Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn yuhikaigan nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN
THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

QLTNTN & DLST

Khoa:

Quản lý tài ngun

Khóa học:

2016 – 2020

Thái Nguyên, năm2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN
THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

QLTNTN&DLST

Lớp :

K48 QLTNTN&DLST

Khoa:

Quản lý tài ngun

Khóa học:

2016 – 2020


Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Ngọc Anh

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin cảm ơn các quý thầy cô của trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên và các thầy cô trong khoa QLTN đã giúp đỡ dạy dỗ em
trong suốt 4 năm học qua , đặc biệt là em xin cảm ơn đến giảng viên hướng
dẫn là TS. Nguyễn Ngọc Anh người đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện và
hoàn thành báo cáo thực tập này .
Em xin trân trọng cảm ơn khoa QLTN và và cơ Thảo cùng tồn thể các
anh chị bên trung tâm phát triển quốc tế đã cho em cơ hội được đi Nhật Bản
thực tập và giúp đỡ em trong suốt 8 tháng thực tập bên Nhật.
Em cũng xin cảm ơn đến bác Mori và các ban lãnh đạo các cô các bác
trong khách sạn Yuhikaigan (Nhật Bản) đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập tại khách sạn. Qua quá trình thực tập tại
khách sạn đã giúp em học được rất nhiều điều, tiếp xúc với công việc học hỏi
được nhiều kinh nghiệm .
Trong qua trình thực tập cũng như làm báo cáo tốt nghiệp em khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót rất mong các thầy cơ bỏ qua cũng như cho em
cũng như mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em rút ra được
kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên , ngày …. tháng … năm 2020
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lượt khách của khách sạn năm 2017 - 2019 ................................. 40
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017 – 2019 .................. 41
Bảng 3: Bảng giá phòng .................................................................................. 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ Nhật Bản ................................................................................ 18
Hình 2: Tinh thần trách nhiệm – Chuyên nghiệm........................................... 19
Hình 3: Thái độ phục vụ của nhân viên trong khách sạn Nhật ....................... 20
Hình 4: Nhà hàng phong cách Nhật ................................................................ 21
Hình 5: Bản đồ tỉnh Chiba, Nhật Bản ............................................................. 32
Hình 6: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của tỉnh Chiba Nhật Bản .............. 34
Hình 7: Khách sạn Yuhikaigan (Tateyama, Chiba, Nhật Bản) ....................... 35
Hình 8: Các loại phịng trong khách sạn ......................................................... 37
Hình 9: Nhà hàng, phịng tiệc và đồ ăn trong khách sạn ................................ 38
Hình 10: Phịng tắm chung và bồn tắm nước nóng miễn phí ......................... 39
Hình 11: Bồn tắm nước nóng tính phí ............................................................ 39
Hình 12: Các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc tam ngũ là ngũ vị - ngũ sắc ngũ pháp .......................................................................................................... 48


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Vai trị, vị trí của phát triển khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch
nói chung và của Nhật Bản nói riêng ................................................................ 2
3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác ông
Mori cùng với phía khách sạn bên Nhật: .......................................................... 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5
2.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch ..... 5
2.1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn ....................................... 5
2.1.2.Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch............................................... 9
2.2. Tổng quan về đất nước và hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của
Nhật Bản .......................................................................................................... 17
2.2.1.Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản................................................. 17
2.2.2. Tổng quan về phát triển dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng cao cấp của
Nhật Bản .......................................................................................................... 20
2.2.3. Tổng quan về du lịch Nhật Bản ............................................................ 21
2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Việt Nam .. 25
2.3.1. Giới thiệu chung về sự phát triển dịch vụ khách sạn và du lịch của Việt
Nam ................................................................................................................. 25
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn và du lịch tại
Việt Nam ......................................................................................................... 25



v

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...30
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
3.3.1 . Thu thập số liệu thứ cấp ....................................................................... 31
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 31
3.3.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 31
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 32
4.1. Khái quát về tỉnh Chiba, Nhật Bản và khách sạn Yuhikaigan ................. 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34
4.1.2. Khái quát về khách sạn Yuhikaigan ( Chiba- Nhật Bản)...................... 35
4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( hiệu quả kinh doanh, số lượng
khách, công suất buồng phòng, doanh thu, thu nhập ,,.. từ năm 2017 - 2019 )
của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản)........................................................... 40
4.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan ................. 40
4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan của khách sạn
Yuhikaigan ...................................................................................................... 43
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch của
khách sạn Yuhikaigan ..................................................................................... 43
4.3.1. Chiến lược phát triển và tầm nhìn ......................................................... 43
4.3.2. Chiến lược quảng bá, marketing và khuyến mại .................................. 43
4.3.3. Giá cả và chất lượng dịch vụ................................................................. 45
4.3.4. Đội ngũ nhân viên ................................................................................. 46
4.3.5. Văn hóa ẩm thực vùng miền ................................................................. 47



vi

4.4. Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh
viên .................................................................................................................. 51
4.4.1. Kỹ năng chuyên môn, thái độ phục vụ ................................................. 51
4.4.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm ................................................................ 53
4.4.3. Chấp hành kỷ luật trong cơng việc........................................................ 53
4.5. Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách
sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam ............................................... 54
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 54
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 54
4.5.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn, du lịch.......... 55
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây do đời sống xã hội ngày càng được nâng
cao, cải thiện kéo theo nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan, giải trí của con
người càng cao. Do đó du lịch đã trở thành nhu cầu khơng thế thiếu được
trong đời sống văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh

mẽ và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát
triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách
mang lại doanh thu, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước. Kinh doanh
khách sạn là một mắt xích quan trọng, là cầu nối giữa khách du kịch đến với
các hoạt dộng du lịch. Kinh doanh khách sạn chiếm một vị trí rất quan trọng
trong hệ thống du lịch, đảm bảo việc ăn ở, nghỉ ngơi và các dịch vụ bổ sung
khác cho du khách
Hiện nay thì có rất nhiều các khách sạn được mọc lên cạnh tranh lẫn
nhau, các khách sạn muốn đứng vững phát triển được thì phải đổi mới và phát
triển cạnh lành mạnh với các khách sạn khác. Đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, phục vụ chu đáo, tận tình,
giá cả dịch vụ hợp lý. Để hoạt động kinh doanh của khách sạn đạt được hiệu
quả cao, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông
tin, tìm hiểu những biến động về kinh tế- chính trị , biết được điểm mạnh,
điểm yếu của khách sạn, thuận lợi và khó khăn mà khách sạn đang phải đối
mặt. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn. Từ đó
đưa ra được những biện pháp hợp lý, điều chỉnh hướng đi phù hợp. Hiệu quả
kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn quyết
định sự phát triển của khách sạn cũng như sự trì trệ, đi xuống của khách sạn.


2

Xuất phát từ tình hình thực tế trên cũng gần 4 năm học tập trên giảng
đường và suốt quá trình 8 tháng thực tập tại khách sạn Yuhikaigan ( Nhật
Bản) nên em đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) ”
2. Vai trị, vị trí của phát triển khách sạn trong hoạt động kinh doanh du
lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng

 Kinh doanh, phát triển khách sạn giữ vị trí quan trọng dối với sự phát
triển của của ngành du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng ở các mặt
như sau:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành
du lịch: Muốn kinh doanh khách sạn thành cơng thì cơ sở vật chất, trang thiết
bị phải tiện nghi, hiện đại. Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường
khách hàng đỏi hỏi khách sạn phải có cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đáp
ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Về kỹ thuật: Xây dựng cho khách sạn 1
website riêng với đầy đủ chức năng quan trọng như: hạng phịng, tiện ích
khách sạn, dịch vụ nhà hàng, spa, hệ thống đặt phòng trực tuyến,..
- Thúc đẩy ngành kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP: Hiện
nay đời sống nhân dân càng cao kéo theo nhu cầu du lịch tăng lên nhanh
chóng. Kinh doanh khách sạn phát triển dẫn đến sự phát triển về nhu cầu vật
tư, trang thiết bị xây dựng cho khách sạn, hàng hóa cung ứng cho du lịch tăng.
Những vật liệu này do ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và thương
mại cung cấp. Điều đó thúc đẩy ngành kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy
nhịp độ tăng GDP
- Góp phần khai thác các tài nguyên du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế
địa phương phát triển: Các khách sạn thường được xây dựng ở những nơi có
tài nguyên thiên nhiên. Do đó phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng
khai thác mọi tiềm năng ở địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế địa phuong
phát triển. Ngoài ra kinh doanh khách sạn thu hút được các lượng lớn đặc sản


3

của địa phương cũng như cung ứng được việc làm cho người dân địa phương.
Thúc đẩy kinh tế- xã hội ở địa phương phát triển
- Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất
khẩu quốc gia: Thu hút khách quốc tế là một trong những mục tiêu chiến lược

phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng.
Khách quốc tế lưu trú ở khách sạn thì ngoại tệ tăng, điều đó có nghĩa phát
triển kinh doanh khách sạn thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực
hiện chiến lược xuất khẩu của đất nước.
3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác
ông Mori cùng với phía khách sạn bên Nhật:
Tạo điều kiện cho sinh viên ngành QLTNTN&DLST, khoa QLTN cũng
như bản thân em được sang thập tập nghề, làm việc nâng cao kỹ năng chuyên
ngành DLST tại khách sạn YUHIKAIGAN, (Tateyama- tỉnh Chiba- Nhật Bản)
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Đánh giá được hiệu quả kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan ( TateyamaChiba- Nhật Bản)
2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách
sạn Yuhikaigan
3) Đánh giá được chất lượng kỹ năng chuyên môn sinh viên học hỏi qua
đợt thực tập tại Nhật
4) Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh
khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Kéo theo kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển.Rất
nhiều khách sạn mọc lên phục vụ cho du lịch, cạnh tranh giữa các khách sạn
với nhau. Do đó đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển của khách sạn Yuhikaigan” có ý nghĩa tìm ra được điểm


4

mạnh, điểm yếu, thuận lợi cũng như khó khăn mà khách sạn đang phải đối
mặt. Biết được hiệu quả kinh doanh, tình hình phát triển của khách sạn đang ở
mức độ nào. Tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của tổ hợp

khách sạn. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giải quyết phù hợp, tìm
ra hướng đi hợp lý cho khách sạn.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch
2.1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn
a) Khái niệm về kinh doanh khách sạn:
 Khái niệm về khách sạn: Tại Việt Nam, theo Thông tư số 01/202/TT –
TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch ghi rõ:
“Khách sạn (Hotel) là cơng trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô
từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.
 Khái niệm về kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn là hoạt
động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ bổ xung cho khách du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong thời
gian lưu trú tại khách sạn để tham quan du lịch, các điểm du lịch mang lại lợi
ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh khách sạn
b) Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch:
- Muốn kinh doanh thành cơng thì yếu tố quan trong nhất là phải chọn
lọc được những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng bởi
tính hấp dẫn của tài nguyên đu lịch sẽ thu hút con người đi du lịch nhiều hơn
- Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh
khách sạn, khả năng tiếp nhận của mỗi tài nguyên du lịch sẽ quyết định đến

quy mô của khách sạn tại các điểm du lịch, giá trị và sự hấp dẫn của tài
nguyên du lịch sẽ quyết định đến thứ hạng của khách sạn.


6

- Những đặc điểm kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất
kỹ thuật của khách sạn tại các khu, điểm du lịch có ảnh hưởng tới việc làm
tăng hay giảm những giá trị tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch
 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn:
- Nguyên nhân là do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm
khách sạn, đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật ở khách sạn
cũng phải có chất lượng cao để phù hợp với thứ hạng của khách sạn
- Ngồi ra kinh doanh khách sạn địi hỏi vốn đầu tư lớn cịn do chi phí
ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn và chi phí đất đai cho xây dựng
khách sạn là rất lớn
 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn:
Nguyên nhân là do sản phẩm của khách sạn chủ yếu là mang tính chất
phục vụ thực hiện bởi đội ngũ nhân viên phục vụ trong khách sạn, mặt khác
do thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách (24/24 h)
mỗi ngày cho nên cần phải sử dụng một số lượng đọi ngũ lao động trực tiếp
trong khách sạn.
 Kinh doanh khách sạn mang tính chất quy luật:
Kinh doanh khách sạn chịu chi phối của một số nhân tố mà những nhân
tố đó lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tâm lý xã hội, quy luật
tâm lý…Sự chi phối của các quy luật gây ra những tác động cả về mặt tích
cực và mặt tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, đòi hỏi các nhà
quản lý điều hành khách san phải nghiên cứu các quy luật và sự tác động của
chúng tới hoạt động kinh doanh khách sạn để có những biện pháp khắc phục
khó khăn nhằm mục đích phát triển kinh doanh khách sạn có hiệu quả.

c) Đối tượng phục vụ của khách sạn
 Các loại hình kinh doanh khách sạn phục vụ nhiều đối tượng khách
như: khách địa phương và khách ngoài địa phương, với nhiều mục đích khác
nhau bao gồm:


7

- Với mục đích du lịch thuần túy: Nghỉ mát, lễ hội, nghỉ dưỡng, nghỉ
cuối tuần…
- Với mục đích cơng vụ: Tham dự các hội nghị, hội thảo, sưu tầm nghiên
cứu văn hóa, khoa học kỹ thuật…
- Với mục đích kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tham dự các cuộc đấu
giá, ký kết hợp đồng…
- Với mục đích cá nhân: Thăm người thân, chữ bệnh, điều dưỡng, nghỉ
tuần trăng mật…
- Với mục đích khác: Quá cảnh, mục đích riêng ngoại trừ di cư kiếm
sống lâu dài…
d) Chức năng kinh doanh khách sạn:
 Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt
động du lịch. Hệ thống khách sạn trở thành tiền đề và điều kiện để phát triển
du lịch lữ hành và phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, hệ thống khách
sạn khơng ngừng phát triển và trở thành một ngành độc lập
 Khách sạn thực hiện những chức năng sau:
- Chức năng cung ứng dịch vụ lưu trú và dịch vụ du lịch kèm theo
- Chức năng sản xuất sản phẩm ăn uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của
thị trường và khách du lịch
- Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa là chức năng được hình thành từ
nhu cầu của khách du lịch và do hai chức năng trên quyết định, tạo thành một
hoạt động kinh doanh khách sạn hồn chỉnh

e) Vị trí vai trị của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch
- Khách sạn là nơi thực hiện xuất khẩu tại chỗ. Thực vậy, khi khách nước
ngoài đến nghỉ tại khách sạn, họ phải thanh tốn dịch vụ và hàng hóa họ tiêu
dùng bằng ngoại tệ ( hoặc ngoại tệ thu đổi)
- Khách sạn là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập trong các tầng
lớp dân cư và tái thu nhập từ vùng này đến vùng khác.


8

- Ngành khách sạn thu hút một lực lượng lao động lớn vào quá trình trực
tiếp và gián tiếp phục vụ khách hàng. Khi ngành khách sạn tại địa phương
phát triển kéo theo việc chuyển đỏi cơ cấu kinh tế để phục vụ cho sự phát
triển này.
- Khách sạn là nơi khai thác tiềm năng du lịch của địa phương và của
một vùng miền, lãnh thổ. Đây chính là một mối quan hệ biện chứng quan
trọng giữa việc khai thác tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh ngành
khách sạn.
- Khách sạn là nơi để tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người sở
tại. Khách sạn được coi như một xã hội thu nhỏ. Khách đến nghỉ tại khách sạn
có thể hình dung được phần nào về con người, phong tục, tập quán cũng như
các mặt văn hóa, xã hội ở địa phương.
f) Ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh khách sạn:
- Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động phát triển
du lịch và góp phần vào cải thiện nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của bộ
phận dân cư tham gia vào hoạt động du lịch.
- Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội:
 Về mặt kinh tế:
- Thông qua hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn thì
một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được tiêu dùng các dịch vụ hàng

hóa của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại điểm du lịch, hấp dẫn sự
phân phối lại giữa các vùng trong nước và giữa nước này với nước khác quỹ
tiêu dùng cá nhân.
- Do kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và
quốc gia phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Kinh doanh khách sạn góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, huy động được nguồn vốn lớn từ nhân dân. Kinh doanh khách sạn góp


9

phần tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế
như công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng…
- Sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn có ý với việc khuyến
khích các ngành kinh tế khác phát triển theo và phát triển cơ sở hạ tầng của
các khu, điểm du lịch.
- Kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớn cơng ăn
việc làm cho người lao động trong ngành, tạo ra sự phát triển theo cấp số
nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan tới hoạt động kinh
doanh khách sạn.
 Về mặt xã hội:
- Kinh doanh du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động,
sức sản xuất của người lao động tại các điểm du lịch, nâng cao đời sống vật
chất và đời sống tinh thần cho nhân dân.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao
tiếp và ứng xử giữa mọi người với nhau, giữa các vùng miền, quốc gia và
châu lục trên thế giới, tăng cường sự giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc
trên nhiều phương diện khác nhau.
2.1.2.Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch
a) Các khái niệm về du lịch và ngành du lịch

 Khái niệm về du lịch:
Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái
niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ
những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản
về du lịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn.


10

- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và
nghiên cứu thị trường, nhưng khơng vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc
làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng
các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương
 Khái niệm về khách du lịch Luật Du lịch năm 2005 của nước ta đã đề
ra khái niệm: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Từ
những khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch:
- Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến
nơi khác trong khoảng thời gian nhất định.
- Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao
đổi khoa học, công vụ, thể thao v.v…
- Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh
- Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hướng và người thân
Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch:

- Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác
nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư.
- Những người ở biênn giới giữa hai nước thường xuyên đi lại
qua biên giới.
- Những người đi học.
- Những người di cư, tị nạn
- Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán
- Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc
 Khái niệm về hoạt động du lịch và ngành du lịch
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế du lịch:” Du lịch là một hệ
thống tinh thần và vật chất, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp do ba


11

yếu tố cơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch
(tài nguyên du lịch) và hoạt động du lịch (các doanh nghiệp, chính quyền các
cấp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện được gọi
là “ngành du lịch”). Tại điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã đưa ra khái niệm về
hoạt động du lịch: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến du lịch”.Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều
kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du
lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng
đồng dân cư ở địa phương trong q trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Từ khái niệm này, các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm:
Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham
gia hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra
sức thu hút con người đến tham quan, du lịch. Các hoạt động du lịch gồm các
doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch. Chính quyền trung ương và sở

tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật pháp cho sự phát
triển du lịch. Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyết công ăn
việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hoá.
 Tài nguyên du lịch:
- Là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Các
nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể kích thích
động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi
ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách
khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút
được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm
rất rộng và rất bao quát, rất thiết thực. Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên
du lịch, đó là:


12

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh
v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân
văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do
con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau. Tài nguyên
du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các cơng trình kiến trúc,
văn hố, nghệ thuật v.v. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các
truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình
nghệ thuật truyền thống v.v.
- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu
hút khách du lịch. Ví dụ như : các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa
hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị-kinh tế như : Hội nghị APEC,

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN….v.v.
Các nhà khoa học cũng chia ra làm tài nguyên du lịch hiện thực (tức là
có khả nămg khai thác) và tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá.
Chỉ có tài nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và mới có thể phát
triển ngành du lịch. Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các
nhà kinh doanh du lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du
lịch. Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác quy
hoạch và quản lý du lịch, là khơng gian có mơi trường đẹp, cảnh vật tương
đối tập trung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm chính.
Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ nhất, tài
nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mơ nhất định và tương đối tập trung.
Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui
chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch…
Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các
loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo
tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch
săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác


13

định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó. Xây dựng
một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm sau:
- Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa
tại địa phương.
- Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập
qn đang tồn tại tại địa phương.
- Giữ gìn được mơi trường sinh thái.
- Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.
b) Các bộ phận cấu thành của hoạt động du lịch

 Căn cứ vào các hoạt động theo các loại dịch vụ trực tiếp phục vụ
khách du lịch. Loại hoạt động thứ nhất: Dịch vụ tổ chức du lịch bao gồm:
- Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch
- Dịch vụ bán bn và bán lẻ các chương trình du lịch
- Dịch vụ đưa, đón khách du lịch
- Dịch vụ hướng dẫn du lịch
- Dịch vụ tổ chức các hội nghị,hội thảo, hội chợ và triển lãm
- Dịch vụ thông tin du lịch
- Dịch vụ tư vấn du lịch
Một khi con người cần đến những sự trợ giúp khác thì những
loại hình dịch vụ sẽ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của con người trong quá
trình thực hiện mong muốn đi du lịch. Loại hoạt động thứ hai: Quản lý, phát
triển điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch bao gồm việc xây dựng, quản lý và
khai thác. Hoạt động kinh doanh tại các điểm du lịch gồm ba nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất: điểm du lịch thiên nhiên là việc tận dụng cảnh quan
thiên nhiên để biến nó thành một điểm du lịch hấp dẫn.
- Nhóm thứ hai: Tận dụng các di tích lịch sử và các giá trị văn
hóa để biến nó thành điểm du lịch hấp dẫn.
- Nhóm thứ ba: Tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội
theo sở thích và nguyện vọng của khách để tạo ra một sự hấp dẫn như một
điểm du lịch. Loại hoạt động thứ ba: Tổ chức các cơ sở vật chất phục vụ du


14

lịch bao gồm việc xây dựng, quản lý và điều hành các cơ sở vật chất phục vụ
du lịch và có các loại:
- Cung cấp về nơi ở và nghỉ ngơi (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, biệt
thự, nhà cho thuê, bungalows, camping…v.v).
- Cung cấp món ăn, đồ uống (nhà hàng các loại, quán bar, v.v).

- Cung cấp các phương tiện vận chuyển khách đến các điểm du
lịch như máy bay, tầu biển, tầu thủy, ô tô, đường sắt và các loại phương tiện khác).
- Cung cấp các phương tiện thể thao (sân golf, sân tenis, phòng thể thao
đa năng, bể bơi, các loại thể thao trên bộ, trên biển, trên khơng…v.v).
- Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh (
Massges, Spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, bằng bùn, bằng thể dục, bằng
Zchâm cứu, bằng ăn, uống, v.v).
- Cung cấp các phương tiện giải trí (các loại hình nghệ thuật,
vũ trường, phịng karaoke, trị chơi điện tử, …v.v).
 Căn cứ vào các hoạt động chuyên mơn hố của các doanh nghiệp Để
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch , các hoạt động du lịch bao gồm các hoạt
động du lịch được chun mơn hóa theo những hoạt động của các doanh
nghiệp sau:
 Các cơ sở vận chuyển du lịch Nói đến du lịch là sự di chuyển của con
người ra khỏi nơi cư trú và làm việc thường xuyên. Vì vậy du lịch gắn liền
với sự di chuyển và vận chuyển khách du lịch. Vận chuyển du lịch giữ vị trí
quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao thông vận tải
càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch
càng phát triển. Các nhà kinh tế du lịch đã khẳng định, để phát triển du lịch tại
một khu du lịch, một địa phương, một đất nước thì nơi đó phải có ít nhấ ba
trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tới, đó là: đường bộ,
đường sắt, đường hàng khơng, đường biển và đường sông. Tổ chức vận
chuyển khách dư lịch theo các hình thức:
- Do các doanh nghiệp vận tải vận chuyển khách du lịch, nghĩa là ngành du
lịch ký các hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải để vận chuyển khách du lịch.
Đây là hình thức vận chuyển du lịch chủ yếu và có hiệu quả.


15


- Do các doanh nghiệp du lịch có phương tiện vận chuyển riêng để
chuyên chở khách du lịch, áp dụng chủ yếu phương tiện vận chuyển đường
ngắn, đi tham quan các điểm du lịch ở địa phương, đưa đón khách. Phương
tiện vận tải được sử dụng chủ yếu là xe ôtô, xe thô sơ, đường dây cáp treo.
 Các cơ sở lưu trú.
Các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu về ở trọ của con người khi
rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình. Căn cứ và nhu cầu và khả năng
thanh toán của con người nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách
sạn các hạng loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt thự, bãi cắm
trại v.v. Tất cả các cơ sở có chung bản chất kinh doanh dịch vụ lưu trú (cho
thuê buồng để ở trọ ) được gọi ngành khách sạn , đối tượng cho thuê là những
người cần nơi ở trọ trong đó chỉ một phần là khách du lịch. Ngành khách sạn
có tính độc lập tương đối với ngành du lịch, muốn phát triển du lịch thì cần
phải có ngành khách sạn, nhưng ngược lại khi du lịch chưa phát triển, nhưng
xã hội vẫn cần đến ngành khách sạn để phục vụ nhu cầu ở trọ của con người.
 Các cơ sở phục vụ ăn, uống.
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và cơ bản nhất của con người để tồn tại và
phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, với đời sống nhân dân tăng lên, nhu
cầu về các dịch vụ phục vụ ăn, uống tăng nhanh nên các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn, uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng (nhà hàng, quán ăn nhanh,
bar v.v) và trở thành một ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nền
kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Ăn uống không chỉ thoả mãn
nhu cầu sinh lý của con người tồn tại, mà cịn thể hiện nền văn hố mỗi dân
tộc, nên được gọi là “văn hoá ẩm thực”. Một trong những nhu cầu quan trọng
của khách du lịch là tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của mỗi
dân tộc, nền văn hố dân tộc thơng qua các món ăn dân tộc.
 Lữ hành hoặc Đại lý du lịch( Travel agency hoặc Travel
bureau) Lữ hành( Travel agency) được dịch từ tiếng Anh, nhưng bản chất của
nó chính là hoạt động của đại lý du lịch gồm:
- Các hoạt động liên quan đến việc nhận dịch vụ vận chuyển khách với

tư cách làm đại lý cho các cơ sở vận chuyển, dịch vụ đăng ký chỗ ở, ăn trong


16

khách sạn với tư cách làm đại lý cho các cơ sở ngành khách sạn, làm dịch vụ
thu xếp các yêu cầu của khách (lữ khách).
- Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch trên cơ sở tổng hợp các dịch
vụ đại lý nói trên và trên cơ sở yêu cầu của khách du lịch. Các chương trình
du lịch có thể với giá trọn gói và giá của từng dịch vụ. Dịch vụ bán bn, bán
lẻ chương trình du lịch. Dịch vụ đưa, đón khách, dịch vụ hướng dẫn du lịch.
- Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến việc đi lại của khách
như: thủ tục về hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, mua vé vận chuyển,
mua bảo hiểm, đăng ký chỗ ở khách sạn, ăn ở nhà hàng,…v.v. Về bản chất N
kinh tế các đại lý du lịch sẽ được hưởng hỏa hồng từ các cơ sở mà họ làm đại
lý và được hưởng công dịch vụ từ việc phục vụ khách .
 Các cơ sở kinh doanh thương mại. Ngoài nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải
trí, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hố thiết yếu hàng ngày và hàng lưu niệm
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của khách du lịch. Chính vì vậy,
các cơ sở kinh doanh thương mại ( như siêu thị, các cửa hàng bán đồ lưu
niệm, thủ công mỹ nghệ kể cả bán thuốc đông y v.v) đã trở thành những điểm
tham quan du lịch đồng thời đáp ứng nhu cầu về mua sắm của khách du lịch.
Kinh doanh thương mại không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hố cho khách du
lịch có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển
ngành du lịch nói riêng, thực hiện chiến lược xuất khẩu tại chỗ hàng hoá thu
ngoại tệ với hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là
khôi phục được các ngành, nghề truyền thống.
 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Mục đích của con người khi đi du lịch nhằm phục hồi sức khoẻ
sau một khoảng thời gian lao động căng thẳng. Có những người đi du lịch để

chữa các bệnh của thời đại như: stress, mỡ trong máu, áp huyết, tiểu đường
v.v. Các cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có tổ chức
các dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh như : Massge, Spa, chữa bệnh bằng
nước khoáng, chữa bệnh bằng ngâm bùn, chữa bệnh bằng thuốc dân tộc, bằng
chế độ ăn, uống v.v. nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là một xu
hướng kinh doanh có rất nhiều triển vọng trong tương lai.


17

 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tham quan. Tổ chức đưa khách du lịch đi
thăm quan các di tích lịch sử, các cơng trình kiến trúc văn hố, tôn giáo, ở các
công viên, sở thú, vườn bách thảo, viện bảo tàng, lễ hội dân gian, làng quê,
làng nghề, nơi danh lam thắng cảnh, các vùng sinh thái tự nhiên hấp dẫn v.v
là một hoạt động cơ bản và cốt lõi của du lịch. Con người khi đi du lịch bao
giờ họ cũng có nhu cầu mở mang nhận thức về thế giới chung quanh của
mình và đây là điểm cốt lõi của các chương trình du lịch. Để đáp ứng nhu cầu
của khách đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải có trí tuệ và sức sáng tạo
để biến các tài nguyên du lịch trở thành điểm tham quan hấp dẫn có sức thu
hút mọi người đến tham quan lớn. Mặt khác, tại các nơi khách đến tham quan,
các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại đây phải đảm bảo chất lượng phục vụ cao
nhằm không ngừng nâng cao danh tiếng, uy tín của điểm đến.
 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí.
Hoạt động giải trí cho con người trong xã hội nói chung và cho khách du
lịch nói riêng ở các nước phát triển đã trở thành ngành cơng nghiệp giải trí.
Đối với hoạt động du lịch, nó là một bộ phận cấu thành quan trọng để phát
triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc,
đặc biệt là truyền thống văn hoá lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập
quán, nền văn hoá dân gian đặc sắc.
2.2. Tổng quan về đất nước và hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch

của Nhật Bản
2.2.1.Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản
- Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh
Đào, núi Phú Sĩ mà cịn là cái nơi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với
những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến.
 Đất nước, kinh tế và con người Nhật Bản:
Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩ là “Mặt trời”, cho nên nước Nhật mới
được gọi là đất nước mặt trời mọc. Với diện tích gần 400.000km2, trải dài từ
bờ biển Okhotsk ở phía Bắc đến phía Nam biển Đơng Hải của Trung Quốc.
Phía Đơng giáp với Hàn Quốc và Nga đã tạo cho Nhật Bản một địa thế giao
thương thuận lợi. Đặc biệt, Nhật bản cịn là đất nước có nhiều đảo nhất thế


×