Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao chất lượng công bố thông tin trong các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.66 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài năm trở lại đây, quản trị công ty (QTCT) tốt đang trở thành một tâm
điểm nổi bật, nhận được rất nhiều sự quan tâm và kỳ vọng từ phía các doanh nghiệp niêm
yết (DNNY), cơ quan quản lý, cổ đông cũng như các bên có quyền lợi liên quan tới
doanh nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp, tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả thị trường và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Một hệ thống QTCT hiệu quả là cơ sở cho sự vận hành của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế thị trường và phân bổ
nguồn lực hiệu quả hơn.
Công bố thông tin (CBTT) và minh bạch là bộ phận quan trọng nhất trong QTCT.
CBTT của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp trên thị
trường. Công khai thông tin sẽ giúp các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng phân bổ nguồn
lực của họ hiệu quả hơn, giảm chi phí vốn, và đảm bảo các bên liên quan sử dụng quyền
của họ hiệu quả hơn. Hơn nữa, CBTT cịn giúp cơng chúng hiểu về hoạt động của doanh
nghiệp, chiến lược, chính sách phát triển, kết quả kinh doanh, đạo đức kinh doanh và mối
quan hệ với các bên liên quan làm cho môi trường kinh doanh minh bạch hơn và thúc đẩy
doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững, góp phần nâng cao hơn kết quả kinh
doanh.
Tuy nhiên, việc cơng bố q nhiều thơng tin có thể gây ra tác động ngược. Theo
Banerjee, Masulis và Pal (2014), khi có q nhiều thơng tin được cơng bố tới cơng chúng
và đối thủ cạnh tranh sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, thị phần, lợi nhuận và giá thị trường
của doanh nghiệp CBTT. Do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản lý, sẽ có các
chính sách bắt buộc CBTT được ban hành. Các chính sách này sẽ thiên về bảo vệ quyền
lợi của nhà quản lý mà khơng quan tâm nhiều tới lợi ích của cổ đơng và cuối cùng làm
cho việc CBTT gây tác động ngược tới kết quả kinh doanh cũng như giá trị của doanh
nghiệp (Banerjee và Masulis, 2013).


Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng đã đặt ra các yêu
cầu cho cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện các chuẩn mực và thông lệ chung của thế


giới, đồng thời thông quá đó để cải thiện mơi trường kinh doanh và thu hút nhà đầu tư
quốc tế. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Lê Quang Cảnh, Lương Thái Bảo và
Nguyễn Vũ Hùng, (2015) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội/
HNX) (2015) cho thấy với quy định bắt buộc về CBTT đối với các DNNY, doanh nghiệp
càng có nhiều thơng tin được cơng bố sẽ có kết quả kinh doanh kém hơn. Ngược lại,
thơng tin được cơng bố kịp thời và có thể tiếp cận sẽ làm tăng hơn tác động của việc
CBTT tới kết quả kinh doanh. Kết quả này cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về
mối quan hệ giữa CBTT với kết quả kinh doanh và tầm quan trọng của việc CBTT kịp
thời và có thể tiếp cận trong các DNNY ở Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu phải ngày
càng nâng cao chất lượng CBTT trong QTCT đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công bố thông
tin trong các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội” làm luận
văn thạc sỹ kinh tế có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của QTCT tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang thu
hút sự quan tâm của cả giới học thuật và quản lý. Tại Việt Nam, do mới ở giai đoạn đầu
của việc áp dụng QTCT tốt trong các doanh nghiệp, vì vậy các nghiên cứu về vai trị của
QTCT tốt còn khá mới mẻ, đặc biệt là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CBTT và chất
lượng CBTT đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì lại càng ít ỏi, địi hỏi cần
phải đi sâu vào nghiên cứu hơn nữa.
Trên thế giới, CBTT và chất lượng CBTT được nghiên cứu nhiều và đề cập từ
những vấn đề lý thuyết tới những vấn đề thực tiễn của CBTT.
Thứ nhất, các nghiên cứu đã đi xây dựng những chỉ số đánh giá việc CBTT của
doanh nghiệp. Các nghiên cứu này xác định các thành phần của chỉ số CBTT và minh
bạch của các doanh nghiệp, ví dụ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2004)


xây dựng trụ cột CBTT thành một nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp; IFC-SSC và
GCGF (2012) hay Sở GDCK Hà Nội (2015) tính tốn chỉ số CBTT bao gồm ba bộ phận:

Điểm CBTT, điểm công bố kịp thời, và điểm thơng tin cơng bố có thể tiếp cận.
Thứ hai, nhiều nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh khác nhau của CBTT. Theo
OECD (2004), CBTT cần trung thực, kịp thời và có thể tiếp cận. Đối với doanh nghiệp,
CBTT gồm hai cấp độ: Tuân theo các quy định CBTT bắt buộc của luật định và CBTT
theo các chuẩn mực/ thông lệ quản trị tốt của thế giới. Các thông tin cơng khai bao gồm
nhiều khía cạnh. Chẳng hạn, OECD (2004) nhấn mạnh việc cung cấp các báo cáo tài
chính (BCTC), cấu trúc sở hữu, quá trình hoạt động và quản trị doanh nghiệp; Patel và
Dallas (2002) đề cập tới thông tin cấu trúc sở hữu, quyền của cổ đông, minh bạch tài
chính và quản trị doanh nghiệp; hoặc Banerjee và cộng sự (2015) quan tâm tới việc cơng
khai tình hình kế tốn tài chính, hoạt động, cấu trúc sở hữu, cơ cấu và quyền cổ đông, cơ
cấu hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Giám đốc. Trong các nghiên cứu về tác động của
CBTT với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, CBTT thường được đại diện bởi chỉ số
hoặc điểm CBTT (Patel và Dallas, 2002; Banerjee và cộng sự, 2015; và Zaman và cộng
sự, 2015) hoặc một vài khía cạnh của chỉ số CBTT, trong đó cơng khai về cấu trúc sở hữu
và cơng khai tài chính là hai chỉ số phụ được sử dụng phổ biến.
Thứ ba, CBTT có tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều nghiên
cứu phát hiện càng nhiều thông tin được công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
càng tốt. Nghiên cứu của Patel và Dallas (2002) là nghiên cứu tiên phong về vấn đề này
đã tìm thấy thơng tin cơng bố nhiều sẽ giúp giảm chi phí vốn và tăng kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm này còn được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu
khác (Gompers và cộng sự, 2003; Collett và Hrasky, 2005; Iatridis, 2008; và Stiglbauer,
2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cũng tìm thấy dẫn chứng CBTT có tác động
ngược tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp công bố. Chẳng hạn, Bassen và cộng sự
(2009) kết luận doanh nghiệp công bố nhiều thơng tin có kết quả kinh doanh kém hơn đối
với các doanh nghiệp ở Đức; Zaman và cộng sự (2015) bổ sung dẫn chứng thực nghiệm
về mối quan hệ ngược này trong các doanh nghiệp của Pakistan; Banerjee và cộng sự


(2015) phát hiện mối quan hệ ngược giữa việc CBTT với kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp ở Nga. Bên cạnh đó cịn có một số nghiên cứu khơng tìm ra mối quan hệ có

ý nghĩa thống kê giữa CBTT với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Habib, 2008;
Sharif và Lai, 2015). Những nghiên cứu trên là dẫn chứng cho thấy, CBTT có hai tác
động ngược nhau tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tác động rịng có thể
là tích cực, tiêu cực hay trung tính.
Hiện nay, ở Việt Nam các nghiên cứu quy mơ, bài bản chủ yếu là của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) và Sở GDCK Hà Nội. Bản thân HNX là đơn vị trong nước đi
tiên phong trong đánh giá chất lượng CBTT của các DNNY cũng mới chỉ thực hiện việc
này từ năm 2013 trở lại đây. Do đó, địi hỏi cần phải bổ sung, hồn thiện hơn nữa cả về
mặt lý luận và thực tiễn nhằm cung cấp một thang đo về tình hình CBTT, tăng cường
nhận thức và thực tiễn CBTT cũng như QTCT cho cộng đồng doanh nghiệp và có những
đề xuất giúp cơ quan quản lý và doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc CBTT, nâng cao
chất lượng CBTT.
Tóm lại, mặc dù cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến CBTT với kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp, song nhìn chung, các kết quả nghiên cứu mới đề cập tới
các cấu phần của CBTT và ảnh hưởng của CBTT tới kết quả kinh doanh. Hơn nữa,
các nghiên cứu thực tiễn chủ yếu là các nghiên cứu ở các quốc gia khác, trong khi đó
tác động của chất lượng CBTT tới kết quả kinh doanh phụ thuộc vào biến đo lường
CBTT, biến đại diện cho kết quả kinh doanh cũng như các yếu tố về thể chế ở các nước
nghiên cứu. Do vậy, vai trị của CBTT đặc biệt là chất lượng CBTT có tác động như
thế nào đối với tình hình kinh doanh của DNNY trên HNX nói riêng và các doanh
nghiệp tại Việt Nam nói chung là vấn đề thực tiễn cịn chưa được nghiên cứu, cần
được làm rõ. Luận văn tập trung đi theo hướng nghiên cứu này và đi đến kết luận chất
lượng CBTT có tác động tích cực đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ
đó, khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng CBTT trong các doanh
nghiệp, đặc biệt là các DNNY. Có thể thấy, nâng cao chất lượng CBTT trong các
DNNY là nhiệm vụ bắt buộc, đặc biệt là trong bối cảnh thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế


và giai đoạn đầu của việc áp dụng QTCT ở Việt Nam như hiện nay.


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn này là đánh giá chất lượng CBTT của các DNNY trên HNX
hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CBTT trong các DNNY trên Sở
GDCK Hà Nội.
Nhằm đạt tới mục tiêu nghiên cứu chính này, luận văn sẽ hướng tới thực hiện các
mục tiêu cụ thể sau đây:
-

Xác định tiêu chí đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBTT của các

DNNY trên Sở GDCK Hà Nội;
-

Đánh giá thực trạng chất lượng CBTT của các DNNY trên Sở GDCK Hà Nội;

-

Đề xuất các giải pháp/ khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng CBTT trong các

DNNY trên Sở GDCK Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng CBTT của các DNNY trên Sở
GDCK Hà Nội.

4.2.Phạm vi nghiên cứu
Không gian và thời gian: tất cả các DNNY trên Sở GDCK Hà Nội tại thời điểm
ngày 31/ 03/ 2014. Các DNNY sau thời gian này, và các doanh nghiệp trong diện bị tạm
ngừng giao dịch, hủy niêm yết sau thời gian trên khơng được xem xét đánh giá. Theo đó,

có 354 DNNY trên Sở GDCK Hà Nội được đánh giá chất lượng CBTT trong luận văn
này. Số liệu nghiên cứu là số liệu năm tài chính 2014 của các DNNY.
Nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về CBTT trong đó nhấn mạnh
chất lượng CBTT và các yếu tố tác động đến chất lượng CBTT của các DNNY.

5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên
cứu định tính và phân tích nghiên cứu định lượng. Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phân tích bộ dữ liệu có sẵn và tìm hiểu các tài
liệu liên quan đến CBTT và chất lượng CBTT nhằm đưa ra được một bức tranh tổng thể
về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Luận văn tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo các
DNNY nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi
thực hiện CBTT. Cụ thể luận văn đã phỏng vấn 05 trưởng bộ phận truyền thông của
DNNY trên sàn chứng khoán Hà Nội. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các nội dung về
việc thực hiện các nội dung theo nguyên tắc QTCT tốt của OECD (2004), trong đó đặc
biệt nhấn mạnh vào trụ cột CBTT. Câu hỏi phỏng vấn được đề cập trong Phụ lục 3 của
luận văn này.
- Phương pháp phân tích thống kê mơ tả: Sau khi làm sạch các dữ liệu thô thu thập
được từ HNX (2015), sử dụng phần mềm STATA để phân tích dữ liệu và đưa ra các đánh
giá về thực trạng, vai trò, xu thế của CBTT và chất lượng CBTT đối với kết quả kinh
doanh của DNNY cũng như xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
CBTT.
Dữ liệu cần thu thập: luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các thông tin mà
DNNY công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: BCTC, Báo cáo
thường niên (BCTN), Báo cáo quản trị, Điều lệ công ty, Quy chế nội bộ về QTCT, Thư
mời và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Nghị quyết và Biên bản họp
ĐHĐCĐ thường niên, và website của DNNY. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng điểm số

CBTT và minh bạch do HNX công bố năm 2015. Đây cũng là một nguồn dữ liệu quan
trọng được sử dụng trong Luận văn này.

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được thiết kế gồm 3 phần chính:


Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng công bố thông tin trong các doanh
nghiệp niêm yết
Chương 2: Thực trạng chất lượng công bố thông tin trong các doanh nghiệp niêm
yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công bố thông tin trong các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội



×