Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá rủi ro và cảnh báo nguy cơ lũ quét cho lưu vực sông ngàn phố ngàn sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 189 trang )

i

BỘ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HỒNG VĂN ĐẠI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CẢNH BÁO NGUY CƠ LŨ QUÉT
CHO LƯU VỰC SÔNG NGÀN PHỐ - NGÀN SÂU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CẢNH BÁO NGUY CƠ LŨ QUÉT
CHO LƯU VỰC SÔNG NGÀN PHỐ - NGÀN SÂU

Ngành:

Thủy văn học


Mã số:

9440224
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY VĂN HỌC

Tác giả luận án

Giáo viên hướng dẫn 1

Hoàng Văn Đại

GS. TS Trần Hồng Thái

HÀ NỘI - 2021

Giáo viên hướng dẫn 2

PGS. TS Lã Văn Chú


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, khơng
sao chép dưới bất kỳ hình thức nào từ bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo
các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn tài liệu tham
khảo theo đúng quy định.
Tác giả Luận án

Hoàng Văn Đại



LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ
văn và Biến đổi khí hậu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong q
trình nghiên cứu và hồn thành Luận án.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc
biệt tới hai người thầy hướng dẫn khoa học là GS. TS. Trần Hồng Thái và PGS.
TS. Lã Văn Chú đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng
hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện
Luận án. Các Thầy ln ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất
để tác giả hoàn thành Luận án.
Tác giả trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
và Biến đổi khí hậu, Phịng Khoa học Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Bộ môn Thủy
văn học tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành
Luận án.
Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, các đồng nghiệp và các cơ
quan đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗ trợ nguồn tài liệu, số liệu
cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn gia đình đã ln ở bên cạnh, động
viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể
hồn thành Luận án của mình.
TÁC GIẢ

Hoàng Văn Đại


i


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. IV
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. VI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ IX
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Luận điểm bảo vệ .................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Đóng góp mới của luận án ....................................................................... 4
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 4
9. Bố cục của luận án................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LŨ QUÉT .......................... 7
1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 7
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 8
1.2.1. Tổng quan chung về lũ quét và hiểm họa ........................................ 8
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro do lũ quét ................................... 15
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về tổn thương do lũ quét ........................... 17
1.2.4. Tổng quan nghiên cứu ngưỡng mưa phục vụ cảnh báo lũ quét ..... 21
1.3. Tổng quan lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu. .................................. 25
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................... 25
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................. 30
1.3.3. Thực trạng lũ, lũ quét tại lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu ...... 31
1.4. Tiểu kết Chương 1 .............................................................................. 34
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................. 37
2.1. Cách tiếp cận ...................................................................................... 37
2.1.1. Tiếp cận theo lưu vực sông ........................................................... 37

2.1.2. Tiếp cận lịch sử ............................................................................ 37


2.1.3. Tiếp cận theo thời gian và không gian .......................................... 37
2.1.4. Tiếp cận phân tích, tổng hợp ........................................................ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu ..................................................... 37
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ...................................... 38
2.2.3. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 42
2.2.4. Phương pháp tổng hợp các tiêu chí rủi ro .................................... 42
2.2.5. Đánh giá độ tin cậy và mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí hiểm họa
lũ quét 49
2.2.6. Phân cấp mức độ rủi ro do lũ quét ............................................... 53
2.2.7. Phương pháp xây dựng ngưỡng mưa sinh lũ quét ......................... 54
2.3. Dữ liệu sử dụng trong luận án ............................................................. 65
2.4. Tiểu kết Chương 2 .............................................................................. 66
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CẢNH BÁO NGUY CƠ LŨ QUÉT CHO
LƯU VỰC SÔNG NGÀN PHỐ - NGÀN SÂU ..................................................... 68
3.1. Ảnh hưởng lũ quét và cơ sở thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi
ro lũ quét............................................................................................................ 68
3.1.1. Ảnh hưởng của lũ quét đến các hoạt động dân sinh kinh tế của người
dân..................................................................................................................... 69
3.1.2. Ảnh hưởng của lũ quét đến cơ sở hạ tầng ........................................ 72
3.1.3. Ảnh hưởng của lũ quét đến y tế ........................................................ 76
3.1.4. Ảnh hưởng của lũ quét đến tài nguyên môi trường ........................... 78
3.2. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro lũ quét .............................. 81
3.2.1. Đề xuất nhóm tiêu chí tính tốn hiểm họa .................................... 81
3.2.2. Đề xuất nhóm tiêu chí tính tốn mức độ phơi bày trước hiểm họa 90
3.2.3. Đề xuất nhóm tiêu chí tính tốn tính dễ bị tổn thương .................. 92
3.3. Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro lũ quét cho lưu vực sông

Ngàn Phố - Ngàn Sâu......................................................................................... 96
3.3.1. Xác định thành phần hiểm họa ..................................................... 96
3.3.2. Xác định thành phần mức độ phơi bày trước hiểm họa ............... 106
3.3.3. Xác định thành phần tính dễ bị tổn thương ................................. 110
3.3.4. Đánh giá mức độ rủi ro lũ quét cho lưu vực sông Ngàn Phố-Ngàn
Sâu
112


3.4. Xác định ngưỡng mưa sinh lũ quét ................................................... 119
3.4.1. Đánh giá cân bằng nước cho các tiểu lưu vực ............................ 120
3.4.2. Xác định ngưỡng mưa sinh lũ quét phục vụ cảnh báo rủi ro lũ quét
126
3.5. Tiểu kết chương 3 ............................................................................. 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 132
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 136


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Thống kê các sông suối trên lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu ........... 28
Bảng 2. 1 Số lượng phiếu điều tra phỏng vấn ........................................................ 39
Bảng 2. 2 Sơ đồ các bước đánh giá rủi ro do lũ quét bằng phương pháp chỉ số ...... 44
Bảng 2. 3 Diễn giải giá trị thể hiện mức độ quan trọng giữa các tiêu chí ................ 45
Bảng 2. 4 Ma trận ý kiến chuyên gia...................................................................... 46
Bảng 2. 5 Bảng chỉ số ngẫu nhiên RI ..................................................................... 47
Bảng 2. 6 Phân loại mức độ nhất quán theo Altman ............................................... 51
Bảng 2. 7 Tính tốn độ chính xác theo hệ số Kappa ............................................... 51
Bảng 2. 8 Diễn giải đường cong ROC ................................................................... 52

Bảng 2. 9 Diễn giải ý nghĩa của diện tích AUC dưới đường cong ROC ................. 53
Bảng 2. 10 Tài liệu sử dụng trong mơ hình hóa MIKE SHE .................................. 59
Bảng 2. 11 Các chỉ số đánh giá kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mơ hình ................. 64
Bảng 2. 12 Các chỉ số đánh giá kết quả mô phỏng theo mùa .................................. 65
Bảng 2. 13 Thông tin dữ liệu các đợt điều tra khảo sát phục vụ cho luận án .......... 65
Bảng 3. 1 Thống kê kết quả tự đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của lũ
quét đến kinh tế của gia đình ................................................................................. 69
Bảng 3. 2 Thống kê kết quả tự đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của lũ
quét đến năng suất trồng trọt của gia đình .............................................................. 70
Bảng 3. 3 Thống kê kết quả tự đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của lũ
quét đến số lượng đàn gia súc, gia cầm của gia đình .............................................. 70
Bảng 3. 4 Thống kê kết quả tự đánh giá của người dân về khả năng cấp nước sinh
hoạt sau khi có lũ, lũ quét xảy ra............................................................................ 79
Bảng 3. 5 Thống kê kết quả tự đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt
sau khi có lũ, lũ quét xảy ra ................................................................................... 79
Bảng 3. 6 Thống kê kết quả tự đánh giá của người dân về tình hình vệ sinh mơi trường
sau khi có lũ, lũ qt xảy ra ................................................................................... 79
Bảng 3. 7 Các tiêu chí tính tốn hiểm họa lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu ...... 82


Bảng 3. 8: Phân tích các thành phần chính (Principal Components Analysis) theo 12
tiêu chí được rút gọn.............................................................................................. 83
Bảng 3. 9 Phân loại nhóm đất trong khu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu…………84
Bảng 3. 10 Các tiêu chí phụ tính tốn thành phần phơi bày trước hiểm họa ........... 91
Bảng 3. 11 Các tiêu chí tính dễ bị tổn thương cho lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu
.............................................................................................................................. 93
Bảng 3. 12 Hiệu quả áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro lũ quét lưu vực sông Ngàn
Phố - Ngàn Sâu.................................................................................................... 105
Bảng 3. 13 Tính tốn độ chính xác theo kệ số Kappa ........................................... 105
Bảng 3. 14 Phân độ mạnh của tương hợp theo Altman......................................... 105

Bảng 3. 15 Ma trận so sánh cặp và trọng số các thành phần của các nhóm tiêu chí
hiểm họa trên lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu ............................................... 107
Bảng 3. 16 Diện tích rủi ro do lũ qt trên lưu vực sơng Ngàn Phố-Ngàn Sâu ..... 114
Bảng 3. 17 Thống kê các yếu tố cân bằng nước trên tồn lưu vực sơng Ngàn Phố Ngàn Sâu (Đơn vị:mm) ....................................................................................... 125


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Đặc trưng hiểm họa lũ quét được xác định từ các trạm quan trắc [73] ......... 11
Hình 1. 2 Bản đồ hiểm họa lũ quét dựa trên tổng hợp nhân tố [89] ........................ 12
Hình 1. 3 Kết nối giữa các nhóm tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương xã hội [36] 20
Hình 1. 4 Quan hệ lượng mưa giờ và lượng mưa hoạt động để xác định đường tới hạn
phục vụ cảnh báo lũ qt ....................................................................................... 24
Hình 1. 5 Vị trí địa lý lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu ..................................... 26
Hình 2. 1 Quy trình đánh giá tổng hợp mức độ rủi ro do lũ quét sử dụng trong nghiên
cứu ........................................................................................................................ 43
Hình 2. 2 Đồ thị scree trong phân tích thành phần chính ........................................ 50
Hình 2. 3 Quy trình xác định ngưỡng mưa sinh lũ quét .......................................... 56
Hình 2. 4 Sơ đồ ba chiều mơ tả các q trình thủy văn được mơ phỏng bằng MIKE
SHE [94] ............................................................................................................... 58
Hình 2. 5 Sơ đồ tính tốn của mơ hình MIKE SHE ................................................ 60
Hình 2. 6 Sơ đồ mơ hình hóa MIKE SHE (trái) và MIKE 11 (phải) áp dụng cho lưu
vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu ............................................................................. 61
Hình 2. 7 Đường q trình lưu lượng tính tốn và thực đo tại trạm Sơn Diệm và trạm
Hòa Duyệt (01/01/2002 – 31/12/2004) .................................................................. 62
Hình 2. 8 Đường q trình lưu lượng tính tốn và thực đo tại trạm Sơn Diệm và trạm
Hòa Duyệt (01/01/2007 – 31/12/2008) .................................................................. 63
Hình 3. 1 Thống kê ảnh hưởng của lũ quét đến thiệt hại về người tại các hộ dân được
điều tra khảo sát phân theo đơn vị hành chính ....................................................... 69
Hình 3. 2 Thống kê thời gian ổn định sinh hoạt và sản xuất sau lũ quét của người dân
phân theo đơn vị hành chính .................................................................................. 71

Hình 3. 3 Hỗ trợ của chính quyền địa phương cho người dân sau khi xảy ra lũ quét
.............................................................................................................................. 71
Hình 3. 4 Biện pháp hỗ trợ của chính quyền địa phương giúp đỡ cho người dân để ổn
định sinh hoạt sau khi xảy ra lũ quét ...................................................................... 72
Hình 3. 5 Thống kê loại hình nhà ở của người dân trong vùng khảo sát ................. 73


Hình 3. 6 Thiệt hại sau lũ quét đến các tuyến đường giao thơng trong khu vực khảo
sát .......................................................................................................................... 73
Hình 3. 7 Tình hình ngập lụt hệ thống đường giao thông tại khu vực khảo sát trong
và sau lũ quét......................................................................................................... 74
Hình 3. 8 Tình hình hư hại của các cơng trình cơng cộng khác tại khu vực khảo sát
trong và sau lũ quét phân theo đơn vị hành chính .................................................. 74
Hình 3. 9 Tình hình hoạt động của hệ thống các cơng trình phịng tránh lũ, lũ qt
phân theo địa phương khảo sát............................................................................... 75
Hình 3. 10 Hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc của địa phương khi xảy ra lũ
quét ....................................................................................................................... 76
Hình 3. 11 Hoạt động của hỗ trợ của trung tâm y tế khi xảy ra lũ quét ................... 77
Hình 3. 12 Tác động đến vấn đề sức khỏe của người dân tại địa phương khi xảy ra lũ,
lũ quét ................................................................................................................... 77
Hình 3. 13 Sự thay đổi về diện tích rừng tại vùng khảo sát .................................... 78
Hình 3. 14 Thống kê nguyên nhân gây ra diện tích rừng giảm tại vùng khảo sát phân
theo đơn vị hành chính .......................................................................................... 80
Hình 3. 15 Giá trị riêng (Eigenvalue) và phần trăm tích lũy của phương sai
(cumulative variability -%) của 12 thành phần được biểu diễn theo Scree plot ...... 83
Hình 3. 16 Quy trình tính tốn tiêu chí thành phần hiểm họa lũ quét ...................... 90
Hình 3. 17 Tiêu chí độ dốc lưu vực sơng Ngàn phố - Ngàn Sâu ............................. 97
Hình 3. 18 Tiêu chí độ cong địa hình cho lưu vực sơng Ngàn phố - Ngàn Sâu ....... 97
Hình 3. 19 Chỉ số ẩm ướt địa hình cho lưu vực sông Ngàn phố - Ngàn Sâu ........... 98
Hình 3. 20 Chỉ số vị trí địa hình TPI cho lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu........ 99

Hình 3. 21 Chỉ số năng lượng sông lưu vực sông Ngàn phố - Ngàn Sâu ................ 99
Hình 3. 22 Chỉ số mật độ sông suối lưu vực sông Ngàn phố - Ngàn Sâu.............. 100
Hình 3. 23 Phân bố lượng mưa 6 giờ tần suất 5% ................................................ 101
Hình 3. 24 Hệ số xói mịn các loại đất lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu.......... 102
Hình 3. 25 Ảnh Landsat 8 khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh ..................................... 103
Hình 3. 26 Kết quả tiêu chí NDVI cho lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu ......... 103


Hình 3. 27 Đường cong ROC thể hiện khả năng tính tốn rủi ro lũ qt của phương
pháp nghiên cứu .................................................................................................. 104
Hình 3. 28 Bản đồ hiểm họa do lũ quét lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu ........ 106
Hình 3. 29 Bản đồ chuẩn hóa hiện trạng sử dụng đất tính tốn mức độ phơi bày trước
hiểm họa lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu ...................................................... 107
Hình 3. 30 Kết quả chuẩn hóa cho tiêu chí mật độ dân số .................................... 108
Hình 3. 31 Bản đồ mức độ phơi bày trước hiểm họa lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn
sâu ....................................................................................................................... 109
Hình 3. 32 Bản đồ phân cấp mức độ phơi bày trước hiểm họa do lũ quét cho lưu vực
sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu .................................................................................. 109
Hình 3. 33 Kết quả chuẩn hóa tỷ lệ hộ nghèo ....................................................... 111
Hình 3. 34 Bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ quét cho lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn
Sâu ...................................................................................................................... 111
Hình 3. 35 Bản đồ chỉ số rủi ro do lũ quét lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu .... 113
Hình 3. 36 Bản đồ phân cấp mức độ rủi ro lũ quét lưu vực sơng Ngàn Phố - Ngàn Sâu
............................................................................................................................ 118
Hình 3. 37 Sơ đồ phân chia các tiểu lưu vực trên sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu ...... 120
Hình 3. 38 Sơ đồ cân bằng nước tổng quát trên lưu vực sông .............................. 121
Hình 3. 39 Biểu đồ các thành phần cân bằng nước trung bình tháng trên LVS Ngàn
Phố - Ngàn Sâu.................................................................................................... 122
Hình 3. 40 Sơ đồ thể hiện tỷ lệ đóng góp trong cân bằng nước trên lưu vực sơng Ngàn
Phố - Ngàn Sâu mùa lũ ........................................................................................ 122

Hình 3. 41 Các thành phần cân bằng nước trung bình tháng tiểu lưu vực 1 .......... 123
Hình 3. 42 Các thành phần cân bằng nước trung bình tháng tiểu lưu vực 2 .......... 124
Hình 3. 43 Các thành phần cân bằng nước trung bình tháng tiểu lưu vực 3 .......... 125
Hình 3. 44 Đường ngưỡng mưa gây lũ quét CL xây dựng cho tiểu lưu vực 1 (TLNP)
............................................................................................................................ 127
Hình 3. 45 Đường ngưỡng mưa gây lũ quét CL cho tiểu lưu vực 2 (TLNS) ........ 128
Hình 3. 46 Đường ngưỡng mưa gây lũ quét CL cho tiểu lưu vực 3 (HL) ............ 128


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung - Ý nghĩa

1

AHP

Phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy Process)

2

AUC

Giá trị diện tích dưới đường cong (Area Under the Curve)

3


BĐKH

Biến đổi khí hậu

4

CL

Đường tới hạn

5

FFG

Hướng dẫn lũ quét (Flash Flood Guidance)

6

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

7

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

8


HL

Hạ lưu

9

IDF

Chỉ số Cường độ mưa - thời đoạn – tần suất

10

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

11

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

12

KTTV

Khí tượng thủy văn

13


LVS

Lưu vực sơng

14

NDVI

Chỉ số thực vật

15

NWS

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ

16

PCA

Phân tích thành phần chính

17

ROC

Đường cong đặc tính thu nhận (Receiver Operating
characteristic Curve)


18

RRTT

Rủi ro thiên tai

19

RTI

Chỉ số kích hoạt lượng mưa

20

SPI

Chỉ số năng lượng sông suối

21

SWI

Chỉ số nước trong đất

22

TLNP

Thượng lưu sông Ngàn Phố


23

TLNS

Thượng lưu sơng Ngàn Sâu

24

TPI

Chỉ số vị trí địa hình

25

TWI

Chỉ số ẩm ướt địa hình

26

WMO

Tổ chức Khí tượng thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Lũ quét được coi là một trong những loại hình thiên tai khí tượng thủy

văn nguy hiểm, được đặc trưng bởi tính đột ngột, xuất hiện bất ngờ và di chuyển
hầu như không thể đoán trước. Lũ quét đã và đang gây ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng đến xã hội dưới dạng thiệt hại về tính mạng, tài sản, đường, thơng
tin liên lạc và môi trường tự nhiên, đặc biệt ở các khu vực miền núi có độ dốc
cao. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới [133], lũ quét gây ra những thiệt hại về
kinh tế hàng tỷ USD mỗi năm. Theo IMHEN, từ năm 1953 đến nay, đã xảy ra
hàng trăm trận lũ quét ở quy mô khác nhau gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh
hưởng trầm trọng đến xã hội tại các khu vực miền núi trên hầu khắp lãnh thổ
Việt Nam [10]. Số lượng các trận lũ quét có xu thế ngày một gia tăng, đặc biệt
từ năm 2000 trở lại đây. Phần lớn các trận lũ quét đều xảy ra ở khu vực miền
núi hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Lũ quét có sức tàn phá lớn, gây tổn thất lớn về
tính mạng và tài sản của nhân dân, đặc biệt ở các thung lũng sông khi lũ quét
đi qua.
Mặc dù lũ quét ở Việt Nam là nghiêm trọng, nhưng các cơng trình nghiên
cứu về đánh giá rủi ro do lũ quét còn chưa nhiều và chưa đầy đủ. Các nghiên
cứu trước đây về lũ quét thường tập trung các vấn đề như: xây dựng bản đồ
phân vùng lũ quét; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm; tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người dân trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, v.v… [7]
nhưng việc đánh giá rủi ro do lũ quét chưa được nghiên cứu đầy đủ và rõ ràng.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng về dân số cùng với sự phát triển kinh tế
- xã hội, sự suy thối mơi trường, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực
đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là những nguyên
nhân làm gia tăng lũ quét cũng như hậu quả của chúng. Lũ quét đang gây tổn
thương hiện hữu hàng năm và tiềm ẩn rủi ro cao cho các hoạt động kinh tế - xã
hội trong đó tính mạng con người tại khu vực vùng sâu, vùng xa của đất nước.


2

Tuy nhiên, theo nhu cầu phát triển của xã hội, việc đưa ra các biện pháp giảm

thiểu hậu quả cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng trước những nguy cơ của thiên
tai, trong đó có thiên tai lũ quét ngày càng được quan tâm một cách nghiêm túc.
Do vậy, vấn đề về cảnh báo hiểm họa, phân vùng nguy cơ, cảnh báo và đánh
giá tổn thương, rủi ro liên quan đến lũ quét ngày càng được quan tâm và nghiên
cứu rộng rãi ở trong và ngoài nước.
Việc cảnh báo sớm nguy cơ lũ quét đã và đang được ngành Khí tượng
Thủy văn thực hiện, góp phần tăng cường sự sẵn sàng, khả năng ứng phó để
giảm nhẹ các thiệt hại do lũ quét gây ra. Tuy nhiên, đến nay, những tiến bộ
trong lĩnh vực thủy văn, khí tượng cũng như sự phát triển của công nghệ GIS
và viễn thám vẫn chưa đủ để dự báo thời gian thực nguy cơ lũ quét. Nghiên cứu
từ các nước phát triển cho thấy, cần tập trung hơn nữa trong việc đánh giá rủi
ro, phát triển một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả với sự hợp tác của cộng đồng
địa phương để giám sát rủi ro lũ quét. Trong đánh giá rủi ro lũ quét, việc phân
tích các nhân tố khác nhau của các lưu vực sơng có vai trị quyết định khi
phương pháp về mơ hình hóa chưa thực sự phản ánh được quá trình vật lý của
lũ quét [78].
Vì các lý do trên, việc nghiên cứu, đánh giá rủi ro do lũ quét có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống và giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai cho các khu vực miền núi.
Lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu là lưu vực thuộc khu vực miền Trung
với các đặc điểm điển hình là sông ngắn, độ dốc cao, thời gian tập trung lũ
nhanh. Nơi đây cũng đã từng xảy ra nhiều trân lũ, lũ quét trong lịch sử và là
khu vực có sự đa dạng về điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội và môi trường.
Do vậy, nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá rủi ro và cảnh báo nguy cơ
lũ quét cho lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu vừa có tính khoa học, vừa có
tính thực tiễn.


3


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được phương pháp và bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lũ quét cho
lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu
- Đề xuất được phương pháp xác định được ngưỡng mưa phục vụ cảnh
báo nguy cơ lũ quét trên cơ sở nghiên cứu cho một lưu vực cụ thể.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Bộ tiêu chí nào để định lượng được rủi ro do lũ qt cho các lưu vực sơng
miền núi? Có thể ứng dụng bộ tiêu chí cho một lưu vực sông trong điều
kiện số liệu hiện tại hay không? Làm thế nào để xây dựng được một bộ
tiêu chí đánh giá rủi ro có sự tham gia của người dân?
(2) Làm thế nào để xác định được ngưỡng mưa sinh lũ qt cho từng vùng cụ
thể? Phương pháp mơ hình hóa có thể sử dụng để nâng cao độ chính xác
và điều chỉnh hệ số triết giảm trong xác định lượng mưa hoạt động trong
tính tốn ngưỡng mưa sinh lũ quét hay không?
4. Luận điểm bảo vệ
(1) Rủi ro lũ quét có thể được định lượng hóa bằng bộ tiêu chí đánh giá rủi
ro lũ qt bao gồm: (i) nhóm tiêu chí thành phần hiểm họa; (ii) nhóm tiêu
chí phơi bày trước hiểm họa; (iii) nhóm tiêu chí tính dễ bị tổn thương.
Bộ tiêu chí này có thể áp dụng thành công cho lưu vực sông miền núi
trong điều kiện số liệu hiện tại. Độ tin cậy của nhóm tiêu chí hiểm họa
có thể được đánh giá thơng qua đường cong đặc tính thu nhận (ROCReceiver Operating characteristic Curve) thơng qua mức độ phân loại
AUC (Area Under the Curve).
(2) Ngưỡng mưa sinh lũ quét ở lưu vực sông là ngưỡng động phụ thuộc
không gian và thời gian trên cơ sở quan hệ giữa lượng mưa lũy tích và
cường độ mưa giờ của mỗi trận mưa đã và sẽ xảy ra.


4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ngưỡng mưa sinh lũ quét, hiểm họa lũ quét, mức
độ phơi bày, tính dễ bị tồn thương và rủi ro lũ quét.
Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu là phần lưu
vực nhập lưu phía hữu của hệ thống sông Cả - La thuộc địa bàn các huyện
Hương Khê, Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Chuỗi số liệu sử dụng: Nghiên cứu, phân tích bộ số liệu khí tượng, thủy
văn từ năm 1976 đến nay. Đối với hiện tượng lũ quét, sử dụng tài liệu các trận
xảy ra lũ quét từ thời gian có ghi nhận hiện tượng lũ quét tại lưu vực sông
nghiên cứu đến hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận án này, nghiên cứu sinh đã sử dụng cách tiếp cận lịch
sử, lưu vực sông, không gian-thời gian, phân tích – tổng hợp. Cùng với đó, một
số phương pháp chính được sử dụng gồm phương pháp tổng hợp tài liệu, điều
tra, phỏng vấn, chuyên gia, phương pháp tổng hợp tiêu chí, đánh giá độ tin cậy
của tiêu chí, phân cấp rủi ro, phương pháp xác định ngưỡng mưa ngưỡng mưa,
phương pháp mơ hình hóa được sử dụng trong Luận án.
7. Đóng góp mới của luận án
Đề xuất được phương pháp và bộ tiêu chí để đánh giá rủi ro lũ quét và đã
áp dụng thành công để đánh giá rủi ro lũ quét cho lưu vực sông Ngàn Phố Ngàn Sâu.
Xây dựng được phương pháp xác định ngưỡng mưa sinh lũ quét trên cơ sở
phân tích đặc trưng cân bằng nước tự nhiên, qua đó đã tiến hành sử dụng phương
pháp này để xác định ngưỡng mưa cho lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Luận án đã xây dựng được phương pháp chung đánh giá rủi ro do lũ quét
trên cơ sở sử dụng đầy đủ và tích hợp đa dạng các tiêu chí về mặt tự nhiên và


5


xã hội. Đồng thời, đã xác định ngưỡng mưa phục vụ công tác cảnh báo nguy
cơ lũ quét thông qua việc kế thừa phương pháp xác định ngưỡng mưa và có
minh chứng cơ sở khoa học để điều chỉnh phương pháp xác định ngưỡng mưa
có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trong cảnh báo nguy cơ lũ quét.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm cơ sở xây dựng
hệ thống cảnh báo lũ quét và đánh giá rủi ro lũ quét trong kế hoạch phòng,
chống thiên tai cho các lưu vực sơng ở những vùng/khu vực có đặc điểm tương
tự.
9. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận án được bố cục thành 3
chương:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về lũ quét. Chương này trình bày
tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về vấn đề lũ quét, đánh
giá rủi ro lũ quét, chỉ số rủi ro lũ quét, và các nghiên cứu về cảnh báo lũ quét,
ngưỡng mưa sinh lũ quét. Đồng thời, tổng hợp các thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội học và thực trạng lịch sử lũ quét tại lưu vực sông Ngàn
Phố - Ngàn Sâu.
Chương 2. Phương pháp và số liệu nghiên cứu. Chương này giới thiệu các
phương pháp sử dụng trong nghiên cứu nhằm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi
ro lũ quét cho các lưu vực sông miền núi và dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 3. Đánh giá và cảnh báo rủi ro lũ quét cho lưu vực sông Ngàn Phố
- Ngàn Sâu. Trong phần này, tác giả tập trung thể hiện kết quả điều tra khảo sát
xã hội học tại khu vực nghiên cứu dưới tác động của lũ quét làm cơ sở thực tiễn
đề xuất bộ tiêu chí hiểm họa, phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương.
Trên cơ sở đó, áp dụng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lũ quét cho lưu vực sông
Ngàn Phố - Ngàn Sâu. Tiếp đó, Luận án ứng dụng mơ hình hóa xác định cân


6


bằng nước nhằm cải tiến phương pháp thực nghiệm xác định ngưỡng mưa sinh
lũ quét cho các tiểu lưu vực của lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu.


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LŨ QUÉT
1.1. Một số khái niệm
Lũ quét (Lã Thanh Hà, 2017) là một loại lũ xảy ra bất ngờ trên các lưu
vực sơng suối nhỏ miền núi, dịng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên
nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn với thời đoạn ngắn [7].
Rủi ro thiên tai (RRTT), theo IPCC, 2012 được hiểu là khả năng xảy
ra các thay đổi nghiêm trọng trong các chức năng bình thường của một cộng
đồng hay một xã hội ở một giai đoạn cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tương
tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất
lợi [59].
Hiểm họa (Hazard) là sự xuất hiện tiềm tàng của các hiện tượng tự
nhiên hoặc do con người gây ra có thể gây thương tật, chết người hoặc ảnh
hưởng sức khỏe, làm hư hại hoặc mất mát tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế, cung
cấp dịch vụ và tài nguyên môi trường [59].
Mức độ phơi bày trước hiểm họa (Exposure - E) được sử dụng để chỉ
sự hiện diện (theo vị trí) của con người, sinh kế, các dịch vụ mơi trường và các
nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hoặc các tài sản kinh tế, xã hội hoặc văn hóa
ở những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự nhiên
và vì thế có thể là đối tượng của những tổn hại, mất mát, hư hỏng tiềm tàng
trong tương lai [59].
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability - V) là xu hướng hay khuynh
hướng bị ảnh hưởng xấu. Khuynh hướng này cấu thành một đặc tính nội bộ của
các yếu tố ảnh hưởng. Trong lĩnh vực rủi ro thiên tai, điều này bao gồm các đặc

tính của một người hoặc một nhóm và tình hình của họ có ảnh hưởng đến khả
năng để dự đốn, đối phó, chống lại, và phục hồi từ các tác động có hại của các
hiện tượng vật lý [59].


8

Mức độ nhạy cảm (Sensitivity - S) được hiểu là sự nhạy cảm của môi
trường với thiên tai, làm tăng tính dễ bị tổn thương của khu vực trước thiên tai
[59].
Khả năng thích ứng (Adaptive capacity - AC) là sự kết hợp của tất cả
các điểm mạnh, thuộc tính, và nguồn lực sẵn có cho một cá nhân, cộng đồng,
xã hội, hoặc tổ chức có thể được sử dụng để chuẩn bị và thực hiện các hành
động để giảm tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Năng
lực thích ứng đề cập đến khả năng dự đoán và thay đổi cơ cấu, chức năng, hoặc
tổ chức để tồn tại tốt hơn trước các hiểm họa [59].
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tổng quan chung về lũ quét và hiểm họa
Lũ quét xảy ra trong vịng vài giờ khi có lượng mưa lớn hoặc sau khi các
hồ xảy ra sự cố hoặc vỡ kè, đê. Lã Thanh Hà, 2017 ghi nhận lũ quét xảy ra kèm
theo lượng lớn bùn và thường xuất hiện ở các thung lũng nhỏ nơi có dịng chảy
khơng liên tục [7]. Trong các trận lũ quét, lượng nước trong sơng thường tăng
lên bất ngờ và tốc độ dịng chảy rất cao mang theo một lượng lớn đá vụn, đá
tảng, cây bật gốc, phá hủy các cơ sở hạ tầng và các cơng trình xây dựng nằm
trên đường đi của nó. Theo WMO, 1999 giai đoạn ứng phó khẩn cấp thời gian
xảy ra lũ quét thường nhỏ hơn 6 giờ [112]. Lũ quét thường xảy ra sau khi có
cường độ mưa lớn ở một khu vực nhất định hoặc một lưu vực nhỏ với đặc điểm
cụ thể như độ dốc và yếu tố hình dạng, thảm phủ, thổ nhưỡng,… của lưu vực.
Các đặc điểm của thổ nhưỡng có tác dụng quyết định q trình dịng chảy lũ
qt như tính thấm, giãn nở của đất, phân bố rễ cây và các hoạt động của con

người.
Theo IMHEN [9], các nhân tố gây lũ quét bao gồm mưa lớn, đồi núi dốc
(>30%), mật độ sơng suối cao, địa hình bị chia cắt mạnh, và điều kiện tự nhiên
khá đặc biệt, nhưng có chỉ ra rằng lũ quét thường chỉ xuất hiện ở các lưu vực


9

nhỏ với diện tích khoảng từ vài chục đến 500 km2 và yếu tố biến động nhiệt lớn
trong ngày và trong năm cũng làm gia tăng khả năng gây lũ qt. Biên độ nhiệt
lớn làm cho q trình phong hóa bề mặt mạnh hơn dẫn đến giảm độ liên kết,
tăng mức độ rời rạc và vì vậy dễ bị rửa trôi và sạt lở. Lũ quét trên các lưu vực
sông ở Việt Nam có nguyên nhân do tự nhiên và yếu tố con người [7]. Nhóm
nhân tố tự nhiên gồm nhân tố biến đổi nhanh (mưa lớn, lũ, động đất, xói mịn,
trượt lở, độ ẩm lưu vực), chậm (chuyển động kiến tạo, phong hóa, biến đổi khí
hậu, địa chất thủy văn, lớp phủ thực vật) và ít biến đổi (địa hình, địa mạo, địa
chất) [2,3,6,7,9,23,27]. Nhân tố con người liên quan đến sự gia tăng lũ quét
gồm chặt phá rừng, xây dựng cơng trình (hồ, đập, giao thơng) và lấn chiếm lòng
dẫn [4,7,108,126].
Các nghiên cứu trên thế giới xem lũ quét là một dạng lũ đặc biệt xuất hiện
ở khu vực vùng núi [35,40,45,51,57,65,101,117], hoặc đồng bằng, đô thị
[39,50,61,85,87]. Do vậy, xem xét về ngun nhân hình thành cũng có sự khác
nhau đáng kể. Đối với các trận lũ quét xảy ra ở khu vực đơ thị, nơi có nhiều
điều kiện để đảm bảo mơ hình hóa thủy văn, thủy lực thì việc xem xét yếu tố
hình thành lũ quét chủ yếu do điều kiện về địa hình, mặt đệm và mưa [61,65].
Mặt khác, khi lũ quét xảy ra ở khu vực miền núi, các nghiên cứu xem xét
nguyên nhân hình thành lũ quét dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình hình thành lũ trên lưu vực như yếu tố về địa mạo, địa hình, thổ nhưỡng,
địa chất, lớp phủ thực vật, mưa [44,93,103,105,116,118,119,122]. Qua đó cho
thấy, mặc dù dựa trên góc nhìn khác nhau, nhưng có sự thống nhất về các nhân

tố hình thành lũ quét ở các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các tác giả đều cho
rằng kết cấu và cấu trúc đất rất quan trọng trong việc xác định đặc tính giữ
nước. Độ dốc và đặc trưng hình học của lưu vực có ảnh hưởng đến tốc độ dòng
chảy và sự tập trung của dịng chảy trong khi đó thảm thực vật có thể ảnh hưởng
đến sự lưu trữ lượng mưa. Hoạt động sử dụng đất, đặc biệt là đơ thị hóa, có vai


10

trò quan làm tăng hệ số dòng chảy mặt và làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ. Những
thay đổi trong thảm thực vật hoặc thay đổi theo mùa có thể làm giảm hoặc tăng
dòng chảy.
Trong đánh giá rủi ro lũ quét, việc xác định hiểm họa do lũ quét được xem
là quan trọng nhất. Theo Khosravi & Cs hiểm họa được cấu trúc bởi bốn thành
phần gồm tần suất, độ lớn, thời gian duy trì và tính nguy hiểm [73]. Đối với
dạng lũ qt có thể mơ phỏng bằng mơ hình hóa (lũ qt tại các khu vực có hệ
thống quan trắc, có cơ sở dữ liệu KTTV cũng như các bản đồ liên quan) thì việc
xác định các thành phần hiểm họa được xem xét trên các yếu tố như độ sâu
ngập, tốc độ, thời gian duy trì ngập do lũ quét [36,45,80,104]. Trong khi đối
với các dạng lũ quét xảy ra ở khu vực miền núi, nơi không có khả năng mơ hình
hóa (khu vực thiếu hoặc hầu như khơng có số liệu, khơng có hệ thống quan trắc,
ghi chép và địa hình phức tạp trên một đơn vị diện tích nhỏ) thì việc xác định
hiểm họa có thể dựa trên dữ liệu thống kê liên quan đến bốn thành phần nêu
trên. Do vậy, tiếp cận đánh giá hiểm họa lũ quét được phân chia thành 03 nhóm
gồm mơ hình hóa, thống kê và phân tích nhân tố (tiêu chí) theo khơng gian.
Điển hình theo hướng mơ hình hóa, nghiên cứu của Dingtao Shen & Cs,
2020 [104] đã sử dụng mơ hình hai chiều và dữ liệu DEM độ phân giải cao để
mô phỏng ngập lụt do lũ quét cho lưu vực Gongshuangcha, Trung Quốc. Trong
đó, thành phần hiểm họa bao gồm các đặc trưng độ sâu ngập, tốc độ dịng chảy
và thời gian duy trì dịng chảy, ngồi ra một số đặc trưng độ cao địa hình,

khoảng cách tới đường/mương, sông, hạ tầng được sử dụng để đại diện cho
mức độ nguy hiểm. Theo hướng này Muhammad Masood & Kuniyoshi
Takeuchi, 2011 [80] đã sử dụng mơ hình 1 chiều, Wenjing Li & Cs, 2019 [77]

sử dụng mô hình 1-2 chiều (MIKE FLOOD) để mơ phỏng ngập lụt do lũ quét
và hiểm họa được xác định là độ sâu ngập lụt.


11

Sepideh Khajehei [73] đã sử dụng bộ cơ sở dữ liệu lũ quét của đại học
Oklahoma và NWS để đánh giá hiểm họa lũ quét cho toàn nước Mỹ. Theo đó,
tác giả đã xác định 04 tính chất hiểm họa của lũ quét dựa trên dữ liệu tại các
trạm quan trắc bao gồm tần suất, độ lớn, thời gian duy trì và mức độ nguy hiểm
(Hình 1.1), mức độ nguy hiểm của lũ quét được định nghĩa là độ lớn của lũ quét
chia cho thời gian duy trì.

Hình 1. 1 Đặc trưng hiểm họa lũ quét được xác định từ các trạm quan trắc [73]
Trong điều kiện lũ quét xảy ra tại khu vực miền núi, dữ liệu đặc điểm lũ
quét thông thường phải khảo sát để xác định vị trí và một số đặc điểm bề mặt
[9,10,90,115,130], hoặc sử dụng kết hợp giữa các vị trí đã xảy ra lũ quét và dữ
liệu viễn thám để xác định các vị trí đã xảy ra lũ quét [91,130], điều này dẫn
đến việc không xác định các đặc trưng của hiểm họa. Trên cơ sở đó, có nhiều
nghiên cứu đã khắc phục khó khăn bằng cách tiếp cận phân tích khơng gian
GIS của các nhân tố hình thành lũ quét [14,17,22,24,25,33,54,71,81,107]. Một


12

số nghiên cứu sử dụng thuật ngữ độ nhạy [101,124] để xác định hiểm họa do

lũ quét. Theo cách tiếp cận này, khơng xem xét các thuộc tính của thành phần
hiểm họa, theo đó chúng được tổng hợp thơng qua các tiêu chí và được phân
thành các cấp khác nhau (Hình 1.2).

Hình 1. 2 Bản đồ hiểm họa lũ quét dựa trên tổng hợp nhân tố [89]
Các nhân tố để xác định hiểm họa được xác định dựa trên các nhân tố ảnh
hưởng đến q trình dịng chảy trên bề mặt lưu vực [40,57,89]. Theo đó, các
nhân tố liên quan đến địa hình, địa mạo (độ dốc, hướng dốc, hương phơi sườn,
chỉ số tích tụ dịng chảy, chỉ số ẩm ướt địa hình,..), địa chất (đứt gãy, kiến tạo,...)
thảm phủ (sử dụng đất, NDVI, lớp phủ rừng), các đặc trưng thủy văn (mật độ
sông suối, chỉ số năng lượng sông, hệ số nhám bề mặt, khoảng cách đến sông,...,
mưa) được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới.
Trong khi đó, ở trong nước, khái niệm hiểm họa do lũ quét mới xuất hiện
trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, theo hướng tiếp cận trên thế giới về
hiểm họa lũ quét cho thấy, ở góc độ nào đó có sự tương đồng giữa thuật ngữ


×