Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng giao thông vận tải đường bộ tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 131 trang )

...

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MƠN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MƠN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: LL&PPDH Bộ mơn Lý luận chính trị
Mã ngành: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ LAN ANH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Ngô Thị Lan Anh - giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Mọi thơng tin trích dẫn trong
luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở
trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ tỉnh Hải Dương” được hồn thiện,
trước hết tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với TS. Ngô Thị Lan Anh, người đã hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu và hồn thành luận văn đúng tiến độ.
Tơi xin trân trọng cảm ơn thầy cơ giáo Khoa Giáo dục Chính trị, đặc biệt là
các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chun đề của tồn khố học đã giúp tơi có
nền tảng kiến thức để hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Giáo dục Chính trị, phịng Đào tạo
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải

Đường bộ tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện, giúp đỡ, để tơi hồn thành luận văn này.
Sau cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới anh em, bạn bè, gia đình đã động viên,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Duyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 4
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỂ TRONG DẠY HỌC MƠN CHÍNH TRỊ Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ................................................................................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngồi về PPDH nêu vấn đề............................. 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước về sử dụng PPDH nêu vấn đề trong
dạy học mơn Chính trị ....................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy
học Chính trị ở các trường Cao đẳng nghề ....................................................... 11
1.2.1. Phương pháp dạy học và phương pháp dạy học nêu vấn đề ............................. 11
1.2.2. Sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy
học môn Chính trị ở các trường Cao đẳng nghề ............................................... 20
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 26

iii


Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MƠN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, TỈNH HẢI DƯƠNG ............... 28
2.1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính
trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ tỉnh Hải Dương ................. 28
2.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương........ 28
2.1.2. Khảo sát và đánh giá việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn
Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ........... 33
2.2. Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương .......................... 43
2.2.1. Quy trình thực hiện việc sử dụng PPNVĐ trong dạy học mơn Chính trị ở
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ..................... 43
2.2.2. Nguyên tắc thực hiện quy trình sử dụng PPNVĐ trong dạy học mơn Chính
trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ tỉnh Hải Dương................ 49
2.3. Những điều kiện cần thiết để sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn
Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ........... 52
2.3.1. Điều kiện đối với giảng viên và sinh viên ........................................................ 52

2.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất ............................................................................... 55
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 56
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG
DẠY HỌC MƠN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, TỈNH HẢI DƯƠNG........................................................ 57
3.1. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 57
3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm ........................................................................................ 57
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 58
3.1.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 63
3.1.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................ 70
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiện quả sử dụng phương pháp dạy học
nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông
Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ................................................................... 71

iv


3.2.1. Giải pháp trong thiết kế bài giảng..................................................................... 71
3.2.2. Giải pháp Trong thực hiện bài giảng (Giảng bài mới) ..................................... 74
3.2.3. Giải pháp trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV ............................. 76
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 82
PHỤ LỤC.......................................................................................................................

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Giải thích từ ngữ

CĐ-ĐH

Cao đẳng - Đại học

CĐN

Cao đẳng nghề

CLĐT

Chất lượng đào tạo

CLĐTN

Chất lượng đào tạo nghề

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐBVN


Đường bộ Việt Nam

GD và ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GTVT

Giao thông vận tải

GV

Giáo viên

GVDN

Giáo viên dạy nghề

HS

Học sinh


Nxb

Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PPDHNVĐ

Phương pháp dạy học nêu vấn đề

PPDHTC

Phương pháp dạy học tích cực

TC-CĐN

Trung cấp - Cao đẳng nghề

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCN


Trung học chuyên nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về sự cần thiết của việc
sử dụng PPNVĐ trong dạy học mơn Chính trị ở Cao đẳng Giao
thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương .............................................. 33

Bảng 2.2.

Đánh giá của giáo viên về mục đích sử dụng PPNVĐ trong dạy học mơn
Chính trị ở Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương. .......... 35

Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng PPNVĐ và các PPDH
khác trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông
Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ......................................................... 36
Bảng 2.4.

Đánh giá của CBQL về mức độ giáo viên sử dụng PPNVĐ và các
PPDH khác trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao
thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương .............................................. 36

Bảng 2.5.

Đánh giá của CBQL và GV về những khó khăn khi giáo viên sử

dụng PPNVĐ trong dạy học mơn Chính trị tại nhà trường .................... 38

Bảng 2.6.

Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng PPNVĐ trong dạy học
môn Chính trị của giáo viên tại trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ................................................................ 40

Bảng 2.7.

Mức độ hứng thú học tập mơn Chính trị của học sinh khi giáo viên
sử dụng PPNVĐ vào dạy học ................................................................. 41

Bảng 3.1.

Điểm kiểm tra 1 tiết mơn Chính trị giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng tại trường (trước thực nghiệm) ..................................................... 64

Bảng 3.2.

Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với mơn Chính trị ............... 65

Bảng 3.3.

Thái độ học tập của học sinh đối với giờ học sử dụng PPNVĐ trong
dạy học mơn Chính trị ............................................................................. 66

Bảng 3.4.

Kết quả kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng mơn

Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải Đường bộ, tỉnh
Hải Dương ............................................................................................... 69

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:

Trình độ đầu vào của học sinh hệ Trung cấp Trường Cao đẳng Giao
thông Vận tải Đường bộ giai đoạn 2016 - 2018...................................... 32

Hình 2.2.

Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng PPNVĐ trong dạy học
mơn Chính trị của giáo viên tại trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương ................................................................ 40

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay phát triển với những bước tiến
nhảy vọt. Thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên cơng nghiệp sang kỷ ngun thơng tin để
hình thành nền kinh tế tri thức. Giáo dục nghề nghiệp có vị trí, vai trị hết sức quan trọng
thực hiện mục tiêu đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Cơng cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu rất lớn về nguồn nhân

lực, đó là những con người có trình độ cao, giỏi về tri thức khoa học, có năng lực về
chun mơn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức. Đây chính là vấn đề đặt ra với công
tác giáo dục đào tạo ở các trường Cao đẳng nói chung và mơn Chính trị nói riêng.
Bộ mơn Chính trị có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thế hệ trẻ. Chính trị khơng chỉ khơi dậy cho học sinh,
sinh viên lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với đất
nước mà cịn góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy biện chứng, giúp các em
độc lập suy nghĩ, sáng tạo, từng bước hình thành nhân cách con người Việt
Nam, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn những năm
qua chất lượng dạy và học Chính trị ở nhiều trường Cao đẳng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra, chưa phát huy được thế mạnh của môn học trong việc giáo dục toàn
diện cho học sinh, sinh viên. Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là giáo viên giữ vai
trò chủ đạo, học sinh, sinh viên học tập một cách thụ động. Những quan điểm chỉ đạo,
tư tưởng đổi mới chưa tạo ra sự chuyển biến căn bản về chất lượng dạy và học đối với
môn học này ở các trường Cao đẳng, nhất là Cao đẳng nghề.
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ là cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trong hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường được thành lập theo Quyết định số
1233/QĐ-LĐTBXH ngày 03/09/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có
trụ sở đóng tại địa bàn Phường Cộng Hịa, Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện

1


nay, nhà trường luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là
một khâu then chốt. Trong đó việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp dạy học nêu
vấn đề đã được nhà trường áp dụng và bước đầu cho những kết quả tốt ở nhiều mơn
học trong đó có mơn Chính trị.
Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, học sinh được đưa vào vị trí trung

tâm trong q trình lĩnh hội kiến thức, được đặt vào tình huống có vấn đề và qua đó
học sinh tích cực chủ động, tự giác tham gia hoạt động tự học, tự mình tìm ra tri thức,
chứ khơng chỉ thụ động tiếp thu tri thức; cịn giáo viên chính là người định hướng cho
học sinh tiếp nhận tri thức. Thơng qua đó, chất lượng dạy và học mơn Chính trị của
nhà trường vì thế cũng được nâng lên.
Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp dạy học nêu vấn đề chưa được giáo viên
dạy Chính trị của nhà trường sử dụng thường xuyên. Mặc dù giáo viên đã sử dụng
phương pháp dạy này vào trong từng nội dung bài giảng nhưng chưa được khoa học,
khiến cho kết quả dạy và học môn học này chưa đạt chất lượng tốt. Việc dạy và học
mơn Chính trị vẫn mang tính một chiều, giáo viên là người cung cấp kiến thức còn
học sinh tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Chính vì vậy, cần tích cực phát huy
việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để phát huy được tính chủ động, tích
cực của người học đối với mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải
Đường bộ tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao chất lượng học tập đối với môn học này.
Từ thực tế công tác giảng dạy của bản thân cùng với việc nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề nêu ra trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng phương
pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải Đường bộ tỉnh Hải Dương” làm luận văn cao học với mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Chính trị, tạo sự hứng thú của học sinh đối với
môn học này ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải
Dương qua đó đề xuất quy trình và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả phương

2


pháp nêu vấn đề trong dạy học Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải

Đường bộ, tỉnh Hải Dương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong
dạy học Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ.
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học
Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Chính trị ở
trường Cao đẳng Giao thơng Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương.
- Thực nghiệm sư phạm và đề xuất giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc thực trạng và đề xuất quy trình sử dụng phương pháp nêu
vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính
trị dành cho hệ Trung cấp tại các lớp K37 Đợt 2 tại trường trường Cao đẳng Giao thông
Vận tải đường bộ, tỉnh Hải Dương năm học 2019 - 2020, bao gồm các lớp:
+ Lớp K37 Đợt 2 Nghề Công Nghệ Hàn 1
+ Lớp K37 Đợt 2 Công nghệ ô tô
+ Lớp K22 Đợt 2 Vận hành máy thi công nền
+ Lớp K37 Nghề Công Nghệ Hàn 2
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu quy trình và các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu
vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ,
tỉnh Hải Dương được thực nghiệm thành cơng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học mơn Chính trị tại nhà trường, phát huy được tính tích cực của học sinh trong học
tập, nghiên cứu môn học này.


3


5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử
dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu khoa
học từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, kết hợp với việc phân tích kết quả
thực nghiệm của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Chính trị.
+ Phương pháp logic và lịch sử: Trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình khoa học về
dạy học nói chung và PPNVĐ, tác giả vận dụng để xây dựng hệ thống lý thuyết về
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng, Hải Dương.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: chúng tơi thực hiện hình thức khảo sát qua
các phiếu thăm dò đối với GV và HS ở các lớp: Công nghệ Hàn, Công nghệ ô tô, Tin
học văn phịng và Điện cơng nghiệp khóa K37 Đợt 2 tại trường Cao đẳng Giao thông
Vận tải Đường bộ.
+ Phương pháp quan sát khoa học: Trong các tiết học thực nghiệm, chúng tôi
cũng tiến hành quan sát thái độ, tinh thần làm việc của HS qua việc ghi nhật kí lớp
học, hoặc ghi âm, chụp ảnh một số tiết dạy. Thông tin thu được là cơ sở để đánh giá
về thực tế sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị tại trường
Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ.
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: tiến hành thực nghiệm sư phạm để
khẳng định được quy trình đưa ra đã phù hợp chưa và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mơn Chính trị tại
trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường bộ.
+ Sử dụng phương pháp thống kê: để xử lý số liệu kết quả nghiên cứu, xây
dựng bảng, biểu... rút ra được các kết luận khoa học đáp ứng được mục tiêu và nhiệm
vụ mà đề tài nêu ra.

6. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
PPNVĐ trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường
bộ, tỉnh Hải Dương.

4


- Đề xuất được các giải pháp của luận văn nêu ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
việc sử dụng PPNVĐ trong dạy học mơn Chính trị ở trường Cao đẳng Giao thông
Vận tải Đường bộ, tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó đề tài cịn có thể làm tài liệu tham
khảo cho các học viên cao học, giáo viên giảng dạy Chính trị ở trường Cao đẳng Giao
thơng Vận tải Đường bộ, sinh viên chuyên ngành Chính trị và những người quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, đề tài gồm có ba chương.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỂ TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi về PPDH nêu vấn đề
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những PPDH nhằm phát huy tính
tích cực của của người học nên được sử dụng nhiều trong hoạt động dạy học của các
nhà trường. Nghiên cứu về PPDH này cũng đã có nhiều cơng trình khoa học trong và

ngoài nước đề cập tới. Cụ thể:
Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay cịn gọi là
phương pháp phát kiến, tìm tịi. Phương pháp này cịn có tên gọi là “Dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề”. Phương pháp DHNVĐ đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicôp,…vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các
nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tịi, phát kiến trong dạy học nhằm hình
thành năng lực nhận thức của HS bằng cách đưa HS vào hoạt động tìm kiếm ra tri
thức, HS là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể
coi là một trong những cơ sở lý luận của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất
hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao,
khả năng sáng tạo của HS ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu. Chính vì
vậy, phương pháp “dạy học nêu vấn đề” hay còn gọi là “Dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề” chính thức ra đời. PPDH này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan.
V.Ơ.Kơn (1998), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Sự thật Quốc gia, Hà
Nội. V. Ôkon - nhà giáo dục học Ba Lan đã vận dụng thực nghiệm PPDH này để
chứng minh đây là một phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này của tác giả mới chỉ dừng ở việc ghi lại các kết quả thực nghiệm thu được từ việc
sử dụng PP này, chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lý luận cho PPDH này.

6


Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận
của PPDH giải quyết vấn đề. M.I. Trong cuốn Lý luận và thực hành dạy học nêu vấn
đề, Cadan, 1972, ông tiếp cận vấn đề và cách giải quyết vấn đề từ góc độ nêu và giải
quyết các tình huống có vấn đề. Theo ơng: “Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý
của sự khó khăn về mặt trí tuệ nảy sinh ở con người trong những tình huống khách
quan khi cần giải thích một sự kiện mới bằng tri thức đã có hoặc bằng cách thức hoạt
động đã biết trước đây mà phải tìm tri thức hoặc tìm cách thức hoạt động mới” [21;

tr.280]. Như vậy, vấn đề là một câu hỏi của chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình
huống vốn hiểu biết của bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự
vật khách quan.
Nhà giáo dục Liên Xô A.M.Machiuskin cũng tiếp cận phương pháp nêu vấn đề từ
quan niệm về cách giải quyết tình huống. Trong cuốn Tình huống có vấn đề trong tư
duy và trong dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990, ơng đã nêu ra quan niệm: “Một
tình huống gọi là tình huống có vấn đề khi xuất hiện sự không tương xứng, sự xung
khắc giữa cái đã biết và cái đòi hỏi, cách thức và những yếu tố thực hiện hành động
đang đòi hỏi, hoặc khi con người gặp phải một vài điều kiện mới mà không thể thực
hiện hành động đã biết” [20; tr.25]. Với quan niệm này, nêu vấn đề chính là việc người
dạy phải đặt ra được tình huống chứa đựng những vấn đề mới này sinh mà bằng tri
thức đã có chưa giải quyết được phải tìm cách thức, phương pháp mới để giải quyết nó.
Nhà giáo dục I.Ia. Lecne (1997), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, cho
rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó sinh viên tham gia một
cách có hệ thống vào q trình giải quyết các vấn đề và các bài tốn có vấn đề được
xây dựng theo nội dung tài liệu trong chương trình” [18; tr.6]. Ở định nghĩa này,
PPNVĐ nhấn mạnh đến vai trị tích cực của người học trong việc tham gia một cách
có hệ thống vào giải quyết các vấn đề thuộc nội dung học tập có trong chương trình.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc giải quyết vấn đề gì cũng khơng thể thực hiện một cách
tùy tiện mà phải tuân theo một quy trình nhất định và phải có sự định hướng của giáo
viên. Đây là điều mà định nghĩa trên chưa khái quát được.

7


Tác giả I.F. Khalamơp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào, Nxb Giáo dục, ông cũng nêu ra một trong những biện pháp để phát huy tính tích
cực cho người học đó là đổi mới PPDH, sử dụng nhiều PPDH hiện đại trong đó có
PPNVĐ. Tuy nhiên, ở cơng trình này ơng cũng chỉ mới đề cập tới quan niệm về dạy học
NVĐ chưa bàn nhiều đến các trình tự các bước trong dạy học NVĐ.

Các cơng trình khoa học trên đây của các tác giả nước ngoài cho thấy NVĐ là
một trong những PPDH hiện đại, phương pháp không chỉ quan tâm đến việc học cái
gì mà vấn đề quan tâm đặc biệt ở đây là học như thế nào, học bằng cách nào cho hiệu
quả. Một trong những xu hướng đổi mới PPDH theo hướng hiện đại mà thế giới đã và
đang áp dụng: Tăng cường hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sử dụng PPDH, đặc biệt là
lựa chọn và kết hợp các phương pháp khi dạy học; cải tạo các PPDH truyền thống
phù hợp với nội dung hiện đại, tìm kiếm những PPDH mới nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo cho người học.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước về sử dụng PPDH nêu vấn đề trong
dạy học mơn Chính trị
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đổi mới PPDH đang được đặt ra đối với
các nhà trường và với bản thân người giáo viên đứng lớp. Nhiều PPDH hiện đại được
giáo viên sử dụng để khắc phục tính thụ động, một chiều của các PPDH truyền thống.
một trong số các PPDH hiện đại được giáo viên sử dụng nhiều đặc biệt là đối với các
mơn học Chính trị đó là PPNVĐ.
Nghiên cứu về dạy học NVĐ cũng đã được nhiều nhà khoa học giáo dục trong
nước quan tâm, bàn đến với nhiều khía cạnh khác nhau.
Tác giả Phùng Văn Bộ (1999), Lý luận dạy học GDCD ở trường phổ thông
trung học, Nxb Đại học Quốc gia. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra khái niệm
về DHNVĐ và chỉ ra cơ sở lý luận của việc sử dụng PPDH nêu vấn đề là: dựa vào
tâm lý học, sinh lý thần kinh cao cấp; dựa vào logic; dựa vào triết học; dựa vào giáo
dục học. Theo ông: “Việc NVĐ cho HS giải quyết là một tác động của chủ thể vào

8


khách thể, tạo ra những kích thích, xung lực, nhu cầu cho hoạt động tư duy. Buộc HS
phải tư duy để phát hiện, khám phá sự vật” [5; tr.105].
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo (1995) trong cuốn “Phát huy tính tích cực, tính tự
lực của sinh viên trong q trình dạy học”, Nxb Giáo dục, cũng đã nêu ra quan niệm

về DHNVĐ và xem đó là một trong những PPDH tích cực người giảng viên nên sử
dụng trong dạy học để đem lại tính hiệu quả. Theo ơng: “Dạy học nêu vấn đề là hình
thức dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động
một cách sáng tạo bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có những nét cơ
bản của sự tìm tịi khoa học phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng tạo
và hình thành cơ sở thế giới quan của họ” [2; tr.41]. Với quan niệm này tác giả coi
PPNVĐ như là sự kết hợp các phương pháp dạy và phương pháp học có tính chất
nghiên cứu khoa học, do đó mà phát huy được tính tích cực, tự lực và năng lực sáng
tạo của người học. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu ra được quy trình để vận dụng PPDH
nêu vấn đề trong dạy học một cách cụ thể.
Nhóm tác giả Vũ Đình Bảy (Chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh,
Vũ Văn Thục (2015), Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả cũng đã nêu khái quát về
PPNVĐ trong dạy học, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của PPDH này. Theo nhóm tác
giả: sử dụng PPNVĐ giáo viên kiểm tra, đánh giá năng lực của HS thông qua các hoạt
động học tập như tiếp cận và xử lý tình huống, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề,
trình bày và lí giải các bài tốn nhận thức [3; tr.96]
Ngồi ra, các cơng trình luận văn, luận án cũng đã nêu ra thực trạng và quy trình
sử dụng PPNVĐ trong dạy học các môn cụ thể, trong từng bài cụ thể như: Tác giả
Đinh Thị Thu Huyền (2016), Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn
Giáo dục Công dân lớp 11 trường THPT tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ KHGD,
Thái Nguyên; Tác giả Nguyễn Thị Sự (2019), Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong
dạy học môn Giáo dục cơng dân phần "Cơng dân với vấn đề chính trg dân
c. Nhân dân
d. Cả ba đáp án a, b, c


Câu 5. Trong các cơ sở tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ
sở nào là nhân tố quan trọng nhất làm nên bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Giá trị truyền thống dân tộc

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin
d. Cả 3 đáp án a, b, c
Câu 6. Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/02/1930) thông
qua các văn kiện nào sau đây?
a. Chánh cương vắn tắt
b. Sách lược vắn tắt
c. Điều lệ vắn tắt và Cương lĩnh vắn tắt
d. Cả a, b và c
Câu 7. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là mâu
thuẫn nào?
a. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến
b. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
c. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng.
d. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến
Câu 8. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản
(3/2/1930) thể hiện như thế nào?
a. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam.
b. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua.
c. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào Việt Nam.
d. Câu a và b đúng
Câu 9. Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì ?
a. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
b. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
c. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
d. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam


Câu 10. Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và

của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa sự kiện lịch sử nào?
a. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
c. Thành lập An Nam cộng sản đảng.
d. Thành lập Đảng Dương cộng sàn liên đoàn.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
(Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm/ thang điểm 10)
Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

a

Câu 6

d

Câu 2

c

Câu 7

c


Câu 3

b

Câu 8

d

Câu 4

a

Câu 9

b

Câu 5

c

Câu 10

a


Phụ lục 8
THIẾT KẾ GIÁO ÁN SỐ 1
(Mẫu giáo án theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH)
BÀI 2. KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ý ĐỒ SƯ PHẠM BÀI GIẢNG
1. TÊN BÀI GIẢNG:

Bài 2. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh
2. VỊ TRÍ BÀI GIẢNG:

TT

Tên bài

1

Bài mở đầu

2

Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lê nin

3

Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Bài 3: Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

5

Bài 4: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam


6

Bài 5: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động
tốt

3. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:
- Trình bày được khái niệm, một số nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh;
- Có nhận thức đúng đắn và bước đầu vận dụng tốt kiến thức đã học vào việc
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách cá nhân.
4. ĐỐI TƯỢNG GIẢNG DẠY

- Học sinh hệ Trung và sơ cấp nghề
5. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Người dạy có: Giáo án, giáo án powerpoint, giáo trình, đề cương bài giảng và
có sự trợ giúp của máy tính, máy chiếu.
- Người học có: giáo trình.


6. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng các phương pháp dạy học chủ đạo là phương pháp Nêu vấn đề kết hợp với
phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm để kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
Thời gian thực hiện: 45phút

GIÁO ÁN SỐ : 01

Tên bài: Bài 2. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh
Thực hiện ngày…. tháng 07 năm 2020

MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Hiểu được khái niệm, nguồn gốc hình thành và những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn để có định hướng đúng đắn
trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận, không ngừng học tập, rèn luyện phẩm
chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Có thái độ học tập tích cực, ngày càng tin yêu và quyết tâm đi theo con đường
cách mạng mà Hồ Chí Minh đã vạch ra cho dân tộc Việt Nam.
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Người dạy có: Giáo án, bài giảng powerpoint, giáo trình, đề cương bài giảng
và có sự trợ giúp của máy tính, máy chiếu.
- Người học có: Giáo trình.
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC:

Thời gian: 1 phút

- Quan sát, phát vấn lớp trưởng, kiểm tra sĩ số lớp
- Số học sinh vắng………tên……………………………………….....................
Nhận xét, nhắc nhở, động viên khuyến khích tinh thần học tập


II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TT

1

NỘI DUNG

THỜI

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

GIAN

CỦA GIÁO VIÊN

CỦA HỌC SINH

(Phút)

Dẫn nhập:
Lãnh tụ vĩ đại Nguyễn - Trình chiếu: phim tư - Quan sát, lắng
Ái Quốc - Hồ Chí Minh liệu có tên “Một nét nghe, ghi nhận
và nội dung tư tưởng danh nhân” (2 phút) nói
về chân dung Chủ tịch
của Người.
Hồ Chí Minh

- Nêu vấn đề dẫn dắt - Suy nghĩ về vấn
vào bài mới: Nhà báo đề GV nêu ra để

Nga viết: “Từ Nguyễn tìm ra phương án
Ái Quốc tỏa ra một nền trả lời.
văn hóa khơng phải văn
hóa Âu châu mà có lẽ là
một nền văn hóa tương
lai”, cịn Unesco nhận
định: “Hồ Chí Minh là
kết tinh của truyền
thống văn hóa hàng
ngàn năm của nhân dân
Việt Nam và những tư
tưởng của người là khát
vọng của các dân tộc
trong việc khẳng định
bản sắc dân tộc của
mình và tiêu biểu cho
việc thúc đẩy sự hiểu
biết giữa các dân tộc
trên thế giới”.
1. Điều gì làm lên nhân
cách, phong con người
Hồ Chí Minh?

3


HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG

TT


THỜI

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

GIAN

CỦA GIÁO VIÊN

CỦA HỌC SINH

(Phút)

2. Trong nhận định trên
đây đã nhắc đến những
cơ sở, nguồn gốc nào
hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh?
3. Qua thước phim tư
liệu các em vừa xem,
chúng ta biết thêm
những nội dung nào về
tư tưởng của Người?
4. Từ tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh chúng
ta học tập được ở Người
những phẩm chất đạo
đức cao quý nào?

Để giải đáp cho những
vấn đề cơ vừa nêu ra,
chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu nội dung:
2

Giảng bài mới
Bài 2. Tư Tưởng và
Tấm gương Đạo Đức
Hồ Chí Minh
* Mục tiêu bài học

Thông báo mục tiêu bài

Lắng

1.Tư tưởng Hồ chí

học

nhớ

nghe,

ghi

Minh
1.1. Khái niệm tư tưởng - Trình chiếu, Nêu vấn - Suy nghĩ nghiên
Hồ Chí Minh
-


Nguyễn

đề kết hợp thuyết trình
Ái

cứu vấn đề đặt ra.

Quốc Qua đoạn phim các em - Nêu ra phương


×