Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh hưng yên đến năm 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.3 KB, 10 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nội dung cơ bản của đề tài “Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Hưng Yên đến năm 2020” bao gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương.
Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011 – 2014.
Chương 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020.
Kết cấu xuyên suốt luận văn đã thể hiện đầy đủ nội dung từ lý do chọn đề tài, mục
đích và đối tượng nghiên cứu, thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Hưng Yên trong những năm qua đến kết thúc tác giả đã đưa những giải pháp cơ bản để
thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững. Trong quá trình nghiên
cứu, để có được số liệu phân tích và thông tin liên quan đến để tài tác giả đã sử dụng các
phương pháp như: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp phân tích và
dự báo, phương pháp tổng hợp ý kiến và phương pháp định lượng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang là chủ đề được nhiều cấp từ trung ương
đến địa phương quan tâm, có vai trị to lớn trong sự phát triển của khu vực. Tỉnh Hưng
Yên cũng đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút nguồn vốn này. Trải
qua gần 20 năm thu hút vốn FDI thì tỉnh Hưng Yên cũng đã gặt hái được nhiều thành
công nhất định. Bên cạnh đó cũng tồn tại khơng ít những hạn chế cần được khắc phục để
có thể sử dụng hiệu quả và thu hút nguồn vốn này theo hướng bền vững trong những năm
tới. Đó cũng là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài để nghiên cứu. Để có được cơ sở phân tích
thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Hưng Yên tác giả đã đưa
ra cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào địa phương, các chính sách, cơng cụ thu hút và các tiêu chí đánh giá cũng như
các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào địa phương. Các cơ sở lý thuyết ở


trên là nền tảng để làm nội dung phân tích trong phần thực trạng tình hình thu hút vốn


FDI vào tỉnh Hưng Yên.
Từ những khái niệm đặc điểm ở chương lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại địa phương, tác giả đã thể hiện ở chương thực trạng tình hình thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên. Luận văn đã thể hiện được quá trình thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Hưng n qua những chính sách, cơng cụ thu hút
và những kết quả đạt được. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào địa
phương phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế chung của thế giới, quốc gia
và đặc biệt là điều kiện phát triển của từng địa phương thu hút vốn, do vậy việc thu hút
vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn trong từng giai đoạn.
Tiếp theo đến với phần thực trạng tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên.
Trước tiên, tác giả đã phân tích những lợi thế của tỉnh Hưng Yên trong thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi. Hưng n có những lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao
thơng, nguồn nhân lực và các điều kiện về kinh tế - xã hội. Để thể hiện được những lợi
thế của tỉnh Hưng Yên, tác giả đã đi phân tích cụ thể từng đặc điểm về tự nhiên từ điều
kiện vị trí địa lý, khí hậu.. đến những điều kiện về xã hội như văn hố, tình hình phát
triển kinh tế trong những năm qua. Từ những lợi thế đó, thu hút FDI tại Hưng Yên có
tiềm năng tăng lên trong tương lai. Bên canh đó, là sự quan tâm và sự đầu tư của Chính
phủ trong việc thu hút FDI trong những năm gần đây và sự nhìn nhận của lãnh đạo Tỉnh
Hưng Yên. Để đạt được kết quả mong muốn, nhà nước và tỉnh Hưng n đã có nhiều
chính sách thu hút FDI cụ thể và hấp dẫn. Luận văn đã thể hiện được những chính sách
cụ thể, những quyết định của nhà nước và của Tỉnh qua các năm để phân tích các vấn đề
liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ngồi các chính sách thu hút của nhà
nước nói chung được quy định, Hưng Yên đã làm rõ và bổ sung các chính sách thu hút
phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh. Thứ nhất, về cơng tác quản lý đầu tư: Thủ tướng
chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020 tại Quyết định số 2111/QĐ-TTg. Ngay sau khi được phê duyệt QĐ 2111 thì
tỉnh Hưng Yên đã đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm và giai đoạn 5 năm từ 2011


-2015 qua các nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của các kỳ họp

hội đồng nhân dân tỉnh. Thứ hai, về chính sách cải thiện môi trường đầu tư, lãnh đạo tỉnh
xác định, môi trường đâu tư vô cùng quan trọng trong việc thu hút FDI. Trong chính sách
cải thiện mơi trường đầu tư, tỉnh Hưng Yên chú trọng đến các công tác như: triển khai đổi
mới, cải cách thủ tục hành chính; chính sách về lao động. Về cải tiến thủ tục hành chính,
UBND tỉnh đề nghị đảm bảo cơng tác tổ chức nhanh chóng, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư. Tất cả các dự án trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quyết định
số 12/2003/QĐ – UBND ngày 18/3/2003 về việc “Tiếp nhận, quản lý hoạt động đầu tư
trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”. Và với các bước thủ tục hành
chính, Hưng Yên đã thực hiện cơ chế “một cửa” với các nhà đầu tư. Tỉnh Hưng Yên đã
tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các cấp, các sở ngành. Ban quản lý
các KCN được phân cấp mạnh, được ủy quyền nhiều nhiệm vụ quản lý nhà nước; ứng
dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong công tác
quản lý; cắt, giảm nhiều thủ tục, giấy tờ không cần thiết; các thủ tục hành chính được
cơng khai minh bạch, đơn giản hoá; việc tiếp nhận và quản lý dự án đầu tư theo cơ chế
"một cửa, một đầu mối" ... đã giúp giảm thời gian làm thủ tục, giấy tờ. Về chính sách lao
động, Tỉnh Hưng Yên đã thực hiện theo đề án “Chương trình việc làm, dậy nghề và giảm
nghèo; chương trình phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Hưng n; chương trình chăm sóc
sức khỏe nhân dân” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt cùng quy hoạch tổng thể của
tỉnh đến năm 2020. Tỉnh đã xây dựng đề án “Xây dựng khu đại học Phố Hiến tại thành
phố Hưng Yên; cụm các trường đại học tại huyện Mỹ Hào và huyện Khối Châu” được
chính phủ phê duyệt năm 2011. Thứ ba, về chính sách hỗ trợ đầu tư, tỉnh Hưng Yên đã
chú trọng đến một số vấn đề như thuế, đất đai thông qua các chính sách sau: chính sách
về thuế, tín dụng; chính sách ưu đãi về đất đai; chính sách ưu đãi, hỗ trợ mặt bằng sản
xuất, cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn Tỉnh, ưu đãi của Tỉnh được quy định tại quyết định số
13/2003/QĐ- UB của UBND Tỉnh về Quy định ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên. Về chính sách thuế, tín dụng, tại Hưng Yên, các doanh nghiệp
FDI được tạo điều kiện hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của chính phủ được áp
dụng theo các nghị định sau: Nghị định 108/2006/NĐ – CP hưởng ưu đãi về thuế thu



nhập doanh nghiệp; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dấn thi
hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.Và sau đó là các thơng tư kèm theo để hướng dẫn
chi tiết vào từng ngành nghề, lĩnh vực

như: Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày

18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ, quy định về thuế suất ưu đãi. Bên cạnh các chính sách về
thuế, tỉnh Hưng n cịn tạo sự thu hút với các nhà đầu tư nhờ các chính sách tín dụng.
Tỉnh sát sao chỉ đạo vấn đề thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển trên địa bản tỉnh cần được sửa đổi theo hướng đơn
giản hoá, giảm bớt các thủ tục rườm rà, đặc biệt khâu thẩm định. Chính sách ưu đãi về
đất đai, tỉnh Hưng Yên cụ thể hoá theo luật đầu tư 2014, trong đó, quy định rõ về ưu đãi
miễn, giảm tiền thuê đất. Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng,
tỉnh nỗ lực tạo lập cơ sở vật chất để phát triển công nghiệp nói chung và thu hút FDI nói
riêng đó là quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh Hưng n có 13 KCN
với tổng diện tích 3.660 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch
tổng thể phát triển các KCN cả nước. Trong đó có 10 KCN với tổng diện tích 2.750ha đã
được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, và có 3 KCN đã hoàn thành đi vào hoạt
động. Thứ 4, về hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Hưng Yên đã thành lập Trung tâm Xúc
tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp theo Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 05/5/2010 của
UBND tỉnh Hưng Yên có chức năng giúp Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện các
hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh sự hoạt động của Trung tâm xúc tiến
đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh cũng tích cực hoạt động xúc tiến đầu tư chủ
yếu thông qua kênh ngoại giao với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán cũng như chính các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, nhận ra tầm quan trọng của chính sách xúc tiến
quảng bá, tỉnh Hưng Yên đã tập trung giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hưng Yên thân thiện,
cởi mở, hội nhập với các truyền thống văn hoá, giá trị lịch sử trong chính sách xúc tiến
thương mại của tỉnh giai đoạn tới nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với Hưng Yên.
Phần thứ hai trong phân tích thực trạng tác giả đã trình bày kết quả thu hút vốn FDI

dựa theo các chỉ tiêu đánh giá kết quả, đó là: quy mơ lượng vốn FDI, cơ cấu FDI theo
vùng, cơ cấu FDI theo lĩnh vực đầu tư, cơ cấu FDI theo nhà đầu tư, và trình độ khoa học


công nghệ của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2014. Về quy mô thu
hút vốn FDI, tác giả đã khái quát tình hình thu hút từ khi tái lập tỉnh đến nay. Giai đoạn,
2011 -2014, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, tốc độ thu hút FDI của tỉnh cũng bị ảnh
hưởng, FDI giảm cả về số dự án và số vốn. Từ năm 2011 đến 2013, số dự án tăng lên,
nhưng số vốn đăng ký giảm xuống sâu. Nguyên nhân do trong thời gian này, mặc dù số
lượng dự án tăng, nhưng chủ yếu các dự án đến từ những công ty vừa và nhỏ, và số vốn
đến Việt Nam cũng ít đi. Năm 2014 đánh giá bước ngoặt mới trong thu hút FDI cả nước
cũng như Hưng Yên. Cả nước thu hút được 1588 dự án đầu tư, thì Hưng Yên thu hút được
48 dự án, chiếm 4,05%; số vốn so với cả nước là 1,87% và bắt đầu xuất hiện những dự án
lớn. Có thể nói, tình hình phát triển kinh tế năm 2014 đã khả quan hơn, và có thể tiếp tục
trong những năm tới.
Về quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư, có thể nói tại Hưng
n, hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn nước ngoài. Số dự án FDI có vốn 100%
nước ngồi tính đến năm 2014 chiếm 81,4% về tổng số dự án và chiếm 84,6% về tổng số
vốn trên địa bàn tỉnh. Số dự án theo hình thức doanh nghiệp liên doanh là 52 dự án chiểm
16,7% về tổng số dự án FDI trên toàn tỉnh, tương ứng với 14,2% về vốn đăng ký. Và các
hình thức khác, trong đó, là BCC và BOT chỉ có 6 dự án chiếm 1,9% về số dự án và 1,1%
về khối lượng vốn. Có thể nói đây là kết quả khá khiêm tốn. Có thể thấy, trong giai đoạn
tiếp theo, tỉnh cần chú trọng hơn nữa trong công tác thu hút FDI để có thể thu hút các
doanh nghiệp nước ngồi vào tỉnh với hình thức liên doanh hơn là hình thức doanh nghiệp
100% vốn nước ngồi.
Về qui mơ và cơ cấu thu hút FDI theo ngành kinh tế, tác giả đã phân tích theo số dự
án và số vốn đăng ký, vốn thực hiện trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2014. Luận văn đã chỉ
ra, trong giai đoạn qua số dự án FDI đến Hưng Yên chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, chiếm 78,13% số dự án và 82,13% số vốn đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực
dịch vụ với 56 dự án, chiếm 18,01% tổng số dự án; tương đương với 14,67% tổng vốn

đăng ký đầu tư. Cuôi cùng là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có số dự án là 12 dự án
chiếm 3,86%, tương đương 3,2% về vốn đăng ký. Có thể nói các dự án lớn vào Hưng Yên
chủ yếu là các lĩnh vực điện tử, điện lạnh; cơ khí; may mặc và giầy dép…Luận văn cũng


chỉ ra được cơ cấu FDI vào từng ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn. Lĩnh vực điện tử, điện
lạnh là lĩnh vực có vốn đăng ký đứng đầu với các nhà đầu tư lớn với số vốn chiếm 35,76%
vốn đăng ký FDI tồn tỉnh. Lĩnh vực may, giầy có số dự án lớn nhất, có 61 dự án chiếm
19,61% số dự án FDI vào tỉnh Hưng Yên và đến từ nhiều quốc gia. Qua đó, luận văn cũng
chỉ ra cơ cấu đầu tư FDI của Hưng Yên là không đồng đều. Trong thời gian tới, Tỉnh cần
khuyến khích các dự án trợ giúp thúc đẩy phát triển nông nghiệp cả về công nghệ kỹ thuật
sản xuất, chế biến, chăn nuôi và bảo quản các loại nông sản, thức phẩm để phát huy lợi thế
nông nghiệp của tỉnh.
Về quy mô, cơ cấu thu hút FDI theo vùng, địa phương tại Hưng Yên: luận văn đã
chỉ ra sự chênh lệch giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh. Các dự án FDI chủ yếu tập trung ở
khu vực các huyện gần Hà Nội, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, vị trí thuận lợi, trình độ dân
trí cao như Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, ..còn các huyện khu vực xa trung tâm, cịn gặp
nhiều khó khăn như Phù Cừ, Ân Thi… lại rất ít các dự án. Trong giai đoạn 2011 -2014, Mỹ
Hào là địa phương dẫn đầu về số lượng dự án cũng như số lượng vốn FDI, tiếp theo là Yên
Mỹ và Văn Lâm. Mặt khác, sự phát triển của các KCN trong những năm gần đây tại Hưng
Yên cũng góp phần vào việc thu hút FDI. Các KCN trên địa bàn tỉnh được xây dựng cơ sở
hạ tầng tốt, nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các dự án trong KCN tăng
nhanh, chiếm 44,05% so với tổng dự án, nhưng lượng vốn đổ vào đây lại chiếm 76,72%
tổng lượng vốn FDI trên tồn tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 13 KCN được phê duyệt,
trong đó có 3 KCN đã hồn thiện đi vào hoạt động. Trong đó phải kể đến KCN Thăng
Long 2 (KCN Phố Nối B) do tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản làm chủ đầu tư, đã thu hút
được nguồn vốn FDI chất lượng về cho tỉnh. Tuy nhiên, mặc dù tỉnh đã có những chính
sách thu hút và khuyến khích đầu tư vào các địa bàn khó khăn, nhưng đầu tư vùng Hưng
Yên vẫn còn bất hợp lý. Vì vậy, trong những năm tới, Hưng Yên cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác thu hút FDI trên các địa bàn khó khăn bằng những chính sách ưu đãi của mình để

có thể phát triển đồng đều các khu vực trên toàn tỉnh.
Về đối tác đầu tư, luận văn đã chỉ ra trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 17 quốc gia có
vốn FDI. Trong đó, các nhà đầu tư đến từ Châu Á chiếm vị trí cao nhất cả về số dự án và
lượng vốn đầu tư. Đứng đầu về số dự án là Hàn Quốc với 123 dự án và đứng đầu về vốn là


Nhật Bản với trên 1,7 tỷ USD. Trước năm 2011, Nhật bản là quốc gia đứng đầu cả về số dự
án và số vốn, thì trong giai đoạn 2011 -2014, sự trỗi dậy của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hàn Quốc tăng nhanh về số dự án tuy nhiên chỉ là những dự án vừa và nhỏ. Trong đó, phải
kể đến Trung Quốc, trong những năm này đã tăng lên đáng kể không chỉ ở địa bàn Hưng
Yên mà cả nước nói chung. Số dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Hưng Yên chiểm
6,75% và chiếm 12,75% về vốn đăng ký. Bên cạnh các nhà đầu tư đến từ Châu Á, thì tại
Hưng n cũng có mặt các quốc gia đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ khá sớm như Hà Lan,
Italia.. Tuy nhiên, FDI của các nước này qua các năm còn chưa tăng nhiều so với sự phát
triển của kinh tế Việt Nam nói chung và sự thay đổi của Hưng n nói riêng. Vì vậy, trong
thời gian tới, về đối tác đầu tư, Hưng Yên cần nỗ lực hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư đến
từ các quốc gia phát triển khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, bên cạnh đó phải tiếp tục đẩy
mạnh hợp tác với các nhà đầu tư có mặt tại tỉnh.
Đánh giá kết quả về thu hút FDI trên khía cạnh trình độ khoa học cơng nghệ tại địa
bàn tỉnh Hưng Yên luận văn đã chỉ ra trình độ cơng nghệ của các dự án có vốn FDI đã cải
thiện trình độ cơng nghệ cho địa phương. Có thể thấy các công nghệ tiến tiến đến với
Hưng Yên chiếm tỷ trọng khá cao 37%, các công nghệ trung bình với sự phát triển của
Việt Nam và khu vực chiếm tỷ lệ 63%. Điều đáng mừng là khơng có công nghệ lạc hậu tại
Hưng Yên.
Sau khi xem xét các chính sách thu hút FDI và kết quả thu hút FDI trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, luận văn cũng chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác thu hút FDI.
Về thành công, nguồn vốn FDI đã mang lại cho tỉnh Hưng Yên những kết quả cụ
thể như: Bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho tỉnh, thu hút FDI vào các ngành kinh tế đã phần
nào góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, có tác động mạnh đến thúc đẩy phát
triển ngành công nghiệp trong tỉnh trong những năm qua.Các chính sách thu hút FDI từ các

nhà đầu tư đã thu hút được ngày càng nhiều các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau,
và tỷ trọng vốn của các quốc gia phát triển ngày càng cao. Về khoa học công nghệ: FDI đã
rút ngắn phần nào khoảng cách công nghệ giữa Hưng Yên và các khu vực khác cũng như
góp phần vào sự phát triển công nghệ của Việt Nam.


Bên cạnh đó, vẫn cịn những hạn chế như: So với các tỉnh cùng điểm xuất phát số
lượng vốn đăng ký, số dự án đầu tư còn thấp hơn đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
tăng không mạnh. Việc thu hút theo ngành kinh tế chưa đồng đều. Về hình thức đầu tư:
việc thực hiện các chính sách thu hút vẫn chưa đạt được hiệu quả. Hình thức đầu tư nước
ngồi vẫn cịn kém phong phú, chủ yếu là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Các đối
tác đầu tư chủ yếu của Hưng Yên là các nước khu vực Châu Á.Vẫn còn những tồn tại
trong việc xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.
Những hạn chế xuất phát từ các tồn tại mà tỉnh Hưng Yên cần phải giải quyết
trong những năm tới, như sau: Các chính sách thu hút FDI chưa hồn thiện và đồng bộ.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi cịn q rườm rà, phức tạp. Quy
hoạch không gian chung của tỉnh đã được phê duyệt nhưng các quy hoạch chi tiết của
Hưng Yên chưa được khẳng định. Công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa được sâu và rộng
trong hoạt động FDI. Trình độ cán bộ, lao động của Hưng Yên còn nhiều yếu kém.
Nội dung tiếp theo, luận văn đã nêu rõ định hướng và quan điểm phát triển của
tỉnh Hưng Yên trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Với những định hướng phát triển của
tỉnh, luận văn cũng chỉ ra cơ hội và thách thức của tỉnh Hưng Yên qua sơ đồ SWOT để
phân tích.
Cùng với định hướng và quan niệm thu hút vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vũng phù hợp với định hướng và kế hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2020.
Tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau:
- Quy hoạch và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư: UBND tỉnh cần chủ
động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư
được diễn ra thuận lợi và thông suốt. Hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện để thu hút
các nhà ĐTNN đến với địa phương.

- Xây dựng, phát triển các KCN: Để khai thác các lợi thế Hưng Yên cần có các
giải pháp cụ thể liên quan đến xây dựng các KCN và thu hút, thẩm định các dự án FDI.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài:
UBND tỉnh cần đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước tạo


mơi trường hoạt động kinh tế thơng thống trên cơ sở pháp luật của nhà nước. Bên cạnh
đó, tỉnh cũng cần cải thiện, đơn giản hoá thủ tục đầu tư chủ yếu là cải thiện và đơn giản
hoá thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, và các quy
định trong thủ tục hải quan, thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư.
- Đào tạo nhân lực: tỉnh phải có kế hoạch đào tạo thường xuyên liên tục nguồn
nhân lực của tỉnh từ đội ngũ quản lý đến tần lớp công nhân hoạt động trong các DNNN.
Có các chính sách cụ thể đào tạo nguồn nhân lực địa phương, khuyến khích các doanh
nghiệp cùng đào tạo và thu hút các lao động có trình về địa phương.
- Tăng cường cơng tác xúc tiến đầu tư: xúc tiến đầu tư ngày càng thể hiện vai trò
quan trọng trong thu hút FDI địa phương, tỉnh Hưng Yên cần có những giải pháp cụ thể
để hoạt động này có hiệu quả trong những năm tới. Xúc tiến đầu tư từ nhiều phía, đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, chủ động tiếp cận với lãnh đạo tập
đoàn xuyên quốc gia và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng trang web trong xúc
tiến đầu tư và thương mại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần tăng cường các hoạt động xúc tiến
đầu tư và thương mại tại chỗ. Phối hợp các hoạt động một cách chặt chẽ để nâng cao hiệu
quả trong thu hút FDI.
- Tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đóng góp của luận văn:
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thu hút vốn FDI vào địa
phương và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI đại phương.
- Luận văn phân tích các chính sách thu hút vốn FDI và kết quả thu hút FDI vào tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2011-2014. Luận văn đã đánh giá những thành công và hạn chế trong
công tác thu hút FDI địa phương và định hướng thu hút FDI đến năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định việc thu hút FDI vào địa phương

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khơng chỉ là điều kiện tự nhiên mà cịn sự định hướng của
đội ngũ lãnh đạo địa phương. Dựa trên cơ sở thực tế thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh
Hưng Yên luận văn đưa ra các giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


FDI vào tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển và tăng trường kinh tế cả nước nói chung và
Hưng Yên nói riêng.
Hạn chế luận văn: Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng tuy nhiên luận văn cịn có
những hạn chế. Luận văn chưa phân tích được cụ thể, chi tiết một số vấn đề như trình độ
khoa học cơng nghệ tại các doanh nghiệp nước ngồi. Nguồn số liệu về vốn thực hiện và
tất cả các dự án có vốn đâu tư nước ngồi cịn hạn chế. Với kết quả nghiên cứu như trên, đề
tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện
hơn.



×