Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THÚY QUỲNH

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MƠ HÌNH TRỒNG RỪNG XOAN ĐÀO
(Pygeum arboreum Endl.) Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THÚY QUỲNH
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MƠ HÌNH TRỒNG RỪNG XOAN
ĐÀO (Pygeum arboreum Endl.) Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. HOÀNG VĂN THẮNG
2. TS. NGUYỄN THANH TIẾN

THÁI NGUYÊN, 2021


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái nguyên, ngày 5 tháng 1 năm 2021
HỌC VIÊN

Hà Thúy Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên
theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học, khoá 26
(2018 - 2020). Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học và
các thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp
này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Văn Thắng và
TS. Nguyễn Thanh Tiến, với tư cách là những người hướng dẫn khoa học, đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chủ nhiệm và nhóm thực hiện
đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng
rừng thâm canh Xoan đào (Pygeum arboreum Endl.) cung cấp gỗ lớn ở vùng
Đông Bắc và Tây Bắc” đã tạo điều kiện cho tác giả được tham gia, kế thừa các
số liệu của đề tài để thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai

đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn
bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cam đoan các sớ liệu thu thập, kết quả nghiên cứu tính toán, các
thơng tin trích dẫn trên luận văn đều được chỉ dẫn có nguồn gốc.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2021
Tác giả

Hà Thúy Quỳnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................. 5

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ........................... 5

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................ 8
1.2.1. Tên gọi, phân loại............................................................................ 8
1.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái, phân bớ, sinh thái .................................. 8
1.2.3. Biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng .................................... 12
1.2.4. Giá trị sử dụng ............................................................................... 19
1.3. Nhận xét chung ................................................................................ 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 22

2.1. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu.................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 22
2.1.2. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 23
2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận .......................................................... 23
2.3.2. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu ............................................ 24
2.3.3. Phương pháp thu thập sớ liệu ngồi hiện trường .......................... 25
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý sớ liệu ........................................ 26


iv

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29

3.1. Tổng kết các loại mơ hình trồng rừng Xoan đào hiện có ở các tỉnh
phía Bắc ........................................................................................... 29
3.2. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào ở các tỉnh phía
Bắc ........................................................................................................... 32
3.3. Đánh giá sinh trưởng và năng suất của mơ hình rừng trồng Xoan đào
ở các tỉnh phía Bắc .......................................................................... 36
3.4. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại cây Xoan đào trong các mô hình rừng

trồng ở các tỉnh phía Bắc ................................................................ 47
3.5. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào cung cấp gỗ lớn ... 52
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ............................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 56
PHỤ LỤC ................................................................................................ 61


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
X

Trung bình mẫu của nhân tố điều tra

CPTTP

Hiệp định toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

D0 (cm)

Đường kính gớc (m)

D1.3 (cm)

Đường kính ngang ngực tại vị trí 1.3m


Dt (m)

Đường kính tán (m)

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu - Việt Nam

F

Hệ số độ thon của lâm phần

G

Tiết diện ngang trung bình của lâm phần

Hvn (m)

Chiều cao vút ngọn (m)

M

Trữ lượng gỗ (m3/ha)

MH

Mơ hình

N


Mật độ hiện tại của lâm phần

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát nơng thơn

OTC

Ơ tiêu chuẩn

Pkv

Tỷ lệ cây bị sâu bệnh trung bình cho khu vực điều tra

Potc

Tỷ lệ cây bị sâu bệnh trên ô tiêu chuẩn

Potci

Tỷ lệ bị bệnh bình quân trong ô tiêu chuẩn thứ i

Rkv

Cấp sâu bệnh bình quân của khu vực điều tra

Rotc

Cấp sâu bệnh bình quân trong ô tiêu chuẩn


S%

Hệ số biến động của nhân tố điều tra

Sx

Sai tiêu chuẩn của nhân tố điều tra

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLS

Tỷ lệ sống (%)

TTKHLN

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp

VQG

Vườn Quốc gia

Wbh

Độ ẩm bão hòa (%)

Wtb


Độ ẩm thăng bằng (%)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1:

Năng suất của các mơ hình rừng trồng Xoan đào hỗn loài ở
các địa phương .................................................................. 43

Bảng 3.2:

Sinh trưởng của Xoan đào theo tuổi trong các mơ hình rừng
trồng ở các tỉnh phía Bắc .................................................. 46


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:

Hình thái vỏ, thân cây Xoan đào ........................................ 9

Hình 1.2.

Hình thái mặt trên, mặt dưới và lá non cây Xoan đào ........ 9

Hình 1.3.


Hình thái nụ và hoa Xoan đào .......................................... 10

Hình 1.4:

Hình thái quả non, quả trưởng thành và quả già Xoan
đào ..................................................................................... 10

Hình 2.1.

Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài .............................. 24

Hình 3.1:

Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài trong MH9 sau 11 năm
trồng tại Hữu Lũng, Lạng Sơn ............................................. 38

Hình 3.2:

Biểu đồ so sánh tỷ lệ sớng của Xoan đào trong các MH rừng
trồng theo tuổi ở các địa phương ...................................... 38

Hình 3.3:

Xoan đào trồng thuần lồi 2 tuổi tại Văn Bàn, Lào Cai
(MH1) ................................................................................ 40

Hình 3.4:

Xoan đào trồng thuần loài 27 tuổi tại VQG Cúc Phương

(MH3) ................................................................................ 40

Hình 3.5:

Biểu đồ so sánh sinh trưởng D1.3 của các lồi cây trồng 11
tuổi trong MH12 ............................................................... 42

Hình 3.6:

Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn của các loài cây trồng 11
tuổi trong MH12 ............................................................... 42

Hình 3.7:

Xoan đào nằm dưới tán keo lai trong rừng trồng hỗn loài 10
tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (MH8) ................................ 42

Hình 3.8:

Dẻ cau nằm dưới tán Xoan đào trong rừng trồng hỗn loài 11
tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (MH11) .............................. 42

Hình 3.9:

Xoan đào trồng hỗn loài theo cây trên hàng với Re gừng và
Lim xanh 11 tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (MH9) .......... 44

Hình 3.10:

Xoan đào trồng hỗn lồi theo hàng với Re gừng, Dẻ đỏ và

Kháo vàng 12 tuổi tại Trấn Yên, Yên Bái (MH13) .......... 44


viii

Hình 3.11:

Xoan đào trồng hỗn lồi theo hàng với Re gừng 13 tuổi tại
Cầu Hai, Phú Thọ (MH14) ............................................... 44

Hình 3.12:

Xoan đào trồng làm giàu rừng theo rạch 19 tuổi tại Cầu Hai,
Phú Thọ (MH15)............................................................... 45

Hình 3.13:

Xoan đào trồng làm giàu rừng theo rạch 19 tuổi tại Cầu Hai,
Phú Thọ (MH15)............................................................... 45

Hình 3.14.

Biểu đồ so sánh sinh trưởng tương đới về D1.3 của Xoan đào
theo tuổi ở các địa phương................................................ 47

Hình 3.15.

Biểu đồ so sánh sinh trưởng tương đới về Hvn của Xoan đào
theo tuổi ở các địa phương................................................ 47


Hình 3.16:

Sâu róm ăn lá Xoan đào trên rừng trồng........................... 51

Hình 3.17:

Sâu bó củi hại Xoan đào trên rừng trồng .......................... 51

Hình 3.18:

Xoan đào bị sâu đục thân .................................................. 51

Hình 3.19:

Xoan đào bị sâu ăn lá ........................................................ 51

Hình 3.20:

Xoan đào bị mối ăn thân ................................................... 51


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trong đó chú trọng sử dụng các
loài cây bản địa mọc nhanh ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách đặt ra trong
giai đoạn hiện nay. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp tổng giá trị xuất
khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 đạt 11,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt
10,5 tỷ USD. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới và thứ 2 của Châu Á về

giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản. Sản phẩm đồ gỗ của nước ta hiện có mặt tại
hơn 140 Quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chính như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đạt 9,71 tỷ USD, chiếm 86,5% giá trị xuất khẩu.
Việt Nam hiện tham gia nhiều hiệp định thương mại như Hiệp định toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), FTA Việt Nam - EU (EVFTA),…
nên tiềm năng về thị trường là rất lớn. Mục tiêu đặt ra của ngành lâm nghiệp
nước ta tới năm 2025 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 25 tỷ USD.
Tuy nhiên, bài toán nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến đồ gỗ đang là rảo
cản rất lớn để đạt mục tiêu này Chỉ tính riêng năm 2019, Việt Nam phải nhập
khẩu 2,5 tỷ USD gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến đồ gỗ, chiếm 22,32%
tổng giá trị xuất khẩu.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách liên
quan tới phát triển rừng trồng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa có thể kể tới
như: Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006
- 2020; Quyết định số 78/2008/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về Phê duyệt
Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Quyết định
1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; Quyết định 38/2016/QĐTTg về việc ban hành một sớ chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ
trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đới với các cơng ty nơng, lâm


2

nghiệp; Luật Lâm nghiệp số: 16/2017/QH14; Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16
tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 30/2018/TTBNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính, cơng nhận
giớng và giớng; quản lý vật liệu giớng cây trồng lâm nghiệp chính; Thơng tư
29/2018-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn về việc quy định về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; Chỉ thị
08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một sớ nhiệm vụ, giải
pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Các văn bản này đã xác định các loài cây bản địa
khuyến khích trồng, biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng, nguồn kinh phí và
mức hỗ trợ, phát triển cơ sở chế biến gỗ,... Tuy nhiên hiệu quả thực tiễn đạt
được không cao do chu kỳ kinh doanh cây bản địa dài, rủi do lớn, mức hỗ trợ
thấp, và đặc biệt là thiếu các mô hình trình diễn tham quan học tập,...
Xoan đào là loài cây bản địa, gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, có biên độ sinh
thái rộng. Cây có phân bớ từ các tỉnh phía Tây Bắc, Đơng Bắc, Trung tâm đến
các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của nước ta. Gỗ Xoan đào cứng chắc và
có vân thớ đẹp nên được thị trường rất ưa chuộng để làm gỗ xẻ. Trong giai đoạn
từ năm 1990 đến nay đã có nhiều mô hình trồng rừng bằng cây Xoan đào với
gần 1.158 ha rừng trồng Xoan đào ở các vùng sinh thái (Tổng Cục Lâm nghiệp,
2015). Xoan đào là một trong số loài cây được đánh giá là có triển vọng để phát
triển cây gỗ lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn cịn một sớ tồn tại
đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo hướng cung cấp gỗ lớn như
tiêu chuẩn cây trồng, lập địa trồng phù hợp, mật độ trồng, phương thức trồng,...
Do chưa xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng phù hợp nên dẫn đến nhiều
mô hình trồng Xoan đào đã khơng thành cơng. Chính vì vậy, việc điều tra, đánh


3

giá lại các mô hình này là rất cần thiết nhằm rút ra được những thành công, hạn
chế về mặt kỹ thuật, xác định mô hình có triển vọng để nhân rộng vào sản xuất.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá một số mơ hình trồng
rừng Xoan đào (Pygeum arboreum Endl.) ở các tỉnh phía Bắc” được thực
hiện là cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát:
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học phục vụ phát triển rừng trồng kinh doanh
gỗ lớn bằng cây Xoan đào ở một số tỉnh phía Bắc.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng các mơ hình rừng trồng Xoan đào cung cấp
gỗ lớn ở các tỉnh phía Bắc.
- Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào kinh doanh
gỗ lớn ở một sớ tỉnh phía Bắc.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa về khoa học
Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã được học và thực tiễn, củng cố kiến
thức cơ sở cũng như chuyên ngành để sau này có điều kiện tốt hơn phục vụ
công tác phát triển ngành Lâm nghiệp.
Tạo điều kiện cho học viên được tiếp xúc, học tập phương pháp
nghiên cứu khoa học.
Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về nghiên cứu chuyên sâu đánh
giá được tính hiệu quả về kinh tế từ các mô hình trồng rừng Xoan đào.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để phục vụ phát triển rừng trồng
kinh doanh gỗ lớn bằng cây Xoan đào ở một sớ tỉnh phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa về thực tiễn


4

Đánh giá được thực trạng các mô hình trồng rừng Xoan đào cung cấp
gỗ lớn tại các tỉnh phía Bắc, xác định được các mô hình triển vọng, từ đó
đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào kinh doanh gỗ lớn ở một
sớ tỉnh phía Bắc.



5

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới các nghiên cứu về cây Xoan đào cịn rất ít. Các nghiên cứu
đã có chủ yếu tập trung về phân loại, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái và
phân bố của loài Xoan đào.
Xoan đào được Carolo Mueller Berol phát hiện lần đầu tiên vào năm
1858 và được đặt tên khoa học là Pygeum arboreum Müll.Berol. Pygeum có ý
nghĩa là một loại thuốc được bào chế từ vỏ của Xoan đào và trong thời kỳ này
được sử dụng để chữa các căn bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến và đường tiết
niệu. Tuy nhiên, đến năm 1965, Kalkman sau khi nghiên cứu về đặc điểm hình
thái của loài cây này, so sánh với bản mô tả năm 1858 đã nhận thấy các đặc
điểm mô về hình thái của loài Pygeum arboreum Müll.Berol. trùng khớp với
các đặc điểm về hình thái của các loài trong chi Prunus và ông công bố lại trên
tạp chí Blume năm 1965 với tên khoa học là Prunus arborea (Blume) Kalkman.
Hiện nay theo Plantlist.org (một website có uy tín về hệ thớng phân loại cũng
như sắp xếp lại tên khoa học của các loài thực vật trên thế giới), tên khoa học
được sử dụng cho Xoan đào là Prunus arborea (Blume) Kalkman, các tên còn
lại như Pygeum arboreum Müll.Berol. được coi là tên đồng nghĩa
( Theo Blumea (1965),
Xoan Đào có một số tên khoa học khác nhau như Digaster sumatranus Miq.,
Polydontia arborea Blume, Pygeum arboreum Blume, Pygeum blumei Teijsm.
& Binn và tên được dùng phổ biến nhất là Pygeum arboreum. Ian Michael
Cohen (2011) đã nghiên cứu sử dụng mã vạch ADN để phân biệt các loài thuộc
chi Prunus, tác giả đã sử dụng 5 vùng gen nhân và lục lạp (trnH-psbA, trnLtrnL-trnF, trnS-trnG-trnG, matK và rbcL) để xác định mức độ phân biệt giữa
các loài cho từng vùng gen này. Trong 5 vùng gen kể trên, vùng gen matK và



6

rbcL có thể phân biệt trên 50% các loài thuộc chi Prunus, còn vùng gen trnHpsbA được đánh giá là vùng gen có triển vọng để phân biệt các loài trong chi
này.
Về đặc điểm hình thái, Xoan đào là cây gỗ lớn, có thể cao tới 30 m và đường
kính đạt tới 80cm khi trưởng thành, thân trịn thẳng, gớc ít khi có bạnh vè (Lim và
Gan 2009; Lá đơn
mọc cách có lá kèm nhỏ (dài khoảng 5 mm) và thường sớm rụng. Lá chính có
chiều dài 5-15 cm và bề rộng 2-7 cm, có lớp lông mọc phía dưới lá màu hơi bạc,
đơi khí có tún mật gần phía dưới ćng lá. Hoa nhỏ, có đường kính khoảng 8
mm, có màu pha trộn giữa trắng-vàng-hồng và mọc thành cụm. Quả hạch có
đường kính khoảng 4-8 mm, màu pha chộn xanh-đỏ-đen (Flora of Thailand 19972002).
Xoan đào là cây rụng lá, vỏ nứt dọc và bong mảng, có thân hình trụ, thẳng,
vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, giác gỗ màu trắng. Cành non được bao phủ bởi lông
mịn dày đặc màu nâu, lá đơn nguyên hình trứng hoặc elip rộng 2-7 cm, dài khoảng
5-15 cm, 2 mặt lá đều có lông. Hoa chùm màu vàng trắng mọc ở nách lá hình
chuông chia làm nhiều thùy. Quả hạch, hình cầu, có lơng, đường kính khoảng 0,5
cm màu xanh lá cây, khi chín có màu nâu đỏ hoặc đen. Cây thường phân bố trong
rừng ẩm thường xanh ở độ cao từ 200-500m ở các nước Trung Quốc, Ấn độ,
Pakistan, Chi lê, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Cam Pu Chia và Lào (Kalkman,
1998,

/>
o/viewtropical.php?id=Prunus+arbore,
/>Theo Kalnkman (1998), Xoan đào phân bố chủ yếu trên núi đất, ở các vùng
rừng nguyên sinh, ít bị tác động có thể hỗn giao với các loài cây họ dầu và phân
bố từ độ cao 200 m tới 3000 m so với mực nước biển. Loài này phân bố trong
rừng tự nhiên thường xanh, rừng mưa ẩm, chủ yếu ở trên sườn và đỉnh, đôi khi
cũng gặp phân bố dọc cá sông suối, trên đất cát. Trong rừng thứ sinh thường phát



7

hiện Xoan đào phân bố tại các khu rừng tự nhiên cịn sót lại, ít bị tác động
( />
o/viewtropical.php?id=

Prunus+arborea).
Theo Bibian Michael Diway và Paul P.K. Chai (2004) trong cơng trình
nghiên cứu thực vật tại Vườn quốc gia Batang Al, tỉnh Sarawak, Malaysia đã
cho thấy loài Xoan đào thường tồn tại trong các rừng già thứ sinh, các kiểu rừng
này thường có độ tuổi xấp xỉ 40 năm, cấu trúc thường có 3 tầng, trong đó Xoan
đào thường xuất hiện trong tầng cao nhất với chiều cao trung bình khoảng 30m
và mọc cùng với các loài như Koopassia malaccensis, Cratoxylum arborescens,
Baccaurea hookeri…
Gỗ Xoan đào có màu hồng đến nâu đỏ, được dùng rộng rãi trong xây
dựng và làm đồ gia dụng. Xoan đào cũng được cho là cây có khả năng trồng
cảnh quan (Lim và Gan 2009). Trong lá, hạt và vỏ Xoan đào chứa chất có vị
đắng. Chất này được cho là có tác dụng đối với cải thiện hộ hấp và tiêu hóa và
chống bệnh ung thư nhưng nếu dùng quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng (Wiart, 2006). Hoạt chất phytosterol chiết xuất từ Xoan đào có công hiệu
tốt trong điều trị bệnh tiền liệt tuyến (Hyde và cộng sự, 1997).
Trong nghiên cứu về phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại Indonesia,
Soedjito (2015) đã chỉ ra rằng Xoan đào đóng vai trị quan trọng đới với tái sinh
và phục hồi rừng. Do Xoan đào là cây ưa sáng, dễ tái sinh tự nhiên nên Xoan đào
có mật độ cao nhất với hệ số tổ thành loài IV = 27%. Mặc dù theo thời gian phục
hồi, mật độ Xoan đào có giảm đi nhưng vẫn có giá trị IV% cao nhất sau khi rừng
phục hồi 30 năm. Điều này cho thấy Xoan đào có tiềm năng lớn trong công tác
phục hồi rừng.

Các nghiên cứu khác về chọn giống, nhân giống và kỹ thuật trồng loài
cây Xoan đào trên thế giới gần như chưa được quan tâm. Theo Flora in Thailand
và Useful Tropical Plants Database, Xoan đào thường được nhân giống bằng
hạt.


8

Mặc dù đã tìm kiếm các tài liệu về cây Xoan đào trên mạng internet và từ
thư viện của các Viện nghiên cứu và các Trường đại học ở một số nước trên thế
giới như Úc, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, … nhưng không có nhiều tài liệu nghiên
cứu về loài cây này. Như vậy có thể thấy rằng, đến nay nghiên cứu về cây Xoan
đào trên thế giới còn rất ít, mới chỉ có một số nghiên cứu bước đầu về phân loại,
đặc điểm hình thái và phân bố của loài như đã nêu trên.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Tên gọi, phân loại
Xoan đào hay cịn được gọi với các tên như Vỏ hơi, Mạy Thoong, có tên
khoa học Pygeum arboreum Endl. thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae) (Tên cây
rừng Việt Nam, 2000; Phạm Hoàng Hộ, 2003). Đặc điểm chung của họ này là
cây lớn, cây nhỏ hoặc cây bụi, có khi là dây leo. ở cây bụi và dây leo thân
thường có gai. Lá đơn nguyên hoặc xẻ thùy sâu giống như một lá kép, mép lá
thường có răng cưa nhỏ. Lá kèm rõ, đơi khi dính vào ćng lá tạo thành bẹ nhỏ.
Hoa đơn ít khi lưỡng tính. Đài 5, tràng 5, nhị 5 hoặc nhiều. Bầu trên hoặc dưới
do 1 hoặc nhiều lá nỗn rơi hoặc hợp tạo thành. Mỗi mơ chứa 1 đến nhiều noãn.
Quả hạch, quả mọng hoặc quả kép. Họ hoa hồng có khoảng 115 chi với 3.200
loài, trong đó Việt Nam có 20 chi với khoảng 140 loài (Lê Mộng Chân, Lê Thị
Huyên, 2006).
1.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái
Xoan Đào là cây gỗ lớn, cao 20-25m, đường kính có thể tới 80cm. Thân
trịn, thẳng. Vỏ nhẵn màu xám tro. Cành non phủ dầy lông mịn màu gỉ sắt; sau

nhẵn màu nâu đen, rải rác các nốt sần nhạt. Toàn thân có mùi hôi bọ xít. Lá đơn
mọc cách, hình trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đi hình nêm rộng hoặc gần trịn,
dài 6-7cm, rộng 2,5-3cm. Mép lá nguyên hơi quặt về sau. Gân lá lõm ở mặt
trên, có 2 tuyến dẹt màu lục bóng ở phía đi lá, mặt dưới thường phủ lông
màu gỉ sắt. Lá kèm hình kim. Hoa tự chùm hoặc xim ở nách. Hoa lưỡng tính:
Đài hình chng, mép có 5-15 thùy không đều; tràng màu trắng, cánh tràng nhỏ
phủ nhiều lơng. Bầu trên do 1 lá nỗn làm thành, 1 ơ, hình thận, chứa 2 nỗn


9

cheo. Quả hạch, hình thận, đường kính 2cm (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên,
2006).

a) Thân cây

b) Vỏ cây

Hình 1.1: Hình thái vỏ, thân cây Xoan đào
Cây quả ra thành từng chùm, dạng quả hạch, hình dạng giớng quả
chè, kích thước 0,6-1,2 cm x 0,3-0,7 cm. Quả khi chín màu tím và có mùi thơm.
Hạt khi chín có màu nâu, hạt có hình giớng quả chè có kích thước chiều rộng
từ 0,2-0,6 cm, chiều dài từ 0,5-1,1cm, nhân màu trắng có tinh dầu và có mùi
hơi bọ xít, 1kg có từ 2.000-2.400 hạt Nguyễn Trung Hiếu, 2017).

a) Mặt trên

b) Mặt dưới

c) Lá non


Hình 1.2. Hình thái mặt trên, mặt dưới và lá non cây Xoan đào


10

a) Nụ hoa

b) Hoa

Hình 1.3. Hình thái nụ và hoa Xoan đào

Hình 1.4: Hình thái quả non, quả trưởng thành và quả già Xoan đào
Cây sinh trưởng tương đối nhanh. Cây 10 tuổi đạt chiều cao trung bình
13,5m, đường kính 12cm. Sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ bình quân năm 20 270C, lượng mưa năm 1.500 - 2.500 mm. Cây sống được ở các loại đất feralit màu
vàng, vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch. Xoan đào ưa
sáng nhưng trong khoảng 2-3 năm đầu cần độ tàn che 0,5 - 0,6. Mùa ra hoa tháng
5-6, quả chín tháng 10-12. Khả năng tái sinh hạt và chồi tốt (Trần Hợp, 2002; Lê
Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2006; Nguyễn Thị Nhung, 2009).
Xoan đào có phân bố rộng, có thể gặp ở hầu hết các tỉnh từ miền Bắc đến
miền Trung, thường gặp trong rừng thứ sinh vùng Đông Bắc (Lê Mộng Chân,
Lê Thị Huyên, 2006). Cây có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và là loài cây
triển vọng trong phục hồi rừng bị suy thoái (Triệu Thái Hưng và cộng sự, 2010).
Các tỉnh có Xoan đào phân bố có thể kể tới như Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình,


11

Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh,… và một số tỉnh của Tây
Nguyên (Nguyễn Thị Nhung, 2009).

Ở các tỉnh miền Bắc, Xoan đào có phân bố từ độ cao tuyệt đối 500 600m. Cây mọc trên đất sâu, thoát nước. Đây là loài cây ưa sáng, sinh trưởng
tương đối nhanh, chu kỳ kinh doanh không quá dài tùy theo mục đích kinh
doanh song 10-15 năm cây có thể khai thác gỗ để đóng đồ gia dụng (Nguyễn
Thị Nhung, 2009; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2012).
Cây tham gia chính vào tổ thành của cả tầng cây cao và tầng cây tái sinh
rừng tự nhiên của 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, với chỉ số IV% dao động từ
5,1 - 11,8% đối với tầng cây cao; mật độ cây tái sinh của Xoan đào dao động
từ 75-176 cây/ha. Số lượng Xoan đào giảm mạnh theo cấp chiều cao điều đó
cho thấy cây khó tái sinh trong môi trường rừng bị tác động mạnh nên cần chú
ý trong việc tác động những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng cường khả
năng tái sinh của loài (Nguyễn Công Hoan và cộng sự, 2017).
Tại tỉnh Lào Cai, Xoan đào phân bố ở những nơi có độ cao từ 900m trở
xuống, nhiệt độ từ 8 - 320C (trung bình năm là 22,90C), lượng mưa bình quân
1.400-2.500 mm/năm (trung bình 1.500mm/năm), độ ẩm không khí biến động
từ 65-90% (trung bình năm 86%). Xoan đào sinh trưởng tốt trên đất feralit đỏ
vàng, tầng đất dày, ẩm mát đặc biệt những nơi cịn tính chất đất rừng, pH từ 4,5
- 6,6. Cây tiên phong ưa sáng, thường xuất hiện sau nương rẫy, trong rừng phục
hồi và các lỗ trống trong rừng. Cây mọc phân tán trong các rừng nguyên sinh
và thứ sinh, đôi khi mọc thành quần thụ lớn. Trong rừng tự nhiên ở Văn Bàn Lào Cai, Xoan đào thường mọc ở các lâm phần có tổ thành loài dao động từ 5
- 20 loài, trong đó chỉ có từ 2 - 4 loài tham gia chính vào cơng thức tổ thành.
Một sớ khu vực Xoan đào có hệ số tổ thành cao như thôn Khe Tào và thôn Khe
Cóc với hệ số tổ thành tương ứng là 4,9 và 5,5. Trong các lâm phần rừng tự
nhiên ở Văn Bàn, Xoan đào thường xuất hiện với các loài như Quế, Xoan nhừ,
Mỡ, Trám, Nhội… Kết quả theo dõi vật hậu của Xoan đào tại 5 điểm trong


12

huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cũng cho thấy, thời điểm bắt đầu và kết thúc giữa
các pha vật hậu có sự chênh lệch về thời gian từ pha rụng lá cho đến quả chín.

Thời gian từ khi cây hết rụng lá đến khi cây nảy lộc khoảng một tháng. Cây ra
nụ vào đầu tháng 4 và đến tháng 12 quả chín, quả Xoan đào chín rộ vào ći
tháng 1 đầu đến tháng 2 (dương lịch) năm sau. Nếu gặp thời tiết gặp rét đậm
thì thời gian quả chín kéo dài sang đầu tháng 3. Quả Xoan đào chín có màu tím,
mùi thơm hấp dẫn nên là thức ăn ưa thích của chim và thú (sóc, chuột, dúi…).
Hạt Xoan đào khi chín có màu nâu, hạt có hình giớng quả chè có chiều rộng từ
0,35-0,7cm, chiều dài từ 0,6-1,2cm nhân màu trắng có tinh dầu và có mùi hơi
bọ xít. Khối lượng hạt Xoan đào ở Văn Bàn tỉnh Lào Cai dao động 416,7500g/1.000 hạt với tỷ lệ hạt chắc đạt 96,5% (Vũ Văn Định và Cộng sự, 2016).
Trong rừng tự nhiên, Xoan đào thích hợp với độ tàn che 50-60% và đến
tuổi 5 thì nhu cầu ánh sáng của cây nhiều hơn. Kết quả theo dõi sinh trưởng của
Xoan Đào tái sinh tại Hữu Lũng, Lạng Sơn ở tuổi 7 đường kính D1.3 đạt 10 cm
và chiều cao vút ngọn đạt 10 m (Trần Nguyên Giảng, Nguyễn Đình Hưởng,
1977).
Vũ Quế Anh và cộng sự (2003) khi nghiên cứu về sinh trưởng của Xoan
đào ở rừng tự nhiên Tây Yên Tử vùng Đông Bắc Việt Nam cho thấy sinh trưởng
đường kính của cây liên quan rất nhiều đến lượng mưa và chất đất. Do đó việc
xác định lập địa trồng thích hợp là rất quan trọng khi phát triển rừng trồng gỗ
lớn từ cây Xoan đào.
1.2.3. Biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Từ năm 1993, Xoan đào đã được sử dụng để trồng cải tạo rừng cùng với
2 loài cây khác là Re gừng và Dẻ cau. Kết quả theo dõi cho thấy, Xoan đào tỏ
ra thích nghi tớt và sinh trưởng nhanh hơn hẳn so với Re gừng và Dẻ cau
(Nguyễn Văn Thông, 1993).


13

Chọn Xoan đào lấy giống là những cây 14-16 tuổi, sinh trưởng tốt, thân
thẳng, tán rộng, không bị sâu bệnh và đã có từ hai vụ quả trở lên (Lê Đình Khả,
Nguyễn Xuân Liệu, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2003; Nguyễn Thị

Nhung, 2009).
Thời gian thu hái tốt nhất vào cuối tháng 12 đầu tháng 1. Dùng sào có
buộc ngoắc ở đầu để ngoắc từng chùm khi quả chuyển màu hoặc nhặt hạt khi
quả chín rụng x́ng. Khi thu hái về cần loại bỏ tạp chất, quả nhỏ ủ vào cát từ
3-5 ngày cho vỏ hạt nũn ra, đem đãi sạch sau đó gieo ươm ngay hoặc bảo quản.
Hạt giống phải đảm bảo có đường kính 0,5-0,6 cm, 1kg hạt có từ 2.100-2.300
hạt, tỷ lệ nảy mầm 60-70% (Nguyễn Thị Nhung, 2009).
Hạt Xoan đào tốt nhất nên bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0-50C, sau 12 tháng
tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt rất cao 67,67%, trong khi bảo quản khô trong bình kín
và bảo quản khơ trong phịng ở nhiệt độ 25 - 300C thì tỷ lệ nảy mầm sau 1 năm
bảo quản chỉ giao động từ 37,33 - 47,67% (Vũ Văn Định và cộng sự, 2016;
Nguyễn Trung Hiếu, 2017).
Hạt Xoan đào được xử lý nảy mầm bằng nước ấm có nhiệt độ khoảng
450C trong 8 tiếng, sau đó ủ trong cát ẩm đến khi hạt nứt nanh thì gieo vào bầu
cho tỷ lệ nảy mầm đạt khoảng 60% (Nguyễn Thành Vân và Nguyễn Tiên
Phong, 2010). Khi cây còn nhỏ cần làm giàn che bóng và khi cây lớn dỡ dần để
cây thích nghi với điều kiện gây trồng (Lê Đình Khả, Nguyễn Xuân Liệu,
Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2003). Tuy nhiên, theo Nguyễn Trung Hiếu
(2017) thì hạt Xoan đào tốt nhất nên xử lý ở nhiệt độ 50 0C trong 5 giờ, tỷ lệ
nảy mầm có thể đạt trên 85%. Giá thể gieo hạt tốt nhất là cát ẩm, tỷ lệ nảy mầm
đạt 71,73%, tiếp đến là giá thể đất đạt 66,93%. Các loại giá thể khác như giấy
thấm, bông ẩm, tỷ lệ nảy mầm rất thấp, chỉ dao động từ 21,1 - 25,6% (Vũ Văn
Định và cộng sự, 2016; Nguyễn Trung Hiếu, 2017).
Thành phần hỗn hợp ruột bầu thích hợp nhất đới với nhân giớng Xoan
đào từ hạt là 98% đất tầng A + 2% phân vi sinh. Cây gieo ươm sau 9 tháng đạt


14

tỷ lệ sống trung bình 72,33%, sinh trưởng Hvn đạt 46,48 cm và đường kính gớc

D0 đạt 2,4 mm. Trong khi đó, công thức đối chứng (không bón phân) và tỷ lệ
phân vi sinh 1%, 3% còn lại là đất tầng A chỉ đạt tỷ lệ sống dao động 64,0 67,67%, Hvn đạt 40,27 - 46,3 cm và D0 đạt 1,96 - 2,31 mm. Ở giai đoạn vườn
ươm, độ che sáng thích hợp nhất đới với cây con Xoan đào là 50%. Sau 9 tháng
gieo ươm tỷ lệ sống đạt 74,44%, Hvn đạt 51,53 cm, D0 đạt 2,5 mm, trong khi
các công thức che sáng 0%, 25% và 75% tỷ lệ sống chỉ đạt 63,33 - 68,89%,
Hvn giao động từ 40,67 - 49,14 cm, D0 giao động từ 2,2 - 2,4 mm (Vũ Văn
Định và cộng sự, 2016; Nguyễn Trung Hiếu, 2017).
Trong thử nghiệm phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt ở Hữu Lũng Lạng
Sơn bằng gieo thẳng hạt Xoan đào vào hố của các tác giả Trần Nguyên Giảng
và Nguyễn Đình Hưởng (1977) cũng cho thấy, hạt Xoan đào với cách bảo quản
thông thường chỉ giữ được khả năng nảy mầm trong vòng 2 tháng. Vì vậy, để
kéo dài thời vụ có thể dùng cây ươm trong bầu để trồng. Tuy nhiên, không nên
nuôi cây quá lớn vì khi rễ đã ra khỏi đáy bầu thì tỷ lệ sống khi trồng rừng đạt
được không cao. Nghiên cứu tạo cây con Xoan đào của Nguyễn Thái Ngọc
(1994) cũng cho thấy, trong giai đoạn vườn ươm cây con Xoan đào sinh trưởng
chậm nhưng có sức khỏe tốt, không bị sâu bệnh.
Đất trồng Xoan đào cần chọn nơi có tầng dầy, ẩm mát nhưng thoát
nước tớt, tớt nhất là cịn tính chất đất rừng để trồng thuần loài hoặc hỗn
loài. Xoan đào có thể trồng thuần loài với các mật độ 1.100 cây/ha, 1.650
cây/ha, 2.000 cây/ha. Cây cũng có thể trồng hỗn giao với các loài cây bản
địa khác như: Kháo vàng, Re gừng, Dẻ cau, Lim xanh, Sồi phảng, Dẻ đỏ.
Kết quả trồng thử nghiệm tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung
tâm Bắc Bộ, Cầu Hai - Phú Thọ sau 3 năm cây đạt tỷ lệ sống 85%; sinh
trưởng của Xoan đào trồng hỗn giao với Re gừng đạt Hvn = 3,62 m, D 1.3 =
3,52 cm; hỗn giao 3 loài (Xoan đào, Re gừng, Kháo vàng) Xoan đào sau 3
năm đạt Hvn = 4,42 m, D 1.3 = 4,06 cm; hỗn giao 4 loài (Xoan đào, Re gừng,


15


Kháo vàng, Dẻ đỏ) Xoan đào sau 3 năm đạt H vn = 3,83 m, D1.3 = 4,0 cm
(Nguyễn Thị Nhung, 2009).
Nguyễn Thành Vân và Nguyễn Tiên Phong (2010) cũng đã nghiên cứu
kỹ thuật trồng Xoan đào với các công thức: trồng dưới tán rừng tự nhiên thứ
sinh nghèo kiệt, trồng Keo lai làm cây phù trợ xen giữa 2 hàng Xoan đào và
công thức trồng cây Xoan đào không có cây phù trợ. Mật độ trồng trong các
thí nghiệm là 1.660 cây/ha (3x2m). Các tác giả cũng đã bố trí các thí nghiệm
mật độ trồng gồm các cơng thức: 1.100 cây/ha (3x3m), 1.660 cây/ha (3x2m),
2.000 cây/ha (2x2,5m). Các thí nghiệm phương thức và mật độ trồng đều được
bớ trí trên đất rừng thứ sinh nghèo kiệt hoặc thảm cây bụi tốt, bằng cây con
12 tháng tuổi, dung lượng 50 cây/lặp/công thức và lặp lại 3 lần. Kết quả theo
dõi tác giả cho biết sau 2 năm tuổi sinh trưởng của cây Xoan đào đã có sự
khác nhau giữa các CTTN. Với thí nghiệm về phương thức trồng, sinh trưởng
của Xoan đào tốt nhất ở công thức trồng dưới tán rừng thứ sinh tự nhiên nghèo
kiệt với tăng trưởng bình quân năm đạt Do = 2,1cm/năm và Hvn = 2,2m/năm.
Về thí nghiệm mật độ trồng rừng: mật độ trồng 1.100 cây/ha sau 2 năm cho
sinh trưởng tốt hơn các mật độ còn lại, tăng trưởng trung bình năm của Xoan
đào trong công thức mật độ này đạt 2,2cm/năm về đường kính và 2,0m/năm
về chiều cao. Ngoài ra các tác giả cũng đã xây dựng thử nghiệm 5 ha mô hình
trồng 3 loài cây Gội nếp, Dẻ cau và Xoan đào, đến tuổi 3 cho tăng trưởng
trung bình đạt Do = 1,6cm/năm và Hvn = 2,2m/năm và Dt = 1,3cm/năm.
Vũ Văn Định và cộng sự (2016) đã nghiên cứu xây dựng được 4 ha mơ
hình Xoan đào với 2 thí nghiệm về mật độ trồng và bón lót phân tại xã Nậm
Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai bằng cây con có bầu được tạo từ nguồn
giống thu tại địa phương. Về mật độ trồng tác giả đã tiến hành thí nghiệm trồng
2ha với 4 công thức mật độ là 834 cây/ha (cự ly 3x4m), 1100 cây/ha (cự ly
3x3m), 1334 cây/ha (cự ly 2,5x3m) và 1666 cây/ha (cự ly 2 x3m). Về bón phân
đã xây dựng 2 ha với mật độ 1100 cây/ha bớ trí theo khới ngẫu nhiên đầy đủ, 3



×