Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi chọn HSG môn Sử lớp 11 năm 2020 - 2021 THPT Đồng Đậu có đáp án chi tiết | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.76 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b>
<b>TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU</b>


<b>KÌ THI KSCL HSG LỚP 10, 11 - NĂM HỌC 2020 - 2021</b>
<b>ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - THPT</b>


<i>Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề</i>

<b>Câu 1 (3,0 điểm): Thông qua các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (từ thế kỷ</b>


XVI đến thế kỷ XIX), em hãy cho biết:



- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản.


- Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.


- Hình thức của cách mạng tư sản.



<b>Câu 2 (3,0 điểm): Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những</b>


cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản


thành công.



<b>Câu 3 (3,0 điểm): Tại sao nói cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911) là cuộc cách</b>


mạng dân chủ tư sản không triệt để?



<b>Câu 4 (3,0 điểm): Vì sao trong hồn cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc</b>


gia duy nhất ở Đơng Nam Á thốt khỏi số phận của một nước thuộc địa? Hãy liên


hệ đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.



<b>Câu 5 (4,0 điểm): Nêu nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới</b>


trong thế kỉ XX. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc đã tác động như


thế nào đến tình hình, cục diện thế giới?



<b>Câu 6 (4,0 điểm): Nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của</b>


Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược. Qua đó, trình bày



trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc nước ta trở thành đối tượng xâm lược của


thực dân Pháp?



<b>...Hết ...</b>


<i>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</i>
<i> Họ và tên thí sinh</i>:……… ; <i>Số báo danh:</i>…………


<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b>
<b>TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MÔN: LỊCH SỬ 11 </b>


<i>Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề</i>
<b>Câu 1</b> <b>Thông qua các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại thế giới (từ thế kỷ XVI</b>


<b>đến thế kỷ XIX), em hãy cho biết:</b>


<b>- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản.</b>
<b>- Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.</b>
<b>- Hình thức của cách mạng tư sản.</b>


<b>3,0</b>
<b>điểm</b>


<i>Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản:</i>


- Nguyên nhân sâu xa: Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất TBCN tiến bộ


với quan hệ sản xuất phong kiến đã lạc hậu ngày càng sâu sắc….


<i>- </i>Nguyên nhân trực tiếp: có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử mỗi nước. Cụ thể là:


+ Do mâu thuẫn giữa nhân dân các nước bị xâm lược, thống trị với bọn thực
dân xâm lược. Ví dụ: Giữa nhân dân Nêđéclan với chính quyền thực dân Tây
Ban Nha, giữa nhân dân thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ với chính quyền Anh …
+ Do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới và các tầng lớp nhân dân với
giai cấp phong kiến và chế độ phong kiến trong nước. Ví dụ: ở Anh, Pháp,
Nêđéclan, Bắc Mĩ, Đức, Nga ……


0,5đ
0,5đ


<i>Nhiệm vụ các cuộc cách mạng tư sản:</i>


-Nhằm lật đổ chế độ phong kiến (và thực dân) để giành chính quyền về tay giai
cấp tư sản (hoặc đồng thời giành độc lập, thống nhất đất nước).


- Thiết lập nền chuyên chính tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản.


0,5đ
0,5đ
<i>Hình thức cách mạng tư sản:</i> Rất phong phú.


- Nội chiến: giữa một bên là quân đội của tư sản (quý tộc mới) với một bên là
quân đội của nhà vua. Ví dụ: ở Anh (1640), ở Pháp (1789), ở Mỹ (1861).
- Chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm xóa bỏ ách thống trị của thực dân, ách


áp bức bóc lột của chế độ phong kiến, giành độc lập và thiết lập nền chuyên
chính tư sản. Ví dụ: Cách mạng Nêđéclan (1566), chiến tranh giành độc lập ở
Bắc Mĩ (1776).


- Nội chiến kết hợp với chống ngoại xâm nhằm chống lại chế độ phong kiến
trong nước và kẻ thù xâm lược. Ví dụ: Cách mạng tư sản Pháp (1789)


- Cải cách xã hội nhằm đưa đất nước đi lên theo hướng tư bản chủ nghĩa. Ví
dụ: Cải cách nơng nơ ở Nga (1861), cải cách Minh Trị ở Nhật (1868).


0,25đ
0,25đ


0,25đ
0,25đ
<b>Câu 2</b> <b>Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách</b>


<b>nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản lại</b>
<b>thành công.</b>


<b>3,0</b>
<b>điểm</b>
<i>Ở Trung Quốc - cải cách Mậu Tuất (1898)</i>: Do hai nhà nho yêu nước là


Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương với sự đồng tình, ủng hộ của
vua Quang Tự….. nhằm đưa đất nước phát triển theo hướng TBCN.


<i> Ở Nhật Bản - cải cách Minh Trị (1868).</i> Người khởi xướng là Thiên Hoàng
Minh Trị với nội dung về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.. nhằm đưa đất



0,75đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nước phát triển theo hướng TBCN.


<i>Cải cách ở Nhật Bản thành cơng là vì:</i> Được sự hậu thuẫn của các tầng lớp
nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp q tộc Đai-my-ơ và tầng lớp Sa-mu-rai. Người
tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và là
người có tư tưởng Duy tân tiến bộ.


0,75đ


<i>Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì: </i>Do vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của
phái thủ cựu, đứng đầu là Từ Hi Thái hậu… . Phong trào phát triển chủ yếu
trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng nhưng không đi vào
quần chúng nhân dân …Nội bộ chưa đồn kết…


0,75đ


<b>Câu 3</b> <b>Tại sao nói cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911) là cuộc cách mạng dân</b>
<b>chủ tư sản nhưng không triệt để?</b>


<b>3,0</b>
<b>điểm</b>
<i>Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì:</i>


<i>- Do giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc lãnh đạo (đại diện là tổ chức Trung</i>
<i>Quốc đồng mình hội do Tơn Trung Sơn lãnh đạo)</i>


0,5đ
<i>- Mục tiêu chủ yếu là nhằm lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chế độ tư</i>



<i>bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc</i>


0,5đ
<i>- Có sự tham gia, ủng hộ rộng rãi của quần chúng nhân dân Trung Quốc</i> 0,5đ
<i>* Cách mạng khơng triệt để vì:</i>


- Không động chạm đến quyền lợi của các nước đế quốc; 0,5đ
- Khơng xóa bỏ hồn tồn giai cấp phong kiến; 0,5đ
- Không giải quyết vấn đề ruộng đất của nơng dân 0,5đ
<b>Câu 4</b> <b>Vì sao trong hồn cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy</b>


<b>nhất ở Đơng Nam Á thốt khỏi số phận của một nước thuộc địa? Hãy liên</b>
<b>hệ đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.</b>


<b>3,0</b>
<b>điểm</b>
<i>1. Nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi số</i>


<i>phận một nước thuộc địa:</i>


- Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ và đẩy mạnh xâm
lược, các nước Đông Nam Á đang trong thời kì phong kiến khủng hoảng, đứng
trước nguy cơ bị xâm lược. Xiêm khơng nằm ngồi số đó.


0,5đ


- Năm 1868, Rama V lên ngôi, tiếp tục thực hiện các chính sách tiến bộ: xố bỏ
chế độ nơ lệ vì nợ, giảm nhẹ thuế ruộng, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh
doanh công thương nghiệp…



0,5đ
- Năm 1892, Rama V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước


phương Tây như cải cách hành chính, cải cách tài chính, tổ chức lại quân đội
và trường học,… tạo cho Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển tư bản
chủ nghĩa.


0,5đ
- Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khơn khéo: vừa lợi dụng vị trí nước đệm,


vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc…Những chính sách cải cách tiến
bộ đã giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập, phát triển theo hướng tư bản chủ
nghĩa.


0,5đ
<i>2. Liên hệ đến tình hình Việt Nam:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trước tình hình đó, xuất hiện một số tư tưởng duy tân như Nguyễn Trường Tộ,
Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch. Nhưng vì lợi ích dòng tộc và giai cấp, nhà
Nguyễn đã từ chối, thực hiện bế quan tỏa cảng. Vì vậy, Việt Nam trở thành
thuộc địa của Pháp.


<b>Câu 5</b> <b>Nêu nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ</b>
<b>XX. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động như thế nào đến tình</b>
<b>hình thế giới? </b>


<b>4.0</b>
<b>điểm</b>
<b>* Nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ</b>



<b>XX:</b>


- Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự thay đổi
tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản. Trong khi đó, kinh tế tư bản
càng phát triển thì u cầu về thị trường ngày càng cao…


0,5đ
- Từ đó, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thị


trường và thuộc địa: giữa Anh, Pháp, Nga với Đức, Áo - Hung trong Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918); giữa Anh, Pháp, Mĩ với Đức, Italia, Nhật
Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).


0,5đ
- Các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX đều do chủ nghĩa đế quốc hiếu


chiến gây ra.


0,5đ
<i>2. Tác động của chiến tranh thế giới hai đến tình hình thế giới:</i>


- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thât bại của phe phát xít và sự
thắng lợi của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Chiến tranh kết thúc
đã tạo nên chuyển biến căn bản trong tình hình thế giới sau chiến tranh.


0,5đ
- Mỹ và Liên Xô vươn lên trở thành những siêu cường mạnh nhất thế giới, lãnh


đạo hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa…. Trật tự thế giới hai cực


Ianta được thiết lập….


0,5đ
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ


nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và Châu Á. 0,5đ


- Chiến tranh làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ
nghĩa. Các nước phát xít bị tiêu diệt, Anh và Pháp đều suy yếu, riêng Mĩ ngày


càng vượt trội và đứng đầu thế giới về mọi mặt. 0,5đ
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào


giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các


đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi.… 0,5đ
<b>Câu 6 Nêu những nét chính về tình hình </b>

<b>chính trị, kinh tế, xã hội của</b>

<b> Việt Nam</b>


<b>ở giữa thế kỉ XIX. Qua đó, trình bày trách nhiệm của nhà Nguyễn trong</b>
<b>việc nước ta trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp?</b>


<b>4,0</b>
<b>điểm</b>
Những nét chính về tình hình Việt Nam ở giữa thế kỷ XIX:


- Về chính trị: các vua triều Nguyễn ra sức khơi phục chế độ quân chủ chuyên
chế, quyền lực tập trung vào tay Vua. Quan lại, địa chủ tăng cường áp bức, bóc
lột nhân dân


0,5đ


- Kinh tế: ngày càng sa sút, tài chính ngày càng khó khăn... 0,5đ
- Về đối ngoại: sai lầm trong chính sách cấm đạo và quan hệ với các nước láng


giềng sai lầm...; thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Quốc phòng: yếu kém, lạc hậu.... 0,5đ
- Về xã hội: các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi... 0,5đ
- Trách nhiệm của nhà Nguyễn:


+ Vì quyền lợi của giai cấp, dòng họ nên nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính
sách khơng phù hợp với hồn cảnh lịch sử.


+ Làm cho sức nước, sức dân bị suy giảm nghiêm trọng. Đặt Việt Nam vào thế
bất lợi trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp. Mất nước từ chỗ “không tất yếu”
trở thành “tất yếu”.


</div>

<!--links-->

×