Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bình luận văn học: "Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.03 KB, 10 trang )

Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: Vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi!
"Dân tộc là một siêu cơ thể, một thực thể tinh thần, siêu cá nhân và siêu đẳng
cấp, một yếu tố bản thể sống động và sáng tạo thể hiện mình bằng muôn vàn
biểu hiện cụ thể, nhưng không trùng khít với bất cứ một biểu hiện hay nhóm
biểu hiện nào, không bị vắt kiệt bởi bất cứ một thành quả nào, dù có giá trị đến
đâu chăng nữa..."
... "Không thể đòi hỏi nhà thơ chỉ thể hiện tư tưởng tình cảm của những con
người đồng tộc đồng thời bằng một ngôn ngữ ai ai cũng cảm thụ được..."
Không phải bây giờ, mà từ ngàn xưa, ông cha chúng ta cũng như người ở các
nước khác trên thế giới đã phải luôn luôn bận tâm suy nghĩ về cái mà hiện nay
được gọi là tính dân tộc, bản sắc dân tộc.
Lịch sử loài người là gì, nếu không phải là lịch sử của sự hình thành, đấu tranh
để sinh tồn và phát triển của các tộc người khác nhau? Trong quá trình ấy, tộc
người nào cũng phải đi từ sự khẳng định một cách vô thức, một cách tự phát đến
sự tự ý thức ngày càng cao hơn, đầy đủ hơn, chân xác hơn về mình.
Dân tộc khác với các tộc người sơ khai chính ở trình độ của sự tứ ý thức tập thể
ấy. Ý thức dân tộc có thể nảy sinh và trưởng thành một cách tiệm tiến, trong
vòng hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ, nhưng nó cũng có thể xuất hiện đột xuất
và phát triển theo kiểu bùng nổ, và khi ấy lịch sử chứng kiến sự ra đời trong
chớp nhoáng những dân tộc có sức bành trướng rất mãnh liệt như dân tộc Arập
thế kỷ VII, dân tộc Mông Cổ thế kỷ XIII.
Nhiều tộc người mài dũa, nâng cao ý thức dân tộc của mình trong cuộc đấu
tranh gian khổ chống sự xâm lăng, đô hộ của kẻ thù bên ngoài hùng mạnh hơn
mình nhiều, như người Việt Nam chúng ta (Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn
độc lập quốc gia thể hiện sự tự ý thức về phẩm giá dân tộc rất cao mà không
phải dân tộc nào chống ngoại xâm cũng có được).
Nhưng có những dân tộc ngay từ buổi phát sinh đã ấp ủ những ý tưởng, lý tưởng
kỳ vĩ mà họ sẽ dốc sức thực hiện trong suốt tiến trình lịch sử dài lâu của họ.
Người Trung Hoa và người Hi Lạp cổ đại ngay từ đầu đã tin tưởng đinh ninh
vào giá trị siêu việt của nền văn minh mà họ sẽ tạo ra. Từ khi chưa có nước
Pháp, người Pháp thời trung đại sơ kỳ trong các trường ca sử thi truyền miệng


đã nhất tề ca ngợi một “nước Pháp diễm lệ” (la belle France), cũng như người
Nga đồng tâm tán tụng một “nước Nga thánh thiện” của họ (Svjataja Rus) -
những định nghĩa thi ca rất cổ xưa ấy đã tiên báo cái sắc tố cơ bản sẽ ngời sáng
sau này trong thiên hình vạn trạng những biểu hiện của văn hóa Pháp và văn hóa
Nga.
Người Do Thái, một dân tộc rất bé nhỏ sống giữa sa mạc Trung Đông luôn luôn
1
bị các cường quốc trong khu vực xâm lược và đô hộ, hàng ngàn năm nay đã nuôi
dưỡng ý tưởng về sứ mệnh đặc biệt, sứ mệnh cứu thế của mình và quả thật, họ
đã khởi xướng một trong ba tôn giáo thế giới và là tôn giáo có thế lực nhất trong
thế giới ngày nay; từ đầu Công nguyên, bị thôn tính quốc gia, bị xua đuổi khỏi
đất nước của mình, sống rải rác khắp năm châu, hòa nhập vào cuộc sống của
hàng chục dân tộc khác và hòa máu với họ, đại đa số không còn giữ được tiếng
nói và tín ngưỡng gốc của mình, người Do Thái vẫn không hòa đồng với các tộc
người khác, vẫn ý thức mình là một giống nòi riêng, có vận mệnh riêng.
Lịch sử người Do Thái hay được các nhà triết học và khoa học nhân văn nhắc
đến như một minh chứng hiển nhiên về cái bản chất sâu khôn cùng và bí ẩn của
tính dân tộc. Không thể tiếp cận nó từ quan điểm duy vật thô thiển, không thể
cắt nghĩa nó bằng những nguyên nhân kinh tế - vật chất nằm trên bề nổi của
cuộc sống. Cái huyền bí của tính dân tộc từ thượng cổ thu hút suy tư của con
người ở phương Đông cũng như phương Tây, nhưng trí tuệ con người chưa thể
xuyên thủng được cái màn đen ấy, chừng nào các dân tộc còn sống khép kín,
chưa hoặc còn ít hiểu biết về nhau, chừng nào chân trời tư duy của con người
còn bị thu hẹp trong khuôn khổ quốc gia mình và một vài quốc gia lân cận có
nền văn hóa gần gũi với mình, chừng nào bên cạnh ý thức dân tộc chưa hình
thành ý thức về nhân loại như một hợp quần có cấu trúc của các tộc người và các
nhóm tộc người, mỗi dân tộc và nhóm dân tộc có bản sắc riêng, có những hệ
thống giá trị riêng, nhưng những khác biệt ấy không loại trừ nhau mà bổ sung,
làm giàu cho nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng đầy năng động của cuộc sống
loài người.

Ở Châu Âu, một quan niệm như vậy về dân tộc và nhân loại chỉ hình thành từ
cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, khi con người phương Tây sau một quá
trình khám phá, giao lưu, nhận chân được nhiều thế giới văn hóa đặc sắc, muôn
màu muôn vẻ và có giá trị ngang nhau của phương Đông. Nhiều tư tưởng minh
triết về dân tộc và tính dân tộc được phát biểu ở Đức trong thời kỳ dân tộc này
đang huy động tất cả nội lực tinh thần của mình để làm nên thế kỷ hoàng kim
của văn học Đức.
Herder hình dung lịch sử văn minh nhân loại như một bản nhạc phức điệu
(Fuga) vô tận với các bè dân tộc xuất hiện trước sau, đối âm và hòa âm với nhau
trong một chỉnh thể sống động. Fichte gọi các dân tộc là những nhân cách tập
thể, những bản ngã cấp cao, những bản ngã cấp cao ấy thể hiện mình và tương
tác hợp thành nhân loại. Goethe quan niệm các dân tộc như những hiện tượng
nguyên khởi (Urphanomen), trí tuệ con người chỉ có thể di từ những hiện tượng
phối sinh đến cái nguyên khởi để dừng lại trước nó và chiêm nghiệm nó, chứ
không thể phân giải nó.
Sau người Đức, người Nga trong suốt thế kỷ XIX và sang cả thế kỷ này đã suy
nghĩ rất nhiều và sâu sắc về dân tộc và nhân loại, những tư tưởng ấy đã tác động
mạnh mẽ đến tâm thức dân tộc Nga, góp phần làm nên sự nở rộ kỳ diệu của văn
2
hóa Nga trong thời kỳ này. Ở phương Đông, những tư tưởng, những nhận thức
thực sự sâu sắc về cái dân tộc chỉ xuất hiện từ khi có sự xâm nhập xâm lăng của
phương Tây, có sự cọ xát, đấu tranh và đồng thời học hỏi phương Tây để bảo vệ
và giải phóng dân tộc, giữ gìn và đổi mới các nền văn hóa dân tộc.
Đi đầu ở đây là các nhà tư tưởng duy tâm và các nhà văn hóa Ấn Độ từ
Rammohan Roy đến Tagore và Nehru, rồi đến Trung Quốc từ Lương khải Siêu
đến Lỗ Tấn.
Ở nước ta, cần phải nói đến vai trò xuất sắc của các nhà yêu nước cấp tiến từ
Nguyễn Trường Tộ đến Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu. Chính họ là những
người đã thay mặt cho dân tộc Việt Nam thực hiện một sự tự ý thức thực sự
nghiêm chỉnh và đầy hiệu quả.

Chỉ cần so sánh những tuyên bố khuôn sáo thiếu dẫn chứng của các nho sĩ thời
trước về nền văn hiến lâu đời và nổi tiếng của đất Việt với những phân tích tận
tường, những nhận định chân xác về dân tộc và đất nước trong Tỉnh quốc hồn ca
và Việt Nam vong quốc sử là đủ thấy rõ.
Những người cách mạng mácxít ở nước ta đã tiếp thu ở các bậc tiền bối cái ý
thức dân tộc mới, cái tinh thần yêu nước nồng nàn nhưng tỉnh táo và đã biết huy
động tất cả các sức mạnh dân tộc để đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập quốc
gia.
Chưa bao giờ sự phát huy ý thức dân tộc, phát huy các truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, trước tiên là truyền thống yêu nước thương nòi lại đem đến những thắng
lợi rực rỡ như trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc vừa qua. Chưa bao giờ
nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa dồi dào dân tộc tính, giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc lại được coi trọng như từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tuy vậy, cũng không thể không thấy rằng sự vận dụng giáo điều, máy móc một
số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, trước tiên là quan điểm về giai
cấp và đấu tranh giai cấp, trong một thời gian khá dài đã hạn chế đáng kể những
thành quả của chúng ta trong việc xây dựng văn hóa mới, con người mới, ngăn
chặn những lối tiếp cận đúng đắn đối với một loạt vấn đề quan trọng hàng đầu
như việc nhận chân bản sắc của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, tiếp
thu di sản tinh thần của cha ông để lại, thực hiện giao lưu văn hóa đa phương với
các dân tộc khác,...
Sự tuyệt đối hóa vai trò của giai cấp và đấu tranh giai cấp, việc không biết giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái giai cấp, cái dân tộc và cái toàn nhân loại,
chính sách phi dân tộc hóa nguy hại như thế nào cho vận mệnh của chủ nghĩa xã
hội, chúng ta thấy rất rõ qua sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Vậy cái dân tộc, tính dân tộc, bản sắc dân tộc là gì? Chúng tôi đã dẫn định nghĩa
3
theo chúng tôi là rất sâu sắc của Fichte. Nhiều nhà tư tưởng của phương Tây và
phương Đông cũng đưa ra những giới thuyết tương tự. Dân tộc là một siêu cơ
thể, một thực thể tinh thần, siêu cá nhân và siêu đẳng cấp, một yếu tố bản thể

sống động và sáng tạo thể hiện mình bằng muôn vàn biểu hiện cụ thể, nhưng
không trùng khít với bất cứ một biểu hiện hay nhóm biểu hiện nào, không bị vắt
kiệt bởi bất cứ một thành quả nào, dù có giá trị đến đâu chăng nữa. Khẳng định
điều đó tức là bác bỏ lập trường bảo thủ, sùng bái mù quáng quá khứ dân tộc
cũng như thái độ đề cao nông nổi cái hiện tại, coi thường hoặc phỉ báng di sản
của cha ông.
Cần đặc biệt nhấn mạnh bản chất sống động và sáng tạo trong tính dân tộc, tinh
thần dân tộc. Dân tộc sinh tồn trong vĩnh cửu chứ không phải chỉ trong hôm nay
và hôm qua. Trong tồn tại dân tộc, cái hiện hữu, cái nằm trên bề nổi hiện đại đan
thoa với cái đã chìm vào quá khứ và cái sẽ nảy sinh trong tương lai. Không bao
giờ có sự viên mãn trong phát triển dân tộc, bản chất, bản sắc dân tộc luôn luôn
là một nhiệm vụ sáng tạo mà các dân tộc phải thực hiện không được nghỉ ngơi.
“Một dân tộc chỉ có thể tồn tại bằng cái giá không ngừng tìm kiếm bản sắc dân
tộc của mình”(1) - đó là kết luận của một sử gia lớn người Pháp (Fernand
Braudel), thâu tóm được mệnh lệnh của thời đại đồng thời cũng là quy luật của
muôn đời.
Bản sắc dân tộc biểu hiện tập trung ở trong lĩnh vực văn hóa (khoa học kỹ thuật
có bản chất phi dân tộc). Các nhà văn hóa lớn, các thiên tài dân tộc là những
người vừa bộc lộ rực rỡ, vừa bồi đắp, bổ sung cơ bản cho bản ngã dân tộc.
Khổng Tử, Chu Công, Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn ở Trung Quốc;
Chrétien de Troyes, Rabelais, Descartes, Racine, Voltaire, Hugo, Balzac ở Pháp;
Pushkin, Gogol, Dostoievski, Tolstoi, Vladimir Soloviev ở Nga; Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Nam Cao ở Việt Nam - những bảng
danh sách vẻ vang cho hiện thân của văn hóa dân tộc ấy còn có thể lập rất
nhiều...
Không thể khẳng định tính dân tộc như một giá trị lớn cần không ngừng bồi đắp
nếu tách rời nó hoặc đối lập nó với tính nhân loại. Tâm hồn dân tộc, tính cách
dân tộc, truyền thống dân tộc, những lý tưởng đạo đức và thẩm mĩ của các dân
tộc là những biểu hiện cụ thể và sống động của tính nhân loại, tính người vĩnh
hằng. Tinh hoa văn hóa của mọi dân tộc đều có giá trị toàn nhân loại, và ngược

lại, không một giá trị đích thực nào của văn hóa nhân loại lại xa lạ và không thể
dung nạp đối với bất cứ một dân tộc nào. Cách nói “tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hóa thế giới” còn vẫn thường thấy trong sách báo của ta theo chúng tôi là
một cách nói vừa hơi kênh kiệu vừa chưa đầy đủ. Phải nói tiếp thu sáng tạo, hấp
thụ nhuần nhuyễn để biến thành cái của mình, làm giàu cho bản sắc mình mới
đúng. Nhiệm vụ của chúng ta trong lĩnh vực này hiện nay là hết sức nặng nề.
Như vậy, cá nhân, dân tộc, nhân loại là ba cấp độ liên hoàn trong một trật tự
hoàn chỉnh, trong một vũ trụ con người. Nhưng vũ trụ con người nằm bên trong
4
và bắt rễ muôn phương vào vũ trụ tự nhiên bao trùm nó và mênh mông hơn
nhiều.
Mỗi một con người bằng thân xác và tâm hồn cộng thông không chỉ với dân tộc,
mà còn cả với nhân loại và vũ trụ nữa, huống chi thơ ca, âm nhạc, hội hoạ. Định
nghĩa thơ là tiếng nói của tâm hồn dân tộc là đúng và sâu, nhưng không đầy đủ
cũng như mọi định nghĩa khác.
Tính dân tộc là một phẩm chất quý giá cần có trong thơ, nhưng không thể căn cứ
vào độ đậm đặc bề ngoài của những dấu hiệu dân tộc tính để định giá thơ ca.
Không thể lẫn lộn tính dân tộc với tính bình dân, tính đại chúng. Không thể đòi
hỏi nhà thơ, “con tin của vĩnh cửu”, như Pasternak nói, chỉ thể hiện tư tưởng
tình cảm của những con người đồng tộc đồng thời bằng một ngôn ngữ ai ai cũng
cảm thụ được.
Lịch sử nghệ thuật cho ta thấy biết bao sự “lạc lõng” đối với thời đại nhưng hóa
ra lại là đi trước thời đại, biết bao sự mâu thuẫn với thị hiếu công chúng đương
thời dần dần lại trở thành tiêu chí cho những thị hiếu mới, quảng đại hơn, tinh tế
hơn.
Trong mọi thời đại, người sáng tạo càng sâu sắc và độc đáo bao nhiêu thì càng
đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở độ cao bấy nhiêu. Trong trường cửu, Saint -
Jhon Phrse và Paul Valery “Pháp” hơn Jacques Prévère, Pasternak và
Mandelshtam “Nga” hơn Esenin, mặc dù thơ Prévère và Esenin chiếm lĩnh dễ
dàng trái tim của hàng triệu người Pháp và người Nga, còn với từng câu thơ của

Saint - Jhon Perse hoặc Mandelshtam, người đọc phải lao động như con ong hút
mật từ hoa...
... "Nhiệm vụ ghi tạc bằng những hình ảnh nghệ thuật sống động cuộc sống Việt
Nam, tính cách Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam - sứ mệnh quan trọng hàng đầu
của văn học dân tộc - chỉ được thực hiện trong thời đại mới, khi mà văn hóa Việt
Nam đoạn tuyệt với sự câu nệ văn hóa cổ Trung Hoa, từ bỏ những khuôn mẫu
cứng nhắc lỗi thời, hướng con mắt sang phương Tây, đón nhận tác động canh
tân của văn học châu Âu, trước hết là văn học Pháp..."
… Trong thơ Việt Nam ta xưa và nay cũng không hiếm những sự khác biệt
tương tự.
Bàn luận về sự bồi đắp tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong thơ nước ta, không
thể không đối chiếu thơ hôm nay với thơ ngày xưa. Thơ văn Việt Nam hiện nay
viết bằng tiếng Việt, một tiếng đẹp và phong phú, có khả năng diễn đạt mọi tư
tưởng, mọi sắc thái tình cảm, tiếng nói ấy là niềm tự hào chính đáng của mọi
người Việt Nam chúng ta, là biểu hiện ngời sáng của bản sắc dân tộc Việt Nam
được gìn giữ và bồi đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Thế nhưng cách đây không đầy một thế kỷ, trong suốt ít nhất một ngàn năm, văn
5

×