Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giới thiệu một số công nghệ chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao chất lượng sữa và tăng hiệu quả kinh tế nông hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 65 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM


TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HỘI THI - TRIỂN LÃM BÒ SỮA TP.HCM, LẦN V - NĂM 2015

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠNG NGHỆ CHĂN NI
BỊ SỮA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỮA
VÀ TĂNG HIỆU QUẢ KINH TẾ NÔNG HỘ

Biên soạn: Th.S Vương Ngọc Long

TP.HCM, 10/2015


LỜI MỞ ĐẦU
Chăn ni bị sữa là một nghề khơng đơn giản và muốn được phát triển
hiệu quả và bền vững thì cần phải được đào tạo huấn luyện kỹ thuật trước khi
khởi sự, trong cả q trình chăn ni và cũng đòi hỏi sự đầu tư cơ bản, chuyên
nghiệp. Thị trường sữa vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, sắp tới vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu nhất là tham gia vào Hiệp
định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các hộ chăn ni bị
sữa trong nước cũng sẽ gặp phải nhiều thách thức. Muốn tồn tại bền vững thì chỉ
có một con đường đó là chăn ni chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ kỹ thuật,
thay đổi tư duy cũ, phát triển theo quy hoạch và tuân thủ các nguyên tắc kinh tế
thị trường là cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.
Yêu cầu ngày càng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
sữa địi hỏi người chăn ni bị sữa và công ty chế biến phải áp dụng các biện
pháp nghiêm ngặt để kiểm sốt chất lượng sữa từ nơng trại đến bàn ăn của người
tiêu dùng. Đối với người chăn ni bị sữa, mục tiêu chính là làm sao sản xuất ra


nhiều sữa với chất lượng cao đáp ứng cho tiêu chuẩn thu mua của các nhà máy
chế biến sữa, từ đó tăng thu nhập cho bản thân mình. Những tiêu chuẩn quan
trọng mà các công ty thu mua sữa tại các nước phải áp dụng là số lượng tế bào
biến dưỡng (tế bào Soma), tỉ lệ khô không béo, chất béo và vi sinh vật trong sữa.
Các chỉ số này không chỉ là tiêu chuẩn thu mua và giá tiền thanh tốn mà cịn là
chỉ số cho thấy tình trạng sức khỏe và ni dưỡng, cho ăn của đàn bò và điều
kiện vệ sinh chuồng trại, vắt sữa trong q trình chăn ni bị sữa.
Tài liệu “GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠNG NGHỆ CHĂN NI BỊ
SỮA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ TĂNG HIỆU QUẢ
KINH TẾ NÔNG HỘ” được biên soạn cô đọng các thông tin cần thiết, đơn
giản, dễ hiểu và thực tế nhằm cung cấp cho các hộ chăn ni bị sữa những kiến
thức kỹ thuật cơ bản và cần thiết nhất để cải thiện chất lượng sữa, nâng cao sản
lượng sữa.
Đây là tài liệu xây dựng phục vụ cho HỘI THI - TRIỂN LÃM BÒ SỮA
THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH LẦN V - NĂM 2015 và lưu hành trong khuôn
khổ Hội thi. Các loại thuốc, sản phẩm thú y, thức ăn… được giới thiệu trong tài
liệu chỉ mang tính tham khảo. Mọi việc chuyển giao, sử dụng tài liệu này cho
các đối tượng khác phải được sự đồng ý của Tác giả và Ban tổ chức Hội thi.
BAN TỔ CHỨC

Tài liệu chăn ni bị sữa công nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

2


MỤC LỤC
PHẦN 1. CÔNG NGHỆ LÀM MÁT CHỐNG STRESS NHIỆT ........................... 8
I. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CHUỒNG TRẠI VÀ STRESS NHIỆT ..................... 8
1.1. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho bò sữa ................................................................ 8
1.2. Stress nhiệt ở bò sữa ............................................................................................... 8

1.3. Dấu hiệu của stress nhiệt ........................................................................................ 9
1.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh sản và năng suất sữa ..................................... 9
1.5. Các giải pháp giảm stress nhiệt cho bò ................................................................ 11
PHẦN 2. DINH DƯỠNG BÒ SỮA ........................................................................... 16
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BÒ SỮA .......................................................... 16
1.1. Lượng thức ăn ăn vào ........................................................................................... 16
1.2. Nhu cầu năng lượng ............................................................................................. 19
1.3. Nhu cầu đạm (Protein) ......................................................................................... 22
1.4. Nhu cầu chất xơ .................................................................................................... 23
1.5. Nhu cầu khoáng .................................................................................................... 23
1.6. Nhu cầu Vitamin .................................................................................................. 25
1.7. Nhu cầu nước ....................................................................................................... 25
II. PHÂN NHÓM THỨC ĂN CHO BÒ SỮA ............................................................ 26
III. PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN .................................................................................... 31
3.1. Các phương pháp cho ăn ...................................................................................... 31
3.2. Cho ăn theo phương pháp riêng lẻ ....................................................................... 31
3.3. Cho ăn theo phương pháp phối trộn tổng hợp (TMR) ......................................... 32
3.4. Phương pháp cho ăn theo phối trộn từng phần (PMR) ........................................ 32
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN KHẨU PHẦN PHỐI TRỘN TỔNG HỢP
(TMR) .......................................................................................................................... 33
I. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 33
1.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 33
1.2. Các yêu cầu chung khi áp dụng phương pháp cho ăn TMR ................................. 33
1.3. Các loại thiết bị cần thiết ...................................................................................... 34
II. THỰC HÀNH PHỐI TRỘN TMR ......................................................................... 36
2.1. Phân nhóm bị/bê .................................................................................................. 36
2.2. Các cơ sở xây dựng khẩu phần cho một đàn bò .................................................. 37
2.3. Hướng dẫn yêu cầu thành phần dinh dưỡng cho khẩu phần các nhóm bị .......... 39
Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long


3


2.4. Thực hành phối trộn TMR ................................................................................... 43
2.5. Kiểm tra chất lượng TMR .................................................................................... 44
2.6. Đánh giá và quản lý máng ăn ............................................................................... 46
PHẦN 4. TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DỰ TRỮ THỨC ĂN THƠ
XANH .......................................................................................................................... 49
I. VAI TRỊ CỦA VIỆC TRỒNG CÂY THỨC ĂN THÔ XANH TRONG CHĂN
NUÔI BÒ SỮA ............................................................................................................. 49
II. CÁC GIỐNG CÂY CUNG CẤP THỨC ĂN THÔ XANH CHỦ LỰC ................. 50
2.1. Giống cỏ Mulato II ................................................................................................ 50
2.2. Giống ngô (bắp) ..................................................................................................... 52
III. KỸ THUẬT Ủ CHUA ............................................................................................ 54
3.1. Mục tiêu kỹ thuật của ủ chua thức ăn thô xanh ..................................................... 54
3.2. Các bước tiến hành ủ chua ..................................................................................... 56
3.3. Đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua ...................................................................... 58
PHẦN 5. KIỂM SOÁT TẾ BÀO SOMA TRONG SỮA ........................................ 60
I. TẾ BÀO SOMA VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG, SẢN LƯỢNG SỮA .60
1.1. Tế bào Soma ......................................................................................................... 60
1.2. Mối quan hệ giữa số lượng tế bào Soma trong sữa và sản lượng ........................ 60
II. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TẾ BÀO SOMA TRONG SỮA ........................ 61
2.1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình hình viêm vú trong một đàn bò sữa ................... 62
2.2. Biện pháp kiểm soát tế bào Soma và bệnh viêm vú ............................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 65

Tài liệu chăn nuôi bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

4



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Lượng vật chất khô ăn vào của bò đang cho sữa giai đoạn đầu kỳ cho sữa ... 18
Bảng 2. Lượng vật chất khô ăn vào của bò đang cho sữa giai đoạn giữa và cuối kỳ cho
sữa ................................................................................................................................. 18
Bảng 3. Quy đổi sữa theo tỷ lệ béo khác nhau về sữa chuẩn ....................................... 19
Bảng 4. Nhu cầu năng lượng duy trì cho bị sữa theo trọng lượng .............................. 20
Bảng 5. Nhu cầu năng lượng cho bò sữa mang thai theo tháng mang thai .................. 20
Bảng 6. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất 1 lít sữa theo % béo (và tỷ lệ đạm là 3,2%)
...................................................................................................................................... 21
Bảng 7. Nhu cầu năng lượng cho tăng 1 kg trọng lượng theo giai đoạn cho sữa ........ 21
Bảng 8. Nhu cầu đạm duy trì cho bê theo trọng lượng và mức tăng trọng .................. 22
Bảng 9. Nhu cầu đạm duy trì cho bị tơ theo trọng lượng và mức tăng trọng .............. 22
Bảng 10. Nhu cầu đạm duy trì cho bò sữa theo giai đoạn cho sữa, mang thai
và theo trọng lượng ....................................................................................................... 23
Bảng 11. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn thô ........................................ 30
Bảng 12. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn phụ phế phẩm ....................... 30
Bảng 13. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn tinh ........................................ 30
Bảng 14. Số loại TMR gợi ý cho trại bị quy mơ lớn ................................................... 39
Bảng 15. Số loại TMR gợi ý cho trại bò quy mơ nhỏ .................................................. 39
Bảng 16. Một bảng tính nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa ............................................. 40
Bảng 17. Thành phần dinh dưỡng cho khẩu phần các nhóm bị vắt sữa ...................... 41
Bảng 18. Thành phần dinh dưỡng cho khẩu phần các nhóm bị cạn sữa ..................... 42
Bảng 19. Thành phần dinh dưỡng cho khẩu phần các nhóm bị tơ, hậu bị .................. 43
Bảng 20. Số loại TMR gợi ý cho trại bị quy mơ nhỏ .................................................. 45
Bảng 21. Ví dụ về TMR không đạt yêu cầu do băm trộn quá kỹ ................................. 45
Bảng 22. Ví dụ về TMR khơng đạt yêu cầu do băm trộn không kỹ ............................ 46
Bảng 23. So sánh chỉ tiêu sản xuất, dinh dưỡng giữa cỏ Voi và cỏ Mulato II ............. 49

Tài liệu chăn nuôi bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long


5


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1. Bị stress nhiệt .................................................................................................... 9
Hình 2. Hệ thống làm mát bị sữa ................................................................................. 12
Hình 3. Chuồng ni q chật chội gây stress cho bị ................................................. 13
Hình 4. Amino plus: đạm thốt qua (by pass) .............................................................. 14
Hình 5. Bergafat: béo thốt qua (by pass) .................................................................... 14
Hình 6. Một số sản phẩm nấm men có mặt trên thị trường Việt Nam ......................... 14
Hình 7. Khống điện giải bị sữa Pfilyte ...................................................................... 14
Hình 8. Bị cần được ăn no trước và hỏm hông là nơi quan sát cho biết điều này ....... 16
Hình 9. Biểu hiện của một bê thiếu đồng ..................................................................... 25
Hình 10. Ln ln cho bị uống đầy đủ nước và nước phải sạch ............................... 26
Hình 11. Các loại thức ăn thô xanh thô khô cho bị sữa ............................................... 27
Hình 12. Các loại thức ăn tinh cho bị sữa ................................................................... 28
Hình 13. Các loại thức ăn bổ sung khống, vitamin, probiotic cho bị sữa .................. 29
Hình 14. Tháp thức ăn cho bị sữa ................................................................................ 31
Hình 15. Máy trộn thức ăn TMR trục ngang và cấu trúc bên trong ............................. 35
Hình 16. Máy trộn thức ăn TMR trục đứng và cấu trúc bên trong ............................... 35
Hình 17. Một máy trộn thức ăn TMR trục đứng dùng cho trang trại gia đình ............. 35
Hình 18. Dụng cụ sàng để phân loại xơ, tinh (Penn State Particle Separator) ............ 45
Hình 19. Bị lựa chọn thức ăn cho thấy TMR chưa đạt yêu cầu ................................. 47
Hình 20. Thức ăn dư chất lượng đồng đều cho thấy TMR phối trộn chưa đạt yêu cầu ...
....................................................................................................................................... 48
Hình 21. Thức ăn dư chủ yếu thức ăn thô cho thấy TMR chưa đạt yêu cầu do chất
lượng thức ăn thô xanh và băm chưa kỹ ....................................................................... 48
Hình 22. Cỏ voi có phần thân cao, cứng bị thường chê khơng ăn ............................... 49
Hình 23. Cỏ Mulato trồng tại vùng khí hậu nóng (Bình Định) .................................... 50

Hình 24. Cỏ Mulato trồng tại vùng khí hậu mát (Lâm Đồng) ...................................... 50
Hình 25. Dùng cành cây có lá kéo khua để lấp một lớp đất mỏng ............................... 51
Hình 26. Thu hoạch cỏ Mulato bằng máy cắt .............................................................. 52
Hình 27. Ngô gieo dày làm thức ăn thô xanh cho bị sữa ............................................ 53
Hình 28. Ngơ chín sáp làm thức ăn thơ xanh/ủ chua cho bị sữa ............................... 53
Hình 29. Cỏ băm kích thước đạt u cầu và ngơ băm to khơng đạt ............................ 54
Hình 30. Dầm nén và bao phủ kín hố ủ là chìa khóa thành cơng của ủ chua thức ăn .. 55
Hình 31. Các loại men ủ chua thức ăn tại thị trường Việt Nam ................................... 56
Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

6


Hình 32. Lót film/ny lon chun dụng bảo vệ hố ủ ..................................................... 57
Hình 33. Chèn chặt các góc, các mép hố ủ chua bằng các bao hình trụ ...................... 58
Hình 34. Thức ăn ủ chua đạt chuẩn tốt và đạt có thể cho ăn ........................................ 59
Hình 35. Thức ăn ủ chua hư hỏng khơng được cho bị ăn ............................................ 59
Hình 36. Kiểm tra sữa trước khi vắt để phát hiện sữa bất thường, cần thiết thì thử CMT
là biện pháp đầu tiên để kiểm soát tế bào Soma trong sữa ........................................... 61
Hình 37. Lau bầu vú sạch sẽ trước khi vắt, nhúng thuốc sát trùng bầu vú sau khi vắt là
biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh viêm vú trên bị sữa ..................................... 62
Hình 38. Tn thủ quy trình vệ sinh vắt sữa là biện pháp quan trọng để đảm bảo chất
lượng sữa tốt nhất ......................................................................................................... 63

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

7


PHẦN I

CÔNG NGHỆ LÀM MÁT CHỐNG STRESS NHIỆT
I. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CHUỒNG TRẠI VÀ STRESS NHIỆT

1.1. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho bị sữa
Điều kiện khí hậu, thời tiết lý tưởng cho sự tăng trưởng và sản xuất của bị
sữa:
 Nhiệt độ khơng khí từ 10 - 20 C
o

 Ẩm độ tương đối từ 55 - 65%
 Tốc độ gió trung bình khoảng 5 - 7 km/h
 Mức độ ánh sáng trung bình > 200 lux

Khi nhiệt độ khơng khí tăng cao hơn 27 oC, hiệu quả sinh học trong các
hoạt động của bò sữa đều giảm thấp. Đối với bị sữa ni trong vùng nhiệt đới,
người ta đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu “số ngày có hơn 6 giờ mà nhiệt độ khơng
khí cao hơn 27oC” (gọi tắt là số ngày có nhiệt độ > 27oC). Khi số ngày có nhiệt
độ > 27oC càng cao, hiệu quả sản xuất sữa càng giảm. Trong điều kiện khí hậu,
thời tiết của vùng nhiệt đới như Việt Nam, thường thì nhiệt độ khơng khí vượt
mức 25oC và ẩm độ tương đối vượt mức 80% là một bất lợi gây nhiều tác động
xấu lên khả năng sản xuất của bò sữa.
1.2. Stress nhiệt ở bị sữa
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường từ 33 - 36oC, vượt xa nhiệt độ
thích hợp đối với bị sữa, nên chúng cố gắng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định
trong điều kiện nhiệt độ mơi trường thay đổi. Mục đích của hoạt động ổn định
thân nhiệt là giữ được sự cân bằng giữa nhiệt sinh ra trong cơ thể (do hoạt động,
sản xuất, trao đổi chất, quá trình lên men ở dạ cỏ để tiêu hóa thức ăn) và nhiệt
mất đi do tương tác với nhiệt độ mơi trường bên ngồi. Bị năng suất càng cao,
trao đổi chất càng mạnh, nhiệt sinh ra càng nhiều.
Hai phương thức chính để thải nhiệt là làm mát bằng bốc hơi nước kết

hợp với dẫn nhiệt và đối lưu. Sự bốc hơi nước qua da (đổ mồ hôi) và phổi (thở)
là con đường chủ yếu để thải nhiệt. Khi nhiệt độ từ 5 - 16oC thì bò sữa thở 15-30
lần/phút. Khi nhiệt độ tăng từ 23 - 33oC, kết hợp với ẩm độ cao thì nhịp thở tăng
cao đột ngột có khi lên trên 80 nhịp/phút, bị thở dồn dập và nơng. Sự thốt nhiệt
bằng cách đổ mồ hơi của bị phụ thuộc vào số lượng tuyến mồ hôi và ẩm độ môi
trường. Nhiệt độ môi trường cao cản trở thải nhiệt từ cơ thể. Ẩm độ mơi trường
cao cản trở bốc hơi nước từ bị.
Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể lớn hơn nhiệt thải ra từ cơ thể vào mơi
trường thì thân nhiệt vượt q 390C bị xuất hiện stress nhiệt.

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

8


1.3. Dấu hiệu của stress nhiệt
Các dấu hiệu đầu tiên của stress nhiệt là:
 Bò thở nhiều, nhịp thở trên dưới 80 lần/phút
 Bò ngừng ăn và ngừng nhai lại
 Bò tập trung vào các khu vực cấp nước, uống nhiều nước
 Nhiệt độ trực tràng vượt quá 40 C
o

Khi nhiệt độ trực tràng vượt quá 41oC bước đi của chúng chậm chạp, bò
vươn cổ há miệng ra để thở, nước bọt tiết nhiều trào ra ngoài miệng. Khi nhiệt
độ trực tràng vượt quá 41,8oC, nhịp thở hạ xuống đột ngột, đây là thể cấp tính
cần phải can thiệp ngay. Khi trong đàn có từ 70% số bị bị stress thì coi như tồn
đàn bị stress.

Hình1. Bị stress nhiệt


1.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh sản và năng suất sữa
Bò bị stress nhiệt ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sống và sản xuất của bò
sữa. Tập trung vào các nhóm ảnh hưởng chính:
a. Dinh dưỡng
- Khi bị bị stress nhiệt thì giảm ăn vào (do giảm độ ngon miệng). Các
nghiên cứu cho thấy, thì lượng chất khơ của thức ăn ăn vào giảm từ 10 - 15%
tùy mức độ. Các nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 1oC cao hơn 20oC thì bị giảm ăn
0,26 kg vật chất khơ và mỗi 1kg vật chất khô ăn vào giảm là tương đương với
giảm 2 kg sữa. Lượng ăn vào giảm sẽ dẫn đến sự thiếu hụt dưỡng chất cho các
hoạt động của cơ thể.
- Khi bò bị stress nhiệt, để bù đắp lượng dưỡng chất, khuynh hướng cho
ăn nhiều thức ăn tinh cũng dẫn đến các bệnh biến dưỡng như bệnh acid dạ cỏ.
Ngược lại, khi bị giảm ăn, nếu khơng được bù đắp năng lượng từ nguồn thức
ăn, bò sẽ huy động năng lượng từ nguồn mỡ dự trữ và sẽ dẫn đến bệnh ketosis.
Tài liệu chăn ni bị sữa công nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

9


- Khi bị bị stress nhiệt, bị thường có khuynh hướng uống nhiều nước và
sẽ dẫn đến sự mất cân bằng thể dịch trong cơ thể. Uống nước nhiều, bò cũng sẽ
đi tiểu nhiều nên lượng khoáng cũng thất thoát và bị sẽ thiếu hụt khống cũng
dẫn đến các bệnh lý do thiếu hụt khống như bệnh chân móng, bệnh trên da…
b. Sản lượng sữa
- Khi bò stress nhiệt, do ăn kém, bệnh lý đi kèm sẽ làm sản lượng sữa
giảm 10 - 25%. Sự tụt giảm sữa có thể khác nhau nhưng ước chừng 1 lít sữa cho
1oC tăng lên ở trực tràng so với bình thường.
- Chất lượng sữa của bò cũng bị nhiều ảnh hưởng khi stress nhiệt. Khi bò
ăn nhiều thức ăn tinh, thiếu thức ăn thơ hàm lượng mỡ sữa cũng giảm. Bị bệnh,

suy giảm miễn dịch do ăn kém cũng dẫn đến tình trạng giảm hàm lượng protein
sữa, tăng tế bào Soma.
- Khi ăn kém do stress nhiệt, bị thường có đỉnh sữa thấp và tụt sữa
nhanh.
c. Tăng trọng, phát dục
- Bò giảm trọng lượng nhanh nếu lượng thức ăn ăn vào giảm.
- Sinh trưởng phát dục của bò tơ cũng giảm do ăn kém, bệnh biến
dưỡng...
d. Sức khỏe gia súc
- Điều kiện nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho các sinh vật, vi sinh vật gây
bệnh phát triển và tấn cơng vào bị sữa.
- Sự giảm ăn sẽ làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bệnh biến dưỡng và
từ đó làm suy yếu sức đề kháng của bò sữa.
- Việc cho ăn thức ăn tinh quá nhiều để bù đắp năng lượng hoặc thiếu ăn
đều dẫn đến các bệnh biến dưỡng và các bệnh kế phát.
- Các bệnh tăng cao do stress nhiệt, chủ yếu là acid dạ cỏ, ketosis, chân
móng, viêm vú, cảm nóng…
e. Hoạt động sinh sản
- Bị chậm hoặc khơng lên giống, dấu hiệu lên giống khơng rõ, có khi lên
giống mà không rụng trứng. Thời gian lên giống ngắn hơn 5 - 6 giờ so với bình
thường vì vậy khó phát hiện lên giống, khó xác định thời điểm phối giống thích
hợp.
- Tỷ lệ phối giống đậu thai thấp (từ 52% bình thường giảm xuống cịn
30%). Phơi có sức sống yếu, tỷ lệ phôi chết cao, nhất là những ngày đầu sau
phối giống. Thai sống sót cũng phát triển kém, khối lượng bê sinh ra nhỏ.

Tài liệu chăn nuôi bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

10



1.5. Các giải pháp giảm stress nhiệt cho bị
Có 03 cách giúp bị sữa kiểm sốt được stress nhiệt là (1) cải thiện chuồng
trại và lắp đặt hệ thống làm mát phù hợp để tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi
phù hợp, (2) cải thiện chế độ nuôi dưỡng chăm sóc đặc biệt là khẩu phần ni
phù hợp và (3) tăng cường khả năng đề kháng của bò sữa, kiểm soát các tác
nhân gây bệnh.
a. Cải thiện chuồng trại và bầu tiểu khí hậu chuồng ni
Cải thiện chuồng trại nhằm mục đích chống stress nhiệt là phải tạo cho bị
một bầu tiểu khí hậu với nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, thơng thống giúp cho bị có
thể thải nhiệt cơ thể tốt nhất.
- Chuồng nuôi phải cao (từ đất đến xà ngang cao tối thiểu 3m), mái cao
và lợp bằng vật liệu cách nhiệt, vị trí đặt chuồng phải thơng thống, quanh
chuồng trồng cây bóng mát hoặc che mái rộng để cản ánh nắng chiếu trực tiếp.
- Một kỹ thuật làm mát chuồng nuôi và tăng khả năng bốc hơi nước là
quạt gió kết hợp với phun nước trực tiếp trên mình bị (vịi sen/vịi phun). Bằng
cách này chúng ta đã giúp chúng khả năng tiết mồ hôi nhân tạo, nhờ đó mà
chúng giống như những giống bị chịu nhiệt nhờ khả năng tiết mồ hơi. Quạt gió
làm tăng khả năng bốc hơi nước trên mình gia súc và làm tăng sự mất nhiệt do
đối lưu. Kỹ thuật này phổ biến ở Israel, nơi nhiệt độ môi trường cao tới 40oC.

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA STRESS NHIỆT TRÊN BÒ SỮA
Tăng nhịp thở

Giảm nhai lại

Giảm lượng
thức ăn ăn vào
Giảm sức đề
kháng


Tăng năng
lượng duy trì

Tăng nguy cơ
Acidosis

Mất cân bằng
pH dạ cỏ

Giảm tỷ lệ
mang thai

Tăng tế bào
soma trong sữa
Tăng nhiệt độ
trực tràng

Tăng bệnh
chân móng

Giảm sản
lượng sữa

Bò viêm vú và sức
khỏe kém sản
lượng sữa

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long


11


Hình 2. Hệ thống làm mát bị sữa

- Sử dụng quạt cơng nghiệp, đường kính quạt tối thiểu 60cm, quay với
tốc độ lớn. Vòi phun và quạt đặt cao cách lưng bị 1,2 - 1,5m. Một chu kì phun
30 giây và quạt 5 phút được cài đặt để tự động phun quạt cho bị vào lúc trời
nóng. Bằng cách này người ta có thể hạ thấp nhiệt độ chuồng ni xuống 27 oC
mặc dù nhiệt độ ngoài trời 35oC.
- Các hộ chăn ni nhỏ khơng có điều kiện đầu tư hệ thống quạt và phun
sương tự động thì chỉ cần dội nước lên mình bị. Khơng cần cấp vịi nước liên
tục, chỉ cần làm ướt mình khi khơ lại dội lại. Chu kì có thể là 1 phút dội và 30
phút ngừng.
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm (độ ẩm cao) như Việt Nam, các hình thức
phun nước lên mái chuồng, phun sương… là khơng phù hợp (vì sẽ làm giảm sự
thốt nhiệt của bị sữa do hạn chế sự bốc thốt mồ hơi) và phun sương cịn làm
tăng các bệnh hơ hấp trên bị/bê.
- Giữ mật độ ni phù hợp, chuồng nuôi mật độ quá dày sẽ tạo stress cho
bò, tăng nhiệt độ đối lưu, tăng độ ẩm và khí độc trong chuồng.

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

12


Hình 3. Chuồng ni q chật chội gây stress cho bò

b. Phương pháp cho ăn và khẩu phần
- Cần phải cung cấp đầy đủ nước uống cho bò sữa và nếu cần thiết phải

pha thêm chất điện giải đặc biệt lúc nắng nóng cao điểm. Nước phải sạch (tiêu
chuẩn như người uống), càng mát càng tốt (máng nước bố trí trong các khu vực
bóng râm mát, có mái che). Máng nước phải đủ cho bị ln ln đầy.
- Cho bị ăn làm nhiều bữa ăn để kích thích bị ăn ngon miệng. Bữa ăn
chính (số lượng nhiều nhất) nên cung cấp lúc thời điểm mát nhất trong ngày
(ban đêm).
- Cho ăn phương pháp TMR (Total Mixed Ration, khẩu phần phối trộn
tổng hợp) với thức ăn thô xanh, cám hỗn hợp, thức ăn bổ sung.
- Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần để đảm bảo bị
ăn ít nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý cung
cấp đủ năng lượng trong khẩu phần và giải pháp phù hợp là cung cấp chất béo
by pass (chất béo thốt qua, khơng phân giải tại dạ cỏ) và chất đạm by pass.

Tài liệu chăn nuôi bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

13


Hình 4. Amino plus: đạm thốt qua (by pass)

Hình 5. Bergafat : béo thoát qua (by pass)

- Do sự mất các chất khoáng đặc biệt là K (Kali) do tăng tiết nước bọt,
mồ hôi và nhịp thở (do stress nhiệt) nên cần phải bổ sung đầy đủ các chất
khoáng.
- Bổ sung các thức ăn bổ sung pro/prebiotic để tăng cường sự tiêu hóa,
tăng sức đề kháng của bị sữa như bổ sung các chế phẩm nấm men. Vai trò của
các nấm men trong chăn ni bị sữa đã được chứng minh như ổn định pH dạ cỏ
(ngăn ngừa bệnh acid dạ cỏ, tăng cường tiêu hóa các chất dinh dưỡng...), giảm tế
bào Soma (do giảm tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng...).


Hình 6. Một số sản phẩm nấm men có
mặt trên thị trường Việt Nam

Hình 7. Khống điện giải bò sữa
Pfilyte

c. Giảm sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng
- Vệ sinh là điều quan trọng nhất trong chăn ni bị sữa. Một môi
trường sạch sẽ làm hạn chế tối đa sự phát triển các loại vi khuẩn, nấm men, nấm
mốc có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bị. Vì vậy, hàng ngày nền chuồng phải
được cọ rửa sạch, và u cầu phải thốt nước tốt, nền ln khơ ráo. Các dụng cụ
Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

14


vắt sữa cũng như các dụng cụ chăm sóc bị/bê phải được cọ rửa sát trùng sạch
sẽ, phơi nắng ngay sau khi sử dụng.
- Bổ sung các chế phẩm bổ sung giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh,
tăng cường sức đề kháng của bò sữa như bổ sung nấm men trong khẩu phần.
d. Vai trò của nấm men
- Các loại nấm men cung cấp mannan oligosaccharide (MOS) để giảm
lượng sinh vật có hại trong đường tiêu hóa (phần lớn vi khuẩn gây hại thường
bám vào thành ruột non để gây bệnh, nhờ cấu trúc tương đồng với tiếp thụ thể
trên tế bào biểu mô ruột nên mannose là chiếc “bẩy” để vi khuẩn gây bệnh bám
vào và loại thải chúng theo phân, đồng thời ngăn chặn được sự gắn kết giữa vi
khuẩn gây bệnh với thành ruột non). Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi được
bổ sung vào thức ăn gia súc, có tác dụng làm giảm tỉ lệ và số lượng các dòng
Salmonella, Clostridium cũng như E. coli trong phân gia súc.

- Mannan oligosaccharide (MOS) cũng có vai trò trong việc hạn chế sự
đề kháng với thuốc kháng sinh ở động vật. Mới đây, những nhà nghiên cứu ở
trường Đại học Kentuckey nhận thấy tỉ lệ dòng Salmonella kháng ampicillin và
streptomycin giảm khi có dịch trích từ vách tế bào nấm men vốn chứa nhiều
mannan oligosaccharide. Việc hạn chế sự đề kháng kháng sinh rất quan trọng để
đảm bảo hiệu quả lâu dài của việc sử dụng kháng sinh ở người và vật ni.
- Ngồi ra, nhiều nhóm vi khuẩn có lợi như Lactobacilli,
Bifidobacteria… sử dụng MOS như là nguồn cung cấp năng lượng, trong khi
các vi khuẩn gây bệnh lại không thể, điều này cũng hạn chế được sự phát triển
của vi khuẩn gây bệnh.

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

15


PHẦN 2
DINH DƯỠNG BÒ SỮA
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BỊ SỮA
Nhu cầu dinh dưỡng của bị sữa được xem xét dựa trên các chỉ tiêu chính
là lượng thức ăn ăn vào, năng lượng, đạm, chất béo, khoáng, vitamin, nước.
1.1. Lượng thức ăn ăn vào
Lượng thức ăn ăn vào (tính bằng vật chất khơ) hay cịn gọi tắt là lượng vật
chất khô ăn vào là chỉ tiêu quan trọng nhất và cũng là yếu tố thường bị giới hạn
nhất trong việc thiết lập khẩu phần ăn cho bò sữa đặc biệt là bò cao sản và bò
trong điều kiện stress nhiệt. Do đó, trong điều kiện chăn ni ở nhiệt đới, mục
tiêu đầu tiên của việc thiết lập khẩu phần ăn cho bị là tăng lượng vật chất khơ ăn
vào và tăng hàm lượng dinh dưỡng trên một đơn vị thức ăn ăn vào.
Lượng vật chất khô ăn vào (DMI) tùy thuộc vào các yếu tố:


hơn)

Trọng lượng cơ thể và khả năng sản xuất (yếu tố năng suất quan trọng

 Giai đoạn cho sữa
 Yếu tố môi trường hoặc ngoại cảnh

Hình 8. Bị cần được ăn no trước và hỏm hông là nơi quan sát cho biết điều này

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

16


a. Một số vấn đề cần quan tâm khi tính tốn lượng vật chất khơ ăn vào
- Bị đầu kỳ vắt sữa thường ăn ít hơn (độ ngon miệng kém) và trường
hợp này ở bò đẻ lứa một thường nghiêm trọng hơn bò rạ. Do bò chỉ ăn tốt sau 510 tuần sau khi sinh (kéo dài hơn thời gian đạt đỉnh sữa) nên việc ni dưỡng bị
ở giai đoạn trước khi đẻ 2 tuần (thường được gọi là giai đoạn chuyển tiếp từ giai
đoạn bò cạn sữa sang giai đoạn vắt sữa) là rất quan trọng.
- Khẩu phần giai đoạn chuyển tiếp phải tăng dần nhiều thức ăn tinh bột
để kích thích sự phát triển các nhung mao dạ cỏ để tăng hấp thu các acid béo bay
hơi, tăng cường chức năng sinh lý dạ cỏ và hạn chế bệnh ketosis, sốt sữa khi bò
đẻ. Nếu bò cho ăn tốt lúc chuyển tiếp thì lượng thức ăn ăn vào sẽ đạt lại đỉnh cao
bình thường lúc 3 tuần sau đẻ và bò sẽ đạt đỉnh sữa cao nhanh và cao.
- Nếu khẩu phần có lượng chất béo (phân giải tại dạ cỏ) cao hơn 5% thì
sẽ giảm lượng thức ăn ăn vào. Khi bò ăn nhiều chất béo phân giải tại dạ cỏ, chất
béo sẽ làm giảm hoạt động của các vi sinh vật dạ cỏ, bò sẽ ăn ít đi. Vì vậy, việc
sử dụng các chất béo chỉ thực hiện sau khi bị đẻ ít nhất 3 tuần sau đẻ và ưu tiên
cho sử dụng các chất béo không phân giải tại dạ cỏ (Bypass fat).
- Trong khẩu phần cho bị sữa cần thức ăn thơ xanh có hàm lượng chất

xơ trung tính cao.
- Nếu khẩu phần có nhiều thức ăn lên men (như ngô ủ chua, hèm bia…)
và ẩm độ của các loại thực phẩm này quá cao (vượt quá 55%) thì sẽ làm cho
lượng vật chất khô ăn vào sẽ giảm 2 - 5%.
- Nếu máng ăn của bò trống thức ăn trên 4 giờ (hay nói khác đi bị khơng
được tiếp cận với thức ăn q 4giờ/ngày) thì lượng vật chất khơ ăn vào sẽ bị giới
hạn. Ví dụ trường hợp bị giữ lại khu chờ vắt sữa quá lâu, thời gian máng ăn
trống quá nhiều hay nắng nóng bị tập trung vào chỗ mát, chỗ ẩm ướt mà không
đến máng ăn…
- Stress nhiệt cũng là tác nhân làm giảm lượng vật chất khô ăn vào. Ví dụ
khi nhiệt độ cao trên 27oC và ẩm độ vượt q 80% thì lượng vật chất khơ ăn vào
có thể giảm 15 - 20%. Do đó vào mùa nắng nóng, 60% lượng thức ăn của khẩu
phần phải được phân phối vào lúc trời mát (ban đêm).
- Một số yếu tố sinh lý khác cũng ảnh hưởng đến lượng vật chất khơ ăn
vào như khẩu phần có nhiều chất xơ khó tiêu làm đầy hệ thống tiêu hố của bị
làm bị khơng thể ăn thêm, do đó việc chọn lựa thức ăn dễ tiêu hoặc bổ sung các
pro/prebiotic làm tăng tốc độ tiêu hoá của thức ăn cũng là một biện pháp cần
thiết giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bò sữa nhất là bò cao sản.
- Yếu tố sinh hố gọi là tín hiệu sinh hố cũng ảnh hưởng đến lượng vật
chất khơ ăn vào. Ví dụ khi hàm lượng các chất béo, các chất béo bay hơi khơng
bảo hồ hoặc các ammoniac hay urea trong máu cao sẽ truyền tín hiệu về một
trung tâm tại não và trung tâm này sẽ truyền thông tin để kiểm sốt việc ăn vào
của bị (giảm hoặc ngừng ăn).

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

17


b. Phương pháp tính lượng vật chất khơ ăn vào

Đối với bị cho sữa lượng vật chất khơ ăn vào có thể được tính bằng cách
dựa vào trọng lượng cơ thể bằng cách tính % theo trọng lượng (có điều chỉnh
theo giai đoạn cho sữa, tình trạng mang thai…) hoặc tính theo cơng thức dựa
trên trọng lượng và sản lượng sữa quy chuẩn.
(i) Tính theo trọng lượng cơ thể và giai đoạn cho sữa, năng suất sữa:
Lượng vật chất khô ăn vào tính theo bảng 1.
Bảng 1. Lượng vật chất khơ ăn vào của bị đang cho sữa
giai đoạn đầu kỳ cho sữa

Năng suất
(kg/con/ngày)
10
20
30

450 kg
%
2,2
2,8
3,5

Kg
9,6
12,6
15,5

(% trọng lượng cơ thể và kg VCK/ngày)
Trọng lượng bò (kg)
550 kg
600 kg

%
Kg
%
Kg
1,9
10,4
1,7
11,2
2,5
13,5
2,3
14,9
3,1
16,7
2,8
18,1

Bảng 2. Lượng vật chất khơ ăn vào của bị đang cho sữa giai đoạn giữa
và cuối kỳ cho sữa

Năng suất
(kg/con/ngày)
10
20
30

450 kg
%
2,6
3,4

4,2

Kg
11,7
15,3
18,9

(% trọng lượng cơ thể và kg VCK/ngày)
Trọng lượng bò (kg)
550 kg
600 kg
%
Kg
%
Kg
2,3
12,7
2,1
13,7
3,0
16,5
2,8
18,2
3,7
20,4
3,4
22,1

(ii) Tính theo cơng thức dựa trên trọng lượng và sản lượng sữa quy chuẩn
Lượng vật chất khơ ăn vào tính theo công thức:

Lượng Vật chất khô ăn vào = 0,018 x Trọng lượng bò + Sản lượng sữa quy
chuẩn x 0,305
Công thức quy đổi về sữa chuẩn:
Sữa 4% béo (FCM) = (0,4 M) + (F15)
Trong đó:
 M: kg sữa sản xuất
 F: lượng béo sản xuất (sản lượng sữa x tỷ lệ béo trong sữa)

Tài liệu chăn ni bị sữa công nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

18


(iii) Đối với bị cạn sữa
Lượng vật chất khơ ăn vào tính theo cơng thức:
Lượng vật chất khơ ăn vào (DMI) = 0,018 x Trọng lượng bò
Bảng 3. Quy đổi sữa theo tỷ lệ béo khác nhau về sữa chuẩn
%
béo
3,0
3,1
3,2
3,3
3,4
3,5
3,6
3,7
3,8
3,9
4,0

4,1
4,2
4,3
4,4
4,5

15,9 18,2 20,1 22,7 25,0 27,3 29,6 31,8 34,1 36,4 38,6 40,9 43,2 45,5
13,6
13,8
14,0
14,5
14,7
15,0
15,2
15,5
15,7
15,9
16,1
16,4
16,6
16,9
17,1
17,4

15,5
15,7
16,0
16,3
16,6
16,8

17,1
17,4
17,6
17,9
18,2
18,5
18,7
19,0
19,3
19,6

17,4
17,7
18,0
18,3
18,6
18,9
19,2
19,6
19,9
20,1
20,5
20,8
21,1
21,4
21,7
22,0

19,3
19,7

20,0
20,4
20,7
21,1
21,4
21,7
22,1
22,4
22,7
23,1
23,4
23,7
24,1
24,5

21,3
21,6
22,0
22,4
22,8
23,1
23,5
23,9
24,3
24,6
25,0
25,4
25,8
26,1
26,5

26,9

23,2
23,6
24,0
24,4
24,8
25,2
25,6
26,1
26,5
26,9
27,3
27,7
28,1
28,5
28,9
29,3

25,1
25,6
26,0
26,5
26,9
27,3
27,8
28,2
28,7
29,1
29,6

30,0
30,5
30,9
31,3
31,8

27,1
27,6
28,0
28,5
29,0
29,5
29,9
30,4
30,9
31,4
31,8
32,3
32,8
33,3
33,7
34,2

29,0
29,5
30,0
30,5
31,1
31,6
32,1

32,6
33,1
33,6
34,1
34,6
35,1
35,6
36,1
36,6

30,9
31,5
32,0
32,6
33,1
33,6
34,2
34,7
35,3
35,8
36,4
36,9
37,5
38,0
38,6
39,1

32,9
33,4
34,0

34,6
35,2
35,7
36,3
36,9
37,5
38,1
38,6
39,2
39,8
40,4
41,0
41,6

34,8
35,4
36,0
36,6
37,2
37,9
38,5
39,1
39,7
40,3
40,9
41,6
42,1
42,8
43,4
44,0


36,7
37,4
38,0
38,6
39,3
40,0
40,6
41,2
41,9
42,6
43,2
43,8
44,5
45,1
45,8
46,4

1.2. Nhu cầu năng lượng
Bò sữa cần năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể như duy trì,
điều hịa thân nhiệt, tăng trưởng, mang thai và sản xuất. Nếu bò đang cho sữa
được cho ăn đầy đủ năng lượng thì 80% năng lượng ăn vào sẽ được dùng cho
hoạt động duy trì và mất đi dưới dạng phân, nước tiểu và chỉ 20% năng lượng
còn lại mới được sử dụng cho sản xuất sữa. Khi lượng năng lượng thức ăn ăn
vào vượt quá nhu cầu thì sẽ được chuyển hóa thành dạng dự trữ (bê, bị tơ sẽ dự
trữ ở dạng protein ở các mô cơ, bò trưởng thành sẽ dự trữ ở dạng mỡ). Khi thức
ăn cung không đầy đủ năng lượng hoặc lượng năng lượng ăn vào khơng đáp ứng
nhu cầu thì bị sữa sẽ lấy năng lượng từ các mô mỡ, mô cơ dự trữ để đáp ứng
nhu cầu của cơ thể.
a. Nhu cầu năng lượng duy trì

Nhu cầu năng lượng duy trì là năng lượng được sử dụng cho các hoạt
động biến dưỡng bình thường của bị sữa (trong điều kiện mơi trường lý tưởng)
để đảm bảo bị duy trì cơ thể, sống khỏe mạnh. Nhu cầu này bao gồm nhu cầu
Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

19

38,6
39,3
40,0
40,7
41,4
42,1
42,7
43,4
44,1
44,8
45,5
46,1
46,8
47,5
48,2
48,9


trao đổi chất cơ bản và nhu cầu cho các hoạt động cần thiết. Nhu cầu này tùy
thuộc vào trọng lượng của thú và thơng thường khi tính tốn người ta thường
tăng 5% để bù vào năng lượng cho việc ăn và nhai lại.
b. Nhu cầu năng lượng cho hoạt động
Đối với bò chăn thả, tùy theo điều kiện xa gần, đồng cỏ bằng phẳng hay

đồi núi mà cung cấp thêm năng lượng cho hoạt động.
c. Nhu cầu năng lượng cho mang thai
Bò sữa mang thai cần thêm năng lượng để duy trì tình trạng mang thai và
sự phát triển của bào thai. Từ tháng đầu mang thai đến tháng thứ năm, nhu cầu
năng lượng là 1MJ/con/ngày (239 Kcal/con/ngày) cho mỗi tháng mang thai (nếu
bị mang thai 5 tháng thì cần 1.195 Kcal/con/ngày). Nhu cầu năng lượng cho bò
sữa mang thai đặc biệt sẽ quan trọng trong 4 tháng mang thai cuối. Nhu cầu
mang thai được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Nhu cầu năng lượng duy trì cho bị sữa theo trọng lượng
Trọng lượng (kg)
100
150
200
250
300
350
400
450
500
550
600

ME /ngày
Theo Kcal
Theo MJ
4.060
17
5.255
22
6.449

27
7.404
31
8.598
36
9.554
40
10.748
45
11.703
49
12.898
54
14.092
59
15.047
63

TDN (kg/ngày)
1,2
1,5
1,9
2,2
2,5
2,8
3,1
3,4
3,8
4,1
4,4


Bảng 5. Nhu cầu năng lượng cho bò sữa mang thai theo tháng mang thai
Tháng mang thai
6 tháng
7 tháng
8 tháng
9 tháng

ME /ngày
Theo Kcal
Theo MJ
1.911
8
2.389
10
3.583
15
4.778
20

TDN (kg/ngày)
0,6
0,7
1,1
1,4

d. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất sữa
Năng lượng là yếu tố quan trọng nhất cho nhu cầu sản xuất sữa. Tùy theo
giai đoạn sản xuất sữa mà nhu cầu năng lượng sẽ cao hay thấp và ưu tiên cho
nhu cầu nào.

Tài liệu chăn ni bị sữa công nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

20


- Trong giai đoạn đầu cho sữa, năng lượng được ưu tiên cho sản xuất
sữa, nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ bò sẽ huy động năng lượng từ mỡ, cơ
bắp và làm cho bò gầy và bệnh biến dưỡng (ketosis,…).
- Trong giai đoạn giữa và cuối kỳ cho sữa, năng lượng được ưu tiên cho
quá trình mang thai và hồi phục cơ thể, nếu năng lượng cung cấp khơng đủ thì
bị sẽ ưu tiên cho nhu cầu duy trì và mang thai, do đó khả năng sản xuất sữa sẽ
giảm và không hồi phục trọng lượng cơ thể.
Nhu cầu năng lượng sản xuất sữa của bò sữa tùy thuộc vào thành phần
của sữa (béo, đạm). Đa số ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới và tại các trang
trại, hàm lượng đạm của sữa thường không được phân tích, do đó có thể sử dụng
cơng thức tính như sau:
Đạm sữa (%) = Vật chất khô không béo (SNF % Solid Non Fat) – 5,4
Nhu cầu năng lượng sản xuất 1 lít sữa với thành phần béo là 3,5%, đạm
3,2% được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất 1 lít sữa theo % béo
(và tỷ lệ đạm là 3,2%)

% Béo
3,0
3,5
4,0
4,5

Năng lượng TDN
(kg/lít sữa)

TDN
0,13
0,14
0,14
0,15

Năng lượng ME
Kcal
490
520
560
600

MJ
2,05
2,18
2,34
2,51

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của bị sữa:
 Tầm vóc bị và điểm thể trạng: tùy thuộc vào giống bị mà tầm vóc bị
sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau để hồi phục thể trạng.
 Nhiệt độ môi trường (stress nhiệt): các nghiên cứu cho thấy stress
nhiệt ảnh hưởng lên nhu cầu năng lượng của bò sữa và làm gia tăng nhu cầu này
trên 10%.
Bảng 7. Nhu cầu năng lượng cho tăng 1 kg trọng lượng theo giai đoạn cho sữa
Tháng mang thai
Giai đoạn cuối kỳ cho sữa
Giai đoạn cạn sữa


ME /ngày
Theo Kcal
Theo MJ
10.509
13.136

44
55

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

TDN (kg/ngày)
3,1
3,9

21


1.3. Nhu cầu đạm (Protein)
Nhu cầu đạm của bò sữa cũng tương tự như nhu cầu năng lượng, tùy
thuộc vào thể trọng, giai đoạn tăng trưởng, tình trạng sức khỏe, khả năng sản
xuất sữa và tình trạng mang thai… trong đó khả năng sản xuất sữa là yếu tố
quan trọng. Nhu cầu đạm cho duy trì các hoạt động của các nhóm bị được trình
bày ở bảng 8, 9, 10.
Để tính tốn nhu cầu đạm cho sữa, người ta thường áp dụng công thức:
Nhu cầu đạm sản xuất sữa = 63g đạm / kg sữa x Sản lượng sữa
Ngoài cách tham khảo nhu cầu đạm theo bảng tính cho sẵn như trình bày
ở bảng 8, 9, 10 người ta có thể áp dụng cơng thức tính tốn nhu cầu đạm cho
duy trì và sản xuất sữa theo cơng thức sau :
Nhu cầu đạm = (3,33 Trọng lượng + 1000) x 0,13 + 63 Sản lượng sữa quy chuẩn

Bảng 8. Nhu cầu đạm duy trì cho bê theo trọng lượng và mức tăng trọng
Trọng lượng
(kg)
29
34
38
43
47
52
56
68
90

Nhu cầu đạm (g/con/ngày)
Tăng trọng
Tăng trọng
450g/ngày
650g/ngày
153
221
158
221
162
225
162
230
167
230
167
234

171
239
176
243
180
257

Bảng 9. Nhu cầu đạm duy trì cho bị tơ theo trọng lượng và mức tăng trọng
Trọng lượng
(kg)
100
150
200
250
300
350

Nhu cầu đạm (g/con/ngày)
Tăng trọng
Tăng trọng
450g/ngày
650g/ngày
450
520
490
605
580
680
660
750

730
820
810
860

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

22


Bảng 10. Nhu cầu đạm duy trì cho bị sữa theo giai đoạn cho sữa, mang thai
và theo trọng lượng
Trọng lượng
405
450
495
540
585
630
675

Cho sữa
Đạm thơ (g/con/ngày)
319
340
360
381
401
419
438


Cạn sữa mang thai
Đạm thơ (g/con/ngày)
691
723
789
853
915
977
1.037

Ngồi việc tính tốn nhu cầu đạm cho bị sữa theo tỷ lệ đạm thơ, người ta
cịn đi sâu vào chi tiết để tính tốn nhu cầu đạm của bị sữa theo đạm phân giải
tại dạ cỏ và không phân giải tại dạ cỏ (by-pass protein).
1.4. Nhu cầu chất xơ
Xơ của thức ăn thơ xanh bao gồm cellulose, hemicelluloses và lignin. Bị
sữa cần chất xơ để duy trì hoạt động của dạ cỏ như nhai lại, co bóp của dạ cỏ, sự
tiết nước bọt để duy trì pH dạ cỏ… Chất lượng xơ tùy thuộc loại thực vật và giai
đoạn thu hoạch. Xơ là một dưỡng chất quan trọng trong khẩu phần của bò sữa.
Khẩu phần nghèo xơ giàu chất bột đường (thức ăn hạt) sẽ làm cho độ pH
dạ cỏ giảm (acid hoá) và gây bệnh acid dạ cỏ là bệnh biến dưỡng gây nhiều tác
hại và phổ biến trong điều kiện chăn ni bị sữa như nước ta.
1.5. Nhu cầu khống
Nhu cầu khống thiết yếu của bị sữa bao gồm nhóm khống đa lượng (số
lượng cần nhiều, thường tính bằng gram) và khống vi lượng (số lượng cần ít,
thường tính bằng mg hoặc ppm). Ngày nay, người ta có khuynh hướng áp dụng
phân loại chất khoáng theo chức năng sinh lý: nhóm khống tham gia cấu trúc
cơ thể (Canxi, Phospho), khống tham gia q trình điều hịa thẩm thấu, cân
bằng kiềm acid (Natri, Kali, Clorua, Magne) và nhóm khống tham gia cấu trúc
enzyme (Sắt, Đồng, Kẽm, Mangan, Cobalt, Selenium, Iod, Crome…).

Trong chăn ni bị sữa nhu cầu khống cho bị sữa đối với các chất
khoáng cũng bao gồm nhu cầu cho duy trì, mang thai, tăng trưởng và sản xuất
sữa. Nhu cầu này được điều chỉnh bằng hệ số hấp thu của khống chất đó.
(i) Canxi: Canxi (Ca) là chất khống quan trọng nhất đối với bị sữa. Ngồi
các vai trò quan trọng trong cấu trúc xương, cấu trúc màng tế bào của bò sữa,
tham gia các hoạt động biến dưỡng (hoạt hóa các enzyme), dẫn truyền xung
động thần kinh, Ca cịn được tiết khá nhiều trong sữa. Do đó nhu cầu của Ca đối
với bò sữa là rất cao và quan trọng.

Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long

23


(ii) Phospho (P): Phospho tham gia cấu trúc xương, cấu trúc các phần
mềm cơ thể (cơ), các hợp chất hữu cơ trong cơ thể (Phospholipid,
Phosphoprotein, các acid Nucleic…), tham gia thành phần các enzyme (các
enzyme tham gia chuyển hóa năng lượng như ATP), tham gia các hợp chất cân
bằng kiềm/acid trong các hệ đệm (H2PO4-, HPO- - )… Nhu cầu P của bò sữa cũng
khá cao nhưng thường được cung cấp khá đầy đủ vì các vi sinh vật dạ cỏ có khả
năng phân giải các dạng phytin (dạng phospho ở dạng acid phytic) trong các loại
thức ăn ngũ cốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta nhận thấy có sự
thiếu hụt Phospho (Hypophosphatemia) do các rối loạn biến dưỡng và đặc biệt
là vào giai đoạn cuối thai kỳ (nhu cầu của thai và của con mẹ) và giai đoạn mới
đẻ (do 1 lượng lớn P tiết vào sữa non). Sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến hiện tượng
bị cái bị liệt và khơng đứng lên được. Trường hợp này thường bị lầm với các
trường hợp hạ Ca, Mg và đường huyết (trong trường hợp nhiễm độc thai kỳ).
(iii) Magne (Mg): Magne (Mg) tham gia cấu trúc bộ xương (cấu tạo mạng
lưới chelate của xương để tích lũy Ca làm cho cấu trúc xương chắc chắn), phần
mềm và có các chức năng quan trọng khác như tham gia quá trình trao đổi năng

lượng cơ thể. (Mg và Ca có mối quan hệ mật thiết trong việc giữ cân bằng thần
kinh, nếu Ca dư sẽ ức chế Mg và ngược lại. Khẩu phần ăn dư thừa Ca sẽ ảnh
hưởng đến sự hấp thu Mg. Ghi nhớ là Mg không được dự trữ nhiều trong xương
mà chủ yếu hấp thu từ khẩu phần ăn cung cấp. Các nghiên cứu còn cho thấy các
trường hợp hạ Mg huyết vào cuối thai kỳ do năng lượng thức ăn ăn vào thiếu,
thiếu do pH dạ cỏ tăng (bò ăn quá dư thừa đạm làm cho lượng NH3 gia tăng) hay
pH dạ cỏ giảm (do bò ăn nhiều thức ăn tinh). Thiếu Mg thường gây hiện tượng
co giật.
(iv) Các ngun tố khống có chức năng cân bằng điện giải, áp suất
thẩm thấu: Các nguyên tố Natri (Sodium), Kali (Potassium) và Clorua (Chlor)
là ba nguyên tố có chức năng cân bằng áp suất thẩm thấu, điện giải, ổn định pH
của huyết tương và các mô bào và tạo chênh lệch điện thế ion/cation để dẫn
truyền xung động thần kinh trong các neuron thần kinh.
(v) Một số loại khoáng tham gia cấu trúc “enzyme, hormone” như:
Cobalt là khoáng nằm trong cấu trúc của Vitamin B12. Đối với bò sữa (và các
động vật nhai lại khác), các vi sinh vật dạ cỏ có thể sử dụng Cobalt vô cơ để
tổng hợp Vitamin B12; Iod (I): Iod là một khống vi lượng có vai trị quan
trọng. Iod tham gia cấu tạo hormone Thyroxine (của tuyến giám trạng) là
hormone có vai trị trong q trình trao đổi chất, q trình hơ hấp tỏa nhiệt của tế
bào. Thiếu Iod bị sẽ sinh trưởng kém, sinh sản kém, sức đề kháng kém; Đồng
(Cu): Đồng là thành phần của nhiều enzymes cytochrome oxidase có vai trị
trong việc dẫn truyền, trao đổi ion trong chuỗi men hô hấp tế bào; phát triển cấu
tạo màng bọc myelin cho tế bào thần kinh; đảm bảo cho việc phát triển bình
thường của bộ xương; thúc đẩy hấp thu Sắt (Fe) trong hệ thống tiêu hóa và giải
phóng sắt ra khỏi hệ thống tế bào lưới, tế bào nhu mô gan để đưa Fe theo máu
đến tủy tạo hồng cầu). Kẽm (Zn): Kẽm là một trong những loại khống vi lượng
đóng vai trị quan trọng trong biến dưỡng của bị sữa thơng qua việc tham gia
cấu trúc các loại enzyme tham gia các quá trình biến dưỡng Carbohydate, đạm,
Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long


24


chất béo, acid nucleic… Zn còn tham gia cấu trúc các hormone hoặc tham gia
quá trình tổng hợp các hormone. Zn là thành phần của thymosin một loại
hormone do tế bào tuyến ức tiết ra và có vai trị trong miễn dịch tế bào. Đặc biệt,
thiếu kẽm sẽ làm thay đổi quá trình tổng hợp Prostaglandin (ảnh hưởng đến sinh
sản), ảnh hưởng đến q trình tạo chất sừng móng. Thiếu kẽm bò sữa giảm
lượng thức ăn ăn vào, giảm tăng trưởng, sinh sản kém, cho sữa giảm, chân móng
yếu, khả năng đề kháng bệnh tật giảm, kém…

Hình 9. Biểu hiện của một bê thiếu đồng

1.6. Nhu cầu Vitamin
Vitamin được phân thành 2 nhóm Vitamin tan trong dầu (A, D, E và K)
và Vitamin tan trong nước (Vitamin nhóm B và C). Vitamin có vai trị quan
trọng trong hệ thống biến dưỡng của cơ thể bị vì nó tham gia cấu trúc nhóm
ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác có phản ứng sinh học để duy trì các
hoạt động bình thường của cơ thể. Đối với bò sữa, ngoại trừ Vitamin A và
Vitamin E, hầu như các loại Vitamin khác cơ thể bị sữa đều có thể tổng hợp
được như Vit D được tổng hợp ở da, Vit C được tổng hợp ở gan và thận, Vit
nhóm B và K được các vi sinh vật dạ cỏ và đường ruột tổng hợp. Ngồi trừ
trong các trường hợp bệnh lý thì hầu như không cần bổ sung các Vitamin này
trong khẩu phần.
1.7. Nhu cầu nước
Nước chiếm 60 - 70% trọng lượng cơ thể bò sữa. Nước cần thiết cho nhu
cầu duy trì và cân bằng thể dịch của cơ thể, tiêu hoá thức ăn, biến dưỡng các
chất dinh dưỡng, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô, bài tiết các độc
chất và chất thải, trao đổi thân nhiệt. Có thể nói nước là chất dinh dưỡng quan
Tài liệu chăn ni bị sữa cơng nghệ cao 2015 - Th.S Vương Ngọc Long


25


×