Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

QUY TRINH TAP DOC 4LUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.57 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN</b>


12/14/2009 2:23:35 PM


Quy trình dạy tập đọc lớp 4 có những điểm tương tự như dạy tập đọc lớp 3. nhưng có một vài điểm khác do nội dung và yêu cầu học
của giai đoạn mới (lớp 4, lớp 5) quy định. Các hoạt động dạy học của một bài tập đọc lớp 4 được tiến hành cụ thể như sau:


A.KIỂM TRA BÀI CŨ:


GV kiểm tra 2,3 HS đọc thành tiếng (hoặc đọc thuộc lịng) bài tập đọc (học thuộc lịng) trước đó. Tùy điều kiện cụ thể,
GV yêu cầu từng học sinh đọc toàn bài hoặc đọc đoạn do GV chỉ định; sau đó, GV có thể đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội
dung đoạn đọc để củng cố kĩ năng đọc-hiểu.


Việc kiểm tra bài cũ cần thể hiện tinh thần động viên, khuyến khích HS luyện đọc (cho điểm biểu d ơng đọc tốt, nhắc
nhở giúp đỡ HS đọc yếu, không nên cho điểm kém.


B.DẠY BÀI MỚI
<b>1. Giới thiệu bài</b>


GV có thể lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới như: gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh trong
sách giáo khoa (hoặc tranh phóng to, nếu có), dùng vật thật (nếu cần thiết), diễn giải bằng lời...Nhìn chung lời giới thiệu cần
ngắn gọn, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh, tránh rờm rà, cầu kì làm mất thời gian.


Lưu ý: Đối với bài tập đọc mở đầu chủ điểm mới, trước khi vào bài, GV giới thiệu cho học sinh biết vài nét chính về nội
dung chủ điểm sắp học.


<b>2. Luyện đọc</b>
<i><b>a) Luyện đọc</b></i>


- Một hoặc hai học sinh đọc toàn bài (đối với lớp có học sinh đọc tốt).



- HS đọc thành tiếng từng đoạn văn (khổ thơ) theo cách chia “đoạn đọc” do GvVhướng dẫn. Khâu luyện đọc này nhằm
củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, do vậy nên để được nhiều HS tham gia. Tùy trình độ đạt được của HS,
Gv có thể u cầu HS đọc nối tiếp nhiều vịng hay ít vịng. VD: nếu có nhiều HS có kĩ năng đọc trơn chưa tốt, cần cho luyện
đọc 4 đến 5 vòng; nếu hầu hết HS có kĩ năng đọc trơn khá tốt, có thể u cầu đọc 2-3 vịng, sau đó 1-2 HS khá đọc lại toàn
bài.


- GV đọc mẫu toàn bài (tham khảo hướng dẫn đọc trong SGV)


*Lưu ý: trước khi GV đọc mẫu tồn bài, có thể dành thời gian cho HS luyện đọc theo cặp ( nếu HS cần luyện tập thêm
để đọc đúng và rành mạch), hoặc dành thời gian để HS luyện đọc theo cặp ở khâu luyện đọc diễn cảm – khâu cuối của giờ
học (nếu HS đạt yêu cầu đọc trơn khá tốt)


<i><b>b) Tìm hiểu bài</b></i>


GV hướng dẫn HS luyện đọc-hiểu: đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK theo hình thức tổ chức dạy học thích hợp (làm
việc cá nhân, trao đổi nhóm, tham gia trò chơi học tập,...). Sau khi HS nêu ý kiến, GV cần chốt lại ý chính (hoặc từ ngữ) để có
thể ghi bảng một cách ngắn gọn, giúp HS ghi nhớ.


*Lưu ý: Việc tổ chức cho HS trao đổi nhóm hoặc tham gia trị chơi học tập cần căn cứ vào yêu cầu câu hỏi, bài tập cụ
thể và phải có tác dụng thiết thực, tránh thực hiện một cách máy móc, hình thức; đặc biệt tránh cách làm giao cho mỗi nhóm
chỉ trả lời một câu hỏi rồi nêu kết quả chung trước lớp.


<i><b>c) Đọc diễn cảm:</b></i>

(đối với văn bản nghệ thuật) hặc Luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật).



GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn nối tiếp và tìm hiểu cách đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật, đọc đúng kiểu loại
văn bản đối với văn bản phi nghệ thuật; hướng dẫn HS đọc kĩ một đoạn (đọc cá nhân, đọc theo cặp, theo nhóm), sau đó tổ
chức HS thi đọc trước lớp.


Đối với bài TĐ có yêu cầu HTL, sau khi hướng dẫn HS đọc diễn cảm, GV dành thời gian thích hợp cho HS tự học
(thuộc một đoạn hoặc cả bài) sau đó thi đọc thuộc hoặc diễn cảm trên lớp.



<b>3. Củng cố dặn dò:</b>


GV hướng dẫn HS chốt lại ý chính ( hoặc: đọc lại bài tập đọc, nêu ý nghĩa,...) để Hs tự ghi vào vở nội dung bài; GV
nhận xét tiết học; dặn dò và yêu vầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.


Khi vận dụng quy trình dạy học nói trên đối với từng bài tập đọc và với đối tượng HS cụ thể, GV cần lưu ý thêm một số
điểm sau:


- Lớp có nhiều HS khá giỏi, với một số văn bản nghệ thuật (kể chuyện, văn miêu tả, thơ) có bố cục khá rõ ràng, GV thể
hiện bước 2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài) theo cách kết hợp cắt ngang cả ba yêu cầu đối với từng đoạn: Đoạn 1:
Luyện đọc-Tìm hiểu bài-Hướng dẫn đọc diễn cảm (có xác định đoạn trọng tâm); Đoạn 2: Luyện đọc-Tìm hiểu bài-Hướng dẫn
đọc diễn cảm... Sau đó hướng dẫn HS đọc cá nhân từng đoạn nối tiếp (hoặc học thuộc lòng nếu có); thi đọc diễn cảm.


- ở bước 2, khâu c được vận dụng một cách linh hoạt: Hướng dẫn đọc diễn cảm hoặc luyện đọc lại bài tập đọc bằng
nhiều hình thức khác nhau do GV lựa chọn (đọc truyện theo vai, thi đọc một đoạn hoặc cả bài, tổ chức trị chơi học tập có tác
dụng luyện đọc,...). Đây chính là khâu luyện tập nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho HS theo yêu cầu ở lớp 4, vì vậy là khâu
khơng thể bỏ qua trong quy trình dạy tập đọc (khác với dạy tập đọc lớp 2,3 khâu luyện đọc lại được thực hiện theo hướng
“mở”, có tác dụng củng cố, tùy thuộc vào trình độ của HS).


- Với thời lượng tối đa dành cho một tiết học là 40 phút, quy trình giảng dạy được phân bổ như sau:
Kiểm tra bài cũ: 3-5 phút.


Dạy bài mới 35-37 phút (Trong đó: Giới thiệu bài khoảng 1 phút, Luyện đọc khoảng 10 phút, Tìm hiểu bài khoảng 12
phút, Đọc diễn cảm hoặc luyện đọc lại khoảng 10 phút, Củng cố khoảng 3 phút).


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×