Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

(Luận án tiến sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc bộ công an theo hướng phát triển năng lực người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.81 KB, 229 trang )

B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

NGUYN VN KIấN

QUảN Lý HOạT ĐộNG GIảNG DạY
CủA GIảNG VIÊN CáC TRƯờNG ĐạI HọC THUộC Bộ
CÔNG AN THEO HƯớNG PHáT TRIểN NĂNG LựC
NGƯờI HọC

LUN N TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2021
BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN KIấN

QUảN Lý HOạT ĐộNG GIảNG DạY
CủA GIảNG VIÊN CáC TRƯờNG ĐạI HọC THUộC Bộ
CÔNG AN THEO HƯớNG PHáT TRIểN NĂNG LùC
NG¦êI HäC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số
: 914 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS Trương Thành Trung
2. TS Trịnh Thị Hồng Hà


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các tài liệu
số liệu trích dẫn trong luận án đều trung
thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Kiên


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1
Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tiếp cận năng lực
và hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng
lực người học
1.2
Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giảng
dạy theo định hướng phát triển năng lực người học
1.3
Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng
bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
2.1
Những vấn đề lý luận về hoạt động giảng dạy của giảng
viên đại học theo hướng phát triển năng lực người học
2.2
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học
2.3
Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên theo hướng PTNL người học
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC
3.1
Tình hình chung về về các trường đại học thuộc Bộ

Công an
3.2
Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng giảng dạy và quản
lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại
học thuộc Bộ Công an

5
14

14
20
30

34
34
53
73

80
80

83


3.3

Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Công an
3.4
Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

các trường đại học thuộc Bộ Công an
3.5
Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản
lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại
học thuộc Bộ Công an
3.6
Đánh giá khái quát về ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
các trường đại học thuộc Bộ Công an
Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
4.1
Những biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo
hướng phát triển năng lực người học
4.2
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
4.3
Thử nghiệm biện pháp đã đề xuất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

85
91


106

115

120

120
145
152
161
164
165
175


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Công an nhân dân

Đảm bảo chất lượng
Đội ngũ giảng viên
Giáo dục và Đào tạo
Phát triển năng lực
Qúa trình đào tạo
Quản lý giáo dục

Chữ viết tắt
CBQL
CAND
ĐBCL
ĐNGV
GD&ĐT
PTNL
QTĐT
QLGD


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1

Tên bảng
Bảng 3.1.

2

Bảng 3.2.

3


Bảng 3.3.

4

Bảng 3.4.

5

Bảng 3.5.

6

Bảng 3.6.

7

Bảng 3.7.

8

Bảng 3.8.

9

Bảng 4.1.

10

Bảng 4.2.


Nội dung
Trang
Kết quả điều tra thực trạng xây dựng động cơ hoạt
động giảng dạy của giảng viên theo hướng phát triển
năng lực người học
92
Kết quả điều tra thực trạng xác lập mục tiêu giảng dạy
của giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học
94
Kết quả điều tra thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực
hiện các nội dung cơng việc trọng yếu trong quy trình
chuẩn bị và thực hành giảng dạy của giảng viên theo
hướng PTNL người học
96
Kết quả điều tra thực trạng chỉ đạo phương thức tiến hành
hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng phát triển
năng lực người học
99
Kết quả điều tra thực trạng đảm bảo tài liệu, phương
tiện dạy học phù hợp yêu cầu giảng dạy theo hướng
phát triển năng lực người học
101
Kết quả điều tra thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá
hoạt động giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập
của người học
104
Những yếu tố tác động có ảnh hưởng mạnh, theo
hướng tích cực, thuận chiều đến quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ

Cơng an
107
Những yếu tố tác động có ảnh hưởng mạnh, theo hướng
tiêu cực, cản trở đến quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Cơng an
111
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL
người học
146
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 149
quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các


11

12

Bảng 4.3.

Bảng 4.4.

trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL
người học
Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp về chất
lượng giảng dạy của giảng viên Khoa Chữa cháy trước
và sau thử nghiệm
So sánh giá trị trung bình đánh giá chất lượng giảng dạy
của giảng viên Khoa Chữa cháy trước và sau thử nghiệm


155
157

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT
1
2
3

Tên sơ đồ,
biểu đồ

Nội dung

Khái quát về cơ cấu tổ chức trường đại học thuộc
Bộ Công an
Biểu đồ 4.1. So sánh giữa tính cần thiết, tính khả thi của các
biện pháp mà luận án đề xuất
Biểu đồ 4.2 So sánh kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng
nghiệp về chất lượng giảng dạy của giảng viên
Khoa Chữa cháy trước và sau thử nghiệm

Sơ đồ 3.1

Trang
81
152

156



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong thời đại ngày nay, sản phẩm đào tạo của trường đại học phải
có những kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ lao
động đáp ứng được u cầu thực hiện có hiệu quả những cơng việc, nhiệm
vụ chuyên môn theo sự phân công lao động xã hội thì sinh viên tốt nghiệp
đại học mới có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo ra việc làm. Vì vậy, dạy
học theo hướng PTNL người học trở thành một đòi hỏi khách quan đối với
đào tạo đại học hiện nay. Điều đó dẫn đến chỗ phải đổi mới mạnh mẽ và
đồng bộ các yếu tố cơ bản của đào tạo đại học, trước hết là dạy học và
quản lý hoạt động dạy, hoạt động học đó theo hướng coi trọng phát triển
năng lực của người học.
Giảng viên là người truyền cảm hứng và tổ chức hoạt động lĩnh hội
kiến thức, kỹ năng, điều chỉnh thái độ cho người học, họ giữ vai trị trung tâm
trong q trình lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy, đồng thời tổ chức
hoạt động của người học. Vì vậy, để chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu
từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học, trường đại học phải tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đạt chuẩn đầu ra.
Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải tăng cường xây
dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Hoạt động nghề
nghiệp của cán bộ CAND thường diễn ra trong môi trường xã hội phức tạp,
trên phạm vi rộng, luôn phải tiếp xúc và đấu tranh với mặt trái của xã hội,
nhất là với đối tượng hoạt động tội phạm manh động và xảo quyệt. Để sản
phẩm đào tạo của trường đại học thuộc Bộ Công an nhanh chóng thích ứng



6
với hoạt động nghề nghiệp đầy khó khăn, phức tạp như vậy, quá trình đào
tạo tại đây phải hướng mạnh vào phát triển năng lực người học.
Thực tiễn đã cho thấy, giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công
an có vai trị quan trọng trong thúc đẩy, định hướng và tạo điều kiện cho
người học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của người cán bộ
CAND. Vai trò đó thể hiện rõ trong hoạt động giảng dạy của giảng viên,
nhất là ở các khâu tổ chức cho người học lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ
năng chuyên môn, nghiệp vụ theo từng ngành đào tạo. Để phát huy vai trị
này các trường đại học thuộc Bộ Cơng an cần phải tăng cường quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học.
Trong những năm gần đây, thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên các trường CAND” được ban hành theo
Quyết định số 5620/2012/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an [9], ĐNGV
các trường đại học thuộc Bộ Công an đã từng bước được tăng cường về số
lượng, nâng cao chất lượng và điều chỉnh về cơ cấu. Tuy nhiên, chất
lượng giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an
chưa đồng đều, ý kiến phản hồi của học viên về sự hài lòng đối với hoạt
động giảng dạy khá phức tạp. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý hoạt động giảng dạy. Vì
vậy, cần có những luận giải khoa học về quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an.
Trong nghiên cứu khoa học, ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về dạy học và quản lý hoạt động dạy học; trong đó có khá nhiều
cơng trình coi dạy học như một hệ thống toàn vẹn, bao gồm hoạt động dạy
(giảng dạy) và hoạt động học (học tập), chúng tương tác với nhau, hòa
nhập vào nhau. Nhưng hai hoạt động này lại độc lập tương đối với nhau xét



7
trên các khía cạnh chủ thể, mục đích, phương thức tiến hành. Vì vậy, cần
có những nghiên cứu về quản lý từng hoạt động đó trong những mơi trường
giáo dục nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu sâu về quản
lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Cơng
an thì cịn thiếu vắng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng
phát triển năng lực người học” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Cơng an theo
hướng PTNL người học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cán
bộ của lực lượng CAND.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý quá trình đào tạo ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc

Bộ Công an theo hướng PTNL người học.


8
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu dưới góc độ quản lý
nhà trường đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên các môn học thuộc
khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo đại học, hệ
sĩ quan ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Phạm vi về khách thể khảo sát: Địa bàn khảo sát tập trung ở Học viện An
ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và Đại học Phòng cháy, chữa cháy.
Đây là 3 trường có nhiều ngành đào tạo gắn với lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ
đặc thù của lực lượng CAND.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tài liệu thực tế thu thập từ Bộ Công an và
các trường đại học thuộc Bộ nằm trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ
Công an theo hướng PTNL người học đã đạt được những thành cơng, nhưng
cịn một số hạn chế, thiếu sót. Nếu bộ máy QLGD ở đây dựa trên quan điểm
tiếp cận hoạt động, thực hiện các tác động quản lý nhằm thúc đẩy, định
hướng, triển khai nội dung và phương thức hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên, đảm bảo tài liệu, phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá
giảng viên theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ thì sẽ
khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó, nâng cao được chất lượng, hiệu
quả quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục và QLGD. Từ đó, đề tài lựa chọn các quan điểm tiếp

cận chủ yếu sau đây.


9
Tiếp cận hoạt động: Vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an được giải quyết theo hướng điều
khiển, điều chỉnh các yếu tố cấu thành hoạt động này. Theo đó, nội dung quản
lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
được xem là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể
quản lý đến: Động cơ, mục tiêu, nội dung, phương thức, phương tiện và kết
quả hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Tiếp cận chức năng quản lý: Chủ thể quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người
học là các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các chức năng quản lý
để tác động đến hoạt động này. Theo đó, các chức năng quản lý: kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá phải được vận hành linh loạt vào
thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Tiếp cận năng lực: Năng lực của học viên hình thành và phát triển
thông qua hoạt động học tập, rèn luyện trong và ngoài nhà trường. Những
yếu tố cấu thành năng lực của học viên ở các trường đại học thuộc Bộ Cơng
an khá phức tạp, trong đó kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp là các
thành phần cơ bản nhất. Do đó, để quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học,
các chủ thể QLGD phải đòi hỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tổ
chức hoạt động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và điều chỉnh thái độ
nghề nghiệp của học viên.
Tiếp cận thực tiễn: Tác giả luận án ln tính đến thực tế tổ chức đào tạo ở
các trường đại học thuộc Bộ Cơng an. Theo đó, dù đào tạo theo ngành, chuyên
ngành nào, học viên vẫn phải hướng tới mục tiêu có đủ phẩm chất, năng lực của

người cán bộ Cơng an. Vì vậy, các trường đại học thuộc Bộ Công an luôn gắn


10
đào tạo về trình độ học vấn với đào tạo chức vụ cán bộ Cơng an. Theo đó, giảng
viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu
cầu đào tạo của nhà trường và phương châm học đi đôi với hành, lý luận liên hệ
thực tế trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của học viên.
Các phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái qt hố các văn bản QLGD và các cơng trình
khoa học về quản lý dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy và PTNL người học.
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của đề tài,
tác giả luận án tập trung nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết,... của
Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an về các nội dung có liên quan
đến quản lý dạy học nói chung, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
đại học nói riêng.
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an và các trường đại học
thuộc Bộ về quản lý giảng viên và hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng các mẫu phiếu điều tra về thực trạng hoạt động giảng dạy và
thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Đối tượng điều tra bao gồm 774 người (369 giảng viên, 147 CBQL,
258 học viên năm cuối) của các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Địa bàn điều tra: Học viện An ninh Nhân dân; Học viện Cảnh sát Nhân
dân; Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.

Phương pháp tọa đàm, trao đổi.


11
Tọa đàm, trao đổi với cán bộ các cơ quan QLGD, đào tạo của Bộ Công
an, Ban giám đốc (giám hiệu) và các phòng chức năng của các trường đại học
thuộc Bộ Công an về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng
PTNL người học.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học về hoạt động đào tạo tại các
trường đại học thuộc Bộ Công an; các tài liệu hướng dẫn dạy và học của nhà
trường; các hồ sơ, kế hoạch giảng dạy, giáo án của giảng viên; các kết luận
của cơ quan quản lý về phân loại học viên tốt nghiệp.
Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát hoạt động của nhà trường, các phịng, khoa, bộ mơn
trong việc triển khai nhiệm vụ giảng dạy cho giảng viên và tổ chức đôn đốc,
kiểm tra các hoạt động giảng dạy.
Phương pháp phân tích nhận định độc lập.
Phân tích, tổng hợp các nhận định từ nhiều nguồn tài liệu có liên quan
đến đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng chuyển mạnh từ trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chât người học và tổ chức đánh
giá giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Phương pháp chuyên gia
Tác giả luận án tiến hành xin ý kiến chuyên gia là các nhà quản lý, nhà giáo
nhằm xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Phương pháp thử nghiệm
Tổ chức thử nghiệm tại Đại học Phòng cháy, chữa cháy về một biện
pháp mà luận án đề xuất.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ sử dụng phương pháp
thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định,
đánh giá của đề tài và thử nghiệm các biện pháp được đề xuất.


12
Để đảm bảo thực hiện đúng những quy định về bảo mật trong lĩnh vực
an ninh quốc gia, các số liệu được dùng trong luận án được khai thác từ cổng
thông tin điện tử của Bộ Công an và các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Những số liệu điều tra, khảo sát tại các trường được tính theo tỷ lệ phần trăm
và điểm trung bình của các nhóm mẫu.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng khung lý luận về hoạt động giảng dạy của giảng
viên theo định hướng PTNL người học và về quản lý hoạt động này ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an. Đã xây dựng được hệ thống các khái niệm
cơ bản của đề tài; luận giải các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên đại học theo định hướng PTNL người học; phân tích về các yếu tố
tác động đến q trình quản lý đó.
Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát ở Học viện An ninh nhân dân, Học
viện Cảnh sát nhân dân và Đại học Phịng cháy, chữa cháy, luận án đã trình bày
rõ thực trạng giảng dạy, thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học, đồng
thời chỉ ra thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các yếu tố tác động đến
quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đó. Trên cơ sở đó,
luận án phát hiện những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo
hướng PTNL người học.
Luận án đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học. Mỗi
biện pháp hướng tới một mục tiêu cụ thể và được thực hiện theo những nội

dung, phương thức riêng nhưng luôn quan hệ mật thiết với những biện pháp
khác. Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm đã khẳng định tính cần thiết, tính khả
thi của các biện pháp mà luận án đã đề xuất và hiệu quả của chúng đối với
việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc
Bộ Công an.


13
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng
PTNL người học.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa
học cho các trường đại học thuộc Bộ Công an triển khai thực hiện có hiệu quả
mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho học viên tốt nghiệp các
khóa đào tạo và phương châm giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận liên hệ
thực tiễn”.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu kham khảo
trong đào tạo đại học, sau đại học về QLGD.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương với (15 tiết), kết luận và kiến
nghị, danh mục các cơng trình của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài
luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tiếp cận năng lực và hoạt

động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học
Ở nước ngồi, có khá nhiều cơng trình và tác giả đề cập đến vấn đề dạy
học tiếp cận năng lực, trong đó có hoạt động giảng dạy định hướng phát triển
năng lực người học.
Tác giả William E. Blank (1982) trong cuốn Handbook for Devoloping
Competency-Based Training Programs (Cẩm nang phát triển chương trình
đào tạo dựa trên năng lực) [107] đã chỉ rõ: Để hình thành, PTNL thực hiện ở
người học, chương trình đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở phân tích
nghề, phân tích nhu cầu người học, xây dựng hồ sơ năng lực người học, phát
triển công cụ đánh giá sự hiểu biết và sự thực hiện, phát triển các gói học tập,
cải tiến và quản lý chương trình đào tạo. Có thể nói những cơ sở để phát triển
chương trình mà William E. Blank nêu ra cũng là những cơ sở chính của hoạt
động giảng dạy theo hướng PTNL người học.
Tác giả Shirley Fletcher (1995) trong cơng trình Designing Competece
- Based Training (Đào tạo dựa trên năng lực) [105] đã trình bày cơ sở khoa
học của thiết lập các tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người
học, phân tích cơng việc, từ đó xây dựng mơ đun dạy học và khung chương
trình. Qua đây ta có thể hiểu rằng, đào tạo theo hướng PTNL phải dựa trên
xác định mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, hiểu nhu cầu của người
học, hiểu công việc tương lại của họ, trên cơ sở đó hướng các nỗ lực sư phạm
vào hình thành ở người học những năng lực cần thiết.
K. E. Paprock (1996) trong cơng trình Conceptual structure to develop
adaptive competencies in professional (Khái niệm phát triển năng lực thích
ứng chun mơn) [99] đã cho rằng, đặc điểm của dạy học tiếp cận năng lực
là: dựa trên triết lý người học là trung tâm, đáp ứng được các đòi hỏi của


15
chính sách, bám sát cuộc sống thật, rất linh hoạt và năng động, hướng tới
những tiêu chuẩn về năng lực cần hình thành ở người học.

Trong cơng trình của các tác giả Jean - Marc Denommé và Madeleine
Roy (2000) Pour une pédagogie interactive, (Tiến tới một phương pháp sư
phạm tương tác) [50] đã nêu ra cấu trúc dạy học gồm 3 thành phần cơ bản là:
người học - người dạy - mơi trường, trong đó người dạy có trách nhiệm chỉ
cho người học cái đích, giúp đỡ, làm cho người học hứng thú và đưa họ tới
đích. Chức năng của người dạy là giúp đỡ người học học và hiểu. Người dạy
phục vụ người học. Do đó, người dạy có vai trò quan trọng đối với sự PTNL ở
người học thông qua việc thúc đẩy, định hướng và tạo điều kiện cho người
học khám phá tri thức, rèn luyện kỹ năng.
Các tác giả J. Richard, T. Rodger (2001), trong công trình Approaches
and Methods in Language Teaching (Cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy
ngôn ngữ) [102] cho rằng: Tiếp cận năng lực trong dạy học đòi hỏi phải tập
trung vào kết quả học tập, nhắm tới những gì người học dự kiến phải làm
được hơn là nhắm tới những gì họ cần phải học được. Vì vậy, trong hoạt đơng
giảng dạy, giáo viên phải chú trọng lựa chọn nội dung và phương pháp tổ
chức thực hành cho người học.
S. Kerka (2001) trong cơng trình Competency-based education and
training (Giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực) [97] đã chỉ ra những nét đặc
trưng của dạy học tiếp cận năng lực, đó là: cho phép cá nhân hóa việc học,
giúp bổ sung những thiếu hụt về năng lực so với đòi hỏi của nhiệm vụ mà
người học sẽ thực hiện, chú trọng đến kết quả đầu ra, hoạt động dạy và học
diễn ra linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân, việc đo
lường kết qua học tập của người học dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng.
Tác giả Daniel R. Beerens (2003) trong Evaluating Teachers for
Professional Growth: Creating a cuture of Motivation and learning (Đánh giá
sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên: Tạo động lực và thúc đẩy học tập)
[92] đã ví giáo viên như là chìa khóa của chất lượng và sự thành cơng trong
giáo dục ở bất kỳ hệ thống giáo dục của bất kỳ xã hội nào.



16
Theo Ingvarson Lawrence, Rowe Ken (2008) [95], Uỷ ban Quốc gia về
Tiêu chuẩn Giảng dạy Chuyên nghiệp của Hoa Kỳ (NBPTS) đã xây dựng 26
bộ tiêu chuẩn giảng dạy khác nhau. Những tiêu chuẩn này xác định, hoạt động
giảng dạy của giảng viên trình độ cao cần đảm bảo 4 tiêu chuẩn, đó là: (1)
đảm bảo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập của sinh
viên; (2) tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của sinh
viên; (3) thúc đẩy sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học ; (4) hỗ trợ cho
sinh viên trong quá trình học tâp, nghiên cứu.
Tác gi Robetrt J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2011)
trong sách Các phương pháp dạy học hiệu quả, [66] cho rằng: giáo viên là
yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến thành tích học tập của người học, họ khơng
chỉ là người truyền thụ kiến thức mà cịn là người tổ chức, hướng dẫn và xây
dựng động cơ, thái độ tích cực cho người học trong q trình dạy học.
Phương pháp hiệu quả trong giảng dạy theo hướng năng lực học sinh là khích
lệ học tập và cơng nhận những cố gắng của học sinh; hướng dẫn họ lập mục
tiêu, kế hoạch học tập, gợi ý, đặt câu hỏi và khung thông tin để học sinh thực
hiện các hành động học tập… Làm được như vậy sẽ phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của học sinh và thúc đẩy sự PTNL của họ.
Các tác giả Todd Whitaker, Beth Whitaker và Dale Lumpa (2013) trong
cơng trình Motivating & Inspiring Teachers: The Educational leader’s Guide
for Buiding Staff Morale (Tạo động lực và gây hứng thú cho giáo viên) [106]
khẳng định rằng, giảng dạy là công việc hàng ngày của người dạy, họ phải
tiến hành công việc này một cách đầy nhiệt huyết, với trạng thái tinh thần tích
cực. Vì vậy, người giáo viên phải có những động cơ nghề nghiệp đúng đắn và
mạnh mẽ. Đây cũng có thể coi là một điều kiện chủ quan để ĐBCL hoạt động
giảng dạy của giảng viên đại học.
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả và cơng trình khoa học đề cập đến các
khía cạnh khác nhau của dạy học tiếp cận năng lực và giảng dạy định hướng
PTNL người học.



17
Tác giả Vũ Lệ Hoa (2008), trong Luận án tiến sĩ Biện pháp vận dụng
quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học ở các trường
đại học sư phạm, [41] cho rằng, người dạy là người hướng dẫn, đi cùng, tạo
thuận lợi trong phương pháp học của người học nhằm đạt tới mục tiêu học.
Vì vậy, hoạt động giảng dạy của người dạy thực chất là hoạt động tổ chức,
hướng dẫn, tạo cảm hứng học tập, qua đó tác động đến sự phát triển phẩm chất,
năng lực người học.
Tác giả Nguyễn Văn Lịch (2010), trong tham luận khoa học “Thực
trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học và một số kiến nghị”, [59]
đã cho rằng, giảng dạy mà khơng nghiên cứu thì khơng thể nâng cao, hoàn
thiện kiến thức, cũng như phương pháp giảng dạy, hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu. Do đó, theo tác giả, trường đại học đòi hỏi và tạo điều kiện cho
giảng viên nghiên cứu khoa học sẽ góp phần làm cho hoạt động giảng dạy đạt
chất lượng, hiệu quả cao.
Tác giả Nguyễn Văn Khải (2013), trong luận án tiến sĩ Quản lý chất
lượng dạy học lâm sàng cho điều dưỡng viên trình độ đại học tại các trường
đại học y Việt Nam [51] cho rằng, dạy và học là hai mặt của một q trình,
ln tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào
nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát
triển trí tuệ, góp phần hồn thiện nhân cách. Để đạt được điều đó, người dạy
phải biết gợi mở, hướng dẫn, dạy cho người học cách tìm kiếm thơng tin và
xử lý thơng tin, từ đó vận dụng chúng. Tác giả nhấn mạnh rằng, người dạy
phải thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học bằng cách lập kế hoạch dạy học và
điều khiển quá trình nhận thức của người học. Qua đây ta có thể hiểu rằng,
trong dạy học người dạy đóng vai trị tổ chức hoạt động học của người học, từ
đó tác động đến sự phát triển phẩm chất, năng lực của họ.
Tác giả Trần Khánh Đức (2014), trong cơng trình Giáo dục và phát triển

nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, [29] đã khẳng định: Người giáo viên trong
nền giáo dục hiện đại không chỉ được coi là người truyền thụ cái đã chính


18
thống, người cung cấp những thông tin được soạn thảo trên cơ sở những điều
có sẵn, người thừa hành mà phải là người đề xướng, thiết kế nội dung và
phương pháp dạy học nhằm làm thay đổi những thị hiếu, hứng thú người học,
giúp cho học sinh biết cách học, cách rèn luyện. Đề cập tới tổng kết của
UNESCO, tác giả đã chỉ ra những thay đổi lớn về vai trị của giáo viên trong
giáo dục hiện đại, đó là: (1) Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước,
có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; (2)
Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh,
sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; (3) Coi trọng hơn
việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thày trò; (4)Yêu
cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; (5) Hợp tác rộng
rãi và chặt chẽ hơn với đồng nghiệp; (6)Thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ
học sinh và cộng đồng; (7) Tham gia rộng rãi vào các hoạt đồng trong và ngoài
nhà trường. Những luận điểm mà Trần Khánh Đức nêu ra ở đây có thể vận
dụng vào hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học.
Tác giả Nguyễn Thu Hà (2014), trong bài viết “Giảng dạy theo năng
lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản”
[33] đã chỉ rõ, giảng dạy theo năng lực thực chất là hướng những nỗ lực sư
phạm của người dạy vào hình thành cho người học những năng lực cần thiết.
Để đạt được điều đó cả hoạt động giảng dạy và học tập phải được thực tiện
theo tiếp cận năng lực. Đồng thời việc đánh giá kết quả dạy học phải dựa trên
những tiêu chí về năng lực cần có của người học.
Tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thư (2014), trong bài viết “Tổ
chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ”, [3] cho rằng, nhà
trường, trước hết là giáo viên phải giúp cho học sinh thấu hiểu “học để làm gì,

học cái gì” để có năng lực đích thực, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh cách
“học hiệu quả” để có năng lực. Từ đó có thể hiểu rằng, hoạt động giảng dạy
theo định hướng PTNL người học phải chú trọng định hướng và tổ chức hoạt
động học nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn “đầu ra”.


19
Tác giả Nguyễn Văn Lâm (2015) trong luận án tiến sĩ Phát triển đội
ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thơng vận tải trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế [58] đã cho rằng:
Giảng dạy là một trong những chức năng chính của giảng viên. Theo chức
năng đó, giảng viên phải thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu và nắm vững
mục tiêu đào tạo, cũng như nội dung và yêu cầu vị trí của mơn học; soạn giáo
án và giảng bài; hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học; dự giờ
đồng nghiệp; tham gia xây dựng và phát triển nội dung chương trình và
phương pháp dạy học… Trong thời kỳ mới , giảng viên phải đổi mới nội dung
phương pháp dạy học, phải chuyển từ cách giảng dạy độc thoại, nặng về
thuyết trình sang phương pháp dạy học “Lấy người học làm trung tâm”,
khuyến khích tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của sinh viên. Đó vấn đề cốt lõi
của giảng dạy theo hướng PTNL người học.
Tác giả Nguyễn Đức Trí (2015) trong luận án tiến sĩ Quản lý đội ngũ
giảng viên trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong bối cảnh hiện
nay [84] đã chỉ ra mơ hình hoạt động của giảng viên gồm các hoạt động cụ
thể là: (1) Hoạt động tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; (2) Hoạt
động giảng dạy; (3) Hoạt động giáo dục, tư vấn cho học sinh/sinh viên; (4)
Hoạt động đánh giá sinh viên; (5) Hoạt động hợp tác trong dạy học và giáo
dục; (6) Hoạt động học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; (7) Hoạt động nghiên
cứu khoa học; (8) Hoạt động xã hội. Những hoạt động này quan hệ mật thiết
với nhau,cùng tạo điều kiện cho giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy
theo định hướng PTNL người học.

Tác giả Trần Trung Dũng (2016), trong Luận án tiến sĩ Quản lý hoạt
động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng PTNL học sinh
[21] đã nêu ra các đặc trưng của dạy học theo định hướng PTNL học sinh: (1)
Quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt động học của học sinh; (2) Coi trọng khâu
thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh; (3) Lấy sự
PTNL học sinh làm mục tiêu của dạy học.


20
Các tác giả Trịnh Văn Biều, Trần Thị Ngọc Hà (2016), trong bài viết
“Đổi mới giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy học để phát triển năng lực,
phẩm chất người học” [4] đã cho rằng, để phát triển phẩm chất, năng lực
người học ở đại học , người dạy cần chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về
truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới. Theo đó, người
dạy phải làm tốt vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập, người học
chủ động tìm kiếm, phát hiện kiến thức. Trong dạy học ở đại học, tùy theo
nội dung cụ thể của từng mơn học, thời gian cho phép, người dạy có thể thiết
kế các tình huống, tổ chức các hoạt động PTNL người học trong các giờ
chính khóa hay ngoại khóa.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giảng dạy theo
định hướng phát triển năng lực người học
Ở nước ngồi, có khá nhiều cơng trình khoa học đã được công bố bàn
về các vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng PTNL người học,
trong đó có một số cơng trình tiêu biểu sau đây:
Tác giả R.E. Boyatzid (1982) trong The Competent Manager [91]
(Người quản lý có thẩm quyền) cho rằng, trong quản lý dạy học theo hướng
PTNL người học, chủ thể quản lý cần phải tập trung xử lý ba khâu chính,
đó là: (1) Xác định những năng lực mà người học cần đạt được; (2) Tổ
chức tác động để hình thành và phát triển chúng thông qua dạy học; (3) Tổ
chức đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của người học theo

chuẩn năng lực đầu ra.
Tác giả H. Wily (1991) trong công trình “Management and its Linkages
with School Effectiveness” [108] (Quản lý và những kết nối của nó với hiệu
quả trường học) đã chỉ ra mối quan hệ giữa quản lý với các yếu tố mang lại
hiệu quả giáo dục, đó là: Mục đích giáo dục, thiết chế giáo dục, trình độ của
người dạy, tính tích cực của người học, cơ sở vật chất và mơi trường giáo dục.
Vì vậy quản lý dạy học nói chung và quản lý hoạt động giảng dạy nói riêng
cần phải tính đến các yếu tố đó.


×