Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng thần kinh trên vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----  ----

TRẦN HỮU THÀNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG
THẦN KINH TRÊN VAI

CHUYÊN NGÀNH: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
MÃ SỐ: 60 72 01 23

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS CAO THỈ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CẢM ƠN

Xin cảm ơn:
- PGS.TS.BS Cao Thỉ, thầy đã dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn,
sửa chữa và động viên tơi trong q trình làm luận văn.
- Quý thầy cô và các anh chị trong Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình và Bộ
mơn i i hẫu H c

iH c



Dư c T .HC .


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

TRẦN HỮU THÀNH


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1 Giải phẫu thần kinh trên vai và các cấu trúc liên quan ....................... 4
1.1.1 Giải phẫu thần kinh trên vai và sự phân nhánh ................................ 4
1.1.2 Các cấu trúc liên quan......................................................................... 6
1.1.2.1 Đám rối thần kinh cánh tay ............................................................. 6
1.1.2.2 Mạch máu trên vai............................................................................ 8
1.1.2.3 Dây chằng quạ vai trước ................................................................ 10
1.1.2.4 Khuyết trên vai và dây chằng ngang trên xương vai .................... 11
1.1.2.5 Khuyết ổ chảo gai vai và dây chằng ổ chảo gai vai ....................... 16

1.1.2.6 Cơ trên gai và cơ dưới gai .............................................................. 17
1.2 Hội chứng chèn ép thần kinh trên vai ................................................. 18
1.2.1 Nguyên nhân ...................................................................................... 18
1.2.2 Lâm sàng và cận lâm sàng ................................................................ 20


ii

1.2.2.1 Hình ảnh lâm sàng .......................................................................... 20
1.2.2.2 Cận lâm sàng................................................................................... 24
1.2.3 Điều trị ............................................................................................... 27
1.2.3.1 Điều trị bảo tồn ............................................................................... 27
1.2.3.2 Điều trị phẫu thuật ......................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 30
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ...................................................................... 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30
2.2.1. Thiết kế qui trình nghiên cứu .......................................................... 30
2.2.2. Dụng cụ ............................................................................................. 30
2.2.3. Các bước tiến hành ........................................................................... 32
2.3. Biến số .................................................................................................. 38
2.4. Xử lý số liệu và phân tích số liệu......................................................... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 39
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 39
3.1.1. Đặc điểm về tuổi ............................................................................... 39
3.1.2. Đặc điểm về giới tính ........................................................................ 39


iii


3.1.3. Đặc điểm về vị trí .............................................................................. 39
3.2. Đặc điểm giải phẫu .............................................................................. 40
3.2.1. Nguyên ủy thần kinh trên vai .......................................................... 40
3.2.2 Các nhánh vận động của thần kinh trên vai .................................... 41
3.2.3 Các nhánh cảm giác của thần kinh trên vai ..................................... 42
3.2.4. Tương quan giữa thần kinh trên vai và các cấu trúc giải phẫu tại
khuyết trên vai............................................................................................ 44
3.2.5. Tương quan giữa thần kinh trên vai và các cấu trúc giải phẫu tại
khuyết ổ chảo gai vai .................................................................................. 48
3.2.6 Khoảng cách từ khuyết trên vai và khuyết ổ chảo gai vai đến các
mốc giải phẫu cố định ở vùng vai .............................................................. 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 52
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 52
4.2 Đặc điểm giải phẫu ............................................................................... 52
4.2.1 Nguyên ủy thần kinh trên vai ........................................................... 52
4.2.2 Các nhánh vận động của thần kinh trên vai .................................... 53
4.2.3 Các nhánh cảm giác của thần kinh trên vai ..................................... 54
4.2.4 Tương quan giữa thần kinh trên vai và các cấu trúc giải phẫu tại
khuyết trên vai............................................................................................ 56
4.2.5 Tương quan giữa thần kinh trên vai và các cấu trúc giải phẫu tại
khuyết ổ chảo gai vai .................................................................................. 65


iv

4.2.6 Khoảng cách từ khuyết trên vai và khuyết ổ chảo gai vai đến các
mốc giải phẫu cố định ở vùng vai – Vùng an toàn .................................... 67
4.3 Các ứng dụng có thể rút ra từ đề tài ................................................... 71
4.4 Hạn chế của đề tài ................................................................................ 72

KẾT LUẬN ................................................................................................. 73
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75
PHỤ LỤC.................................................................................................... 86


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Thần kinh trên vai (phía trước) ...................................................... 5
Hình 1.2: Thần kinh trên vai (phía sau) ......................................................... 6
Hình 1.3: Đám rối thần kinh cánh tay ............................................................ 7
Hình 1.4: Động mạch trên vai (nhìn trước) .................................................... 9
Hình 1.5: Động mạch trên vai (nhìn sau) ....................................................... 9
Hình 1.6: Phân loại dây chằng quạ vai trước ............................................... 11
Hình 1.7: Phân loại khuyết trên vai.............................................................. 12
Hình 1.8: Khuyết trên vai và lỗ trên vai (loại V).......................................... 13
Hình 1.9: Lỗ trên vai kép ............................................................................. 13
Hình 1.10: Phân loại khuyết trên vai............................................................ 14
Hình 1.11: Phân loại dây chằng ngang trên vai ............................................ 15
Hình 1.12: Dây chằng ổ chảo gai vai ........................................................... 17
Hình 1.13: Cơ trên gai và cơ dưới gai .......................................................... 18
Hình 1.14: Cơ chế tổn thương thần kinh trên vai trong rách chóp xoay ....... 19
Hình 1.15: Khám tầm vận động khớp vai .................................................... 20
Hình 1.16: Khám sức cơ .............................................................................. 21
Hình 1.17: Khám cơ dưới vai ...................................................................... 21
Hình 1.18: Khám cơ trên gai và cơ dưới gai ................................................ 22


vi


Hình 1.19: Khám cơ trịn bé (dấu Hornblower’s)......................................... 22
Hình 1.20: Khám cơ nhị đầu........................................................................ 22
Hình 1.21: Teo cơ dưới gai đơn thuần trong tổn thương thần kinh trên vai tại
khuyết ổ chảo gai vai.................................................................................... 23
Hình 1.22: Hình ảnh x-quang khuyết trên vai (mũi tên) ............................... 24
Hình 1.23: Hình ảnh dựng hình nhờ chụp cắt lớp điện tốn cho thấy khuyết
trên vai hẹp (mũi tên) ................................................................................... 25
Hình 1.24: Hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy một nang lớn cạnh sụn viền
(mũi tên)....................................................................................................... 26
Hình 1.25: Mổ mở đi vào khuyết trên vai. ................................................... 28
Hình 1.26: Mổ nội soi.................................................................................. 29
Hình 1.27: Hình ảnh trong mổ nội soi.......................................................... 29
Hình 2.1: Dụng cụ phẫu tích ........................................................................ 31
Hình 2.2: Máy chụp hình ............................................................................. 31
Hình 2.3: Đường mổ.................................................................................... 32
Hình 2.4: Cơ delta và cơ thang được tách ra khỏi xương vai và xương địn . 33
Hình 2.5: Bóc tách và xác định các cấu trúc giải phẫu ................................. 33
Hình 2.6: Bộc lộ các cấu trúc giải phẫu tại khuyết trên vai và ghi nhận ....... 34
Hình 2.7: Bộc lộ các cấu trúc giải phẫu tại khuyết ổ chảo gai vai và ghi nhận
..................................................................................................................... 35


vii

Hình 2.8: Khoảng cách từ khuyết trên vai đến bờ ngồi mỏm cùng vai ....... 36
Hình 2.9: Khoảng cách từ khuyết trên vai đến đỉnh mỏm quạ...................... 36
Hình 2.10: Khoảng cách từ khuyết trên vai đến bờ trên ổ chảo .................... 37
Hình 2.11: Khoảng cách từ khuyết ổ chảo gai vai đến bờ sau ổ chảo ........... 37
Hình 3.1: Nguyên ủy thần kinh trên vai ....................................................... 40

Hình 3.2: Nhánh vận động cho cơ trên gai................................................... 41
Hình 3.3: Nhánh vận động cho cơ dưới gai ................................................. 42
Hình 3.4: Nhánh khớp trên thần kinh trên vai .............................................. 43
Hình 3.5: Nhánh khớp dưới thần kinh trên vai ............................................. 43
Hình 3.6: Dây chằng ngang trên vai ............................................................ 45
Hình 3.7: Mạch máu trên vai đi trên và thần kinh trên vai đi dưới dây chằng
ngang trên vai ............................................................................................... 47
Hình 3.8: Mạch máu trên vai đi cả phía trên và phía dưới dây chằng ngang
trên vai khi thần kinh đi phía dưới dây chằng ............................................... 47
Hình 3.9: Mạch máu và thần kinh trên vai đi dưới dây chằng ngang trên vai
..................................................................................................................... 48
Hình 3.10: Khoảng cách từ khuyết trên vai và khuyết ổ chảo gai vai đến các
mốc giải phẫu ............................................................................................... 51
Hình 4.1: Thần kinh trên vai xuất phát từ thân trên đám rối thần kinh cánh tay
đi song song bụng dưới cơ vai móng ............................................................ 53
Hình 4.2 Vùng an toàn mặt sau cổ ổ chảo .................................................... 69


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tuổi mẫu nghiên cứu .................................................................... 39
Bảng 3.2 Giới tính mẫu nghiên cứu ............................................................. 39
Bảng 3.3 Mẫu vai phẫu tích ......................................................................... 39
Bảng 3.4 Nguyên ủy thần kinh trên vai từ đám rối thần kinh cánh tay ......... 40
Bảng 3.5 Các nhánh vận động của thần kinh trên vai ................................... 41
Bảng 3.6 Các nhánh cảm giác của thần kinh trên vai ................................... 42
Bảng 3.7 Tỉ lệ hiện diện dây chằng quạ vai trước......................................... 44
Bảng 3.8 Tỉ lệ hiện diện dây chằng ngang trên vai ....................................... 44
Bảng 3.9 Tỉ lệ dây chằng ngang trên vai bị vơi hóa hồn tồn ..................... 44

Bảng 3.10 Tỉ lệ số bó dây chằng ngang trên vai ........................................... 45
Bảng 3.11 Tương quan vị trí thần kinh, mạch máu trên vai và dây chằng
ngang trên vai ............................................................................................... 46
Bảng 3.12 Tỉ lệ hiện diện dây chằng ổ chảo gai vai ..................................... 48
Bảng 3.13 Tương quan vị trí thần kinh, mạch máu trên vai và dây chằng
ngang ổ chảo gai vai ..................................................................................... 49
Bảng 3.14 Khoảng cách từ khuyết trên vai đến bờ trên ổ chảo ..................... 49
Bảng 3.15 Khoảng cách từ khuyết ổ chảo gai vai đến bờ sau ổ chảo ............ 50
Bảng 3.16 Khoảng cách từ khuyết trên vai đến bờ ngoài mỏm cùng vai ...... 50


ix

Bảng 3.17 Khoảng cách từ khuyết trên vai đến đỉnh mỏm quạ..................... 50
Bảng 4.1 Tỉ lệ các nhánh cảm giác của thần kinh trên vai ............................ 54
Bảng 4.2 Tỉ lệ hiện diện dây chằng quạ vai trước......................................... 57
Bảng 4.3 Tỉ lệ dây chằng ngang trên vai vơi hóa hồn tồn ......................... 60
Bảng 4.4 Tỉ lệ biến thể dây chằng ngang trên vai 1 bó và nhiều bó .............. 62
Bảng 4.5 So sánh tỉ lệ biến thể vị trí mạch máu trên vai tại khuyết trên vai.. 64
Bảng 4.6: Tỉ lệ hiện diện dây chằng ổ chảo gai vai ...................................... 66
Bảng 4.7: Khoảng cách từ khuyết trên vai đến bờ trên ổ chảo (A) và bờ sau ổ
chảo (B) ....................................................................................................... 67
Bảng 4.8 Khoảng cách từ khuyết trên vai đến bờ ngoài mỏm cùng vai (C) .. 70


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thần kinh trên vai là một thần kinh hỗn hợp có nguyên uỷ từ đám rối
thần kinh cánh tay. Nó có vai trị rất quan trọng ở vùng vai vì vừa chi phối

vận động cho cơ trên gai và dưới gai, là hai cơ thuộc nhóm cơ chóp xoay; vừa
nhận các nhánh cảm giác từ các khớp vùng vai và một nhánh cảm giác vùng
da trên ngoài cánh tay.
Tổn thương thần kinh trên vai thường do sự chèn ép hoặc sự kéo căng
quá mức gây ra bởi những tổn thương khác. Tổn thương này dẫn đến một
hình ảnh lâm sàng gồm: đau và yếu khi vai thực hiện động tác gập vai và
xoay ngoài. Schilf đưa ra bằng chứng đầu tiên về sự chèn ép thần kinh trên
vai vào năm 1952 [69]. Năm 1959, hình ảnh lâm sàng đầy đủ của bệnh lý thần
kinh trên vai được mô tả bởi Thompson và Kopell [76]. Nhiều tác giả khác đã
báo cáo những nghiên cứu liên quan đến tổn thương thần kinh trên vai gây ra
bởi phẫu thuật viên trong phẫu thuật vùng vai, bất thường dây chằng ngang
trên vai, hạch, nang, khối u vùng vai, chấn thương, gãy xương vai hoặc vơi
hóa dây chằng [89]. Bệnh lý thần kinh trên vai cũng có thể xảy ra bởi tổn
thương kéo căng do thực hiện các động tác thể thao đưa tay qua đầu quá mức,
hoặc là hậu quả của co rút cơ do rách chóp xoay. Ngồi ra, Van Meir và cộng
sự thấy tổn thương thần kinh trên vai còn do phình tĩnh mạch trên vai [85].
Cho đến nay tỷ lệ mắc bệnh lý thần kinh trên vai vẫn chưa được thống kê một
cách đầy đủ. Điều trị tổn thương thần kinh trên vai bao gồm điều trị bảo tồn
và phẫu thuật, trong đó việc điều trị bảo tồn ban đầu được đặt ra trong các tổn
thương thần kinh trên vai đơn thuần, không liên quan đến các tổn thương
chiếm chỗ và rách chóp xoay. Điều trị phẫu thuật bao gồm phương pháp như
mổ mở hoặc mổ nội soi. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật được cân


2

nhắc cho từng trường hợp cụ thể dựa vào chẩn đoán lâm sàng, điện cơ,
nguyên nhân tổn thương, và vị trí của tổn thương [13].
Bên cạnh đó, các phẫu thuật vùng vai là các can thiệp rất đau đớn trong
phẫu thuật chỉnh hình, đặc biệt là các cuộc đại phẫu thường gây đau nhiều

trong 48 giờ sau mổ, đòi hỏi việc cần thiết gây tê thần kinh trên vai và thần
kinh nách để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng sau mổ [49].
Một cái nhìn chi tiết tồn diện về giải phẫu thần kinh trên vai gồm
nguyên ủy, đường đi, sự phân nhánh và mối tương quan của nó với các cấu
trúc giải phẫu khác của vùng vai sẽ giúp ích rất nhiều cho q trình điều trị,
đặc biệt là cho các phẫu thuật viên, giúp tránh làm tổn thương nó trong q
trình phẫu thuật hoặc tiếp cận nó dễ dàng trong phẫu thuật chuyển ghép thần
kinh hoặc gây tê thần kinh.
Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào trên người Việt Nam về cấu trúc
giải phẫu của thần kinh trên vai.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định tiến hành “nghiên
cứu giải phẫu ứng dụng thần kinh trên vai”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định đặc điểm giải phẫu của thần kinh trên vai: nguyên ủy, đường
đi và sự phân nhánh.
Xác định mối tương quan của thần kinh trên vai với một số cấu trúc lân
cận.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu thần kinh trên vai và các cấu trúc liên quan
1.1.1 Giải phẫu thần kinh trên vai và sự phân nhánh
Thần kinh trên vai là một thần kinh ngoại biên hỗn hợp, có chứa cả hai
thành phần vận động và cảm giác, xuất phát từ rễ bụng của các dây thần kinh

cột sống cổ C4 (ít gặp), C5 và C6 [25],[86]. Sau khi phân nhánh từ thân trên
của đám rồi thần kinh cánh tay, nó đi sau xương địn ở tam giác cổ sau và
song song với bụng dưới của cơ vai móng, tiếp tục đi sâu vào cơ thang [74].
Sau đó nó đi hướng theo bờ trên xương bả vai, đi qua khuyết trên vai. Ở đây
nó đi phía dưới dây chằng ngang trên xương vai, phía trên hoặc dưới dây
chằng quạ vai trước và vào hố trên gai [9]. Sau khi vào hố trên gai, thần kinh
trên vai cho các nhánh vận động đến cơ trên gai, nhận các nhánh cảm giác từ
khớp cùng đòn, khớp ổ chảo cánh tay, các dây chằng xung quanh và da phần
trên ngoài cánh tay; sau đó đi vịng qua bờ ngồi của gai vai hay khuyết ổ
chảo gai vai phía trong dây chằng ổ chảo gai vai và cho nhánh vận động đến
cơ dưới gai [23],[74]. Trong hầu hết các trường hợp, các dây thần kinh đi qua
khuyết trên vai dưới dây chằng ngang trên vai trong khi động mạch liên quan
của nó đi phía trên dây chằng [25].


5

Hình 1.1: Thần kinh trên vai (phía trước)
(Nguồn: Netter Frank H., 2014) [51]


6

Hình 1.2: Thần kinh trên vai (phía sau)
(Nguồn: Netter Frank H., 2014) [51]
1.1.2 Các cấu trúc liên quan
1.1.2.1 Đám rối thần kinh cánh tay
Đám rối thần kinh cánh tay là một mạng lưới phức tạp của các dây thần
kinh, chịu trách nhiệm phân bố cho chi trên [43]. Đám rối thần kinh cánh tay
do 5 rễ trước của C5, C6, C7, C8, T1 tạo thành. Ngoài ra, đám rối cánh tay có

thể nhận một vài bó sợi từ C4 và T2. Nếu một đám rối có sự đóng góp của C4
được gọi là “tiền lập”. Tỷ lệ của đám rối tiền lập thay đổi từ 28-62%. Nếu có
sự đóng góp của T2, thì đám rối được gọi là “hậu lập”. Tỷ lệ của đám rối hậu
lập thay đổi từ 16-73%.
Đám rối thần kinh cánh tay được chia thành rễ, thân, nghành, bó và
dây. Rễ, thân, và ngành nằm trong tam giác cổ sau, cịn bó thì nằm trong hố
nách. Các rễ và thân nằm ở vùng trên đòn, các ngành nằm ở sau xương địn,
cịn bó và các dây thần kinh nằm phía dưới địn.
Sau khi rời lỗ gian đốt sống một đoạn ngắn, mỗi rễ nhận thành phần
giao cảm thông qua một nhánh thông xám. Các rễ nhận thành phần giao cảm
của nó từ hạch giao cảm cổ dưới.


7

Đám rối thần kinh cánh tay bắt đầu ngay từ bờ xa của cơ bậc thang. Tại
đây, rễ C5- C6 hợp lại thành thân trên, rễ C7 thành thân giữa, rễ C8-T1 thành
thân dưới. Ba thân này đi hướng xuống dưới, ra ngồi ngay phía sau xương
địn và mỗi thân chia thành ngành trước và sau. Ngành trước của thân trên và
giữa tạo nên bó ngồi, ngành trước thân dưới tạo nên bó trong, ngành sau của
3 thân tạo nên bó sau. Ba bó này vây quanh động mạch nách và được đặt tên
dựa trên mối liên quan so với động mạch nách.
Thần kinh trên vai là thần kinh duy nhất xuất phát từ thân đám rối.

Hình 1.3: Đám rối thần kinh cánh tay
(Nguồn: Netter Frank H., 2014) [51]


8


1.1.2.2 Mạch máu trên vai
Theo y văn, động mạch trên vai là nhánh thấp đầu tiên của thân giáp cổ
của động mạch dưới đòn, chạy ngang ra tam giác cổ sau song song, phía sau,
và phía trên xương địn. Ban đầu nó đi ra ngồi ở phía trước cơ bậc thang
trước và thần kinh hồnh sau đó nó vượt qua trước 1/3 xa động mạch dưới
địn. Sau đó nó đi ra sau và vịng qua bụng dưới cơ vai móng để đến bờ trên
xương vai, tại đây nó đi qua phía trên dây chằng ngang trên vai để đi vào hố
trên gai và vòng qua khuyết ổ chảo gai vai để vào hố dưới gai. Ở vùng sau
vai, nó cho các nhánh nối với động mạch vai sau và vòng nối với nhánh vai
của động mạch dưới vai.
Bình thường động mạch trên vai bắt đầu đi cùng với thần kinh trên vai
ở khoảng giữa của bờ trên gai vai. Thần kinh trên vai thì đi dưới dây chằng
ngang vai trong khi động mạch trên vai thì thường đi phía trên và sau đó cùng
nhau đi vào hố trên gai rồi song hành đến khi tận hết.
Tĩnh mạch trên vai đi cùng với động mạch và nằm phía trước trên động
mạch. Nó thường nhận máu từ các vùng tương ứng với động mạch, đi qua
khuyết trên vai và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch cảnh ngồi. Vùng vai sau cũng
có thể được dẫn máu bởi tĩnh mạch vai sau và vòng nối quanh vai của tĩnh
mạch dưới vai [33],[64].
Khi đi qua khuyết trên vai, sự sắp xếp của mạch máu trên vai có nhiều
biến thể, phân loại một cách tổng quát theo Yang và cộng sự [90] gồm 3 loại:
- Loại I: các mạch máu đều đi trên dây chằng ngang trên vai
- Loại II: các mạch máu đi trên và dưới dây chằng ngang trên vai (có ít
nhất một mạch máu đi trên và dưới dây chằng ngang trên vai)
- Loại III: các mạch máu đều đi dưới dây chằng ngang trên vai


9

Hình 1.4: Động mạch trên vai (nhìn trước)

(Nguồn: Netter Frank H., 2014) [51]

Hình 1.5: Động mạch trên vai (nhìn sau)
(Nguồn: Netter Frank H., 2014) [51]


10

1.1.2.3 Dây chằng quạ vai trước
Năm 2002, Avery và cộng sự [9] đã xác định được một dây chằng ở
dưới dây chằng ngang trên vai tại khuyết trên vai có thể gây ra chèn ép thần
kinh trên vai và định danh nó là dây chằng quạ vai trước. Nó nằm ở phía trước
và phía dưới lỗ trên vai khoảng 1 – 2 mm ở mặt trước xương vai, nó bám vào
mặt trong của gốc mỏm quạ và bờ trong của lỗ trên vai. Tỷ lệ xuất hiện của
dây chằng này không hằng định. Một báo cáo của Avery cho biết tỷ lệ này là
60% ở Mỹ [9], khoảng 51% ở Ba Lan – nghiên cứu của Polguj [60],[61], 28%
ở Thái Lan – nghiên cứu của Piyawinijwong và Tantipoon [54], và ở Thổ Nhĩ
Kì là 18.8% - nghiên cứu của Bayramoglu [10].
Avery và cộng sự [9] quan sát thấy thần kinh trên vai đi phía dưới dây
chằng quạ vai trước, ngược lại Piyawinijwong và Tantipoon [54],
Bayramoglu [10] và Gurses [33] báo cáo rằng thần kinh trên vai đi giữa dây
chằng ngang trên vai và dây chằng quạ vai trước trong tất cả các trường hợp.
Polguj [61] quan sát thấy cả 2 trường hợp trong nghiên cứu của mình.
Polguj và cộng sự [61] phân loại dây chằng quạ vai trước thành 4 loại:
- Loại I: hình quạt
- Loại II: hình dải
- Loại III: có 2 thân
- Loại IV: dây chằng bị thối hóa



11

Hình 1.6: Phân loại dây chằng quạ vai trước
STSL: dây chằng ngang trên vai, ACSL: dây chằng quạ vai trước
(A): loại I, (B): loại II, (C): loại III, (D): loại IV
(Nguồn: Polguj M., 2014) [59]
1.1.2.4 Khuyết trên vai và dây chằng ngang trên xương vai
Khuyết trên vai là phần lõm phía ngồi bờ trên xương vai chạy đến phía
trong mỏm quạ. Bắc ngang qua 2 bờ của nó là dây chằng ngang trên vai. Cấu
tạo này đã hình thành nên lỗ trên vai. Thần kinh trên vai đi qua lỗ này để đến
hố trên gai [38],[45]
Khuyết trên vai được phân loại thành 5 loại dựa vào hình dáng của bờ
dưới khuyết và đường kính ngang và đường kính dọc của khuyết trên vai
[1],[66]. 5 loại này là:
- Loại I: không có khuyết trên vai
- Loại II: khuyết trên vai đường kính ngang lớn hơn đường kính dọc.
- Loại III: khuyết trên vai đường kính ngang nhỏ hơn đường kính dọc.
- Loại IV: Vơi hóa hồn tồn dây chằng ngang trên vai hình thành nên
lỗ trên vai.
- Loại V: Xuất hiện đồng thời lỗ trên vai và khuyết trên vai.


12

Ở loại IV và V thì các đường kính khơng thể xác định được do sự cốt
hóa của dây chằng ngang trên xương vai.

Hình 1.7: Phân loại khuyết trên vai
(A): Loại I, (B): Loại II, (C): Loại III, (D): Loại IV
(Nguồn: Dương Văn Hải, 2012) [1]



13

Hình 1.8: Khuyết trên vai và lỗ trên vai (loại V)
(Nguồn: Satheesha BN., 2014) [68]
Ngoài ra, một trường hợp hiếm gặp hơn nữa của khuyết trên vai cịn
được tìm thấy trong y văn là lỗ trên vai kép.

Hình 1.9: Lỗ trên vai kép
(Nguồn: Wang H.J., 2011) [88]


×