
nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế để làm cơ sở đề xuất giải pháp
tận dụng thời cơ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, vượt qua thách thức, khắc phục
hạn chế nhằm phát triển thương mại Lào Cai.
Từ những kết quả nghiên cứu nói trên, luận văn đề xuất nhóm giải pháp đồng bộ
nhằm phát triển mơ hình TMBG tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam: xác định mơ hình
TMBG thích hợp, xây dựng các nhóm giải pháp hồn thiện mơ hình và nghiên cứu
tiếp cận các mơ hình thương mại biên giới hiện đại. Luận văn đề xuất một số kiến
nghị với Chính phủ và Bộ Cơng Thương nhằm phát triển mơ hình TMBG của tỉnh Lào
Cai.



×