Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng la hiên giai đoạn 2013 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.09 KB, 5 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng
đem đến khơng ít những thách thức làm tăng thêm hạn chế về khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường, thể hiện ở sự yếu kém về năng lực quản lý, năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao, năng lực tài
chính yếu kém…Trong điều kiện đó, cac doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực cạnh
tranh bởi đó chính là sức mạnh của doanh nghiệp trên thương trường. Từng bước vươn lên
để giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu
chí phần đấu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng
do bị tác động mạnh của sự suy giảm và mất thanh khoản của thị trường bất động sản.
Chính những lý do như vậy mà em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty cổ phần xi mang La Hiên giai đoạn 2013 – 2020” làm luận văn thạc
sỹ của mình.
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Trong chương này, em đã đưa ra những đinh nghĩa chung nhất về cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh:
 Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong mơi
trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có điều kiện tiên quyết là phải có nhiều chủ thể
cùng nhau tham gia cạnh tranh và cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường
cạnh tranh cụ thể.
 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để
thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước
và ngồi nước.
Ngồi ra, để tìm hiểu kỹ hơn và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
em đã hệ thống hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh


nghiệp. Các yếu tố đó là các yếu tố thuộc môi trường bên trong, các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu xi măng và mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp.


 Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố
vi mô. Các yếu tố vĩ mơ gồm có năm mơi trường đó là: mơi trường kinh tế; Mơi trường
cơng nghệ; Mơi trường chính phủ, pháp luật và chính trị; Mơi trường tự nhiên, văn hóa –
xã hội; Mơi trường tồn cầu. Các yếu tố vi mơ cũng gồm có năm yếu tố (sử dụng mơ hình
năm áp lực cạnh tranh của M.E.Porter): Đối thủ cạnh tranh hiện tại; Đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn; Sức ép của nhà cung ứng; Áp lực của khách hàng; Nguy cở sản phẩm thay thế.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xi măng gồm có: Thu nhập của người tiêu
dùng, giá cả hàng hóa liên quan, dân số, thị hiếu và các kỳ vọng.
 Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp gồm có: Nguồn lực của doanh nghiệp;
Trình độ thiết bị và cơng nghệ; Hoạt động marketing, Nghiên cứu và phát triển; Năng lực
tài chính của doanh nghiệp; Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường; Giá cả sản phẩm
dịch vụ của doanh nghiệp; Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp; Uy
tín và thương hiệu.
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu thông qua các yếu tố
ảnh hưởng. Để bổ sung cho việc đánh giá này, em cịn đưa ra lý thuyết về mơ hình viên
kim cương và mơ hình Swot.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng La Hiên
Đầu tiên, em đã nêu ra những khái quát chung nhất về công ty cổ phần xi măng La
Hiên. Trong phần nay, tình hình tài chính của cơng ty và khả năng sản xuât, tiêu thụ của
công ty được chú trọng. Về tình hình sản xuất và tiêu thụ của cơng ty qua các năm vẫn ln
có sự tăng trưởng, và đặc biệt tăng đột biết ở năm 2010, 2011, do dây chuyền sản xuất mới đi
vào hoạt động. Tuy nhiên, so với các công ty lớn ở trong ngành, công ty cổ phần xi măng La
Hiên vẫn đứng ở một vị trí thấp. Sản lượng của cơng ty chỉ bằng 1/6 hay 1/3 của các công ty
như Hà Tiên Vicem, Bỉm Sơn, Hồng Thạch, Bút Sơn…Bên cạnh đó, tình hình tài chính của
cơng ty cũng khơng mấy khả thi. Tuy doanh thu luôn tăng trưởng nhưng lợi nhuận trước thuế
lại giảm và đến năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế còn ở mức âm. Điều này là do một số chi
phí đầu vào khác tăng như: than, điện, xăng, dầu, tỷ giá hối đoái VND/USD, lãi suất vay


ngân hàng, lương công nhân… Công ty đã không đủ mạnh để đối phó trước biến động của

nền kinh tế, chính vì vậy tình hình tài chính của cơng ty đang trong tình trạng đi xuống.
Vận dụng những lý thuyết về năng lực cạnh tranh ở chương một và những tài liệu của
công ty em đã đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty tại chương hai.
Ở môi trường vĩ mô, môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng, được tập trung đi vào
đánh giá. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tương đối cao và ổn định, luôn giữ vững ở
mức 6-8%. Ngành công nghiệp và xây dựng trung bình đóng góp khoảng 40% vào GDP cả
nước, trong đó riêng lĩnh vực xây dựng đóng góp khoảng 6 - 7% GDP hàng năm. Bên cạnh
đố tốc độ đơ thị hóa của nước ta ngày càng cao. Đây la điều kiện cho ngành phát triển. Tuy
nhiên các cơng ty xi măng cũng gặp phải những khó khăn nhất định, chi phí đầu vào tăng cao
như giá điện, giá xăng dầu, mức lãi suất… Sự tăng giá của sản phẩm không thể bù đắp được
sự tăng giá của chi phí dầu vào. Chính vì vậy, cơng ty cần đặt ra những chiến lược hợp lý để
vượt qua được thời kỳ này.
Ngồi tác động tương đối mạnh của mơi trường kinh tế, công ty cũng chịu một số áp
lực từ mơi trường cơng nghệ, chính phủ chính trị và pháp luật, tự nhiên văn hóa – xã hội.
Tuy nhiên những áp lực này là tương đối nhỏ.
Ở môi trường vi mô, các yếu như đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sức ép của nhà cung
ứng, áp lực từ phía khách hàng, áp lực sản phẩm thay thế đều được đánh giá ở mức trung
bình hoặc tương đối yếu. Riêng yếu tố áp lực đối thủ cạnh tranh hiện tại là mạnh. Do dự báo
cầu xi măng của toàn bộ xa hội không chuẩn nên ngành xi măng đang đứng trước tình trạng
dư thừa xi măng. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành ngày được
tăng cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty xi măng La Hiên chủ yếu là ở Thái
Nguyên và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5 nhà máy xi măng đó là: Nhà máy xi măng La
Hiên, Quang Sơn, Quán Triều, Cao Ngạn, Lưu Xá. Trong đó có nhà máy xi măng La Hiên,
Quang Sơn và Quán Triều là những nhà máy sản xuất xi măng sử dụng cơng nghệ lị quay,
cịn hai nhà máy cịn lại sử dụng cơng nghệ lị đứng với năng suất thấp. Đối thủ mạnh nhất
của công ty trên thị trường này là nhà máy xi măng Quan Sơn.
Tiếp theo, năng lực cạnh tranh của công ty được đánh giá thông qua các nhân tố thuộc
nội bộ công ty xi măng La Hiên.



Về nguồn nhân lực: Công ty cổ phần xi măng La Hiên có số lượng lao động tương
đối ổn định và khá đông đảo qua các năm, số lượng công nhân viên luôn ở mức trên dưới
900 người, chứng tỏ cơng ty có quy mơ tương đối lớn. Cơng ty ln quan tâm đến trình độ
kỹ thuật tay nghề nghiệp vụ của công nhân viên. Cán bộ, công nhân viên của công ty luôn
được tạo điều kiên cho việc đi học nâng cao nghiệp vụ, nâng cao kiến thức
Về trình độ trang thiết bị cơng nghệ: Máy móc của cơng ty là những dây chuyền hoạt
động tự động và kép kín. Nhưng cơng suất của nhà máy so với một số công ty lớn vẫn ở mức
thấp và hoạt động chưa được ổn định
Về năng lực tài chính: Trong giai đoạn trên, tỉ trọng nợ phải trả trong tổng tài sản tăng
liên tục từ năm 2008 – 2011 (từ 82% - 87,5%) và giảm một phần vào năm 2012 khi mà tỉ
trọng này là 86,7%. Như vậy công ty duy trì tỉ trọng nợ tương đối cao trong tổng tài sản dẫn
đến mức độ rủi ro thanh tốn cuả cơng ty đang ở mức cao.
Thị phần của xi măng La Hiên chiếm khoảng 1% thị trường cả nước. Địa bàn tiêu thụ
chính của sản phẩm xi măng và clinker của nhà máy là tỉnh Thái Nguyên chiếm 58% sản
lượng của nhà máy, chiếm khoảng 40% thị trường Thái Nguyên. Ngoài ra, sản phẩm của nhà
máy xi măng La Hiên còn được tiêu thụ tai các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh lân cận
như: Hà Nôi, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc
Giang. Thị phần của công ty xi măng La Hiên luôn được giữ vững và ổn định.
Về giá cả: Công ty cũng có nhưng đợt biến động giá giống với sự biến động gia của
toàn ngành. Nhưng giá xi măng La Hiên luôn nhỏ hơn khoảng 100.000 đồng/ tấn. Đây là
một lợi thế cần phát huy hơn nữa
Về chất lượng sản phẩm: Hiện tại nhà máy đang quản lý sử dụng hệ thống quản lý
chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 nên sản lượng được sản xuất ra có
chất lượng khá tốt. Sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 30 và PCB 40 với đặc trưng
về màu sắc hợp thị hiếu, ổn định về chất lượng và thể tích
Về uy tín và thương hiệu: Chỉ sau vài năm đi vào hoạt động, sản phẩm xi măng La
Hiên mác PCB 30, PCB 40 với logo hình ảnh chim đại bàng tung cánh đã được người tiêu
dùng tín nhiệm sử dụng.



Sau khi phân tích năng lực cạnh tranh của cơng ty xi măng La Hiên, phần cuối của
chương hai em đã nếu ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân nhưng hạn chế tồn đọng
để tử đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp ở chương ba.
Chương 3:Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng La
Hiên giai đoạn năm 2013 – 2020.
Đầu tiên là những đinh hướng phát triển của công ty gồm có định hướng về phát triển
sản phẩm thị trường, đầu tư cơng nghệ, phát triển tài chính, phát triển nhân sự. Đây là những
tiền để để đưa ra những giải pháp phù hợp với lối đi của công ty.
Tiếp theo, ma trận swot đã được thành lập, nhìn vào ma trận có thể thấy những nết
khái quát nhất của công ty. Qua ma trận, em đã sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, tận
dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu, sử dụng điểm mạnh để vượt qua các thách thức và hạn
chế thách thưc khắc phục các điểm yếu để đưa ra nhưng giải pháp khái quát nhất. Trên cơ sở
đó, em đã đưa ra được sáu nhóm giải pháp đó là:
 Tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Các giải pháp về thị trường
 Tăng cường liên kết và hợp tác trong và ngồi nước
 Đầu tư cơng tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
 Tăng cường năng lực tài chính
 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp



×