Tải bản đầy đủ (.pdf) (478 trang)

john đi tìm hùng - phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 478 trang )

nụ cười mỉm khi nói chuyện. Quốc
ngồi ăn im lặng, thỉnh thoảng xen
vào câu chuyện cố gắng đỡ lời cho
Ly. Tôi giữ nụ cười lâu đến nỗi mẹ
Quốc hỏi tôi sao cười nhiều vậy.
“Cười nhiều thì sẽ sống lâu cơ ạ”.
Tôi trả lời và nở nụ cười rộng hơn
chút nữa. Người mẹ ấy đã cười phá
lên.

Cùng Quốc và bạn ở Quảng Nam

Cha của Quốc có vẻ dễ tính hơn
nhưng vẫn khá bảo thủ. Chú ấy thắc
mắc tại sao Ly là con gái mà lại
sống xa nhà như thế. “Cháu quen


rồi. Cháu đi học xa nhà từ cấp ba và
cả đại học cũng vậy”, cơ ấy trả lời.
“Thế thì ai chăm sóc cha mẹ và các
em của cháu? Cuộc sống khơng chỉ
có sống cho bản thân mình đâu”,
cha Quốc nói tiếp. Cách Ly đối đáp
với cha của Quốc cũng không khá
hơn với mẹ Quốc là mấy, nhưng chú
ấy có vẻ dễ tính hơn nhiều. “Con gái
muốn tự lập là tốt, nhưng gia đình
cũng rất quan trọng”.
“Cháu khơng phải là đứa chỉ đi du
lịch cho vui”. Tôi cất tiếng, chớp lấy


cơ hội được nói chuyện với người
đàn ơng. Tơi thấy chú ngồi trong
phòng làm việc trong khi cả nhà


đang nghỉ trưa. “Từ nhỏ cháu đã rất
tự lập, cháu đã làm nhiều nghề và
tự quyết định mọi việc. Cháu nghĩ
để trở thành một người đàn ơng thì
cần phải học cách tự mình làm mọi
việc”.
Tơi mở lịng về q khứ của
mình, về cha mẹ tơi, về những khó
khăn và mọi điều đã giúp tôi trở
thành con người như ngày hôm nay.
“Quốc là một cậu bạn ngoan, thông
minh, cậu ấy sẽ biết làm thế nào là
đúng nếu chú cho cậu ấy cơ hội tự
quyết định”. Chú nhìn tơi chằm
chằm. Tơi đã nghĩ chú ấy sẽ qt
mắng, và nói rằng tơi q trẻ để


hiểu chuyện. Thay vào đó, chú ấy
gật đầu tỏ vẻ đồng ý.
“Chú muốn những điều tốt nhất
cho hai con trai của chú. Bọn trẻ
bây giờ hay lãng phí thời gian lang
thang khắp nơi chẳng biết làm gì
khác”.

Vấn đề bây giờ là Quốc mong
muốn được đi xuyên Việt sau khi đã
tốt nghiệp. Quốc có ước mơ viết
một cuốn sách về lịch sử và văn hóa
đa dạng của Việt Nam, để giữ gìn
những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ
mai sau. Tơi rất thích ý tưởng này
và ủng hộ cậu 100%. Cha mẹ cậu


lại nghĩ rằng Quốc nên tìm một việc
làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đảm
bảo. Lớn lên trong cái thời của sự
không chắc chắn và những nhọc
nhằn, con người ở đây ln tìm
kiếm sự đảm bảo hơn hết thảy mọi
thứ khác.
“Chú biết con trai chú muốn làm
gì, nhưng chú khơng muốn nó mạo
hiểm cả tương lai của nó. Nó cần
phải tìm một công việc ổn định và
đảm bảo được một cuộc sống tốt”.
Cha Quốc nói với tơi.
“Cháu rất q con trai của chú.
Quốc không giống nhiều bạn trẻ


khác mà cháu đã gặp. Cháu nghĩ
nếu chú cho Quốc một cơ hội, chú
sẽ thấy. Hãy cho cậu ấy sự tự do

mà cậu ấy cần. Đi nhiều nơi sẽ giúp
cậu ấy mở mang đầu óc và chuẩn bị
cho tương lai”.
“Nếu khơng phải thế thì chú đi
tìm cháu và xử lí nhé”. Cha Quốc
đùa.
Từ lúc đó, cha mẹ Quốc trở nên
cởi mở và thân tình hơn đối với
chúng tơi. Chúng tơi cười đùa trong
bữa tối, vừa ăn vừa uống bia. Mẹ
Quốc khơng nhịn nổi cười mỗi khi
nhìn tơi. “Cháu cười kì quá. Ai lại


cười như vậy chứ”. Cơ ấy vừa nói
với tơi vừa cười. Người phụ nữ vẫn
khá đanh đá nhưng cô ấy khơng có
ý gì xấu. Gia đình của Quốc bắt đầu
u quý tôi.
Ngày hôm sau mưa lớn khiến tôi
phải ở thêm một ngày nữa. “Cứ ở
lại đến khi nào cũng được”, mẹ
Quốc nói. Tơi chắc chắn rằng nếu là
ngày hơm qua thì cơ ấy đã khơng
nói như vậy. Ly vì có việc nên phải
quay về Đà Nẵng sớm. Quốc, Kì –
cậu em trai bụ bẫm của Quốc và tôi
giành cả ngày để đi xung quanh và
thưởng thức các món ăn của Quảng
Nam, hay là Quảng Nôm như người



dân địa phương ở đây nói. Tơi được
thử bánh đập, ốc hút và con ốc to
cỡ quả bóng bàn được luộc với nước
mắm trong một cái nồi.
Sau bữa tối hôm đó, tơi sắp xếp
đồ để rời đi vào ngày hơm sau. Tơi
đang dọn đồ thì mẹ Quốc gọi tơi ra
phịng khách. “Cơ rất vui vì cháu đã
ở đây. Lần sau tới Quảng Nam thì
phải quay lại thăm nhà cơ nghe
khơng? Cơ chú chúc cháu may
mắn”, cơ nói và đưa cho tơi một
chiếc quạt.
Trên chiếc quạt in hai dịng chữ:
“Đường đời chật hẹp người chen lấn


– Lối đạo thênh thang hiếm kẻ tìm”.
“Phịng khi cháu bị nóng”. Cơ vừa
nói vừa cười. Kì, em trai của Quốc,
đã trở nên khá thân với tôi, cũng
tặng tôi một món q. Một chiếc
vịng đeo tay có thể phát sáng
trong đêm được một nhà sư kết lại.
Chiếc vòng tay khá nhỏ nhưng tơi
thực sự cảm động bởi tình cảm của
cậu bé. Quốc nói với tơi đó là chiếc
vịng u thích của Kì. Cha của

Quốc hỏi tơi có cần tiền khơng
nhưng tôi cẩn thận từ chối. Lại một
lần nữa, khi tôi bắt đầu cảm thấy
thân quen với một nơi lại là lúc tôi
phải đi tiếp.


Sáng sớm hôm sau, sau bữa sáng
là phở, Quốc và tơi lái xe ra phía bờ
biển. Một bên là biển và một bên là
sông Trường Giang. Chúng tôi lái xe
một đoạn cho tới khi đến được một
bến phà. “Phà sẽ đưa anh sang bên
kia sơng, từ đó anh cứ đi theo
đường quốc lộ. Cảm ơn anh rất
nhiều vì đã đến thăm gia đình em.
Mọi người q anh lắm. Có lẽ ngày
nào đó em cũng sẽ được đi xuyên
Việt như anh”. Quốc và tơi tặng
nhau vịng tay, ơm tạm biệt, và rồi
tôi lên chiếc phà nhỏ.
Năm phút sau, chúng tôi sang tới
bên kia sơng. Chỉ có một vài người


trên chuyến phà, phần lớn đều có
xe máy. Khơng ai hỏi tôi hay đề
nghị cho tôi đi nhờ xe. Mọi người có
vẻ e ngại người lạ. Tơi đi bộ dọc
con đường hẹp, được đón chào bởi

những chú chó đang sủa ầm ĩ. Tơi
thấy tim mình đang đập nhanh hơn.
“Bình tĩnh”, tơi tự nhủ, “Chó có thể
cảm nhận sự sợ hãi”.
Khi cịn nhỏ, tơi từng bị một con
chó đuổi về tới tận nhà. Tơi chưa
bao giờ bị chó cắn, nhưng nỗi sợ đó
cứ bám lấy tơi. Những tiếng sủa
ln khiến tim tơi đập nhanh. Đi
qua hết các nhà, tiếng chó sủa cuối
cùng cũng dừng lại. Vấn đề là ở


vùng nơng thơn, nhà nào cũng có ít
nhất một chú chó. Có lẽ là do tơi
tưởng tượng, nhưng lũ chó nhìn
càng ngày càng to hơn. Giờ thì tơi
hối hận là đã thử món thịt chó, vì
nghe nói chó có thể biết nếu ta đã
ăn bạn của chúng.
Một tiếng đồng hồ như vậy trôi
qua cho tới khi tôi dừng chân tại
một quán nước nhỏ. Hai người đàn
ông lớn tuổi đang uống rượu khá
ầm ĩ. Tôi hỏi bà chủ cửa hàng cho
tôi ngồi nghỉ nhờ một chút. Tơi
khơng nghĩ là có nhiều khách du lịch
đi qua vùng này. Người đàn ông lớn
tuổi hơn ở bàn gần đó hét lớn về



phía tơi. “Cậu đang làm gì ở đây?”,
rõ ràng là ông ấy đang say.
“Cháu chỉ đi ngang qua thôi.
Cháu đang đi từ Hà Nội vào Sài
Gịn”. Tơi trả lời.
Có vẻ như giới thiệu như vậy
chưa đủ, tơi nói thêm rằng tơi làm
việc cho đài truyền hình, và đó là
một sai lầm.
“Nhà báo nói láo ăn tiền”, ơng
qt lớn. Ơng nói nhiều nhà báo
từng đến đây viết nhiều bài bịa đặt.
Tôi cố bảo vệ bản thân và chứng
minh rằng tôi không làm việc trong


ngành truyền thông nữa. “Cháu là
người Mĩ gốc Việt. Cháu chỉ đi xun
Việt để hiểu hơn về Việt Nam thơi”.
Có vẻ như tình hình đã dịu bớt
nhưng có vẻ như người đàn ơng vẫn
có ấn tượng tơi là một nhà báo.
“Tôi sẽ cho cậu biết sự thực về Việt
Nam. Cậu đến nhà tôi ăn trưa rồi tôi
cho cậu biết sự thật”, người đàn
ơng là ngà nói. Đó là chú Tiến, một
người đánh cá thất nghiệp, nổi
tiếng nát rượu trong vùng. Chú nhìn
chừng hơn năm mươi tuổi, với mái

tóc xám và khn mặt dài nhiều
nếp nhăn. Chú ấy có vóc người gầy
và khá cao. Chú Tiến dốc chai rượu


uống thêm vài ngụm trước khi ra
hiệu cho tôi đi theo.
Tôi miễn cưỡng nhảy lên sau xe
chú. Chiếc xe đi nghiêng ngả trên
đường. Chú Tiến sống cùng vợ và
con trai. Khi chúng tơi đi vào nhà,
người vợ ném ánh nhìn giận dữ vào
chú như thể nói “Lại say rồi, ơng
đưa đứa của nợ nào về nhà thế
này?”. Chú Tiến giới thiệu tôi với vợ
nhưng cô này tỏ ra khá lạnh lùng.
Bữa trưa khơng có gì nhiều ngồi
vài miếng cá và một chút rau được
bỏ vào nước làm canh. Tôi ăn một
tí, cố ý nhường cho cậu con trai với
thân hình gầy guộc cần nhiều thức


ăn hơn tơi.
Sau bữa trưa, chú Tiến nói muốn
đưa tơi đi đâu đó. Bỏ ngồi tai
người vợ khăng khăng muốn chú đi
ngủ cho giã rượu, chú vẫn đi. Tôi
hơi chần chừ với ý nghĩ đi mà bỏ lại
đồ đạc ở đó, nhưng rồi tơi vẫn cứ đi.

Chúng tơi chạy xe xuống phía biển,
nhà của em trai chú Tiến nằm ngay
sát biển. Chúng tôi đỗ xe và đi
xuống bờ biển. “Dậy đi”, chú Tiến
đánh thức người đàn ông đang nằm
trên chiếc võng. “Dậy. Cùng đi
thơi”, chú nói với người đàn ơng.
Người đàn ơng trẻ hơn lầm bầm
điều gì đó và quay người tiếp tục


ngủ.
Tôi đi theo chú Tiến đi xuống dọc
bờ biển. Đi được một đoạn đã thấy
cát được thay thế bởi các tảng đá.
“Đây là mũi An Hòa, nơi đẹp nhất ở
Việt Nam”, chú nói. Tơi lo chú Tiến
loạng choạng sẽ ngã xuống biển và
bị cuốn đi mất. Nhưng mặc dù đã
khá say như vậy, chú vẫn tỏ ra khá
duyên dáng và thành thạo. Chúng
tơi vơ tình gặp một gia đình đang
ngồi nghỉ giữa những phiến đá. Họ
gồm một người đàn ông, vợ của chú
ấy, một cô gái hai mươi mốt tuổi,
một cậu bé mười hai tuổi cùng hai
người phụ nữ già dặn.


Người đàn ơng nhìn tầm tuổi chú

Tiến giới thiệu rằng họ tới từ Hà
Nam, nơi tôi vừa ghé thăm. “Tuyệt.
Theo tơi, đi thám hiểm chút nào”,
chú Tiến nói với gia đình này. Họ đi
theo thật. Đúng là chỉ có ở Việt
Nam mới như vậy, tôi thầm nghĩ.
Chúng tôi trèo qua các tảng đá
lớn. Giầy và quần của tôi đều bị ướt
khi chúng tôi phải băng qua một vài
chỗ nước cao. Có những chỗ chúng
tơi cịn phải bị cả bằng tay và đầu
gối. Tơi đi tụt lại phía sau để giúp
hai người phụ nữ có tuổi.
“Thấy con nhỏ kia khơng?”, một


trong hai người phụ nữ hỏi tơi. Tơi
gật đầu, nhìn về phía cơ gái trẻ
đang lúng túng.
“Cháu của cơ đó, vừa mới tốt
nghiệp đại học, thông minh lắm.
Nếu mà cháu chưa có vợ, cơ giới
thiệu cho”, cơ vừa cười vừa nói.
Cuối cùng chúng tơi cũng tìm
được đường quay lại chỗ chiếc xe
máy và lái xe về. Tôi mệt rã rời
nhưng chú Tiến vẫn có vẻ tràn đầy
năng lượng. Nghỉ ngơi uống trà một
lúc, chúng tôi lại lên đường đi thăm
thị trấn. Chúng tơi ghé thăm gia

đình vợ của chú Tiến. Chú Tiến nói


người nhà mang ra cho chúng tôi
hai quả dừa ngọt lịm. Rồi hai chúng
tôi đi bộ tới một nhà họ hàng khác.
Ngồi ngoài hiên nhà là hai phụ nữ
và một người đàn ông lớn tuổi đang
ăn dưa hấu.
“Chào con. Lâu rồi chưa gặp. Dạo
này lớn quá”, người phụ nữ mập
mạp nhìn tơi và nói. Có vẻ có rất
nhiều phụ nữ đậm đà, khỏe mạnh ở
ngơi làng này. Tơi nhìn bà bối rối.
“Mắt bà bị làm sao thế. Khơng phải
nó đâu, thằng kia mập và xấu kìa”.
Chú Tiến nói lớn và cười với người
phụ nữ lớn tuổi. Bà nhầm tôi với
một đứa cháu họ nào đó, một người


mập và xấu như chú Tiến nói. Tơi
thì thấy vui vì hóa ra đến lúc này thì
cũng đã có người nghĩ tơi nhìn
giống người Việt Nam sau rất nhiều
lần người ta tưởng tôi là người Hàn
Quốc, Nhật Bản, Philippin, hay bất
cứ người châu Á nào khác chứ
không phải Việt Nam.
Lần này tôi được mời uống nước

cam, cắn hạt dưa và ăn mứt dừa.
Chú Tiến như nhảy vồ lấy chai rượu.
Không khí được hâm nóng bởi sự
xuất hiện của một người đàn ông
nữa. Chú này khoảng bốn, năm
chục tuổi với mái tóc gần hói hết với
vài sợi dài chạy quanh đầu như râu.


Chú này tự giới thiệu mình là Minh,
một nhà thơ nổi tiếng và một thầy
cúng chuyên chủ trì các đám tang.
Chú Minh rất ồn ào, thô lỗ và hay
tự khen bản thân. Chú này có nhiều
từ nghe rất hay, nhưng từ nào khi
nói ra cũng là về bản thân mình.
Sau một vài chén rượu, hai người
đàn ông bắt đầu cãi cọ xem ai uống
được nhiều hơn.
“Hôm nay tôi đi một đám tang và
uống nhiều bia với rượu quá”. Chú
Minh khoe.
“Tôi vừa uống hết hai chai rượu


với bạn chiều nay, đúng không
cháu!?”, chú Tiến quay sang chờ tơi
xác nhận.
“Ồi, dù sao thì tơi cũng uống
được nhiều hơn ơng. Tơi cịn bắt cá

lành nghề hơn nữa”.
“Ơng là ông già say rượu, làm
sao bắt cá được. Đi. Tôi chỉ cho ông
bắt cá là thế nào”.
Cuộc tranh luận dẫn tới chuyến đi
bất ngờ ra bờ biển. Không bị làm
phiền bởi bàn tay con người, bãi
biển có một vẻ đẹp tự nhiên hoang
sơ. Những hàng cây bao quanh bờ


biển như những lính gác đang canh
giữ một bí mật nào đó. Những đám
mây đen hiện ra lờ mờ trên bầu trời
càng khiến khung cảnh trở nên
huyền bí và có phần lãng mạn. Tôi
đã từng đến nhiều bãi biển ở Việt
Nam, từ Đà Nẵng tới Phú Quốc.
Nhưng đứng trước sự mênh mông
của đại dương ở đây, nơi này lập
tức trở thành bờ biển u thích của
tơi.
Bãi biển trải dài khoảng vài
kilơmét về cả hai phía, hầu như
khơng một bóng người ngoại trừ
bóng dáng một cậu thiếu niên ở
đằng xa. Cậu bé đang cào nghêu


trong bùn. Làn nước dưới chân tôi

mát rượi. Tôi cởi áo và cảm nhận
được làn gió ấm áp đang thổi qua
cơ thể mình. Hai người đàn ơng rảo
bước phía trước đi về phía những
con sóng, tơi theo sát phía sau.
Khơng biết có phải vì sự thanh bình
của cảnh vật hay tại cả hai người đã
quên, cuộc thách đấu đã bị qn
lãng.
Nhưng hịa bình khơng tồn tại
được lâu. Đi khỏi bãi biển thanh
bình, hai người đàn ơng lại tiếp tục
tranh cãi. Chú Minh khoe khoang về
khoản thu nhập 15.000.000 đồng
một tháng của mình, trong khi chú


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×