Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân biệt những điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.29 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
1. Phân biệt những điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu cơng nghiệp. Cho ví
dụ minh họa...............................................................................................................................................1
2.

Bài tập.................................................................................................................................................5
Đề bài:.....................................................................................................................................................5
a.

Cơng ty Hùng Hương có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khơng?..............................5

b.

Trong trường hợp có hành vi xâm phạm, những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt Công

ty Hùng Hương?....................................................................................................................................7
c.

Ban quản lý rượu Scotch Whisky có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn

địa lý rượu mạnh Scoth Whiskey cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu này ở Việt Nam khơng?
Vì sao?...................................................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................12


1. Phân biệt những điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu cơng
nghiệp. Cho ví dụ minh họa
Khái niệm: Theo khoản 2 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm
2009 quy định về quyền tác giả: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Có thể thấy, quyền tác giả bao gồm
quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác


phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu 1. Theo đó, quyền tác giả có hai loại chủ thể là:
tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Về phương diện khách quan, quyền tác giả là
tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh
tế của các chủ thể được xác định trong mối quan hệ với tác phẩm. Về phương diện
chủ quan, quyền tác giả cũng là một quyền dân sự. “Quyền tác giả là quyền dân sự cụ
thể (quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư các là tác giả hoặc chủ sở
hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền
khởi kiện hay khơng khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm 2”. Trong quan hệ
này, chủ thể là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả; khách thể là tác phẩm văn học,
khoa học, nghệ thuật; nội dung là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả. VD: Nhạc sĩ sáng tác một tác phẩm âm nhạc thì là tác giả
của tác phẩm ấy, được độc quyền công bố, hoặc cho người khác công bố tác phẩm của
mình. Những hành vi như sao chép, sửa chữa, cơng bố tác phẩm mà khơng có sự đồng
ý của tác giả là xâm phạm quyền tác giả.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
quy định về quyền sở hữu công nghiệp: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kể bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Về phương diện
khách quan, quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ sở hữu công nghiệp, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra,
sử dụng và chuyển giao các đối tượng được pháp luật coi là đối tượng sở hữu cơng
nghiệp. Dưới góc độ này, quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản
vơ hình. Bên cạnh đó, quyền sở hữu cơng nghiệp khơng chỉ chịu sự điều chỉnh của
1 Điều 18, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
2 Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb. Công an nhân dân, tr. 34

2



pháp luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế song phương và
đa phương. Về phương diện chủ quan, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của
chủ thể được xác định đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp. Theo đó, quyền sở
hữu công nghiệp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng,
chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm
các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể, quyền ngăn chặn những hành
vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của tác giả, chủ sở
hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng
đó. Dưới góc độ quan hệ pháp luật, chủ thể của quyền sở hữu doanh nghiệp là tác giả,
chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, hoặc cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Thời điểm phát sinh quyền: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật SHTT quy định về
căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm
được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, khơng phân biệt nội
dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chưa công bố,
đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Quyền tác giả được xác lập dựa trên cơ chế bảo hộ tự
động. Kể từ khi tác giả có hành vi tạo ra tác phẩm dưới hình thức khách quan mà
người khác có thể nhận biết được, quyền tác giả đối với tác phẩm đó được xác lập, tác
giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của tác giả mà khơng phụ thuộc vào
thể thức, thủ tục đăng ký nào. Luật bảo hộ quyền tác giả của các nước đều quy định
về việc bảo hộ tự động. Đối với quyền sở hữu công nghiệp, thời điểm phát sinh sẽ là
từng thời điểm khác nhau tùy vào đối tượng được bảo hộ. Quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc
tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu
nổi tiếng; Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở
dử dụng hợp pháp tên thương mại đó3. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được pháp luật
bảo hộ khi chúng đã được cơ quan nhà nước chính thức cấp văn bằng bảo hộ. Đăng
ký văn bằng bảo hộ là điều kiện để nhận được sự bảo hộ của pháp luật trong trường

hợp có tranh chấp xảy ra. Đây là cách thức để thông báo tài sản này đã thuộc về chủ
3 Xem thêm: Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

3


thể xác định, qua đó tránh tình trạng tài sản bị người khác chiếm đoạt mà khơng có
căn cứ bảo vệ quyền của mình. Nếu việc đăng ký quyền tác giả không phải là quy
định bắt buộc đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, việc đăng ký quyền tác giả
chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi xảy ra tranh chấp về quyền
tác giả; thì với quyền sở hữu cơng nghiệp, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp là bắt
buộc. Nếu không tiến hành đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cho đối tượng được
tạo ra thì sẽ khơng được pháp luật bảo hộ trong trường hợp có người khác chiếm đoạt
hoặc đăng ký trước. Bên cạnh đó, vẫn cịn có một số đối tượng sở hữu công nghiệp
được xác lập quyền một các tự động mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký như
bí mật kinh doanh và tên thương mại do đặc trưng của đối tượng này.
Đối tượng bảo hộ: Điều 14 Luật SHTT quy định cụ thể các đối tượng được bảo
hộ quyền tác giả, bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác phẩm là
thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Đối
tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Điều kiện bảo hộ: Pháp luật về quyền tác giả không quy định về điều kiện bảo
hộ về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ. Đối tượng của quyền tác giả được bảo
hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật; tác phẩm phải do tác
giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình, khơng phải sao chép từ tác
phẩm của người khác. Mọi người đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa
học và khi sự sáng tạo đó được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì khơng phụ
thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, đều được bảo hộ quyền tác giả. Trong
khi đó, quyền sở hữu cơng nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng. Đối tượng sở hữu

công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật sở hữu trí tuệ quy định,ví
dụ như với đối tượng là sáng chế, địi hỏi đối tượng phải có tính mới, tính sáng tạo và
có khả năng áp dụng trong công nghiệp. VD: Quyền tác giả: A mới học chơi đàn
guitar và tự sáng tác những đoạn nhạc ngắn. Kể từ khi A tạo ra những đoạn nhạc này,
thể hiện trên nhạc phổ thì quyền tác giả của A đối với tác phẩm đã được xác lập,
không dựa trên nội dung hay tính nghệ thuật của đối tượng. Quyền sở hữu công
nghiệp: Công ty TNHH A giao nhiệm vụ cho nhân viên B là nghiên cứu và phát triển
sản phẩm của cơng ty. Anh B đã tìm ra một sản phẩm mới, khi công ty TNHH A nộp
4


đơn đăng ký quyền sở hữu sáng chế đối với sản phẩm mà anh B tạo ra, cơ quan có
thẩm quyền phải thẩm định đơn đăng ký của công ty A, trong đó có thẩm định điều
kiện đối với sáng chế được bảo hộ theo quy định tại Điều 58 Luật SHTT. Nếu sản
phẩm mà anh B tạo ra không đáp ứng được một trong các điều kiện được quy định,
thì đơn đăng ký của cơng ty TNHH A sẽ được coi là không hợp lệ (Điều 117 Luật
SHTT)
Về mục đích: Một trong những tiêu chí để phân chia kết quả hoạt động sáng tạo
trí tuệ thành quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là căn cứ vào tính hữu ích
hay khả năng ứng dụng của chúng. Từ đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, có thể thấy đối tượng của quyền tác giả
chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học tạo ra các giá trị tinh
thần cho xã hội. Khác với các đối tượng của quyền tác giả, chủ yếu áp dụng trong
hoạt động tinh thần, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn liền với hoạt
động sản xuất, kinh doanh thương mại. Có thể thấy điều này được thể hiện ngay trong
điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
và thiết kế bố trí phải có khả năng áp dụng cơng nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có giá
trị đối với đời sống con người; đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bí
mật kinh doanh phải chứa đựng các chỉ dẫn thương mại.
Thời hạn bảo hộ: Thời hạn bảo hộ của quyền tác giả được quy định tại điều 27

Luật SHTT. Theo đó, quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 được bảo hộ
vô thời hạn; quyền nhân thân tại khoản 3, quyền tài sản bảo hộ có thời hạn. Thời hạn
bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 93 Luật SHTT. Theo
đó, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ. Có thể
thấy, so với quyền sở hữu cơng nghiệp, quyền tác giả có thời hạn bảo hộ dài hơn,
thường là hết cuộc đời tác giả, 50 năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân
thân của tác giả được bảo hộ suốt đời. Thời hạn bảo hộ với quyền sở hữu công nghiệp
tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp; với đối tượng là sáng
chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng cơng nghiệp (chỉ được
gia hạn 2 lần); đối tượng có thời hạn bảo hộ và được gia hạn như nhãn hiệu (được gia
hạn nhiều lần); đối tượng được bảo hộ vô thời hạn như chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,
bí mật kinh doanh. Sự khác biệt này là do đặc điểm luôn gắn với hoạt động sản xuất,
kinh doanh thương mại của đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sự
5


sáng tạo của con người là vơ hạn, có thể thấy trên thực tiễn về sự thay đổi nhanh
chóng của nền cơng nghiệp hiện nay. Do đó, những sáng tạo phù hợp với điều kiện
hiện nay rất có thể sẽ sớm khơng cịn phù hợp với điều kiện của tương lai. Kết quả
sáng tạo của người này có thể là tiền đề cho một kết quả sáng tạo khác, việc bảo hộ
sáng tạo đó với một thời gian dài sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của xã hội. Vì
vậy việc quy định thời hạn bảo hộ ngắn, thậm chí khơng được gia hạn đối với một số
đối tượng, là điều cần thiết.
Văn bằng bảo hộ: Đối với quyền tác giả, đăng ký quyền tác giả là việc tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận về
thơng tin tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả. Quyền tác giả
được bảo hộ trên phạm vi toàn bộ các nước tham gia công ước Bern. Đối với quyền
sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin về chủ sở hữu, tác giả
(đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí), đối tượng, phạm vi và thời

hạn bảo hộ. Văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Văn bản có hiệu lực từ
ngày cấp và được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
2. Bài tập
Đề bài: Rượu mạnh Scotch Whisky của Anh đã đăng ký và được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam từ năm 2010. Ngày 06/09/2015, Hải quan
tỉnh Lạng Sơn nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng rượu Scotch Whisky do Công ty
Hùng Hương nhập từ Trung Quốc, trên sản phẩm có ghi “bottled in Hong Kong”
(đóng chai tại Hồng Kông). Ban quản lý rượu Scotch Whisky cho biết tiêu chuẩn
rượu gắn chỉ dẫn địa lý Scotch Whisky là sản phẩm được sản xuất và đóng chai tại
Edinburgh, Scotland.
a. Cơng ty Hùng Hương có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khơng?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về xác định hành vi
xâm phạm: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ quy định tại các Điều 28,35,126,127,129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ,
khi có đầy đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ;
6


2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét khơng phải là chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và
khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145,
190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy
ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng

tin tại Việt Nam.”
Theo đề bài, tiêu chuẩn rượu gắn chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey là sản phẩm
được sản xuất và đóng chai tại Edinburgh, Scotland. Rượu mạnh Scoth Whiskey của
Anh đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam từ
năm 2010. Theo Điều 93 Luật SHTT quy định về hiệu lực văn bản bảo hộ: “Giấy
chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vơ thời hạn kể từ ngày cấp”. Do đó, tại
thời điểm cơng ty Hùng Hương nhập rượu từ Trung Quốc vào ngày 6/9/2015, rượu
mạnh Scoth Whiskey vẫn là đối tượng được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật
Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm
phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: “Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện
dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh
doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ”. Theo đề bài đưa ra, Ban quản lý rượu Scoth Whiskey đưa ra tiêu chuẩn rượu gắn
chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey là sản phẩm được sản xuất và đóng chai tại Edinburgh,
Scotland. Tuy nhiên, công ty Hùng Hương đã nhập lô hàng rượu Scoth Whiskey từ
Trung Quốc, trên sản phẩm có ghi “bottled in HongKong” tức là được đóng chai tại
Hồng Kong. Theo điểm d, khoản 3 Điều 129 Luật SHTT quy định về hành vi xâm
phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: “Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất
xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp nêu chỉ dẫn về
nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng
7


dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các loại, kiểu, dạng, phỏng theo
hoặc những từ ngữ tương tự như vậy”. Sản phẩm rượu mà công ty Hùng Hương nhập
khẩu được đóng chai tại Hồng Kong nhưng lại gắn mác rượu mạnh Scoth Whiskey,
trong khi chỉ sản phẩm rượu được sản xuất, đóng chai tại Edinburgh, Scotland mới

được được gắn chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey. Như vậy đây là hành vi xâm phạm
quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Chủ thể được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý phải là tổ chức, cá nhân nằm trong
khu vực địa lý đăng ký chỉ dẫn rượu mạnh Scoth Whiskey hay những chủ thể được sự
cho phép của cơ quan có thẩm quyền mới có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó đối với
sản phẩm của mình. Cơng ty Hùng Hương khơng nằm trong khu vực địa lý đăng ký
chỉ dẫn rượu mạnh Scoth Whiskey, cũng không phải là tổ chức được trao quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật SHTT. Tại khoản 3 Điều
124 quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý, trong đó có hành vi “nhập khẩu hàng hóa có
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ”. Trong trường hợp này, công ty Hùng Hương là
đơn vị nhập khẩu sản phẩm rượu được gắn chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey, nhưng lại
được đóng chai tại Hồng Kong. Như vậy, công ty Hùng Hương không phải chủ thể
được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý, cũng không phải tổ chức được trao quyền sử dụng
chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey đối với sản phẩm rượu mạnh Scoth Whiskey.
Công ty Hùng Hương nhập khẩu sản phẩm rượu Scoth Whiskey từ Trung Quốc
vào Việt Nam. Ngày 06/09/2015, Hải quan tỉnh Lạng Sơn nhận được yêu cầu tạm
dừng lô hàng rượu Scotch Whisky do Công ty Hùng Hương nhập từ Trung Quốc, trên
sản phẩm có ghi “bottled in Hong Kong”. Vì vậy hành vi này xảy ra ở trên lãnh thổ
Việt Nam.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy, hành vi nhập khẩu rượu Scoth Whiskey
có dán nhãn “bottled in HongKong” của công ty Hùng Hương là hành vi xâm phạm
đến quyền sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
b. Trong trường hợp có hành vi xâm phạm, những cơ quan nào có thẩm
quyền xử phạt Công ty Hùng Hương?
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm về bảo hộ cũng
như quản lý hành chính về lĩnh vực SHTT và gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ
thể có quyền SHTT đó cũng như ảnh hưởng đến xã hội. Theo Điều 199 Luật SHTT
quy định về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá
8



nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy
theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự”.
Việc áp dụng biện pháp dân sự và hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy
nhiên, để áp dụng biện pháp dân sự, chủ thể quyền là (người bị xâm phạm) phải tiến
hành khởi kiện vụ án ra tịa án có thẩm quyền giải quyết đề yêu cầu tòa án áp dụng
các biện pháp dân sự đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (bị
đơn). Vì vậy, biện pháp dân sự không được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ trong tình huống mà đề bài đưa ra. Về biện pháp hình sự, khoản
1 Điều 226 BLHS 2015 quy định: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tương
là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại...”. Hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý được quy định trong luật SHTT là hàng
hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng
được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Theo quy
định của pháp luật hình sự, đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,
mà khơng phải mọi đối tượng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mới
có thể bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Mà dấu hiệu để phân biệt hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở đây là dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu
tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ. Theo đề bài
đưa ra, sản phẩm rượu mà công ty Hùng Hương nhập khẩu từ Trung Quốc có gắn mác
Scoth Whiskey, nhưng trên sản phẩm ghi “bottled in HongKong”. Có thể thấy, sản
phẩm mang dấu hiệu vi phạm khơng khó để phân biệt nếu so với chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ, trên chai rượu ghi “đóng chai tại Hồng Kong”, trong khi đó tiêu chuẩn đưa ra
là sản phẩm được sản xuất và đóng chai tại Edinburgh, Scotland. Như vậy, trong
trường hợp này,hành vi vi phạm của công ty Hùng Hương khơng thể bị xử lý bằng
biện pháp hình sự.
Theo khoản 1 Điều 211 Luật SHTT quy định các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính:

“a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người
tiêu dùng hoặc cho xã hội;

9


b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ thơng báo bằng văn bản u cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, bn bán hàng hố giả mạo về sở hữu trí
tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện
hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.
Hành vi của công ty Hùng Hương là nhập khẩu lô hàng rượu Scoth Whiskey bị
vi phạm về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tí tuệ căn
cứ theo điểm d khoản 1 Điều 211 LSHTT. Theo quy định của pháp luật, công ty Hùng
Hương sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi của mình theo quy định
tại điểm c khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp.
Theo Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định về thẩm quyền xử phạt:
“1. Thanh tra Khoa học và Cơng nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi
phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Thơng tin và Truyền thơng có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm
quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.
3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong
hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong
nước;
b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong

hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường
hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này mà xác định được
cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý
hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.
4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9,
10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng
hóa.

10


5. Cơng an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các
hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi
phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi
phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và
phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52
của Luật xử lý vi phạm hành chính.”
Với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty Hùng Hương, cơng ty
có thể bị xử phạt hành chính bởi các cơ quan sau:
Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm
quy định tại Chương II của Nghị định này, trong đó có Điều 11 thuộc Chương II. Như
vậy, thanh tra Khoa học và Cơng nghệ có thể xử phạt hành chính đối với hành vi xâm
phạm của công ty Hùng Hương.
Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại các
Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng
hóa tại thị trường trong nước. Như vậy, Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn có thẩm
quyền xử phạt hành chính cơng ty Hùng Hương với hành vi buôn bán, vận chuyển sản
phẩm rượu Scoth Whiskey gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo tại thị trường trong nước.

Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 10,
11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng
hóa.Hải quan tỉnh Lạng Sơn có thẩm quyền xử phạt công ty Hùng Hương với hành vi
nhập khẩu rượu Scoth Whiskey gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo.
Cơ quan cơng an có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều
9, 12 và 13 của Nghị định này. Như vậy, cơ quan cơng an tỉnh Lạng Sơn có thẩm
quyền xử phạt hành chính Cơng ty Minh hải với hành vi bn bán, vận chuyển, tàng
trữ sản phẩm rượu có gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính cơng ty
Minh Hải khi buôn bán rượu gắn chỉ dẫn địa lý giả mạo trên địa bàn phạm vi tỉnh,
huyện

11


Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cơng ty Hùng Hương vì hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ là: Thanh tra Khoa học Công nghệ; Quản lý thị trường tỉnh Lạng
Sơn, Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Cơ quan Công an; UBND tỉnh, huyện.
c. Ban quản lý rượu Scotch Whisky có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Scoth Whiskey cho một doanh nghiệp
nhập khẩu rượu này ở Việt Nam không? Vì sao?
Ban quản lý rượu Scoth Whiskey khơng thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý rượu mạnh Scoth Whiskey cho một doanh nghiệp nhập khẩu rượu
này ở Việt Nam.
Thứ nhất về đối tượng chuyển giao, đối tượng sở hữu công nghiệp ở đây là chỉ
dẫn địa lý. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật SHTT 2005 quy định:
“Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại là không được chuyển giao”. Chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình (khoản 1 Điều 141 LSHTT). Tiêu chuẩn để

sản phẩm được gắn chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey là sản phẩm được sản xuất và đóng
chai tại Edinburgh, Scotland; danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều
kiện địa lý quyết định, có thể là do yếu tố con người (quy trình sản xuất truyền
thống,..) hoặc yếu tố tự nhiên (khí hậu, nguồn nước,...). Do đó, nếu một doanh nghiệp
tại Việt Nam sử dựng tên chỉ dẫn địa lý Scoth Whiskey để gắn lên những sản phẩm
được sản xuất ở nơi khác thì sản phẩm đó khơng cịn những đặc trưng của loại rượu
được sản xuất và đóng chai tại Edinburgh, Scotland.
Thứ hai về chủ sở thể có quyền chuyển giao, chỉ chủ sở hữu đối tượng sở hữu
cơng nghiệp mới có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
cho người khác (khoản 1 Điều 141 LSHTT). ”. Căn cứ vào Điều 8 Nghị định số
103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa
lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại
Việt Nam. Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “Quyền đăng ký
chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá
nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện
quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở
12


thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó”. Vì vậy, ở đây ban quản lý rượu Scoth Whiskey
không phải chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Chính phủ, Nghị định 105/2006/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ”
3. Chính phủ, Nghị định 103/2006/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp”

4. Chính phủ, Nghị định 99/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp”
5. Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb. Cơng

an nhân dân.

13



×