Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích hoạt động của công ty dược thú y cai lậy niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.12 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1
Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm với sự phát
triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực
sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân
trung tâm của Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo
vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của thị trường chứng khoán thế giới, Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có
những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động
bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có
những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm
2007. Đó được coi là một bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai
đoạn hiện nay thị trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kỳ của bất cứ thị
trường nào hay với bất cứ nền kinh tế nào, có thời kỳ phát triển thì cũng phải có thời kỳ
chững lại. Đứng vị trí là một nhà đầu tư tại thời điểm thị trường như vậy, thật khó lựa
chọn ra một loại chứng khoán tốt, khi mà hiện nay có quá nhiều các mã chứng khoán
đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.Với lý do đó Em đã quyết định chọn đề
tài: “Phân tích hoạt động của công ty Dược thú y Cai Lậy niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán HÀ NỘI” sẽ giúp cho các nhà đầu tư tham khảo khi ra quyết định
đầu tư của mình.
Nội dung của đề tài gồm 4 phần:
Phần I : Sơ lược về quá trinh hình thành và phát triển của công ty dược thú y
Cai Lậy
Phần II : Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính của công ty
Phần III : Phân tích xu hướng biến động giá trên thị trường chứng khoán
Phần IV: Nhận xét về mã cổ phiếu MKV
Với thời gian nghiên cứu và lượng kiến thức tích luỹ còn có hạn, mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
2


PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THÚ Y CAI LẬY.

1. Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Dược Thú Y Cai Lậy - Tên giao dịch : MEKOVET
Trụ sở chính đặt tại : số 560 - Quốc lộ 1A - Khu 5 - TT Cai Lậy - Tiền Giang
Điện thoại : (073) 3826385 - 3826462 - Fax : 3826363
Websit: www.cailayvet.com.vn - Email:
 Chi nhánh Hà Nội : Số 201, Ngõ 148 - Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội
Điện thoại : (04) 36812444 – DĐ: 0916.941158
- Địa điểm kinh doanh :
+ Cửa hàng thú y – thủy sản -số 26 đường Ấp Bắc , phường 5, TP Mỹ Tho, Tiền
Giang.
+ Cửa hàng thú y- thủy sản :số 560 –Quốc lộ 1, khu 5, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai
Lậy, Tiền Giang .
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần dược thú y cai lậy tiền thân là công ty chăn nuôi thú y cai lậy được
thành lập vào tháng 06/1990 trên cơ sở sáp nhập trạm thú y huyện Cai Lậy và liên hiệp xí
nghiệp chăn nuôi huyện Cai Lậy. Trong quá trình hoạt động, công ty đã trải qua một số
thay đổi như sau:
- Ngày 24/6/1988 Công ty chăn nuôi thú y Cai Lậy được sáp nhập vào Xí
nghiệp Dược Thú y Tiền Giang theo quyết định số 1703/1988QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân
Dân (UBND) tỉnh Tiền Giang.
- Ngày 25/8/1988 Xí nghiệp Dược thú y Tiền Giang được đổi tên thành Công ty
Chăn nuôi Thú y Cai Lậy với tên giao dịch là MEKOVET theo quyết định số 2290/QĐ-
UB của UBND tỉnh Tiền Giang.
- Ngày 11/11/2002 UBND tỉnh Tiền Giang ra quyết định số 4630/QĐ-UB về việc
chuyển đổi Công ty Chăn nuôi thú y Cai Lậy từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ
phần với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 VND (Năm tỷ đồng); trong đó phần vốn góp
của Nhà nước là 2.000.000.000VND (Hai tỷ đồng) tương đương 40% vốn điều lệ.

Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy , tên giao dịch là MEKOVET, là Công ty Cổ
phần được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5303000014 đăng ký
lần đầu ngày 28 tháng 11 năm 2003 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Tiền Giang cấp.
- Vốn điều lệ : 5.000.000.000 VND(Năm tỷ
đồng)
3
+ Vốn thuộc cổ đông Nhà nước : 2.000.000.000 VND(Hai tỷ đồng)
+ Vốn của các cổ đông khác: 3.000.000.000 VND(Ba tỷ đồng)
+ Ngày 25/05/2006 được sự châp thuận của UBND Tỉnh Tiền Giang ,Công ty thực
hiện thành công việc bán đấu giá 40% vốn sở hữu của Nhà nước cho cổ đông bên ngoài.
Ngày 24/01/2008 Công ty Cổ phần Dược thú y Cai Lậy được sở Kế Hoạch và Đầu
Tư Tỉnh Tiền Giang cấp Giaays chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ hai về
việc đăng ký tăng Vốn điều lệ và bổ xung một số ngành ,nghề kinh doanh .
- Vốn điều lệ : 15.000.000.000 VND(Mười lăm tỷ
đồng)
+ Tổng số cổ phần : 1.500.000 cổ phần
+ Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần
+Số cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua: 500.000 cổ phần.
+ Số cổ phần ,lọai cổ phần chào bán :1000.000 cổ phần ,loại phổ thông
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất thuốc thú y, sản xuất premix,dưỡng chất,thức ăn cho gia súc,gia cầm,
thủy sản.
- Kinh doanh thuốc thú y, kinh doanh premix ,dưỡng chất ,thức ăn cho gia súc ,gia
cầm, thủy sản. Kinh doanh nguyên vật liệu , bán thành phẩm, hóa chất ,vacxin phục vụ
ngành chăn nuôi thú y, thủy sản.
- Sản xuất con giống gia súc ,gia cầm, thủy sản. Nuôi trồng thủy, hải sản. Đánh bắt
thủy hải sản
- Sản xuât gia công, chế biến, hàng nông sản,hàng lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng trang trí nội,ngoại thất, đồ gỗ.
- Kinh doanh hàng nông sản, hàng lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí

nội, ngoại thất, đồ gỗ.
- Kinh doanh giống cây trồng ,phân bón.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản ( chỉ có giá trị đến 31/12/2008).
4
Phần II. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lí về sự biến động các khoản phải thu,
phải trả tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho
công ty kiểm soát và biết được tình hình tài chính của công ty để có cách giải quyết.
- Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
Bảng 1: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn Đơn vị tính:Đồng
Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Các khoản phải thu 3.147.052.164 3.351.314.308 486.355.041
2 Tổng nguồn vốn 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785
3
Tỷ lệ giữa khoản phải thu
và Tổng vốn
0,314 0,291 0,066
Tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng vốn năm 2008 là 0,314, năm 2009 là 0,291 và năm
2010 là 0,066. Con số này giảm dần qua các năm, đây là chiều hướng có lợi cho công ty
về khả năng chiếm dụng được vốn.
- Phân tích các khoản phải trả
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
Bảng 2: Tỷ số nợ Đơn vị tính: Đồng
Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng nợ phải trả 4.967.514.402 6.574.866.140 2.638.741.818
2 Tổng nguồn vốn 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785

3 Tỷ số nợ 0,496 0,572 0,358
Nhìn vào bảng ta thấy rằng: Cứ trong 1 đồng nguồn vốn của công ty thì có 0,496 đồng nợ
phải trả của năm 2008. Năm 2009 cứ trong 1 đồng nguồn vốn thì có 0,572 đồng nợ, sang
năm 2010 là cứ trong 1 đồng vốn của công ty thì có 0,358 đồng nợ. Tỷ số này cho thấy
rằng công ty lệ thuộc vào đồng nợ tương đối cao. Vì khoản thanh toán sẽ ảnh hưởng đến
5
lượng tiền bằng vốn và khả năng thanh toán của công ty khi công ty không mở rộng thị
trường.
- Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Tiền + các khoản tương đương tiền
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt =
Nợ phải trả ngắn hạn
Bảng 3: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt Đơn vị tính: Đồng
STT Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1
Tiền và các khoản tương
đương tiền
1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282
2 Nợ ngắn hạn 4.967.514.402 6.074.866.140 2.138.741.818
3
Tỷ số thanh toán nhanh
bằng tiền
0,372 0,264 0,239
Năm 2008 công ty thanh toán được 0,372 đồng nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản
tương đương tiền, năm 2009 thanh toán được 0,264 đồng và năm 2010 thanh toán được
0,239 đồng. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty rất thấp cho thấy rằng khả
năng lưu trữ tiền mặt đang nghiêm trọng. Vì vậy công ty cần phải điều chỉnh lượng tiền
sao cho hợp lí. Đối với bất kỳ một công ty nào cũng vậy tài chính giúp công ty khẳng
định được vị trí và chỗ đứng trên thị trường , vì vậy một công ty mà kinh doanh thiếu tiền
thường là bị thất bại.

- Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Bảng 4: Khả năng thanh toán hiện thời Đơn vị tính: Đồng
Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tài sản lưu động 9.547.268.037 11.192.878.004 7.182.057.703
2 Nợ ngắn hạn 4.967.514.402 6.074.866.140 2.138.741.818
3
Khả năng thanh toán hiện
thời
1,921 1,842 3,358
Năm 2008 cứ 1 đồng tài sản lưu động thanh toán được 1,921 đồng nợ, năm 2009 thanh
toán được 1,842 đồng nơ và năm 2010 thanh toán được 3,358 đồng nợ. Con số cho thấy
6
giá trị tài sản của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động
của công ty đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên giá trị tài sản
như vậy là thấp.
- Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Tiền + khoản phải thu
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Bảng 5: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Đồng
stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tiền 1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282
2 Khoản phải thu 3.147.052.164 3.351.314.308 486.355.041
3 Nợ ngắn hạn 4.967.514.402 6.074.866.140 2.138.741.818
4
Tỷ số khả năng thanh
toán nhanh
1,006 0,816 0,467
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2008 và năm 2009 lớn hơn 0,5 cho

thấy rằng hai năm này khả năng thanh toán của công tương đối tốt. Đến năm 2010 khả
năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 0,5 điều này cho thấy rằng khả thanh toán nợ của công ty
gặp nhiều khó khăn. Xong nếu tỷ lệ này quá cao sẽ là điều không tốt vì ảnh hưởng đến
việc quay vòng vốn của công ty chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.
2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty
Để làm rõ hiệu quả hoạt động của công ty trên thực tế phân tích chủ yếu sử dụng
tỷ số hoạt động còn được gọi là tỷ số quản lý tài sản.Vậy để biết được hiệu quả hoạt động
của công ty ta sẽ đi phân tích cái gì và cần làm rõ vấn đề gì? Để làm rõ vấn đề này cần
phải dựa vào các yếu tố sau:
- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn
kho năm nay)/2
Bảng 6: Vòng quay hàng tồn kho Đơn vị tính : Đồng
stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Gía vốn hàng bán 6.781.334.526 2.447.085.505 1.424.796.033
2 Hàng tồn kho trung bình 2311105238 5390992189 6207271601
7
3 Vòng quay hàng tồn kho 2,93 vòng 0,45 vòng 0,23 vòng
Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 giảm 2,48 vòng so với năm 2008; năm 2010 giảm
0,22 vòng so với năm 2009. Số ngày vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 123
ngày/vòng; năm 2009 là 800 ngày/vòng và năm 2010 là 1565 ngày/vòng. Số vòng quay
hàng tồn kho giảm làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng dần.
- Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần/ các khoản phải thu trung bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của
năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
Bảng 7: Vòng quay các khoản phải thu Đơn vị tính : Đồng
stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh số thuần hàng năm 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000

2
Các khoản phải thu trung
bình
1,582,935,795 1,832,683,2236 1.918.834.675
3
Vòng quay các khoản phải
thu
5,81 vòng 2,97 vòng 1,37 vòng
Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 5,81 vòng; năm 2009 là 2,97 vòng và năm
2010 là 1,37 vòng. So sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm và chứng tỏ
công ty đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng.
- Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/Bình quân giá trị tài sản cố định
Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước + tài sản cố định
năm nay)/2
VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000
Bình quân giá trị tài sản cố
định
147.156.797 256.359.030 198.606.940
Vòng quay tài sản cố định
62,48 vòng
21,24 vòng 13,26 vòng
Bảng 8: Vòng quay tài sản cố định Đơn vị tính : Đồng
8
Tỷ số này cho thấy cứ một đồng tài sản cố định của công ty thì tạo ra được 62,48 đồng
doanh thu năm 2008; 21,24 đồng doanh thu năm 2009 và 13,26 đồng doanh thu năm
2010. Vòng quay tài sản cố định qua các năm rất cao nhưng có xu hướng giảm dần,
chứng to công ty cố gắng mở rộng sản xuất.

- Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Bình quân giá trị tổng tài sản
Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng tài sản năm
nay)/2
Bảng 9: Vòng quay tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng
VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN
Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh Thu Thuần 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000
Bình quân giá tri tổng tài sản 7.440.550.842 10.751.290.114 9.422.625.771
Vòng quay tổng tài sản 1,24 vòng 0,51 vòng 0,28 vòng
Một đồng tài sản tham gia vào sản xuất năm 2008 tạo ra được1,24 đồng doanh thu; năm
2009 tạo ra được 0,51 đồng doanh thu và năm 2010 tạo ra được 0, 28 đồng doanh thu.
Vòng quay tổng tài sản các năm giảm dần, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm.
- Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu
Bảng 10: Vòng quay vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Đồng
VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU
Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh Thu Thuần 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000
Vốn chủ sở hữu 5.047.020.069 4.913.179.616 4.718.463.967
Vòng quay vốn chủ sở hữu 1,82 1,11 0,56
Qua bảng số liệu ta nhận thấy năm 2008 cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra dược 1,82
đồng doanh thu; năm 2009 tao ra được 1,11 đồng doanh thu và năm 2010 tao ra được
0,56 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2008 và năm 2009 tốt hơn năm 2010,
công ty cần xem xét đề ra phương hướng kinh doanh, sử dụng vốn chủ sở hữu tốt hơn
nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
3. Phân tích tình hình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty
9
Đây là phân tích khả năng sử dụng đòn bầy tài chính của công ty. Qua phân tích các chỉ
số này giúp ta phân tích đánh giá mức độ khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công

ty.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ / tổng tài sản
Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng nợ 4.967.514.402 6.574.866.140 2.638.741.818
2 Tổng tài sản
10.014.534.47
1
11.488.045.756 7.357.205.785
3 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,496 0,572 0,358
Bảng 11: Tỷ số nợ so với tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng
Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho thấy rằng công ty 49,6% nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài
sản của công ty là từ nợ phải trả. Mức độ sử dụng nợ thuộc trung bình, nếu công ty kinh
doanh cho dù có lời nhưng công ty cũng phải chi trả cho khoản lãi và bên cạnh đó nó sẽ
ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên nếu đối với một doanh nghiệp mà có
nhu cầu mở rộng sản xuất thì vói nhu cầu cần vốn thì phải chấp nhận với doanh thu thấp
và lợi nhuận thấp, còn ngược lại thì đối với một doanh nghiệp mà không mở rộng sản
xuất thì việc sử dụng vốn cao như vậy thì không tốt vì ảnh hưởng đến doanh thu và lợi
nhuận của công ty thấp.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / vốn chủ sở hữu
Bảng 12: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Đồng
Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng nợ 4.967.514.402 6.574.866.140 2.638.741.818
2 Vốn chủ sở hữu 5.047.020.069 4.913.179.616 4.718.463.967
3
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu
0,984 1,338 0,559
Tỷ số này cho biết ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng đến 0,984 lần năm

2008, năm 2009 là 1,338 lần và năm 2010 là 0,559 lần. Mức độ sử dụng nợ biến động
tăng rồi lại giảm, công ty ít chiếm dụng vồn của chủ nợ.
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
10
Công Thức:
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
Bảng 13: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: đồng
TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU
Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận ròng 319.249.685
1.345.074.87
4
750.074.201
Doanh thu
9.193.636.36
4
5.445.524.29
8
2.634.150.000
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0,034 0,930 1,182
Năm 2008 cứ 1 đồng doanh thu thì công ty tạo ra được 0,034 đồng, năm 2009 là 0,930
đồng lợi nhuận và năm 2010 là tạo ra được 1,182 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên doanh
thu tăng dần lên theo các năm chứng tỏ công ty quản lý chi phí ngày càng hiệu quả hơn.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Công Thức:
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Tỷ số lợi nhuận trước thuế =
và lãi vay so với tổng tài sản

Tổng tài sản
Bảng 14: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Đơn vị tính: Đồng
TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VÀ LÃI VAY SO VỚI TỔNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận trước thuế và lãi 443.464.840 1.868.159.547 1.041.769.723
Tổng tài sản 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785
Tỷ số lợ nhuận trước thuế và lãi
vay so với tổng tài sản
0,044 0,162 0,141
11
Tỷ số này cho thấy cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 0,044 đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi của năm 2008; năm 2009 là tạo ra được 0,162 đồng; năm 2010 là 0,141
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi có sự tăng lên và giảm xuống nhưng không đáng kể.
Điều này cho thấy đây là một điều tốt có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá
một cách chính xác thì tỷ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phụ thuộc vào
nghành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường có quá nhiều đối thủ
mạnh về tài chính họ sẽ có hướng mở rộng thị trường để chiếm thị phần trên thị trường.
Chính vì thế công ty cần phải nỗ lực cố gắng rất nhiều để có thể tồn tại và phát triển
mạnh hơn về lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Công thức:
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Bảng 15: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng
TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận ròng 319.294.685 1.345.074.874 750.074.210
Tổng tài sản 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản 0,031 0,117 0,101
Năm 2008 cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra được 0,031 đồng lãi nhuận ròng, năm 2009 tạo ra
0,117 đồng và năm 2010 tạo ra 0,101 đồng. Tỷ số này cho thấy rằng mức sinh lời trên tài
sản của công ty đã tăng vào năm 2009 và giảm xuống ở năm 2010 nhưng lượng giảm
không đáng kể. Đây là hướng tích cực của công ty cho thấy khả năng sinh lời cao. Tỷ số
này còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và đặc điểm của ngành sản xuất
kinh doanh.
12
Phần III: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
SỐ LIỆU GIÁ CHỨNG KHOÁN MKV TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ
NỘI.
Biểu đồ giá cổ phiếu MKV từ 1/1/2008 đến hết ngày 31/12/2010
Giá cổ phiếu MKV được thể hiện qua từng giai đoạn như sau:
1.1.Giai đoạn từ ngày 1/1/2008 đến hết ngày 31/12/2008
Giá chứng khoán MKV trong năm 2008 biến động tăng giảm chậm và có xu hướng
giảm về cuối năm. Giá cao nhất của chứng khoán MKV đạt được trong năm 2008 vào
thời điểm đầu năm là khoảng 14.2 nghìn đồng. Giá chứng khoán giảm dần đến tháng cuối
năm 2008,va cuối năm có giá trị là 8.3 nghìn đồng.
1.2.Giai đoạn từ ngày 1/1/2009 đến hết ngày 31/12/2009.
Biểu đồ giá cổ phiếu MKV từ 1/1/2009 đến hết ngày 31/12/2009
Giá chứng khoán MKVtrong năm 2009 biến động tăng giảm liên tục nhưng khác với
năm 2008 là có xu hướng tăng dần. Giá cao nhất của chứng khoán MKV đạt được trong
năm 2009 vào thời điểm đầu tháng 8 là khoảng 8.2 nghìn đồng. Giá chứng khoán biến
đổi không ngừng qua từng tháng trong năm 2009, có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng
10, sau đó tăng giảm không ngừng cho đến tháng 11 và cuối cung giảm về cuối tháng.

13
1.3.Giai đoạn từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2010.

Biểu đồ cổ phiếu MKV từ 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2010
Giá chứng khoán MKV trong năm 2010 biện động tăng giảm liên tục và có xu hướng
tăng vào những tháng giữa năm và giảm dần về cuối năm. Giá cao nhất của chứng khoán
SGD đạt được trong năm 2010 vào thời điểm cuối thang 8 với giá chứng khoán khoảng
75.8 nghìn đồng. khoảng thời gian biến động không ngừng co xu hướng tăng từ đầu năm
tới cuối tháng 10/2010 sau đó lại giảm dần về cuối năm.
1.4.Phân tích so sánh qua 3 năm từ 2008 đến năm 2010.
Biểu đồ giá cổ phiếu MKV từ 1/1/2008 đến hết ngày 31/12/2008
Qua số liệu biểu đồ giá qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 ta rút ra nhận xét giá
chứng khoán MKV biến đổi tăng giảm liên tục và có xu hướng tăng dần vào cuối năm
2010. Điều đó được thể hiện qua các mức giá cực điểm của từng năm biến đổi thường
xuyên và cũng được thể hiện qua giao động giá qua các năm. Vì vậy ta có thể thấy được
xu hướng biến động giá của công ty cổ phần Dược thú y Cai Lậy tăng dần trong những
năm đầu và sau đó giảm dần.

14
PHẦN IV: NHẬN XÉT VỀ MÃ CỔ PHIẾU MKV
1. Nhận xét về cổ phiếu MKV
Với chính sách xem chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định mang lại lợi ích thiết
thực cho người tiêu dùng nên sản phẩm mang thương hiệu MEKOVET được đông đảo
người tiêu dùng Việt Nam tin dùng. Điều này được khẳng định bằng tốc độ tăng trưởng
cao, phát triển liên tục bền vững hơn, để ngày nay MEKOVET chiếm thị phần thuốc thú
y lớn trên thị trường Việt Nam.
Chính sách đầu tư phát triển của MEKOVET không chỉ là trọng tâm nâng cao chất
lượng sản phẩm mà còn là sự bảo đảm hài hoà môi trường xạch sạch đẹp theo tiêu chuẩn
hướng dẫn của Nhà nước.
Công ty Dược thú y Cai Lậy chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán
TTCK HÀ NỘI với mã cổ phiếu MKV được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Điều này thể
hiện sự tự tin và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Công ty phù hợp với chủ
trương của Nhà nước Việt nam là cạnh tranh bình đẳng,lành mạnh giữa các Doanh

nghiệp để cùng nhau phát triển.
Trong nhiều năm, MEKOVET tự hào là thương hiệu Việt nam được các tổ chức
trong nước trao tặng nhiều giải thưởng về chất lượng sản phẩm.Với nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành sản xuất thuốc thú y MEKOVET tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng tốt
nhu cầu đa dạng của khách hàng trong toàn quốc,xứng đáng là nhà sản xuất và kinh
doanh thuốc thú y hàng đầu Việt Nam.
2. Khuyến nghị với nhà đầu tư.
Với kết quả kinh doanh qua các năm do chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của
chính phủ như gói kích cầu kinh tế đã phát huy tác dụng và chính sách hỗ trợ lãi suất cho
các doanh nghiệp góp phần giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp. Năm 2010 là năm
thách thức và khó khăn đối với CTCP Dược thú y Cai Lậy (mã CK: MKV) khi nguyên
liệu, tỷ giá và lãi suất đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên trong vài năm tới khi các dự
án đầu tư hoàn thành cùng với sản phẩm mới sẽ tạo doanh thu và lợi nhuận đột biến cho
MKV ở mức tăng trưởng ổn định.
- Qua phân tích hoạt động sản xuất của MKV, có thể nhận thấy công ty hoạt động
ngày càng hiệu quả, năm 2009 mặc dù suy thoái toàn cầu vẫn khá phức tạp Nhưng MKV
15
vẫn có sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. So với những công ty kinh doanh cùng
ngành công ty vẫn có sự tăng trưởng nhanh.
- Tiềm năng phát triển của MKV là rất lớn khi thị trường ngày càng được mở rộng.
Với những phân tích trên, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu MKV với mức giá
hiện tại cho nhà đầu tư trung và dài hạn.

16
KẾT LUẬN
Để tham gia vào thị trường chứng khoán, mọi người đều phải có các kiến thức nhất định
về thị trường chứng khoán và cổ phiếu mình nhận định là đầu tư. Thị trường chứng khoán
chỉ có thể phát triển được nếu có sự tham gia ngày càng đông của những người có đầy đủ
kiến thức về thị trường chứng khoán. Do đó, kiến thức của mọi người dân về cổ phiếu
khoán ở Việt Nam cần được nâng cao. Thị trường chứng khoán có sự hấp dẫn vốn có của

nó. Nó không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà nó còn quan trọng đối
với mỗi người bởi vì khả năng đầu tư sinh lợi của nó. Vì vậy, mỗi người tuỳ theo điều
kiện, khả năng của mình mà cần phải tiếp cận thật nhanh để tham gia đầu tư có hiệu quả
vào thị trường chứng khoán. Chính các hoạt động đó sẽ góp phần đưa thị trường chứng
khoán Việt Nam phát triển.
17

×